Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Chương 1 CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.98 KB, 39 trang )

Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

CHƯƠNG I: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Cơ sở khách quan
a) Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Pháp xâm lược Việt Nam
+ Phân tích giai đoạn 1858 – 1945
- Triều đình đầu hàng
- Nhân dân ra sức chống Pháp
+ Phong trào chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
* Phong trào Cần vương: Người khởi xướng, năm, năm lãnh đạo
bị bắt, kết quả, có đạt được mục tiêu không?
* Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: Người khởi xướng, năm, năm
lãnh đạo bị bắt, kết quả, có đạt được mục tiêu không?
-> Kết luận: Tại sao thất bại? Cần….
+ Khuynh hướng dân chủ tư sản:
* Khai thác thuộc địa lần 1: Chủ trương khai thác, mục tiêu khai
thác
* Khai thác thuộc địa lần 2: Chủ trương khai thác, mục tiêu khai
thác
-> Khai thác các ngành nghề không cạnh tranh với Pháp, khai
thác tài nguyên thiên nhiên và lao động Việt Nam


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

-> Tác động của nó: ...
+ Tư tưởng mới xuất hiện: tân thư, tân văn và những ảnh hưởng
của tào lưu cải cách mới Duy tân Minh trị ở Nhật Bản, cải cách ở


Trung Quốc.
+ Tiếp thu tư tưởng mới, con người mới -> khuynh hướng mới
VD: Chủ trương của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Kết
quả?
➔ Kết luận: Phong trào yêu nước của nhân dân ta muốn
giành được thắng lợi cần phải đi theo một con đường mới.
➔ Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước
b) Tiền đề tư tưởng – lý luận
- Gía trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
+ Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên
những giá trị truyền thống hết đặc sắc và cao quý
* Lịch sử lâu đời: 4000 năm dựng nước và giữ nước…
* Nhiều giá trị: truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất,
tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết
cộng đồng, ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, là
trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp
thi tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hoá dân tộc,

-> Chủ nghĩa yêu nước đóng vai trò quan trọng. Phân tích:
● Truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam
● Tạo nên một sức mạnh to lớn cho dân tộc, biểu hiện ở:
Giúp cho chúng ta giữ được độc lập về mặt lãnh thổ


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

Bảo tồn, phát triển được nền văn hóa, tạo được bản sắc
văn hóa riêng (lấy các sự kiện, các triều đại lịch sử ra để
chứng minh)
+ HCM đã tiếp thu được những giá trị tư tưởng ấy -> thôi thúc

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, hình thành tư tưởng của
riêng mình.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.”
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Văn hoá phương Đông: (2 ý) Người đã tiếp thu tư tưởng của
Nho giáo, Phật giáo, và tư tưởng tiến bộ khác của văn hoá
phương Đông.
* Nho giáo:
• Các mặt tích cực: là học thuyết về đạo đức và phép ứng xử,
triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, đó là
ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý
nhân sinh; tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra
truyền thống hiếu học. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với
các học thuyết cổ đại.
• Tiêu cực: Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có những tư
tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng
cấp (quân tử và tiểu nhân), trọng nam khinh nữ.


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

• Hồ Chí Minh tiếp thu được mặt tích cực và khắc phục được
hạn chế của Nho giáo để xây dựng tư tưởng của mình.
✓ Tu dưỡng đạo đức, đề cao giáo dục, diệt giặc dốt.
✓ Khắc phục hạn chế: Sự bình đẳng về mặt giới tính. Đây là
sự tiến bộ về mặt chính trị. Trước khi giành được chính

quyền, Hồ Chí Minh đã có những tuyên bố như nam nữ
bình quyền. Sau khi giành được chính quyền, cuộc Tổng
tuyển cử 1946: Phụ nữ Việt Nam được đi bỏ phiếu, lá phiếu
của họ bằng với lá phiếu của nam giới.
* Phật giáo:
• Tích cực: Tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn,
thương người như thể thương thân; là nếp sống có đạo đức,
trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; là tinh thần bình
đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp; là việc đề cao lao
động, chống lười biếng…
• Hạn chế: Tư tưởng lánh đời, thế giới quan duy tâm chủ quan,
hướng con người tới xuất gia tu hành làm hạn chế tính tích cực
xã hội của con người.
• Hồ Chí Minh đã tiếp thu được những mặt tích cực và khắc
phục được hạn chế của Phật giáo. Đó là sống giản di, ăn chay,
làm việc thiên và luôn khoan dung với mọi người; không lánh
đời trong tình cảnh mất nước.
* Chủ nghĩa “tam dân” của Tôn Trung Sơn: những điều phù hợp
với điều kiện của cách mạng nước ta là Tư tưởng dân chủ tiến
bộ - “ dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

