Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bài tập ôn thi HSG hóa 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.95 KB, 30 trang )

SĐT : 0987898268

Cấu tạo nguyên tử.
Bài 1. Nguyên tử M có số n nhiều hơn số p là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không
Bài 2: Một nguyên tử X có tổng số hạt e, p, n là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 10. Tìm tên nguyên tử X.
Bài 3 .Tìm tên nguyên tử Y có tổng số hạt trong nguyên tử là 13.
Bài 4. Nguyên tử Z có tổng số hạt bằng 58 và có nguyên tử khối < 40 . Hỏi Z thuộc nguyên
tố hoá học nào.
Bài 5: Tổng số hạt (p, n, e) của nguyên tử nguyên tố X là 115, trong đó số hạt nowtron nhiều
hơn số hạt e là 10 hạt. Xác định số hiệu nguyên tử của nguyên tố X, kí hiệu hóa học của X.
( HSG tỉnh năm 2016-2017)
Bài 6: tổng số hạt (p, n, e) trong 2 nguyên tử A, B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang
điện của nguyên tử A là 12. Xác định nguyên tố A, B. ( HSG tỉnh năm 2007-2008)
Dạng toán hỗn hợp
Bài 1: Hòa tan hết 61 gam hỗn hợp gồm FeCl 3 và MgCl2 vào nước được dung dịch A, cho
dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch A, sau kết thúc phản ứng thu được kết tủa B, lọc tách
kết tủa B nung trong không khí đến khối lượng không đổi thấy có 6,72 lít khí CO 2 thoát ra ở
đktc. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 2: Hòa tan hết 21,1 gam hỗn hợp gồm Al và Zn bằng dung dịch H 2SO4, sau phản ứng
thấy có 14,56 lít H2(đktc) thoát ra. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 3: Hòa tan một lượng hỗn hợp gồm Al 2(SO4)3, FeSO4 vào nước được dung dịch A, cho
dung dịch K2CO3 dư vào dung dịch A, sau kết thúc phản ứng thu được 66 gam kết tủa B, lọc
tách kết tủa B nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 44,4 gam chất rắn C
và V lít khí ở đktc . Tính thành phần % của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu và V.
Bài 4: Cho a gam dung dịch H2SO4 loãng x% tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp 2 kim loại K
và Fe ( lấy dư ) . Sau phản ứng khối lượng dung dịch giảm 0,04694a gam. Xác định x
Bài 5: Để hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng 300 ml dung dịch
chứa HCl 0,5M và H2SO4 0,25M, sau phản ứng thu được dung dịch A.


a. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính khối lượng muối có trong dung dịch A
Bài 6: Hỗn hợp A gồm NaCl, NaBr cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì khối lượng tết
tủa tạo thành bằng khối lượng AgNO3 phản ứng. Tính thành phần % của mỗi muối trong hỗn
hợp ban đầu.
Bài 7: Hòa tan hết 12 g hỗn hợp A gồm CuO, Fe2O3, MgO cần dùng 0,225 lít dung dịch HCl
2M. Mặt khác, nếu đốt nóng 12 g hỗn hợp A trong khí CO dư để phản ứng hoàn toàn thì thu
được 10 g rắn B. Tính thành phần % của mỗi oxit trong hỗn hợp A.
Bài 8: Hòa tan hết 3,525g hỗn hợp gồm FeCl3, MgCl2 vào nước được dung dịch A.Cho từ từ
dung dịch NaOH vào dung dịch A đến dư, khuấy nhẹ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B, rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6g rắn C.
a. Viết PTHH xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 9: Cho a gam dung dịch HCl A% tác dụng với một lượng hỗn hợp 2 kim loại Ba và Fe
(dùng dư), sau phản ứng thu được 0,05a gam H2. Tính A.
Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

1


SĐT : 0987898268

Biện luận thừa thiếu
Bài 1: Cho 30,6 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với 500 ml dung dịch HNO3
loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,68 lit
khí NO(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 1,2 gam kim loại.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính nồng độ mol của axit HNO3.
Bài 2: Hòa tan hết 22,4 gam CaO vào nước dư thu được dung dịch A.
1. Nếu cho khí cacbonic sục hết vào dung dịch A thì thu được 5,0 gam kết tủa. Tính

thể tích khí cacbonic (ở đktc) tham gia phản ứng.
2. Nếu hòa tan hoàn toàn 56,2 gam hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 (có thành phần thay
đổi trong đó có a% MgCO3) bằng dung dịch HCl, tất cả khí thoát ra hấp thụ hết vào
dung dịch A thì thu được kết tủa B. Tình giá trị của a để lượng kết tủa B nhỏ nhất.
Bài 3 : Trộn 0,2 lít dung dịch H2SO4 x M với 0,3 lít dung dịch NaOH 1,0 M thu được dung
dịch A. Để phản ứng với dung dịch A cần tối đa 0,5 lít dung dịch Ba(HCO3)2 0,4 M, sau phản
ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của x và m.
Bài 4: Hỗn hợp A gồm 2 kim hoại là Mg và Zn. B là dung dịch H2SO4 có nồng độ là x mol/l
TH1: Cho 24,3g (A) vào 2l dung dịch (B) sinh ra 8,96l khí H2.
TH2: Cho 24,3g (A) vào 3l dung dịch (B) sinh ra 11,2l khí H2.
(Các thể tích khí đo ở đktc)
a. Hãy CM trong TH1 thì hỗn hợp kim loại chưa tan hết, trong TH2 axít còn dư?
b. Tính nồng độ x mol/l của dung dịch B và % khối lượng mỗi kim loại trong A?
Bài 5: Có 15 gam hỗn hợp Al và Mg được chia làm 2 phần bằng nhau.
Phần thứ nhất cho vào 600ml HCl nồng độ xM thu được khí A và dung dịch B. Cô cạn
dung dịch B thu được 27,9 gam muối khan.
Phần thứ 2 cho vào 800ml dung dịch HCl nồng độ xM và làm tương tự thu được 32,55g
muối khan. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và x. Tính thể tích hidro (dktc)
thu được sau khi thực hiện xong các thí nghiệm.
Bài 6:
Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho a gam Fe hoà tan trong dung dịch HCl, kết thúc thí nghiệm, cô
cạn sản phẩm thu được 3,1 gam chất rắn.
- Thí nghiệm 2: Nếu cho a gam Fe và b gam Mg vào dung dịch HCl (cùng với lượng
như trên). Kết thúc thí nghiệm, cô cạn sản phẩm thu được 3,34 gam chất rắn và thấy giải
phóng 0,448 lít khí H2 (đktc).
Tính a và b?
Bài 7 : Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 ; Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 2 mol
axit phản ứng và còn lại 0,264a gam chất rắn không tan. Mặt khác khử hoàn toàn a gam hỗn
hợp A bằng H2 dư nung nóng, thu được 84g chất rắn.

a.Viết các phương trình phản ứng.
b.Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp A.
Bài 8 : Hòa tan hoàn toàn 17,2g hỗn hợp kim loại kiềm A và oxit của nó (A 2O) vào nước
được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 22,4g hiđroxit (AOH) khan. Xác định tên
kim loại và khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
2 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình


SĐT : 0987898268

Bài 9: Cho hỗn hợp gồm x (mol) Fe và y (mol) Al vào dung dịch chứa z (mol) AgNO3 thì thu
được dung dịch A và rắn B. Xác định quan hệ giữa x,y,z thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Rắn B gồm 3 kim loại.
b) Rắn B gồm 2 kim loại.
c) Rắn B gồm 1 kim loại.
Bài 10: Cho 3,16 gam hỗn hợp B dang bột Mg và Fe tác dụng với 250ml dung dịch CuCl2.
Khuấy đều hỗn hợp, lọc, rửa kết tủa, được dung dịch B1 và 3,84 gam chất rắn B2 ( có hai kim
loại). Thêm vào B1 một lượng dư dung dịch NaOH loãng rồi lọc, rửa kết tủa mới được tạo
thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao, được 1,4 gam chất rắn B3 gồm 2 oxit
kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
1. Viết các Phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
2. Tính thành phần tram theo khối lượng của mỗi kim loại trong B và tính nồng độ mol
của dung dịch CuCl2.
Bài 11: Hỗn hợp A gồm Na và Al.
Cho m gam A vào một lượng dư nước thì thu được 1,344 lit khí, dung dịch B và phần
không tan C.
Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 20,832 lit khí.
a. Tính khối lượng từng kim loại trong m gam A?
b.Cho 50 ml dung dịch HCl vào dung dịch B. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,78
gam kết tủa. Xác định nồng độ M của dung dịch HCl đã dùng?

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở đktc.
Bài 12: Có hai dung dịch; H2SO4 (dung dịch A), và NaOH (dung dịch B). Trộn 0,2 lít dung
dịch A với 0,3 lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C.
Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ
dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit.
Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít
quì tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi
thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH.
1. Tính nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B.
2. Trộn VB lít dung dịch NaOH vào VA lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch
E. Lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl 2 0,15 M được kết tủa F.
Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl 3 1M được kết tủa G.
Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262gam chất rắn.
Tính tỉ lệ VB:VA
Bài 13: Cho m1 g hỗn hợp Mg và Fe ở dạng bột tác dụng với 300 ml dung dịch AgNO3 0,8M
khi khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A1 chứa kết tủa A2 có khối
lượng là 29,28 g gồm 2 kim loại. Lọc, rửa kết tủa để tách A1 khỏi A2.
a. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra.
b. Hoà tan hoàn toàn kết tủa A2 trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. Hãy tính thể tích
khí SO2 (đktc) được giải phóng ra. Thêm vào A1 lượng dư dung dịch NaOH, lọc rửa kết tủa
mới tạo thành nung nó trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được
6,4 g chất rắn. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 14: Cho 1,36 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO 4 nồng độ a
(mol/lit). Sau khi phản ứng xong thu được 1,84 gam chất rắn B và dung dịch C. Them NaOH
Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

