Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

TÌM HIỂU CÁC CHECKLIST TRONG hệ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN TÀU BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 61 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
LÊ QUANG HIẾU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÁC CHECKLIST TRONG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN TÀU BIỂN

HẢI PHÒNG - 2015


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
LÊ QUANG HIẾU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÁC CHECKLIST TRONG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN TÀU BIỂN
NGÀNH: KHOA HỌC HÀNG HẢI; MÃ SỐ: 0840106
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN
Người hướng dẫn: Th.S Lê Thanh Tùng

HẢI PHÒNG - 2015



NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Tinh thần thái độ, sự cố gắng của sinh viên trong quá trình thực hiện Đồ
án/khóa luận:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Đánh giá chất lượng Đồ án/khóa luận tốt nghiệp (so với nội dung yêu cầu
đã đề ra trên các mặt: lý luận, thực tiễn, chất lượng thuyết minh và các bản vẽ):
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Chấm điểm của giảng viên hướng dẫn
(Điểm ghi bằng số và chữ)
Hải Phòng, ngày

tháng năm 2015

Giảng viên hướng dẫn

3



ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
1. Đánh giá chất lượng Đồ án/khóa luận tốt nghiệp về các mặt: thu thập và
phân tích số liệu ban đầu, cơ sở lý thuyết, vận dụng vào điều kiện cụ thể, chất
lượng thuyết minh và các bản vẽ, mô hình (nếu có) …:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Chấm điểm của người phản biện
(Điểm ghi bằng số và chữ)
Hải Phòng, ngày

tháng năm 2015

Người phản biện

4



LỜI CẢM ƠN
Với sự nỗ lưc trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, vận dụng các
kiến thức đã học trên lớp cùng sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo và sự ủng
hộ từ gia đình, người thân, em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bố mẹ cũng như những người thân
đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng biết ơn đến thầy ThS. Lê Thanh Tùng, Bộ môn Luật,
khoa Hàng hải, người đã hướng dẫn em tận tình, cung cấp tài liệu giúp em hoàn
thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết sự để hoàn thành luận văn đạt được hiệu quả cao
nhất nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Mong các thầy góp ý kiến
xây dựng, sửa lỗi để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành dựa trên sự
nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân và sự giúp đỡ của các thầy giáo. Em xin nhận
trách nhiệm nếu có bất kỳ sự không hợp lệ nào của luận văn.

5


DANH MỤC CÁC HÌNH VE
Số hình
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5

2.6

Tên hình
On-board Familiarization and Training CHECKLIST Danh mục làm quen trên tàu và huấn luyện của thuyền
viên
CHECKLIST Deck Before Departure - Danh mục kiểm tra
bộ phận boong tại cảng đi
CHECKLIST pre-transfer for bunker - Danh mục kiểm
tra trước khi tàu nhận dầu
CHECKLIST for safety equipments - Danh mục kiểm tra
các thiết bị an toàn
CHECKLIST quản lý tài liệu
Danh mục đánh giá nội bộ tàu của công ty - Internal
Shipboard Audit CHECKLIST

6

Trang
20
23
25
29
33
33


MỤC LỤC

7



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Lịch sử ngành hàng hải đã chỉ ra: hầu hết các vụ tai nạn đường biển gây ra
bởi sự bất cẩn và lỗi chủ quan của những thuyền viên trên tàu. Mỗi vụ tai nạn
đều để lại những mất mát to lớn về người và của, ví dụ như gần đây là vụ chìm
phà Sewol ở Hàn Quốc hay trong quá khứ là vụ chìm phà Helrad of Free
Enterprise – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của bộ luật
ISM. Từ những nguyên nhân như vậy, bộ luật quốc tế về quản lý an toàn ISM
Code ( International Safety Management Code) được Tổ chức Hàng Hải quốc tế
IMO phê duyệt vào tháng 11 năm 1993.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều sỹ quan hàng hải cũng như sinh viên hàng
hải, đặc biệt là các sinh viên mới ra trường chưa thực sự hiểu rõ các
CHECKLIST - một phần quan trọng của việc thực hiện một cách an toàn các
quy trình trên tàu theo bộ luật ISM. Từ đó là nguyên nhân gây ra sự mất đảm
bảo về an toàn – yếu tố quan trọng thiết yếu nhất khi hành trình trên biển. Hơn
nữa, để các sinh viên năm cuối - những người chuẩn bị làm việc như một người
thủy thủ có thể tìm hiểu một cách nhanh nhất về các bước thực hiện mọi công
việc trên tàu và cách thực hiện chúng một cách an toàn, thì họ cần phải nắm
được các quy trình trong hệ thống an toàn công ty theo bộ luật ISM, đặc biệt là
các bản danh mục kiểm tra an toàn khi thực hiện các quy trình trên tàu CHEKCLIST - được coi như bản hướng dẫn thực hiện các công tác trên tàu một
cách an toàn.
Vì vậy, trong đề tài này em xin tìm hiểu về bộ luật ISM và chủ yếu là đi
sâu về một trong những phần chủ yếu trong bộ luật – các CHECKLIST trong hệ
thống quản lý an toàn của tàu biển.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài này nhằm mục đích cung cấp các kiến thức về CHECKLIST (khái
niệm, phân loại, tầm quan trọng, cách thực hiện và các vấn đề có liên quan) cho

