Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phát triển thị trường sản phẩm đầu ra cho rừng trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.43 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

NGUYỄN BÁ ĐẠO
Tên đề tài:
“PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM ĐẦU RA CHO RỪNG TRỒNG
SẢN XUẤT THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

:Chính Quy

Chuyên ngành

: Kinh Tế Nông Nghiệp

Khoa

: Kinh Tế & Phát Triển Nông Thôn

Khóa học

: 2011-2015

Thái nguyên, Năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

NGUYỄN BÁ ĐẠO
Tên đề tài:
“PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM ĐẦU RA CHO RỪNG TRỒNG
SẢN XUẤT THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Kinh Tế Nông Nghiệp

Lớp

: 43 Kinh Tế Nông nghiệp

Khoa

: Kinh Tế & Phát Triển Nông Thôn

Khóa học

: 2011-2015


Giảng viên hƣớng dẫn : ThS.Phương Hữu Khiêm

Thái nguyên, Năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo đại học chuyên ngành kinh tế nông
nghiệp, khoá học 2011 -2015, được sự nhất trí của Khoa kinh tế và phát triển
nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện
khóa luận tốt nghiệp đại học: “Phát triển thị trường sản phẩm đầu ra cho
rừng trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành bản khóa luận này trong suốt thời gian thực hiện đề tài
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là sự chỉ
bảo hướng dẫn chu đáo của Th.S Phương Hữu Khiêm.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của các cán bộ Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Đồng Hỷ, Phòng Thống kê, Hạt Kiểm lâm, UBND xã và các hộ gia
đình của xã Khe Mo, Văn Hán, thị trấn Sông Cầu đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về tất cả sự giúp
đỡ quý báu đó. Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu cũng như
năng lực bản thân, nên khóa luận của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các
thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng môn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Bá Đạo



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích trồng rừng sản xuất giai đoạn 2006 - 2014 ..... 25
Bảng 4.2. Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường ...................... 40
Bảng 4.3. Kết quả điều tra, khảo sát một số cơ sở chế biến và sử dụng gỗ
rừng trồng sản xuất tại huyện Đồng Hỷ .......................................... 44
Bảng 4.4. Một số thông tin cơ bản về các hộ rừng trồng sản xuất ................. 46
Bảng 4.5. Lao động và nhân khẩu của các hộ gia đình trồng rừng ................. 46
Bảng 4.6. Diện tích sản xuất lâm nghiệp của các hộ điều tra ......................... 47
Bảng 4.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của 60 hộ .......................................... 48
Bảng 4.8. Thị trường đầu ra cho sản phẩm rừng trồng sản xuất tại các khu vực
điều tra............................................................................................. 48
Bảng 4.9. Tỷ lệ về giá tiêu thụ của sản phẩm rừng trồng sản xuất ................. 49
Bảng 4.10. Đánh giá SWOT ........................................................................... 50


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ các bước tiếp cận của đề tài nghiên cứu ............................ 14
Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ ................................................ 17
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ các loài cây rừng sản xuất ở huyện Đồng Hỷ 2014... 27
Hình 4.3. Biểu đồ kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất ở huyện Đồng
Hỷ .................................................................................................... 41


iv


DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BQ

:Bình Quân

ĐTV

:Đơn vị tính

HGĐ

:Hộ gia đình

HTX

:Hợp tác xã



:Lao động

NN&PTNT

:Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

RTN

:Rừng tự nhiên


SX

:Sản xuất

TRSX

:Trồng rừng sản xuất

TT

:Thị Trấn

UBND

:Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tế ....................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tế ..................................................................................... 3
Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................... 4

