Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

skkn nâng cao chất lượng bài thực hành công nghệ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.19 MB, 29 trang )

A. MỞ ĐẦU
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1.1.

Về tổ chức nơi thực hành, thí nghiệm
Trong quá trình tổ chức giảng dạy thực hành do trường không có
phòng thực hành thí nghiệm riêng nên các bài thực hành thí nghiệm phải
thực hiện ngay trong phòng học lý thuyết chung. Do vậy việc tổ chức thực
hiện bài dạy rất khó khăn; mặt bàn của học sinh hẹp và hơi nghiêng do
vậy rất hay làm rơi các dụng cụ và thiết bị. Mặt khác do một số mặt bàn
cũ nên không bằng phẳng ảnh hưởng đến sự cân bằng của các đồ vật.
Do tổ chức ở phòng học lý thuyết nên các thiết bị cung cấp và đóng
cắt điện không đảm an toàn, thường gây khó khăn khi thao tác. Mỗi khi tổ
chức luyện tập theo nhóm thường phải kê lại bàn trong lớp, gây mất thời
gian ảnh hưởng tới quá trình dạy và học…

1.2.

Về đồ dùng, thiết bị thực hành thí nghiệm
Đồ dùng thực hành, thí nghiệm còn thiếu, sự đồng bộ không cao...
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài giảng.
Vật tư dùng cho các bài thực hành thường không đủ, thiếu và
không đồng bộ.

1.3.

Về tiến trình thực hành, thao tác.


Các thao tác kỹ thuật của học sinh thường phải được rèn luyện
chính xác, lặp đi lặp lại để hình thành và củng cố. Việc tập luyện để củng
cố kỹ năng của học sinh rất ít thời gian do vậy các kỹ năng của học sinh
cần phải chính xác để tiết kiệm thời gian, giảm bớt các quá trình thử sai,
hạn chế các lỗi và những thaao động tác thừa như vậy tiến trình bài học
mới bảo đảm, hiệu quả của bài học mới được nâng lên.

1.4.

Về kết quả học tập.

1


Kết quả học tập của học sinh lớp 9C trong năm học 2013 – 2014
được theo dõi, đánh giá khi chưa áp dụng các giải pháp theo các tiêu chí
sau:
1.4.1. Độ chính xác các thao tác thực hành của học sinh
Kết quả theo dõi học sinh thực hiện các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất khi
thực hiện các bài thực hành của lớp 9C như sau:
+ Thao tác bóc vỏ cách điện của dây dẫn điện: (Thực hành ở bài 5)
Lớp
9C

Thao tác đúng

Thao tác sai/còn có lỗi

17/40 = 42,50%


23/40 = 57,50%

Ghi chú

+ Thao tác nối dây dẫn điện: (Thực hành ở bài 5)
Lớp
9C

Thao tác đúng

Thao tác sai/còn có lỗi

21/40 = (52.50%)

19/40 = (47.50%)

Ghi chú

+ Thao tác vặn tua vít: (Thực hành ở bài 6)
Lớp
9C

Thao tác đúng

Thao tác sai/còn có lỗi

14/40= 35%

26/40= 65%


Ghi chú

+ Thao tác lắp thiết bị điện vào bảng điện: (Thực hành ở bài 6 và bài 7)
Lớp
9C

Thao tác đúng

Thao tác sai/còn có lỗi

20/40=52,5%

19/40=47,5%

Ghi chú

1.4.2. Về thực hiện các thao tác kỹ thuật và quy tắc an toàn điện khi thực
hành.
Qua quá trình quan sát, theo dõi và hướng dẫn thực hành tôi nhận
thấy các em thường mắc một số lỗi như:
+ Làm rơi dụng cụ như tua vít, các vít bắt, bút điện…
+ Bố trí, sắp xếp dụng cụ không hợp lý các dụng cụ thường bị để lẫn lộn
với nhau, khó tìm khi dùng đến.

2


+ Hầu hết các em thực hiện đúng theo quy trình nhưng cũng có một số em
cá biệt thường làm tắt rút ngắn quy trình (bỏ bước)…
1.5.


Nhận xét, đánh giá về kết quả khảo sát:

Thông qua kết quả khảo sát thực trạng ta nhận thấy:
- Thao tác bóc vỏ dây điện tuy rất đơn giản nhưng tỷ lệ các em mắc phải lỗi
rất lớn khi thao tác, các lỗi thường mắc phải là do các em dùng dao để
tuốt dây nên độ chính xác không cao, dao thường cắt vào lõi dây đồng gây
nên hiện tượng đứt các sợi nhỏ (dây nhiều sợi) hoặc tạo ra khía trên lõi
đồng nên khi uốn thường bị gẫy dây tại vị trí cắt (dây một lõi).
- Thao tác nối dây điện và cách điện; Thao tác này phức tạp hơn thao tác
tuốt dây nhưng tỷ lệ các em bị lỗi trong thao tác lại ít hơn so với thao tác
tuốt dây; Những lỗi chủ yếu các em mắc phải là việc quấn dây không
được chắc chắn hay băng cách điện bị lỏng, dễ bị bong ra.
- Thao tác vặn tua vít các em thường sai ở tay cầm cán tua vít và hướng lực
tỳ vào cán tua vít khi vặn là chủ yếu, một số em còn sai chiều xoay tua vít
khi tiến hành vặn hay tháo vít.
- Thao tác lắp các thiết bị vào bảng điện các em thường sai về trình tự lắp
ráp; có sự lúng túng khi luồn dây, bắt vít, định vị trí các linh kiện. Có
những em phải tháo ra lắp lại vài lần mới đúng.
Sở dĩ có hiện tượng này là do mức độ chính xác, thuần thục các thao
tác của các em chưa cao, ý thức về kỷ luật lao động còn thấp, nhưng các
em lại rất thích khám phá sản phẩm. Do vậy các em thường vội vàng dẫn
đến các em thường có những thiếu sót về thao động tác, độ lớn của lực tác
động khi thực hiện các thao tác, động tác, thời điểm thực hiện hành động
hay tiến trình thực hiện thao tác…
2. Ý nghĩa của giải pháp mới.
Nâng cao chất lượng bài giảng là yếu tố then chốt, quyết định cho
việc thành công của một quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Mỗi một bài giảng hay, hiệu quả là sự khẳng định thành công của một
3