8



các sỹ quan hàng hải mới lên tàu cũng như sinh viên hàng hải chuẩn bị xuống
tàu làm việc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các CHECKLIST trong hệ thống quản lý an toàn trên biển,
ngoài ra tìm hiểu thêm về Bộ luật ISM và hệ thống quản lý an toàn - SMS.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về khái niệm, tầm quan trọng của các CHECKLIST, phân loại
và cách thực hiện chúng trên tàu biển.
4. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài, em đã vận dụng kết hợp các phương pháp:
phương pháp nghiên cứu lý thuyết về Bộ luật ISM, các giấy tờ tài liệu có liên
quan đến các CHECKLIST trong hệ thống quản lý an toàn trên biển và phương
pháp tham khảo chuyên gia.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Phục vụ cho nghiên cứu khoa học và học tập của sinh viên. Giúp sinh viên,
hiểu rõ hơn những kiến thức về bộ luật ISM, quan trọng nhất là các
CHECKLIST - công cụ thực hiện các điều khoản của bộ luật. Từ đó có cái nhìn
cũng như sự hiểu biết sâu sắc hơn về công việc trên tàu, bồi dưỡng thêm các
kiến thức an toàn khi làm việc trên tàu.
Ý nghĩa thực tiễn:
Giúp thuyền viên hiểu rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của các
CHECKLIST trên tàu, quy trình thực hiện các bản CHEKCLIST và cách xử lý
các vấn đề có liên quan đến CHECKLIST. Ngoài ra đề tài cũng trang bị thêm
các kiến thức về làm việc an toàn trên tàu, nâng cao ý thức và trách nhiệm của
mỗi thuyền viên trong việc thực hiện các quy trình trên tàu một cách nghiêm
chỉnh, tự giác, vì sự an toàn của bản thân và cũng là sự an toàn chung của toàn

bộ thuyền bộ trên tàu.
9


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN - ISM CODE
VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN - SMS
1.1 BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN - ISM CODE
1.1.1 Giới thiệu Bộ luật ISM:
Cuối thập kỷ 1980 đầu thập kỷ 1990 qua các cuộc điều tra của tổ chức
IMO về tai nạn hàng hải cho thấy rằng phần lớn các tai nạn xảy ra bắt nguồn từ
sự quản lý yếu kém của các công ty khai thác tàu. Đỉnh điểm là vụ chìm phà
Helrad of Free Enterprise năm 1987 tại Bỉ.
Vào 18:05 tối ngày 6/3/1987, phà Helrad of Free Enterprise chở hơn 450
hành khách, khoảng 80 thủy thủ đoàn, hơn 80 chiếc xe và gần 50 xe vận tải hàng
hóa rời cảng Zeebrugge Bỉ đến cảng Dover Anh. Tuy nhiên, chỉ 25 phút sau đó,
tức là khoảng 18:30 nước tràn vào boong để xe của phà khiến nó bị mất ổn định
và chìm. Vụ việc chỉ diễn ra trong vòng 90 giây, nơi xảy ra tai nạn cách bờ biển
chỉ có 91m và con số tử vong cuối cùng là 193 người. Nguyên nhân chính của
tai nạn được xác định là do cửa phía mũi vẫn được mở khiến một lượng lớn
nước dễ dàng tràn vào và người chịu trách nhiệm cho việc đóng cánh cửa đó thì
đang ngủ trong phòng do mệt mỏi. Các báo cáo cũng chỉ ra rằng người thủy đó
chỉ là người cuối cùng trong một chuỗi các hành động là nguyên nhân dẫn đến
thảm họa kinh hoàng này, các biện pháp đảm bảo an toàn đã không được một ai
chú ý đến. Vụ việc như một hồi chuông báo động cho vấn đề quản lý an toàn của
các công ty vận tải biển và cũng đã cho thấy vấn đề quản lý an toàn đóng vai vai
trò quan trọng việc đảm bảo an toàn khai thác.
Với đòi hỏi ngày càng cao về sự đảm bảo an toàn trong khai thác tàu biển
cũng như bảo vệ môi trường trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của đội tàu thế
giới, mà đặc biệt là đội tàu treo cờ thuận tiện (Flag Of Convenient -FOC),

