Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

BÀI SOẠN THEO CHỦ ĐỀ KIM LOẠI hóa học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.11 KB, 24 trang )

Chủ đề kim loại- Lớp 9

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

CHỦ ĐỀ KIM LOẠI
(Thời lượng: 3 tiết)

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
1. Kiến thức
HS cần nắm được:
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Ý nghĩa
của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- Tính chất vật lí của kim loại: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
- Tính chất hoá học của kim loại: Kim loại tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch
muối.
2. Kĩ năng
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại và dãy
hoạt động hoá học của kim loại.
- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng
của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối.
- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn
hợp hai kim loại.
- Biết dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của kim loại . Viết các PTHH biểu
diễn tính chất của kim loại.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của kim loại trong hỗn hợp.
3. Thái độ:
- Tự giác, trung thực và độc lập trong kiểm tra.
4. Năng lực hướng tới
* Năng lực chung:


- Năng lực hợp tác
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực tự học
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp
1


Chủ đề kim loại- Lớp 9

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: tên gọi chất, viết CTHH, PTHH
+ Năng lực thực hành hóa học: sử dụng dụng cụ, hóa chất khi làm thí nghiệm tính chất hóa
học của kim loại ; quan sát, mô tả, giải thích, viết phương trình hóa học, kết luận.
+ Năng lực tư duy tính toán: bài tập định lượng .
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện và nêu được tình huống có
vấn đề trong khi làm thí nghiệm, trong khi nghiên cứu bài học
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: ứng dụng t/c hóa học của KL, trong
cuộc sống hàng ngày. Biết sử dụng hợp lí kim loại trong cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Tiết 1:
+ GV: Chuẩn bị cho các nhóm HS làm thí nghịêm tại lớp: Một đoạn dây thép dài khoảng
20cm, đèn cồn, diêm.
+ HS: Chuẩn bị một đoạn dây nhôm, dây đồng dài khoảng 20cm, mẫu than khô.

Tiết 2:
+ GV: Hình 2.4, tr/49 Sgk; + Dụng cụ: Ống nghịêm, kẹp gỗ, giá TN.
+ Hoá chất: dd CuSO4; đinh sắt mới; dd H2SO4 loãng; dd AgNO3; Zn.
+ Phiếu giao việc cho nhóm HS thực hiện


Tiết 3:
- GV: Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ,
- Hoá chất: Na, đinh sắt, dây đồng, dd CuSO 4, FeSO4, AgNO3, dd HCl, H2O,
phenolphtalein.
- HS: Xem trước nội dung bài học, bảng nhóm
PHIẾU HỌC TẬP
STT
1
2
3
4

2

Tên thí nghiệm
Tác dụng với oxi
Tác dụng với clo,
lưu huỳnh
Tác dụng với axit
Tác dụng với dung
dịch muối

Tiến hành thí

Hiện tượng quan

Giải thích –Kết

nghiệm


sát được

luận.


Chủ đề kim loại- Lớp 9

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG.
Tiết 1: Tính chất vật lý của kim loại
Tiết 2: Tính chất hóa học của kim loại
Tiết 3: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (KHỞI ĐỘNG)
(hđ cá nhân). Quan sát các hình ảnh sau đây:

Trả lời câu hỏi: Từ những hình ảnh trên, các em có nhận xét như thế nào về ứng
dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất?
 GV: Giới thiệu bài học.
=>Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, tái hiện kiến thức.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI
(Học sinh hoạt động nhóm).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

Qua những kiến thức đã học, em biết - HS liệt kê các tính chất của kim loại.

kim loại có những tính chất nào?

Tính chất vật lý của kim loại: dẻo, dẫn

NL tái
hiện.
3


Chủ đề kim loại- Lớp 9

Các em sẽ được tìm hiểu qua nội
dung bài học.

điện, dẫn nhiệt, …
- Tính chất hóa học của kim loại:
+ Tác dụng với oxi (lớp 8)
+ Tác dụng với dd axit (Tính chất hh
của axit - lớp 9)

1. Nội dung 1: Nghiên cứu, tìm hiểu tính dẻo của kim loại
GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu, tìm HS: Tái hiện kiến thức, sử dụng kiến NL giải
quyết vấn
thức đã học môn vật lý trả lời.
hiểu tính dẻo của kim loại:
đề.

VD: Dùng búa đập vào đoạn dây + Dây nhôm bị tán mỏng
nhôm và đập vào mẫu than, Quan sát, + Than chì vỡ vụn (do than chì không
có tính dẻo)


nhận xét.

NL sáng

tạo.
GV: Gọi đại diện nhóm HS nêu hiện
HS: Nhôm bị dát mỏng (do kim loại có
tượng, giải thích và kết luận.
GV: Tại sao người ta dát mỏng được tính dẻo)
lá vàng, dây nhôm, làm ra các loại sắt HS: Trả lời câu hỏi.
trong xây dựng với những kích thước
khác nhau.
GV: Cho HS quan sát các mẫu: - Giấy

Năng lực

gói kẹo làm bằng nhôm; Vỏ của các đồ

vận dụng

hộp ……
⇒ Kim loại có tính dẻo, dễ dát mỏng

hoá học
vào thực

GV: Dựa vào tính chất đó kim loại HS: Dựa vào kiến thức trả lời cá nhân

tiễn


được ứng dụng để làm gì?
GV: Kết luận
*Kết luận:
I. Tính dẻo
- Kim loại có tính dẻo, các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.
- Ứng dụng: Rèn, dát mỏng, kéo sợi thành các đồ vật, dùng để tráng bề mặt. Tạo nên các đồ
vật khác nhau.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

2. Nội dung 2: Nghiên cứu, tìm hiểu tính dẫn điện của kim loại
GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu kiến HS: Tái hiện kiến thức đã biết nêu NL tái
4


Chủ đề kim loại- Lớp 9

thức qua tái hiện thí nghiệm môn vật hiện tượng đồng thời trả lời câu hỏi
NL quan
lý: Cắm phích điện nối bóng đèn với của GV
nguồn điện ⇒ Nhận xét.