=> Hồ Chí Minh là nhà mác - xít tỉnh táo và sáng suốt, biết khai
thác những yếu tố tích cực của tư tưởng văn hoá phương Đông
để phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng Việt Nam.
+ Văn hoá phương Tây:
* Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân
chủ và cách mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng

trong “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Đại cách
mạng Pháp 1791; tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự
do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong “Tuyên ngôn độc lập” của
Mỹ 1776. Trước khi ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp:
tự do, bình đẳng, bác ái.
* Đạo Công giáo là tôn giáo lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh
quan niệm Tôn giáo là văn hoá. Điểm tích cực nhất của Công
giáo là lòng nhân ái, là tấm gương nhân từ của Chúa hi sinh vì
sự nghiệp cứu rỗi con người.
=> Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông Tây để phục vụ cho cách mạng Việt Nam. Người dẫn lời của
Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái
được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”
- Chủ nghĩa Mác - Lênin
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết
định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở thế giới quan
và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời tư
tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác
- Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập,
tự do. Người khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với chúng


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

ta… là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối
cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội…”.
+ Trên cơ sở tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã vận dụng
và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta để tạo nên tư
tưởng của mình
+ Người tự hoàn thiện vốn văn hoá, vốn chính trị, vốn sống thực
tiễn phong phú, nhờ đó Bác đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin

như một lẽ tự nhiên “tất yếu khách quan và hợp với quy luật”.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất của
nhân loại: tinh tuý nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa
học nhất
+ Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là tìm con
đường giải phóng cho dân tộc, tức là xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn Việt Nam chứ không phải từ nhu cầu tư duy.
+ Người vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin theo phương pháp
mác - xít và theo tinh thần phương Đông, không sách vở, không
kinh viện, không tìm kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp
riêng, cụ thể cho cách mạng Việt Nam.
=> Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh. Vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với tư
tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: Quyết định bản chất thế giới
quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, quyết định phương
pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí
Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam
thời hiện đại.
2. Nhân tố chủ quan


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

- Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh:
+ Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có óc
phê phán tinh tường và sáng suốt trong việc nghiên cứu,
tìm hiểu các cuộc cách mạng ltrong nước và trên thế giới.
+ Hồ Chí Minh có sự khổ công học tập, rèn luyện chiếm
lĩnh vốn tri thức phong phú của nhân loại, vốn kinh nghiệm
đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào

công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin
với tư cách là học thuyết về cách mạng của giai cấp vô
sản.
+ Hồ Chí Minh có tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại,
một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng; một trái tim
yêu thương nhân dân, thương người cùng khổ, sẵn sàng
chịu đựng hy sinh vì độc lập của Tổ Quốc, vì hạnh phúc
của nhân dân. Bác Hồ từ một người tìm đường cứu nước đã
trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc đi theo.
- Tấm lòng yêu nước thương dân và đức hi sinh cao nhất cho lợi
ích dân tộc và lợi ích nhân dân
+ Thứ nhất, đó là tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người và vì nhân loại. Ngay từ thủa thiếu thời,
Hồ Chí Minh đã xác định một cách rõ ràng mục tiêu phấn
đấu cho cả cuộc đời mình là vì nước, vì dân. Trên con
đường thực hiện mục tiêu đó, Người đã chấp nhận sự hi
sinh, không quản gian nguy, kiên định, dũng cảm và sáng
suốt vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện bằng
được mục tiêu đó.


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

+ Thứ hai, là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to
lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục tiêu
cách mạng. Cuộc đời Người là một chuỗi năm tháng đấu
tranh vô cùng gian khổ. Vượt qua bao khó khăn, Người
kiên trì mục tiêu của cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững
quan điểm; khí phách, bình tĩnh, chủ động vượt qua mọi

khó khăn, thử thách. Người tự răn mình: “Muốn nên sự
nghiệp lớn, tinh thần phải càng cao”.
+ Thứ ba, là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh
của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Hồ Chí
Minh có tình thương yêu bao la với tất cả mọi kiếp người.
Người luôn tin ở con người, tin tưởng vào trí tuệ và sức
mạnh của nhân dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc,
nguyện làm “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
+ Thứ tư, Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người
nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con
người. Với tình yêu thương bao la, Người dành tình thương
yêu cho tất cả, chia sẽ với mọi người những nỗi đau. Người
nói: Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng
và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia
đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi.
+ Thứ năm, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong
sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Hồ
Chí Minh thật sự cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa,
không ưa chuộng những nghi thức trang trọng; những
phẩm chất này được biểu hiện chính trong cuộc sống hàng