2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững ....................................................... 4
2.1.2.Khái niệm về thị trường ........................................................................ 4
2.1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 4
2.1.4. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................... 6
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 12
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 12
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 12
3.1.2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 12
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 13
3.2.1. Cách tiếp cận và quan điểm của đề tài nghiên cứu ............................ 13
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................... 14
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 17
4.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 17


vi

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................... 20
4.2. Thực trạng rừng trồng sản xuất tại huyện Đồng Hỷ ................................ 22
4.2.1. Quá trình phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Đồng Hỷ .............. 23
4.2.2. Một số đặc điểm về rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ..........24
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới rừng trồng sản
xuất ở huyện Đồng Hỷ .................................................................................... 28
4.3.1. Ảnh hưởng của các chính sách đã có tới phát triển trồng rừng ......... 28
4.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đến phát triển lâm sản ở
huyện Đồng Hỷ ............................................................................................ 34
4.3.2.Đánh giá ảnh hưởng của thị trường lâm sản đến phát triển rừng trồng

sản xuất ở huyện Đồng Hỷ ........................................................................... 37
4.5. Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh rừng của các hộ điều tra ... 46
4.5.1. Thông tin cơ bản về các hộ trồng rừng sản xuất tại khu vực điều tra 46
4.5.2. Lao động và nhân khẩu của các hộ trồng rừng sản xuất: ................... 46
4.5.3. Diện tích sản xuất lâm nghiệp của các hộ điều tra ............................. 47
4.5.4. Kết quả sản xuất kinh doanh về rừng sản xuất của các hộ gia đình .. 48
4.6. Thực trạng về thị trường đầu ra cho rừng trồng sản xuất ........................ 48
4.6.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................. 48
4.6.2. Tỷ lệ về giá tiêu thụ của sản phẩm rừng trồng sản xuất..................... 49
4.6.3. Đánh giá về thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp của các hộ. .... 49
4.6.4. Đánh giá thuận lợi khó khăn sản phẩm đầu ra của rừng trồng sản xuất..... 50
4.6.5. Đánh giá sản phẩm và thị trường tiêu thụ của cơ sở chế biến ........... 52
4.7. Đánh giá chung các cơ sở sản xuất và chế biến gỗ tại huyện Đồng Hỷ .. 53
4.8. Đánh giá chung và một số tồn tại............................................................. 54
Phần 5. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG SẢN
PHẨM ĐẦU RA CHO RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT THEO HƢỚNG BỀN
VỮNG........................................................................................................................... 56


vii

5.1. Những cơ hội phát triển thị trường sản phẩm đầu ra cho rừng trồng sản
xuất ở huyện Đồng Hỷ .................................................................................... 56
5.2. Các nhóm giải pháp chính để phát triển thị trường sản phẩm đầu ra cho
rừng trồng sản xuất theo hướng bền vững ...................................................... 57
5.2.1. Những quan điểm và định hướng chung ............................................ 57
5.2.2. Các giải pháp chung ........................................................................... 57
5.2.3. Các giải pháp cụ thể ........................................................................... 58
5.3. Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 64
5.3.1. Kết luận .............................................................................................. 64

5.3.2 Kiến nghị ............................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 67


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, năm 1945 diện tích rừng có tới 14,4 triệu ha, độ che phủ
của rừng chiếm 43%, năm 1995 chỉ còn 9,3ha chiếm 28,2%. Trung bình
từ năm 1945-1995 mỗi năm nước ta mất đi hơn 100.000ha rừng. Theo
thống kê của Bộ NN&PTNT tính đến ngày 31/12/2014 diện tích rừng
nước ta đã tăng lên gần 18,84 triệu ha, độ che phủ của rừng chiếm khoảng
40,8%. Tuy diện tích và độ che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể nhưng
chất lượng rừng rất thấp. Theo dự báo của ngành giấy đến năm 2015 nhu
cầu sử dụng giấy trong nước là 1.286.000tấn/năm và đến năm 2020 là
3.420.000 tấn/năm, mục tiêu xuất khẩu bột giấy đến năm 2015 là
760.000tấn/năm.
Như vậy, nhu cầu về gỗ nguyên liệu sử dụng trong nước cũng như cho
sản xuất các mặt hàng xuất khẩu từ nay đến năm 2020 là rất lớn, để góp
phần vào phát triển chung của nền kinh tế quốc dân thì công tác phát triển
thị trường đầu ra cho rừng trồng sản xuất là một vấn đề rất cần thiết và
cấp bách. Chính vì vậy, mỗi địa phương cần phải rà soát, đánh giá thực
trạng rừng trồng sản xuất tại địa phương của mình làm cơ sở đề xuất các
giải pháp phát triển nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng,
từ đó phát triển thị trường sản phẩm đầu ra theo hướng bền vững.
Nhằm gia tăng tỷ lệ che phủ của rừng toàn quốc đạt 45%, chương trình
trồng mới 5 triệu ha rừng của chính phủ đang được thực hiện rất tích cực.
Đồng thời việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng

cũng được chú trọng nhằm nâng cao sản lượng rừng. Ngày nay, Bạch đàn và
Keo được coi như là những loài cây có triển vọng trong các chương trình
trồng rừng, cho dù việc trồng Bạch đàn đã gây ra một số tranh cãi vệ việc gây


2

thoái hoá đất. Hiện tại, diện tích rừng trồng Keo và Bạch đàn đạt khoảng
576.000ha và chiếm khoảng 46% tổng diện tích rừng trồng tại Việt Nam.
Rừng sản xuất là rừng đa mục tiêu, trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu
nhập cho người làm nghề rừng và góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái. Phát
triển rừng sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm
lâm sản để tạo được nghề rừng ổn định và phát triển bền vững.
Đồng Hỷ là một huyện của tỉnh Thái Nguyên, nơi có nhiều diện tích
rừng trồng sản xuất được phát triển trong thời gian qua. Tại đây các mô hình
trồng rừng sản xuất cũng đã hình thành và khá đa dạng, trong đó đặc biệt chú
trọng đến các mô hình dự án 661, xây dựng với nhiều quan điểm mới, thu
hút được nhiều đối tượng tham gia vào công tác phát triển rừng góp phần
xoá đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội của huyện. Tuy nhiên,
việc triển khai các hoạt động trồng rừng sản xuất vẫn còn manh mún, chưa tập
trung, nhiều chính sách của nhà nước đưa ra chưa khuyến khích được người
dân làm rừng, thiếu các hỗ trợ cần thiết (thiếu vốn, kỹ thuật…) đã làm cản trở
việc phát triển hoạt động trồng rừng sản xuất của tỉnh. Trong khi đó, hoạt
động sản xuất của một số nhà máy chế biến lâm sản trong tỉnh có lúc thiếu
nguyên liệu trầm trọng, phải tìm nguồn cung từ các tỉnh lân cận hoặc nhập
khẩu đã làm ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị.
Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển thị trường sản phẩm
đầu ra cho rừng trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” là hết sức cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng tình hình rừng trồng sản xuất trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở xây dựng kế hoạch nâng cao và
tìm ra giải pháp phát triển rừng trồng trong thời gian tới.


3

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phát hiện được điểm mạnh và điểm yếu về hiện trạng rừng trồng sản
xuất của huyện Đồng Hỷ tỉnh thái nguyên
- Xác định một số giải pháp quan trọng để phát triển thị trường sản phẩm
đầu ra cho rừng trồng sản xuất của huyện Đồng Hỷ theo hướng phát triển bền
vững, đảm bảo cho lợi ích cho các hộ dân trồng rừng và cho cộng đồng.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tế
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu thị trường sản phẩm đầu ra của
rừng trồng sản xuất huyện Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường đầu ra theo hướng bền
vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu để
làm quen với thực tế.
- Nâng cao kiến thức và tích lũy được kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo và là cơ sở khoa học cho các
nghiên cứu liên quan.
1.3.2. Ý nghĩa thực tế
- Là cơ sở để UBND huyện Đồng Hỷ, UBND thị trấn Sông Cầu,
UBND xã Khe Mo, Văn Hán và các hộ gia đình thuộc 3 xã, thị trấn trên tham
khảo từ đó góp phần giúp cho công tác phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

huyện được nâng cao.


