Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu hiện trạng quần thể Vượn đen má trắng siki Nomascus siki (Delacour, 1951) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đề xuất Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN ĐÌNH DUY

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ VƢỢN ĐEN MÁ TRẮNG SIKI
Nomascus siki (Delacour, 1951) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỀ
XUẤT KHE NƢỚC TRONG, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN ĐÌNH DUY

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ VƢỢN ĐEN MÁ TRẮNG SIKI
Nomascus siki (Delacour, 1951) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỀ
XUẤT KHE NƢỚC TRONG, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐẶNG NGỌC CẦN


HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu trong luận
văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và
chƣa có ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Đình Duy


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự
động viên, giúp đỡ nhiệt tình của những ngƣời thân, các cá nhân và bạn bè đồng
nghiệp. Tôi vô cùng biết ơn tất cả những sự giúp đỡ nhiệt tình đó!
Nhân dịp này, cho phép tơi xin đƣợc bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới TS. Đặng Ngọc Cần - ngƣời Thầy đã dành thời gian hƣớng dẫn khoa học tận
tình, chi tiết cho tơi trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo tại cơ sở đào tạo của
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã dành nhiều thời gian hƣớng dẫn, giúp đỡ
cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới ông Lê Trọng Trải và bà Phạm
Tuấn Anh (Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt) đã tài trợ kinh phí, cung cấp các
thiết bị hỗ trợ vơ cùng hữu ích phục vụ cho nghiên cứu cũng nhƣ đóng góp những ý
kiến q báu trong q trình thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật, Lãnh đạo và nhân viên phịng Động vật học có xƣơng sống, đặc biệt là TS. Ngô

Xuân Tƣờng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Quỹ Môi trƣờng thiên nhiên Nagao và Quỹ
IdeaWild đã hỗ trợ kinh phí và tài trợ trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.
Xin cảm ơn UBND tỉnh Quảng Bình, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình,
Ban quản lý Rừng phịng hộ Động Châu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cấp giấy
cho phép tôi đƣợc thực hiện hoạt động nghiên cứu thực địa.
Nhân dịp này tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh: ThS. Lê
Văn Ninh, Lê Quốc Hiệu, Trần Đặng Hiếu, Phạm Hoàng Hà, Lê Cơng Tình (Trung
tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt), Hà Vũ Cao, Hà Đình Phƣơng và Võ Văn Hùng (Ban
quản lý Rừng phòng hộ Động Châu), đã tham gia và giúp đỡ rất tận tình trong quá
trình thu thập số liệu ngoài thực địa.


Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các anh: Hồ Văn Kim, Hồ Văn Cử, Hồ
Văn Hạnh, Hồ Văn My là những ngƣời dân xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình đã giúp đỡ tơi trong thời gian thu thập số liệu tại KBTTN đề xuất Khe
Nƣớc Trong.
Cuối cùng, tơi xin đƣợc bảy tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới bố, mẹ, vợ và gia đình
cùng bạn bè đã ủng hộ, ân cần động viên, dành sự cảm thông đối với công việc
nghiên cứu thực địa và học tập của tôi.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Đình Duy


i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................v
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
1.1. Vƣợn đen má trắng siki Nomascus siki (Delacour, 1951) ...............................3
1.1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu Vƣợn đen má trắng siki ................................3
1.1.2. Phân loại học ............................................................................................4
1.1.3. Hình thái ...................................................................................................4
1.1.4. Sinh thái và tập tính ..................................................................................5
1.1.5. Tình trạng và phân bố tồn cầu ................................................................5
1.1.6. Tóm tắt về tình trạng và phân bố tại Việt Nam ........................................6
1.1.7. Các ghi nhận Vƣợn đen má trắng siki tại Việt Nam ................................8
1.1.8. Tình trạng bảo tồn ..................................................................................11
Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........12
2.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................12
2.1.1. Lý do lựa chọn khu vực nghiên cứu .......................................................12
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................13
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................20
2.2. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................21
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................21
2.3.1. Phƣơng pháp phỏng vấn. ........................................................................21


ii

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra theo tuyến. ...........................................................22
2.3.3. Phƣơng pháp điều tra theo điểm nghe. ...................................................23
2.3.4. Phƣơng pháp xác định và đánh giá hiện trạng các đe dọa......................27

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................29
3.1. Hiện trạng quần thể Vƣợn đen má trắng siki tại KBTTN đề xuất Khe Nƣớc
Trong .....................................................................................................................29
3.1.1. Kích thƣớc quần thể của Vƣợn đen má trắng siki ..................................29
3.1.2. Đặc điểm cấu trúc đàn của Vƣợn đen má trắng siki tại KBTTN đề xuất
Khe Nƣớc Trong ...............................................................................................33
3.1.3. Phân bố của Vƣợn đen má trắng siki tại KBTTN đề xuất Khe Nƣớc
Trong ................................................................................................................36
3.1.4. So sánh quần thể Vƣợn đen má trắng siki khu vƣ̣c điều tra với các khu
vƣ̣c khác trong vùng Bắc Trung Bộ . ................................................................40
3.2. Các mối đe dọa tới Vƣợn đen má trắng siki ở KBTTN đề xuất Khe Nƣớc
Trong .....................................................................................................................41
3.2.1. Săn bắt động vật hoang dã ......................................................................41
3.2.2. Phá hủy sinh cảnh ...................................................................................42
3.2.3. Đánh giá mức độ đe dọa .........................................................................43
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn .....44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................46
Kết luận .................................................................................................................46
Kiến nghị ...............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................48
CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .................................59
PHỤ LỤC ..................................................................................................................60