10


chương IX của SOLAS 74 đã được bổ xung mới, với các yêu cầu về quản lý an
toàn khai thác tàu. Bổ xung sửa đổi 1994 công ước SOLAS 74 có hiệu lực ngày
01/07/1998, bổ sung sửa đổi đó đã cho ra đời chương IX mới vào SOLAS 74.
Sau đó chương này đã được bổ xung sửa đổi bằng nghi quyết MSC 99(73). Nghị
quyết này được thông qua vào ngày 01/01/2002 và có hiệu lực ngày 01/07/2002.
Tháng 11 năm 1993, IMO đã phê chuẩn Bộ luật ISM, cụ thể hoá các yêu
cầu của chương IX / SOLAS 74. Bộ luật ISM cung cấp một chuẩn quốc tế về
quản lý an toàn khai thác tàu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Để triển khai bộ
luật ISM, các công ty phải xây dựng một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn, tức
là phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý an toàn (Safety Management
System, SMS) phù hợp với qui mô của công ty và được Đăng kiểm chấp nhận.
Bộ luật ISM đã đi vào hiệu lực theo hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Từ 01/07/1998, áp dụng bắt buộc đối với tất cả các tàu khách,
tàu dầu, tàu chở hàng rời và các tàu cở khách, chở hàng cao tốc có tổng dung
tích từ 500GT trở lên.
Giai đoạn 2: Từ 01/07/2002, áp dụng cho tất cả các tàu chạy tuyến quốc tế
có tổng dung tích từ 500GT trở lên.
Mục đích của bộ luật ISM là tạo ra những tiêu chuẩn quốc tế cho việc
quản lý, khai thác an toàn tàu, ngăn ngừa sự tổn hại về sinh mạng, thương tật
của con người cũng như sự tổn hại về tài sản trong quá trình khai thác tàu đồng
thời bảo vệ môi trường sinh thái.
Mục tiêu về quản lí an toàn là:
- Cung cấp các thao tác về hoạt động tàu an toàn và một môi trường làm
việc an toàn
- Xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn để đối phó với những rủi ro có
thể xảy ra trên tàu
- Không ngừng hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của cán bộ nhân viên

trên bờ và thuyền viên dưới Tàu, bao gồm cả việc chuẩn bị đối phó với các tình
huống khẩn cấp liên quan đến an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm.
11


Hệ thống quản lý an toàn phải đảm bảo:
- Phù hợp với các qui định và luật lệ hiện hành.
- Phù hợp với các qui tắc, hướng dẫn do các tổ chức, chính quyền, đăng
kiểm và tổ chức công nghiệp biển đề ra.
1.1.2 Cấu trúc Bộ luật ISM
Bộ luật ISM gồm 16 điều khoản, bao gồm các phần chính sau đây:
Lời nói đầu.
Phần A: Sự thực hiện
Nội dung của phần này bao gồm 12 điều khoản với các nội dung sau:
1. Các khái niệm chung:
Trong phần này, Bộ luật ISM đưa ra các định nghĩa, giải thích ý nghĩa của
các khái niệm, tên gọi; Chỉ ra mục tiêu và phạm vi áp dụng của Bộ luật.
2. Chính sách An toàn và bảo vệ môi trường của Công ty:
Trong phần này, Bộ luật ISM đòi hỏi các Công ty phải đưa ra được chính
sách của mình đối với vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường đồng thời đảm bảo
thực hiện được chính sách này ở mọi mức độ trong SMS ( Safety Management
System)
3. Trách nhiệm và thẩm quyền của Công ty:
Công ty phải đảm bảo sự quản lý của mình và thể hiên được thẩm quyền
của mình đối việc quản lý tàu biển trong SMS.
4. Người được chỉ định thực thi SMS của Công ty (Designated Person-DP):
Các Công ty phải chỉ định Người có trách nhiệm và thẩm quyền để quản lý,
giám sát, chỉ đạo, hỗ trợ tàu thực hiện có hiệu quả SMS, đặc biệt khi có những
tình huống khẩn cấp liên quan đến an toàn và chống ô nhiễm môi trường.
5. Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng:

Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng trong việc đại diện cho
Công ty tổ chức thực hiện SMS trên tàu phải được thể hiện rõ trong SMS của
Công ty.
6. Nguồn lực và nhân viên:
12


Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện một cách đầy đủ các điều kiện thực
tế về con người, các điều luật quốc tế có liên quan thông qua các quy trình,
hướng dẫn trong SMS của mình.
7. Sự phát triển các kế hoạch khai thác tàu:
Bộ luật yêu cầu trong SMS của Công ty phải thiết lập đầy đủ các quy trình,
các hướng dẫn cho các hoạt động khai thác chủ yếu của tàu cũng như bảo vệ
môi trường.
8. Sự sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp:
Bộ luật yêu cầu Công ty phải thiết lập được trong SMS các quy trình hành
động trong các tình huống khẩn cấp cũng như các chương trình thực tập huấn
luyện và khả năng sẵn sàng ứng phó trong mọi điều kiện khẩn cấp.
9. Các báo cáo, phân tích đối với các trường hợp vi phạm, tai nạn và nguy
hiểm xảy ra.
Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện trong SMS của mình các mẫu báo
cáo, phân tích thống nhất đối với các vi phạm, tai nạn và nguy hiểm có thể xảy
ra đồng thời phải có các hướng dẫn, quy trình để sửa chữa, hiệu chỉnh đối với
các vấn đề đó.
10. Bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị.
Công ty phải thể hiện được trong SMS của mình các hướng dẫn, quy trình
để đảm bảo tàu và trang thiết bị thuộc quyền quản lý của mình được khai thác và
bảo dưỡng phù hợp cũng như các biện pháp bảo dưỡng đặc biệt áp dụng đối với
các trang thiết bị quan trọng trên tàu.
11. Tài liệu, giấy tờ.