4

Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc
gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa
lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
2.1.2.Khái niệm về thị trường
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc
tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm
nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả
cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách
hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có
khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
2.1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiệu quả của công tác trồng rừng sản xuất được đánh giá theo nhiều
yếu tố trong đó hiệu quả về kinh tế là chủ yếu. Sản phẩm rừng trồng phải
có được thị trường, phục vụ được cả mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài.
Đồng thời phương thức canh tác phải phù hợp với kiến thức bản địa và dễ
áp dụng với người dân. Theo nghiên cứu của Thomas Enters và Patrick B.
Durst (2004) [15], để phát triển trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao,
ngoài sự tập trung đầu tư về kinh tế và kỹ thuật còn phải nghiên cứu những
vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Nhận biết được 2 vấn đề

then chốt, đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất nên tại các


5

nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật... nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp ở
cấp quốc gia hiện nay được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm. Trên quan điểm “Thị trường là chìa khoá của quá trình sản
xuất”, các nhà kinh tế lâm nghiệp phân tích rằng, chính thị trường sẽ trả lời
câu hỏi sẽ phải sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Khi thị trường có nhu cầu
và lợi ích của người sản xuất được đảm bảo thì sẽ thúc đẩy được sản xuất phát
triển tạo ra sản phẩm hàng hoá.
Dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những
năm qua Liu Jinlong (2014) [13] đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyết
khích tư nhân phát triển trồng rừng như:
- Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá.
- Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của nhà nước.
- Giảm thuế đánh vào các lâm sản.
- Đầu tư tái chính cho tư nhân trồng rừng.
- Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân.
Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ khâu quản
lý chung về vấn đề đất đai, thuế và cả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và
người dân. Có thể nói đây không chỉ là những đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham
gia trồng rừng mà còn gợi ý những định hướng quan trọng cho phát triển
rừng trồng sản xuất tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến
khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Narong Mahanop (2004) ở
Thailand, Ashadi và Nina Mindawati (2004) [12] ở Indonesia...
Qua những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn
đề được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại

các quốc gia Đông Nam Á chính là:
- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất.


6

- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng.
- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Đây cũng là những vấn đề mà các nước trong khu vực, trong đó có
Việt Nam đã và đang quan tâm giải quyết để thu hút nhiều thành phần tham
gia trồng rừng sản xuất, đặc biệt là khơi thông nguồn vốn tư nhân, vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài cho trồng rừng. Vì vậy, quan điểm chung để phát
triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao là trồng rừng cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu với sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế và đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong mỗi loại hình
tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng.
Đánh giá chung: Điểm qua những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có
liên quan cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu khá sâu và công
phu. Tuy các công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã giải quyết
khá đầy đủ các vấn đề có liên quan, nhưng hầu hết các công trình được
nghiên cứu trong những hoàn cảnh sinh thái và các điều kiện kinh tế kỹ
thuật hết sức khác nhau nên không thể ứng dụng một cách máy móc vào điều
kiện cụ thể của nước ta nói chung cũng như ở Đồng Hỷ nói riêng.
2.1.4. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
2.1.4.1. Về kinh tế và chính sách phát triển trồng rừng kinh tế ở Việt Nam
Từ khi đổi mới chiến lược phát triển kinh tế lâm nghiệp Việt Nam, Nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách về đất đai như: Nghị định 01, Nghị định
02, Nghị định 163 về việc giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp. Các chính
sách về đầu tư tín dụng như: Khuyến khích đầu tư trong nước, Nghị định
43/1999/NĐ-CP, Nghị định 50/1999/NĐ-CP. Nhìn chung các chính sách trên

đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp đặc biệt là trồng rừng
kinh tế.
Nhà nước đã tiến hành quy hoạch lâm phận trong phạm vi cả nước và
các địa phương, phân chia rừng theo mục đích sử dụng. Đã tiến hành giao đất


7

giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp. Từng bước thực hiện mỗi mảnh đất mỗi khu rừng
đều có chủ cụ thể và hướng tới xã hội hóa nghề rừng. Chính sách giao khoán
rừng và đất lâm nghiệp đã thu hút mọi nguồn nhân lực, vật lực để cùng kinh
doanh có hiệu quả trên mảnh đất được giao.
Nghiên cứu về kinh tế và chính sách phát triển trồng rừng kinh tế ở
Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã được quan tâm nhiều hơn song
cũng chỉ tập chung vào một số vấn đề như: phân tích và đánh giá hiệu quả
kinh tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp, và một số nghiên cứu nhỏ về
thị trường. Một số nghiên cứu có thể kể đến như:
Đỗ Doãn Triệu (1993) [9] đã nghiên cứu xây dựng một số luận cứ khoa
học và thực tiễn góp phần hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. Vũ Long (2000) [5] đề tài
nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất sau khi giao và khoán đất lâm nghiệp ở
các tỉnh miền núi phía Bắc. Đỗ Đình Sâm và Lê Quang Trung (2003) [8] về
đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp ở Việt Nam. Phạm Xuân Phương
(2003) [6] đã rà soát các chính sách liên quan đến rừng như: chính sách về tín
dụng, chính sách về đất đai, và chỉ rõ các chủ trương, chính sách rất kịp thời
và có ý nghĩa nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều vấn đề
bất cập. Tác giả cũng đã định hướng được các chính sách để có quy hoạch
tổng thể cho vùng trồng rừng nguyên liệu, chủ rừng có thể vay vốn trồng rừng
đảm bảo có lợi nhuận đảm bảo rừng được trồng với tập đoàn giống tốt.
Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hồng Quân và Phạm Quang Minh (2003) [7] đã

cho thấy thực trạng trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ
và lâm sản trong thời gian qua đã thu được một số kết quả đáng kể nhưng
cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: Diện tích rừng trồng sản xuất hàng
năm mới chỉ đạt 50% kế hoạch, các cơ sở chế biến còn xa vùng nguyên liệu,
các chính sách thiếu đồng bộ.


8

Nhìn chung các nghiên cứu đã tập trung vào các vấn đề kinh tế chính
sách phát triển lâm nghiệp hiện nay và các hệ thống biện pháp kỹ thuật gây
trồng nhiều loài cây trên nhiều vùng sinh thái. Tuy nhiên các nghiên cứu tập
trung vào việc xây dựng mô hình trồng rừng có hiệu quả và bền vững phù hợp
với từng điều kiện lập địa cụ thể còn hạn chế. Việc chọn loài cây trồng, xây
dựng hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng hợp lý, có thị trường tiêu thụ sản
phẩm và được người dân chấp nhận, bảo vệ được môi trường sinh thái, dự báo
được sản lượng cho từng chu kỳ kinh doanh là những vấn đề cần được đặt ra
nghiên cứu. Có như vậy mới giải quyết được yêu cầu hiệu quả bền vững,
đồng thời cũng là nguyện vọng của người dân tham gia trồng rừng kinh tế.
2.1.4.2. Về vấn đề thị trường lâm sản rừng trồng kinh tế
Bên cạnh những nghiên cứu về giống, kỹ thuật lâm sinh, kinh tế, chính
sách,.. thì việc nghiên cứu thị trường lâm sản cũng có nhiều tác giả quan tâm
điển hình như:
Võ Đại Hải (2004) [4] khi tiến hành nghiên cứu về thị trường lâm sản
rừng trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho biết sản phẩm rừng trồng gồm có
gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Tác giả đã chỉ ra các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng sản
xuất và lâm sản ngoài gỗ cho thấy để phát triển thị trường lâm sản rừng trồng
cần phát triển công nghệ chế biến lâm sản và hình thành được phương thức
liên doanh, liên kết giữa người dân và công ty sản xuất và chế biến lâm sản.
Ngô Văn Hải (2004) [3] đã nghiên cứu về yếu tố đầu vào và đầu ra trong