 Hiện tượng đèn sáng.

sát, mô tả,


rút ra KL
GV. Trong thực tế: Dây dẫn thường HS: trả lời câu hỏi Sgk
Năng lực
- dây dẫn: đồng; nhôm ….
làm bằng những kim loại nào? Các
- Kim loại khác có dẫn điện vận dụng
kim loại khác có dẫn điện không? Khi
dùng đồ điện cần chú ý điều gì để nhưng thường khác nhau.
tránh điện giật?
HS: Nêu kết luận.
GV: Gọi HS nêu kết luận.

hoá học
vào thực
tiễn

GV: Bổ sung thông tin: - Kim loại
khác nhau có khả năng dẫn điện khác
nhau (tốt nhất là: Ag; đến Cu; Al;
Fe…. Do có tính dẫn điện, số kim HS: Nhận TT của GV
loại được sử dụng làm đây điện ……
GV: Lưu ý HS về an toàn khi sử dụng
dây dẫn điện.
Kết luận:
II. Tính dẫn điện
- Kim loại có tính dẫn điện
- Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau
- Các kim loại dẫn điện tốt: Ag; Au; Cu; Al; Fe …
- Ứng dụng: làm vật liệu dẫn điện.

- Chú ý: Kim loại dẫn điện nên dễ bị hở điện, cần chú ý khi sử dụng điện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

3. Nội dung 3: Nghiên cứu, tìm hiểu tính dẫn nhiệt của kim loại
GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu kiến HS: Cá nhân trả lời
thức qua tái hiện thí nghiệm môn vật - Phần dây thép không tiếp xúc ngọn
lý: Đốt nóng một đoạn dây thép trên lửa cũng bị nóng lên.
ngọn lửa đèn cồn, thì phần không tiếp Do thép có tính dẫn điện

NL quan

xúc với lửa như thế nào?
HS: Nhận xét: Nhiệt đã truyền từ sát, mô tả,
GV: Làm thí nghiệm với dây đồng; phần này sang phần khác trong dây rút ra KL.
nhôm … ta cũng thấy hiện tượng kim loại. Kim loại có tính dẫn nhiệt

Năng lực

tương tự. Gọi HS nhận xét:

quan sát,
5


Chủ đề kim loại- Lớp 9


GV: Bổ sung TT: - Kim loại khác HS: Nghe và ghi bài
nhau có khả năng dẫn nhiệt khác

sử dụng
ngôn ngữ

nhau. KL dẫn điện tốt thường cũng

hoá học,

dẫn nhiệt tốt.
GV: Do có tính dẫn nhiệt và một số
tính chất khác nên nhôm, thép; I- nox
không gỉ được dùng để làm dụng cụ
nấu ăn
Kết luận:
III. Tính dẫn nhiệt
- Kim loại có tính dẫn nhiệt, các kim loại khác nhau thì khả năng dẫn nhiệt là khác nhau.
- Kim loại dẫn điện tốt thì dẫn nhiệt cũng tốt.
- Ứng dụng: làm dụng cụ nấu ăn, truyền nhiệt, tản nhiệt, ...
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

4. Nội dung 4: Nghiên cứu, tìm hiểu tính ánh kim của kim loại
GV: Thuyết trình: Quan sát đồ trang HS: Nhận xét: quan sát vẻ sáng của

sức dưới ánh sáng bằng: Bạc; vàng giấy thiếc, giấy nhôm, ấm nhôm, …
NL quan
…. Ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp

sát, mô tả,

lánh rất đẹp ….. các kim loại khác

rút ra KL

cũng có vẻ sáng tương tự.

Năng lực
HS nhận xét.  Kim loại có ánh kim

GV: Gọi HS nhận xét.

vận dụng

GV: Bổ sung: Dưạ vào tính chất này HS: Trả lời cá nhân

hoá

KL được sử dụng làm gì.

vào thực

GV: Gọi HS đọc phần “Em có biết”

HS: Thực hiện yêu cầu.


GV: Thuyết trình về khối lượng HS: Nhận TT của GV
riêng, nhiệt độ nóng chảy, độ cứng
của kim loại.
Kết luận:
IV. Ánh kim
- Kim loại có ánh kim, các kim loại khác nhau thường có màu khác nhau.
- Ứng dụng: làm đồ trang sức, vật liệu trang trí
PHIẾU HỌC TẬP
6

tiễn

học


Chủ đề kim loại- Lớp 9

1. Quan sát các hình sau:

? Tại sao người ta có thể làm ra được những đồ trang sức, trang trí rất mảnh và tinh xảo, sản
xuất ra được các đồ vật có hình dáng và độ dày khác nhau?
2. Nhớ lại về tính dẫn điện đã học ở môn Vật lí 7, k ết hợp với hiểu biết của cá nhân, thảo
luận trả lời các câu hỏi sau:
a. Dây dẫn điện thường được làm bằng kim loại nào?
b. Các kim loại khác có dẫn điện không?
c. Tính dẫn điện của kim loại trong đời sống, sản xuất được sử dụng như thế nào?
d. Khi dùng đồ điện cần chú ý điều gì để tránh điện giật?
Thông tin: Kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt
nhất là Ag, sau đó là Cu, Au, Al, Fe...