3


SĐT : 0987898268


dư vào dung dịch C được kết tủa. Sấy, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không
đổi, cân được 1,2 gam chất rắn D.
a/ Viết PTHH biểu diễn các phản ứng có thể xảy ra.
b/ Tính thành phần % theo khối lượng của 2 kim loại trong A. Tính a.
Bài 15: Hoà tan 19,5 gam FeCl3 và 27,36 gam Al2 (SO4 )3 vào 200gam dung dịch H2SO4 9,8
% được dung dịch A , sau đó hoà tan tiếp 77,6 gam NaOH nguyên chất vào dung dịch A thấy
xuất hiện kết tủa B và được dung dịch C . Lọc lấy kết tủa B .
a / Nung B đến khối lượng không đổi hãy tính khối lượng chất rắn thu được .
b / Thêm nước vào dung dịch C để được dung dịch D có khối lượng là 400 gam . Tính
khối lượng nước cần thêm vào và nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch D .
c / Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch D để được kết tủa lớn
nhất
Bài 16: Cho 2,3 gam bột A gồm Al, Fe, Cu tác dụng hoàn toàn với 40 ml dung dịch CuSO 4
1M thu được dung dịch B và hỗn hợp D gồm 2 kim loại. Cho dung dịch NaOH tác dụng từ từ
với dung dịch B cho đến khi thu được kết tủa lớn nhất, nung kết tủa trong không khí đến khối
lượng không đổi thu được 1,82 gam hỗn hợp 2 oxit. Cho D tác dụng hoàn toàn với dung dịch
AgNO3 dư, thu được 12,96 gam Ag. Tính số gam mỗi kim loại trong A.
Bài 17: Hỗn hợp bột A gồm Fe và Mg có khối lượng 2,72g được chia thành 2 phần bằng
nhau.
Phần 1: Cho vào 400ml dung dịch CuSO4 a(M) chờ cho phản ứng xong thu được 1,84g chất
rắn B và dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa. Sấy nung
kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi cân được 1,2g chất rắn D. Tính thành phần
% theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A và trị số a?
Phần 2: Cho tác dụng với V(ml) dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng xong thu được
chất rắn E có khối lượng 3,36g. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong chất rắn
E? Tính V?
Bài 18: Hoà tan a(g) hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400ml dung dịch A. Cho
từ từ 100ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch A thu được dung dịch B và 1,008l khí (đktc).
Cho B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 29,55g kết tủa.

a. Tính a.
b. Tính nồng độ mỗi muối trong dung dịch A.
c. Nếu tiến hành cho từ từ dung dịch A ở trên vào bình đựng 100ml dung dịch HCl
1,5M. Tính thể tích khí CO2(đktc) được tạo ra.
Bài 19: Hoà tan hoàn toàn 1,64 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 250 ml dung dịch HCl
1M được dung dịch B. Thêm 100 gam dung dịch NaOH 12% vào B, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, lọc lấy kết tủa thu được rồi đem nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng
không đổi thì thu được 0,8 gam chất rắn. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại
trong A.
Bài 20: Chia 8,64 g hỗn hợp Fe, FeO và Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau.Phần 1 cho vào cốc
đựng lượng dư dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 4,4 gam chất
rắn. Hòa tan hết phần 2 bằng dung dịch HNO 3 loãng , thu được dung dịch A và 0,448 lít NO
duy nhất (đktc).Cô cạn từ từ dung dịch A thu được 24,24 một muối sắt duy nhất B.
1. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
2. Xác định công thức phân tử muối B.
4 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình


SĐT : 0987898268

Bài 21: Cho 1,02 gam hỗn hợp bột gồm Al và Mg vào 100 ml dung dịch HCl aM.Sau khi
phản ứng hoàn toàn, làm bay hơi hết nước thu được 3,86 gam chất rắn khan.
Nếu cho 1,02 gam hỗn hợp bột gồm Al và Mg vào 200 ml dung dịch HCl aM. Sau khi
phản ứng hoàn toàn, làm bay hơi hết nước thu được 4,57 gam chất rắn khan.Tính khối lượng
mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và aM.
Bài 22: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg, cho 1,29 gam A vào 200 ml dung dịch CuSO4.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và dung dịch C, lọc lấy
dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thu được 11,65 gam kết tủa.
1. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.
2. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A.

3. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, Lấy kết tủa D đem
nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn.tìm khoảng xác định
của m.
Bài 23: Khuấy kỹ m gam bột kim loại M ( hóa trị II) với V ml dung dịch CuSO4 0,2M. Phản
ứng xong, lọc tách được 7,72 gam chất rắn A.
- Cho 1,93 gam A tác dụng với lượng dư axit HCl thấy thoát ra 224 ml khí ( ở đktc)
- Cho 5,79 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 19,44 gam chất
rắn.Hãy tính m, V và xác định khối lượng mol nguyên tử của kim loại M, biết rằng các phản
ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 24: Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm Na, Al, Mg tác dụng với H2O lấy dư thu được 4,48 lít
khí (đktc) và chất rắn A. Lấy chất rắn A tác dụng hết với 300 ml dung dịch CuSO4 2M được
32 gam Đồng kim loại. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. Cho biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Chứng minh chất dư
Bài 1: Cho 3,85 g hỗn hợp Zn và Mg tác dụng với 14,6 g HCl.
a. Chứng minh sau phản ứng axit vẫn còn dư.
b. Nếu thấy thoát ra 1,68 lít H2 (đktc).Hãy tính thành phần % theo khối lượng của mỗi
kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 2: Cho 31,8 g hỗn hợp gồm 2 muối MgCO3 và CaCO3 vào dung dịch có chứa 29,2 g
HCl.
a. Chứng minh sau phản ứng axit vẫn còn dư.
b. Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu,khi thấy có 7,84 lít khí CO2
(đktc) thoát ra.
Bài 3: Hòa tan 13,2 g hỗn hợp A gồm 2 kim loại có cùng hóa trị bằng dung dịch có chứa
21,9 g HCl.Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 32,7 g hỗn hợp muối khan.
a. Chứng minh hỗn hợp A tan không hết.
b. Tính thể tích H2 sinh ra ở (đktc)
Bài 4: Cho 3,87 g hỗn hợp A gồm Mg và Al vào dung dịch B chứa 0,25 mol HCl và 0,125
mol H2SO4 ta thu được dung dịch C và 4,368 lít H2 (đktc).
a. Chứng minh trong dung dịch vẫn còn dư axit.

b. Tính thành phần % của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

5


SĐT : 0987898268

Bài 5: Hòa tan 7,74 g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al bằng dung dịch có chứa 0,5 mol HCl và
0,19 mol H2SO4 ,sau phản ứng thu được dung dịch A và 8,736 lít H2 (đktc).
a. Chứng minh trong dung dịch vẫn còn dư axit.
b. Tính khối lượng của mỗi muối trong dung dịch A.
Bài 6: Cho 5,6 g hỗn hợp gồm Mg ,Zn , Al Tác dụng với dung dịch có chứa 25,55 g HCl
Hỗn hợp kim loại tan hết không ?Vì sao?
Bài 7: Cho 19,85 g hỗn hợp gồm CaCO3 và BaCO3 vào 200ml dung dịch HCl 2M.
a. CM sau phản ứng axit vẫn còn dư.
b. Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu, khi thấy có 3,36 lít CO2 (đktc) thoát
ra.
Bài 8: Hòa tan 13,2 g hỗn hợp A gồm 2 kim loại có cùng hóa trị bằng dung dịch có chứa
21,9 g HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 32,7 gam muối khan.
a. CM hỗn hợp A tan không hết.
b. Tính thể tích H2 sinh ra ở đktc.
Dạng toán tính nồng độ % của dung dịch sau phản ứng
Bài 1: Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi cho 47 gam K2O vào 200 gam H2O.
Bài 2: Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi hòa tan 2,3 gam Na vào 100 gam H2O.
Bài 3: Cho 300 gam dung dịch H2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 lấy dư thấy có 23,3 gam
kết tủa. Tính nồng độ % của dung dịch H2SO4 đã dùng.
Bài 4: Cho 100 gam dung dịch Na2CO3 16,96 % tác dụng với 200 gam dung dịch BaCl2 10,4
%. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài 5: Cho 200 gam dung dịch H2SO4 19,6% vào 400 gam dung dịch BaCl2 26%. Tính nồng

độ % của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài 6: Rót 400 ml dung dịch BaCl2 5,2 % ( d = 1,03 g/ml) vào 100 ml dung dịch H2SO4 20%
( d = 1,14g/ml ). Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài 7: Cho 27,4 gam Ba vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2% thì thu được khí A, kết tủa B
và dung dịch C. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch C.
Bài 8: Cho 200 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch HCl, sau
phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Tính nồng độ % của dung dịch Na2CO3
và HCl ban đầu.
Bài 9: Cho 300 gam dung dịch Na2SO4 tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch BaCl2, sau
phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ 8,16%. Tính nồng độ % của dung dịch
Na2SO4 và BaCl2 ban đầu.
Bài 10: Cho mẩu Na vào 150 gam dung dịch AlCl3 44,5% thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc).
Tính nồng độ % của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 11: Cho a gam dung dịch HCl A% tác dụng với một lượng hỗn hợp 2 kim loại Ba và Fe (
dùng dư), thì thu được 0,05a gam H2. Tính A.
Bài 12: Cho 49,7 gam hỗn hợp CaCO3 và BaCO3 vào 550 ml dung dịch HCl 2M ( d =
1,14g/ml). Sau phản ứng thấy có 8,96 lít CO2 (đktc) thoát ra. Tính nồng độ % của các chất có
trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 13: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85% sau phản
ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,195%. Thêm vào X một lượng
bột MgCO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y trong đó
nồng độ HCl còn lại là 21,11%. Tính nồng độ % của các muối có trong dung dịch Y.
6 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình


SĐT : 0987898268

Xác định công thức hóa học
Bài 1: Hoà tan 3,2 gam oxit của một kim loại hoá trị ( III) bằng 200 gam dung dịch H 2SO4
loãng. Khi thêm vào hỗn hợp sau phản ứng một lượng CaCO 3 vừa đủ thấy thoát ra 0,224 dm3