sản xuất nông lâm sản hàng hóa ở miền núi phía Bắc. Tác giả đã phân tích những
lợi thế, bất lợi và hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hóa ở miền núi.
Nhìn chung qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan tới đề tài nghiên cứu cho thấy trên thế giới các công trình nghiên cứu
được triển khai tương đối toàn diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực
từ kỹ thuật cho tới kinh tế chính sách - xã hội. Nhờ những kết quả nghiên cứu


9

này mà công tác trồng rừng kinh tế ở các nước phát triển đã đi vào sản xuất
ổn định từ nhiều năm nay. Trong khi đó ở Việt Nam nghiên cứu phát triển
trồng rừng mới thực sự được quan tâm chú ý trong những năm gần đây nhất
là khi Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển các nhà máy nguyên liệu và
các nhà máy công nghiệp chế biến lâm sản khác.
Các công trình nghiên cứu tập trung vào chọn, tạo giống có năng suất
và chất lượng cao, biện pháp và kỹ thuật gây trồng, điều kiện lập địa, cơ chế
chính sách. Nhờ vậy mà công tác trồng rừng kinh tế trong những năm gần
đây đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy vậy các công trình nghiên cứu
về thị trường, chính sách và công nghệ chế biến lâm sản còn ít, chưa bắt nhịp
được với yêu cầu của thực tiễn.
2.1.4.3.Đánh giá chung
Ở nước ta nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất mới được thực
sự quan tâm trong khoảng 10 năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta thực
hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, phát triển các nhà máy giấy và
các khu công nghiệp lớn. Các công trình nghiên cứu trong các năm qua cũng
đã khá toàn diện về các lĩnh vực, từ nghiên cứu chọn, tạo giống cho tới các
biện pháp kỹ thuật gây trồng, chính sách và thị trường nhằm thúc đẩy sự
phát triển rừng trồng sản xuất. Đặc biệt, chương trình 327 triển khai từ đầu
thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến chương trình 5 triệu ha rừng. Hơn

nữa, do nhu cầu sản xuất phát triển rừng kinh tế, thời gian vừa qua Chính
phủ đã chỉ đạo Bộ NN& PTNT tiến hành rà soát 3 loại rừng, chuyển đổi một
số diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng sang rừng sản xuất. Tuy nhiên, để
có cơ sở phát triển rừng sản xuất trong thời gian tới, các địa phương cần
phải đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất của địa phương làm cơ sở
định hướng phát triển bền vững trong thời gian tới. Vì vậy, việc nghiên cứu
“Phát triển thị trường sản phẩm đầu ra cho rừng trồng sản xuất theo hướng


10

bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên" nhằm góp phần
làm cơ sở định hướng và thúc đẩy thị trường đầu ra cho rừng trồng sản xuất
phát triển trên địa bàn huyện Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói
chung có hiệu quả hơn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu lâm sản gỗ cho sản
xuất và tiêu dùng ngày một tăng lên.Tình trạng khai thác gỗ RTN quá mức là
nguyên nhân chủ yếu làm giảm độ che phủ của rừng gây xói mòn rữa trôi đất.
Trong những năm gần đây, diễn biến khí hậu toàn cầu thay đổi theo chiều
hướng bất lợi, tình trạng hạn hán, bão lụt và sạt lở đất xảy ra thường xuyên ở
hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất, đời sống của nhân dân, có nguy cơ đe dọa sự sống của trái đất. Đứng
trước nguy cơ suy thoái về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp như hiện nay,
việc khuyến khích trồng rừng, chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng được xem là
một giải pháp hữu hiệu làm giảm áp lực về lâm sản gỗ lên RTN phục vụ nhu
cầu phát triển. Vì vậy, việc phát triển TRSX là một yêu cầu tất yếu khách
quan của sự vận động và phát triển kinh tế mang tính xã hội hóa cao.
Xác định tầm quan trọng của việc TRSX, trong những năm qua Đảng
và Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách

khuyến khích phát triển. Sản lượng và chất lượng gỗ rừng trồng phục vụ công
nghiệp dăm giấy, chế biến mộc, mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu
ngày càng tăng đưa lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần thúc đẩy phát triển.
Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã chú trọng
tới phát triển trồng rừng đặc biệt trên đất rừng sản xuất, đã có quy hoạch vùng
nguyên liệu, nhiều mô hình đã được xây dựng các mô hình này đã thu hút
được người dân địa phương tham gia. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về
rừng trồng kinh tế trên địa bàn chưa nhiều, các hoạt động thực tiễn chủ yếu


11

dựa vào kinh nghiệm và đang ở trong giai đoạn đầu, nhiều mô hình đã được
xây dựng nhưng chưa được đánh giá và tổng kết, các chính sách về đất đai, thị
trường, đầu tư còn nhiều bất cập, chưa có các giải pháp tổng hợp để phát
triển. Các sản phẩm đầu ra của rừng trồng sản xuất chưa tiếp cận được với thị
trường hàng hóa, việc xuất khẩu còn nhiều hạn chế...Vì vậy đề tài nghiên cứu
này đạt ra là cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển trồng rừng kinh tế
của địa phương.


12

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng trồng sản xuất tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Các cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ lâm sản trên địa bàn huyện
Đồng Hỷ.

- Đối tượng nghiên cứu gồm 4 tác nhân tham gia vào 4 công đoạn
sản xuất: (1) Hộ gia đình trồng rừng (2) Thu mua - khai thác; (3) Cơ sở
chế biến đồ gỗ gia dụng; (4) Cơ sở chế biến gỗ dăm/ván nhân tạo.
- Loài cây lựa chọn nghiên cứu: Keo (Keo lai hoặc Keo tai tượng),
Mỡ, Bạch đàn.
- Sản phẩm: Gỗ nguyên liệu chế biến dăm mảnh, nguyên liệu giấy,gỗ
bóc, gỗ xây dựng và đồ mộc gia dụng.
3.1.2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
*Về nội dung:
- Đánh giá đặc điểm kinh tế xã hội tại vùng nghiên cứu
- Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò và tầm quan
trọng của rừng sản xuất trong phát triển kinh tế xã hội của các hộ gia đình và
địa phương
- Tìm hiểu quá trình phát triển trồng rừng sản xuất trong những năm
qua của huyện Đồng Hỷ
- Tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đến phát triển
lâm sản ở huyện Đồng Hỷ
- Tìm hiểu tình hình sử dụng, chế biến và thị trường lâm sản của rừng
trồng sản xuất tại huyện Đồng Hỷ


13

- Đánh giá thị trường sản phẩm đầu ra của rừng trồng sản xuất trên địa
bàn huyện Đồng Hỷ
- Đưa ra các giải pháp bền vững nhằm phát triển thị trường rừng trồng
sản xuất tại huyện Đồng Hỷ.
*Về không gian:
- Trong phạm vi huyện Đồng Hỷ - tỉnh thái Nguyên.
- Trong


đó tập trung khoanh định tại các xã Khe Mo, Văn Hán, Thị trấn

Sông Cầu của huyện Đồng Hỷ
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Cách tiếp cận và quan điểm của đề tài nghiên cứu
Tính hiệu quả của rừng trồng được xem xét trong đề tài chủ yếu về mặt
kinh tế. Tuy nhiên trên quan điểm phát triển bền vững và ổn định rừng trồng
và các giải pháp đưa ra còn phải đáp ứng được cả yêu cầu về mặt xã hội và
môi trường. Như vậy để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của rừng trồng
trước hết cần phải xem xét các nhu cầu của thị trường để đặt ra các mục tiêu
trồng rừng cho phù hợp. Từ những mục tiêu này sẽ đưa ra các giải pháp cần
thiết để phát triển đầu ra cho rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện.
Để tìm hiểu được thị trường đầu ra cho rừng trồng sản xuất trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ có hiệu quả và mang tính bền vững, quan điểm và cách tiếp
cận của đề tài nghiên cứu là: Tổng hợp, nhiều chuyên môn và có sự tham gia
của cộng đồng người dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.


