Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp xã Hữu Vĩnh huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 2014 (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 92 trang )

I

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢƠNG ĐỨC MẠNH
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP XÃ HỮU VĨNH, HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: KT&PTNT

Lớp

: K43 - KTNN

Khóa học

: 2011 – 2015


Thái Nguyên, năm 2015



i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢƠNG ĐỨC MẠNH
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP XÃ HỮU VĨNH, HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: KT&PTNT

Lớp

: K43 - KTNN


Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn :ThS. Nguyễn Thị Châu

Thái Nguyên, năm 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành
khóa học ở trƣờng tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Hữu Vĩnh, huyện Bắc
Sơn, tỉnh Lạng Sơn với đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển
sản xuất nông nghiệp xã Hữu Vĩnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2012 - 2014”
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành bày tỏ
lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các tập thể, các cơ quan, tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, phòng Đào tạo và khoa KT&PTNT cùng các thầy cô giáo những ngƣời đã
cung cấp trang thiết bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cảm ơn UBND xã Bản Qua các ban ngành và nhân dân trong xã đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong qua trình thực tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn Th.s
Nguyễn Thị Châu - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu, góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài này.

Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhƣng do thời gian
có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên
cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
đƣợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa luận
của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

LƢƠNG ĐỨC MẠNH


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 . Tính cấp thiết của đề tài
Đất nƣớc ta đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế. Điều đó đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi thúc đẩy tăng trƣởng và
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng theo
hƣớng hiện đại.
Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế. Sự phát triển
của sản xuất nông nghiệp không chỉ góp phần vào tăng trƣởng kinh tế mà còn giải
quyết các vấn đề an sinh xã hội. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn gặp không ít
khó khăn. Các nguồn lực ngoài ngân sách cho sự phát triển nông nghiệp còn thấp,
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ngày càng giản sút trong khi nguồn ngân sách mới chỉ
đáp ứng đƣợc 40% nhu cầu mà hiệu quả sử dụng lại chƣa cao. Cơ sở hạ tầng chƣa
đồng bộ, các công trình thủy lợi vận hành còn nhiều bất cập chƣa phát huy đƣợc
hiệu quả. “Xây dựng nông thôn mới” là chƣơng trình lớn nhất từ trƣớc đến nay
trong ngành nông nghiệp, nhiều kế hoạch, cơ chế chính sách đã đƣợc ban hành
nhƣng mới dừng lại ở quy hoạch đề án.
Xã Hữu Vĩnh là một xã thuộc huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, với 8 thôn trong

xã. Ngành nông nghiệp chiếm phần lớn giá trị sản xuất của toàn xã. Trong những
năm qua , đƣợc sự quan tâm của các ngành, các cấp, xã đã cố gắng khai thác có hiệu
quả những tiềm năng hiện có để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy sản xuất nông nghiệp của xã còn nhiều hạn chế nhƣ: chuyển dịch cơ cấu sản
xuất tiến triển còn chậm, quy mô nhỏ. Chất lƣợng nông sản chƣa cao, mức độ cơ
giới hóa sản xuất, thu hoạch, chế biến còn hạn chế. Công nghiệp chế biến chƣa phát
triển đủ để trở thành động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
Các dịch vụ về sản xuất và tiêu thụ nông sản còn chƣa kịp thời. Vì vậy, cần có các
giải pháp tích cực hơn nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp góp phần thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế - xã hội của Xã.


2

Với lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nhằm
phát triển sản xuất nông nghiệp xã Hữu Vĩnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2012 - 2014”
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục đích chung
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng sản xuât nông nghiệp của xã
hữu vĩnh, luận văn sẽ đề ra những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp ở địa
phƣơng, góp phần đẩy mạnh kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống ngƣời dân
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận va thực tiễn cơ bản về phát triển nông
nghiệp
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển và đóng góp của nông nghiệp và
phát triển kinh tế - xã hội ở xã Hữu Vĩnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
- Đánh giá đề ra một số giải pháp để phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Hữu
Vĩnh

- Quan điểm, định hƣớng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của xã Hữu
Vĩnh đến năm 2020
1.3. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 5 Phần:
Phần 1: Một số vấn đề lý luận thực tiễn về sản xuất nông nghiệp;
Phần 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Phần 3: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã Hữu Vĩnh


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Lý luận phát triển chung
2.1.1. Quan niệm về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế đƣợc hiểu là quá trình tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế.
Nội dung của phát triển kinh tế đƣợc khái quát theo 3 tiêu thức: Một là, sự gia tăng
tổng mức thu nhập nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầu ngƣời;
Hai là, sự biến đổi theo đúng cơ cấu kinh tế; Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn
trong các vấn đề xã hội.
Phát triển kinh tế bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp
lý, hài hòa giữ ba mặt của sự phát triển, gồm: tăng trƣởng kinh tế, cải thiện các vẫn
đề xã hội và bảo vệ môi trƣờng.
Qua khái niệm trên, ta có thể rút ra khái niệm phát triển sản xuất nông
nghiệp: phát triển sản xuất nông nghiệp là quá trình tăng tiến mọi mặt của sản xuất
nông nghiệp. Bao gồm: tăng trƣởng ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành
theo đúng xu thế và tăng thu nhập bình quân lao động nông nghiệp.
2.1.2. Các thước đo đánh giá phát triển kinh tế

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trƣởng kinh tế là sự tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng
thời gian nhất định (thƣờng là 1 năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ.
Các chỉ tiêu đánh giá tăng trƣởng kinh tế bao gồm: Tổng giá trị sản xuất
(GO); Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Tổng thu nhập quốc dân (GNI); Thu nhập
quốc dân (NI); Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời (GDP/ngƣời, GNI/ngƣời).


