Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và đánh giá hiệu quả biện pháp phun hóa (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ BIỆN PHÁP PHUN HÓA CHẤT TỒN LƯU ĐỐI VỚI LOÀI MUỖI
Aedes aegypti Linnaeus, 1762 TẠI TỈNH TIỀN GIANG VÀ TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ BIỆN PHÁP PHUN HÓA CHẤT TỒN LƯU ĐỐI VỚI LOÀI MUỖI
Aedes aegypti Linnaeus, 1762 TẠI TỈNH TIỀN GIANG VÀ TỈNH PHÚ YÊN


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số:
60 42 01 03

Cán bộ hướng dẫn: TS. Vũ Đức Chính

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin
cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được
các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa đăng trong bất kỳ một công trình
nào khác. Chấp hành đúng các quy định về y đức trong tiến hành nghiên cứu.
Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Văn Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Trong suố t quá trin
̀ h học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các thầ y cô, các anh chị đồng nghiệp
và các bạn. Với lòng kính trọng và biế t ơn sâu sắ c tôi xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới:
Ban Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Hội
đồng Khoa học Viện, đã tạo mọi điề u kiện thuận lơ ̣i giúp đỡ tôi trong quá trình

học tập và hoàn thành luận văn.
TS. Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng
- Côn trùng Trung ương, người thầ y kính mế n đã hế t lòng giúp đỡ, đôn ̣g viên
và tao ̣ điề u kiên ̣ thuân ̣ lợi cho tôi trong suố t quá trình học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Ban Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP Hồ Chí Minh, Viện
Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn và các Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh,
Trung tâm Y tế huyện, Ủy ban Nhân dân và các Trạm Y tế các xã/phường nơi thực
hiện đề tài đã hỗ trợ chúng tôi khi triển khai thực hiện nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội,

tháng 8 năm 2017
Học viên

Nguyễn Văn Tuấn


MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt


i

Danh mục các bảng

ii

Danh mục các hình

iii
MỞ ĐẦU

1

1.1.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài

3

1.1.1.

Những nghiên cứu về các véc tơ truyền bệnh sốt SXHD

3

1.1.2.

Tình hình sử sụng hóa chất và các biện pháp phòng chống


4

véc tơ SXHD.
1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

9

1.2.1.

Những nghiên cứu về các véc tơ truyền bệnh SXHD

9

1.2.2.

Tình hình sử sụng hóa chất và các biện pháp phòng chống

11

véc tơ SXHD.
1.3.

Một số đặc điểm của khu vực nghiên cứu

14

1.3.1.


Huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang

14

1.3.2.

Thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên

14

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

15

2.2.

Thời gian nghiên cứu

15

2.3.

Địa điểm nghiên cứu

15


2.4.

Thiết kế nghiên cứu

17

2.4.1.

Mục tiêu 1: Mô tả một số đặc điểm sinh thái học loài muỗi

17

Ae. aegypti tại điểm nghiên cứu.


2.4.2.

Mục tiêu 2: Xác định hiệu quả và sự chấp nhận của cộng

19

đồng của biện pháp phun hóa chất tồn lưu đối với loài muỗi
Ae. aegypti tại điểm nghiên cứu.
2.4.2.1

Đánh giá hiệu quả biện pháp phun hóa chất tồn lưu đối với

19

loài muỗi Ae. aegypti

2.4.2.2. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng với hóa chất và biện

23

pháp phun hóa chất tồn lưu trong phòng phòng chống sốt
xuất huyết.
2.5.

So sánh hiệu quả can thiệp

26

2.7.

Các kỹ thuật sử dụng

26

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.

Đặc điểm sinh thái học loài muỗi Ae. aegypti tại các điểm
nghiên cứu

27

3.1.1.

Vị trí trú đậu


27

3.1.2.

Giá thể đậu muỗi Ae. aegypti

27

3.1.3.

Độ cao trú đậu của muỗi Ae. aegypti

28

3.1.4.

Nơi trú đậu muỗi Ae. aegypti

29

3.1.5.

Đặc điểm sinh thái của bọ gậy muỗi Ae. aegypti

29

3.2.

Hiệu lực tồn lưu của một số hóa chất diệt côn trùng với Ae.


31

aegypti trong phòng thí nghiệm.
3.3.

Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang

32

3.3.1.

Độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae.

32

aegypti chủng phòng thí nghiệm và chủng thực địa.
3.3.2.

Hiệu lực tồn lưu của Fendona 10SC với Ae. aegypti

34

3.3.3.

Tác động của phun tồn lưu tới các chỉ số muỗi, bọ gậy

35

3.3.4.


Hiệu quả can thiệp của phun tồn lưu Fendona 10SC liều
30mg/m2 tại Tiền Giang

36

3.3.4.1. Hiệu quả can thiệp với chỉ số mật độ muỗi

36

3.3.4.2. Hiệu quả can thiệp với chỉ số nhà có muỗi

37

3.3.4.3. Hiệu quả can thiệp với chỉ số BI

38


3.3.4.4. Hiệu quả can thiệp với chỉ số nhà có bọ gậy

39

3.3.4.5. Hiệu quả can thiệp của chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy

40

3.4.

Kết quả nghiên cứu tại khu vực đô thị tỉnh Phú Yên


40

3.4.1.

40

3.4.3.

Độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae.
aegypti chủng phòng thí nghiệm và chủng thực địa.
Hiệu lực tồn lưu của Fendona 10SC liều 30mg/m2 với muỗi
Ae. aegypti
Tác động của phun tồn lưu tới các chỉ số muỗi, bọ gậy

3.4.4.

Hiệu quả can thiệp tại Phú Yên

44

3.4.2.

42
43

3.4.4.1. Hiệu quả can thiệp với chỉ số mật độ muỗi

44

3.4.4.2. Hiệu quả can thiệp với chỉ số nhà có muỗi


45

3.4.4.3. Hiệu quả can thiệp với chỉ số Breateu

47

3.4.4.4. Hiệu quả can thiệp với chỉ số nhà có bọ gậy

48

3.4.4.5. Hiệu quả can thiệp với chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy

48

3.5.
3.5.1.
3.5.2.
3.5.3.
3.6.
3.6.1.
3.6.2.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.

