Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất, kinh doanh chăn nuôi lợn tại địa bàn xã Dương Quỳ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.35 KB, 74 trang )

HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LƢƠNG VĂN CƢƠNG
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI SẢN
XUẤT, KINH DOANH LỢN TẠI ĐỊA BÀN XÃ DƢƠNG QUỲ - VĂN
BÀN - LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------



LƢƠNG VĂN CƢƠNG
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI SẢN
XUẤT, KINH DOANH LỢN TẠI ĐỊA BÀN XÃ DƢƠNG QUỲ - VĂN
BÀN - LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Lớp

: K43 - KTNN

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Dƣơng Xuân Lâm


Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu
nhập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Đề tài không
trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Thái nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lƣơng Văn Cƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống
lại những kiến thức, lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.
Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời đáp ứng được những nhu cầu khắt
khe của nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp ra trường. Được sự nhất trí của nhà
trường và ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, tôi tiến hành
thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất,
kinh doanh chăn nuôi lợn tại địa bàn xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào
Cai”.


Hoàn thành bài khóa luận này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo ThS.Dương Xuân Lâm, người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong và
ngoài khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân xã Dương Quỳ,
người dân địa phương đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã hết sức cố gắng nhưng do
thời gian thực tập và kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn
chế. Vì vậy bản khóa luận này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và
thiếu sót. Vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo
và toàn thể các bạn để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lƣơng Văn Cƣơng


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sản xuất thịt trên thế giới qua 3 năm (2012 - 2014)......................... 7
Bảng 2.2. Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính ................................. 10
Bảng 2.3. Số lượng và sản lượng thịt lợn của tỉnh Lào Cai qua 3 năm (2012 2014)................................................................................................................ 11
Bảng 2.4. Tình hình chăn nuôi lợn của huyện Văn Bàn qua 3 năm (2012 2014)................................................................................................................ 12
Bảng 3.1. Số hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn .................................................... 15
Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2012 - 2014) ..... 24
Bảng 4.2. Biến động diện tích đất đai của xã qua 3 năm (2012 - 2014) ......... 27
Bảng 4.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã qua 3 năm (2012- 2014) ...30
Bảng 4.4. Nhân khẩu và lao động của các hộ chăn nuôi lơn điều tra (2014) . 33

Bảng 4.5. Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ nuôi lợn điều tra (2014) ...... 34
Bảng 4.6. Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật của các nông hộ nuôi lợn. ... 35
Bảng4.7. Quy mô đàn lợn và lợn giống của các nông hộ điều tra (2014) ...... 37
Bảng 4.8. Sản lượng lợn xuất chuồng trong năm của các nông hộ điều tra
(2014 ) ............................................................................................................. 38
Bảng 4.9. Chi phí giống của các hộ điều tra (2014) ....................................... 39
Bảng 4.10. Chi phí thức ăn của các nông hộ điều tra (2014).......................... 40
Bảng 4.11. Chi phí thuốc thú y của các nông hộ điều tra ( 2014) .................. 41
Bảng 4.12. Chi phí lao động của các hộ điều tra (2014)................................. 41
Bảng4.13. Chi phí sản xuất lợn thịt của các hộ điều tra (2014) ...................... 42
Bảng 4.14. Kết quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra .................................... 43
Bảng 4.15. Hiệu quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra .................................. 44
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi
của các hộ điều tra (2014) ............................................................................... 45
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả chăn
nuôi của hộ điều tra (2014) ............................................................................. 46


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQC

: Bình quân chung

GO

: Tổng giá trị sản xuất

IC


: Chi phí trung gian

MI

: Thu nhập hỗn hợp

Pr

: Lợi nhuận kinh tế

TNBQ

: Thu nhập bình quân

TSCĐ

: Tài sản cố định

UBND

: Ủy ban nhân dân

VA

: Giá trị gia tăng


v


MỤC LỤC
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1
1. 2 Mục đích của đề tài ................................................................................................. 1
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập .......................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................. 2
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận............................................................................................................. 3
2.1.1. Vai trò và vị trí của chăn nuôi ............................................................................ 3
2.1.2. Đặc tính kỹ thuật của chăn nuôi lợn .................................................................. 4
2.1.3. Đặc điểm chính của nghề chăn nuôi lợn ở nước ta .......................................... 6
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 6
2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới................................................................. 6
2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam ................................................................. 9
2.2.3. Tình hình chăn nuôi lợn ở tỉnh Lào Cai...........................................................11
2.2.4. Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Văn Bàn .....................................................11
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..14
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................14
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................14
3.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................14
3.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu .........................................................14
3.3.2 Phương pháp thu nhập số liệu ...........................................................................16