3. Quan sát hình:

Trả lời câu hỏi :
a. Các vật dụng trong hình được làm từ vật liệu nào?
7


Chủ đề kim loại- Lớp 9

b. Người ta ứng dụng tính chất nào của chúng để làm những vật dụng đó?
c. Cần phải chú ý những điều gì khi sử dụng chúng để tránh bị bỏng?
d. Các kim loại như Cu, Fe, Zn...có tính chất tương tự như thế hay không? Tại sao
người ta dùng nhôm để làm dụng cụ nấu ăn mà không dùng các kim loại như sắt,
đồng?
4. Trả lời câu hỏi:
a. Trên bề mặt của những kim loại: Nhôm, bạc, vàng, đồng đó có đặc điểm gì?
b. Nêu ứng dụng của tính chất này trong đời sống?
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VỀ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
(Học sinh hoạt động nhóm).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

GV: Giới thiệu bài mới Chúng ta đã biết HS: Nhận TT của GV
kim loại chiếm tới 80% trong tổng số các
nguyên tố hoá học và có nhiều ứng dụng
trong đời sống sản xuất. Để sử dụng kim

loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất
hoá học của nó. Vậy kim loại có những
tính chất hoá học chung nào. Chúng ta
nghiên cứu bài "Tính chất hoá học của
kim loại''
1. Nội dung 1: Nghiên cứu phản ứng của kim loại với oxi
GV? Các em đã biết phản ứng của kim HS: Trả lời: Fe
loại nào với oxi? Nêu hiện tượng và viết Nêu hiện tượng, viết PTHH và rút
nhận xét.

PTHH.

NL tái

⇒ Nêu một số phản ứng của KL với oxi

hiện,

mà em biết

Năng lực
quan sát,

⇒ Rút nhận xét
GV: Yêu cầu HS Viết PTPƯ

HS: Nhận TT của GV

8


dụng

ngôn ngữ

o

t
3Fe (r) + 2O2 (k) 
Fe3O4 (r)
GV: Thông báo: Nhiều kim loại (trừ

Ag, Au, Pt) + oxi  oxit.

sử

hóa học.
- Viết PTHH.


Chủ đề kim loại- Lớp 9

- GV: Hướng dẫn hs viết các PTHH khác.
*Kết luận:
I. Phản ứng của kim loại với phi kim
1. Tác dụng với oxi:
- Ở nhiệt độ thích hợp, nhiều kim loại phản ứng trực tiếp với oxi tạo thành oxit.
VD:

3Fe (r) + 2O2 (k)


o

t



2Cu +

to
O2 

2Al +

to
3O2  2Al2O3

Fe3O 4 (r)

2CuO

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

2. Nội dung 2: Nghiên cứu phản ứng của kim loại với phi kim
GV: Nêu vấn đề: Kim loại phản ứng với phi
kim khác như thế nào?

GV: Giới thiệu và tiến hành thí nghiệm: Na
tác dụng với Cl2.
- Hướng dẫn HS: Hãy quan sát thí nghiệm
phản ứng Na với Cl2, nêu hiện tượng, giải
thích, và viết PTHH.
GV: Yêu cầu HS Viết PTPƯ (có điền trạng

HS: Quan sát, nêu hiện tượng: Na nóng NL
tái
chảy cháy sáng trong khí Cl2  khói hiện,
trắng
Năng lực
HS: Nhóm thảo luận  giải thích và quan sát,
nhận xét
sử dụng
HS: Viết PTPƯ

to
thái)
2Na(r) + Cl2(k) 2NaCl(r)
GV: Giới thiệu - Ở nhiệt độ cao: kim loại +
HS: Nhận TT của GV nêu ra.
với nhiều phi kim  muối.
HS: Nêu kết luận
GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận.

ngôn ngữ
hóa học.

- Hướng dẫn hs viết các PƯHH khác.

*Kết luận:
I. Phản ứng của kim loại với phi kim
2. Tác dụng với phi kim khác
- Ở nhiệt độ cao: kim loại phản ứng với nhiều phi kim tạo thành muối.
to

*VD: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3
Mg + S
2Na(r) +
Cu +

to


MgS

to
Cl2k)  2NaCl (r)

to
Cl2 

CuCl2

9


Chủ đề kim loại- Lớp 9

HOẠT ĐỘNG CỦA GV


HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

3. Nội dung 3: Nghiên cứu phản ứng của kim loại với dung dịch axit
GV: Gọi HS nhắc lại tính chất này (đã HS: Nêu lại một số kim loại + dd NL

tái

học bài axit), yêu cầu HS nhớ lại thí Axit  Muối + H2
nghiệm, nêu hiện tượng và viết PTHH
HS: Viết PTPƯ.

hiện,

GV: Hướng dẫn hs viết 1 số PƯHH minh Rút ra kết luận chung
họa.

sử

Hướng dẫn hs rút ra kết luận.

hóa học.

quan sát,
dụng

ngôn ngữ


*Kết luận:
II. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit
Một số kim loại hoạt động (Mg, Al, Fe, Zn, Sn, Ni, Cr, ... ) tác dụng với dd axit tạo thành
muối và khí hiđro.
VD: Mg
2Al

+ H2SO4



MgSO 4

+

H2

+ 6HCl



2AlCl3

+

3H2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV


HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

4. Nội dung 4: Nghiên cứu phản ứng của kim loại với dung dịch muối
GV: Yêu cầu HS lên viết PTHH của Cu với HS: Viết PTHH
dd AgNO3
Cu + 2AgNO3  Cu(NO)3 + 2Ag
- Hướng dẫn hs nhận xét khả năng phản ứng - Nhận xét.
của Cu với Ag.

NL
hiện,

tái

Năng lực
sử

dụng

ngôn ngữ
hóa học.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu thí nghiệm.

HS: Nghiên cứu thí nghiệm theo Năng lực
Thí nghiệm 1: Cho một dây Zn vào ống nhóm: Nêu dụng cụ, hóa chất, cách thực
tiến hành.
nghiệm đựng dd CuSO4.

hành hoá

GV: Gọi HS đại diện nhóm báo cáo kết HS: Nêu hiện tượng:
quả thí nghiệm

 TN1: Có chất rắn màu đỏ bám

GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ

ngoài dây kẽm. Màu xanh của dd
nhạt dần

Zn(r) + CuSO4(dd)  ZnSO 4(dd) + Cu(r)

10

học


Chủ đề kim loại- Lớp 9

HS: Viết PTHH xảy ra
GV: Yêu cầu HS nhận xét
GV: Thông báo: Chỉ có kim loại hoạt HS: Nhận xét
động mạnh hơn mới đẩy được kim loại HS: Nhận TT của GV nêu ra
yếu hơn ra khỏi dd muối (trừ Na, K, Ba,
HS: Rút ra kết luận.
- Thực hiện theo hướng dẫn.