Tác dụng không mong muốn của hóa chất và sự chấp nhận
của cộng đồng
Tác dụng không mong muốn của hóa chất đối với người trực

tiếp phun và hộ gia đình được phun hóa chất tại Tiền Giang.
Tác dụng không mong muốn của hóa chất và sự chấp nhận
của cộng đồng tại Phú Yên.
Sự chấp nhận của cộng đồng
Chi phí cho hoạt động phun hóa chất tồn lưu.
Chi phí tại Tiền Giang
Chi phí tại Phú Yên
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Đặc điểm sinh thái các quần thể muỗi Ae. aegypti tại điểm
nghiên cứu
Hiệu lực tồn lưu của Fendona 10sc với Ae. aegypti
Hiệu quả của biện pháp phun hóa chất tồn lưu với muỗi
truyền SXHD
Sự chấp nhận của cộng đồng với phun tồn lưu
KẾT LUẬN

49

KIẾN NGHỊ

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

PHỤ LỤC

49
51

52
52
52
53

54
55
58
60
62


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.

Địa điểm nghiên cứu

16

Bảng 2.2.

Tóm tắt các bước chính thực hiện tại điểm nghiên cứu

24


Bảng 3.1.

Kết quả điều tra muỗi Ae. aegypti trong nhà và ngoài nhà tại

27

các điểm nghiên cứu
Bảng 3.2.

Vị trí trú đậu muỗi Ae. aegypyi

29

Bảng 3.3.

Số lượng từng loại dụng cụ có bọ gậy Ae. aegypti tại các

30

điểm nghiên cứu tỉnh Tiền Giang
Bảng 3.4.

Số lượng từng loại dụng cụ có bọ gậy Ae. aegypti tại các

30

điểm nghiên cứu tỉnh Phú Yên
Bảng 3.5.


Kết quả thử hiệu lực tồn lưu của 3 hóa chất điệt côn trùng đối

31

với muỗi Ae. aegypti trong phòng thí nghiệm
Bảng 3.6.

Độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti chủng phòng thí nghiệm

32

với một số hóa chất hóa chất diệt côn trùng
Bảng 3.7.

Kết quả nhạy cảm của Ae. aegypti thu thập tại thực địa với

33

alphacypermethrin 30mg/m2
Bảng 3.8.

Chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti ở điểm nghiên cứu tại Tiền

35

Giang
Bảng 3.9.

Hiệu quả can thiệp phương pháp phun tồn lưu với chỉ số


37

mật độ muỗi tại Tiền Giang
Bảng 3.10.

Hiệu quả can thiệp phương pháp phun tồn lưu với chỉ số nhà

38

có muỗi tại Tiền Giang
Bảng 3.11.

Hiệu quả can thiệp phương pháp phun tồn lưu với chỉ số BI

39

tại Tiền Giang
Bảng 3.12.

Độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti chủng phòng thí nghiệm

41

với một số hóa chất hóa chất diệt côn trùng
Bảng 3.13.

Kết quả nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti thu thập ở thực địa
tại Phú Yên với alphacypermethrin 30mg/m2
i


42


Bảng 3.14.

Các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti tại điểm nghiên cứu tại

45

Phú Yên
Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp phương pháp phun tồn lưu với chỉ số

46

mật độ muỗi tại Phú Yên
Bảng 3.16

Hiệu quả can thiệp phương pháp phun tồn lưu với chỉ số nhà

47

có muỗi tại Phú Yên
Bảng 3.17. Hiệu quả can thiệp phương pháp phun tồn lưu với chỉ số BI

48

tại Phú Yên
Bảng 3.18. Kết quả phỏng vấn tác dụng không mong muốn cho người

50


trực tiếp phun hóa chất tại Mỹ Đức Đông, Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang
Bảng 3.19. Kết quả phỏng vấn tác dụng không mong muốn hộ được

50

phun hóa chất ngay sau thời điểm phun Mỹ Đức Đông, Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang
Bảng 3.20. Kết quả phỏng vấn tác dụng không mong muốn cho người

51

trực tiếp phun hóa chất tại phường 4, Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Bảng 3.21. Kết quả phỏng vấn tác dụng không mong muốn hộ được

51

phun hóa chất ngay sau thời điểm phun tại phường 4, Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên
Bảng 3.22. Chi phí phun tồn lưu tại Tiền Giang

52

Bảng 3.23. Chi phí phun tồn lưu tại Phú Yên

53

ii



DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1 Địa điểm nghiên cứu

16

Hình 3.1. Tỷ lệ (%) các giá thể đậu loài muỗi Ae. aegypti tại các

28

điểm nghiên cứu
Hình 3.2. Hình 3.2. Tỷ lệ (%) các độ cao trú đậu trong nhà của muỗi

28

Ae. Aegypti tại các điểm nghiên cứu.
Hình 3.3

Hình 3.3. Tỷ lệ (%) chết của muỗi Ae. aegypti sau khi tiếp xúc

34

với tường phun hóa chất
Hình 3.4


Diễn biến của chỉ số mật độ (DI) muỗi Ae. aegypti

36

Hình 3.5

Diễn biến của chỉ số nhà có muỗi tại Tiền Giang

37

Hình 3.6

Diễn biến của chỉ số Bretaeu (BI) tại Tiền Giang

38

Hình 3.7

Diễn biến của chỉ số nhà có bọ gậy tại Tiền Giang

99

Hình 3.8

Diễn biến của chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy tại

40

Tiền Giang

Hình 3.9

Tỷ lệ (%) chết của muỗi Ae. aegypti sau khi tiếp xúc với tường

43

phun hóa chất tại Phú Yên
Hình 3.10 Diễn biến của chỉ số mật độ (DI) muỗi Ae. aegypti tại Phú

44

Yên
Hình 3.11 Diễn biến của chỉ số nhà có muỗi tại Phú Yên

46

Hình 3.12 Diễn biến của chỉ số Bretaeu (BI) tại Phú Yên

47

Hình 3.13 Diễn biến của chỉ số nhà có bọ gậy tại Phú Yên

48

Hình 3.14 Diễn biến của chỉ số DCCN có bọ gậy tại Phú Yên

49

iii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ae:

Aedes

BI:

Breteau Index

HI:

House Index

CI:

Container Index

VT:

Véc tơ

CS:

Cộng sự

DCCN:

Dụng cụ chứa nước


CSMDM:

Chỉ số mật độ muỗi

CSNCM:

Chỉ số nhà có muỗi

CSNBG:

Chỉ số nhà có bọ gậy

CSDCBG:

Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy

CSHQ:

Chỉ số hiệu quả

CSHQ PCh: Chỉ số hiệu quả của nhóm chứng
CSHQ PCT: Chỉ số hiệu quả can thiệp của nhóm can thiệp.
SD:

Sốt Dengue

SXH:

Sốt xuất huyết


SXHD:

Sốt xuất huyết Dengue

ULV:

Ultra Low Volume (Phun không gian)

TMS:

Insecticide Treated Materials -Vật liệu tẩm hóa chất diệt côn trùng

TP:

Thành phố

TTYTDP:

Trung tâm Y tế dự phòng

WHO:

World Health Ognization – Tổ chức Y tế thế giới

iv


MỞ ĐẦU
Muỗi Aedes aegypti (Ae. aegypti) đã được xác định là véc tơ chính
truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) ở nước ta, loài này có tập tính

trú đậu trong nhà, rình đốt mồi trong nhà là chủ yếu. Tuy rằng cũng có
những nghiên cứu thấy loài muỗi này chủ yếu đậu trên quần áo và các vật
dụng treo trong nhà, ít đậu trên tường vách, nhưng cũng chưa thấy có
nghiên cứu nào xác định trung bình một cá thể muỗi bao nhiêu lần muỗi
đậu trên vật dụng thì có một lần đậu lên tường vách, và nếu như trong đời
một cá thể muỗi trung bình khoảng 30 ngày chỉ một lần đậu lên tường thì
con muỗi đó có thể bị tiêu diệt nếu trên tường có hóa chất phun tồn lưu.
Trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác
phòng chống dịch chủ động bằng phương pháp phun không gian như ULV
(Ultra Low Volume), vệ sinh môi trường… nhưng Việt Nam vẫn ghi nhận
ca mắc SXHD ở mức cao. Do những yếu tố tác động khác nhau như sự biến
đổi khí hậu, sử dụng hóa chất diệt côn trùng rộng rãi trong nông nghiệp và
y tế có thể tác động đến tập tính của muỗi truyền bệnh làm cho việc phòng
chống muỗi gặp nhiều khó khăn. Để kiểm soát véc tơ tốt hơn, Bộ Y tế
hướng dẫn phun ULV phòng chống SXHD chủ động nhằm làm giảm mật
độ muỗi ở những khu vực có nguy cơ cao. Tuy nhiên, biện pháp phun ULV
tỏ ra còn nhiều hạn chế, biện pháp này chỉ có tác dụng tức thời trong một
thời gian rất ngắn, các chỉ số muỗi và bọ gậy lại trở lại bình thường sau khi
phun hóa chất 1 - 2 tuần ngày. Việc làm cho các chỉ số muỗi và bọ gậy
Aedes giảm xuống dưới mức độ nguy hiểm là việc rất khó khăn, đòi hỏi
phải kết hợp với một số biện pháp khác hoặc tìm biện pháp hữu hiệu hơn.
Ở nước ta, nhất là các khu vực đông dân cư là trọng điểm của bệnh
SXHD như tỉnh Phú Yên và tỉnh Tiền Giang, là 2 trong 10 tỉnh lưu hành
SXHD cao nhất trong cả nước, những nỗ lực phòng chống của hệ thống y
tế dự phòng những năm gần đây cũng chưa làm cho bệnh giảm mạnh và
1


nhất là các chỉ số về véc tơ vẫn ở mức nguy hiểm. Việc tìm giải pháp mới
cho phòng chống véc tơ SXHD có hiệu quả hơn là vô cùng cấp bách để chủ

động hạn chế được sự lan truyền của căn bệnh nguy hiểm này.
Phun tồn lưu là biện pháp đã và đang được áp dụng cho phòng chống véc
tơ truyền bệnh sốt rét rất có hiệu quả, đã góp phần đắc lực trong việc phòng
chống và loại trừ sốt rét, nhưng biện pháp này hiện ít được khuyến cáo để phòng
chống véc tơ SXHD với lý do muỗi Aedes ít trú đậu trực tiếp trên tường. Tuy
nhiên, biện pháp này đã được sử dụng ở Việt Nam trong những năm 1960 để
phòng chống dịch sốt xuất huyết cũng có hiệu quả [19]. Mặt khác, hiệu lực diệt
tồn lưu trên tường vách của một số hóa chất có thể kéo dài 5-6 tháng có thể là
yếu tố quan trọng để áp dụng biện pháp này. Với những lý do và tính cần thiết
như đã nêu ở trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh thái và đánh giá hiệu quả biện pháp phun hóa
chất tồn lưu đối với loài muỗi Aedes aegypti Linnaeus, 1762 tại tỉnh Tiền
Giang và tỉnh Phú Yên” nhằm lựa chọn biện pháp sử dụng hóa chất diệt côn
trùng thích hợp có hiệu quả trong phòng chống SXHD với ba mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm sinh thái học quần thể loài muỗi Ae. aegypti tại điểm
nghiên cứu.
2. Xác định hiệu quả và sự chấp nhận của cộng đồng của biện pháp phun hóa
chất tồn lưu đối với loài muỗi Ae. Aegypti tại điểm nghiên cứu.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
1.1.1. Những nghiên cứu về các véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân bố, hình thái phân loại, sinh học,
sinh thái, di truyền, vai trò truyền bệnh, các biện pháp phòng chống… các véc tơ
SXHD. Hai véc tơ SXHD chủ yếu được xác định là Ae. aegypti và Ae. albopictus.
Nghiên cứu về hình thái, sinh thái của Ae. aegypti, điển hình có một số

công trình của Hopkin, 1952; Christopher, 1960; Belkin, 1970; Harison, 1973.
Các tác giả đã mô tả chi tiết hình thái bên ngoài, bên trong của ấu trùng và muỗi
trưởng thành. Đặc biệt công trình nghiên cứu của Christopher, 1960 đã mô tả chi
tiết và đầy đủ các đặc điểm về hình thái, phân loại, di truyền, sinh lý, sinh thái,
phân bố, các pha phát triển của Ae. aegypti (trứng, bọ gậy, quăng và muỗi
trưởng thành) và vai trò truyền bệnh của chúng. Các tác giả đã chỉ ra rằng, ngoài
những đặc điểm chung của loài thì giữa các vùng địa lý khác nhau còn có một số
khác nhau về hính thái như kích thước, màu sắc.
Nghiên cứu về phân bố của Ae. aegypti đã được nhiều tác giả quan tâm và
cập nhật tương đối đầy đủ. Cho đến nay loài Ae. aegypti đã được phát hiện hầu
khắp thế giới, ở tất cả các vùng địa động vật và các vùng khí hậu khác nhau ở
142 nước. Các tác giả đã xác định Ae. aegypti phân bố từ khoảng 350 vĩ độ Bắc
đến 350 vĩ độ Nam và ở độ cao dưới 1.000 mét so với mực nước biển [39].
Phân bố của Ae. albopictus: loài muỗi này vốn là loài bản địa ở châu Á,
có khí hậu nhiệt đới, nhưng hiện nay vùng phân bố của chúng đã mở rộng và
hiện diện ở 78 nước thuộc châu Mỹ, châu Phi và cả những vùng thuộc khí hậu
ôn đới như châu Âu.
Tập tính hút máu của hai loài Ae. aegypti và Ae. albopictus đã được nhiều
tác giả nhận định chúng thường đốt người vào ban ngày, đặc biệt là vào buổi
sáng sớm và chiều tối [38]. Một nghiên cứu bằng cách sử dụng máy phân tích
3