Trong SMS của Công ty phải thiết lập được một hệ thống, quy trình quản lý
với các tài liệu, giấy chứng nhận của tàu.
12. Sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá của Công ty.
SMS của Công ty phải thể hiện được sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá
việc thực hiện đối với SMS của mình thông qua các quy trình, hướng dẫn kiểm
tra (Audit) qua đó đưa ra những hướng dẫn để chỉnh lý đối với những vấn đề
13


không phù hợp.
Phần B: Giấy chứng nhận và sự kiểm tra, gồm có 4 điều khoản.
Giấy chứng nhận theo Bộ luật ISM bao gồm:
13. Cấp giấy chứng nhận và kiểm tra định kỳ.
a. Giấy chứng nhận phù hợp, Document Of Compliance Certificate (DOC):
Một Công ty, khi SMS được chính quyền hành chính kiểm tra và xác nhận là
thoả mãn các yêu cầu của Bộ luật ISM thì sẽ được cấp giấy chứng nhận trên.
b. Giấy chứng nhận quản lý an toàn, Safety Management Certificate
(SMC): Giấy chứng nhận này được cấp cho tàu khi sự kiểm tra của chính quyền
hành chính xác nhận rằng các hoạt động quản lý, khai thác an toàn công ty và
tàu là phù hợp với SMS đã được chấp thuận.
Giấy chứng nhận DOC sẽ có thời hạn hiệu lực không quá 5 năm và phải
trải qua các đợt kiểm tra hàng năm để xác nhận lại.
Giấy chứng nhận SMC cũng có thời hạn hiệu lực không quá 5 năm nhưng
chỉ phải kiểm tra lại trong ít nhất một lần kiểm tra trung gian của tàu.
14. Cấp giấy chứng nhận tạm thời.
15. Kiểm tra.
16. Mẫu giấy chứng nhận (DOC, SMC)
1.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN - SMS
Muốn duy trì tàu hoạt động trên tuyến quốc tế, công ty phải quản lý hoạt
động tàu theo “Hệ thống quản lý an toàn”. Muốn xây dựng một “hệ thống quản

lý an toàn” công ty phải nghiên cứu xây dựng một hệ thống quản lý phù hợp với
những yêu cầu do “Bộ luật quản lý an toàn quốc tế”.
1.2.1 Các yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn
1.2.1.1 Về mục đích và yêu cầu
a. Mục đích là bảo đảm an toàn trên biển. Ngăn ngừa thương vong, tổn thất
về người và tài sản. Tránh ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường biển
b. Mục tiêu về quản lý an toàn là:
- Cung cấp các thao tác về hoạt động tàu an toàn và một môi trường làm
14


việc an toàn
- Xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn để đối phó với những rủi ro có
thể xảy ra trên tàu
- Không ngừng hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của cán bộ nhân viên
trên Bờ và thuyền viên dưới Tàu, bao gồm cả việc chuẩn bị đối phó với các tình
huống khẩn cấp liên quan đến an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm.
c. Hệ thống quản lý an toàn phải đảm bảo:
- Phù hợp với các quy định và luật lệ hiện hành
- Phù hợp với các quy tắc, hướng dẫn do các tổ chức, chính quyền, đăng
kiểm và tổ chức công nghiệp biển đề ra.
d. Nội dung của Hệ thống quản lý an toàn gồm có:
- Chính sách về an toàn và bảo vệ môi trường.
- Những qui định, hướng dẫn và qui trình nhằm bảo đảm an toàn hoạt động
tàu, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu luật lệ hiện hành của quốc gia và quốc
tế.
- Phân định các mức độ quyền hạn, các mối thông tin liên lạc giữa những
người liên quan đến hệ thống trên bờ và dưới tàu.
- Những qui trình về báo cáo các tai nạn và “không phù hợp”.
- Những qui trình chuẩn bị và ứng phó các tình huống khẩn cấp.

- Những qui trình về đánh giá nội bộ và rà soát việc quản lý.
1.2.1.2 Chính sách an toàn và bảo vệ môi trường
Công ty phải xây dựng một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường, nêu
rõ bằng cách nào để đạt được mục tiêu của bộ luật ISM Code.
Phải bảo đảm chính sách này được thực hiện và duy trì ở mọi cấp độ của hệ
thống tổ chức, trên Bờ và dưới Tàu.
1.2.1.3 Quyền hạn và trách nhiệm của công ty
Khi người chịu trách nhiệm về các hoạt động của tàu không phải là Chủ
tàu, thì Chủ tàu phải báo cáo với Chính quyền về tên và địa chỉ của người đó.
Công ty phải định rõ bằng văn bản về quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ
15