Ca...) tạo thành muối mới và kim loại

GV: Hướng dẫn hs kết luận.
- Hướng dẫn hs viết PTHH minh họa.
*Kết luận:

III. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
1. Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat
Cu(r) + 2AgNO3(dd)  Cu(NO)3(dd) + 2Ag (r)
*Nhận xét: Đồng đẩy bạc ra khỏi dd muối. Ta nói đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.
2. Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng (II) sunfat
Zn(r) + CuSO4(dd)  ZnSO4 (dd) + Cu (r)
*Nhận xét: Kẽm đẩy đồng ra khỏi dd muối. Ta nói kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng.
*Kết luận: Chỉ có kim loại hoạt động mạnh hơn mới đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dd muối
(trừ Na, K, Ba, Ca...) tạo thành muối mới và kim loại.
*VD: Mg + FeCl2  MgCl2 + Fe.

PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập: Hoàn thành phương trình hóa học phản ứng:
a)
b)
c)
d)
e)

? + CuSO4 ---> FeSO4 + ?
Mg +
?
---> ?
? + Cl2 ---> AlCl3
? +?
---> MgO

? + HCl --- > FeCl2 + ?

+

Ag

HOẠT ĐỘNG 3. DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
(Học sinh hoạt động nhóm).
CHUẨN BỊ
GV: Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ,
 Hoá chất: Na, đinh sắt, dây đồng, dd CuSO 4,,FeSO4, AgNO3, dd HCl, H 2O,
phenolphtalein.
HS: Xem trước nội dung bài học, bảng nhóm
PHIẾU HỌC TẬP
11


Chủ đề kim loại- Lớp 9

Thí nghiệm
Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 3

Cách tiến hành
- Cho một chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng 2ml dd CuSO4
- Cho một mẩu dây đồng vào ống nghiệm 2 đựng 2ml dd FeSO4
- Cho một mẩu dây đồng vào ống nghiệm 1 đựng 2ml dd AgNO 3

- Cho một mẩu dây bạc vào ống nghiệm 2 đựng 2ml dd CuSO4
- Cho một chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng 2ml dd HCl
- Cho một lá đồng vào ống nghiệm 2 đựng 2ml dd HCl
- Cho một mẩu Na vào cốc nước cất có thêm vài giọt phenolphtalein

Thí nghiệm 4

- Cho chiếc đinh sắt vào cốc 2 cũng đựng nước cất có thêm vài giọt
phenolphtalein

STT

Hiện tượng

Nhận xét

PTHH

Kết luận

TN1
TN2
TN3
TN4

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực

cần đạt

GV: Chia nhóm và hướng dẫn hs làm thí - Hoạt động theo nhóm
nghiệm theo nhóm
Nội dung 1: Tìm hiểu thí nghiệm 1
- Hướng dẫn hs nghiên cứu, tìm tòi kiến - Hs nêu mục đích, dụng cụ, hóa
thức qua thí nghiệm 1.

chất, các bước tiến hành thí nghiệm NL, quan

- Hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm 1 1.

sát,

thực

và quan sát hiện tượng xảy ra:
- Tiến hành thí nghiệm 1 theo hành, giải
+ Cho một chiếc đinh sắt vào ống hướng dẫn, quan sát nêu hiện tượng quyết vấn
nghiệm 1 đựng 2ml dd CuSO4.

xảy ra.

đề.

+ Cho một mẩu dây Cu vào ống nghiệm - Viết PTHH, giải thích hiện tượng. NL
2 có chứa 2ml dd FeSO4.
Rút ra kết luận.
- Hướng dẫn hs rút ra nhận xét, kết luận.
1/ Thí nghiệm 1

- Mục đích

12

tác.

hợp


Chủ đề kim loại- Lớp 9

- Dụng cụ, hóa chất.
- Tiến hành: + Cho một chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng 2ml dd CuSO4
+ Cho một mẩu dây đồng vào ống nghiệm 2 đựng 2ml dd FeSO4
- Hiện tượng:

+ Ống nghiệm (1): Có Cu sinh ra bám vào dây sắt (màu đỏ).
+ Ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì xảy ra.
- Nhận xét: Sắt đẩy đồng ra khỏi dd muối.
Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
*Nhận xét: Sắt hoạt động mạnh hơn đồng. Xếp sắt đứng trước đồng: Fe, Cu

Nội dung 2: Tìm hiểu thí nghiệm 2
- Hướng dẫn hs nghiên cứu, tìm tòi kiến - Hs nêu mục đích, dụng cụ, hóa NL quan
chất, các bước tiến hành thí nghiệm sát, thực
thức qua thí nghiệm 2.
2.

hành, giải


- Hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm 2 - Tiến hành thí nghiệm 2 theo quyết vấn
và quan sát hiện tượng xảy ra:

hướng dẫn, quan sát nêu hiện tượng đề.

+ Cho một mẩu dây Cu vào ống nghiệm xảy ra.

NL

tổng

- Viết PTHH, giải thích hiện tượng. hợp

1 đựng 2ml dd AgNO 3.

+ Cho một mẩu dây Ag vào ống nghiệm Rút ra kết luận.
2 đựng dd CuSO4.
- Hướng dẫn hs rút ra nhận xét, kết luận.
2/ Thí nghiệm 2
- Mục đích
- Dụng cụ, hóa chất.
- Tiến hành: + Cho một mẩu dây đồng vào ống nghiệm 1 đựng 2ml dd AgNO 3
+ Cho một mẩu dây bạc vào ống nghiệm 2 đựng 2ml dd CuSO4
- Hiện tượng: + Ống nghiệm (1): Có Ag sinh ra bám vào dây đồng (màu trắng xám).
+ Ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì xảy ra.
- PTHH:

Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag

*Nhận xét: Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.