quang phổ, nhiệt và sự tương phản màu trắng đen cho thấy cường độ ánh sáng tăng lên
thì Ae. aegypti có khả năng tìm kiếm vật chủ tốt hơn Ae. albopictus [36].
Bệnh sốt xuất huyết Dengue do virus Dengue thuộc họ Flaviviridae, chi
Flavivirus gây nên, bệnh này được biết cách đây trên 3 thế kỷ ở các khu vực khí
hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Những vụ dịch đầu tiên xảy ra vào những năm 1778
– 1780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã tăng
nhanh trong những năm gần đây. Bệnh SXHD lưu hành trên 100 quốc gia ở

châu Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây
Thái Bình Dương. Cho đến nay người ta đã xác định có 4 chủng virus Dengue
gây SXHD ở người viết tắt là DEN-I, DEN-II, DEN-III và DEN-IV. Không chỉ
có số trường hợp mắc bệnh gia tăng mà khả năng nhiễm các chủng virus khác
nhau cũng ngày càng đáng báo động [39]. Trong 50 năm qua, số ca mắc tăng 30
lần, cùng với sự gia tăng các vùng bị nhiễm mới, phân bố từ thành phố đến
nông thôn. Ước tính khoảng 50 triệu ca SXHD xảy ra hàng năm và khoảng 2,5 tỉ
người sống tại các quốc gia có bệnh lưu hành.
Virus SXHD chủ yếu lây truyền qua muỗi thuộc giống Aedes, trong đó loài
Ae. aegypti và Ae. albopictus được coi là véc tơ (VT) chính truyền SXHD.
Ngoài ra, trong một số vụ dịch còn phân lập được virus Dengue ở một số loài
Aedes khác như: Ae. scutellaris, Ae. polynesiensis, Ae. cooki ở Nam Thái Bình
Dương [41].
Sự nhiễm virus do muỗi cái hút máu từ người đang bị nhiễm virus Dengue
trong giai đoạn từ 2-10 ngày sẽ bị nhiễm virus trong các tế bào thành ruột của
nó. Khoảng 8-10 ngày sau virus xâm nhập đến các mô khác bao gồm tuyến nước
bọt của muỗi. Virus Dengue dường như không gây hại cho muỗi, muỗi bị nhiễm
vẫn sống bình thường [33].
1.1.2. Tình hình sử sụng hóa chất và các biện pháp phòng chống véc tơ SXHD.
Hiện nay trên thế giới bệnh SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin
đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng mà chưa đưa vào sử dụng, chính vì
4


vậy biện pháp phòng chống SXHD chủ yếu vẫn dựa vào việc kiểm soát véc tơ,
trong đó biện pháp sử dụng hóa chất diệt côn trùng là đặc biệt có hiệu quả trong
việc giảm nhanh chóng các quần thể muỗi gây bệnh [38].
Xu hướng chung của phòng chống véc tơ SXHD trên thế giới hiện nay là
phối hợp đồng thời nhiều biện pháp và nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng
trong loại trừ nguồn sinh sản là các ổ nước để tiêu diệt bọ gậy. Năm 1980, hội

đồng chuyên gia của WHO về phòng chống véc tơ bằng sinh học đưa ra 3 hình
thức quản lý môi trường bao gồm: Thay đổi môi trường, loại bỏ lâu dài nơi sinh
sống của véc tơ; quản lý dụng cụ chứa nước (DCCN); phòng muỗi sinh sản
trong các DCCN [41].
Đối với các biện pháp sử dụng hóa chất để phòng chống muỗi trưởng thành
chủ yếu sử dụng biện pháp phun ULV. Tuy nhiên một số nghiên cứu cũng quan
tâm đến biện pháp phun tồn lưu sau khi đã có những nghiên cứu kỹ lưỡng về các
đặc điểm sinh học và sinh thái học của muỗi.
Kết quả nghiên cứu của Chadee (2013), xác định tập tính của Ae. aegypti ở
St Augustine, Trinidad, thấy đa số muỗi cái thu thập từ phòng ngủ (81,9%),
phòng sinh hoạt (8,7%) và bếp (6,9%) và hầu hết muỗi được thu thập từ bề mặt
tường tối gần sàn chứ không phải trên bề mặt phía trên cao của bức tường.
Những kết quả này tương tự như quan sát thấy của một số tác giả ở Cộng hòa
Dominica năm 1990, Puerto Rico năm 1994, Panama năm 2000, Costa Rica năm
2003…
Một nghiên cứu khác của Rozilawati và cộng sự (2005) ở Kuala Lumpur,
Malaysia cho thấy Deltamethrin WG được phun tồn lưu ngoài nhà liều 25mg/m2
thấy có hiệu lực tồn lưu trong 6 tuần sau khi phun, nhưng không có hiệu quả làm
giảm mật độ quần thể muỗi Aedes trong khu vực nghiên cứu [45].
Gần đây, vật liệu tẩm hóa chất diệt côn trùng (ITMs), được nghiên cứu và
cho thấy có khả năng làm giảm mật độ véc tơ sốt xuất huyết trong các hộ gia
đình. Vật liệu tẩm hóa chất diệt côn trùng có tác dụng diệt muỗi trưởng thành,
5


giai đoạn quan trọng nhất trong việc truyền bệnh của muỗi. Muỗi trưởng thành
sẽ tiếp xúc trực tiếp với ITMs trong quá trình tìm kiếm vật chủ đề đốt mồi, làm
giảm tuổi thọ của chúng, có hiệu quả làm thay đổi cấu trúc tuổi của quần thể véc
tơ. Như vậy, tuổi đời của muỗi sẽ sống ngắn hơn, không đủ lâu để có thể truyền
bệnh. Hơn nữa, vật liệu tẩm hóa chất diệt côn trùng tồn lưu có hiệu lực kéo dài