14

Thu thập và phân tích các tài
liệu đã có sẵn

Tiến hành điều tra khảo sát

Nghiên cứu, xem xét, phân loại
và lựa chọn địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu các nội dung ảnh

hƣởng của các chính sách đến thị
trƣờng rừng trồng

Nghiên cứu, đánh giá các mô
hình đã có trên địa bàn

Phân tích và xử lý các số liệu
thu thập đƣợc

Đề xuất các giải pháp phát
triển thị trƣờng đầu ra cho
rừng trồng sản xuất theo
hƣớng bền vững

Hình 3.1. Biểu đồ các bƣớc tiếp cận của đề tài nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.2.2.1. Phương pháp tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng ở huyện Đồng
Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA, trong đó công
cụ chủ yếu được sử dụng là phỏng vấn người cấp tin chính, đặc biệt chú trọng
tới cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông khuyến lâm, cán bộ khuyến nông xã
phụ trách nông lâm nghiệp, cán bộ trạm kiểm lâm các xã, cán bộ hạt kiểm lâm
huyện, cán bộ phòng NN & PTNT huyện, cán bộ công nhân viên công ty Ván
Dăm Thái Nguyên. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
- Các dự án đầu tư phát triển trồng rừng trên địa bàn tỉnh, gồm: nguồn
vốn, thời gian, địa điểm, mục tiêu, kết quả.


15


- Tình hình thực hiện các chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước ta.
- Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong việc xây dựng và phát triển
rừng sản xuất.
Trên cơ sở kết quả làm việc đó sẽ chọn một số nơi để khảo sát và đánh
giá trên thực địa.
3.2.2.2. Phương pháp điều tra tổng thể các mô hình và thu thập số liệu
Phỏng vấn cán bộ phòng NN & PTNT huyện, trạm khuyến nông huyện,
trạm kiểm lâm huyện, để nắm được tình hình chung về rừng trồng của huyện
và thu thập số liệu có liên quan.
3.2.2.3. Phương pháp điều tra, đánh giá thị trường gỗ rừng trồng và các
chính sách liên quan
- Các vấn đề về thị trường cần xem xét như:
+ Giá cả thị trường gỗ rừng trồng
+ Nguồn nguyên liệu gỗ trên địa bàn trong đó bao gồm: loại gỗ và khối lượng
+ Các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng
+ Sự phát triển của các cơ sở chế biến gỗ trong phạm vi toàn huyện:
tiến hành khảo sát một số cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn
- Các vấn đề liên quan đến chính sách như:
+ Tình hình giao đất
+ Chính sách đất đai
+ Chính sách vay vốn, tín dụng
+ Chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách được kết hợp các nội dung
nghiên cứu trên đây và phỏng vấn các hộ dân.
3.2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập được sẽ được tính toán và xử lý trên phần mềm
Microsoft Excel.


16


- Phương Pháp thống kê mô tả số liệu điều tra
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô
tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội
thông qua số liệu thu thập được.
- Phương pháp phân tích theo mô hình (Sử dụng mô hình SWOT):
Sử dụng công cụ phân tích SWOT để đánh giá các yếu tố tác động đến
sự phát triển rừng trồng sản xuất nói chung và thị trường đầu ra cho rừng
trồng sản xuất nói riêng, nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như
những cơ hội và nguy cơ trong phát triển rừng trồng sản xuất tên địa bàn
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.


×