người giáo viên và nhà trường trong nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Trong
bối cảnh hiện nay việc nâng cao chất lượng các bài giảng là nhiệm vụ bắt
buộc để cải thiện chất lượng giáo dục.
Đối với những bài thực hành công nghệ 9 – Phần lắp ráp và vận
hành các mạch điện rất gần với những tình huống có thể các em sẽ gặp lại
trong cuộc sống tại gia đình, cộng đồng… Để các em có thể biết cách tự
bảo vệ bản thân khi khai thác,vận hành hay lắp ráp các thiết bị điện thì các
kiến thức, kỹ năng thao tác của các em phải chuẩn hóa, có tính chuyên
nghiệp. Chính vì thế việc nâng cao trình độ, chuẩn hóa các kỹ năng trong
các bài thực hành là cần thiết, giúp cho các em có những thao tác cơ bản
ban đầu chuẩn xác làm tiền đề cho các em phát triển trong tương lai.
- Các giải pháp đưa ra đồng bộ về tâm lý, tổ chức và đồ dùng, phương
tiện dạy học để thực hiện có hiệu quả các bài thực hành cho học sinh.
- Tạo nên một môi trường học tập và rèn luyện tốt cho học sinh khi tiến
hành các bài thực hành thí nghiệm môn công nghệ 9.
- Thông qua giải pháp tổ chức giúp cho giáo viên quản lý quá trình thực
hành tốt hơn, giúp hạn chế các sai lầm, sự cố… khi các em học sinh
thực tập.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài giới hạn nghiên cứu trong khuôn khổ quá trình Dạy và Học
môn học công nghệ 9 phần thực hành.
- Thực hiện triển khai nghiên cứu, ứng dụng và dạy thử nghiệm tại
trường THCS Hồng Tiến.
- Nội dung nghiên cứu của đề tài hướng tới một giải pháp tổng thể để
nâng cao chất lượng Dạy và Học môn công nghệ 9.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình giảng dạy và học tập
thực hành môn học công nghệ 9 – Lắp đặt mạng điện trong nhà. Trong


4


quá trình nghiên cứu đề tài tập trung đến các hoạt động giảng dạy của
giáo viên và học tập, rèn luyện của học sinh.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cở sở lý luận:
Ngành giáo dục và đào tạo nước ta đang từng bước cải cách sâu sắc,
toàn diện. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là cải cách giáo dục để nền
giáo dục của Việt Nam tiến lên ngang bằng khu vực và thế giới, tạo đà để
phát triển kinh tế xã hội, xây dưng đất nước giàu mạnh...
Giáo dục và đào tạo phải gắn liền với lao động sản xuất, gắn liền với
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước… Để hoàn thành được nhiệm
vụ đó thì cần phải tạo ra cho các em học sinh hứng thú với công việc và
vận dựng kiến thức vào thực tiễn.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Hồng Tiến, tôi
nhận thấy học sinh trung học cơ sở còn nhiều hạn chế trong quá trình học
tập môn công nghệ 9; Đặc biệt trong quá trình thực hành thí nghiệm là do
những nguyên nhân sau:
 Điều kiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn, chưa có phòng
thực hành, thí nghiệm chuyên dùng.
 Nội dung môn học mang tính chất thực hành ứng dụng cao; Các thao
tác kỹ thuật khó và phức tạp.
 Các em học sinh lớp 9 thường hiếu động, ý thức kỷ luật lao động chưa
cao do vậy mức độ nguy hiểm trong quá trình thực hành, thí nghiệm
cũng cao.
Xuất phát từ những thực tế trên và bản thân tôi cũng luôn luôn trăn
trở, suy nghĩ tìm tòi các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn

thực hành công nghệ 9. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài cho phần thi SKKN
của mình là: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy- học các bài
thực hành –Môn công nghệ 9”.
5


3. Các biện pháp tiến hành
- Nguyên cứu lý thuyết: Tập trung nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi
học sinh, các phương pháp dạy kỹ năng thực hành cho học sinh phổ
thông trung học. Thực hiện phân tích các đặc điểm, đặc trưng của môn
học công nghệ 9.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Triển khai khảo sát đối tượng hiện tại trước
khi áp dụng các giải pháp tại các lớp học trong trường làm cơ sở để
đưa ra các định hướng đổi mới, nâng cao chất lượng.
- Thực hành triển khai thí điểm các giải pháp để lấy kết quả đối chứng.
- Phân tích số liệu để có giải pháp tốt hơn trong giảng dạy; hoàn thiện
các giải pháp để triển khai, nhân rộng.
4. Thời gian tạo ra giải pháp
Để triển khai đề tài tôi thực hiện việc nghiên cứu, phân tích kỹ các quá trình
dạy học ngay từ đầu học kỳ, năm học. Thực hiện việc lấy số liệu để phân tích và
triển khai các hoạt động thực nghiệm.
Xây dựng lộ trình nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể:
TT

Nội dung nghiên cứu

Dự kiến thời gian

- Nghiên cứu lý thuyết.