4

2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đƣợc hiểu là tƣởng quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền
kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và có sự tác động qua lại cả về số lƣợng và
chất lƣợng giữa các bộ phận. các quan hệ này đƣợc hình thành trong điều kiện kinh
tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hƣớng vào những mục tiêu cụ thể.
Cơ cấu ngành nông nghiệp là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, lao động,
vốn của mỗi ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) trong tổng thể ngành nông
nghiệp. Qua đó, xác định vị trí và tầm quan trọng của mỗi ngành.
2.1.2.3. Tiến bộ xã hội
Tiến bộ mà trung tâm là vấn đề trung tâm phát triển con ngƣời đƣợc xem là
tiêu thức đánh giá mục tiêu cuối cùng của sự phát triển. Nó đƣợc xem xét trên một
số khía cạnh chính: Việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của con ngƣời, vấn đề nghèo đói
và bất bình đẳng.
2.2. Lý luận về phát triển nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp đối với phát
triển kinh tế xã hội
2.2.1. Quan niệm về ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và nguyên liệu
chủ yếu để tạo ra lƣơng thực thực phẩm cà một số nguyên liệu cho công nghiệp
Theo chủ nghĩa rộng nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm các

ngành nhỏ: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Theo nghĩa hẹp nông nghiệp bao gồm chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi và
dịch vụ nông nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nƣớc,
đặc biệt là các thế kỷ trƣớc đây khi công nghiệp còn chƣa phát triển.
2.2.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Thứ nhất, nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, có lịch sử phát triển
lâu đời. do đó có nhiều đặc điểm trì trệ lạc hậu vẫn còn tồn tại trong sản xuất. Mặc
dù tiến bộ khoa học kĩ thuật, đã áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất


5

nhƣng nhiều vùng ngƣời dân vẫn áp dụng kĩ thuật cũ để sản xuất, không muốn thay
đổi. cần phải cải tạo những đặc điểm không phù hợp, bảo thử, trì trệ này để phát
triển nông nghiệp.
Thứ hai, nông nghiệp là ngành tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho con
ngƣời. lƣơng thực là sản phẩm chỉ có ngành nông nghiệp mới sản xuất ra đƣợc. theo
thuyết nhu cầu cua Maslow thì nhu cầu sinh tồn là nhu cầu quan trọng nhất. chính vì vậy,
nƣớc nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lƣơng thực.
Thứ ba, phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên và đất đai:
Mỗi cùng có những đặc trƣng riêng về đất, khí hậu, địa hình… phù hợp với
phát triển sản xuất một số loại nông sản nhất định, tạo nên đặc sản của từng vùng.
Mỗi vùng tìm cho mình những sản phẩm thích hợp để phát triển, khai thác lợi thế.
Sản xuất nông nghiệp là ngành phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh
khác quan không can thiệp đƣợc, do đó mang tính rủi ro cao. Khả năng thật thu do
mất mùa có thể do các nguyên nhân nhƣ lũ lụt, mƣa bão, hỏa hoạn, bệnh dịch…Do
đó cần những chính sách bảo hiểm để giảm những rủi ro đó.
Đất đai là tự liệu sản xuất chủ yếu. cừa là đối tƣợng la động vừa là tƣ liệu lao
động.

Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, một lực lƣợng lớn lao động trong
ngành nông nghiệp thiếu việc làm theo mùa vụ.
Thứ tư, nông nghiệp là ngành sản xuất đòi hỏi nhiều lao động.
Công việc trong ngành này không đòi hỏi trình độ cao, việc dễ làm nhƣng
đòi hỏi nhiều về lao động. Đây cũng là một thuận lợi để giải quyết vấn đề việc làm
cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, thu nhập trong ngành còn thấp nên hiện tƣợng thiếu
việc làm còn nhiều. Hiện nhiều lao động ngành nông nghiệp còn chiếm một tỉ trọng
lớn, cần chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn nữa. trong nông
nghiệp cần nâng cấp sang ngành sử dụng nhiều vốn, nâng cao năng suất.
Thứ năm, đây là ngành kinh tế có quy mô lớn, chiếm tỉ trọng về giá trị sản
xuất trong tổng nền kinh tế cao tuy nhiên tỷ trọng trong lao động và sản phẩm có xu