Xếp đồng đứng trước bạc: Cu, Ag
Nội dung 3: Tìm hiểu thí nghiệm 3
- Hướng dẫn hs nghiên cứu, tìm tòi kiến - Hs nêu mục đích, dụng cụ, hóa Năng lực
thức qua thí nghiệm 3.
chất, các bước tiến hành thí nghiệm thực hành
- Hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm 3 3.
hoá học
và quan sát hiện tượng xảy ra:

- Tiến hành thí nghiệm 3 theo
13


Chủ đề kim loại- Lớp 9

- Cho một chiếc đinh sắt vào ống hướng dẫn, quan sát nêu hiện tượng
xảy ra.
nghiệm (1) đựng 2ml dd HCl.
- Cho một lá đồng vào ống nghiệm (2) - Viết PTHH, giải thích hiện tượng.
Rút ra kết luận.

đựng 2ml dd HCl.
- Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết
phương trình phản ứng.
- Hướng dẫn hs rút ra nhận xét, kết luận.
3/ Thí nghiệm 3
- Mục đích
- Dụng cụ, hóa chất.

- Tiến hành: + Cho một chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng 2ml dd HCl

+ Cho một lá đồng vào ống nghiệm 2 đựng 2ml dd HCl
- Hiện tượng: Sắt đẩy được H ra khỏi dd axit. Đồng không đẩy được H ra khỏi dd axit.
- PTHH: Fe(r) + 2HCl(dd)  FeCl2(dd) + H 2(k)
*Nhận xét: Sắt hoạt động mạnh hơn Hiđro, Hiđro mạnh hơn đồng.
Xếp sắt đứng trước hiđro, đồng đứng sau hiđro: Fe, H, Cu
Nội dung 4: Tìm hiểu thí nghiệm 4
- Hướng dẫn hs nghiên cứu, tìm tòi kiến - Hs nêu mục đích, dụng cụ, hóa Năng lực
thức qua thí nghiệm 4.
chất, các bước tiến hành thí nghiệm thực hành
- Hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm 3 4.
hoá học
và quan sát hiện tượng xảy ra:

- Tiến hành thí nghiệm 4 theo

+ Cho một mẩu Na vào cốc 1 đựng hướng dẫn, quan sát nêu hiện tượng
nước cất, cho
phenoiphtalein.

thêm

1

vài

giọt xảy ra.
- Viết PTHH, giải thích hiện tượng.

+ Cho một chiếc đinh sắt vào cốc 2 cũng
đựng


nước

cất



vài

giọt

phenolphtalein.
- Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết
phương trình phản ứng.
- Hướng dẫn hs rút ra nhận xét, kết luận.
4/ Thí nghiệm 4
- Mục đích
- Dụng cụ, hóa chất.
- Tiến hành: + Cho một mẩu Na vào cốc 1 đựng nước cất, cho thêm 1 vài giọt
14


Chủ đề kim loại- Lớp 9

phenoiphtalein.
+ Cho một chiếc đinh sắt vào cốc 2 cũng đựng nước cất có vài giọt
phenolphtalein.
- Hiện tượng: Cốc (1) Na tác dụng với nước tạo thành dd bazơ làm đổi màu phenolphtalein
thành đỏ. Cốc (2) không có hiện tượng gì.
- PTHH: 2Na(r) + H2O(l)  2NaOH(dd) + H2

Nhận xét: Na hoạt động hoá học mạnh hơn Fe, ta xếp Na đứng trước Fe. Xếp: Na, Fe.
- Gv: Từ các thí nghiệm trên em hãy sắp

- HS: xếp : Na, Fe, H, Cu, Ag

NL

giải

xếp các kim loại thành dãy theo chiều HS: Nhận TT của GV: Sắp xếp các quyết vấn
KL thành dãy hoạt động HH.
giảm dần mức độ hoạt động
Bằng nhiều thí nghiệm tương tự ta có
thể xếp được dãy hoạt động hh của kim
loại như sau: Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al,
Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg,
Ag, Pt, Au.
Kết luận:
- Căn cứ vào kết quả của các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 ta có thể xếp các kim loại thành dãy theo
chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học: Na, Fe, H, Cu, Ag.
- Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại: Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe,
Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
Nội dung 5: Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại
GV: đưa ra các câu hỏi để hs trả lời rút HS: Trả lời theo hướng dẫn.
ra kết luận.

NL giải
quyết vấn

? Mức độ hoạt động của các kim loại


đề

trong dãy hoạt động hóa học?

cách khoa

? Kim loại ở vị trí nào phản ứng với

học...

một

nước ở nhiệt độ thường?
? Kim loại ở vị trí nào phản ứng với
dung dịch axit giải phóng khí H2?
? Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim loại
đứng sau ra khỏi dung dịch muối?
Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại
Dãy hoạt động hoá học của kim loại cho biết:

15


Chủ đề kim loại- Lớp 9

- Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và
giải phóng hiđro.
- Kim loại đứng trước hiđro phản ứng với 1 số dung dịch axit (HCl, H2SO 4(l), ...) giải

phóng khí hiđro.
- Kim loại đứng trước (trừ Li, K, Ba, Ca, Na) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch
muối.
C. LUYỆN TẬP
- Học sinh có thể hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi.
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học, cụ thể làm bài tập vận dụng.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. Dãy các kim loại dùng để điều chế H 2 trong phòng thi nghiệm là:
a. Fe, Zn, Al, Ag
b. Cu, Fe, Al, Zn

c. Al, Zn, Cu, Ag
d. Al, Zn, Fe, Mg

Câu 2. Có 4 kim loại: A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:
- A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí H2.
- C và D không phản ứng với dung dịch HCl
- B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng A.
- D tác dụng được với dung dịch muối của C và giải phóng C.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần):
a. B, D, C, A
d. A, B, C, D

a. D, A, B, C
e. C, B, D, A

c. B, A, D, C

Câu 3. Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm
sạch muối nhôm? Giải thích và viết phương trình hóa học.