Kết quả
Kết quả học tập
môn công nghệ 9.

1

- Lấy số liệu, phân tích kết quả Tháng 1-3/2014
của năm học trước.

2

Xây dựng các giải pháp

Tháng 3-6/2014

Các giải pháp

3

Lấy ý kiến các chuyên gia và
đồng nghiệp.

Tháng 7-8/2014

Ý kiến phản hồi

4

Triển khai thí điểm các giải
pháp và phân tích các dự liệu

thực nghiệm thí điểm

Tháng 8-11/2014

Kết quả phân tích

5

Hoàn thiện các giải pháp, viết
báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Tháng 11-12/2014
và kết thúc nghiên cứu.

Báo cáo SKKN

6


B.NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi nhằm tới việc nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập các bài thực hành môn công nghệ 9. Thông
qua các giải pháp tổng thể về tổ chức, quy trình và thao tác kỹ thuật để tạo
ra những tác động giáo dục, rèn luyện tổng hợp đối với học sinh thông qua
sự thực hành kỹ thuật để hình thành nên kiến thức, kỹ năng làm việc và có
thái độ nghiêm túc đối với công việc; làm tiền đề cho sự phát triển nhân
cách của các em trong tương lai.
II. Phương pháp tiến hành.
1. Mô tả giải pháp của đề tài.
1.1. Nghiên cứu các đặc điểm tâm sinh lý cơ bản ở học sinh THCS:
Học sinh THCS có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em

còn có tên gọi khác là thiếu niên. Đối với tuổi thiếu niên, có một số các
rối loạn tâm lý mang tính chất đặc trưng. Nếu như có rối loạn phát triển
tâm lý từ trước, thì đến tuổi thiếu niên, chúng cũng sẽ có những biến đổi
nhất định.Tuổi thiếu niên ở trong khoảng từ 11- 14 tuổi (2 năm). Đây là
thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khác nhau trong cơ
thể trẻ; sự hình thành nhân cách được hoàn thiện. Ở góc độ nội tiết, sự
họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục, của tuyến thượng thận
được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng
cơ thể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện. Tuy nhiên, người lớn (cha
mẹ, thầy, cô giáo, người nuôi dưỡng trẻ) phải ý thức rằng, những phát
triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “to
cao” bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả
các chức năng trong cơ thể. Về trí tuệ, ở giai đoạn lứa tuổi này, tiếp tục
diễn ra sự phát triển của trí nhớ, đặc biệt trí nhớ ý nghĩa, chú ý có chủ
định, và vận động, tư duy lôgic và trừu tượng cũng phát triển mạnh. Trẻ -

7


thiếu niên hoàn toàn có khả năng tiếp thu các khái niệm Toán học, Vật lý
học và Triết học trừu tượng.
Mặt khác, sự thay đổi trong lĩnh vực động cơ của nhân cách cũng
diễn ra cùng với động cơ học tập, nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh
hội các chuẩn mực và giá trị môi trường của thiếu niên cũng bắt đầu diễn
ra. Trong quan hệ với cha mẹ, xuất hiện các dấu hiệu từ phản ứng, muốn
thoát khỏi sự áp đặt quan điểm của người lớn về các vấn đề khác nhau đến
việc bỏ trốn khỏi nhà. Liên quan tới việc hình thành tính tích cực nhân
cách trong giai đoạn này là việc đẩy nhanh tính chất mạnh mẽ trong hình
thành các đặc điểm nhân cách ở trẻ.
Chính sự đẩy nhanh tốc độ cả về cơ thể lẫn nhân cách là bước chuyển

từ trạng thái trẻ em sang người lớn. Sự phụ thuộc vào cha mẹ và người
lớn dần phải được thay thế định hướng cho trẻ hướng tới tương lai của
chính bản thân nó. Sự chuyển dịch này đưa ra yêu cầu khá cao không chỉ
đối với hệ thần kinh trung ương, mà cả hệ thống giá trị, chuẩn mực, niềm
tin vốn đã được hình thành trước đó ở trẻ.
Trong giai đoạn này tính cách của học sinh thay đổi nhanh chóng
nhưng rất dễ dẫn đến các hành vi lệch chuẩn và lâu dài, nếu không được
chỉnh trị hoặc uốn nắn sẽ dẫn đến các bệnh thái nhân cách (và lúc đó đòi
hỏi phải có sự tham gia, can thiệp của các nhà tâm thần học).
Có hai dạng nhân cách đặc trưng tăng đậm của lứa tuổi học sinh
THCS là:
+ Dạng 1: Trẻ có khí sắc tốt, trương lực cuộc sống cao, khó kiềm chế
được tính tích cực hoạt động. Những trẻ này có tính hướng ngoại cao, có
khát vọng trở thành các thủ lĩnh không chính thức trong nhóm bạn bè.
Tính linh hoạt cao của các quá trình thần kinh làm cho trẻ dễ thích nghi
với môi trường mới, luôn luôn thay đổi. Tự đánh giá của trẻ cao hơn so
với bản thân, kế hoạch cho tương lai tương đối khả quan nhưng rất hay