vi

3.3.2.1 Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp...........................................................16
3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................16
3.3.2.3. Phương pháp điều tra .....................................................................................16
3.3.3 . Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo ..........................................................16
3.3.4 . Phương pháp tổng hợp thông tin .....................................................................17
3.3.5 Phương pháp phân tích SWOT .........................................................................17
3.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................17
PHẦN 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................20
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...............................................................................20
4.1.1 Vị trí địa lý của xã Dương Quỳ .........................................................................20
4.1.2 Điều kiện tự nhiên của xã Dương Quỳ .............................................................20
4.1.2.1 Địa hình, đất đai ...............................................................................................20
4.1.2.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn ............................................................................22
3.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Dương Quỳ ........................................................23
3.2.3.1 Tình hình dân số và lao động của xã .............................................................23
4.2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2012 - 2014) .......................26
4.2.3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã .........................28
4.2.3.4. Tình hình kinh tế của xã.................................................................................29
4.2.4. Đánh giá chung tình hình cơ bản .....................................................................31
4.2. Thực trạng chăn nuôi lợn của các hộ nông dân xã Dương Quỳ điều tra năm
2014 ...............................................................................................................................32
4.2.1. Nguồn lực sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt điều tra (2014) ................32
4.2.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .................................32
4.2.1.2. Tình hình đất đai của các nông hộ điều tra ..................................................34
4.2.1.3. Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật phục vụ sản xuất của các nông hộ .35
4.2.1.4. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất của các hộ điều tra ................................36
4.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn của các nông hộ điều tra tại xã Dương Quỳ năm 201436
4.2.2.1. Quy mô đàn lợn và lợn giống của các nông hộ điều tra .............................36



vii

4.2.2.2. Sản lượng xuất chuồng trong năm của các nông hộ điều tra năm 2014 .37
4.2.2.3. Chi phí chăn nuôi lợn của các hộ điều tra năm 2014 ..................................38
4.2.3. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn của các nông hộ ......................................42
4.2.3.1. Kết quả chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ điều tra ...................................43
4.2.3.2. Hiệu quả chăn nuôi lợn của các nông hộ điều tra........................................44
4.3. Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn của hộ điều tra
năm 2014.......................................................................................................................45
4.3.1. Ảnh hưởng của quy mô đàn lợn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi ............45
3.3.2 Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi tới hiệu quả và kết quả chăn nuôi.........45
4.4. Đánh giá chung về ngành chăn nuôi lợn ............................................................47
4.4.1. Những kết quả đạt được ....................................................................................47
3.4.2. Những tồn tại cần khắc phục ............................................................................48
4.5. định hướng và giải pháp .......................................................................................49
4.5.1. Định hướng chung .............................................................................................49
4.5.2. Giải pháp cụ thể phát triển chăn nuôi lợn........................................................49
4.5.2.1. Thay đổi nhận thức của người chăn nuôi .....................................................49
4.5.2.2. Vốn sản xuất ...................................................................................................50
4.5.2.3. Nhân lực ..........................................................................................................50
4.5.2.4. Con giống ........................................................................................................51
4.5.2.5. Thức ăn ............................................................................................................51
4.5.2.6. Thú y, phòng trừ dịch bệnh ...........................................................................52
4.5.2.7. Thị trường........................................................................................................53
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................54
5.1. Kết luận ..................................................................................................................54
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................57



1

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đã và đang đóng vai trò đáng kể trong kinh tế hộ gia
đình. Trong những năm gần đây, chăn nuôi ngày càng được chú trọng, đặc biệt là chăn
nuôi lợn. Nhằm tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
thị trường về chất lượng thịt, đòi hỏi công tác giống và thức ăn trong chăn nuôi cần được
coi trọng. Hiện nay nhằm tăng tỷ lệ thịt nạc, các giống lợn lai siêu nạc đã và đang được thử
nghiệm và đưa vào sản xuất ở nhiều địa phương trong cả nước.
Mặc dù đã có những chủ trương và chính sách khuyến khích phát triển trong
chăn nuôi, nhưng trong điều kiện sản xuất nông hộ ở Việt Nam nói chung và ở Lào
Cai nói riêng cần thiết phải có những nghiên cứu để hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi
hợp lý cho người nông dân. Một số giống lợn siêu nạc có những ưu điểm về chất
lượng thịt cao hơn các giống lợn địa phương và các giống lợn lai F1, nhưng trong
điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc nhất định, các giống lợn này có thể không phát
huy được ưu điểm của giống, đặc biệt là trong điều kiện chăn nuôi nông hộ hiện
nay. Gần đây, các giống lợn thuần nhập ngoại, lợn 3/4 máu ngoại đang được thử
nghiệm ở nhiều địa phương và ở nhiều nơi các giống lợn này đã mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn so với các giống lợn nuôi truyền thống. Từ những kết quả đó, ngành
nông nghiệp ở tỉnh Lào Cai đang có kế hoạch phát triển đàn lợn lai, lợn ngoại nhằm
đẩy mạnh chất lượng thịt lợn trong chăn nuôi hiện nay của địa phương.
Xuất phát từ thực tế đó, qua quá trình thực tập tại địa phương, em quyết định
chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh chăn nuôi
lợn tại địa bàn xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ” làm đề tài khóa
luận của mình.
1. 2 Mục đích của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở xã Dương Quỳ, huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cài. Từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và đề xuất
các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn xã một cách có hiệu quả.