trong thời gian ít nhất 1 đến vài năm [40], dài hơn bất kỳ biện pháp áp dụng nào
khác trong việc phòng chống muỗi gây bệnh. Một số thử nghiệm trước đây ở
trong cũng như ngoài nước cho thấy, việc sử dụng ITMs trong phòng chống
muỗi có thể ảnh hưởng đến quần thể véc tơ và có mức độ chấp nhận cao của các
hộ gia đình [31]. Hiện tại, ITMs được khuyến cáo như là công cụ có hiệu quả
trong phòng chống véc tơ truyền sốt rét, sốt xuất huyết.
Các nghiên cứu tại Mexico và Venezuela: từ 2002 - 2003, đã đánh giá tác
động của rèm cửa và nắp đậy các dụng cụ trữ nước có tẩm hóa chất diệt côn
trùng lên quần thể véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết (Ae. aegypti) và khả năng
lan truyền sốt xuất huyết. Trong cả hai địa điểm nghiên cứu, các chỉ số cuối
cùng của cuộc thử nghiệm thấp hơn đáng kể hơn so với lúc ban đầu, mặc dù
không có sự khác biệt đáng kể giữa những cụm đối chứng và can thiệp. Chỉ số
Breteau (BI) trung bình giảm từ 60% (ở những cụm can thiệp) và 113% (cụm
đối chứng) đến 7% (cụm can thiệp) và 12% (cụm đối chứng) ở Veracruz và từ
38% đến 11% (cụm can thiệp) và từ 34% đến 17% (cụm đối chứng) ở Trujillo.
Các chỉ số muỗi, quăng/bọ gậy ở các mô hình là như nhau. Ngược lại, trong
những xã không thử nghiệm gần đó thì các chỉ số côn trùng biến đổi theo mô
hình lượng mưa. Can thiệp cũng làm giảm các chỉ số muỗi, bọ gậy ở quần thể
muỗi ở điểm đối chứng lân cận (hiệu quả lan tỏa); những nhà gần với nhà
nghiên cứu ít có khả năng nhiễm hơn so với những nhà ở xa. Điều này tạo ra
một hiệu ứng cộng đồng, theo đó số lượng muỗi giảm khắp các điểm nghiên cứu
[31].
Nghiên cứu tại Venezuela từ 2006-2008, đã đánh giá hiệu quả của vật liệu
tẩm hóa chất diệt côn trùng tồn lưu lâu lên rèm và nắp đậy dụng cụ trữ nước
6


phòng chống muỗi truyền sốt xuất huyết (Ae. aegypti) ở 10 cụm dân cư (5 cụm
thuộc vùng đô thị và 5 cụm thuộc vùng ngoại ô) với khoảng 4000 hộ gia đình ở
Trujillo, Venezuela. Kết quả thấy rằng, tỷ lệ hộ gia đình có ≥ 1 ITMs là 79,7%

trong vùng nội thành và 75,2% ở vùng ngoại thành, nhưng lại giảm còn 32,3%
và 39,0% sau 18 tháng. Các con số tương ứng cho tỷ lệ dụng cụ chứa nước sử
dụng nắp đậy ITMs là 34,0% và 50,8% tại vùng nghiên cứu và 17,0% và 21,0%
sau 18 tháng. Trước khi can thiệp, chỉ số Breateu (Breateu Index-BI) = 8,5 ở các
cụm trong vùng đô thị và 42,4 ở các cụm trong vùng ngoại thành, và chỉ số
quăng trên người (Pupae per Person Index- PPI) tương ứng sau can thiệp là 0,2
và 0,9. Với các cụm nghiên cứu trong cả hai vùng đô thị và ngoại thành, chỉ số
BI cho thấy duy trì giảm 55% [39].
Nghiên cứu tại Haiti từ tháng 7/2003 đến tháng 7/2004, sử dụng màn tẩm
hóa chất diệt côn trùng trong phòng chống véc tơ truyền truyền bệnh sốt xuất
huyết. Khu vực nghiên cứu (1017 nhà) được chia thành 18 cụm: 9 cụm sử dụng
màn Olyset® tẩm hóa chất diệt côn trùng tồn lưu lâu và 9 cụm đối chứng không
sử dụng màn này. Điều tra các chỉ số BI, chỉ số nhà có muỗi (House Index - HI),
chỉ số dụng cụ chứa nước (Container Index - CI) và chỉ số quăng trên người PPI
và hoạt động đẻ trứng của muỗi được thực hiện ở các mốc: trước can thiệp, sau
khi can thiệp 1 tháng và 5 tháng. Tất cả các hộ tham gia nghiên cứu được đo tọa
độ để phân tích không gian. Những cụm nghiên cứu nhận màn sử dụng trong
vòng 6 tháng, và tiến hành 1 cuộc điều tra côn trùng và thái độ của người dân
được thực hiện vào tháng 12 sau cuộc điều tra đầu tiên. Đánh giá tỷ lệ bệnh nhân
mắc sốt xuất huyết ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu và sau 12 tháng. Hiệu quả
của màn tẩm hóa chất đánh giá bằng phương pháp thử sinh học theo quy trình
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Kết quả, sau 1 tháng can thiệp, các chỉ số
côn trùng giảm trong tất cả các cụm nghiên cứu, với HI và BI trong vùng có màn
tẩm hóa chất giảm trung bình tương ứng là 6,7 (95% CI - 10,6, - 2,7; P <0,01) và
8,4 (95% CI - 14,1 - 2,6; P <0,01). Hơn nữa, ở tháng thứ nhất, bẫy trứng thu
được trứng ở những cụm đối chứng nhiều hơn đáng kể so với các cụm có sử
7