6

hƣớng giảm trong quá trình phát triển. Sự biến động này chịu sự tác động của quy
luật tiêu dung sản phẩm và quy luật năng suất lao động.
2.2.3. Các yếu tố tác động đến sản xuất nông nghiệp
2.2.3.1. Lao động
Lao động có vai trò là động lực quan trọng trong tăng trƣởng và phá triển
kinh tế đất nƣớc nói chung, đặc biệt đối với ngành Nông nghiệp khi mà kỹ thuật sản
xuất chƣa đạt trình độ cao.
Lao động là một bộ phận của hệ thống các yếu tố đầu vào trong quá trình sản
xuất và đƣợc coi là yếu tố quan trọng nhất của quá trình vì các yếu tố đầu vào khác
có thể thay đổi, nhƣng nguồn lực con ngƣời thì không thê thay thế đƣợc, nhờ có con
ngƣời mới có thể sử dung đƣợc các công nghệ máy móc thiết bị, nhừ đó tạo ra sản
phẩm phục vụ nhu cầu xã hội.
Lao động là yếu tố cấu thành tổ chức, vận hành dây chuyền sản xuất. vì vậy,
nếu biết sử dụng lao động theo đúng trình độ, khả năng của họ thì sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế cao, tiết kiệm đƣợc chi phí, đồng thời phát huy năng lực, tinh thần sang

tạo trong quá trình sản xuất.
Việc đầu tƣ vào lao động đƣợc coi là yếu tố đầu tƣ có hiệu quả, nghĩa là lao
động đó càng có trình độ chuyên môn lành nghề cao thì khả năng họ tạo ra sản
phẩm càng nhiều và chất lƣợng càng cao, qua đó thu nhập của những ngƣời lao
động cũng đƣợc nâng cao. Khi thu nhập từ việc làm tăng họ sẽ có điều kiện cải
thiện nâng cao đời sống. Kết quả là tăng nhu cầu xã hội đồng thời tác động đến hiệu
quả sản xuất trong điều kiện năng suất lao động tăng.
2.2.3.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự nhiên, bao gồm đất đai,
không khí, nƣớc, các loại năng lƣợng và những khoáng sản trong lòng đất…
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào quan
trọng của quá trình sản xuất. Nó là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn tài nguyên rừng vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có giá


7

trị bảo vệ môi trƣờng. Nguồn đất đai, nguồn nƣớc, khí hậu là những nguồn tài nguyên
không thể thiếu trong phát triển nông nghiệp.
Tài nguyên thiên nhiên còn là cơ sở tích lũy vốn và phát triển ổn định nâng
cao chất lƣợng tăng trƣởng ngành. Điều kiện khí hậu kết hớp với nguồn nƣớc và đất
đai đã cung cấp các loại nông sản có năng suất cao, có giá trị xuất khẩu nhƣ: lúa
gạo, cà phê, cao su… Nhờ đó thu về nguồn ngoại tệ cho đất nƣớc, góp phần thúc
đẩy tăng trƣởng kinh tế của quốc gia
Tuy nhiên tài nguyên khan hiếm tƣơng đối so với nhu cầu. các tài nguyên
cần thiết cho sản xuất va đời sống đều có hạn không tái tạo hoặc nếu có thì cần thời
gian dài và chi phí lớn. Vì vậy cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các tài
nguyên.
2.2.4. Các giai đoạn phát triển của nông nghiệp
2.2.4.1. Giai đoạn kinh tế nông nghiệp truyền thống

Trong giai đoạn này ngƣời nông dân sản xuất với phƣơng pháp cũ với những
phong tục tập quán lạc hậu. Mục đích tối đa hóa sự tồn tại, họ không muốn thay đổi
phƣơng pháp sản xuất. Đặc điểm cơ bản của nông nghiệp truyền thống là sản xuất
mang tính tự cung tự cấp với một hoặc vài loại cây nông nghiệp lạc hậu. Việc tăng
sản lƣợng có thể thực hiện bằng việc tăng diện tích canh tác, hoặc sử dụng phân hữu
cơ sinh học. Do đó đời sống ngƣời dân thấp, rủi ro cao.
Tuy vậy, nông nghiệp truyền thống hoàn toàn không có tiến triển. sự tiến
triển diễn ra chậm chạp, từ du canh du cƣ đến định canh ổn định đất trồng trọt và ổn
định công nghệ sản xuất thủ công. Việc tăng sản lƣợng cũng có thể đƣợc thực hiện
bằng việc tăng diện tích đất canh tác nhờ các dự án thủy nông hoặc sử dụng phân
hữu cơ cho cây trồng.
2.2.4.2. Giai đoạn kinh tế nông nghiệp đa dạng hóa
Đa dạng hóa nông nghiệp là bƣớc đầu tiên trong quá độ từ sản xuất tự cung
tự cấp sang chuyên môn hóa. Trong giai đoạn này, nông nghiệp đã chuyển sang sản
xuất với mục đích tối đa hóa thị trƣờng, sản xuất để bán. Cây trồng, vật nuôi đƣợc
đa dạng hóa, tăng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động, giảm thời gian nhàn dỗi. Tăng


8

cƣờng công tác thủy lợi, phân bón, sử dụng giống cây trồng mới làm cho năng suất
và sản lƣợng lƣơng thực gia tăng.
2.2.4.3. Giai đoạn công nghiệp hóa, thương mại hóa, hiện đại hóa
Đây là giai đoạn mà sản xuất nông nghiệp hƣớng tới mục đích tối đa hóa lợi
nhuận. Công nghệ hiện đại đƣợc áp dụng vào sản xuất, trở thành yếu tố quyết định
đối với tăng sản lƣợng nông nghiệp. Trang trại đƣợc chuyên môn hóa, sản xuất
đƣợc cung ứng hoàn toàn cho thị trƣờng thƣơng mại. Dựa vào lợi thế quy mô, áp
dụng tối đa công nghệ mới hƣớng vào sản xuất chuyên môn hóa một vài loại sản
phẩm riêng biệt. Đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao hƣớng tới sự giàu có nhờ
sản xuất nông nghiệp.