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi lợn của các nông hộ và phân tích
yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn ở xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá những cơ hội lớn và các thách thức cơ bản của chăn nuôi lợn ở địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và phát huy
những lợi thế của vùng nhằm phát triển chăn nuôi lợn đạt hiệu quả tốt hơn trên địa
bàn xã trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các
câu hỏi sau:
- Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Dương Quỳ hiện nay như thế nào?
- Cách chăn nuôi lợn của các hộ như thế nào? Thu nhập của họ ra sao?
- Các khó khăn cản trở trong chăn nuôi lợn là gì?
- Các giải pháp để phát triển ngành chăn nuôi lợn cho các hộ ở địa phương?
1.4.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm thục tế
phục vụ cho công tác sau này .
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lí thông tin của sinh viên trong

quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và
làm quen dần với công việc thực tế.
Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá sát thực
hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn, qua đó giúp cho người dân có cơ sở để có
thể tiếp tục phát triển mở rộng sản xuất và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả
kinh tế ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn xã. Đồng thời giúp cho các nhà lãnh đạo
địa phương có căn cứ để xây dựng chính sách phát triển ngành chăn nuôi lợn Xã
Dương Quỳ nói riêng và trên địa bàn huyện Văn Bàn nói chung.


3

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Vai trò và vị trí của chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, chiếm tỷ
lệ khá lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân và kinh tế hộ gia đình. Chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng là một ngành tạo ra nguồn thực phẩm tươi sống,
chế biến, đóng hộp và các chế phẩm phụ khác cho đời sống nhân dân và xuất khẩu
ra thị trường nước ngoài. Nói chung chăn nuôi lợn có một số vai trò nổi bật như sau:
- Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. GS. Harris
cho biết cứ 100g thịt lợn nạc có 367 Kcal, 22g protein (Nguyễn Hiền 1979) [2].
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là
nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói, thịt hộp, thịt lợn
xay, các món ăn truyền thống cuả người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ…[2]
- Cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân

hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp.
Một con lợn trong một ngày đêm có thể thải 2.5 – 4 kg phân, ngoài ra còn có lượng
nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốtpho cao.[2]
- Góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người
Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và là
một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp. Chăn nuôi lợn
có thể tạo ra các giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn nuôi cả
trong nhà góp phần tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên.[2]
- Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ
sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức
khỏe cho con người.
- Chăn nuôi lợn làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân tăng khả
năng chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có


4

thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và các chi tiêu khác như cúng giỗ, cưới hỏi,
ma chay.
- Lợn là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông
trong các hoạt động tín ngưỡng, hay ở Trung Quốc có quan niệm lợn là biểu tượng
của sự may mắn đầu năm mới.
- Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta. Sự hình
thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề
nuôi lợn có vị trí hàng đầu. Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn
hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực
phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng. Nói cách khác, thịt lợn được
coi là “ nhẹ mùi ” và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm
nổi bật của thịt lợn. Tuy nhiên để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức
khỏe cho con người điều quan trọng là trong quá trình chọn giống và nuôi dưỡng

chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các
chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học.[15]
2.1.2. Đặc tính kỹ thuật của chăn nuôi lợn
Sự thành bại của ngành chăn nuôi lợn không chỉ có vấn đề kỹ thuật mà vấn
đề đầu ra cũng đang là một yêu cầu bức thiết. Sản phẩm làm ra đòi hỏi phải có giá
thành hạ, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng là điều
rất quan trọng. Để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế, đòi hỏi những nhà chăn nuôi
cần có sự lựa chọn các giống lợn thích hợp, những giống lợn có tỷ lệ nạc cao, khả
năng tăng trọng nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng
trọng thấp là những giống lợn đang được ưa chuộng hiện nay.
Hiện nay cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã tạo ra các giống lợn mới
như: Lợn lai kinh tế F1(kết quả giữa lợn đực Landras, Yookshire ngoại lai với lợn
nái Móng cái của Việt Nam), lợn lai F2 có tỷ lệ máu ngoại cao (kết quả lai giữa F1
với đực ngoại), lợn ngoại thuần. Đây là những giống lợn có tỷ lệ nạc tương đối cao
từ 50- 60% thịt thân xẻ.