của những người liên quan đến quản lí, thực hiện, kiểm tra công việc có ảnh
hưởng đến an toàn và bảo vệ môi trường.
Công ty chịu trách nhiệm bảo đảm cung cấp đầy đủ nguồn lực và sự hỗ trợ
từ trên bờ để cán bộ phụ trách an toàn thực hiện được chức năng của mình.
1.2.1.4 Người phụ trách quản lý an toàn - DP (Designated Person)
Để bảo đảm an toàn hoạt động của mỗi tàu và cung cấp mối liên hệ giữa
công ty và tàu, mỗi công ty phải phân công một người phụ trách quản lý an toàn
trên bờ là DP, có thể tiếp cận trực tiếp với cấp quản lí cao nhất của công ty.
Quyền hạn và trách nhiệm của DP bao gồm việc theo dõi về an toàn và ngăn
ngừa ô nhiễm liên quan đến hoạt động của mỗi tàu, bảo đảm cung ứng đầy đủ
các yêu cầu về nguồn lực và sự hỗ trợ từ trên bờ.
1.2.1.5 Quyền hạn và trách nhiệm Thuyền trưởng
Công ty phải nêu rõ bằng văn bản trách nhiệm của Thuyền như sau:
- Thực hiện Chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của công ty. Thậm
chí có thể làm trái với hệ thống quản lý an toàn, miễn là đảm bảo an toàn và
chống gây ô nhiễm biển, quyền này gọi là quyền “vượt quyền”.
- Thúc đẩy thuyền viên tuân thủ chính sách an toàn và bảo vệ môi trường.

- Đề ra các chỉ thị, hướng dẫn thích hợp, rõ ràng và đơn giản để thuyền viên
thực hiện.
- Kiểm tra việc thực hiên những yêu cầu đã đề ra ở trên.
- Rà soát hệ thống, báo cáo các khiếm khuyết cho cấp quản lý trên bờ.
1.2.1.6 Về nhân tài và vật lực
a. Công ty bảo đảm Thuyền trưởng phải:
- Có năng lực quản lí, chỉ đạo.
- Hiểu biết rành rọt về Hệ thống quản lí an toàn của công ty.
- Được công ty hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
b. Công ty phải bảo đảm mỗi tàu được bố trí nhân lực có đủ trình độ
chuyên môn, có bằng cấp và sức khỏe phù hợp với yêu cầu quốc gia và quốc tế.
c. Công ty phải xây dựng qui trình để bảo đảm rằng: thuyền viên mới hay
16


thuyền viên mới đảm nhận chức danh mới được làm quen nhiệm vụ của họ liên
quan đến an toàn và bảo vệ môi trường trước khi tàu khởi hành.
d. Công ty phải bảo đảm là mọi người liên quan đến hoạt động của hệ
thống đều hiểu biết đầy đủ các luật lệ, qui tắc và hướng dẫn liên quan.
e. Công ty phải xây dựng và duy trì quy trình về các huấn luyện cần thiết
nhằm hỗ trợ hệ thống và bảo đảm mọi người liên quan đều được huấn luyện đầy
đủ.
f. Công ty phải xây dựng các qui trình bảo đảm mọi người trên tàu nhận
được những thông tin liên quan đến hệ thống bằng ngôn ngữ làm việc hay ngôn
ngữ mà họ có thể hiểu.
g. Công ty phải bảo đảm mọi người trên tàu có thể thông tin hiệu quả với
nhau liên quan đến việc thực hiện hệ thống.
1.2.1.7 Xây dựng kế hoạch về các hoạt động tàu
Công ty phải xây dựng các qui trình về chuẩn bị các kế hoạch, các chỉ dẫn
kể cả nội dung rà soát tương ứng cho các hoạt động chính trên tàu, liên quan đến

an toàn tàu và ngăn ngừa ô nhiễm. Phải nêu rõ các nhiệm vụ liên quan và phân
công những người có chuyên môn phụ trách.
1.2.1.8 Sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp
Công ty phải xây dựng các qui trình chỉ rõ các tình huống khẩn cấp có thể
xảy ra trên tàu, miêu tả các bước ứng phó.
Công ty phải xây dựng các chương trình về huấn luyện và diễn tập để
chuẩn bị cho các tình huống nguy hiểm.
Hệ thống phải chỉ ra các biện pháp bảo đảm công ty có thể ứng phó các tai
nạn, tình huống nguy hiểm khẩn cấp liên quan trên tàu ở bất kì thời điểm nào.
1.2.1.9 Báo cáo và phân tích sự “không phù hợp”, các tai nạn và tình
huống nguy hiểm
Hệ thống phải bao gồm các qui trình bảo đảm các “không phù hợp”, tai
nạn. Các tình huống nguy hiểm đều được báo cáo cho công ty, được điều tra,
phân tích nhằm cải thiện an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm.
17