Do thời kì này, ở khu vực thành thị có sự phát triển của các ngành công
nghiệp và dịch vụ cần nhiều lao động cho nên ở nông thôn cần tiến hành cơ giới
hóa, sử dụng máy móc thay thế lao động. Tuy nhiên, mọi kĩ thuật công nghệ áp
dụng trong nông nghiệp phải đƣợc điều chỉnh phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai
cũng nhƣ điều kiện dân số từng vùng.
2.2.5. Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển của kinh tế
2.2.5.1. Cung cấp và đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm
Hầu hết các nƣớc đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nƣớc để
cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho tiêu dung, tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn
cho phát triển. Nếu các nƣớc đang phát triển phải nhập khẩu lƣơng thực thực phẩm
thì gặp trở ngại lớn do khan hiếm ngoại tệ và chi phí cao, và việc nhập khẩu cho
tiêu dùng này không làm tăng vốn sản xuất trong nƣớc. Đảm bảo an ninh lƣơng
thực là sứ mệnh của ngành nông nghiệp, tiến tới dự trữ và xuất khẩu ra thị trƣờng
thế giới.
2.2.5.2. Cung cấp các yếu tố nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Sản phẩm của ngành nông nghiệp
là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nhƣ: thực
phẩm, nƣớc giải khát…


9

Giải quyết việc làm cho lao động. Nông nghiệp là ngành có quy mô lớn, chiếm tỉ
trọng lớn trong ngành kinh tế, đây cũng là ngành sử dụng nhiều lao động nên là một
ngành tạo nhiều việc làm cho lao động. Tuy nhiên lao động trong ngành này rất lớn,
cần chuyển sang các ngành công nghiệp là dịch vụ. Nông nghiệp là ngành cung vấp
lao động cho các ngành khác.
Tích lũy vốn cho nền kinh tế.
Nông sản mang lại một nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế đáp ứng nhu cầu
ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tƣ, thiết bị mà trong nƣớc chƣa sản

xuất ra đƣợc. Trong lịch sử, quá trình phát triển cho thấy nguồn vốn đƣợc tích lũy
trong giai đoạn đầu là từ phát triển nông nghiệp.
2.2.5.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hang hóa lớn cho các ngành khác.
Mặc dù ở các nƣớc đang phát triển thu nhập đầu ngƣời của các ngành kinh tế
khác cao hơn ngành nông nghiệp nhƣng quy mô dân số nông nghiệp rất lớn nên
nông nghiệp nông thôn là thị trƣờng rộng lớn cho sản phẩm hang tiêu dùng của
ngành công nghiệp. Công nghiệp cung cấp tƣ liệu sản xuất nhƣ máy móc, thiết bị,
phân bón, thuốc trừ sâu… cho ngành nông nghiệp
2.3. Sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp ở xã Hữu Vĩnh huyện Bắc Sơn
2.3.1. Tiềm năng lợi thế nông nghiệp của xã
Hữu vĩnh là xã vùng một nằm ngay Trung tâm huyện, đây là điều kiện thuận
lợi nhất để phát triển kinh tế vùng. Có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc sản
xuất, giao lƣu, trao đổi hàng hóa với các xã lân cận và địa bàn huyện.
Địa hình đất bằng của xã nằm dọc theo các lân, thung lũng diện tích đất này
đƣợc khai thác sử dụng để phát triển nông nghiệp trồng các loại cây lƣơng thực và
cây công nghiệp ngắn ngày chiếm 20,54%, phần còn lại là các loại đất phi nông
nghiệp.
Khí hậu là khí hậu gió mùa, chịu ảnh hƣởng nhiều của gió mùa Đông bắc.
Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau về nhiệt độ đặc trƣng của khí hậu
Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật
nuôi.


10

Nguồn nhân lực trong độ tuổi ở địa phƣơng tƣơng đối dồi dào chủ yếu ở độ
tuổi thanh niên, chủ yếu xuất phát từ nghề nông nên có kinh nghiệm trong sản xuất
nông nghiệp.
2.3.2. Sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp ở xã
2.3.2.1. Phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của xã.