8


thay đổi, có khuynh hướng bỏ công việc, không hoàn thành công việc đến
cùng.
Sự rối loạn thích nghi nảy sinh khi bắt những đứa trẻ này vào sinh
hoạt theo chế độ, đòi hỏi phải tuân thủ về giờ giấc... nhất định, yêu cầu
chúng phải đơn độc thực hiện các công việc buồn tẻ. Trẻ sẽ bỏ việc và các
rối loạn hành vi sẽ xuất hiện. Trẻ dễ bị rơi vào các nhóm bạn có hành vi
chống đối xã hội.
+ Dạng 2: Đặc trưng là sự dao động khí sắc ngắn hạn (1- 2 tuần) từ hưng
đến trầm cảm. Nếu vào pha trầm cảm, sẽ quan sát thấy sự giảm sút khả

năng làm việc, mất hứng thú với việc học hành, với mọi ham mê, với
nhóm bè bạn. Những thất bại hay những mâu thuẫn dù nhỏ nhặt cũng làm
cho trẻ day dứt mạnh và đôi khi dẫn đến suy nghĩ tự buộc lỗi về mình
hoặc do bản thân chưa hòan thiện. Vào pha cảm xúc này, mọi thay đổi
định hình của cuộc sống (chuyển nhà, chuyển trường...) đều gây khó chịu
cho trẻ. Còn khi rơi vào pha hưng cảm, trẻ có những đặc điểm giống như
trẻ có tính cách dạng 1. Tự đánh giá có tính mâu thuẫn cao: tự đánh giá
lúc thì cho rằng mình là người tích cực, lúc lại là người thụ động, cho
mình là người cởi mở, đồng thời cũng là người thu mình, khép kín. Khi
được hỏi, phỏng vấn sâu, tỷ mỷ, sẽ quan sát thấy hiện tượng thay đổi thất
thường của khí sắc…
Những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng ở lứa tuổi thiếu niên được mô
tả ở trên cho thấy, lứa tuổi này, đúng như nhận định của nhiều nhà nghiên
cứu trước đây, là lứa tuổi khó dạy, đặc biệt với trẻ nam. Nhưng cũng như
các khuyến cáo đã đưa ra, trẻ sẽ phát triển bình thường hay không trong
tương lai phụ thuộc vào chính sự quan tâm và cách giáo dục của người
lớn với trẻ. Vấn đề chỉ thực sự được giải quyết kết hợp từ nhiều phía: Nhà
trường, gia đình, xã hội. Với tư cách là nơi giáo dục (theo nghĩa rộng)
chính thống cho trẻ- nhà trường, mà cụ thể là các thầy cô giáo cần biết về
sự phát triển của học sinh, vận dụng chúng trong giao tiếp, trong giải
9


quyết các vấn đề liên quan đến các sản phẩm giáo dục của mình. Có như
vậy, quan hệ thầy – trò mới trở thành nền tảng vững chắc, để từ đó xây
dựng các lâu đài đầy ắp tri thức cho học sinh THCS.
1.2. Đặc điểm nội dung thực hành trong môn công nghệ 9 – “Lắp đặt mạng
điện trong nhà”.
Môn học công nghệ 9 – “Lắp đặt mạng điện trong nhà” các bài có
nội dung thực hành chiếm một tỷ lệ rất cao so với bài giảng lý thuyết.

Theo phân phối chương trình được áp dụng từ năm học 2011-2012 của Sở
giáo dục Hưng yên và hướng dẫn của Phòng giáo dục huyện Khoái Châu,
thì tỷ lệ giữa số tiết thực hành và tổng thời gian chương trình môn công
nghệ 9 phần lắp mạng điện trong nhà có tỷ lệ giữa số tiết thực hành trên
tổng số tiết học là 22/35 chiếm 62,86% trong tổng số thời lượng của
chương trình (kể cà thời gian dành cho kiểm tra và ôn tập).
Đặc điểm nổi bật nhất là mạch điện thực hành không quá khó
nhưng yêu cầu về kỹ thuật và an toàn rất cao; Mạch điện chỉ hoạt động tốt
khi tất cả các yếu tố cấu thành nên chúng đều được lắp đặt đúng kỹ thuật,
các thiết bị điện phải đúng củng loại và ở trạng thái hoạt động tốt không
hư hỏng.
Các thiết bị, dụng cụ thường được sử dụng để giảng dạy thực hành
bao gồm: Đồng hồ đo điện; Máy khoan điện, khoan tay; Bút thử điện, kìm
điện, kìm tuốt dây; cầu chì, công tắc, ổ cắm, tua vít, dao, kéo… đến
những phụ kiện khác như tắc te, chấn lưu, bóng đèn sợi đốt, bóng đèn
huỳnh quang, bảng điện, máng đèn…
Học sinh lần đầu được tiếp xúc với các thiết bị điện, thường học
sinh hay bị kích thích trí tò mò, khám phá của lứa tuổi học trò… Trong
khi đó nguồn điện thực hành là điện xoay chiều có điện thế 220 vôn; Đây
là một nguồn điện mạch có mức độ nguy hiểm rất cao có thể gây tai nạn
chết người. Trong quá trình thực hành có thể gây chạm chập, cháy nổ
cũng như có thể gây tai nạn nguy hiểm cho người sử dụng… Trong khi đó
10


môi trường, cơ sở vật chất phục vụ cho thực hành còn hạn chế, đó là
những thách thức đối với cả thầy và trò.
Với những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS và tính
chất của các bài thực hành công nghệ 9 thì việc chuẩn hóa quá trình và
nâng cao chất lượng day – học là vô cùng quan trọng. Cần phải đưa ra các