dụng màn tẩm hóa chất (P <0,01). Đến tháng thứ năm, tất cả các chỉ số vẫn ở

mức thấp và các chỉ số HI, CI và BI cũng thấp hơn đáng kể hơn so với những
cụm đối chứng. Một cuộc khảo sát cuối cùng vào tháng thứ 12 kể từ khi bắt đầu
nghiên cứu (5 tháng sau khi màn tẩm hóa chất được trao cho tất cả các hộ gia
đình) chỉ ra rằng tất cả các chỉ số thấp hơn đáng kể so với lúc ban đầu (P
<0,001). Các nhà đối chứng nằm trong phạm vi 50 m so với nhà có màn tẩm hóa
chất có chỉ số CI thấp hơn đáng kể (Z = - 2,67, P = 0,008) và PPI (Z = - 2,19, P
= 0,028) ở tháng thứ nhất, có hiệu quả mở rộng đến 100 m ở tháng thứ 5 (Z = 2,03; P = 0,042 và Z = - 2,37, P = 0,018), cho thấy hiệu quả lan tỏa của việc sử
dụng màn tẩm hóa chất. Điều tra bệnh nhân mắc SXHD thấy rằng giảm 15,3%
(95% CI 5,0 - 25,5%, P <0,01) trong số lượng bệnh nhân dương tính với virus
Dengue từ thời điểm bắt đầu can thiệp đến tháng thứ 12 sau đó [32].
Một nghiên cứu tại Thái Lan đã đánh giá tác dụng của rèm tẩm hóa chất
diệt côn tùng PermaNet® lên muỗi Ae. aegypti sau 1 năm sử dụng ở các hộ gia
đình và đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời và bụi bẩn, các hoạt động giặt
giũ sử dụng các chất tẩy. Kết qủa là tỷ lệ muỗi chết 100% trước khi sử dụng
màn, 100% ở tháng thứ 8 và 98,2% (95% CI 97,9 – 98,5) ở tháng thứ 12 sau khi
sử dụng. Ánh sáng mặt trời, giặt tẩy, giặt máy và sử dụng chất tẩy rửa không ảnh
hưởng đến hoạt tính tồn lưu lâu của hóa chất diệt côn trùng sau 12 tháng. Tuy
nhiên, tỷ lệ sống sót của muỗi tăng bởi yếu tố rèm giặt máy là 6,4 (95% CI 3,5 –
11,8) và do rèm không được đậy có bụi bẩn là 2,0 (95% CI 1,4 – 2,9) [40].
Nghiên cứu tại New Delhi, Ấn Độ về sử dụng rèm tẩm deltamethrin để
phòng chống muỗi đồng thời kết hợp với phòng chống vật truyền bệnh khác
trong nhà. Một thử nghiệm thực địa được tiến hành tại khu F thuộc khu vực
Moyi Bagh của thành phố New Delhi để đánh giá biện pháp phòng chống
Anopheles stephensi và Ae. aegypti bằng cách phun deltamethrin ở liều lượng
100 mg/m2 lên rèm cửa sổ và cửa ra vào của các hộ gia đình. Kết quả cho thấy
mật độ các loài nghiên cứu giảm mạnh (87,9 - 93,7%, P < 0,05) trong khu vực
thử nghiệm. Tác động của các rèm tẩm deltamethrin cũng có tác động rõ ràng
8



đến các loài côn trùng gây bệnh khác (67,9-85,7%, P <0,05). Rèm tẩm hóa chất
được sử dụng có hiệu lực với An. stephensi và Ae. aegypti (tỷ lệ chết 100%) sau
3-4 tháng thử nghiệm, sau đó giảm dần trong những tháng kế tiếp. Sử dụng rèm
tẩm deltamethrin cho kết quả là tỷ lệ lam dương tính với ký sinh trùng sốt rét
giảm 92,0% và giảm 95,4% các trường hợp mắc sốt rét. Chi phí cho tẩm
deltamethrin là 41,15 Rs (<$ 1 USD) cho mỗi nhà/năm. Rèm tẩm hóa chất diệt
côn trùng có thể là biện pháp sử dụng để phòng chống muỗi và các loài côn
trùng gây hại khác ở đây [27].
Trong một đánh giá hiểu biết về bệnh SXHD và nhận thức về mối nguy hại
của muỗi của người dân cho thấy liên quan đến sự chấp nhận của cộng đồng với
sử dụng rèm tẩm hóa chất. Việc sử dụng rèm tẩm hóa chất diệt côn trùng giảm
nhanh chóng theo thời gian. Những hộ gia đình tiếp tục sử dụng chủ yếu là do có
sự hiểu biết về hiệu quả của chúng. Điều này đặt ra một thách thức thực sự nếu
rèm tẩm hóa chất diệt côn trùng được sử dụng trong các chương trình phòng
chống bệnh sốt xuất huyết [39].
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
1.2.1. Những nghiên cứu về các véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân bố và đặc tính sinh
học của Ae. aegypti, Ae. albopictus là 2 loài đã được xác định là véc tơ truyền
SXHD. Loài muỗi Ae. aegypti (Linnaeus, 1762) thuộc giống Aedes (Meigen,
1818) họ muỗi Culicinae, lớp côn trùng: Insecta, bộ hai cánh: Diptera. Vòng đời
qua 4 giai đoạn: Trứng - bọ gậy - quăng - trưởng thành được xem là truyền bệnh
chính và được nghiên cứu nhiều [19]. Phân bố của loài muỗi này nói chung
tương đối rộng, nhưng phổ biến ở các đô thị. Phạm vi hoạt động của muỗi Ae.
aegypti phụ thuộc vào nơi đẻ trứng thường không quá 100m xung quanh nơi
muỗi nở. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các loài muỗi này có thể bay xa
hơn 400m để tìm nơi đẻ trứng [19].

