Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tro choi dan gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.15 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT DI LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS HÒA NINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
(V/v Tổ chức triển khai trò chơi dân gian năm học 2008 – 2009 )
- Căn cứ kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2008 – 2009, đồng thời được sự chỉ đạo của BGH
Trường THCS Hòa Ninh.
- Căn cứ theo yêu cầu của đơtï tập huấn tại Đà Lạt về việc triển khai trò chơi dân gian của Sở
Giáo dục & Đào tạo Lâm Đồng.
- Căn cứ theo điều kiện và tình hình thực tế tại đơn vò.
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1/ Mục đích:
- Nhằm giúp giáo viên và học sinh có thêm kiến thức hiểu rõ hơn về trò chơi dân gian.
- GV và học sinh nắm được một số trò chơi dân gian trong các buổi sinh hoạt tập thể.
- Hs tham gia tích cực dưới sự hướng dẫn của các thầy cô, là một hoạt động có ý nghóa thể
hiện tinh thần đoàn kết trong mỗi chi đội, tính tập thể.
- Là điều kiện thuận lợi cho Gv và học sinh tham gia sinh hoạt giao lưu bổ ích.
2/ Yêu cầu:
- Tham gia nhiệt tình sôi nổi
- Sau khi được tập huấn có thể áp dụng triển khai đến từng đơn vò lớp các trò chơi phù hợp
trong những buổi sinh hoạt, HĐGD ngoài giờ lên lớp………
II/ NỘI DUNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI:
1/ Đua Thuyền trên cạn:
* Cách chơi:
- Mỗi đội chơi chọn 5-10 thành viên cho đội của mình(có thể 5 nam;5 nữ).Chú ý số thành viên
của các đội chơi bằng nhau.
- Các thành viên trong đội ngồi xổm xuống đất, lấy hai tay quàng vào hông người phía trước và
tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng.
- Kẻ vạch xuất phát và vạch đích.
- Đội thắng cuộc là đội có thành viên cuối cùng vượt qua vạch đích.
2/ Kéo co:
- Tục kéo co ở mỗi nơ khác nhau nhưng số lượng người chơi bao giờ cũng bằng nhau và chia làm


hai phe.
- Đều nam, đều nữ.
- Dùng sức mạnh của tập thể để kéo đối phương về phía mình kéo khi nào qua được hết mức giới
hạn là thắng cuộc.
3/ Nhảy dây tập thể:
* Cách chơi:
- Chia làm 2 hoặc nhiều đội chơi.Số lượng người tùy thuộc vào tình hình thực tế
- Số nam, nữ bằng nhau.
- Dây nhảy đường kính tối thiểu 01cm.Độ dài sợ dây theo số người chơi.Nhưng không quá 15
người.
- cả đội tham gia nhảy và đội nào nhảy được nhiều hơn là thắng cuộc.
Ý nghóa: tạo tinh thần đoàn kết của 01 tập thể. Rèn luyện thể lực và sự khéo léo, phối hợp của cả
đội.
4/ Cướp cờ:
* Cách chơi:
- Có một lá cờ ở giữa vò trí của hai đội và hai đội sẽ phải cử người ra để lấy lá cờ đó.Nếu lấy được
lá cờ mà không đễ cho đối phương bắt là thắng cuộc.
- Số người chơi bằng nhau.
- Hai đội cử ra một quản trò để điều khiển trò chơi.
- Quản trò hô chuẩn bò thì các đội ở hai vạch xuất phát và vào tư thế sẵn sàng.
- Khi nghe hiệu lệnh số nào lên thì số đó lên.Lưu ý tạo không khí vui hơn quản trò có thể thay đổi
người lấy cờ liên tục.
5/ Kẹp bóng tình yêu:
- Hai đội tập trung tại vò trí xuất phát.Khi có hiệu lệnh thì dùng miệng thổi bóng bay lên và dùng
trán của hai người di chuyển đến vò trí đích
- Khi hai người đã đến đích thì cặp tiếp theo bắt đầu xuất phát.
- Đội nào di chuyển được nhiều hơn đội đó thắng cuộc.
- Trong quá trình di chuyển nếu làm rơi bóng thì phải về vò trí xuất phát lại.
- Số lượng bằng nhau theo từng cặp một.
6/ Tây sơn thần tốc:

- Hai đội có số người bằng nhau.Khi nghe hiệu lệnh xuất phát thì hai bên cùng xuất phát và đi
trên một đoạn đường ngoằn ngèo, khi gặp nhau hai người phải “Oản tù tì” người nào thắng tiếp
tục đi tiếp, người thua phải chạy nhanh về vò trí trao cờ lại cho đội của mình và tiếp tục xuất
phát.Tiếp tục di chuyển gặp nhau lại “Oản tù tì” cứ như vậy cho đến người cuối cùng.
- Khi di chuyển người nào dẫm lên lộ trình hoặc chạm vào các chướng nagò vật là phạm quy sẽ bò
loại.
- Đội nào bò đối phương tấn công vào ranh gới của mình hoặc hết quân trước là thua.
7/ Đẩy gậy:
- Vật dụng 1 cây gậy đường kính 4 – 5cm, có chiều dài 2m đếm 4m, vôi bột để vẽ vòng tròn,
miếng vải đỏ là giới hạn gậy của hai bên.
- Thi đấu trong 3 hiệp.
- Hai tay nằm vào gậy và hạ thấp trọng tâm. Khi nghe hiệu lệnh dùng hết sức mạnh đẩy đối
phương ra khỏi vòng.Ai ra khỏi vòng tròn coi như bò thua.
- Không được ngồi xuống đất.
8/ Ta là vua:
- Đội hình xếp thành vòng tròn và cử ra một quả trò để điều khiển trò chơi.
- Quản trò hô “ Ta là Vua” các thành viên đối diện phải báo “muôn tâu bệ hạ”.và ngược lại
người quản trò hô “muôn tâu bệ hạ” các thành viên đối diện phải báo “ Ta là Vua”.
- Đây là trò chơi mang tính vui nhộn thường được tổ chức khi bắt đều buổi sinh hoạt.
9/ Đi gạch:
- Có thể chia làm nhiều đội chơi. Mỗi người đi trên ba viên gạch di chuyển luôn phiên từ vò trí
xuất phát đến vò trí đích ai về trước là người thắng cuộc.
- Khi di chuyển nếu chạm chân và tay xuống đất là phạm qui thì phải quay lại vò trí xuất phát.
10/ Đi tiếp sức:
- Chia làm từng cặp di chuyển từ vạch xuất phát đến đích trong đều kiện hai người cột một chân
lại với nhau.
- Cặp nào về đích trước thắng cuộc.
* Lưu ý : Khi các thầy cô tham gia đợt sinh hoạt này chuẩn bò trang phục thể dục thể thao để tiện
cho việc vận động.
Nội dung cần chuẩn bò cho đợt tập huấn:

* Đối với BTC:
1/ Lên kế hoạch chi tiết cho đợt tập huấn.
2/ Chuẩn bò kỹ các điều kiện dụng cụ, sân bãi, bố trí các trò chơi:
+ 1 bao vôi làm sân bãi.
+ Dây thừng làm dây kéo co và dây nhảy.
+ 1 cây gậy đậy có sơn hai đầu.
+ 1 bòch bóng bay.
3/ Làm sân bãi: 02 người 1 buổi.
* Đối với người tham gia:
+ Tham gia đầy đủ, nhiệt tình, tuân thủ theo sự bố trí của ban tổ chức.
+ Đối tượng tham gia: GVCN khối 6,7,8,9 và các đồng chí Đoàn viên thanh niên trong chi đoàn
tham gia đầy đủ.
+ Khi tham gia cần mặc trang phục thể thao để tiện cho việc vận động, sinh hoạt.
Duyệt của Hiệu Trưởng Hòa ninh, ngày 2 tháng 3 năm 2009
T/M Ban Tổ Chức
Đỗ Đình Sơn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×