giải pháp tổng thể để đảm bảo chất lượng, bảo đảm an toàn và định hướng
phát triển nhân cách cho học sinh.
1.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy – học bài thực hành môn công
nghệ 9.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy – học các bài thực hành của
môn công nghệ 9 tôi đã thực hiện một loạt các giải pháp có tính chất đồng
bộ như sau:
1.3.1. Tạo ra tâm lý tự tin cho học sinh khi thực hành
Để các em học sinh trung học cơ sở có tâm lý tự tin trong các hoạt
động thực hành thì người giáo viên phải, chủ động tạo ra môi trường cho
các em phát huy tính tích cực, chủ động của mình.
- Hãy để cho các em đề xuất các ý kiến về bài thực hành, nói nên những
khó khăn mà các em gặp phải, các lỗi, các sai lầm mà các em đã gặp; sau
đó để các em trao đổi, thảo luận về những ý kiến đó trong các bài học.
- Thông qua các hoạt động đó dần dần hoàn thiện bản thân, hạn chế được
các lỗi trên cơ sở đó các em hiểu và tự tin hơn trong các công việc.
1.3.2. Tạo ra niềm tin, sự ngưỡng mộ của học sinh đối với giáo viên
Để tạo ra niềm tin trong học sinh trước hết người thầy phải có đủ
năng lực về chuyên môn cũng như năng lực tổ chức dạy thực hành
- Người giáo viên phải thực sự là một tấm gương sáng về đạo đức, lối sống,
tác phong sinh hoạt và sự cởi mở trong giao tiếp với học sinh, không tạo
ra các áp lực tâm lý không đáng có trong học sinh.

11


- Người giáo viên phải có đủ năng lực để hướng dẫn các em tìm hiểu, trả lời
các thắc mắc, người thầy phải có khả năng dẫn dắt các em từng bước giải
quyết các vấn đề trong quá trình học tập.
- Sự am hiểu về lý thuyết, sự vững vàng, chuẩn xác về kỹ năng thực hành

của người giáo viên là yếu tố then chốt thúc đẩy sự ngưỡng mộ của học
sinh, các em có thể coi thầy cô là những thần tượng của mình
Chính vì thế, bản thân tôi thường xuyên học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực
hành; đảm bảo các thao tác chuẩn xác, đúng kỹ thuật.
1.3.3. Chế tạo đồ dùng dạy – học cho các bài thực hành
Để các em có những điều kiện thực hành tốt hơn tôi đã tìm tòi, nghiên cứu
chế tạo bàn thực hành lắp ráp mạng điện trong nhà dùng cho các bài tập
thực hành môn công nghệ 9. Sau đây là cấu trúc và những chức năng,
công dụng chính của bàn thực hành cho một nhóm học sinh lắp ráp mạch
điện:
Đồ dùng được thiết kế theo hướng tích hợp bao gồm các bộ phận chính
sau đây:
1) Mặt bàn làm việc chính được đóng bằng gỗ, có bề mặt nhẵn phẳng giúp
cho việc để dụng cụ và vật tư được dễ dàng; Xung quanh có gờ nhỏ để
tránh dụng cụ hay những chiếc vít nhỏ bị lăn, rơi khó tìm hay hỏng
hóc… Khi thực hành xong những dụng cụ này sẽ được đưa vào ngăn kéo
trung tâm để cất trữ, bảo quản.

12


2) Bảng gấp thẳng đứng có bản lề để có thể gấp xuống hay dựng lên khi sử
dụng; Trên bảng được thiết kế với những vị trí có thể dùng để gá treo
bản vẽ sơ đồ hay các bản vẽ, tài liệu hướng dẫn thực hành khác. Đồng
thời khi thực hiện lắp mạch xong học sinh có thể treo sản phẩm lên bảng
để kiểm tra, so sánh với bản vẽ kỹ thuật. Khi không sử dụng bảng này có
thể gập xuống và cài chốt lại chắc chắn.

3) Ngăn kéo trung tâm là nơi dùng để chứa toàn bộ dụng cụ và các phụ kiện

dùng cho bài thực hành của cả nhóm. Bao gồm bộ dụng cụ tháo lắp, dây
dẫn điện, công tắc, cầu chì, băng dính cách điện, …

13


4) Nắp hộp bên phải là nơi cung cấp nguồn điện để kiểm tra, vận hành thử
được thiết kế lắp đặt một ổ cắm cấp điện 220v và một attomat bảo vệ.
Nắp hộp này có thể đóng lại khi không sử dụng; khi nào cần sử dụng thì
mới mở ra và bật attomat cung cấp điện cho ổ cắm để lấy điện ra cung
cấp cho mạch điện.

5) Hộp bên trái của bàn thực hành là nơi cất trữ dây nguồn để kết nối với
nguồn điện. Nắp hộp này thường xuyên được đóng lại; chỉ mở ra khi cần

14


thiết cung cấp điện cho bàn thực hành. Hành động này chỉ được phép
thực hiện khi có sự cho phép của giáo viên.

- Chức năng, công dụng:
Đồ dùng được thiết kế theo hướng tích hợp để giải quyết những khó khăn
mà các em thường mắc phải; đồng thời tạo ra vị trí thực hành thuận lợi
giúp các em thực hiện bài thực hành giảm bớt lỗi, sai hỏng.
Đồ dùng được sử dụng chung cho các bài thực hành sau đây:
o Bài 4: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện
o Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện
o Bài 6: Thực hành lắp mạch điện bảng điện
o Bài 7: Thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang

o Bài 8: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều
khiển hai đèn.
o Bài 9: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc 3 cực điều khiển
một đèn.
o Bài 10: Thực hành lắp mạch điện một công tắc 3 cực điều
khiển hai đèn.

15


1.4 . Một số hình ảnh về “Bàn thực hành lắp ráp mạch điện môn công nghệ
9” do tôi thiết kế, chế tạo dùng để giảng dạy.