9



Một số tác giả đã nghiên cứu sinh học, sinh thái của véc tơ SXHD, cho thấy
rằng, muỗi Aedes phát triển quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa nóng và
mưa. Ở miền Bắc, mật độ muỗi tăng dần từ tháng 4 và đạt đến đỉnh cao vào
tháng 10-11. Ở miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam muỗi phát triển vào thời
gian sớm hơn. Các yếu tố thời tiết như lượng mưa và nhiệt độ, độ ẩm có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển của côn trùng. Đối với muỗi Aedes, lượng mưa
tác động đến sự hình thành các ổ đẻ và là nơi sinh sống của giai đoạn ấu trùng,
do đó có ảnh hưởng tới kích thước quần thể muỗi. Nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng
đến thời gian hoàn thành chu kỳ phát triển của muỗi, nhiệt độ cao sẽ làm tăng số
thế hệ và tăng số lượng cá thể côn trùng [23].
Từ năm 1913, Gaide đã thông báo về bệnh SXH tại miền Bắc và miền
Trung. Năm 1929, Boye thông báo về một vụ dịch SXH (1927) ở miền Nam.
Năm 1958, Chu Văn Tường và cộng sự thông báo về một vụ dịch nhỏ kiểu SXH
ở Hà Nội, nhưng chưa rõ nguyên nhân. Vào tháng 6 năm 1960, trên miền Bắc đã
bùng ra một vụ dịch SXH bắt đầu từ Hà Nội, sau đó lan ra 29 tỉnh miền Bắc, kéo
dài 4 tháng, tỷ lệ mắc 900 bệnh nhân/100 000 dân [3].
Từ năm 1990 - 1996, dịch SXHD liên tục xảy ra ở một số tỉnh: Hà Nội, Hà
Bắc, Bắc Thái, Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phú, Nam Hà, Thái Bình
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh với 29,54% mẫu huyết thanh dương tính với
virus Dengue [5].
Cho đến nay người ta đã xác định ở Việt Nam có mặt cả 4 chủng virus
Dengue (DEN-I, DEN-II, DEN-III và DEN-IV)..Ở các tỉnh miền Bắc, virus
DEN-I có chu kỳ hoạt động từ 1989 đến 1996; DEN-II hoạt động từ 1987-1997;
DEN-III bắt đầu hoạt động từ 1995 và còn hoạt động trong thời gian tới. Virus
DEN-IV xuất hiện rải rác các năm 1987, 1990, 1991, 1992, 1998. Vụ dịch ở Hà
Nội năm 1991 có cả 4 loại virus, năm 1998 chỉ có DEN-I, DEN-II và DEN-III.
Năm 1998 ở miền Bắc có 30036 trường hợp mắc SXHD (lâm sàng), xét nghiệm
MAC - ELISA 1142 trường hợp (tỷ lệ 3,80%; dương tính 525 trường hợp
45,59%) [7].

10


Ở các tỉnh phía Nam, năm 1998 là năm có dịch lớn với 445 trường hợp
mắc/100 000 dân và 1,27 trường hợp chết/100 000 dân, chủng virus DEN-III
chiếm ưu thế. Ngược lại, năm 1999 số trường hợp mắc và chết thấp (80,7 trường
hợp/100 000 dân và 0,23 trường hợp chết/100 000 dân), tuýp DEN-IV mới xuất
hiện và tăng dần (Nguyễn Thị Kim Tiến và ctv., 2000).
Năm 2012 cả nước ghi nhận 87 202 trường hợp mắc, 79 trường hợp tử vong
[1], năm 2013 tuy có giảm hơn nhưng cũng ghi nhận 66 138 trường hợp mắc và
42 trường hợp tử vong. Hàng năm số ca mắc tăng dần từ tháng 5 có đỉnh vào các
tháng tháng 7,8,9,10 và giảm thấp nhất vào các tháng 2,3,4 [19].
Theo báo cáo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Năm 2014, trên cả nước ghi
nhận 31.848 trường hợp mắc: miền Bắc 2.302, miền Trung 3.941, miền Nam
24.788, Tây Nguyên 817. Có 20 trường hợp tử vong, số mắc và tử vong năm
2014 giảm so với năm 2013 và TB 5 năm 2006 - 2010.
1.2.2. Tình hình sử sụng hóa chất và các biện pháp phòng chống véc tơ SXHD.
Hiện nay các hoá chất diệt côn trùng thuộc nhóm hữu cơ tổng hợp thường
được sử dụng ở 4 nhóm chính: nhóm Clo hữu cơ, nhóm Phốt pho hữu cơ, nhóm
Carbamat và nhóm Pyrethroid. Bộ Y tế Việt Nam đã có hướng dẫn sử dụng từng
loại hoá chất như độc lực, liều hoạt tính, kỹ thuật sủ dụng... để các địa phương áp
dụng [8]. Biện pháp sử dụng hoá chất diệt côn trùng cũng rấ t phong phú, từ máy
phun thô sơ tới các máy phun có động cơ, từ việc sử dụng người đến phun bằng ô
tô,... Có thể phun tồn lưu diệt muỗi bằng tiếp xúc, phun không gian dưới dạng khí
dung thể tích cực nhỏ (ULV), dạng khói nóng để tăng hiệu quả tức thời và tiết
kiệm hoá chất. Ưu điểm cơ bản của phương pháp sử dụng các hoá chất diệt côn
trùng là có tác dụng nhanh, có thể triển khai trên một diện rộng trong một thời
gian ngắn rất có hiệu quả trong công tác dập dịch SXHD bằng cách hạ nhanh mật
độ quần thể muỗi Aedes trong các ổ dịch.
Tuy nhiên, biện pháp hoá học phun ULV diệt Ae. aegypti cũng như nhiều

loại côn trùng truyền bệnh khác có những nhược điểm: mang tính chất thụ động,
11


có tác dụng dập dịch hơn là phòng dịch. Phun ULV chỉ có tác dụng trong một thời
gian ngắn, sau khi phun thuốc 15 - 20 ngày, các chỉ số muỗi và bọ gậy lại trở lại
bình thường. Hơn nữa Ae. aegypti thường đẻ trứng trên thành các dụng cụ có
nước chứ không đẻ trực tiếp xuống nước nên trứng này không nở ngay thành bọ
gậy nếu không có nước. Trong điều kiện thí nghiệm trứng có thể tồn tại tới 4
tháng tỷ lệ nở vẫn đạt 60-70% [16]. Nếu không phối hợp với các biện pháp khác
sẽ không đưa được các chỉ số muỗi và bọ gậy muỗi Ae. aegypti xuống dưới mức
độ nguy hiểm [8].
Một nghiên cứu từ rất lâu (1969) của Vũ Thị Phan và CS đã cho thấy rằng sử
dụng phun tồn lưu DDT (Dichloro Dietyl Trichloroethan) 2,5g/m2 đã có hiệu lực
diệt Ae. aegypti và bổ sung thêm 666 liều 0,3g/m2 (Hexachlorocyclohexan) để
chống dịch SXH ở Hà Nội và một số địa phương khác ở miền Bắc đã đạt hiệu quả
rất cao bởi 666 ngoài tồn lưu lâu còn có khả năng diệt tức thời bằng xông hơi. Kết
quả đã làm giảm các chỉ số muỗi và bọ gậy, đặc biệt là sau 14 ngày các ổ dịch
không còn phát hiện bệnh nhân mới [21].
Trong giai đoạn 1993 – 1998, màn Olyset do hãng Sumitomo Nhật Bản sản
xuất (hàm lượng 1.000 mg Permethrin/m2) dùng làm rèm cửa sổ và cửa ra vào
được sử dụng kết hợp với các biện pháp khác để phòng chống chủ động sốt xuất
huyết tại thành phố Nha Trang. Kết quả thử nghiệm cho thấy rèm Olyset có hiệu
lực phòng chống muỗi Ae. aegypti tốt nhất trong 4 tháng đầu tiên kể từ khi đưa
vào sử dụng, và hiệu lực giảm vào tháng thử 5, nhưng nếu ngâm rèm vào nước
ấm thì hiệu lực phòng chống muỗi lại tăng lên [8].
Từ tháng 7/2008 đến tháng 9/2009, nghiên cứu áp dụng nắp đậy bằng chất
liệu tẩm hóa chất diệt côn trùng đối với các dụng cụ trữ nước trong việc làm
giảm mật độ muỗi truyền sốt xuất huyết ở vùng có dịch là xã Đồng Thanh
(huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Tỷ lệ bọ gậy thu thập được trong các dụng cụ