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHDCND


Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IUCN

Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên

KBT

Khu Bảo tồn

KBTTN

Khu Bảo tồn thiên nhiên

LT

Lâm Trƣờng

RPH

Rừng phòng hộ

VQG

Vƣờn quốc gia


UBND

Ủy ban Nhân dân

SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam

WWF

Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới


iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Bảng tổng hợp số liệu quan sát theo tuyến ..................................................22
Bảng 2. Số ngày điều tra tại các điểm nghe .............................................................. 23
Bảng 3. Số lƣợng đàn Vƣợn đen má trắng siki xác định đƣợc tại các điểm nghe ....29
Bảng 4. Bảng tính hệ số hiệu chỉnh có trọng số ........................................................32
Bảng 5. Số lƣợng đàn Vƣợn đen má trắng siki đã quan sát ở các tiểu khu ..............34
Bảng 6. Số lƣợng các đợt Vƣợn hót ở các thời điểm khác nhau trong ngày ............35
Bảng 7. Số lƣợng đàn Vƣợn đen má trắng siki ở các tiểu khu trong KBTTN đề xuất
Khe Nƣớc Trong .......................................................................................................39
Bảng 8. So sánh số lƣợng Vƣợn đen má trắng siki ở khu vực điều tra với một số khu
vực thuộc vùng phân bố ............................................................................................ 40
Bảng 9. Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa đến sinh cảnh và quần thể
Vƣợn đen má trắng siki ............................................................................................. 43
Bảng 10. Các tuyến giám sát đề xuất ........................................................................45



v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Vƣợn đen má trắng siki Nomascus siki ..........................................................4
Hình 2. Các khu vực ghi nhận sự tồn tại của Vƣợn đen má trắng siki ở VN .............8
Hình 3. Bản đồ khu vực điều tra ...............................................................................13
Hình 4. Hình minh họa xác định các đàn Vƣợn hót trên các điểm nghe ..................24
Hình 5. Bản đồ các tuyến điều tra và các điểm nghe ................................................25
Hình 6. Giải thích về cách xác định “Hệ số hiệu chỉnh có trọng số”........................27
Hình 7. Vị trí các đàn Vƣợn đen má trắng siki đƣợc xác định .................................31
Hình 8. Số lƣợng các đợt Vƣợn hót ở các khoảng thời gian trong ngày ..................36
Hình 9. Phân bố Vƣợn đen má trắng siki trong KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong .38
Hình 10. Bản đồ các tuyến giám sát Vƣợn đƣợc đề xuất ..........................................45


1

MỞ ĐẦU
Vƣợn đen má trắng siki Nomascus siki (Delacour, 1951) trƣớc kia đƣợc cho
là phân loài của Vƣợn đen má trắng (Nomascus leucogenys Ogilby, 1840) [34, 36,
39, 65, 71, 72], sau này đƣợc tách ra thành loài độc lập [37, 69, 78, 81]. Đây là loài
Linh trƣởng đặc hữu của Việt Nam và Lào [69]. Loài này chỉ phân bố trong một
khu vực rất nhỏ ở miền Trung Việt Nam và miền Nam Lào [51, 69]. Sự thiếu hụt
thông tin làm cho tình trạng của loại này là khơng rõ ràng nhất trong các loài Vƣợn
ở Việt Nam [69]. Cùng với áp lực từ săn bắn và khu phân bố hạn chế, có thể lồi
này phù hợp với tình trạng Cực kỳ nguy cấp (CR) trong SĐVN [69].
Do các hoạt động khai thác gỗ , phá rừng lấy đất sản xuất và phát triển cơ sở

hạ tầng đã làm cho mơi trƣờng sống của

các lồi đợng vật hoang dã nói chung và

Vƣợn đen má trắng siki nói riêng bị thu hẹp . Mặt khác, tình trạng săn bắt động vật
hoang dã vẫn diễn ra dẫn đến quần thể loài ngày càng suy giảm [51]. Hiện nay loài
này đƣợc phân hạng ở mƣ́c Nguy cấp (EN) trong Danh lục Đỏ IUCN (2008) [49],
Phụ lục I của CITES (1975) [27], ở mƣ́c Nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam
(2007) [1] và thuộc nhóm IB trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Chí nh phủ Việt
Nam [6]. Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy số lƣợng loài này rất
hạn chế [56, 65, 69]. Lồi này hiện nay có thể đƣợc xếp hạng “Cực kỳ nguy cấp” và
địi hỏi phải có sự đánh giá lại về tình trạng của nó trong Danh lục đỏ IUCN [49].
Ở phạm vi Quốc gia , giới hạn phân bố về phía Bắc của Vƣợn đen má trắng
siki chƣa đƣợc biết rõ , có thể nằm ở gần KBTTN đề xuất Khe Nét , tỉnh Quảng Bình
và KBTTN Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh; về phía Nam đến sông Thạch Hãn , tỉnh Quảng Trị
[69].
KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong (hiện nay là Rừng Phòng hộ Động Châu)
nằm ở huyện Lệ Thủy , phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình. Nằm trong khu vực đƣợc
đánh giá là trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam và Thế giới [7]. KBTTN đề
xuất Khe Nƣớc Trong giáp với biên giới Việt Nam - Lào và KBTTN Bắc Hƣớng
Hóa, tỉnh Quảng Trị. Khu vực này có diện tí ch 19.188 ha, bao gồm chủ yếu là rừng