a. AgNO3

b. HCl

c. Mg

d. Al

e. Zn

D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
Học sinh giải quyết bài tập sau:
- GV giao 2 câu hỏi cho HS về nhà suy nghĩ và tìm hiểu, giờ học sau báo cáo kết quả:
Câu 1: Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại, hãy dự đoán tính chất hóa học của
Nhôm và Sắt.
Vẽ sơ đồ tư duy về tính chất mà em vừa dự đoán?
(câu hỏi đưa ra sau khi HS học xong phần dãy hoạt động hóa học của kim loại, tiết 3 của
chủ đề).

16


Chủ đề kim loại- Lớp 9

Yêu cầu: HS đưa ra được: Nhôm và Sắt mang đầy đủ tính chất hóa học của kim loại; Vẽ
được 2 sơ đồ tư duy tương ứng với tính chất của chúng.
Câu 2: Tìm hiểu vì sao nhôm lại bền trong không khí và được dùng làm dụng cụ nấu ăn? Vì
sao trong phòng thí nghiệm để bảo quản kim loại natri lại đựng trong lọ có dầu hỏa?
(câu hỏi đưa ra sau khi HS học xong phần tính chất hóa học của kim loại, tiết 2 của chủ đề)
Đáp án: Khi nhôm tác dụng với oxi trong không khí tạo thành một lớp nhôm oxit mỏng.

Lớp oxit này bám rất chắc vào bề mặt nhôm ngăn không cho oxi tác dụng trực tiếp với
nhôm. Vì vậy, nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có màng oxit Al2O3 rất
mỏng, mịn và bền chắc này bảo vệ. Nhôm có khả năng dẫn nhiệt tốt nên còn được dùng làm
dụng cụ nấu ăn.
- Do Natri là kim loại mạnh rất dễ phản ứng với oxi, hơi nước trong không khí và nhiều chất
khác. Người ta thường ngâm natri trong dầu hỏa vì dầu hỏa không tác dụng với Na, mặt
khác còn ngăn cách natri với môi trường.
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
A. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được hình thành.
Loại

câu

hỏi/bài tập

Nhận biết (mô Thông hiểu (mô Vận

dụng

thấp Vận

dụng

cao

tả yêu cầu cần tả yêu cầu cần (mô tả yêu cầu (mô tả yêu cầu
đạt)

đạt)


cần đạt)

cần đạt)

- Nêu được tính - Xác định các - Nhận biết, điều - Tách chất, loại
chất vật lý, tính phản ứng có thể chế kim loại.
chất

hóa

bỏ tạp chất ra

học xảy ra và điều - Vận dụng ý khỏi hỗn hợp các

của kim loại, kiện phản ứng.
nghĩa của dãy kim loại.
lập PTHH minh - Biết cách sắp hoạt động hóa học - Giải thích các
họa.
Câu

hỏi/bài

tập định tính

xếp các kim loại của kim loại để hiện tượng trong

- Nêu được dãy theo chiều tăng dự đoán kết quả các thí nghiệm cụ
hoạt động hóa hoặc giảm mức phản ứng của kim thể, kiểm chứng
học của kim độ hoạt động loại cụ thể.

sản phẩm sau các
loại.

hóa học.

-

Viết

PTHH thí nghiệm

- Ý nghĩa của - HS viết được chuyển đổi.
dãy hoạt động các PTHH thể - Xác định các
hóa học của kim hiện tính chất kim loại tác dụng
loại
hóa học của kim được với dung
17


Chủ đề kim loại- Lớp 9

- HS biết được loại

dịch axit, dung

tính

dịch muối.

chất


hóa

học của kim loại
-

Tính

lượng - Xác định tên - Xác định chất

chất tham gia kim loại.

dư, và lượng dư.

Câu hỏi, Bài

phản ứng và sản - Xác định thành - Tính nồng độ

tập

phẩm

định

phần

lượng

kim


loại dung

trong hỗn hợp

dịch

sau

phản ứng.
- Bài tập về tăng
giảm khối lượng

- Mô tả và nhận - Lắp ráp dụng - HS tự lựa chọn - HS tự thiết kế
Câu hỏi, Bài biết hiện tượng cụ (theo yêu cầu hóa chất để thực thí nghiệm
tập
thực xảy ra.
của thí nghiệm) hiện thí nghiệm
- Nhận xét, giải
hành/thí

- Giải thích hiện - Vận dụng kiến thích hiện tượng

nghiệm

tượng

thức vào thực tiễn
cuộc sống

B. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP CHỦ ĐỀ BAZƠ.

I. Mức độ nhận biết
Câu 1: Nêu tính chất hóa học của kim loại và viết PTHH minh họa?
Đáp án: Tính chất hóa học của kim loại:
- Tác dụng với phi kim (tác dụng với oxi và với phi kim khác)
3Fe + 2O 2

to


2Na + Cl2

to


Fe3O4
2 NaCl

- Tác dụng với axit: Zn + H2SO4 

ZnSO 4 + H 2

- Tác dụng với muối: Cu + 2AgNO3  (CuNO3)2 + 2Ag
Câu 2: Dãy các kim lọai nào sau đây được sắp xếp theo chiều mức độ hoạt động hóa học
giảm dần:
A. Na, Al, Fe, Cu, Ag.