trữ nước ở vùng nghiên cứu là thấp hơn đối với vùng đối chứng ở hầu hết các
vùng nghiên cứu ở những cuộc điều tra côn trùng. Số lượng bọ gậy trong bể
chứa nước mới là thấp hơn đối với dụng cụ phế thải trong vùng can thiệp có ý
12


nghĩa thống kê từ lần điều tra thứ 2 đến làn thứ 5. Tuy nhiên, với số dụng cụ trữ
nước cũ hiện có, các chỉ số bọ gậy không thay đổi ở vùng can thiệp. Trên 94%
các hộ gia đình đậy kín dụng cụ trữ nước của họ với hai lớp màn và dùng các
dụng cụ mới được sử dụng vòi ở tất cả các vùng nghiên cứu. Thời gian trung
bình cọ rửa dụng cụ trữ nước mới trong suốt ba tháng là thấp, dao động từ 0,4
đến 0,8 lần. Số lượng bình đựng nước cũ được giảm đều đặn trung bình từ 5,3
đến 2,24 giữa các đợt điều tra và số lượng trong đợt điều tra thứ 5 là thấp hơn
hẳn so với đợt điều tra thứ 2. 100% số hộ chấp nhận dụng cụ trữ nước mới và
96% số hộ nói họ có khả năng sửa chữa lại những nắp đậy bị hỏng [30].
Năm 2006, một nghiên cứu về sự phổ biến của việc sử dụng màn và làm
sáng tỏ hiệu quả việc ngủ màn ban ngày để phòng chống sốt xuất huyết dengue
(DHF) ở trẻ em tại Khánh Hòa. Một cuộc điều tra cắt ngang dân số và nghiên
cứu các trường hợp mắc và các đối tượng tham gia nghiên cứu nhóm đối chứng
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nơi mà không chỉ có một số trẻ nhỏ mà còn có một
số học sinh bậc trung học, người có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa trước khi
trở lại trường, được sử dụng màn chống muỗi ban ngày. Trong số 36.901 trẻ em
từ 2-10 tuổi, hầu hết sử dụng màn không tẩm hóa chất vào ban đêm (98,3%) so
với 8,4% ban ngày. Kết quả nghiên cứu các trường hợp mắc và các đối tượng
tham gia nghiên cứu nhóm đối chứng, xác định 151 trường hợp phải nhập viện
do SXHD trong các bệnh viện tỉnh và 604 thuộc nhóm đối chứng, đã không hỗ
trợ cho giả thuyết rằng trẻ em sử dụng màn không tẩm hóa chất ban ngày ít có
khả năng phải nhập viện do SXHD [36].
Năm 2013, Takashi và CS. đã nghiên cứu thử nghiệm sử dụng màn tồn lưu
lâu Olyset và hóa chất diệt bọ gậy pyriproxyfen trên thực địa để phòng chống

véc tơ sốt xuất huyết Ae. aegypti ở miền Nam Việt Nam. Kết quả cho thấy, các
chỉ số dụng cụ trữ nước và chỉ số nhà có bọ gậy/quăng Ae. aegypti giảm mạnh
một tháng sau khi can thiệp ở khu vực thử nghiệm. Nắp đậy có sử dụng màn tồn
lưu lâu Olyset có tác dụng làm giảm rõ rệt mật độ ấu trùng muỗi Ae. aegypti sau
1 tháng thử nghiệm [37].
13


1.3. Một số đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.3.1. Huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
Huyện Cái Bè nằm về phía Tây tỉnh Tiền Giang, thuộc vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 50km, là cửa ngõ của vùng
Đồng Tháp Mười. Khí hậu mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí
hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Với 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Đa số nhà ở đây có đặc điểm trước là nền
đất sau là nhà sàn lấn ra mặt sông. Phía nhà sàn này dùng cho sinh hoạt cá nhân
của các thành viên trong gia đình, như nấu bếp, đặt vài cái lu chứa nước, làm
nhà tắm, nhà vệ sinh. Đôi khi người ta cất thêm một cái chái bên nhà để làm chỗ
đậu ghe xuồng. Nhà tường xây bằng gạch, lợp ngói hoặc tôn. Có nhà chính, nhà
bếp và khu vệ sinh. Xung quanh thường có vườn trồng câ ăn trái, kênh rạch.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang. Tổng số nhân khẩu
huyện Cái Bè 305.359 nhân khẩu. Số ca mắc sốt xuất huyết năm 2014: 141 ca.
1.3.2. Thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên
Thành phố Tuy Hòa có diện tích 107 km² (10.682 ha diện tích tự nhiên), có
vị trí giáp với huyện Tuy An ở phía bắc, giáp với huyện Phú Hòa ở phía tây,
giáp với huyện Đông Hòa ở phía nam và giáp biển Đông ở phía Đông với toàn
chiều dài bờ biển trên 30 km. Phú Yên có khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa,
chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Thành phố Tuy Hòa
có dân cư tập trung đông. Nhà các hộ dân ở sát nhau. Đa số nhà có đặc điểm nhà

cao tầng được xây bằng gạch, lợp ngói hoặc tôn được chia phòng khách, phòng
ngủ, khu vệ sinh, khu bếp. Xung quanh nhà ít có vườn cây, ao xung quanh.
Dụng cụ chứa nước đa số là các xô, thùng có dung tích trên dưới 10 lít, ngoài ra
còn có các dụng cụ phế thải, chậu cây cảnh, rất ít có các chum vại lớn (>100 lít).
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên. Tổng số nhân
khẩu thành phố Tuy Hòa là 202.030 nhân khẩu. Số ca mắc sốt xuất huyết năm
2014: 34 ca.
14


×