2

nhiệt đới thƣờng xanh nằm trong vùng sinh thái Đất thấp miền Trung rộng lớn
(khoảng 500.000 ha) kéo dài dọc biên giới Việt Nam - Lào từ huyện Minh Hóa nối
liền với các huyện Bố Trạch , Quảng Ninh và Lệ Thủy tỉ nh Quảng Bình sang huyện
Hƣớng Hóa tỉ nh Quảng Trị. Đây là một trong những diện tích rừng tự nhiên liên tục
nhất ở Việt Nam. Đặc biệt hơn, KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong còn bảo tồn đƣợc

một diện tích lớn kiểu rừng nhiệt đới thƣờng xanh cịn tính chất ngun sinh trên
vùng đất thấp [7].
Nằm trong vùng phân bố của Vƣợn đen má trắng siki, sự hiện diện của loài ở
KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong đã đƣợc đề cập trong nhiều năm gần đây [3, 4, 5,
30], tuy nhiên tình trạng của lồi tại khu vực vẫn chƣa đƣợc biết rõ. Vì vậy, tơi đã
lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng quần thể Vƣợn đen má trắng
siki Nomascus siki (Delacour, 1951) tại KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong,
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, với mục đích:
1. Xác định hiện trạng quần thể Vƣợn đen má trắng siki trong khu vực
nghiên cứu.
2. Xác định các mối đe dọa đến tồn tại và phát triển của Vƣợn đen má trắng
siki trong khu vực nghiên cứu.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiêu quả của công tác bảo tồn.
Đây là nghiên cứu đầu tiên về Vƣợn đen má trắng siki ở KBTTN đề xuất
Khe Nƣớc Trong. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo cơ sở khoa học cho công tác
bảo tồn lồi Linh trƣởng q hiếm này, đồng thời góp phần khẳng định vai trò quan
trọng của khu vực để sớm trở thành khu bảo tồn trong tƣơng lai.


3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vƣợn đen má trắng siki Nomascus siki (Delacour, 1951)
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu Vượn đen má trắng siki
Các nghiên cứu về Vƣợn đen má trắng siki ở Việt Nam trƣớc đây chủ yếu về
mặt phân loại (Groves 1972, 1993, 2001; Geissmann 1993, 1994, 1995; Geissmann
et al., 2000, 2007; Roos 2004; Roos et al., 2007; Zhang 1997; Mootnick 2006; Van
Ngoc Thinh et al., 2010, 2011;...), các nghiên cứu về đặc điểm sinh thái chỉ thực sự
đƣợc thực hiện từ năm 2007 đến nay. Tuy nhiên, những nghiên cứu này khá rời rạc
và chỉ tập trung vào xác định kích cỡ quần thể của lồi ở một số khu bảo tồn.

Nomascus siki có vùng phân bố nằm giữa N. gabriellae và N. leucogenys,
trƣớc đây N. siki đƣợc xác định là phân loài của N. gabriellae bởi Groves [44, 47],
vì xƣơng dƣơng vật của N. siki dƣờng nhƣ giống với N. gabriellae [42]. Tuy nhiên,
điều này khơng thích hợp để xác định ái lực của N. siki, vì nó khơng đầy đủ và
khơng phải của N. siki mà là của N. leucogenys [36].
Gần đây, các quan sát thấy rằng tiếng hót của N. siki tƣơng tự nhƣ của N.
leucogenys nhiều hơn bất kỳ loài Vƣợn nào khác bao gồm cả N. gabriellae [37].
Tƣơng tự, trình tự DNA ty thể cho thấy rằng N. siki có liên quan chặt chẽ với N.
leucogenys hơn so với N. gabriellae. Là bằng chứng bổ sung cho một mối quan hệ
chặt chẽ giữa N. leucogenys và N. siki, cần lƣu ý rằng những con cái cả hai dạng này
đều giống nhau trong màu lơng mà khơng có đặc điểm phân biệt nào đƣợc biết,
trong khi cả hai đều khác biệt với con cái của N. gabriellae [36]. Kết quả là, N. siki
đã đƣợc cơng nhận là một phân lồi của N. leucogenys [36].
Groves & Zhang đã đề nghị tách N. siki thành loài độc lập mặc dù cả hai tác
giả đã nhận thức đƣợc sự gần gũi giữa các loài N. leucogenys và N. siki [69].
Sau này N. siki đƣợc tách ra thành loài độc lập [37, 79, 81, 82].