5

Ngoài giống lợn là yếu tố quyết định đến phẩm chất thịt, khâu kỹ thuật chăm
sóc cũng đóng vai trò không kém quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng,
tỷ lệ nạc và hiệu quả kinh tế sau này. Vì vậy để chăn nuôi lợn thành công trong điều
kiện khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam, người chăn nuôi cần nắm được những
hiểu biết cơ bản về: Giống, sinh lý, đặc điếm sinh trưởng phát dục và kĩ thuật chăn
nuôi lợn trong gia đình.
Lợn là động vật phàm ăn, có khả năng chịu đựng kham khổ cao. Lợn có bộ máy
tiêu hóa tốt, có khả năng tiêu hóa thức ăn cao, do đó lợn có thể sử dụng nhiều loại thức
ăn khác nhau như tinh bột, thô xanh, rau bèo, củ quả. Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn rất
phong phú, có thể tận dụng các phụ phế phẩm của ngành trồng trọt, của ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm. Khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn cao nên tiêu tốn ít thức

ăn cho 1kg tăng trọng. Do vậy, lợn rất phù hợp cho chăn nuôi hộ gia đình.
Lợn có khả năng sinh sản cao, tái sản xuất đàn nhanh nên lợn hơn hẳn các
gia súc khác về mặt sản xuất. Lợn là loại động vật đa thai, bình quân lợn đẻ 1.5 –
2.5 lứa/năm, 8 -12 con/lứa.
Lợn dễ bị dịch bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu, thời tiết thất thường, thiên tai
bão lụt, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn. Mặt khác giá cả đầu vào,
đầu ra luôn biến động do cạnh tranh và cung cầu thị trường.
Sản xuất hàng hóa theo lối công nghiệp đòi hỏi lượng thức ăn cao, nguồn
vốn lớn, đặc biệt là vốn cố định để xây dựng chuồng trại chăn nuôi, Vốn ở đầu mỗi
chu kỳ sản xuất là rất cần thiết. Khi sản xuất thâm canh, chu kỳ sản xuất ngắn nên
thu hồi vốn nhanh, hiệu quả vốn cao hơn so với các gia súc khác.
Nhiều loại giống nhập ngoại giá thành cao, khó chủ động trong việc đáp ứng
nhu cầu sản xuất.
Với lợn thịt, chuồng trại cần thoáng mát, có mật độ nuôi thích hợp, lợn phải
được tiêm phòng đầy đủ trước khi đưa vào nuôi thịt, nếu không phải tiêm bổ sung
để bảo vệ đàn lợn an toàn dịch bệnh. Lợn thịt có sự thay đổi khá nhanh về trọng
lượng cho nên nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn phù hợp, cân đối từng giai đoạn. Cũng
như các sản phẩm nông nghiệp khác lợn thịt còn khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản


6

phẩm đầu ra. Muốn phát triển ngành nghề nuôi lợn cần phát triển đồng bộ hệ thống
thu mua, bảo quản, chế biến xuất khẩu…[2]
2.1.3. Đặc điểm chính của nghề chăn nuôi lợn ở nước ta
Nuôi lợn là một trong những ngành nghề truyền thống của nước ta, ở tất cả
những vùng nông thôn đều có nuôi lợn và được xem như là một hình thức tiết kiệm,
tăng thu nhập của hộ gia đình. Dần dần các trại chăn nuôi với quy mô lớn ngày càng
xuất hiện nhiều và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn được quan tâm hơn.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nắng ấm, sản xuất cây lương thực, có nhiều

loại ngũ cốc tạo ra nguồn thức ăn phong phú phù hợp với chăn nuôi đàn lợn.
Công nghiệp thức ăn gia súc phát triển nhanh chóng trong những năm gần
đây, kết hợp với những giống lợn cao sản đã mở ra hướng phát triển thuân lợi cho
nghề nuôi lợn.
Tuy nhiên, do sản lượng thịt lợn tăng nhanh trong khi lượng xuất khẩu hạn
chế và mức tiêu dùng trong nước còn yếu, nên giá bán trên thị trường trong nước
cũng bấp bênh, không ổn định. Thông thường định kỳ khoảng 2-3 năm người nuôi
lợn phải chịu cảnh rớt giá và thời gian rớt giá dài hay ngắn cũng biến đổi thất
thường, giá thành sản xuất thịt lợn còn rất cao, nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ. Vì
vậy, muốn nghề chăn nuôi phát triển bền vững và ổn định đòi hỏi các nhà chăn nuôi
phải có những cải tiến các khâu trong quá trình chăn nuôi. Nhằm hạ giá thành, tăng
chất lượng sản phẩm thịt để tồn tại trong quá trình hội nhập thương mại trong khu
vực cũng như kích thích thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.[9]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Trong những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn trên thế giới phát triển mạnh,
tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông
lương thế giới (FAO), ngành chăn nuôi lợn thế giới tăng trưởng ổn định trong
những năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Theo kết quả điều
tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, cả nước có 26,39 triệu con
lợn, tăng nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ. Hiện tại chăn nuôi lợn khá thuận lợi do giá lợn
hơi tăng và dịch lợn tai xanh không xảy ra đã kích thích người chăn nuôi đầu tư tái