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ đồ nối dây mạch điện

Hướng dẫn học sinh xác định vị trí của cầu chì trên bảng điện

Hướng dẫn học sinh xác định vị trí của công tắc trên bảng điện
16


Những kết quả đạt được khi áp dụng đồ dùng vào giảng dạy:
Khi sử dụng đồ dùng vào giảng dạy đã thu được những kết quả rất khả quan
như sau:
 Tạo ra vị trí làm việc cho học sinh ngăn nắp, gọn gàng không
phải thực hiện trên bàn học; tạo nên một môi trường làm việc có
tính chuyên nghiệp hơn.
 Những lỗi bị rơi dụng cụ hầu như không còn nữa
 Nơi làm việc trở nên khoa học hơn, giúp thời gian thực hiện bài
thực hành nhanh hơn.

 Có các bản vẽ, tài liệu hướng dẫn ngay tại chỗ làm việc, giúp
các em có thể kiểm tra thường xuyên sản phẩm của bài thực
hành theo từng bước công việc.
 Việc thu dọn và bảo quản vật tư, dụng cụ dễ dàng hơn, ít bị mất
mát và dễ dàng bảo quản, lấy ra sử dụng nhanh chóng…
1.5. Lựa chọn phương pháp và tổ chức quá trình dạy học thực hành khoa
học
Tổ chức quá trình thực hành có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm
bảo kết quả của bài thực hành. Có rất nhiều phương án để người giáo viên
có thể lựa chọn trong tiến trình bài giảng. Theo các nhà nghiên cứu về sư
phạm kỹ thuật người ta chia các phương pháp giảng dạy theo các nhóm
phương pháp sau đây:
 Nhóm các phương pháp sử dụng ngôn ngữ.
 Nhóm các phương pháp trực quan.
 Nhóm các phương pháp thực hành.
 Nhóm các phương pháp dạy học phức hợp.
Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi và trình độ nhận thức, kỹ năng cũng như ý
thức kỷ luật của học sinh THCS còn rất mong manh chưa thực sự bền vững;
chính vì vậy lựa chọn phương pháp tổ chức dạy học theo 4 giai đoạn là phù
hợp nhất. Theo phương pháp này, phương thức tư duy cơ bản là hướng vào
17


các hành động có liên quan đến quá trình luyện tập của học sinh, những
hành động này xuất phát từ những hành động vật chất (Thao tác cầm, nắm
dụng cụ, vật liệu hay các cử động tay chân, động tác cơ thể…) và các thao
tác trí tuệ (Phân tích, so sánh, tư duy loogic…).
Quá trình tổ chức bài giảng được chia ra thành bốn giai đoạn cụ thể như
sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị

- Định hướng cho các em nhận thức được nhiệm vụ học tập và kết quả
phải đạt được khi hực hiện bài thực hành. Cho các em xem trước
những sản phẩm tương tự để các em có định hướng hành động trước
khi khi thực hành đồng thời cũng giúp các em nhận thức được những
khó khăn, thách thức đối với các em trong quá trình thực hiện bài học.
- Động viên, khuyến khích các em học tập, tạo điều kiện cho các em sẵn
sàng tham gia vào bài học.
- Phân chia các nhóm thực hành, chuẩn bị các điều kiện thực hành cả về
dụng cụ cũng như nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết.
Giai đoạn 2: Giai đoạn làm mẫu và giải thích của giáo viên
- Giáo viên sẽ trình diễn mẫu từng bước các thao tác, động tác của quá
trình luyện tập thực hành. Khi làm mẫu giáo viên tổ chức cho học sinh
quan sát một cách tường tận các thao tác. Những thao động tác khó
giáo viên có thể làm mẫu nhiều lần kết hợp với giảng giải cho học sinh
hiểu rõ.
- Những hành động phức tạp phải được tách biệt hay chia nhỏ, giáo viên
làm mẫu phải thực hiện chậm hơn so với tốc độ bình thường trong sản
xuất để học sinh kịp thời nắm bắt.
Giai đoạn 3: Giai đoạn làm thử của học sinh và kèm theo lời giải thích của
học sinh về những thao tác của mình.

18


- Ở giai đoạn này học sinh phải tự lực thực hiện những công việc mà
giáo viên vừa làm mẫu xong. Lúc này giáo viên đóng vai trò là người
cố vấn, giúp đỡ, uốn nắn những sai lầm mà học sinh có thể mắc phải.
- Giáo viên cần đưa ra những nhận xét, sự công nhận của mình về những
hành động đúng của học sinh; đồng thời cũng phải chỉ ra những sai
lầm, những lỗi mà học sinh mắc phải. Giáo viên chỉ can thiệp khi

những lỗi thực sự nguy hiểm, có hại khi cần thiết.
- Khuyến khích người học luôn suy nghĩ về những hành động của mình
để sau khi làm xong các em có thể tự mình mô tả được quá trình làm
việc.
Giai đoạn 4: Giai đoạn tự làm việc của học sinh.
- Ở giai đoạn này người học tự thực hiện các nhiệm vụ học tập của
mình, rèn luyện và củng cố những kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được
từ các giai đoạn trước. Tự lực thực hiện bài học dưới sự giám sát chặt
chẽ của giáo viên.
- Giáo viên có thể kiểm tra và đưa ra các biện pháp cần thiết để học sinh
thực hiện bài học hoặc để ngăn ngừa, hạn chế những lỗi hay sai lầm
mà học sinh có thể mắc phải.
- Giáo viên cần khuyến khích các em học sinh hình thành năng lực tự
kiểm tra trong quá trình thực hành, thông qua đó giúp các em tự đánh
giá kết quả bài học của mình.
Một vấn đề cần chú ý là trong quá trình thực hiện bài giảng không
chỉ đơn giản là chia quá trình theo các giai đoạn. Điểm mấu chốt là
người giáo viên phải tổ chức quá trình thật chu đáo, tỉ mỉ và làm chủ các
tiến trình bài giảng. Đồng thời tăng cường sự hỗ trợ từ các phương tiện
giảng dạy hay các học liệu khác như tranh vẽ, mô hình, phiếu hướng dẫn
quá trình hay các thiết bị nghe nhìn đa phương tiện khác để tác động
đồng thời từ nhiều hướng tới người học nhằm tăng cường sự chú ý của
học sinh tới những trọng tâm của bài học.
19