4

1.1.2. Phân loại học
Vị trí phân loại của lồi Vƣợn đen má trắng siki
Bộ Linh trƣởng:

- PRIMATES Linnaeus, 1758

Họ Vƣợn:

- Hylobatidae Gray, 1871


Giống:

- Nomascus Miller G., 1933

Loài: - Nomascus siki (Delacour, 1951)
1.1.3. Hình thái
- Thân hình thon nhẹ, chân tay dài.
- Con đực có màu đen tồn thân, hai má lông màu trắng, mọc hƣớng lên trên,
nhỏ, chỉ cao bằng nửa vành tai, nối nhau bằng vệt trắng dƣới cằm.
- Con cái lông màu vàng sẫm, lông quanh mặt tủa ngang, đỉnh đầu màu xám
hoặc tua đen.

(Đực)

(Cái)

Hình 1. Vƣợn đen má trắng siki Nomascus siki
Nguồn: Jonathan, 2016 [51]


5

1.1.4. Sinh thái và tập tính
Các quần thể Vƣợn đen má trắng siki ở Việt Nam ƣa thích rừng thƣờng xanh
nhiệt đới ẩm trên đất thấp, phân bố theo độ cao giới hạn từ khoảng 30-100m trên
mực nƣớc biển [39]. Tuy nhiên đã ghi nhận đƣợc loài này ở độ cao 176-600 m trên
mực nƣớc biển tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng [75] và lên đến 1,900 m trên mực
nƣớc biển ở khu bảo tồn quốc gia Nakai-Nam Theun, Lào [69], điều đó cho thấy sự
linh hoạt và khả năng tồn tại trong rừng thƣờng xanh trên núi. Cho đến nay hầu nhƣ
chƣa có nghiên cứu nào về sinh thái hay tập tính của lồi đƣợc thực hiện.

Tƣơng tự nhƣ các loài Vƣợn mào khác ở Việt Nam, Vƣợn đen má trắng siki
kiếm ăn trên cây cao, thức ăn là quả, hạt, lá, chồi cây, côn trùng, trứng chim. Tuổi
thành thục vào khoảng 8 - 9 tuổi, thời gian mang thai khoảng 200 - 214 ngày, mỗi
năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. Sống thành từng đàn khoảng 3 cá thể nhƣ một
gia đình. Hoạt động kiếm ăn ban ngày vào buổi sáng và chiều, di chuyển nhẹ nhàng
nhanh nhẹn trên cây, ít khi xuống mặt đất (IUCN, 2008) [49].
1.1.5. Tình trạng và phân bố tồn cầu
Vƣợn đen má trắng siki là loài đặc hữu của Việt Nam và Lào, chỉ xuất hiện
tại một khu vực rất nhỏ ở miền Trung Việt Nam và miền Nam Lào, khu phân bố của
chúng bị giới hạn bởi sông Mê Kông về phía Tây và khu vực nơng nghiệp ven biển
Việt Nam về phía Đơng [39]. Tình trạng phân loại của Vƣợn đen má trắng siki đã
đƣợc đánh giá khác rất khác nhau bởi các tác giả khác nhau, do đó cần thận trọng
khi đánh giá các ghi nhận về loài này. Nomascus siki đầu tiên đƣợc coi nhƣ là loài
phụ của N. concolor [29, 42] sau đó đƣợc phân loại lại là phân lồi của N.
gabriellae [47], sau đó đƣợc cho là phân loài của N. leucogenys [34, 35, 36, 39, 71,
72] và sau này đƣợc nâng lên thành loài [37, 45, 60, 79, 80, 82, 86]. Dựa vào các dữ
liệu về di truyền và tiếng hót ghi nhận đƣợc trên toàn khu phân bố của giống
Nomascus, khu phân bố của N. siki đã đƣợc sửa đổi và có sự cắt giảm đáng kể khu
phân bố của loài này [82]. Loài này hiện nay có thể đƣợc xếp hạng “Cực kỳ nguy
cấp” và địi hỏi phải có sự đánh giá lại về tình trạng của nó trong danh lục đỏ IUCN
[49]. Các quần thể N. siki tại Lào không đƣợc ƣớc tính vào quần thể tồn cầu mặc


6

dù nó đƣợc cho rằng các quần thể này cịn lớn hơn so với quần thể ở Việt Nam [31,
39]. Tất cả các quần thể đều bị đe dọa bởi hiện tƣợng săn bắn và sự suy thối của
mơi trƣờng sống.
Tại Lào, N. siki đƣợc cho là xuất hiện từ Khu Bảo tồn quốc gia Nam Kading,
phía Nam sơng Kading về phía Bắc đến ít nhất là Khu Bảo tồn quốc gia Phou Xang