Công ty phải xây dựng các qui trình thực hiện hành động khắc phục các
khiếm khuyết và không phù hợp.
1.2.1.10 Bảo dưỡng tàu và thiết bi
Công ty phải xây dựng các qui trình bảo đảm tàu được bảo dưỡng theo luật
lệ và qui định liên quan kể cả yêu cầu bổ sung của công ty. Để đáp ứng các yêu
cầu đó, công ty phải:
- Tiến hành kiểm tra định kì.
- Báo cáo sự “không phù hợp” và nguyên nhân xảy ra, nếu có.
- Có hành động khắc phục tương ứng.
- Lập biên bản, theo dõi các hoạt động đó.
Công ty phải xây dựng các qui trình để chỉ ra những thiết bị hay hệ thống
kĩ thuật, nếu ngừng hoạt động đột ngột có thể gây nên tình huống nguy hiểm.
Qui trình phải chỉ ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao độ tin cậy của thiết

bị hay hệ thống đó. Những biện pháp đó bao gồm cả việc thử thường xuyên các
phương tiện hay thiết bị dự phòng không hoạt động liên tục.
Việc kiểm tra và thử hoạt động như đã nêu ở trên phải kết hợp vào kế hoạch
bảo dưỡng thường xuyên hoạt động tàu.
1.2.1.11 Quản lý tài liệu
Công ty phải xây dựng qui trình và duy trì kiểm soát mọi tài liệu và số liệu
liên quan đến Hệ thống, và phải bảo đảm:
- Các tài liệu còn hiệu lực được xếp ở các nơi qui định
- Việc thay đổi tài liệu phải được sự kiểm tra và phê duyệt bởi người phụ
trách
- Những tài liệu không còn hiệu lực phải loại bỏ
- Những tài liệu dùng để miêu tả và thực hiện Hệ thống được gọi là Sổ tay
quản lý an toàn. Sổ tay được công ty sắp xếp sao cho xét thấy phù hợp nhất. Mỗi
tàu phải có trên tàu tất cả tài liệu liên quan đến tàu mình.
1.2.1.12 Công ty kiểm tra, rà soát và đánh giá Hệ thống
Công ty phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra xem các hoạt động về
18


an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm có tuân thủ đúng với qui định trọng Hệ thống hay
không.
Công ty phải đánh giá hiệu quả của Hệ thống định kỳ, và khi cần thiết, rà
soát lại Hệ thống theo qui trình do công ty đề ra.
Việc đánh giá và hành động khắc phục nếu có phải tiến hành theo qui trình
bằng văn bản.
Người tiến hành đánh giá phải độc lập với khu vực đánh giá, trừ khi không
thực tế do công ty quá nhỏ.
Kết quả đánh giá hay kết quả rà soát phải được thông báo tới những người
có trách nhiệm liên quan đến khu vực bị đánh giá.
Những người chịu trách nhiệm quản lý ở khu vực bị đánh giá phải có hành

động khắc phục kịp thời các khiếm khuyết phát hiện được.
1.2.2 Những lưu ý đối với tàu khi áp dụng Bộ luật ISM trên tàu biển
Đối với tàu, việc áp dụng Bộ luật ISM được hiểu là triệt để tuân theo những
quy trình, hướng dẫn của Công ty trong SMS đối với tất cả các mặt trong hoạt
động khai thác, vận hành, bảo dưỡng, chống ô nhiễm môi trường và quản lý an
toàn trên tàu.
Tất cả các vấn đề trên đều đã được thể hiện trong SMS bằng các quy trình,
hướng dẫn, biểu mẫu, kế hoạch hành động.
Nhiệm vụ của mọi thuyền viên của tàu là phải hiểu biết càng đầy đủ càng
tốt SMS của Công ty để thực hiện cho tốt , đồng thời đáp ứng được các yêu cầu
của các đợt kiểm tra ISM ( Internal Audit hoặc External Audit) cũng như kiểm
tra

PSC.

Theo từng chức danh, có thể có những đòi hỏi ở mức độ khác nhau, nhưng tựu
trung lại, thuyền viên cần phải đọc, tìm hiểu và nắm được các vấn đề sau đây
trong SMS:
- Công ty có chính sách an toàn và bảo vệ môi trường không và thuyền viên
của tàu có quen thuộc với chính sách đó không?
- Các tài liệu an toàn (các sổ tay, hướng dẫn ...) có trên tàu không?
19


- Các tài liệu liên quan trong SMS có được lập bằng ngôn ngữ làm việc
hoặc ngôn ngữ thuyền viên trên tàu hiểu được không?
- Có các qui trình để thiết lập và duy trì liên lạc với bộ phận quản lý trên bờ
trong tình huống khẩn cấp hay không
- Kế hoạch thực tập của tàu theo SMS.
- Kế hoạch, quy trình sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng đối với các thiết bị

quan trọng trên boong cũng như các thiết bị an toàn của tàu được hướng dẫn
trong SMS.
- Các quy định, hướng dẫn đối với việc chống ô nhiễm môi trường, tuân thủ
kế hoạch quản lý, thải rác trên tàu.
- Các quy tắc kiểm tra an toàn trước khi tiến hành các công việc trên tàu
đặc biệt là làm việc trên cao, ngoài mạn tàu, cắt hàn, làm việc trong khoang
kín... được quy định trong SMS.ông?
- Tên của DP (Designated Person).
- Nhiệm vụ, chức trách của mình theo SMS của Công ty.
- Cách thức thành viên mới lên tàu làm quen với nhiệm vụ của mình và có
các hướng dẫn quan trọng trước khi khởi hành hay không?
- Thuyền trưởng có thể trình các tài liệu chứng minh trách nhiệm và thẩm
quyền của mình hay không? phải bao gồm cả quyền được vượt quyền?
- Các sự không phù hợp có được báo cáo về công ty hay không và công ty
có thực hiện các hành động khắc phục hay không? (PSCO phải xem xét kỹ nội
dung các sự không phù hợp).
- Tàu có chương trình bảo dưỡng hay không và các bản ghi có trên tàu hay
không?
- Nhiệm vụ của mình trong những trường hợp khẩn cấp trên tàu, các tín
hiệu báo động cũng như các quy trình, hướng dẫn thực hiển đối với các trường
hợp này, được nêu trong SMS.
- Ghi chép và lưu giữ sổ sách về các phần việc, vật tư, thiết bị thuộc phạm
vi trách nhiệm của mình theo hướng dẫn trong SMS.
20