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

ngày của Người, tạo thành phong cách sống của một vị
lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam. Suốt đời, Người
sống trong sạch, vì dân, vì nước, vì con người, không mưu
cầu chút lợi ích riêng tư nào cho mình cả.
⇨ Những đức tính cao cả ấy chung đúc lại đã làm cho tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên cao thượng tuyệt vời.
Nhưng cũng chính từ sự kết hợp của những đức tính đó,
Người là tấm gương cụ thể, gần gũi mà mọi người đều có
thể học tập và làm theo.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
1.Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí
hướng cứu nước
- Tiểu sử Hồ Chí Minh:
+ Tên: Theo cuốn sách của Bảo tàng Hồ Chí Minh “Những tên
gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001, đưa ra con số thống kê: có 169 tên
chính thức, bí danh, bút danh của Hồ Chí Minh, và nêu lên 17
bút danh, bí danh khác đang nghi là của Hồ Chí Minh cần được
nghiên cứu thêm. Còn nhà sưu tầm Bá Ngọc trong cuốn sách
của mình “Hồ Chí Minh – Những tên gọi đi cùng năm tháng”,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, thống kê Hồ Chí Minh có
174 tên ; trong đó có 78 tên chính thức, bí danh và 96 bút
danh.


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

* Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Sinh Côn), 1890: là tên lúc sinh
thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh do ông ngoại là Hoàng Xuân
Đường đặt cho.
“Anh nho Sắc chớp chớp mắt, môi hé nở nụ cười:
- Côn... ấy là tích lòai cá hóa chim bằng, phải không thưa cha?
- Chính vậy đó. Theo mong ước của tôi thì... thằng bé sẽ có chí
vùng vẫy bốn bể, dù gặp truân chuyên chìm nổi, nhưng ắt

thành công. Cho nên tự Tất Thành.” (theo Búp sen xanh, Sơn
Tùng)
* Nguyễn Tất Thành, 1901: Tháng 5 - 1901, ông Nguyễn Sinh
Sắc đậu Phó bảng khoa thi Hội năm Tân Sửu. Khoảng tháng 9 1901, ông chuyển về sống ở quê nội xã Kim Liên. Theo tục lệ,
ông Nguyễn Sinh Sắc được làng Kim Liên đón về và được làng
cấp đất công, xuất quỹ làm cho một ngôi nhà. Nhân dịp này
ông Nguyễn Sinh Sắc làm “lễ vào làng” cho hai con trai với tên
mới: Nguyễn Tấn Đạt (Sinh Khiêm), Nguyễn Tất Thành (Sinh
Cung). Thành Đạt là mong muốn của người cha hy vọng vào hai
con.
* Nguyễn Ái Quốc, 1919: Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc với ý
nghĩa tên là một người yêu nước. Cái tên này thể hiện tư tưởng
đề cao chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, coi đó là một nguồn gốc
làm nên sức mạnh để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thử
thách.
* Hồ Chí Minh, 1942: Để đánh lạc hướng khi hoạt động tại Trung
Quốc, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh. Ý nghĩa cái
tên Hồ Chí Minh của Bác:


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

“Trong chữ Hán: Hồ là Cổ và Nguyệt, Chí là Sĩ và Tâm,
Minh là Nhật và Nguyệt, theo từ điển tích cổ có ý nghĩa là:
1. Trăng ngày xưa (cổ nguyệt) thì có thể chiếu sáng ngày
nay.
2. Nhưng người xưa thì không thể biết chuyện của ngày
nay. Chuyện ngày nay do người đang sống ở thời nay
quyết định.
3. Những người yêu nước (sĩ tâm) phải biết chọn con