He về phía Nam và có thể xa hơn về phía Nam đến tận Khu Bảo tồn quốc gia Dong
Phou Vieng. Khơng có sự ƣớc lƣợng về số lƣợng nào đối với loài này ở Lào, tuy
nhiên có một số quần thể quan trọng tại các khu vực có sự quản lý hiệu quả bao
gồm Khu Bảo tồn quốc gia Nam Kading và Khu Bảo tồn Nakai-Nam Theun (mặc
dù sự phân bố tại khu vực này là chƣa rõ ràng), và tại các khu vực đƣợc bảo vệ tốt
bởi các điều kiện tự nhiên nhƣ các Khu Bảo tồn quốc gia Phou Hin Boun và Hin
Nậm Nô [69].
Ở Việt Nam, N. siki phân bố tại 3 tỉnh là Quảng Bình, Hà Tĩnh và Quảng Trị
trong đó chủ yếu phân bố ở Quảng Bình. Có 6 khu vực đã ghi nhận đƣợc các quần
thể là: KBTTN đề xuất là Khe Vẽ, Khu Dự trữ thiên nhiên Giang Màn, VQG Phong
Nha-Kẻ Bàng, lâm trƣờng Trƣờng Sơn, lâm trƣờng Khe Giữa, KBTTN Bắc Hƣớng
Hóa [69].
1.1.6. Tóm tắt về tình trạng và phân bố tại Việt Nam
1.1.6.1. Thay đổi về tình trạng từ năm 2000
Các thông tin mới đáng quan tâm về phân loại, phân bố và sinh thái của
Vƣợn đen má trắng siki ở Việt Nam đã đƣợc ghi nhận từ bản đánh giá tình trạng
Vƣợn ở Việt Nam đầu tiên. Vƣợn đen má trắng siki trƣớc đó đƣợc cho là xuất hiện
tại 5 tỉnh thuộc Bắc miền Trung Việt Nam với giới hạn phân bố về phía Bắc và phía
Nam tƣơng ứng là sơng Cả (tỉnh Nghệ An) và Vƣờn quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa
Thiên Huế). Tuy nhiên, từ kết quả của việc nâng cấp lên thành loài cũng nhƣ sự
tách ra của một dạng mới ở miền Trung Việt Nam (N. annamensis), làm cho sự
phân bố quốc gia của của loài này đã bị giảm xuống thành một khu vực nhỏ hơn từ
tỉnh Hà Tĩnh về phía bắc đến khoảng sông Thạch Hãn thuộc tỉnh Quảng Trị về phía


7

Nam. Giới hạn phân bố về phía Bắc của N. siki ở Việt Nam chƣa đƣợc biết rõ, khu
vực ranh giới giữa N. siki và N. leucogenys nằm ở gần KBTTN đề xuất Khe Nét
(tỉnh Quảng Bình) và KBTTN Kẻ Gỗ (tỉnh Hà Tĩnh) nhƣng tình trạng phân loại của

các quần thể Vƣợn ở các khu vực này vẫn chƣa đƣợc xác định. Từ năm 2000, các
khảo sát về N. siki đã đƣợc tiến hành ở tất cả các khu vực của Việt Nam mà trƣớc
đó đƣợc biết là có sự xuất hiện của lồi này. Mặc dù vậy, có rất ít các hoạt động bảo
tồn để bảo vệ các quần thể cịn lại đƣợc thực hiện. Hiện nay khơng có bất kì một sự
bảo vệ đặc biệt hay giám sát nào đƣợc dành cho N. siki tại bất kỳ địa điểm nào ở
Việt Nam. Các hoạt động săn bắt khơng kiểm sốt và sự mất sinh cảnh vẫn là những
mối đe dọa lớn nhất đối với N. siki. Loài này đang bị suy giảm trên phạm vi quốc
gia và rõ ràng là khơng có trƣờng hợp bảo tồn thành công nào kể cả trực tiếp hay là
một phần của các sáng kiến đa dạng sinh học khác. Quần thể ở VQG Phong Nha-Kẻ
Bàng có thể đang ổn định nhƣng số liệu không rõ ràng do dữ liệu cơ bản về một số
phần của VQG này mới có đƣợc trong các năm gần đây.
1.1.6.2. Các khu vực quan trọng trong bảo tồn
Hai phức hợp rừng lớn giữa VQG Phong Nha-Kẻ Bàng với lâm trƣờng
Trƣờng Sơn và lâm trƣờng Khe Giữa với KBTTN Bắc Hƣớng Hóa đang lƣu giữ hầu
hêt quần thể N. siki đã biết của Việt Nam [69]. Các khu vực này nằm giữa các tỉnh
Quảng Bình và Quảng Trị và giáp với khu rừng ở phía Lào nơi xuất hiện N. siki bao
gồm khu bảo tồn quốc gia Hin Nậm Hô. Các quần thể khác bao gồm các đàn rải rác
và bị cô lập ở các Khu bảo tồn hiện tại hoặc đang đƣợc đề xuất. Tại các KBTTN đề
xuất Khe Vẽ và Giang Man có các quần thể nhỏ nhƣng chúng bị cô lập bởi sự phát
triển của các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1.1.6.3. Các mối đe dọa
Săn bắn tiếp tục là mối đe dọa chủ yếu lên N. siki ở Việt Nam, điều này dẫn
tới sự suy giảm, có khi tuyệt chủng cục bộ của lồi tại một số khu vực. Khơng có số
liệu về số lƣợng cá thể bị săn bắn qua thời gian và xu hƣớng về săn bắn của loài này
(ổn định, tăng hay giảm) cũng chƣa đƣợc biết đến. Nhƣng rõ ràng các nỗ lực trong
những năm qua để kiểm soát tình trạng săn bắn Vƣợn (và nhiều động vật hoang dã