7

đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1963,3 nghìn
tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước.[6]
Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt lợn
của Việt Nam vào khoảng 2,245 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2013. Sản lượng

thịt lợn của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 2,26 triệu USD, đảm bảo cho Việt
Nam xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn thịt lợn.[15]
Thịt là nguồn cung cấp quan trọng nhất về đạm, vitamin, khoáng chất… cho
con người. Chất dinh dưỡng từ động vật có chất lượng cao hơn, dễ hấp thu hơn là từ
rau quả. Trong khi mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người ở các nước công nghiệp
rất cao thì tại nhiều nước đang phát triển, bình quân dưới 10 kg, gây nên hiện tượng
thiếu và suy dinh dưỡng. Ước tính, có hơn 2 tỷ người trên thế giới, chủ yếu ở các
nước chậm phát triển và nghèo bị thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin
A, iodine, sắt và kẽm, do họ không được tiếp cận với các loại thực phẩm giàu dinh
dưỡng như thịt, cá, trái cây và rau quả.[15]
Bảng 2.1. Sản xuất thịt trên thế giới qua 3 năm (2012 - 2014)
ĐVT: triệu tấn
Chỉ tiêu
Sản xuất (triệu tấn)

2012

2013

2014

2014/2012
+/-

%

271,5

274,7


280,9

9,4

103,4

Thịt bò

65,7

67,2

68,0

2,3

103,5

Thịt gia cầm

85,4

89,5

92,9

7,5

108,8


101,7

98,8

100,6

-1,1

98,9

13,3

13,7

14,0

0,7

105,3

Thịt lợn
Thịt dê cừu

Nguồn: FAO World Food Outlook, 2014.
Nhìn vào bảng ta thấy thịt lợn là một nhu cầu tất yếu được thị trường tiêu
thụ mạnh và có hướng phát triển ngày càng được mở rộng về số lượng, nâng cao
chất lượng.
Năm 2014, sản lượng thịt lợn đã giảm 1,1 % so với năm 2012, và chỉ đạt
100,6 triệu tấn. Do dịch bệnh năm qua diễn biến phức tạp. Cũng năm này, dịch bệnh
về đường hô hấp đã làm giảm ít nhất 1 triệu con ở Trung Quốc. Tuy vậy, nước này



8

vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về sản xuất thịt lợn, cho dù ngành chăn nuôi lợn đang
được mở rộng ở Nam Mỹ: Argentina, Brazil, và Chile… nhờ vào lợi thế có thức ăn
dồi dào, giá rẻ.
Nhập khẩu thịt lợn tập trung vào 5 nước chính là: Nhật, Liên Bang Nga, Mỹ,
Mexico, Cannada tổng khối lượng nhập khẩu trên 100 ngàn tấn.
Trên thế giới nhiều nước, khu vực vừa tham gia xuất khẩu vừa nhập khẩu thịt
lợn. Ngoại trừ việc trao đổi nội bộ trong khối EU thì các nước Mỹ, Canada, Trung
Quốc, Mêxico, Hàn Quốc và Austraylia đều là nước vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu
thịt lợn với khối lượng lớn.
Về nguồn giống có rất nhiều giống lợn bản địa đang tồn tại, chúng thích nghi
tốt với các điều kiện địa phương. Lợn thương phẩm bao gồm các giống chủ yếu:
Landraces (Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ý…), các giống Đại bạch ở châu Âu, được lai
với giống Pietrain của Bỉ. Ở châu Á, có các giống lợn đen Bắc Kinh, Meissan, của
Trung Quốc và Móng Cái của Việt Nam rất phổ biến.
Chăn nuôi lợn trên thế giới đang từng bước chuyển dịch từ các nước đã phát
triển sang các nước đang phát triển. Các nước đã phát triển xây dựng kế hoạch chiến
lược phát triển ngành chăn nuôi duy trì ở mức ổn định, nâng cao quá trình thâm canh,
các biện pháp an toàn sinh học, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nước
đang phát triển ở châu Á và châu Nam Mỹ được nhận định sẽ trở thành khu vực chăn
nuôi chính và cũng đồng thời là khu vực tiêu thụ nhiều các sản phẩm chăn nuôi. Các
nước đã phát triển chỉ duy trì ổn định sản lượng chăn nuôi của họ để đảm bảo an toàn
thực phẩm, phần thiếu hụt sẽ được nhập khẩu từ các nước xuất khẩu vượt qua được
hàng rào kỹ thuật về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của họ. Đây là cách tiếp cận
khôn ngoan để giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh ở động vật.
Nhìn chung, các sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi
khắp nơi trên thế giới (trừ ở các nước theo tín ngưỡng Hồi Giáo). Giá trị dinh dưỡng

cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không những thế ngành chăn
nuôi lợn đã đem lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế của các nước.[13]