1.2.3 Các báo cáo thường phải có theo SMS
Thường tàu phải có các báo cáo theo qui định của SMS, được làm định kỳ
gửi về công ty và được lưu giữ trên tàu. Các báo cáo bao gồm:
- Báo cáo tháng:

Danh mục kiểm tra giấy tờ tàu; Danh sách thuyền viên.
- Báo cáo chuyến:
Tóm tắt chuyến đi (cả bộ phận boongvà máy); Báo cáo công việc bảo quản
trong chuyến (cả boong và máy); Kế hoạch bảo quản (cả bộ phận boongvà máy);
Danh mục kiểm tra thiết bị an toàn; Danh mục kiểm tra thiết bị chống ô nhiễm
môi trường; Danh mục kiểm tra hệ thống máy lái; Danh mục tu chỉnh hải đồ;
Thông số máy chính; Thông số máy đèn; Báo cáo tiêu thụ dàu nhờn; Danh mục
kiểm tra tàu đến và rời cảng…
- Báo cáo quý:
Biên bản họp quản lý an toàn trên tàu; Báo cáo thực tập khẩn cấp; Báo cáo
huấn luyện trên tàu; Báo cáo phân tích nước làm mát; Báo cáo phân tích nước
nồi hơi; Ghi chép giờ làm việc các hệ thống máy trên tàu; Danh mục kiểm tra
cách điện…
- Báo cáo nửa năm và hàng năm:
Tình trạng thiết bị an toàn: Tình trạng thiết bị quan trọng; Danh mục ấn
phẩm hàng hải; Danh mục kiểm tra thiết bị đo lường trên tàu; Danh mục kiểm
tra đồ dự trữ quan trọng trên tàu….
- Báo cáo trong các trường hợp đặc biệt:
Báo cáo khi có tai nạn hàng hải; Báo cáo hư hỏng do công nhân làm hàng;
Báo cáo hư hỏng hàng hóa; Báo cáo việc thanh kiểm tra tai nạn; Báo cáo sự
không phù hợp; Báo cáo về việc sửa chữa hư hỏng; Kế hoạch nhận dàu; danh
mục kiểm tra khi vào khu vực kín; Danh mục kiểm tra khi sử dụng lửa trần trên
tàu; Báo cáo đánh giá năng lực thuyền viên…
Bổ sung ISM code theo MSC.273(85) thì từ ngày 1/7/2010 yêu cầu các
công ty vận tải biển phải có bản xác định và đánh giá rủi ro cho đội tàu công ty
21


mình. Trong bản xác định và đánh giá đó phải nêu được tần suất và hậu quả của
các rủi ro cũng như các biện pháp hạn chế rủi ro. Cũng theo MSC.273(85) từ

1/7/2010 yêu cầu công ty phải xuất trình Internal Audit chậm nhất vào thời hạn
kiểm tra hàng năm.

22


CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU CÁC CHECKLIST TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN
TOÀN TRÊN BIỂN
2.1 KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHECKLIST
2.1.1 Khái niệm
Nội dung hệ thống quản lí an toàn của một tàu có thể bố trí trong một sổ
tay hay nhiều sổ tay, tùy thuộc vào từng công ty. Để thuận tiện trong tham khảo,
nội dung hệ thống quản lí có thể phân ra các phần nhỏ sau:
1) Sổ tay chính sách công ty (company policy manual);
2) Sổ tay tổ chức công ty (company organization manual);
3) Sổ tay hoạt động tàu (ship operations manual);
4) Sổ tay ứng phó sự cố (emergency response manual);
5) Các mẫu báo cáo (records) và các bản rà soát (checklists) liên quan.
Mục đích của bộ luật ISM là tạo ra các tiêu chuẩn quốc tế cho việc quản lý,
khai thác an toàn tàu, ngăn ngừa sự tổn hại về sinh mạng, thương tật của con
người cũng như sự tổn hại về tài sản trong quá trình khai thác tàu đồng thời bảo
vệ môi trường sinh thái. Tùy từng công ty mà các tiêu chuẩn đó sẽ được cụ thể
hóa lại trong các bản rà soát - CHECKLIST để đảm bảo chúng đã được thực
hiện đầy đủ trên tàu biển.
Vì vậy, ta có thể hiểu CHECKLIST là danh sách kiểm tra các danh mục bắt
buộc phải tuân theo trong hệ thống quản lý an toàn - SMS và được thực hiện bởi
nhân viên và thuyền viên dưới tàu nhằm đáp ứng mục đích và mục tiêu đề ra của
hệ thống quản lý an toàn.
2.1.2 Tầm quan trọng của CHECKLIST