CO2 (đktc), sau đó cô cạn dung dịch thu được 9,36 gam muối khan. Xác định oxit kim loại
trên và nồng độ % H2SO4 đã dùng.
Bài 2 : Hoà tan một lượng muối cacbonat của một kim loại hoá trị II bằng axit H2SO4
14,7%. Sau khi khí không thoát ra nữa, lọc bỏ chất rắn không tan thì được dung dịch có chứa
17% muối sun phát tan. Hỏi kim loại hoá trị II là nguyên tố nào?
Bài 3: Phi kim R hợp với oxi tạo ra oxit cao nhất có công thức là R2O5. Trong hợp chất của
R với hiđro thì R chiếm 82,35% khối lượng. Xác định tên nguyên tố R và viết công thức của
R với hiđro và oxi.
Bài 4. Cho 2,08 gam MxOy tan hoàn toàn vào 100 gam dung dịch H2SO4 4,9%. Sau khi phản
ứng kết thúc thu được dung dịch Y có nồng độ axit là 1,056%. Xác định công thức hóa học
của oxit đó.
Bài 5: Cho một lượng kim loại M phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 sau phản ứng
khối lượng chất rắn thu được gấp 1,143 lần khối lượng M đem dùng.Mặt khác, nếu dùng
0,02mol kim loại M tác dụng với H2SO4 loãng lấy dư thì thu được 0,448 lít khí (đktc) . Xác
định kim loại M.
Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R có hóa trị II vào dung
dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí ở đktc. Mặt khác khi hòa tan hoàn toàn 9,2 gam kim loại R
trong 1000 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch B, cho quỳ tím vào dung dịch B thấy
quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
1. Xác định kim loại R
2. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
Bài 7 : Một hỗn hợp X gồm kim loại M (M có hóa trị II và III) và oxit M xOy của kim loại ấy.
Khối lượng hỗn hợp X là 27,2 gam. Khi cho X tác dụng với 0,8 lít HCl 2M thì hỗn hợp X
tan hết cho dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc). Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch A
cần 0,6 lít dung dịch NaOH 1M. Biết rằng số mol của M bằng 2 lần số mol của MxOy .
a. Xác định M, MxOy .
b. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl
Bài 8 : Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và
22,4 gam Fe2O3 duy nhât. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH) 2 0,15M
thu được 7,88 gam kết tủa.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tìm công thức phân tử của FexOy.
Bài 9: : Hòa tan 3,6g một kim loại (chỉ có một hóa trị duy nhất trong hợp chất) vào 200ml
dung dịch hỗn hợp HCl 1,25M và H2SO4 1,5M. Dung dịch thu được sau phản ứng làm đỏ
quỳ tím và phải trung hòa bằng 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 2,5M và Ba(OH) 2 1,5M.
Xác định kim loại.
Bài 10: Hỗn hợp X gồm M và R 2O, trong đó M là kim loại thuộc nhóm IIA và R là kim loại
kiềm. Cho m gam hỗn hợp X tan hết vào 400 ml dung dịch HCl 2M (dư), thu được dung dịch
Y chứa 38 gam các chất tan có cùng nồng độ mol.
a. Viết các phương trình phản ứng.
b. Xác định kim loại M và R.
Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

7


SĐT : 0987898268

Bài 11: . Hòa tan 115,3 g hỗn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500ml dung dịch H2SO4 thu
được dung dịch A , rắn B và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 12g muối
khan. Mặt khác, nung B đến khối lượng không đổi thu 11,2 lít CO2 (đktc) và rắn C.Tính nồng
độ mol của dung dịch H2SO4, khối lượng rắn B và C.
Xác định R biết trong X số mol RCO3 gấp 2,5 lần số mol MgCO3.
Bài 12: Cho 316 gam dung dịch một muối hiđrocacbonat (A) nồng độ 6,25% vào dung dịch
H2SO4 loãng vừa đủ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam muối sunfat trung
hoà. Mặt khác cũng cho lượng dung dịch muối (A) như trên vào dung dịch HNO 3 vừa đủ, rồi
cô cạn từ từ dung dịch sau phản ứng thì thu được 47 gam muối B. Xác định A, B.
Bài 13: Hòa tan hidroxit kim loại hóa trị (II) trong 1 lượng dd H 2SO4 10% (vừa đủ) . Người
ta thu được dd muối có nồng độ 11,56%. Xác định công thức phân tử của hidroxit đem hòa
tan.

Bài 14: Cho 40 (g) hỗn hợp X gồm sắt và một oxit của sắt tan hết vào 400 (g) dung dịch HCl
16,425% được dung dịch A và 6,72 lít khí H2 (đktc). Thêm 60,6 (g) nước vào A được dung
dịch B, nồng độ % của HCl dư trong B là 2,92%.
1/ Tính khối lượng mỗi chất trong X.
2 Xác định công thức hóa học của oxit sắt.
Bài 15: Hỗn hợp X gồm bột Fe và kim loại M hóa trị II không đổi. Hòa tan hết 13,4 gam hỗn
hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch và 4,928 lít (đktc) khí H 2 bay ra. Mặt
khác khi cho 13,4 gam hỗn hợp X hòa tan hết trong dung dịch H 2SO4 đặc, đun nóng thì thu
được dung dịch và 6,048 lít (đktc) khí SO2 bay ra.
Xác định kim loại M và khối lượng từng kim loại trong 13,4 gam hỗn hợp X.
Bài 16: Hoà tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO 3 và muối cacbonat của kim loại
R vào axit HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO 2 (đktc). Nồng độ
MgCl2 trong dung dịch D bằng 6,028%.
1. Xác định kim loại R và thành phần phần % theo khối lượng của mỗi chất trong C.
2. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến
khi phản ứng hoàn toàn. Tính số gam chất rắn còn lại sau khi nung ?
Bài 17 Cho 18,6 gam hỗn hợp 2 kim loại là R có hoá trị II và Zn tác dụng với dung dịch HCl
dư. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch 2 muối và 6,72 lít khí (ở đktc). Biết rằng trong
hỗn hợp ban đầu tỉ lệ số mol R : Zn là 1 : 2.
a/ Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
b/ Tính khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng và tính thể tích dung dịch HCl 1,5M tối
thiểu cần dùng.
c/ Xác định kim loại R
Bài 18: Cho m (gam) một kim loại M hoá trị II vào V lít dung dịch CuSO 4 0,2 M tới khi
phản ứng hoàn toàn tách được 38,65 gam chất rắn A.
- Cho 7,73 (gam) A tác dụng với dung dịch HCl dư thoát ra 1,12 lít khí (ở đktc).
- Cho 23,19 (gam) A tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 77,76 (gam) chất rắn.
Tìm V, xác đinh kim loại M và tính khối lượng m (gam) đã dùng.
Bài 19 :
a/ Cho 13,8 gam chất A là muối cacbonat của kim loại kiềm vào 110 ml dung dịch HCl 2M.

Sau phản ứng thu được dung dịch B (dung dịch B làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ) và thể
tích khí thoát ra V1 vượt quá 2016 ml.Viết PTHH xảy ra, tìm A và tính thể tích khí thoát ra
V1.
8 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình


SĐT : 0987898268

b/ Hoà tan 13,8 gam chất A ở trên vào nước, vừa khuấy, vừa thêm từng giọt dung dịch HCl
1M cho tới đủ 180 ml dung dịch axit, thì thu được V2 lit khí. Viết PTHH xảy ra và tính V2.
(Biết thể tích các khí đều đo ở đktc)
Bài 20 Hai học sinh cùng tiến hành thí nghiệm với dung dịch X chứa AgNO3 0,15M
Và Cu(NO3)2 0,01M.
Học sinh A cho một lượng kim loại Mg vào 200 ml dung dịch X.Phản ứng
xong thu được 5 gam chất rắn và dung dịch Y.
Học sinh B cũng dùng 200ml dung dịch X nhưng cho vào đó 0,78 gam kim loại
T ( đứng trước Cu và có hóa trị II trong hợp chất ) .Phản ứng xong thu được 2,592 g
chất rắn và dung dịch Z.
1. Học sinh A đã dùng bao nhiêu gam kim loại Mg trong thí nghiệm.
2. Học sinh B đã dùng kim loại nào trong thí nghiệm.
3. Tìm nồng độ mol của các chất trong dung dịch Y và Z, coi thể tích của
dung dịch thay đổi không đáng kể. Biết AgNO3 tham gia phản ứng xong thì Cu(NO3)3 mới
tham gia phản ứng.
Bài 21 Cho 117,6 gam dung dịch H2SO4 10% tác dụng với 3,64 gam hỗn hợp oxít,hiđrôxit và
muối cacbonat của một kim loại hóa trị II thấy tạo thành chất khí có thể tích 448ml (đktc) và
dung dịch X có chứa một muối duy nhất có nồng độ % là 10,87%,nồng độ mol là 0,55M và
khối lượng riêng là 1,1 g/ml.
1. Viết phương trình hóa học xảy ra.
2. Xác định các chất có trong hỗn hợp.
Bài 22 Khử hoàn toàn 11,6 gam một oxit của kim loại R bằng CO (dư) ở nhiệt độ cao. Kết

thúc phản ứng thu được kim loại R và 11,2 lít hỗn hợp khí A nặng 17,2 gam. Hòa tan hết
lượng kim loại thu được trên bằng dung dịch H2SO4 10% vừa đủ, thu được 3,36 lít H2 thoát
ra và dung dịch B.
1. Viết phương trình hóa học xảy ra.
2. Xác định CTHH của oxit kim loại R.
3. Tính nồng độ % của dung dịch B.( Biết các phan ứng xảy ra hoàn toàn và các thể
tích khí đo ở đktc.
Bài 23 Hòa tan vừa đủ một lượng hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO ( M có hóa trị không
đổi và MO không phải là oxit lưỡng tính) trong 750 ml dung dịch HNO3 0,2M được dung
dịch A và khí NO.Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với 240ml dung dịch NaOH 0,5M thu
được kết tủa. Lọc, nung kết tủa đến khối lượng không đổi được 2,4 gam chất rắn.
1. Xác định M
2. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 24: Khử 3,48 gam một oxit kim loại M cần dùng 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ kim loại
thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lít H2 (đktc). Xác định kim
loại M và oxit của M.
Bài 25: Khử hoàn toàn 23,2g một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn
toàn bộ khí sinh ra vào bình 0,25 mol Ba(OH)2 thấy tạo ra 19,7g kết tủa. Nếu cho lượng kim
loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Xác định oxit
kim loại đó.
Bài 26: Hòa tan hêt 20,64 gam hỗn hợp A gồm Fe và một oxit sắt (FexOy) trong 900 ml dung
dịch HCl 0,8M ( vừa đủ), thu được dung dịch X và 2,688 lít H2 (đktc).
1. Xác định CTHH của oxit sắt trong A.
Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