8


khác) ở Việt Nam phần lớn đã thất bại. Ở hầu hết các khu vực, tác động của hiện
tƣợng săn bắn đã kết hợp với sự liên tục biến mất hoặc suy thối của sinh cảnh cũng
nhƣ sự cơ lập và kích thƣớc rất nhỏ của hầu hết các quần thể. Các đàn Vƣợn còn lại
đang bị đe dọa nghiêm trọng do áp lực di truyền đến từ số lƣợng cá thể ít và các
hiện tƣợng ngẫu nhiên nhƣ dịch bệnh và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan [69].
1.1.7. Các ghi nhận Vượn đen má trắng siki tại Việt Nam
Ở Việt Nam, N. siki phân bố tại 3 tỉnh là Quảng Bình, Hà Tĩnh và Quảng Trị
trong đó chủ yếu phân bố ở Quảng Bình. Có 6 khu vực đã ghi nhận đƣợc các quần
thể là: KBTTN đề xuất là Khe Vẽ, Khu Dự trữ thiên nhiên Giang Màn, VQG Phong
Nha-Kẻ Bàng, lâm trƣờng Trƣờng Sơn, lâm trƣờng Khe Giữa, KBTTN Bắc Hƣớng
Hóa.

Hình 2. Các khu vực ghi nhận sự tồn tại của Vƣợn đen má trắng siki ở VN
Nguồn: Rawson at al., 2011 [69]


9

1.1.7.1. KBTTN đề xuất Khe Vẽ
Trong năm 2004 có ít nhất 7 đàn Vƣợn đen má trắng siki đã đƣợc ghi lại
trong địa điểm này, đƣợc cho là khu vực cuối cùng cịn tồn tại N. siki ở huyện
Tun Hố, tỉnh Quảng Bình [64]. KBTTN đề xuất Khe Vẽ và quần thể Vƣợn đen
má trắng siki tại đây bị cô lập bởi các khu vực đất trống, đất canh tác và hai hệ
thống giao thông là quốc lộ 20 và đƣờng Hồ Chí Minh.
1.1.7.2. KBTTN đề xuất Giang Màn
Rất ít thơng tin về tình trạng của Vƣợn đen má trắng siki ở khu vực này
đƣợc biết đến, mặc dù 5 đàn Vƣợn đã đƣợc ghi nhận trong 2003 và 2004 [64]. Phần
lớn diện tích là rừng tự nhiên và vẫn cần đƣợc khảo sát để có thể xác định kích
thƣớc quần thể Vƣợn đen má trắng siki tại khu vực.
1.1.7.3. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Chƣa có cuộc điều tra đầy đủ nào về N. siki ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng
đƣợc thực hiện, nhƣng ở đây rõ ràng tồn tại một trong những quần thể N. siki lớn
nhất ở Việt Nam và có thể trên tồn cầu. Có ít nhất 9 cuộc khảo sát linh trƣởng đã
đƣợc thực hiện từ năm 1997 đến năm 2009 nhƣng đƣợc tiến hành ở các khu vực
khác nhau, với các mục tiêu và sử dụng các phƣơng pháp khác nhau [48, 56, 66,
75]. Haus at al., (2009) báo cáo ƣớc tính một quần thể phân bố rộng khắp khu vực
với 18 ± 18 đàn [48], tuy nhiên kết quả điều tra có kích cỡ mẫu nhỏ (chỉ có 1 đàn
đƣợc ghi nhận). Một cuộc khảo sát vào đầu năm 2009 ở phía Đông Nam của VQG
Phong nha - Kẻ Bàng đã ghi nhận 37 nhóm với 101 cá thể trên diện tích 5.400 ha,
với mật độ 0,69 nhóm km2 [56]. Khu vực này có rừng nguyên sinh phát triển trên
núi đất và có thể là mơi trƣờng sống phù hợp hơn so với rừng núi đá vơi chiếm ƣu
thế ở phần cịn lại của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Ruppell (2007) ghi nhận đƣợc
13 nhóm Vƣợn đen má trắng siki giữa km 40 và km 52 của tuyến đƣờng phục vụ
chính trong VQG [75]. Nói chung, những kết quả này cho thấy ít nhất 50 đàn tồn tại
trong VQG, nhƣng số lƣợng này không bao gồm phần lớn khu vực núi đá vơi khơng
thể tiếp cận và có thể chứa một số lƣợng đáng kể của Vƣợn đen má trắng siki. Quần


10

thể N. siki của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đã ghi nhận đƣợc cho thấy đây là một
trong những khu vực ghi nhận đƣợc số đàn nhiều nhất của loài.
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng tiếp giáp với KBTTN quốc gia Hin Nam No ở
Lào và là khu vực tập chung của núi đá vôi lớn nhất ở Đông Dƣơng. Do không thể
tiếp cận sâu đến khu vực này, có thể đảm bảo một mức độ bảo vệ tốt đối với động
vật hoang dã nói chung.
1.1.7.4. Lâm trường Trường Sơn
Các cuộc điều tra đa dạng sinh học tại khu vực này năm 2006 đã ghi lại đƣợc
9 đàn Vƣợn đen má trắng siki và năm 2009 một (1) đàn đƣợc ghi nhận [56]. Khu
vực tiếp giáp với VQG Phong Nha-Kẻ Bàng và lâm trƣờng Khe Giữa có thể đang