Các điều kiện thuận lợi về giao thông, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao
động phù hợp cho phát triển một ngành nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa,
đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi. Chính vì vậy, để khai thác triệt để có hiệu
quả các tiềm năng, lợi thế so sánh của xã thì cần có các phƣơng án, kế hoạch phát
triển ngành nông nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ: việc làm, nghèo đói, an sinh
xã hội…
Hiện nay UBND xã đã phối hợp với các ngành, các cấp ban ngành nhiều
chính sách nhằm phát huy lợi thế nông nghiệp của xã nhƣ: đa dạng hóa cây trồng
vật nuôi; hỗ trợ cây giống, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu… cho ngƣời dân; mở
các lớp tập huấn về kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho ngƣời nông dân, đầu tƣ xây
dựng hệ thống kênh mƣơng, tƣới tiêu nội đồng; xây dựng hệ thống đƣờng giao
thông theo chƣơng trình xây dựng nông thôn mới… Tuy nhiên để các chính sách
này tiếp tục phát huy hiệu quả và áp dụng rộng khắp trong toàn xã thì cần có sự
tham gia của các ngành, các cấp và sự ủng hộ của địa phƣơng.
2.3.2.2. Phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Xã
Ngành nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Sản phẩm
của ngành nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của ngành công
nghiệp chế biến nhƣ chế biến thực phẩm…
Tích lũy vốn cho nền kinh tế: Sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu của địa
phƣơng và các xã lân cận. Nguồn lợi tài chính thu về đƣợc sử dụng đầu tƣ máy móc,
thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất. Từ đó sẽ tác động trở lại, thúc đẩy ngành nông
nghiệp phát triển hơn nữa. Trong lịch sử, quá trình phát triển cho thấy nguồn vốn đƣợc
tích lũy trong giai đoạn đầu là từ phát triển nông nghiệp.


11

Quy mô dân số nông nghiệp tại địa phƣơng rất lớn nên nông nghiệp nông
thôn là thị trƣờng rộng lớn cho sản phẩm hàng tiêu dùng của ngành nông nghiệp.

Công nghiệp cung cấp tƣ liệu sản xuất nhƣ máy móc, thiết bị, phân bón, thuốc trừ
sâu… cho ngành nông nghiệp. Do đó, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng ngành công
nghiệp.


12

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự phát triển sản xuất ngành nông nghiệp xã Hữu Vĩnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập chung nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp xã
Hữu Vĩnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2012-1014 và định hƣớng
dến năm 2020
3.2. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa lại một số khía cạnh lý luận và thực tiễn thiết thực về phát triển
sản xuất nông nghiệp
Trình bày và phân tích một cách khách quan thực trạng phát triển nông nghiệp
xã Hữu Vĩnh, huyện Bắc Sơn giai đoạn 2012-2014 chỉ ra những thành công và
những tồn tại cùng các nguyên nhân chủ yếu của chúng;
Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm giúp xã Hữu Vĩnh, huyện Bắc Sơn đẩy
mạnh phát triển đƣợc nền sản xuất nông nghiệp bền vững trong tƣơng lai.
3.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Dựa trên những số liệu có sẵn để có thể phục vụ nghiên cứu đề tài. Nguồn số
liệu này có thể thu thập từ các nguồn sau:
+ Thu thập thông tin thứ cấp
Đây là các số liệu từ công trình nghiên cứ trƣớc đƣợc lựa chọn việc sử dụng

vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của tài
liệu này đã đƣợc chú thích rõ ràng trong phần “ Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu
bao gồm
- Các sách báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các trƣơng trình nghiên
cứu đã đƣợc xuất bản, các két quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên
cứu, các nhà khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài, các tài liệu trên internet…


13

- Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn,
kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong
huyện… các số liệu này thu thập từ các ban ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến
hành tổng hợp các thong tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.
Thu thập và tính toán từ những số liệu của các phòng, ban, ngành của xã Hữu
Vĩnh, các báo cáo chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các
tài liệu do các cơ quan huyện Bắc Sơn cung cấp
+ Thu thập thông tin sơ cấp
-Phƣơng pháp quan sát: là phƣơng pháp qua quan sát trực tiếp bằng các dụng cụ
để nắm đƣợc tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra bằng bảng hỏi: là hƣơng pháp tin tìm hiểu quy mô, xác định
tiềm năng cơ hội, những thuật lợi và khó khăn, lợi nhuận từ sản xuất nông
nghiệp.
- Phỏng vấn bán cấu trúc: là phƣơng pháp thu phỏng vấn dựa trên bảng câu
hỏi đã đƣợc xây dựng sẵn, nhằm tìm hiểu từ thu nhập từ nông nghiệp và mức sống
của ngƣời dân tại địa bàn. Những chính sách của nhà nƣớc đã và đang thực hiện tác
động đến sản xuất nông nghiệp đời sống, những thuận lợi khó khăn khi thực hiện
các chính sách đó.
3.3.1. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sử dụng phƣơng pháp phân tổ để có cái nhìn tổng quát nhất về những chỉ

tiêu đã xác định từ trƣớc cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của xã
Hữu Vĩnh.
3.3.2. Phương pháp phân tích
Trong đề tài có sử dụng hệ thống các phƣơng pháp phân tích số liệu sau:
- Phƣơng pháp so sánh: So sánh sự phát triển của ngành nông nghiệp trong
tổng thể nền kinh tết và trong nội ngành, so sánh lợi thế, tiềm năng cũng nhƣ khó
khăn của xã với các xã khác, từ đó phát huy điểm mạnh và khác phục hạn chế trong
sản xuất nông nghiệp của xã.
- Phƣơng pháp thống kê.