9

2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của nước ta có bước phát triển đáng
kể, mặc dù có nhiều dịch bệnh xảy ra số lượng lợn giảm. Qua số liệu ở bảng 2 ta
thấy, số lượng lợn giảm từ 26.494 ngàn con (năm 2012) tới 26.261,4 ngàn con (năm
2013), tăng 562 ngàn con, tương ứng 0,77%. Theo Cục Chăn nuôi, tổng đàn lợn

của cả nước (năm 2014) hiện có gần 30 triệu con, với tốc độ tăng trưởng bình
quân 1,8%/năm. Bên cạnh chăn nuôi hộ gia đình với quy mô nhỏ, chăn nuôi
lợn theo hình thức trang trại, công nghiệp đang phát triển ở hầu khắp các địa
phương. Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), sản
lượng thịt lợn của Việt Nam đứng thứ nhất Đông Nam Á (chiếm 42,2%),
đứng thứ hai Châu Á sau Trung Quốc…
Tuy tốc độ phát triển đàn lợn chưa cao nhưng cùng với tiến bộ khoa học kỹ
thuật về giống, thức ăn, thú y và các phương pháp chăn nuôi mới, chăn nuôi thâm
canh công nghiệp…dần dần được áp dụng rộng rãi vào sản xuất đã góp phần nâng
cao năng suất chất lượng đàn vật nuôi và tạo ra khối lượng thịt lợn hơi đáng kể 2,9
triệu tấn (năm 2011).
Chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển mạnh ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung, Đồng Bằng Sông Hồng.Đối với vùng TD và MN phía Bắc, đồng bằng sông
Cửu Long có sự giảm mạnh về số lượng lợn tương ứng giảm 0,29%, 3,42%.
Mặc dù năng suất được cải thiện nhưng so với các nước trong khu vực và thế
giới thì chất lượng giống lợn của nước ta vẫn còn thấp. Giá thành thịt lợn sản xuất
trong nước vẫn còn cao. Quản lý giống lợn vẫn còn nhiều bất cập do thiệu sự đồng
bộ về hệ thống tổ chức, quản lý nhà nước về giống vật nuôi.

Sản xuất chưa gắn chặt với chế biến, giết mổ, chế biến còn cũ kỹ lạc hậu
chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng con giống, công
nghệ chăm sóc chưa được đồng bộ nên năng suất, sản lượng chăn nuôi còn thấp.
Tình hình dịch bệnh xãy ra trong chăn nuôi còn rất phức tạp (bệnh tai xanh, bệnh lỡ
mồm long móng) làm cho năng suất kém hiệu quả.[9]


10

Bảng 2.2. Số lƣợng lợn của cả nƣớc và các vùng chính

Năm

2011
Số lƣợng

Vùng
* Cả nƣớc

(1000con)

2012
%

Số lƣợng
(1000con)

2013
%


Số lƣợng
(1000con)

2012/2011
%

+/(1000con)

%

2013/2012
+/(1000con)

%

27.056,0

100

26.494,0

100

26.261,4

100

-562

97,92


-202,6

99,23

1, Đb sông Hồng

7.092,2

26,21

6.855,2

25,87

6.759,6

25,73

-237

96,65

-18,2

101,19

2,TD và MN phía Bắc

6.424,9


23,74

6.346,9

23,95

6.328,7

24,09

-78

98,78

-18,2

99,71

3, BTB và DHMT

5.253,3

19,41

5.084,9

19,19

5.090,1


19,38

-169

96,78

424,2

100,83

4, Đb sông Cửu Long

3.772,5

13,94

3.722,9

14,05

3.595,6

13,69

-50

98,67

-127,3


96,58

Nguồn : Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2014


11

2.2.3. Tình hình chăn nuôi lợn ở tỉnh Lào Cai
Cũng giống như các địa phương khác trong cả nước, chăn nuôi lợn ở Lào Cai
bước đầu đã chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều trang trại, nông hộ
chăn nuôi với số lượng lớn ra đời và hàng năm sản xuất ra sản lượng thịt lợn hơi lớn
cung cấp cho thị trường.
Bảng 2.3. Số lƣợng và sản lƣợng thịt lợn của tỉnh Lào Cai
qua 3 năm (2012 - 2014)
Chỉ tiêu

ĐVT

2012

2013

2014

2014/2013
+/-

%


Số lượng lợn

Ngàn con

422,5

413,3

419,3

6

1,01

Sản lượng thịt lợn

Ngàn tấn

2505

2663

2771

266

1,04

(Nguồn : Tổng cục Thống kê)
Trong 3 năm qua số lượng lợn liên tục tăng nhẹ từ 413,3 ngàn con năm 2013