9


SĐT : 0987898268


2. Cho toàn bộ dung dịch X thu được ở trên vào 450ml dung dịch AgNO3 2M thì thu được m
gam kết tủa. Tính giá trị của m. ( HSG tỉnh 2017)
Bài 27: Hòa tan hoàn toàn 42,4 gam hỗm hợp X gồm Fe3O4 và kim loại R ( có hóa trị không
đổi) trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít SO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất)
và dung dịch Y chỉ chứa 93,6 gam chất tan gồm 2 muối sunfat trung hòa. Xác định kim loại
R.
Bảo toàn khối lượng và nguyên tố
Bài 1: Đốt m gam bột sắt trong khí oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm: Fe; FeO; Fe 3O4;
Fe2O3. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120 ml dung dịch H 2SO4 1M ( loãng),
tạo thành 0,224 l H2 ở đktc.
a. Viết phương trình hoá học xảy ra.
b. Tính m?
Bài 2: 1. Cho 44,2g một hỗn hợp của 2 muối sunfát của một kim loại hoá trị I và một kim
loại hoá trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thu được 69,9g một chất kết tủa. Tính
khối lượng các muối thu được sau phản ứng?
2. Dẫn H2 dư đi qua 25,6g hỗn hợp X gồm Fe3O4, ZnO, CuO nung nóng cho đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8g chất rắn. Hỏi nếu hoà tan hết X
bằng dung dịch H2SO4 thì cần bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 20%.
Bài 3: 1. Nung 15,2 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 trong một bình kín có chứa 11,2 lít khí CO
(đktc). Sau phản ứng hoàn toàn thu được 18 gam hỗn hợp khí. Biết rằng X bị khử hoàn toàn
thành Fe.
a. Xác định thành phần các chất trong hỗn hợp khí.
b. Tính khối lượng sắt thu được và khối lượng 2 oxit ban đầu.
2. Hòa tan 15,3 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị I, II vào dung
dịch HCl dư thu được dung dịch X và 3,36 lit khí (đktc). Tính khối lượng muối khan thu được
khi cô cạn dung dịch X?
Bài 4 : Cho 10,52g hỗn hợp 3 kim loại ở dạng bột Mg, Al, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi thu
được 17,4g hỗn hợp oxit. Để hoà tan vừa hết lượng hỗn hợp oxit đó cần dùng ít nhất bao
nhiêu ml dung dịch HCl 1,25M?
Bài 5: Cho từ từ một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe , FeO,

Fe3O4 , Fe2O3 đun nóng thu được 64 gam sắt, khí đi ra sau phản ứng cho đi qua dung dịch
Ca(OH)2 dư được 40 gam kết tủa. Tìm m?
Bài 6: a) Thổi CO qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng sau một thời gian thu được
10,88 gam chất rắn A (chứa 4 chất) và 2,668 lít khí CO2 (đktc). Tính m?
b) Lấy

1
lượng CO2 ở trên cho vào 0,4 lít Ca(OH)2 thu được 0,2 gam kết tủa và khi nung
10

nóng dung dịch tạo thành kết tủa lại tăng thêm p gam. Tính nồng độ dung dịch Ca(OH)2 và p
Bài 8: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp hai kim loại magie và nhôm bằng 500ml dd chứa hai
axit HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch A và 8,736 lít khí hiđro đo ở điều kiện tiêu
chuẩn.
1/ Tính khối lượng muối khan thu được.
2/ Cho dd A phản ứng với V lít dd NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng để thu
được kết tủa lớn nhất. Tính khối lượng kết tủa đó.
10 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình


SĐT : 0987898268

Bài 9: Trên hai đĩa cân ở vị trí thăng bằng có hai cốc.
a. Mỗi cốc đựng một dung dịch có hòa tan 0,2 mol HNO 3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam
CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO 3. Sau khi phản ứng kết thúc, hai đĩa cân còn ở
vị trí cân bằng không? Giải thích.
b. Mỗi cốc có hòa tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm như thí nghiệm trên. Phản ứng kết thúc, hai
đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không? Giải thích.
Bài 10: Đặt 2 cốc A,B có khối lượng bằng nhau trên 2 đĩa cân, Cân thăng bằng. Bỏ vào cốc A
một quả cân 1056 gam; bỏ vào cốc B 1000 gam dung dịch HCl 7,3% thì cân mất thăng bằng.

Phải thêm vào cốc B m gam CaCO 3 để cho cân thăng bằng trở lại, biết rằng khi cân thăng
bằng trở lại thì trong cốc B không còn CaCO3 . Tính m gam CaCO3 và nồng độ % chất tan
trong cốc B sau khi cân thăng bằng trở lại.
Bài 11: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ chứa 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe 2O3
đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,784 gam hỗn hợp B gồm 4 chất rắn Fe 2O3,
Fe3O4, FeO, và Fe, trong đó số mol Fe 3O4 bằng 1/3 tổng số mol FeO và Fe 2O3 và có 0,046
mol CO2 thoát ra. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,028 mol H 2.
Tính số mol từng chất trong hỗn hợp Avà B.
Bài 12: Đặt 2 cốc A,B có khối lượng bằng nhau trên 2 đĩa cân, Cân thăng bằng. Bỏ vào cốc A
một 0,1 mol Na2CO3 và cốc B 0,06 mol BaCO3, cho tiếp 12 gam dung dịch H 2SO4 98% vào
cốc A, cân mất thăng bằng.Hỏi phải thêm bao nhiêu gam dung dịch HCl 14,6% vào cốc B để
cân thăng bằng? Biết rằng nước và axit bay hơi không đáng kể.
Bài 13: Đặt 2 cốc X,Y có khối lượng bằng nhau lên 2 đĩa câu, cân thăng bằng. Cho vào cốc
X 0,14 mol Na2CO3 và cốc Y 0,3 mol BaCO3, cho tiếp 10 gam dung dịch H2SO4 98 % vào
cốc X, cân mất thăng bằng. Hỏi phải thêm bao nhiêu gam dung dịch HCl 14,6% vào cốc Y để
cân thăng bằng? Biết rằng nước và axit bay hơi không đáng kể.
Bài 14: Cho một hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3, người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho 3,04 gam X bị khử hoàn toàn bởi H2 ( vừa đủ) thu được 2,24 gam Fe
- Thí nghiệm 2: Cho 3,04 gam X tác dụng hoàn toàn với H2SO4 dặc nóng thu được V lít SO2 (
sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hãy xác định V.
Bài 15: Cho 53,4 gam hỗ hợp bột X gồm Cu và Fe. Đốt nóng hỗn hợp X trong không khí
một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y có khối lượng 72,6 gam gồm 3 oxit sắt và CuO.
a. Tính thể tích dung dịch hỗn hợp 2 axit HCl 2M và H2SO4 1M cần dùng để hòa tan hết B.
b. Sau khi hòa tan, đem cô cạn dung dịch một cách cẩn thận dung dịch tạo thành. Tính khối
lượng muối khan thu được.
Bài 16: Khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và oxit sắt bằng H2 dư, dun nóng; sau phản
ứng thu được 1,76 gam. Hòa tan chất rắn vừa thu được bằng dung dịch HCl dư, khi kết thúc
phản ứng, thu được 0,448 lít H2 (đktc).
1. Xác định CTHH của oxit sắt.
2. Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 17: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M sau một thời gian phản ứng
thu được 7,76 gam hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Lọc tác X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào
Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Xác định các giá trị của
m.
Tăng giải khối lượng

Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

11


SĐT : 0987898268

Bài 1 : : Hai thanh kim loại giống nhau (đều cùng nguyên tố R hóa trị II) và có cùng khối
lượng. Cho thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2
. Sau một thời gian khi số mol hai muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại ra khỏi dung dịch
thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2%, còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4%. Xác
dịnh R.
Bài 2: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 500ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,08M và
Ag2SO4 0,004M. Giả sử tất cả đồng và bạc sinh ra đều bám vào thanh sắt. Sau một thời gian
lấy thanh sắt ra cân lại thấy khối lượng là 100,48 gam.
Tính khối lượng kim loại bám vào thanh sắt.
Bài 3: Cho 13,44g bột Cu vào một cốc đựng 500 ml dung dịch AgNO3 0,3M.Khuất đều hỗn
hợp một thời gian, sau đó đem lọc ta thu được 22,56g chất rắn A và dung dịch B.
1. Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch B.Giả thiết thể tích dung dịch không
thay đổi.
2. Nhúng một thanh kim loại R nặng 15g vào dung dịch B,khuấy đều để phản ứng xảy
ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra khỏi dung dịch, cân nặng 17,205g.Giả sử tất cả các kim
loại thoát ra đều bám vào thanh kim loại R.Hỏi R là kim loại nào?
Bài 4: Cho a gam bột kim loại M có hóa trị không đổi vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm

Cu(NO3)2 và AgNO3 đều có nồng độ 0,4 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta lọc được a
+ 27,2 gam chất rắn gồm 3 kim loại và một dung dịch chỉ chứa một muối tan.Hãy xác định
kim loại M và số mol chất tan trong dung dịch.
Bài 5: Cho 6,85 gam kim loại hóa trị II vào dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị II
khác ( lấy dư ) thu được khí A và 14,55 gam kết tủa B.Gạn lấy kết tủa B nung đến khối lượng
không đổi thu được chất rắn C.Đem chất rắn C hòa tan trong dung dịch HCl lấy dư thấy chất
rắn C tan một phần, phần cò lại không tan có khối lượng 11,65 gam.Xác định khối lượng
nguyên tử của 2 kim loại và gọi tên.
Bài 6: Cho 80 gam bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng, đem
lọc thu được dung dịch A và 95,2 gam chất rắn B. Cho tiếp 80 gam bột Pb vào dung dịch A,
phản ứng xong đem lọc thì tách được dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 gam
chất rắn E. Cho 40 gam bột kim loại R ( có hóa trị II) và 1/10 dung dịch D, Sau phản ứng
hoàn toàn đem lọc tách được 44,575 gam chất rắn F. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3
và xác định kim loại R.
Bài 7: Cho dung dịch A chứa CuSO4.
1. Cho hỗn hợp gồm 1,4 gam Fe và 0,24 gam Mg và 200ml dung dịch A rồi khuấy đều
đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 2,2 gam phần không tan B.
2. Nhúng đinh Sắt nặng 11,2 gam vào 200ml dung dịch A. Sau một thời gian lấy đinh
Sắt ra, cô cạn dung dịch thì thu được 4,6 gam chất rắn khan C. Xác định khối lượng mỗi chất
trong B, C. Biết Cu mới sinh ra bám hết vào đinh Sắt.
Bài 8: Cho 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Thêm 2,24 gam bột
Fe kim loại vào dung dịch đó khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dung
dịch B.
a. Tính số gam chất rắn A?
b. Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch B ?( Biết thể tích dung dịch không
thay đổi).
c. Hòa tan chất rắn A bằng axit HNO3 đặc thì có bao nhiêu lít khí màu nâu thoát ra (ở
đktc)?
12 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình



SĐT : 0987898268

Bài 9: Cho 1,96 gam bột Fe vào 50ml dung dịch chứa AgNO3, Cu(NO3)2 sau một thời gian
được chấ rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thóa ra 112ml H2
(đktc) và còn lại 3,34 gam rắn gồm 2 kim loại. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch B,
sau khi kết thúc được kết tủa D. Lọc, tách D, nung trong không khí đến khối lượng không đổi
thu được 3,2 gam hỗn hợp 2 oxit. Tính nồng độ mol các muối trong dung dịch ban đầu.
Bài 10 : Nung m gam hỗn hợp 2 muối cacbonat trung tính của 2 kim loại A và B đều có hoá
trị II. Sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác
dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch
Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Phần dung dịch đem cô cạn thì thu được 32,5 gam hỗn
hợp muối khan.
a. Viết các phương trình phản ứng và tính m.
b. Xác định 2 kim loại A, B.
Bài tập khối lượng mol trung bình
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 10,4 g một hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm thổ A,B thuộc 2 chu kỳ
kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn bằng dung dịch HCl ,sau phản ứng thấy có 6,72 lít khí H2
sinh ra ( ở đktc).
a. Tìm 2 kim loại A,B.
b. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 2: Để hòa tan hoàn toàn 5,04 gam hỗn hợp 2 muối Cacbonat của 2 kim loại thuộc phân
nhóm chính nhóm I,cần dùng x gam HCl,sau khi kết thúc phản ứng thấy có 0,896 lít khí CO2
thoát ra ở (đktc) và dung dịch A có chứa y gam hỗn hợp muối.
a. Tính giá trị x
b. Xác định tên 2 kim loại và tính giá trị y.
Bài 3: Cho 7,6 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn
tác dụng với dung dịch HCl dư,sau phản ứng thu được 5,6 lít H 2 (đktc) và dung dịch B.Xác
định tên kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 4: Cho 2g hỗn hợp gồm Fe và kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,12

lít H2 (đktc).Mặt khác,nếu hòa tan 4,8g kim loại hóa trị II đó cần chưa đến 500 ml dung dịch
HCl 1M.Xác định kim loại hóa trị II.
Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 2,84 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại phân nhóm
IIA và thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn bằng dung dịch HCl ta thu được dung
dịch X và 672 ml CO2 (ở đktc).
1. Hãy xác định tên hai kim loại.
2. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 7: Hòa tan một ít hỗn hợp A gồm 2 kim loại kiềm X,Y thuộc 2 chu kỳ liên tiếp vào nước
thu được dung dịch D và 0,336 lít H 2 (đktc). Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch D, sau đó
cô cạn dung dịch sản phẩm thu được 2,075 gam hỗn hợp muối khan.Xác định tên hai kim
loại X, Y.
Bài 8: Hòa tan hết 4,6 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại X, Y ( X, Y là hai
kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA) bằng dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít CO2 (đktc).
Hãy xác định tên hai kim loại X,Y.
Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

13


SĐT : 0987898268

Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 17 gam hỗn hợp A chứa hai kim loại kiềm X, Y kế tiếp nhau vào
nước, sau phản ứng thu được 6,72 lít H2 (đktc).
a. Hãy xác định tên hai kim loại X,Y.
b. Tính thành phần % của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Bài 10: Hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại A, B ( A,B là hai kim loại kế tiếp
nhau trong nhóm IIA). Hòa tan hết 3,6 gam hỗn hợp X trong dung dịch HCl thu được khí Y.
Cho toàn bộ khí Y hấp thụ hoàn toàn vào 3 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,015M, kết thúc phản ứng
thu được 4 gam kết tủa.
a. Hãy xác định tên hai kim loại A,B.

b. Tính thành phần % của mỗi muối trong hỗn hợp X.
Bài 11: Hoà tan hết 4,52g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A và B kế tiếp nhau trong
phân nhóm chính nhóm II bằng dung dịch HCl 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch C và
1,12 lít khí CO2 (đo ở đktc).
1/ Xác định tên và ký hiệu hai nguyên tố kim loại trên.
2/ Tính tổng khối lượng của muối tạo thành trong dung dịch C.
3/ Toàn bộ lượng khí CO2 thu được ở trên được hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch
Ba(OH)2.Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Ba(OH)2 để:
a/ Thu được 1,97g kết tủa.
b/ Thu được lượng kết tủa nhỏ nhất và lớn nhất.

Dạng phản ứng oxi hóa khử
Bài 1: (PP giải toán hoá vô cơ - Quan Hán Thành)
Hoà tan 22,064g hỗn hợp X gồm Al và Zn vừa đủ với 500ml dd HNO 3 loãng thu
được dd A và 3,136 lit (đkc) hỗn hợp khí Y gồm 2 khí không màu (trong đó có 1 khí hoá
nâu ngoài không khí), khối lượng hỗn hợp khí Y là 5,18g. Tính % số mol mỗi kim loại
trong hỗn hợp X.Cô cạn dd A thu được bao nhiêu gam muối khan
Đáp số: %Al = 11,53%, %Zn = 88,47%. mmuối = 69,804 g
Bài 2: (Đề thi HSG tỉnh Phú Thọ năm 2003 - 2004)
Cho 12,45g hh X gồm Al và kim loại M(II) tác dụng với dd HNO 3 dư thu được 1,12
lit hh khí (N2O và N2) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18,8 và dd Y .Cho Y tác dụng với dd
NaOH dư thu được 0,448 lit khí NH 3.Tìm kim loại M và khối lượng mỗi kim loại trong
X .Biết nX = 0,25 mol các khí đo ở đkc.
Đáp số: M là Zn. mAl = 0,1. 27 = 2,7 g . mZn = 0,15.65 = 9,75 g
Bài 3: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Cao Thị Thiên An)
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R 1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R 1, R2 không tác dụng với
nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng
hoàn toàn với dd Cu(NO3)2 thì thu được m g Cu. Cho m g Cu tác dụng hết với dd HNO 3 dư
thu được 1,12 l khí NO duy nhất ở đktc. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn
với dd HNO3 thì thu được bao nhiêu lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc. ĐS: VN = 22,4.0,015

= 0,336 lit
2

14 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình


SĐT : 0987898268

Bài 4 : Cho m gam kim loại A tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng thu được 0,672 lít NO
(ở đktc) , cô cạn dd sau phản ứng thu được 12,12 gam tinh thể A(NO 3)3.9H2O . Kim loại A là
Đáp số: Kim loại : Fe
Bài 5:
Khi cho 9,6 g Mg tác dụng hết với ddH2SO4 đậm đặc, thấy có 49 g H2SO4 tham gia
phản ứng, tạo muối MgSO4 , H2O và sản phẩm khử A. Xác định A?
Đáp số: A là H2S
Bài 6:
Cho hỗn hợp bột kim loại A gồm 0,02 mol Fe, 0,04 mol Al, 0,03 mol Cu và 0,015 mol
Zn hòa tan hết vào dung dịch HNO3 thu được V lit hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so
với Hidro là 16,75.Tính V (ở đktc).
Đáp số: V = 0,896 (lít)
Bài 7:
Hỗn hợp A gồm 0,05 mol Mg, 0,02 mol Al và 0,04 mol Fe tác dụng hết với dd HNO 3
thu được V lit hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với Hidro bằng 20.
Tính V ( đo ở đktc ).
Đáp số: V = 1,792 (lít)
Bài 8:
Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO 3 dư được 1,12 lít hỗn hợp X
(đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so H2 bằng 21,4. Hãy tính tổng khối lượng muối nitrat tạo
thành. Đáp số: mmuối = 5,69 gam
Bài 9:

Hoà tan hoàn toàn 4,431 gam hỗn hợp Al, Mg bằng dd HNO 3 loãng thu được dung
dịch A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí không mầu có khối lượng 2,59 gam, trong đó có một
khí bị hoá nâu trong không khí.
1. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
2. Tính số mol HNO3 đã phản ứng.
3. Khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
Đáp số:
1. %Al = 12,798% và % Mg = 87,204%
2. n HNO = 0, 49mol 3. mmuối = 28,301 gam
Bài 10: Hòa tan 2,4 g hỗn hợp Cu và Fe có tỷ lệ số mol 1:1 vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng.
Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol một sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Xác
định sản phẩm đó
Đáp số: SO2
Bài 11: Có 3,04 gam hỗn hợp Fe và Cu hoà tan hết trong dung dịch HNO 3 tạo thành 0,08 mol
hỗn hợp NO và NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 21. Xác định % theo khối lượng mỗi kim loại
trong hỗn hợp ban đầu? Đáp số: %Fe = 36,84%; %Cu = 63,16%
3