đường đúng mà đi (Minh).
Tên của Bác có ý nghĩa kêu gọi tất cả các tầng lớp tập hợp
lại một lòng vì dân tộc, vì sự nghiệp chống Pháp.” Theo Ý
nghĩa cái tên Hồ Chí Minh của Bác?, trang Hỏi đáp khoa
học kỹ thuật, Cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Vĩnh Phúc
+ Ngày sinh: Theo bài viết của cố tiến sỹ - linh mục Nguyễn
Đình Thi, nguyên Chủ tịch Hội Huynh đệ Á - Âu, Hội Huynh đệ
Việt nam tại Pháp:
“Sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, 60 năm nhìn lại,
* Năm sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
• Căn cứ theo lá thư người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức
Hồ Chí Minh) tại Marseille ngày 15 - 9 - 1919 gửi tổng thống
Pháp để xin vào học trường thuộc địa tại Paris, thì phía dưới lá
thư ký: Nguyễn Tất Thành; Sinh tại Vinh, 1892 con trai ông
Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương) sinh viên tiếng Pháp và
Trung Quốc (theo William J.Duiker, Hồ Chí Minh, New York 2000,
bản dịch tiếng việt khổ A4, tr.31).


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

• Theo tài liệu của Ông Daniel Hémery, dựa theo các nguồn của
kho lưu trữ của chính phủ Pháp, thì lại khác. Tại sở cảnh sát
Paris năm 1902, Hồ Chủ tịch lại khai là sinh ngày 15.01.1894
• Còn người anh trai Nguyễn Sinh Khiêm và người chị gái
Nguyễn Thị Thanh, khi bị cảnh sát Trung kỳ hỏi cung vào năm
1920, thì người anh cho biết Nguyễn Sinh Cung sinh năm 1891,
còn người chị gái lại khai vào khoảng 1893.
• Theo giấy khai sinh được những người làm chứng ở Kim Liên

xác nhận đã được cơ quan mật thám xác lập năm 1931 (tức
khoảng 40 năm sau) thì chỉ ra ngày sinh của Nguyễn Sinh Cung
vào tháng 03 năm Thành Thái thứ 6, tức khoảng tháng 04 năm
1894 (theo Daniel Hemery, Hồ Chí Minh, Từ Đông Dương đến
Việt Nam, Lê Toàn dịch, NXB Phụ nữ 2004, tr.90 - 91)
• Năm 1946, Hồ Chủ tịch công nhận năm 1890 là năm sinh:
Cuối cùng, bốn năm đó (1891, 1892, 1893, 1894) đều bị phủ
nhận, và năm 1890 được Hồ Chí Minh công nhận chính thức là
năm sinh của mình khi đồng ý cho tổ chức lần đầu tiên lễ sinh
nhật của mình vào ngày 19 - 5 - 1946. Đây là một sự kiện mới.
Và từ năm 1946 trở đi, các tài liệu về Hồ Chí Minh cho biết Hồ
Chí Minh đã lấy năm đó để tính tuổi của mình.
* Ngày sinh của Hồ Chủ tịch: Nhưng tại sao là ngày 19 tháng 5
chứ không phải ngày 15 - 01 - 1894 như Nguyễn Tất Thành đã
khai tại Ty cảnh sát Paris năm 1920?
• Trả lời câu hỏi đó, ông Hémery đã đưa ra giả thuyết: Sở dĩ lấy
ngày 19 - 5 là để kỷ niệm ngày thành lập Việt Minh 19 - 5 1941 (D. Hémery, sdd, t.90). Thiết nghĩ rằng giả thuyết đó


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

không đúng vì ngày thành lập Mặt trận Việt Minh là một biến cố
quan trọng thực, nhưng không phải là lý do chính.
• Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tập hồi ký “Chiến
đấu vòng vây” cũng công nhận “Ngày thành lập Việt Minh 19 5 - 1941 trùng với ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đây là
một sự “trùng hợp” chứ không phải lấy ngày thành lập Việt
Minh làm ngày sinh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn thêm:
“Ngày sinh Hồ Chủ tịch được công bố lân đầu tiên vào năm
1946” (Võ Nguyên Giáp, tổng hợp hồi ký, NXB Quân Đội Nhân
dân, Hà Nội 2006, t.378).