14

+ Phƣơng pháp thống kê kinh tế: Đây là phƣơng pháp rất quan trọng đối với
các nhà kinh tế trong nghiên cứu. Dựa vào phƣơng pháp này cũng ta có đƣợc những
thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu một đề tài nào đó nhƣ: tài liệu,
số liệu có độ tin cậy cao.
Muốn đánh giá một vấn đề nào đó cần phải so sánh giữa các giai đoạn lịch
sử, so sánh giữa các đơn vị sản xuất với nhau. Có nhƣ vậy mới thấy hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình có tốt hay không, có hiệu quả hay không. Dựa vào
phƣơng pháp này chúng ta có thể biết đƣợc tốc độ tăng trƣởng là bao nhiêu. Trên cơ
sở đó đề ra những giải pháp hƣớng thích hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất.
+ Phƣơng pháp phân tích kinh tế: là phƣơng pháp sử dụng các chỉ tiêu kinh
tế để đánh giá nhằm tìm ra đƣợc các nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả, hiệu quả
kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3.3.3. Mô hình SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội ) và Threats
(thách thức). Qua mô hình, ta tìm ra các giải phải để phát huy những điểm mạnh,
tranh thủ các cơ hội đồng thời khắc phục điểm yếu, những thách thức từ điều kiện

bên ngoài.
3.3.4. Phương pháp xây dựng cây vấn đề và cây mục tiêu
- Xây dựng cây vấn đề: là công cụ phân tích (dƣới dạng sơ đồ hình cây) cho
phép ngƣời tham gia phát hiện vấn đề cốt lõi, nổi trội trong phát triển kinh té xã hội
địa phƣơng, từ đó tìm ra những nguyên nhân trung gian và nguyên nhân sâu xa (căn
nguyên) của vấn đề đã đƣợc phát hiện.
- Xây dựng cây mục tiêu: là công cụ phân tích ( dƣới dạng sơ đồ hình cây )
cho phép ngƣời tham gia xá định và sắp xếp những mục tiêu cần đạt đến trong phát
triển kinh tế xã hội địa phƣơng theo các cấp, bắt đầu từ cấp đƣa ra đƣợc những kết
quả trực tiếp nhất và là điều kiện cần thiết để đạt đƣợc những cấp mục tiêu cao hơn


15

3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1. Sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp
* Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp GO
Tổng giá trị sản xuất là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đƣợc tạo
nên từ phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thƣờng là 1
năm)
Chỉ tiêu này đƣợc tính theo 2 cách:
Thứ nhất, là tổng doanh thu bán hang thu đƣợc từ các đơn vị, các ngành nhỏ
trong ngành
GO = ∑PiQi
Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i
Qi là khối lƣợng sản phẩm thứ i
Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và
giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA).
GO = IC + VA
* GDP của ngành nông nghiệp

GDP là tổng giá trị sản phẩm vật chất cà dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt
động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất
định.
Theo cách tiếp cận từ sản xuất GDP đƣợc đo bằng tổng giá trị gia tăng của
tất cả các đơn vị sản xuất.
VA = ∑(VAi )
Trong đó: VA là GTGT của toàn ngành
VAi là GTGT của từng ngành nhỏ
 Mức gia tăng tuyệt đối của GDP ngành nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh sự
thay đổi của giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp qua từng năm. Qua đó đánh giá quy mô
gia tăng sản xuất nông nghiệp hàng năm va theo giai đoạn
Chỉ tiêu này để so sánh thực trạng của ngành nông nghiệp giữa các năm hoặc
giữa các thời kì


16

3.3.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp
* Đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP
Chỉ tiêu này phản ánh vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự tăng
trƣởng của một quốc gia, một đia phƣơng. Qua đó, đánh giá đƣợc sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nền kinh tế. Với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay,
tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế đang có xu hƣớng giảm dần.
Dnn = GDPnn / GDPcả nƣớc/ địa phƣơng
* Giá trị đóng góp và tỉ trọng của từng ngành nhỏ vào GDP ngành nông nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông
nghiệp. Xu hƣớng hiện nay là giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành
chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
* Số lao động trong ngành nông nghiệp và tủ kệ lao động trong ngành nông
nghiệp trong tổng lao động cả nƣớc

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu về lao động trong nền kinh tế. Số lao động và tỉ
lệ lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm. Tuy nhiên, chất lƣợng lao
động phải đƣợc nâng cao.
* Số lao động từng ngành nông nghiệp, lân nghiệp, thủy sản và tỉ trọng lao
động của từng ngành đó trong ngành nông nghiệp
Số lƣợng lao động trong từng ngành nhỏ phản ánh nhu cầu cơ cấu lao động
của từng ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp. Từ đó, có cơ sở điều chỉnh lƣợng
lao động cho phù hợp với xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu hiện nay.
* Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu phản ánh sự thay đổi tỉ trọng các bô phận hợp thành
ngành nông nghiệp, các bộ phân này có những mối liên hệ hữu cơ, những tác động
qua lại cả về số lƣợng và chất lƣợng, chúng luôn vận động và hƣớng vào những
mục tiêu cụ thể.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỉ trọng nông
nghiệp, tăng dần tỉ trọng lâm nghiệp và ngƣ nghiệp nhằm khai thác tốt hơn tiềm