a. Đối với công ty vận tải biển:
Hệ thống quản lý an toàn của công ty được lập ra nhằm nâng cao hiệu quả
trong việc quản lý, từ đó đảm bảo khai thác tàu an toàn và cải thiện hiệu suất
kinh tế. Các CHECKLIST trong hệ thống quản lý an toàn đóng vai trò như là
một hướng dẫn cụ thể mà công ty gửi cho tàu để thuyền viên trên tàu tuân thủ và
23


chấp hành khi khai thác con tàu, đảm bảo an toàn sinh mạng con người trên
biển, an toàn trong khi hàng hải, bảo vệ môi trường biển.
Ngoài ra, các CHECKLIST cũng là một phương tiện mà công ty sử dụng
để kiểm tra, giám sát việc thực hiện và triển khai hệ thống quản lý an toàn mà
công ty áp dụng cho tàu biển có đúng quy trình hay không.
b. Đối với thuyền viên:
Các CHECKLIST trong hệ thống quản lý an toàn như là bản hướng dẫn
khai thác các hoạt động trên tàu một cách an toàn. Thông qua việc thực hiện các
CHECKLIST, các thuyền viên mới có thể nắm bắt và làm quen dần với những
yêu cầu đảm bảo an toàn các hoạt động khai thác trên tàu cũng như các thuyền
viên lâu năm có kinh nghiệm không mắc phải các lỗi chủ quan khi đã quá quen
với các hoạt động đó. Vì vậy, các CHECKLIST phải được xem như là nghĩa vụ,
trách nhiệm của thuyền viên và phải thực hiện một cách tự giác và nghiêm túc.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các hoạt động khai thác tàu dựa vào các
CHECKLIST sẽ giúp phát hiện ra những sự không phù hợp trong hệ thống quản
lý, từ đó giúp ích cho việc hoàn thiện hệ thống.
Ngoài ra, các CHECKLIST được thực hiện trên tàu cũng là một tài liệu, là
bằng chứng cho việc thể hiện sự nghiêm chỉnh tuân theo hệ thống quản lý an
toàn của thuyền viên trên tàu nhằm phục vụ cho sự thanh tra, kiểm tra của cơ
quan kiểm tra nhà nước cảng biển - PSC.
2.2 NỘI DUNG CỦA CÁC CHECKLIST VÀ PHÂN LOẠI CHECKLIST
2.2.1 Nội dung của các CHECKLIST

Nội dung của một bản CHECKLIST thông thường gồm có 3 phần:
- Phần 1: Phần này thường chứa các nội dung chính như tên CHECKLIST,
tên tàu, ngày tháng năm hoặc sô chuyến hành trình, tên công ty….
- Phần 2: Phần này là nội dung chính của bản CHECKLIST, nó bao gồm
các phần: số thứ tự, các danh mục cần rà soát, đánh giá các danh mục đó…
- Phần 3: Phần này là chữ ký của người chịu trách nhiệm thực hiện bản
CHECKLIST và chữ ký của người giám sát, thông thường là thuyển trưởng.
24


KOWA MARINE SERVICE CO., LTD.
WEEKLY SAFETY CHECKLIST
SHIP:

M/V NORD
VENUS

DATE:

WEEK NBR:

Phần 1
Phần 2
NO

EQUIPMENT / AREA

TESTED

2.


LIFEBOAT / RESCUE
ENGINE(S)
EMERGENCY FIRE PUMP

3.

EMERGENCY GENERATOR

4.

FIX CO2 /FOAMSYSTEM

1/E

5.

BREATHING
APPARATUS
(C.A.B.A.)
FIRE/ GENERAL ALARM

3/O

1.

6.
7.
8.
9.


BOAT

SIGHT
ED

3/E
1/E
1/E

3/O

SMOKE AND HEAT DETECTOR
3/O,
PER ZONE
1/E
FIRE DAMPERS/FLAPS
3/O
1/E

11.

EMERGENCY EXIT
ENGINE
ROOM
EMERGENCY/SAFETY/GENERAL
EQUIPMENT AT FORECASTLE
STORE
REEFER CHAMBER ALARMS


12.

EMERGENCY BATTERY

2/O

13.

HOSPITAL ALARM

2/O

14.

16.

EMERGENCY BATTERY ROOM
CONDITION
FIRE
EXTINGUISHERS
CONDITION
QUICK CLOSING VALVES

17.

PUBLIC ADDRESS SYSTEM

18.

EMERGENCY

BREATHING APPATUS

10.

15.

ESCAPE

C/O
C/CK

2/O
3/O
C/E
3/O,
2/O

3/O

THIS FORM IS TO BE SUBMITTED ONLY WHEN REQUIRED
SIGNEDBY:
MASTER

Phần 3

25

REMAR
KS
GOOD

CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD

CONDITION
GOOD
CONDITION
GOOD
CONDITION


×