• Trong lá thư ngày 19 - 5 - 1948 gửi Quốc Hội và Chính phủ,
các đoàn thể, bộ đội, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước
ngoài để cám ơn, Hồ Chí Minh đề nghị lấy một ngày khác. Hồ
Chủ tịch viết:“Tôi thiết ngĩ rằng tuy tuổi tác chúng ta có kẻ
nhiều, người ít, nhưng tôi và toàn thể đồng bào có một ngày
sinh nhật chung: ấy là ngày cách mạng giải phóng thành công
tháng tám năm 1945”(TS. Trần Viết Hoàn, sdd, t.13)
• Nhìn lại các sự kiện mấy ngày đó mới thấy hết ý nghĩa của
ngày 19 - 5 - 1946. Ngày 13 - 5 hội nghị Đà Lạt kết thúc không
đem lại kết quả gì vì đại biểu Pháp không thành thực. Mặc dù
Thiery D’Argenlieu tìm cách cản trở nhưng Hồ Chủ tịch quyết
định phải lên đường ngày 31 tháng 5 như đã dự kiến qua cuộc
gặp gỡ tại vịnh Hạ Long. Thời gian quá gấp rút phải cho phía
Pháp biết quyết tâm của Việt Nam. Chỉ trong hai ngày 16,17,
Hồ Chí Minh đã nắm lại thế chủ động, quyết định lấy ngày sinh
của mình làm phương tiện đấu tranh ngoại giao.
+ Ngày mất: theo báo điện tử VnExpress, 30/08/2014.


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

• Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969, nhưng do trùng
ngày Quốc khánh nên Bộ Chính trị lúc bấy giờ thông báo là
ngày 3/9. Hai mươi năm sau, toàn văn di chúc và ngày mất của
Bác mới được công bố.
• Dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất và chuẩn bị 100 năm ngày
sinh của Bác, Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng
khoá VI thấy trách nhiệm phải thông báo về ngày mất và di
chúc của Người. Thông tin được công bố trong thông báo của
Bộ Chính trị số 151 ngày 19/8/1989.

- Gia đình:
+ Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với
nhân dân.
* Gia đình nhà nho: trí thức,có học
* Yêu nước: Luôn ấp ủ nguyện vọng và chí hướng cức nước
* Gần gũi với nhân dân, từ đó thấu hiểu được những khổ cực,
vất vả, những mong muốn nguyện vong của người dân để phục
vụ và vì lợi ích của dân.
+ Cha, mẹ, anh, chị: Theo Quê hương và gia đình Hồ Chí Minh,
Trang thông tin điện tử Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học,
đại học Thái Nguyên, 14/01/2014.
“* Thân phụ của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc, còn gọi là
Huy (1862 - 1929), con của một gia đình nông dân nghèo,
chất phác. Cha, mẹ mất sớm, tuổi thơ chịu cảnh mồ côi,
phải vất vả lao động kiếm sống và có ý chí học hành. Là
một cậu bé hiền lành, thông minh, ham học. Nguyễn Sinh
Huy được nhà nho Hoàng Xuân Đường cảm cảnh nhận làm


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

con nuôi và cho học hành tử tế. Chẳng bao lâu chàng
thanh niên Nguyễn Sinh Sắc đã tham dự kỳ thi Hương và
đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An (1894) và được người
cha nuôi cũng là thầy giáo gả con gái của mình là Hoàng
Thị Loan làm vợ. Được gia đình và người vợ trẻ động viên,
cùng với ý chí của mình, ông cử Sắc đã tiếp tục tham dự
các kỳ thi Hội của Triều đình nhưng không đỗ, đến kỳ thi
Hội lần thứ 3 ông mới đỗ Phó Bảng (1901). Với phẩm chất
liêm khiết của một nhà nho, trong cuộc sống cụ Sắc luôn

dạy dỗ con cái luôn có ý thức lao động, học tập để hiểu
“đạo lý làm người”. Sau khi đỗ Phó Bảng (1901), bị Triều
đình phong kiến thúc ép nhiều lần, buộc cụ phải ra làm
quan, nhưng bất hợp tác với bọn tay sai đế quốc. Với quan
điểm của mình cụ Sắc thường nói “Quan trường thị nô lệ
trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (nghĩa là: Quan trường là nô lệ
trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn). Vốn có lòng
yêu nước, khẳng khái, cụ thường chống đối bọn quan
trường và thực dân Pháp xâm lược. Vì vậy, sau một thời
gian làm quan rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào
Nam Bộ làm thầy thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời
thanh bạch cho đến lúc qua đời (1929), được nhân dân
mến mộ và thương tiếc. Thi hài và lăng mộ yên nghỉ của
cụ hiện nằm tại tỉnh Đồng Tháp
* Thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan
(1868 - 1901), một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, yêu
chồng thương con hết mực, chịu khó lao động, bà làm ruộng và
dệt vải để nuôi dạy con cái. Bằng lao động, bằng cả tấm lòng
yêu chồng, thương con, bà Hoàng Thị Loan đã hy sinh tất cả vì