17

năng đất đai trung du, miền núi, diện tích mặt nƣớc, ao, hồ, sông, suối. Đồng thời,
kết hợp chặt chẽ với nông – lâm – thủy sản để hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển và
bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
3.3.3. Đóng góp của ngành nông nghiệp trong giải quyết các vấn đề của xã hội
- Chỉ tiêu phản ánh giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, giảm thời gian
nông nhàn ở khu vực nông thôn qua đó cải thiện căn bản đời sống của ngƣời dân.
Các thƣớc đo bao gồm: tỷ lệ thời gian lao động không đƣợc sử dụng ở nông thôn, số
việc làm tạo ra mới trong 1 năm…
- Chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo: chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế phải đƣợc thể
hiện thông qua việc các thành viên trong xã hội đƣợc thụ hƣởng từ kết quả tăng
trƣởng kinh tế, nhất là ngƣời nghèo. Các chỉ tiêu nhƣ: tỷ lệ ngèo đói, tốc độ giảm tỷ

lệ hộ nghèo….


18

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của xã Hữu Vĩnh huyện Bắc Sơn
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý: Xã Hữu Vĩnh nằm về phía đông huyện Bắc Sơn, ngay sát cạnh
trung tâm huyện. Có địa giới hành chính đƣợc xác định:
- Phía Bắc giáp thị trấn Bắc Sơn;
- Phía Nam giáp xã Chiêu Vũ;
- Phía Đông giáp xã Bắc Sơn và xã Quỳnh Sơn;
- Phía Tây giáp xã Tân Lập và xã Đồng ý;
Với vị trí địa lý nhƣ trên, Hữu Vĩnh có nhiều thuận lợi về giao thông, thuận
lợi trong việc giao lƣu với trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của huyện Bắc Sơn.
* Diện tích tự nhiên: Xã Hữu Vĩnh bao gồm 8 thôn: Hữu Vĩnh I, Hữu Vĩnh
II, Hợp Thành, Tá Liếng, Pá Nim, Bắc Mỏ, Nà Hó, Pắc Lũng. Với tổng diện tích đất
tự nhiên là: 1.172,57 ha; trong đó:
- Đất nông nghiệp là: 246,24 ha
- Đất lâm nghiệp là: 650,97 ha;
- Đất phi nông nghiệp là: 71,26 ha;
- Đất chƣa sử dụng là: 200,35ha


19

Bảng 4.1 : Tình hình sử dụng đất của xã Hữu Vĩnh giai đoạn 2012 - 2014
Loại đất

I.Đất nông nghiệp

ĐVT

2012

2013

2014

So sánh (%)
13/12

14/13

BQ

ha

237,66

239,81

246,24

100,9

102,68

101,79


1.Đất trồng Lúa

ha

96,02

96,14

98,52

100,17

102,48

101,33

2.Đất trồng ngô

ha

58,39

60,11

62,67

102,95

104,26


103,6

3.Đất trồng màu

ha

15,07

15,22

15,57

100,99

102,29

101,64

4.Đất trồng cây lâu năm

ha

68,18

68,34

69,48

100,23


101,66

100,95

II.Đất phi nông nghiệp

ha

64,99

68,31

71,26

105,11

104,32

104,72

1.Đất ở

ha

13,72

15,47

16,32


112,75

105,49

109,12

2.Đất sử dụng mục đích

ha

51,27

52,84

54,96

103,06

104,01

103,53

ha

649,58

651,03

650,97


100,22

99,99

100,11

ha

26,14

26,14

26,32

100

100.68

100,34

2.Đất rừng đặc dụng

ha

555,38

556,78

555,93


100,25

99,85

100,05

3.Đất rừng sản xuất

ha

68,06

68,11

68,72

100,07

100,89

100,48

IV.Đất chƣa sử dụng

ha

212,57

207,65


200,35

97,68

96,48

97,08

Tổng

ha

1.164,8

1.166,8

1.172,57

100,17

100,49

100,33

khác
III.Đất Lâm nghiệp
1.Đất rừng phòng hộ

(Nguồn : UBND xã Hữu Vĩnh năm 2014)

Diện tích đất nông nghiệp năm 2012 là 237,66 ha tăng lên 246,24 năm 2014
do ngƣời dân đã mở rộng sản xuất trong những năm qua. Đất phi nông nghiệp cũng
tăng từ 64,99 ha lên 71,26 ha năm 2014 do đất đã đƣợc sử dụng sang mục đích khác
nhƣ đất ở cho ngƣời dân. Đất lâm nghiệp của xã biến động theo từng năm nhƣng ít
không đáng kể còn ít do xã không phát triển về ngành lâm nghiệp. Diện tích đất
chƣa sử dụng của xã giảm dần theo các năm từ năm 2012 là 212,57 ha giảm xuống
còn 200,35ha năm 2014 do ngƣời dân đã chuyển đổi tận dụng đất để phục vụ sản
xuất và đời sống.
* Tài nguyên:
a) Đất đai: Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.172,57 ha