B. Na, Fe , Al, Cu, Ag.

C. Ag, Cu, Al, Fe, Na.


D. Na, Al, Fe, Ag, Cu.

Đáp án: A
Câu 3. Dãy HĐHH của kim loại cho biết:
A. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
B. Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điền kiện thường tạo thành kiềm và giải
phóng Hiđro.
18


Chủ đề kim loại- Lớp 9

C. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 Loãng,…) giải
phóng khí H2.
D. Kim loại đứng trước (trừ Na, K, Ca, Ba…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch
muối.
E. Tất cả các ý trên.
Đáp án: E
Câu 4: Quan sát hình vẽ sắt tác dụng
với oxi, mô tả hiện tượng thí nghiệm và
viết phương trình hóa học xảy ra?

Đáp án: Hiện tượng: Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra
các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ.
PTHH: 3Fe + 2 O2

Fe3O4

Câu 5: Dùng búa đập vào mẩu dây nhôm ta thấy dây nhôm bị:
A.Vỡ vụn

B. Bị biến dạng sau đó trở lại ban đầu
C. Bị dát mỏng

D. Không hiện tượng gì xảy ra

Đáp án: C
II. Mức độ thông hiểu
Câu 6:Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)
a. Mg + ? → MgCl2 + H 2
b. Fe + CuSO 4 → ? + Cu
c. Al + ? → Al2O3
d. Cu + ? → CuCl2
e. Cu + ? → Cu(NO3)2 + Ag
f. K + S → ?
Đáp án:
a. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
b. Fe + CuSO 4 → FeSO4 + Cu
c. 4Al + 3O2 → 2Al2O3
d. Cu + Cl2 → CuCl2
e. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO 3)2 + 2Ag
f. K + S → K2S
Câu 7: Cho các kim loại sau : Mg, Zn, Cu, Fe, Al, Ag.
19


Chủ đề kim loại- Lớp 9

a. Hãy sắp xếp các kim loại trên theo chiều giảm dần mức độ hoạt động của kim loại.
b. Những kim loại nào phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng? Viết PTHH.
Đáp án: a. Sắp xếp: Mg, Al, Zn, Fe, Cu, Ag.

b. Kim loại phản ứng được với H 2SO4 loãng: Mg, Al, Zn, Fe.
PTHH: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Zn + H2SO4 →

ZnSO4 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn a gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng. Thu được 2,24 lít khí
hiđro (đktc). Giá trị của a là:
A. 0,56 gam.

B. 11,2 gam

C. 5,6 gam.

D. 56 gam

Đáp án: C
Câu 9: Cho 5,4 gam Al tác dụng với dung dịch có chứa 0,3 mol HCl.Thể tích khí hiđro thu
được ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A.6,72 lít

B.67,2 lít

C.33,6 lít

D. 3,36 lít

Đáp án: D

Câu 10: Cho từ từ đến dư kẽm kim loại vào dung dịch CuCl2. Nêu hiện tượng và viết
phương trình hóa học xảy ra?
Đáp án: Hiện tượng: Dung dịch CuCl2 nhạt màu dần, kim loại màu đỏ bám ngoài viên kẽm.
PTHH: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
III. Mức độ vận dụng thấp
Câu 11: Viết PTHH:
a. Điều chế CuSO4 từ Cu.
b. Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg; MgO; MgSO4; MgCO3 (các hóa chất và dụng cụ
cần thiết coi như đủ).
Đáp án: a. Cu + Ag2SO4 → CuSO 4 + Ag
b. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2
MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4
Câu 12: Cho mẩu natri vào dung dịch đồng (II) sunphat, hãy nêu và giải thích hiện tượng;
viết phương trình hóa học xảy ra.
Đáp án: Hiện tượng: Có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam.

20


Chủ đề kim loại- Lớp 9

Giải thích: Do Natri tác dụng với nước trước, tạo ra NaOH, sau đó phản ứng với CuSO4 sinh
ra kết tủa Cu(OH)2
PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
2NaOH + CuSO 4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 7,2g một kim loại (A) hoá trị II bằng dung dịch HCl, thu được
6,72 lit H2 (đktc). Kim loại A là:
A. Mg


B.Fe

C. Zn

D.Ca

Đáp án: A
Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam sắt bằng dung dịch H 2SO4 loãng (nồng độ 10%) vừa đủ.
a. Viết phương trình hoá học của phản ứng?
b. Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc)
c. Tính khối lượng dung dịch H 2SO4 10% đã dùng.
d. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
Đáp án: Fe + H 2SO4  FeSO4 + H2
b. Khối lượng muối tạo thành: mFeSO4 = 15,2g, thể tích H2 sinh ra: 2,24l.
c. m H2SO 4 (10%) = 98g
d. C% FeSO4 = 14,7%
Câu 15: Cho 7,8 gam hỗn hợp kim loại Al và Mg tác dụng với dd HCl dư thu được 8,96 lít
H2 (ở đktc). Hỏi khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan.
Đáp án: mmuối= 36,2g
Câu 16: Cho một hỗn hợp gồm Al và Ag phản ứng với dung dịch axit H 2SO4 thu được 5,6
lít H2 (đktc). Sau phản ứng thấy còn 3g một chất rắn không tan. Xác định thành phần % theo
khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Đáp án: %Ag = 40%; %Al = 60%
Câu 17: Nhúng thanh sắt có khối lượng 56g vào 100ml dd CuSO4 0.5M đến phản ứng hoàn
toàn. Coi toàn bộ lượng đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt. Khối lượng thanh sắt sau phản
ứng
A. 59,2g

B. 56,4g


C. 53,2g

D. 57,2g

Đáp án: A
Câu 18: Cho các kim loại A, B, C, D là một trong các kim loại sau: Na, Fe, Cu, Zn.
Biết: -

A tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng khí H 2;
A đẩy được C ra khỏi dung dịch muối của C, nhưng không phản ứng được với

dung dịch muối của D;
- B tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành kiềm và giải phóng H2.
a. Sắp xếp các kim loại trên theo chiều giảm dần tính kim loại.
b. Xác định kim loại A, B, C, D.
21