2. Phạm vi áp dụng
- Với kết quả thực nghiệm tại 2 lớp 9A và 9B của trường THCS Hồng Tiến
cho thấy khả năng ứng dụng của những giải pháp này mang lại hiệu quả
cao trong dạy thực hành. Sáng kiến này được áp dụng để triển khai cho

các lớp học còn lại của trường để đúc rút kinh nghiệm làm tiền đề cho
các khóa học sau.
- Việc triển khai đề tài là một tổ hợp các giải pháp ứng dụng cho quá trình
dạy thực hành. Khi triển khai ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy đòi hỏi
người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ bài giảng, người giáo viên phải
thành thạo các thao tác, làm chủ được quá trình thực hành; đồng thời
phải nghiên cứu kỹ tâm lý học sinh trong lớp để nhận biết được các học
sinh cá biệt.
- Tùy theo điều kiện của nhà trường có thể áp dụng toàn diện các giải pháp
hoặc áp dụng từng phần. Việc chế tạo đồ dùng học tập không khó, vật
liệu dùng để chế tạo có sẵn trên thị trường, giá cả hợp lý và giáo viên có
thể tự chế tạo. Triển khai áp dụng những tiến bộ của khoa học sư phạm
nghề nghiệp vào giảng dạy, áp dụng các hình thức tổ chức dạy học tiên
tiến sẽ giúp cho giáo viên làm chủ được tiến trình dạy; học sinh chủ
động trong quá trình thực hành là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự
thành công của bài học thực hành.
3. Hiệu quả của đề tài
- Đề tài đã mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy thực hành, thể
hiện ở những điểm chính sau đây:
- Kết quả học tập nâng cao rõ rệt
- Giảm được các thao tác sai, hạn chế yếu tố nguy hiểm trong thực hành.
- Làm chủ được quá trình dạy và học.
- Giúp học sinh luyện tập theo đúng kỹ năng nghề nghiệp, chuẩn xác về
thao tác, đúng kỹ thuật và tuân thủ quy trình làm việc

20


- Tăng cường tính kỷ luật lao động và lòng yêu nghề, có trách nhiệm với
công việc lao động.

4. Kết quả thực hiện của đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Khi tôi thực hiện áp dụng nhưng giải pháp tổng hợp vào giảng dạy
tại trường trung học cơ sở Hổng Tiến trong năm học 2014 đã thu được
những kết quả rất khả quan, thể hiện ở những điểm sau đây:
4.5. Về tổ chức nơi thực hành, thí nghiệm
Nơi thực hành thí nghiệm đã được tổ chức lại đảm bảo an toàn, dễ
thao tác. giảm được các sai sót không đáng có. Đồ dùng thực hành thí
nghiệm được bảo quản chặt chẽ; Tiến trình thao tác rõ ràng, phân chia
thành các giai đoạn để học sinh thực hiện được thuận lợi, dễ dàng kiểm
soát hành vi cuẩ học sinh.
4.6. Về kết quả học tập
Thông qua các giải pháp pháp tổng thể kết quả học tập của học sinh
được cải thiện rõ rệt. thông qua các số liệu theo dõi, thống kê kết quả của
lớp 9A và 9B sau đây:
+ Độ chính xác của các thao tác được cải thiện và nâng cao rõ rệt
+ Thao tác bóc vỏ cách điện của dây dẫn điện: (Thực hành ở bài 5)
Lớp