lên 419,3 ngàn con năm 2014, tăng 6 ngàn con, tăng 0,01%. Do ảnh hưởng của dich
bệnh nên số lượng lợn năm 2013 giảm so với năm 2012. Nhưng tăng nhẹ và liên
tục ở các năm tiếp theo.
Chăn nuôi lợn tiếp tục chuyển biến tích cực, chất lượng đàn lợn được cải
thiện, cơ bản đã chủ động được giống lợn ngoại cung ứng cho các hộ dân nuôi lợn
nái, nuôi lợn thịt. Chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại, công nghiệp đã đạt
được kết quả rõ nét cả về số lượng và quy mô. Sản phẩm chăn nuôi đã được một số
thị trường ngoài tỉnh chấp nhận, bước đầu đã xây dụng được một số cơ sở an toàn
dịch bệnh, cơ sở diết mổ tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản
phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Các loại dịch bệnh
nguy hiểm nhất là dịch lỡ mồm long móng, bệnh tai xanh được ngăn chặn kịp
thời.[8]
2.2.4. Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Văn Bàn
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, huyện Văn Bàn nhằm nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng vùng, hình
thành các vùng chăn nuôi tập trung tạo sản phẩm cạnh tranh, chất lượng vệ sinh an


12

toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần nâng cao thu nhập của người
dân gắn với xây dựng nông thôn mới.
Phát triển chăn nuôi lợn: Đẩy mạnh chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi
nông hộ sang phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp và bán công
nghiệp có kiểm soát, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, sử dụng giống lợn lai có năng xuất và chất lượng cao tập trung
tại các xã Làng Giàng, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Hạ, Văn Sơn, Võ Lao,
Khánh Yên Trung, Tân Thượng,Dương Quỳ, Hòa Mạc. Năm 2015 hoàn thành 01
trang trại chăn nuôi lợn thịt tại xã Khánh Yên Hạ (nâng cấp 01). Đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi lợn đen bản địa tại các xã khu vực vùng cao tập trung tại các xã Dần

Thàng, Làng Giàng, Chiềng Ken, Nậm Tha, Liêm Phú, Thẩm Dương. Nâng tổng số
đàn lợn trên địa bàn huyện năm 2015 là 58.930 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng
đạt 4.300 tấn. Tổ chức liên kết tốt chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường
trong đó có doanh nghiệp tham gia liên kết, quảng bá xúc tiến thương mại đối với
các sản phẩm chăn nuôi bản địa.
Chăn nuôi lợn đang dịch chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa, các cơ sở
chăn nuôi có quy mô 150 lợn thịt/lứa xuất hiện ngày càng nhiều. Các hộ chăn nuôi
không chỉ quan tâm đến phát triển qui mô mà còn chú trọng đến chất lượng con
giống. Do vậy số lượng lợn thịt ngoại ngày càng tăng, các trang trại chăn nuôi đang
chuyển giống nái nội sang nái ngoại.
Bảng 2.4. Tình hình chăn nuôi lợn của huyện Văn Bàn
qua 3 năm (2012 - 2014)

2012

49.644

Sản lƣợng thịt
hơi xuất
chuồng(tấn/năm)
3.475

2013

48.520

3.406

40,41


2014

53.920

3.774

42,50

Năm

Số lƣợng (con)

Tỷ trọng giá trị
chăn nuôi trong
nông nghiệp(%)
38,24

( Nguồn:Báo cáo tổng kết Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2012-2014)


13

Hiện toàn huyện có 32 trang trại chăn nuôi, trong đó có 5 trang trại chăn nuôi
lợn, 25 trang trại chăn nuôi tổng hợp. UBND huyện đã cấp giấy chứng nhận kinh tế
trang trại cho 12 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí. Những trang trại chăn nuôi với
quy mô 150 lợn/năm xuất hiện ngày càng nhiều, ngành chăn nuôi đang dần sản xuất
theo hướng hàng hóa, chất lượng. Trong 3 năm từ năm 2012-2014 sản lượng thịt
lợn hơi xuất chuồng tăng dần từ 3.475 tấn (năm 2012) lên 3.774 tấn (năm 2014). Tỉ
trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp qua 3 năm tăng từ 38,24% (năm 2012) lên
42,50% (năm 2014), điều này cho thấy ngành chăn nuôi phát triển mạnh tại địa

phương. Hiện tại huyện Văn Bàn đang quan tâm và chú trọng đến ngành chăn nuôi,
xây dựng những đề án nhằm phát triển ngành này thành một ngành trọng điểm tại
địa phương. Quan tâm và đầu tư khoa học công nghệ áp dụng cho ngành chăn nuôi
lợn. Tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ trang trại trên địa bàn nhằm mở rộng quy mô
ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. [8]


14

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
3.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi
lợn nói riêng của các nông hộ trên địa bàn xã trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ các đặc
điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng như: Tài nguyên đất, nước… Và tình
hình dân số lao động trong vùng, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ, cơ chế chính
sách đối với các hộ chăn nuôi lợn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành
chăn nuôi lợn của các hộ gia đình thuộc xã Dương Quỳ.
Phạm vi về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu trong địa giới hành chính xã
Dương Quỳ và tại 50 hộ chăn nuôi lợn tại 6 thôn, Gồm các Thôn 3,4,7,8,9 và thôn
18 Xã Dương Quỳ
Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu để phân tích qua 4 năm (2011-2014),
đặc biệt là số liệu điều tra cụ thể 50 hộ năm 2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu đặc điểm địa bàn nghiên cứu
-Thực trạng chăn nuôi lợn trong các hộ trên địa bàn xã Dương Qùy - Văn
Bàn - Lào Cai