Chủ đề kim loại- Lớp 9

Đáp án: a. Na, Zn, Fe, Cu.
b. A là Fe, B là Na, C là Cu, D là Zn.
Câu 19: Cho hỗn hợp gồm Na và Mg vào nước dư, thu được 1,12 lít khí (ở đktc) và 4 gam
chất rắn.Tính khối lượng hỗn hợp ban đầu.
Đáp án: Khối lượng hỗn hợp là: 6,3g
IV. Mức độ vận dụng cao.
Câu 20: Một hỗn hợp bột gồm: Cu, Fe, Al. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng
mỗi kim lọai trên ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Đáp án: Cho hỗn hợp phản ứng với dung dịch kiềm chỉ có Al tan do phản ứng:

2Al + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + 3H2
- Lọc tách Fe và Cu. Phần nước lọc thu được cho phản ứng với dd HCl vừa đủ sẽ sinh ra kết
tủa keo trắng:
2NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl
- Lọc kết tủa rồi nung nóng ta thu được Al2O3, rồi điện phân nóng chảy.
to

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
đpnc

2Al2O3 
4Al + 3O2
criolit
- Hỗn hợp Fe và Cu cho phản ứng với dd HCl chỉ có Fe phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Lọc thu được Cu, phần nước lọc thu được cho phản ứng với dd kiềm sẽ cho kết tủa trắng
xanh:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
- Lọc kết tủa nung nóng ở nhiệt độ cao thu được FeO, rồi nung với H2 thu được Fe:
to

Fe(OH)2 → FeO + H2O
to

FeO + H2 → Fe + H2O
Câu 21: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO 4. Hãy trình bày phương pháp làm sạch
dung dịch trên. Giải thích cách làm và viết phương trình hóa học minh họa.
Đáp án: Cho kim loại sắt vào hỗn hợp trên, xảy ra phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Lọc bỏ phần chất rắn không tan, thu được dd FeSO4.

Câu 22: Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan A
trong H2SO4 đặc, nóng được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch KOH thu
được dung dịch D, Dung dịch D vừa tác dụng được với BaCl2 vừa tác dụng được với
NaOH. Cho B tác dụng với KOH. Viết các PTHH xảy ra.
22


Chủ đề kim loại- Lớp 9

Đáp án: Các PTHH:
Cu +

to
O2 

CuO

Cu + 2H 2SO4đ → CuSO 4 + SO2 + 2H2O
CuO + H 2SO4đ → CuSO4 + H2O
SO2 + KOH → KHSO3
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
K2SO 3 + BaCl2 → 2 KCl + BaSO3
KHSO3 + NaOH → Na2SO3 + K2SO3 + H 2O
CuSO4 + KOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Câu 24: Nhúng một thanh sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời
gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch sau phản
ứng (Coi thể tích dd không thay đổi và toàn bộ Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt)
Đáp án: CM = 1,8M
Câu 25: Các dụng cụ của người nông dân như cuốc, xẻng …. Sau một vụ họ cất dụng cụ đó
vào một góc, đến vụ sau họ đem ra sử dụng thì thấy bị han rỉ, người nông dân không biết tại

sao lại như vậy.
a. Bằng những kiến thức hóa học đã được học, em hãy giải thích cho người nông dân và các
bạn hiểu vì sao xảy ra hiện tượng đó?
b. Để không xảy ra hiện tượng đó ta cần phải làm gì?
Đáp án: a. Do các dụng cụ được làm bằng kim loại để lâu trong không khí sẽ tác dụng với
nước, oxi, …và một số chất khác ngoài môi trường tạo ra lớp oxit bám trên bề mặt (rỉ).
b. Để không xảy ra các hiện tượng đó, cần làm một số biện pháp như: khi dùng xong để
dụng cụ ở nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng, rửa sạch sẽ dụng cụ
lao động và tra dầu mỡ sẽ làm kim loại chậm bị rỉ hơn.
Câu 26. Ngâm một lá đồng trong 20ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan
thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng
thêm 1,52g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ
lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
Câu 27: Tìm hiểu vì sao nhôm lại bền trong không khí và được dùng làm dụng cụ nấu
ăn?Vì sao trong phòng thí nghiệm để bảo quản kim loại natri lại đựng trong lọ có dầu hỏa?
Đáp án: Khi nhôm tác dụng với oxi trong không khí tạo thành một lớp nhôm oxit mỏng.
Lớp oxit này bám rất chắc vào bề mặt nhôm ngăn không cho oxi tác dụng trực tiếp với
nhôm. Vì vậy, nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có màng oxit Al2O 3 rất

23


Chủ đề kim loại- Lớp 9

mỏng, mịn và bền chắc này bảo vệ. Nhôm có khả năng dẫn nhiệt tốt nên còn được dùng làm
dụng cụ nấu ăn.
- Do Natri là kim loại mạnh rất dễ phản ứng với oxi, hơi nước trong không khí và nhiều chất
khác. Người ta thường ngâm natri trong dầu hỏa vì dầu hỏa không tác dụng với Na, mặt
khác còn ngăn cách natri với môi trường.
Câu 28: Thời phong kiến, vua chúa thường sử dụng những bát đĩa bằng bạc. Khi sử dụng

đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi, thiu. Tại sao thức ăn lâu bị ôi thiu khi
đựng bằng bát đĩa bạc?
Đáp án:Khi Ag gặp nước sẽ có 1 lượng rất nhỏ tan vào nước. Ag tan vào nước có tác dụng
diệt khuẩn rất mạnh. 1/5 tỉ gam Ag trong 1 lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn nên giữ cho
thức ăn lâu bị ôi thiu.
Câu 29: Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại, hãy dự đoán tính chất hóa học của
Nhôm và Sắt.
Vẽ sơ đồ tư duy về tính chất mà em vừa dự đoán?
Đáp án: Nhôm và sắt mang đầy đủ tính chất hóa học của kim loại.
6. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................

KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................

24



×