Dạng CO, H2 khử oxit bazơ
Bài 1: Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và FexOy bằng H2 dư ở nhiệt độ cao thu được 17,6
gam hỗn hợp 2 kim loại. Tính khối lượng H2O tạo thành sau phản ứng.
Bài 2: Khử hết m gam Fe3O4 bằng CO thu được hỗn hợp A gồm FeO và Fe. A
tan vừa đủ trong 0,3 lít dung dịch H2SO4 1M cho ra 4,48 lít khí (đktc). Tính m?
Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

15


SĐT : 0987898268


Bài 3: Dẫn từ từ V lít khí CO (đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm
CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn
toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Tính V.
Bài 4: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn
gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp
rắn giảm 0,32 gam. Tính V .
Bài 5: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), sau phản
ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Xác định công thức của X và Tính V .
Bài 6: Hỗn hợp A gồm CuO và một oxit của kim loại hóa trị II( không đổi ) có tỉ lệ mol 1: 2.
Cho khí H2 dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp A nung nóng thì thu được hỗn hợp rắn B. Để hòa tan
hết rắn B cần dùng đúng 80 ml dung dịch HNO3 1,25M và thu được khí NO duy nhất.Xác
định công thức hóa học của oxit kim loại. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Dạng CO2 (SO2) tác dụng với NaOH và Ca(OH)2
BÀI 1. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH aM và
Ca(OH)2 bM thu được 8 gam kết tủa và dung dịch X chỉ chứa 21,12 gam muối. Tính giá trị
của a, b.
BÀI 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc)vào 300 ml dung dịch có chứa Ca(OH)2 aM và
NaOH bM, sau phản ứng kết thúc thu được 2 gam kết tủa A và dung dịch B có chứa 6,66
gam muối. Tính a, b.
BÀI 3: Hấp thụ hoàn toàn 0,896 lít CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch có chứa Ba(OH) 2 aM
và KOH bM, sau phản ứng kết thúc thu được 1,97 gam kết tủa A và dung dịch B có chứa
3,76 gam muối. Tính a, b.
BÀI 4: Hấp thụ hoàn toàn 15,68 lít CO 2 (đktc) vào 300 ml dung dịch có chứa Ba(OH) 2 aM
và KOH bM, sau phản ứng kết thúc thu được 59,1 gam kết tủa A và dung dịch B có chứa
47,6 gam muối. Tính a, b.
Bài 5: : Sục từ từ a mol khí CO2 vào 800 ml dung dịch X gồm KOH 0,5M và Ba(OH)2
0,2M. Tìm điều kiện của a để thu được khối lượng kết tủa lớn nhất.
Bài 6. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO 2(đkc) vào dd chứa 16g NaOH thu được dung dịch
X. Tính khối lượng muối tan trong dd X.
Bài 7. Hấp thụ hoàn toàn 15,68 lít khí CO2( đktc) vào 500 ml dd NaOH có nồng độ C mol/lít.

Sau phản ứng thu được 65,4 gam muối. Tìm C.
Bài 8. Cho 4,48 lít hỗn hợp khí A gồm SO 2 và CO2 có tỉ khối so với hiđrô là 27. Tính thể tích
dung dịch NaOH 1M nhỏ nhất để hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí A .
Bài 9. Hoà tan 20 gam hỗn hợp X gồm MgCO 3 và RCO3 (tỉ lệ mol là 1:1) bằng dung dịch
HCl. Lượng khí sinh ra hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch A.
Thêm BaCl2 dư vào A thu được 39,4 gam kết tủa. Tìm R và khối lượng các muối trong X.
Bài 10. Hấp thụ hết 3,36 lit CO 2 (đktc) vào cốc đựng 200 gam dung dịch KOH a% thu được
17,66 gam muối. Tính a và nồng độ % các chẩt trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài 11. Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO 2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH) 2 thì thu được
hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Tìm mối liên hệ giữa a và b.
Bài 12. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO 2(đkc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a
mol/lít,thu được 15,76g kết tủa .Tìm a.
Nhôm và hợp chất của Nhôm
16 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình


SĐT : 0987898268

Bài 1: khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vao dung dịch chứa hỗn hợp gồm x mol AlCl3
và y mol FeCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên sơ đồ sau:
Số gam kết tủa
m

0

0,66

Z 0,8

Số mol NaOH


a. Tính x, y.
b. Cho Z = 0,74 mol thu được m gam kết tủa. Tính m.
Bài 2: Cho một lượng kim loại Al vào 100 gam dung dịch H 2SO4 19,6%, sau phản ứng thấy
có 3,36 lít H2 (đktc) thoát ra và dung dịch A. Cho m gam Na vào dung dịch A thấy có V lít H 2
(đktc) thoát ra, 3,9 gam kết tủa và dung dịch B.
a. Tính m và V.
b. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch B. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 3: Thực hiện thí nghiệm: cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào cốc chứa 200 ml dung dịch
Al2(SO4)3, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol kết tủa thu được phụ thuộc
vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị hình bên. Tính nồng độ mol của dung dịch
Al2(SO4)3 trong thí nghiệm trên.
Số mol Al2(SO4)3

0
180
340 V (ml ) NaOH
Bài 4: Cho 12,33 gam kim loại bari vào 300 gam dung dịch FeCl2 1,27% và Al2(SO4)3 1,71%.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X. Tính nồng độ
phần trăm của các chất tan có trong dung dịch X (coi nước bay hơi không đáng kể).
Bài 5: Cho m gam Na và 50 ml dung dịch HCl aM. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A vào 50 ml dung dịch AlCl3 0,5M,
phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa và dung dịch B.
a. Tìm m và a.
b. Cho 0,448 lít CO2 (đktc) từ từ vào dung dịch B. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài tập tổng hợp
Bài 1:
Cho 27,4 gam bari vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2% , thu được khí A , kết tủa B và
dung dịch C.
1. Tính thể tích khí A (đktc)

Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

17


SĐT : 0987898268

2. Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam
chất rắn?
3. Tính nồng độ % chất tan trong dung dịch C.
Bài 3: Cho 50ml dung dịch Fe 2(SO4)3 tác dụng với 100ml dung dịch Ba(OH) 2. Kết tủa thu
được sau khi làm khô và nung ở nhiệt độ cao thì cân được 0,859 gam. Nước lọc còn lại phản
ứng với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M tạo ra chất kết tủa, sau khi nung cân dược 0,466 gam.
Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng và tính nồng độ mol của các dung dịch
đầu?
Bài 4: Hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe2O3, CuO. Để hòa tan hoàn toàn 4,22gam hỗn hợp X cần
vừa đủ 800ml dung dịch HCl 0,2M. Lấy 0,08mol hỗn hợp X cho tác dụng với H 2 dư thấy tạo
ra 1,8gam H2O. Viết phương trình phản ứng và tính thành phần % về khối lượng mỗi oxit
trong hỗn hợp X?
Bài 5: Cần hòa tan bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200g dung dịch CuSO4 4% để
được dung dịch CuSO4 có nồng độ 14%.
Bài 6 :
1- Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO 3)2 và 0,4 mol HCl. Lắc
đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng
bằng 0,7m và V lít khí (đktc). Tính V và m ?
2- Nung hoàn toàn 30 gam CaCO 3 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm khí thu được vào 800ml dung
dịch Ba(OH)2, thấy thu được 31,08 gam muối axit. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch
Ba(OH)2 ?
Bài 10: Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam hỗn hợp MgCO 3, CaCO3, BaCO3 thu được khí Z. Cho
khí Z hấp thu hết vào nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và dung dịch T. Đun nóng

dung dịch T tới phản ứng hoàn toàn thấy tạo thành thêm 6 gam kết tủa. Hỏi phần trăm về
khối lượng của MgCO3 nằm trong khoảng nào ?
Bài 11: Một hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe 2O3. Nếu hoà tan a gam hỗn hợp trên bằng dung dịch
HCl dư thì khối lượng H 2 thoát ra bằng 1% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a
gam hỗn hợp trên bằng H2 dư thì thu được khối lượng nước bằng 21,15% khối lượng hỗn
hợp đem thí nghiệm. Xác định phần trăm về khối lượng mỗi chất có trong a gam hỗn hợp
trên.
Bài 12: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%, sau phản
ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,195%. Thêm vào X một lượng
bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng
độ HCl còn lại là 21,11%. Tính nồng độ % của các muối có trong dung dịch Y.
Bài 13: Trộn 200 ml dung dịch HCl 2M với 200 ml dung dịch H2SO4 2,25M (loãng)
được dung dịch A. Biết dung dịch A tác dụng vừa đủ với 19,3 g hỗn hợp Al và Fe thu được
V lít khí H2 (đktc) và dung dịch B.
1.Tính khối lượng Al, Fe trong hỗn hợp ban đầu.
2. Tính thể tích khí hiđrô thoát ra ở đktc.
3. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch B.
Bài 14: Hỗn hợp A có khối lượng 8,14 gam gồm CuO, Al2O3 và một oxit của sắt. Cho H2 dư
qua A nung nóng, sau khi phản ứng xong thu được 1,44 gam H2O. Hoà tan hoàn toàn A cần
dùng 170 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M, được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch
NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, được 5,2
gam chất rắn. Xác định công thức của oxit sắt và khối lượng của từng oxit trong A
18 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình


SĐT : 0987898268

Bài 15: A là hỗn hợp hai muối cacbonat trung hòa của kim loại nhóm IA và nhóm IIA. Hòa
tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp A bằng 300 ml dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 3,36 lít
CO2 (đktc) và một dung dịch B.

1. Cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam muối khan.
2. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
3. Nếu tỉ lệ mol của muối cacbonat kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại
hóa trị II trong hỗn hợp là 2:1. hãy tìm công thức hai muối.biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn.
Bài 16 : Có hỗn hợp A gồm: Al, Mg, Cu. Hòa tan m gam A trong dung dịch NaOH dư thu
được 3,36 lít khí (đktc) và phần không tan B. Hòa tan hết B trong dung dịch H2SO4 đặc nóng
thu được 2,24 lít SO2 (đktc) và dung dịch C.Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu
được kết tủa D.Nung kết tủa D đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E.Cho E tác dụng
với H2 dư, nung nóng thu được 5,44 gam chất rắn F. Tính thành phần % khối lượng các chắt
trong A và F.Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 17: Cho một luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 15,3 gam hỗn hợp FeO và ZnO nung
nóng, thu được một hỗn hợp chất rắn có khối lượng 12,74 gam.Biết rằng hiệu suất của các
phản ứng đều đạt 80%.Tính thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 18: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và K2CO3 và 55,426 gam nước để được
55,44ml dung dịch có khối lượng riêng là 1,082 g/ml ( bỏ qua sự biến đổi thể tích). Cho từ từ
dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch trên đến khi thoát ra 1,1 gam khí thì dừng lại. Dung dịch
thu được cho tác dụng với nước vôi trong dư, thấy tạo ra 1,5 gam kết tủa.
1. Tính m
2. Tính nồng độ % của mỗi muối trong dung dịch ban đầu.
3. tính thể tích dung dịch HCl 0,1M đã dùng.
Bài 19: Hòa tan hết 18,1 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, ZnO Cần 500 gam dung dịch
H2SO4, sau phản ứng thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu
được kết tủa B và dung dịch C. Lọc tách kết tủa B cho tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thì
thu được dung dịch D, cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch D thu được kết tủa E và 3,36
lít khí G (đktc). Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch C thu được thu được 9,9 gam kết tủa H.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. Xác định các chất có trong A, B, C, D, E, G, H và viết phương trình phản ứng xảy
ra.
2. Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu và nồng độ % của dung dịch

H2SO4 đã dùng.
Bài 20: Dung dịch A có chứa các muối MgSO4 , Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3
- Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch A, thu được kết tủa B và dung dịch
C. Lọc lấy kết tủa B, sau đó đem nung kết tủa B đến khối lượng không đổi thu được 23,52
gam chất rắn D. Chia dung dịch C thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: sục khí CO2 dư vào cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết
tủa E, sau đó đem nung kết tủa E đến khối lượng không đổi thu được 5,712 gam chất rắn F.
- Phần 2: cho dung dịch BaCl2 dư vào thu được 97,627 gam kết tủa G.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch A.
Bài 21: Cho một luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 15,3 gam hỗn hợp FeO và ZnO
Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

19


SĐT : 0987898268

Nung nóng, thu được một hỗn hợp chất rắn có khối lượng 12,74 gam. Biết hiệu suất của phản
ứng đều đạt 80%.
1. Tính thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
2. Để hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng trên dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 2M và thu
được dung dịch D. Tính V và thể tích tối thiểu của dung dịch NaOH 1M cần dung dcho vào
dung dịch D đến khi thu được kết tủa nhỏ nhất. Biết rằng Zn(OH)2 tan trong NaOH theo
PTHH: Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O
Bài 22: Hòa tan m gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 vào 55,426 gam nước để được 55,44 ml
dung dịch có khối lượng riêng là 1,082 g/ml( bỏ qua sự biến đổi thể tích). Cho từ từ dung
dịch HCl 0,1M vào dung dịch trên đến khi thoát ra 1,1 gam khí thì dừng lại. Dung dịch thu
được cho tác dụng với nước vôi trong dư, thấy tạo ra 1,5 gam kết tủa.
1. Tính m.

2. tính nồng độ % của mỗi muối trong dung dịch đẩu.
3. tính thể tích dung dịch HCl 0,1M đã dùng.
Bài 23: Dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1,4M và H2SO4 0,5M.Cho V lít dung dịch chứa hỗn
hợp NaOH 2M và Ba(OH)2 4M vào 500 ml dung dịch A được kết tủa B và dung dịch C. Cho
thanh Al vào dung dịch C sau phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít H2 (đktc). Tính V.
Bài 24: Cho a gam hỗn hợp A gồm: Ba, Al, Fe tác dụng với nước dư thu được 8,96 lít khí H2.
Nếu lấy 2a gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 24,64 lít khí H2. Nếu
lấy 4a gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 67,2 lít khí H2. Biết các
thể tích khí đo ở đktc .Tính a và phần trăm về khối lượng của từng kim loại trong A.
Bài 25: Lấy 14,7 gam hỗn hợp A gồm các kim loại Mg, Al, Fe cho tác dụng với NaOH dư,
sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Mặt khác cũng lấy 14,7 gam hỗn hợp A cho tác dụng với dung dịch
HCl dư, sinh ra 10,08 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch
NaOH dư, kết tủa tạo thành được rửa sạch, nung nóng trong không khí đến khối lượng không
đổi thu được m gam chất rắn. Tính m và tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
A.
Bài 26: Cho 1,752 gam hỗn hợp chứa Al, Fe tan hết trong 200 ml dung dịch HCl 1M thu
được dung dịch A và khí B. Cho 230 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi
thu được 1,47 gam chất rắn C. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban
đầu.
Bài 27: Hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Cu có khối lượng 39,85 gam. Chia hỗn hợp X
làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: hoà tan hoàn toàn trong V lít dung dịch HCl 1,5M (dư 20% so với lượng phản ứng)
thu được 8,12 lít khí (đktc), dung dịch Y và 9,6 gam chất rắn không tan.
Phần 2: hoà tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nguội dư thu được khí A có mùi xốc và
dung dịch Z. Dẫn toàn bộ khí A vào 140 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch chứa
m gam muối.
a. Tính V và thành phần % về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính m.
Bài 28: Cho 12,33 gam kim loại bari vào 300 gam dung dịch FeCl2 1,27% và Al2(SO4)3

1,71%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X. Tính
nồng độ phần trăm của các chất tan có trong dung dịch X (coi nước bay hơi không đáng kể).
20 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình


SĐT : 0987898268

Bài 29: Hoà tan hoàn toàn 4,96 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe trong 400 ml dung dịch HCl
1,5M thu được dung dịch Y. Thêm 155 gam dung dịch NaOH 16% vào Y, sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa thu được, đem nung kết tủa ngoài không khí đến khối
lượng không đổi thu được 7,06 gam chất rắn. Tính thành phần phần trăm
khối lượng mỗi kim loại trong X
Bài 30: Người ta làm các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 150 ml dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch NaOH được một dung dịch
có tính kiềm có nồng độ 0,1M.
Thí nghiệm 2: Cho 350 ml dung dịch HCl vào 150 ml dung dịch NaOH được một dung dịch
có tính axit có nồng độ 0,05M. Biết rắng, khi pha trộn thể tích dung dịch hao hụt không đáng
kể. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl và dung dịch NaOH ban đầu.
Tính chất
Bài 1 . Cho kim loại Natri vào dung dịch hai muối Al 2(SO4)3 và CuSO4 thì thu được khí A,
dung dịch B và kết tủa C. Nung kết tủa C được chất rắn D. Cho hiđrô dư đi qua D nung nóng
được chất rắn E. Hoà tan E vào dung dịch HCl dư thấy E tan một phần. Giải thích và viết
phương trình hoá học các phản ứng.
Bài 2: Viết phương trình xảy ra giữa mỗi chất trong các cặp sau đây:
A. Ba và d2 NaHCO3
C. K và d2 Al2(SO4)3
D. Mg và d2 FeCl2
B. Khí SO2 và khí H2S D. d2 Ba(HSO3)2 và d2 KHSO4 E. Khí CO2 dư và d2 Ca(OH)2
Bài 3: Tham khảo. Cho các dd muối A, B ,C ,D chứa các gốc axit khác nhau . Các muối B,
C đốt trên ngọn lửa vô sắc phát ra ánh sáng màu vàng .

- A tác dụng với B thu được dung dịch muối tan , kết tủa trắng E không tan trong nước
là muối có gốc axit của axit mạnh , và giải phóng khí F không màu , không mùi , nặng hơn
không khí .Tỉ khối hơi của F so với H2 bằng 22.
- C tác dụng với B cho dd muối tan không màu và khí G không màu , mùi hắc , gây gạt
,nặng hơn không khí, làm nhạt màu dung dịch nước brôm.
- D tác dụng với B thu được kết tủa trắng E.Mặt khác D tác dụng với dung dịch
AgNO3 tạo kết tủa trắng. Hãy tìm A,B,C ,D,E ,F ,G và viết các PTHH xảy ra.
Bài 4: a/ Viết phương trình phản ứng của Ba(HCO3)2 với mỗi chất sau :
Ca(OH)2, HNO3, K2SO4, KHSO4, H2SO4, dung dịch ZnCl2 .
b/ Viết 7 phương trình phản ứng thể hiện các phương pháp khác nhau để điều chế muối
ZnCl2.
Bài 5: Một hỗn hợp X gồm các chất: K2O, KHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng
nhau. Hoà tan hỗn hợp X vào nước, rồi đun nhẹ thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M.
Xác định các chất trong Y, Z, M và viết phương trình phản ứng minh họa.
Bài 6: 1. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 thu được kết tủa A, dung dịch B. Thêm một lượng
dư bột nhôm vào dung dịch B thu được dung dịch C và khí H2 bay lên. Thêm dung dịch
K2CO3 vào dung dịch C thấy tách ra kết tủa D. Xác định thành phần A, B, C, D và viết các
phương trình phản ứng xảy ra.
2. Chỉ dùng bơm khí CO2, dung dịch NaOH không rõ nồng độ, hai cốc thủy tinh có
chia vạch thể tích. Hãy nêu cách điều chế dung dịch Na2CO3 không lẫn NaOH hay NaHCO3
mà không dùng thêm hóa chất và các phương tiện khác.
Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