- Những giải pháp cụ thể phát triển chăn nuôi lợn tại xã Dương Qùy - Văn
Bàn - Lào Cai
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Lựa chọn điểm nghiên cứu có tính chất ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả
của việc nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng nông thôn . Khi
chọn địa điêm nghiên cứu , tiêu chí phải lựa chọn phải mang tính đại diện cao ,
đồng nhất về thời gian và không gian là một điểm rất quan trọng .


15

Để đảm bảo tính khoa học , đáp ứng nhu cầu nghiên cứu thực tiễn trong chăn
nuôi lợn ,cung cấp các thông tin có tính chất tổng quan thời sự , mang tính đại diện
cao , công tác chọn điểm nghiên cứu được căn cứ vào các yêu cầu sau :
+ Chọn địa bàn có diện tích ,sản lượng chăn nuôi lợn lớn.
+ Về sản xuất : chọn địa bàn điều tra có điều kiện kinh tế , có số liệu phong
phú trong quá trình nghiên cứu .
Căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên , kinh tế , xã hội của xã Dương Qùy dựa
vào căn cứ trên cùng với sự tham khảo ý kiến của lạnh đạo địa phương và người
dân , tôi chọn địa bàn 6 thôn để nghiên cứu .
Gồm các thôn 3,4,7,8,9 và thôn 18 Xã Dương Quỳ. chọn ngẫu nhiên những
hộ ở những địa điểm trên được tiến hành điều tra.
Cách chọn mẫu
Căn cứ vào nội dung đề tại và đối tượng điều tra, tiến hành chọn mẫu ngầu
nhiên có điều kiện như sau :
Các hộ sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu có kinh nghiêm nuôi
lợn lâu năm.
Từ đó tiến hành chọn 6 thôn ngẫu nhiên là thôn 3,4,7,8 thôn 9 và thôn 18 .
Đây là các thôn tiêu biểu phát triển chăn nuôi lợn.

Trong địa bàn nghiên cứu chọn 6 thôn có diện tích và sản lượng chăn nuôi
lợn , mỗi thôn chọn ngẫu nhiên ra các hộ nông dân đại diện để tiến hành phỏng vấn
theo phiếu điều tra . Tổng số hộ điều tra là 50 hộ.
Bảng 3.1. Số hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn
Thôn , xã
Thôn 3
Thôn 4
Thôn 7
Thôn 8
Thôn 9
Thôn 18
Tổng

Hộ CN lợn
Cơ cấu (%)
8
16
8
16
8
16
9
18
8
16
9
18
50
100
( Nguồn : số liệu điều tra 2014)



16

3.3.2 Phương pháp thu nhập số liệu
3.3.2.1 Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp
Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã : Báo cáo
kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo quy hoạch xây dựng nông thôn
mới xã Dương Qùy, các báo báo chuyên ngành đã được công bố và các thông tin,
tài liệu do các phòng ban UBND xã Dương Qùy cung cấp.
Phương pháp chính để thu nhập các số liệu này là ghi chép các số liệu đã công
bố của các phòng ban liên quan.
3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Là phương pháp thu thập số liệu dựa vào phiếu điều tra gồm :
-

Thông tin chung về hộ

-

Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn

-

Điều kiện cơ cấu chăn nuôi lợn

-

Tình hình chăn nuôi lợn của hộ


-

Thu nhập bình quân

3.3.2.3. Phương pháp điều tra
Phỏng vấn trực tiếp: hộ gia đình và cá nhân thông qua hàng loạt các câu hỏi mở
và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi :
Ai? Cái gì? Ở đâu? khi nào? Tại sao? Như thế nào?... Phỏng vấn số hộ đã chon
,kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
Thảo luận nhóm: Thông qua hình thức thảo luân của các hộ nhóm gia đình
nhằm thu nhập thông tin về lao động, các quan điểm trong phát triển các ngành
nghề xu hướng việc làm của lao động nông thôn.
3.3.3 . Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo ý kiến chuyên môn của các cán bộ chuyên môn ,cán bộ thú ý, các
chuyên gia về chăn nuôi của các chủ hộ chăn nuôi có nhiều kinh nghiệm về các nội
dung liên quan đến vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng. Tiến hành chuyên khảo về các
vấn đề cho ăn, vấn đề tiêu thụ sản phẩm của một số hộ sản xuất. Ngoài ra còn tiến
hành chuyên khảo về quy mô chăn nuôi hiệu quả trong các hộ.


×