tồn tại một quần thể Vƣợn đen má trắng siki [56].
1.1.7.5. Lâm trường Khe Giữa
Tháng 1 năm 2006, 1 đàn Vƣợn đã đƣợc nghe gần trạm bảo vệ Khe Giữa dọc
theo đƣờng Hồ Chí Minh. Từ năm 2000 đến năm 2005 có ít nhất 4 đàn N. siki đã
đƣợc ghi nhận tại địa điểm này [65]. Nhƣng các cuộc điều tra chỉ bao gồm các diện
tích phía Tây Nam của khu vực (khoảng 20.000 ha), các quần thể khác có thể tồn tại
ở các khu vực khác. Khu vực này kết nối với KBTTN Bắc Hƣớng Hóa và lâm
trƣờng Trƣờng Sơn tạo thành một phức hợp rừng có thể là một trong số ít khu vực
phân bố quan trọng nhất của loài.
1.1.7.6. KBTTN Bắc Hướng Hóa
Các cuộc khảo sát đã đƣợc thực hiện tƣơng đối rộng rãi trong KBTTN này.
Trong các năm 2007 đến 2009 đã ghi nhận 23 đàn trong 5 xã thuộc KBTTN Bắc
Hƣớng Hóa và một số đàn khác đƣợc tìm thấy trong xung quanh các xã [69]. Trƣớc
đây, các loài Vƣợn đen má trắng siki đã ghi nhận bởi ngƣời dân địa phƣơng và các
tài liệu thực địa. KBTTN Bắc Hƣớng Hóa tiếp giáp với Lâm trƣờng Khe Giữa tạo
thành một trong những cảnh quan quan trọng nhất cho N. siki ở Việt Nam, bao gồm
hơn 180.000 ha đất rừng [69].


11

1.1.8. Tình trạng bảo tồn
Vƣợn đen má trắng siki là loài đặc hƣ̃u của Việt Nam và Lào , hiện đƣợc
phân hạng ở mƣ́c Nguy cấp (EN A2c,d) trong Danh lục Đỏ các loài bị đe dọa của
Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN, 2008) [49], Phụ lục I của CITES
(1975) [27]. Ở phạm vi Quốc gia , loài này đƣợc xếp ở mƣ́c Nguy cấp (EN A1c,d
C2a) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [1] và thuộc nhóm IB của Nghị Định 32/NĐCP của Chí nh phủ Cộng hòa Xã hợi Chủ nghĩ a Việt Nam [6].
Lồi này có thể đƣợc xếp hạng “Cực kỳ nguy cấp” và địi hỏi phải có sự
đánh giá lại về tình trạng của nó trong danh lục đỏ IUCN (2008) [49]. Hiện nay các
quần thể Vƣợn đen má trắng siki tại Lào khơng đƣợc ƣớc tính vào quần thể tồn cầu

mặc dù nó đƣợc cho rằng các quần thể này cịn lớn hơn so với quần thể ở Việt Nam
[39]. Tất cả các quần thể đều bị đe dọa bởi hiện tƣợng săn bắn và sự suy thối của
mơi trƣờng sống [69].


12

Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Lý do lựa chọn khu vực nghiên cứu
Chúng tôi lựa chọn KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong, huyện Lệ thủy, tỉnh
Quảng Bình để nghiên cứu vì những lý do sau đây:
- Là khu vực rừng kết nối giữa lâm trƣờng Khe Giữa và KBTTN Bắc Hƣớng
Hóa, đây là khu vực nằm trong phức hợp rừng có thể là một trong số ít khu vực
phân bố quan trọng nhất của lồi.
- Đã có những ghi nhận sự tồn tại của Vƣợn đen má trắng siki tại khu vực
trong các cuộc điều tra trƣớc đây.
- Nằm trong khu vực phân bố tự nhiên của Vƣợn đen má trắng siki, KBTTN
đề xuất Khe Nƣớc Trong là một trong số ít các khu vực đang bảo tồn đƣợc một diện
tích lớn rừng nhiệt đới thƣờng xanh cịn tính chất nguyên sinh trên vùng đất thấp.
Đồng thời khu vực này nằm trong vùng sinh thái đất thấp miền Trung rộng lớn đƣợc
đánh giá là một trong các trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.
- Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp các thơng tin làm cơ sở khoa học
cho hoạt động bảo tồn đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của khu vực để sớm
trở thành một KBTTN trong tƣơng lai.
Qua điều tra sơ bộ, các khu vực phía Đơng chủ yếu là diện tích rừng nghèo
đang trong q trình phục hồi, khơng phải là mơi trƣờng sống thuận lợi cho Vƣợn
đen má trắng siki. Đồng thời, do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện, vì vậy
đề tài chỉ đƣợc thực hiện tại 13 tiểu khu thuộc phía Tây và Trung tâm KBTTN đề
xuất Khe Nƣớc Trong.