Thao tác đúng

Thao tác sai/còn có lỗi

9A

34/42 = 80.95%

8/42 = 19.05%

9B


29/37 = 78.38%

8/37 = 21.62%

Ghi chú

+ Thao tác nối dây dẫn điện: (Thực hành ở bài 5)
Lớp

Thao tác đúng

Thao tác sai/còn có lỗi

9A

40/42 = 95.24 %

2/42 = 4.76%

9B

32/37 = 86.49%

5/37 = 13.51%

Ghi chú

+ Thao tác vặn tua vít: (Thực hành ở bài 6)
Lớp


Thao tác đúng

Thao tác sai/còn có lỗi

Ghi chú

21


9A

41/42 = 97.62%

1/42 = 2.38%

9B

34/37 = 91.89%

3/37= 8.11%

+ Thao tác lắp thiết bị điện vào bảng điện: (Thực hành ở bài 6 và bài 7)
Lớp

Thao tác đúng

Thao tác sai/còn có lỗi

9A


40/42=95.24%

2/42=4.76%

9B

33/37=89.19%

4/37=10.81%

Ghi chú

4.7. Nhận xét, phân tích kết quả.
Thông qua bảng kết quả theo dõi quá trình thực hành của các em
học sinh lớp 9A và 9B ta thấy số lượng các em thao tác sai giảm đi rõ rệt
so với lớp 9C.
Việc tổ chức quá trình thực hành theo 4 giai đoạn và sử dụng đồ
dùng dạy học để tổ chức quá trình thực hành đã giúp cho các em thực hiện
thao tác thực hành tốt hơn.
Quá trình thực hành an toàn hơn nhờ có các biện pháp phòng ngừa
sự cố, lỗi khi thực hành.
Học sinh được theo dõi làm mẫu, làm thử để kiểm tra nhận thức, kỹ
năng và được cô giáo uốn nắn kịp thời để ngăn ngừa sự cố.
Thông qua quá trình quan sát lớp, giáo viên hướng dẫn cần chú ý đến
những học sinh cá biệt.
Một số em ở lớp 9A có tính hiếu động rất cao, rất hay làm theo cảm
tính của bản thân trong quá trình thực hành; Thường không thích làm
theo trình tự hướng dẫn của giáo viên mà thích khám phá, tìm kiếm cách
thức riêng... Đối với những em này giáo viên cần đặc biệt quan tâm giám
sát và có các biện pháp tổ chức – kỹ thuật cần thiết nhằm tránh sự cố nguy

hiểm cho các em.
Một số ít các em hãy còn nhút nhát, chưa thực sự tự tin vào bản
thân; Đối với nhưng em này giáo viên cần động viên, khuyến khích các

22


em mạnh dạn thực hiện các thao tác, chú ý gọi các em này thực hiện thử
trong giai đoạn làm mẫu để các em được làm dưới sự giám sát trực tiếp
của cô giáo để khi các em luyện tập theo nhóm sẽ tự tin hơn.

23


C. KẾT LUẬN
1. Nhận định chung
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn cao, mang lại hiệu
quả thiết thực trong việc giảng dạy thực hành môn công nghệ 9 nhằm đảm
bảo quá trình thực hành được hiệu quả, an toàn và thành công.
Với giải pháp đồ dùng dạy học đã cơ bản giải quyết được vấn đề cơ
sở vật chất, vị trí làm việc trong quá trình thực hành và quản lý thiết bị
dụng cụ. Vấn đề bảo đảm an toàn thực hành đã được giải quyết, tình trạng
bố trí, xắp xếp dụng cụ vật tư đã được tổ chức lại, khoa học hơn. Vị trí làm
việc đã được bố trí không gian cho các bản vẽ kỹ thuật, quy trình công
nghệ hay các chỉ dẫn kỹ thuật khác.
Giải pháp về phương pháp là một khâu đột phá nhằm tác động toàn
diện tới học sinh, đảm bảo quá trình thực hành được tuân thủ đúng theo yêu
cầu kỹ thuật và an toàn; các hoạt động được định hướng rõ ràng, có kiểm
soát nhằm bảo đảm sự thành công, an toàn của bài giảng.
Giải pháp về tâm lý và tác động hành vi của người thầy giúp cho

các em học sinh nhận thức đúng, đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức và sẵn
sàng cho hoạt động học tập, nhận thức của mình. Đồng thời cũng giúp cho
các em ý thức được trách nhiệm của bản thân về việc chấp hành kỷ luật lao
động trong thực hành cũng như thực tiễn sau này. Đây là tiền đề để phát
triển nhân cách, rèn luyện lòng yêu lao động cho các em đồng thời tạo ra
niềm tự hào, tự tin cho các em khi thực hiện thành công một bài thực hành.
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy đã thu được hiệu
quả cao trong quá trình giảng dạy, hạn chế được các lỗi, sai hỏng, các em
thực hiện thao tác chuẩn mực hơn và gần với thực tiễn sản xuất hơn.
Ứng dụng phương pháp bốn giai đoạn trong giảng dạy thực hành
môn công nghệ 9 một cách sáng tạo cho mỗi bài giảng là mang tính sáng
tạo, có tính khoa học cao, phù hợp với quy luật nhận thức của các em từ

24


cảm nhận đến tư duy trừu tượng; từ nhận thức động hình thao tác đến khả
năng ứng dụng vào thực hiễn bài học…
Tóm lại đề tài có tính khoa học và ứng dụng cao dễ triển khai thực
hiện. có thể áp dụng cho tất cả các trường THCS trong và ngoài tỉnh, đặc
biệt là những trường có cơ sở vật chất còn thiếu, chất lượng các bài thực
hành chưa cao, quá trình thực hiện bài thực hành còn nhiều sai sót.
2. Những điều kiện áp dụng
-

Giáo viên cần nghiên cứu ký tâm lý học sinh trước khi tiến hành giảng dạy.

-

Vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn, đòi hỏi giáo viên thực sự am hiểu

tâm tư, tình cảm của học sinh khi lên lớp.

-

Nắm vững quá trình tổ chức dạy thực hành theo 4 giai đoạn, am hiểu và
thành thạo nội dung thực hành.

-

Có tinh thần tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

-

Kết hợp thật tốt giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.

3. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Sáng kiến kinh nghiệm có thể được áp dụng rộng dãi trong các trường
THCS khác khi tiến hành triển khai giảng dạy thực hành.
- Kết quả nghiên cứu có thể được vận dụng sang các môn thực hành khác, ví
dụ như môn công nghệ 8.
- Việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần sự
quan tâm, chú ý của giáo viên khi tiến hành bài giảng phải theo đugs quy
trình, nêu cao tính kỷ luật lao động để chuẩn hóa thoa tác, kỹ năng của học
sinh nhằm giảm bớt nguy cơ gây tai nạn hay sự cố kỹ thuật.
4. Kiến nghị
Để phát huy tốt hiệu quả của đề tài cần có sự chỉ đạo của phòng giáo
dục nhằm phổ biến, triển khai rộng dãi hơn; Lãnh đạo các trường THCS
cần phối hợp trong việc triển khai nhân rộng để nâng cao hiệu quả của đề
tài, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành của môn công nghệ


25


×