21


SĐT : 0987898268

Bài 7: Cho hỗn hợp A gồm Al, Cu, Fe 3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được dung
dịch B, khí SO2 thoát ra. Nếu cho hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch C,

chất rắn không tan D và khí E. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa F.
Nung F ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G, cho khí CO dư qua
G nung nóng đến khối lượng không đổi thu được chất rắn H.
Xác định các chất có trong B, C, D, E, F, G, H và viết các phương trình phản ứng xảy ra .
Bài 8: Cho hỗn hợp A gồm: Al, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được khí B,
dung dịch C và chất rắn D, lọc chất rắn D. Cho NaOH dư vào trong dung dịch C được dung
dịch E và kết tủa F. Lấy F nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Sục khí CO 2 dư
vào dung dịch E. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 9: Cho một mẩu Na vào dung dịch có chứa Al2(SO4)3 và CuSO4 thu được khí A, dung
dịch B và kết tủa C. Nung kết tủa C đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Cho H2
dư đi qua D nung nóng được chất rắn E (giả sử hiệu suất các phản ứng đạt 100%). Hòa tan E
trong dung dịch HCl dư thì E chỉ tan một phần. Giải thích thí nghiệm bằng các phương trình
phản ứng.
Bài 10: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn A, khí D. Hòa
tan chất rắn A trong nước dư, thu được dung dịch B và kết tủa C. Sục khí D (dư) vào dung
dịch B thấy xuất hiện kết tủa. Hòa tan C trong dung dịch NaOH dư thấy tan một phần.
Xác định A, B, C, D. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 11: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 thu được kết tủa A, dung dịch B. Thêm một lượng dư
bột nhôm vào dung dịch B thu được dung dịch C và khí H2 bay lên. Thêm dung dịch K2CO3
vào dung dịch C thấy tách ra kết tủa D. Xác định thành phần A, B, C, D và viết các phương
trình phản ứng xảy ra.
Bài 12: Nhiệt phân một lượng MgCO3 trong một thời gian, được chất rắn A và khí B. Cho
khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH được dung dịch C. Dung dịch C tác dụng với
BaCl2 và với KOH. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư được khí B và dung dịch D. Cô
cạn dung dịch D được muối khan E. Điện phân E nóng chảy được kim loại M. Xác định các
chất và viết phương trình hóa học xảy ra.
Bài 13: Hỗn hợp A gồm: Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong dung dịch NaOH dư được hỗn
hợp chất rắn A1, dung dịch B1 và khí C1. Khí C1 dư cho tác dụng với A nung nóng được hồn
hợp chất rắn A2. Dung dịch B1 tác dụng với H2SO4 loãng dư được dung dịch B2. Chất rắn A2
tác dụng với H2SO4 đặc nóng được dung dịch B3 và khí C2. Cho B3 tác dụng với bột sắt được

dung dịch B4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
nSO2

=α .
Bài 14: Chất X khi phản ứng hoàn toàn với H2SO4 ( đặc, nóng) tạo ra SO2 với tỉ lệ n
H SO
Biết X có thể là một đơn chất hoặc muối. Hãy xác định X theo các giá trị sau của α : 0,5 ; 0,9
; 1 và 1,5.
Giải
α = 0,5 
→ X là kim loại
2

n
t
2M + 2nH2SO4(đ) 
= 0,5
→ M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O α =
2n
α = 0,9 
→ X là FeS
t
2FeS + 10H2SO4 (đ)

→ Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O
α = 1 
→ X là C hoặc muối sunfit trung hoà
t
C + 2H2SO4 (đ) 
→ CO2 + 2SO2 + 2H2O

0

0

0

22 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

4


SĐT : 0987898268
t
Na2SO3 + H2SO4 (đ) 
→ Na2SO4 + SO2 + H2O
α = 1,5 
→ X là S
t
S + 2H2SO4 (đ) 
→ 3SO2 + 2H2O
Bài 16: Đốt cháy cacbon trong oxi ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với
FeO nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch nước vôi
trong thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại thu được kết tủa K. Cho C tan trong
dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được
kết tủa hiđroxit F. Nung F trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G.
Xác định các chất A, B, C, D, K, E, F. Viết các PTHH xảy ra.
Bài 17: Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, Fe.
Cho A tan trong dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn B, dung dịch C và khí D. Cho khí
D dư tác dụng với A nung nóng được chất rắn A1. Dung dịch C cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch C1. Chất rắn A1 tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng (vừa
đủ) thu được dung dịch E và khí F. Cho E tác dụng với bột Fe dư được dung dịch H. Viết các

PTHH xảy ra.
0

0

Chuyển hóa
Bài 1 . Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau, xác định rõ các chất ứng với kí hiệu A, B, C, D, E,
F, G. (A, B, C, D, E, F, G là các chất vô cơ)
Fe(nóng đỏ) + O2 →A
A + HCl → B + C + H2O
B + NaOH → D + G
C + NaOH → E + G
D + O2 + H2O→ E
t
E →
F + H2O
0

Bài 2
1.Chọn các chất X, Y, Z, T thích hợp và viết các phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ biến
hoá sau:
(1)

X
(2)

Y
Z

FeSO4


(4)

FeCl2

(5)

Fe(NO3)2

(6)

X

(7)

T

(8)

Z

(3)

Bài 3. Cho sơ đồ biến hóa sau:
+E
X + A
(1)
(5)
F
+G

+E
X + B
(2)
(6)
H
(7)
F
Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

23


SĐT : 0987898268

Fe
(3)
X +

+I

+L

C

K
(4)

X +

(8)

+M
(10)

D

Bài 4:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
A1.

A2,

NaCl

X

A3,
NaCl

H + BaSO4
(9)
+G
(11)

H

A4
NaCl

NaCl


B1,
B2.
B3 ,
B4
Xác định các chất A1. A2, A3, A4, B1, B2. B3 , B4 viết các phương trình hóa học, ghi rõ điều
liện PƯ (nếu có).
Bài 5 : Chọn các chất A,B,C thích hợp và viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện
phản ứng nếu có) theo sơ đồ biến hoá sau:
A
( 4)
(5)
( 6)
(1)
(7)
(8 )
B →
Fe2(SO4 )3 → FeCl3 → Fe(NO3)3 → A →
B →
C
C
Bài 6 : Viết phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển hóa sau:
A
B
C
A
Fe
F
A
D
E

Biết rằng A + HCl
B + D +H2O
Bài 7: Viết các PTHH thực hiện chuỗi biến hóa sau:
Zn → ZnCl2 → Zn(NO3)2 → Zn(OH)2 → ZnO → Zn → ZnSO4


Na2ZnO2 → Zn(OH)2 → ZnSO4 → ZnCl2 → Zn(OH)2 → K2ZnO2 → KCl → KNO3
Bài 8 : Tìm các chất vô cơ thích hợp, hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
t
a). (A) + (B) →
(C) rắn, đen
b). (C) + HCl →(D) + (E)↑
t
c). (A) + HCl →(D) + (F)↑
d). (F) + (B) →
(E)↑
e). (G) + (E) →(I) + H2O
f). (I) + FeSO4 →(C)↓ + (J)
Bài 9 : Cho các chất Al2O3, Al(NO3)3, NaAlO2, Al2(SO4)3, Al(OH)3, AlCl3, Al. Hãy lựa chọn
và sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hoá (theo sơ đồ thẳng X →Y →Z →
….T). Viết phương trình phản ứng minh họa (ghi rõ điều kiện nếu có).
o

o

Bài 10: ) Chọn các chất thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành các phản ứng hóa học sau:
→ ......+ ......
a) Ba + H2O 
→ ...... + ....... + H2O
b) Fe3O4 + H2SO4(loãng) 

→ ........+ H2O
c) MxOy + HCl 
→ .....+ NaOb + ....
d) Al + HNO3 

24 Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình


SĐT : 0987898268

Bài 11: Hoàn thành sơ đồ biến hoá sau:
+O 2
→
X(k) 

H 2O
+
→

A(k)

+ ddBaCl 2
B(dd)  → C(r)

+ O 2(t 0 )

→
FeS2  

d d BaCl2


Y(r)

+ddHCl
 →

+ddNaOH
 →

D(dd)

E(r)

ddB
→ F(dd)

Bài 12: Viết các PTHH theo sơ đồ biến hoá sau:
1
2
3
4
5
6
→
→
→
→
→
→
Fe 

FeCl2 
FeCl3 
Fe(OH)3 
Fe2O3 
Fe2(SO4)3 
Fe(NO3)3
7

13

14

15

8
9
10
11
12
→
→
Fe(OH)2 
FeO 
Fe →
FeCl3 →
FeCl2 →
Fe(NO3)2
Bài 13: Xác định công thức hóa học của A, B, D, E,… và viết các phương trình hóa học xảy
ra? (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
(A) + (B) → (D) + Ag$

(E) + HNO3 → (D) + H2O
(D) + (G) → (A)
(B) + HCl → (L)$ + HNO3
(G) + HCl → (M) + H2$
(M) + (B) → (L)$ + Fe(NO3)2

Nhận biết
Bài 1. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn:
NH4Cl, MgCl2; FeCl2; AlCl3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2 : Chỉ dùng một thuốc thử hãy phân biệt các dung dịch sau:
NaOH, CuSO4, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, NH4Cl, AlCl3
Câu 3: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các chất bột màu tương tự nhau ,
chứa trong các lọ mất nhãn sau:CuO, Fe3O4,(Fe + FeO), Ag2O, MnO2. Viết các PTHH xảy ra.
Câu 4
Có 5 mẫu kim loại :Ba, Mg, Fe, Ag, Al chỉ dùng dung dịch H 2SO4 loãng (không được dùng
chất khác ). Hãy nhận biết ra 5 kim loại trên.
Bài 5 : Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết
từng dung dịch trên mà không dùng thêm hóa chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy
ra.
Bài 6: Có ba lọ đựng ba chất rắn KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi lọ
bằng phương pháp hóa học.
Bài 7 : Chỉ dùng thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các chất bột có mầu tương tự nhau, chứa
trong 5 lọ riêng biệt bị mất nhãn sau: CuO; Fe3O4; Ag2O; MnO2; (Fe + FeO).
Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra
Bài 8 : Chỉ dùng dung dịch HCl, bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 6 lọ hóa chất
đựng 6 dung dịch sau: FeCl3, KCl, Na2CO3, AgNO3, Zn(NO3)2, NaAlO2. Viết các phương
trình phản ứng xảy ra (nếu có).
Đào Văn Chung - Trường THCS Cư Yên - Lương Sơn - Hòa Bình

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×