13

Hình 3. Bản đồ khu vực điều tra
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong (hiện tại là khu RPH Động Châu) trƣớc
đây do LT Kiến Giang và LT Khe Giữa quản lý. Năm 2006, UBND tỉnh Quảng
Bình đã quyết định thành lập Ban quản lý RPH Động Châu theo Quyết định số
3136/QĐ-UBND ngày 13/11/2006. Tháng 12 năm 2006 Ban quản lý RPH Động
Châu trực thuộc UBND huyện Lệ Thủy quản lý (Quyết định số 3557/QĐ-UBND
ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình).
2.1.2.1. Vị trí địa lý
KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong nằm ở phía Tây Nam huyện Lệ Thủy, là
khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, có vị trí, ranh giới hành
chính nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp LT Kiến Giang và LT Khe Giữa.
- Phía Nam và phía Đơng giáp tỉnh Quảng Trị.
- Phía Tây giáp nƣớc CHDCND Lào và tỉnh Quảng Trị.


14

Tọa độ địa lý:

16055’18’’ đến 1703’34’’ Vĩ độ Bắc
106032’31’’ đến 106048’27’’ Kinh độ Đơng

Tồn bộ KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong bao gồm 22 tiểu khu là: 496, 515,
516, 517, 522, 523, 524, 525, 526, 527, 528, 529, 530, 531, 532, 533, 534, 535, 536,

537, 538 và 539.
Diện tích: 19.187,99 ha (Rà soát theo Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày
03/9/2014 về quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2015 - 2020) [7].
2.1.2..2. Địa hình
Địa hình phức tạp, cao dần từ Đơng sang Tây, đỉnh cao nhất là Động Châu
1254 m, Động Vàng Vàng 1250 m. Khu vực có sƣờn núi phía tỉnh Quảng Bình rất
dốc. Các khe suối có độ dốc lớn nên mùa mƣa có nƣớc chảy xiết, thƣờng gây ra lũ
lớn [7].
2.1.2..3. Khi hậu, thủy văn
Khi hậu: Khí hậu của khu vực mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia
làm 2 mùa là mùa mƣa và mùa khơ.
- Mùa khơ từ tháng 3 đến tháng 8, có gió Tây Nam khơ nóng và ít mƣa.
- Mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có gió mùa Đơng Bắc mang theo
hơi ẩm, khí hậu lạnh. Mƣa nhiều nhất tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 chiếm 60
đến 70% lƣợng mƣa cả năm.
Thủy văn: Toàn bộ khu vực đƣợc đề xuất là vùng đầu nguồn của sông Long
Đại - một trong những con sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình. Trong khu vực rất nhiều
khe suối nhỏ chằng chịt tạo thành 2 hệ sơng suối chính là hệ sông Sa Ram và Khe
Bang. Hệ Sa Ram gồm nhiều suối lớn đổ về nhƣ Suối Vàng, Khe Bung, suối Sa
Ram. Hệ Khe Bang cũng gồm nhiều suối lớn nhƣ: An Bai, Rào Chân và Khe Bang.
Các sông suối trong khu vực thƣờng ngắn, có độ dốc lớn, xâm thực sâu, vì
thế thƣờng gây lũ quét làm sạt lở đất, gẫy đổ cây rừng, và ảnh hƣởng tới giao thông
đi lại trong vùng.


15

2.1.2.4. Khu hệ thực vật
Theo Tổ chƣ́c BirdLife Quốc tế Chƣơng trì nh Vi


ệt Nam [30] rƣ̀ng thƣờng

xanh KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong có nhƣ̃ng đặc điểm sau:
Rừng giàu
Mặc dù khơng có rừng ngun sinh trong KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong
nhƣng rừng với cấu trúc không thay đổi kể từ năm 1975 thì vẫn đƣợc phân loại là
rừng giàu và tƣơng tự nhƣ rừng đất thấp nguyên sinh về cấu trúc và tổ thành loài.
- Rừng thường xanh đất thấp nhiệt đới
Rừng thƣờng xanh đất thấp nhiệt đới ở độ cao dƣới 600m, có nhiều loại thực
vật thƣờng xanh lá rộng với tán lớn và thân cây to. Những họ thƣờng gặp là: Họ
Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trám (Burceraceae), họ Côm
(Eleocarpaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Na (Annonaceae), họ
Đậu (Fabaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Long não
(Lauraceae), họ Dung (Simplocaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Mùng quân
(Flacoutiaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Dâu tằm
(Moraceae). Kiểu rừng này cũng có nhi ều họ dây leo to, có thể dài đến 30 m, đƣờng
kính thân có thể đạt tới 10 cm. Thƣờng gặp các loài thuộc các họ Trúc đào
(Apocynaceae), họ Na (Annonaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Nho (Vitaceae), họ
Thiên lý (Aslepiadaceae). Cây gỗ nhỏ, cây bụi dƣới tán thƣờng gặp các loài trong
họ Cà phê (Rubiaceae), họ Ơrơ (Acanthaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Ngũ
gia bì (Araliaceae), họ Cau dừa (Arecaceae), Dƣơng xỉ mộc (Cyatheaceae). Trong
tầng cỏ quyết: phổ biến gặp là các loài Dƣơng xỉ (Polypodyophyta), nhiều lồi
thuộc họ Mơn ráy (Araceae), họ Gai (Urticaceae), họ Dứa gai (Pandanaceae), họ
Dong (Maranthaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ
Đơn nem (Myrsinaceae). Ở những khoảng trống nhiều ánh sáng có thể có sự có mặt
nhiều lồi của họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Thu hải đƣờng
(Begoniaceae). Loại rừng này có các tầng sau:



×