20

Trong đó :
- Đất sản xuất nông nghiệp: 246,54 ha
- Đất lâm nghiệp là: 650,97 ha;
- Đất phi nông nghiệp: 71,26 ha.
- Đất chƣa sử dụng: 200,35ha
b) Rừng: Diện tích rừng của xã chủ yếu là khoanh nuôi phục hồi rừng núi đá
với diện tích 555,93 ha; đất có rừng trồng sản xuất 68,72 ha; khoanh nuôi rừng
phòng hộ 26,32 ha.
c) Mặt nƣớc: Xã có diện tích mặt nƣớc là 10,64 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ
sản là: 3, 45ha nằm rải rác tại các thôn.
d) Khoáng sản: Địa bàn xã có 02 cơ sở khai thác đá trên địa bàn với qui mô
hoạt động nhỏ lẻ tạo việc làm cho các lao động địa phƣơng tạo thu nhập cho lao
động nông nghiệp nông nhàn.
* Đặc điểm địa hình, khí hậu
+ Địa hình: Xã nằm trong vùng núi đá vôi hình cánh cung của huyện Bắc
Sơn địa hình núi đá vôi bao bọc xung quanh, bị chia cắt với những vách núi đá.

Dạng địa hình này chiếm 71,74% diện tích tự nhiên toàn xã, không có khả năng
trồng rừng. Địa hình đất bằng của xã nằm dọc theo các lân, thung lũng diện tích đất
này đƣợc khai thác sử dụng để phát triển nông nghiệp trồng các loại cây lƣơng thực
và cây công nghiệp ngắn ngày chiếm 20,54%, phần còn lại là các loại đất phi nông
nghiệp.
+ Khí hậu: Là khí hậu gió mùa, chịu ảnh hƣởng nhiều của gió mùa Đông bắc.
Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau về nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm
20,80C, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 37,30C, mùa đông có hiện tƣợng thời tiết
mƣa phùn, sƣơng muối, nhiệt độ có thể xuống dƣới - 10C. Chế độ mƣa thuộc khu
vực có lƣợng mƣa khá của tỉnh Lạng Sơn, lƣợng mƣa trung bình 1.503 mm/năm,
chế độ mƣa phân hoá thành 2 mùa rõ rệt mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa lƣợng
mƣa chiếm 80% - 85%.


21

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
* Dân số và lao động.
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, nó phụ thuộc lớn vào dân số nền kinh tế
- Toàn xã có 401 hộ với 1.721 nhân khẩu (năm 2012).
- Lao động trong độ tuổi: 1.105 ngƣời;
- Số nhân lực đang trong độ tuổi lao động đi làm việc ngoài địa phƣơng: 24
ngƣời (đăng ký tạm trú tạm vắng).
Nguồn nhân lực trong độ tuổi ở địa phƣơng tƣơng đối dồi dào chủ yếu ở độ
tuổi thanh niên sau khi học xong trung học phổ thông một số em tiếp tục thi vào các
trƣờng đại học, cao đẳng, số còn lại là đi học nghề và xin vào làm việc tại các công
ty, xí nghiệp và ở nhà sản xuất, lúc dƣ nhàn công việc nông thôn lại tham gia làm
thêm tại các cơ sở khai thác vật liệu xây dựng tại địa phƣơng, các đại lý và cơ sở
khai thác khác ở những địa phƣơng xung quanh.

Bảng 4.2. Dân số và lao động xã Hữu Vĩnh giai đoạn 2012 - 2014
Chỉ tiêu

DVT

2012

2013

2014

1. Tổng số nhân khẩu
Nhân khẩu NN
Nhân khẩu phi NN
3. Tổng số hộ
Hộ NN
Hộ phi NN
4. Tổng số lao động
Lao động NN
Lao động phi NN
5. LĐ NN BQ/hộ
6. BQ nhân khẩu
NN/hộ

Ngƣời
Ngƣời
Ngƣời
Hộ
Hộ
Hộ

Ngƣời
Ngƣời
Ngƣời
Ngƣời/hộ
Ngƣời/hộ

1.635
1.518
117
397
342
55
1.003
891
112
2,6
4,11

1.721
1.600
121
401
356
45
1.105
952
153
2,67
4,29


1.856
1.720
136
412
369
43
1.224
926
198
2,50
4,50

So sánh (%)
13/12 14/13
BQ
105,26 107,84 106,55
105,40 107,5
106,45
103,42 112,39 107,9
101,01 102,74 101,87
104,09 103,65 103,87
81,81
95,55
88,68
110,17 110,76 110,46
106,85 97,26
102,05
136,61 129,41 133,01
102,69 93,63
98,16

104,38 104,89 104,63

(Nguồn: UBND xã Hữu Vĩnh năm 2014)
Về cơ cấu dân số theo độ tuổi của xã Hữu Vĩnh, dân số trong độ tuổi từ 6 đến
14 tuổi chiếm tỉ lệ khá lớn là 17,9% tƣơng đƣơng với 306 ngƣời. Dân số trong độ
tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất 65,94% tƣơng đƣơng với 1.224 ngƣời. Dân số


×