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

chồng con và chính bà đã vun đắp nên cuộc đời sự nghiệp đẹp
đẽ cho cả gia đình. Nhưng cũng vì cuộc sống cơ cực, lao động
vất vả, quá sức, ngặt nghèo, thiếu thốn... Bà đã trút hơi thở
cuối cùng vào một ngày ảm đạm trên Kinh thành Huế ở cái tuổi
33 (10/02/1901) để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình,
người thân, bà con lối xóm. Khi Bà qua đời, không có người thân
bên cạnh, chỉ có cậu Cung (Bác Hồ) tuổi mới lên 10 và em bé

Xin đang khát sữa. Được bà con, bạn bè đùm bọc, giúp đỡ, thi
hài Bà Loan được đưa lên an táng tại núi Tam Tầng, xứ Huế.
* Chị cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Nguyễn Thị Thanh
(1884 - 1954) còn gọi là Bạch Liên và anh cả của Người là
Nguyễn Sinh Khiêm, tức Nguyễn Tất Đạt (1888 - 1950). Cả hai
người đều có chí hướng tiến bộ, yêu nước, thương người và tích
cực tham gia các phong trào chống Pháp, đã nhiều lần bị thực
dân Pháp kết án tù đày.Nhưng nhờ sự giáo dục của gia đình, cả
bà Thanh và ông Cả Khiêm đều không màng danh lợi, hy sinh
cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước,
trở thành tấm gương đáng kính cho bà con nhân dân về sự cao
cả, nghĩa khí và lòng vị tha.”
- Quê hương: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra tại quê ngoại là làng
Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An). Quê hương của Người là một vùng đất
nghèo của huyện Nam Đàn - Nghệ An. Người dân ở đây luôn
phải sống trong cảnh nghèo khổ, thường xuyên phải chèo
chống với thiên tai khắc nghiệt, quanh năm ruộng đất khô cằn,
mới nắng đã hạn, mới mưa đã lũ, mất mùa thường xuyên, cuộc
sống vất vả, lam lũ đã in đậm trong tiềm thức của người dân


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

Nam Đàn nói riêng, xứ Nghệ nói chung. Những khó khăn vất vả
ấy đọng lại trong câu ca dao:
Làng Sen đóng khố thay quần
Ít cơm, nhiều cháo tảo tần quanh năm.
Mặc dù, điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt nhưng người

dân xứ Nghệ rất giàu truyền thống văn hoá và đánh giặc, giữ
nước. Nơi đây hội tụ nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn với tên
tuổi chiến công của các bậc anh hùng dân tộc, nêu cao chí khí
chống ngoại xâm từ bao đời nay. Kim Liên và Hoàng Trù là một
miền quê giàu cảnh sắc, với một nền văn hoá dân gian đa dạng
và phong phú. Biết bao làn điệu dân ca nơi đây đã đi vào lòng
người , đậm đà bản sắc dân tộc như: hát ví dặm, đò đưa, hát
phường vải... Trải qua biết bao biến động, thăng trầm của lịch
sử, truyền thống văn hoá đặc sắc của miền quê Kim Liên vẫn
không ngừng toả sáng, tự hào.
- Tình hình đất nước
+ Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối
ngoại bảo thủ, phản động,.. không mở ra khả năng cho Việt
Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới.
Không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước,
chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương
Tây.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và Hiệp định
Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội Việt Nam trở thành xã hội
thuộc địa nửa phong kiến, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân
Pháp trên toàn cõi Việt Nam.


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

+ Cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu
“Cần vương” do các văn thân, sỹ phu lãnh đạo cuối cùng cũng
thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời trước các nhiệm vụ
lịch sử.
+ Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam

đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp - xã hội sâu
sắc. Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng
đân tộc đầu thế kỷ XX.
+ Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống
Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước nhưng đều thất bại (Chủ
trương cầu viện, dùng vũ trang khôi phục độc lập của Phan Bội
Châu; Chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ” khai thông dân trí, nâng
cao dân trí,.. trên cơ sở đó mà dần dần tính chuyện giải phóng
của Phan Chu Trinh; Khởi nghĩa nặng cốt cách phong kiến của
Hoàng Hoa Thám). Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn
đi đến thắng lợi, phải đi theo con đường mới.
- Bối cảnh thời đại (quốc tế): Khi con thuyền Việt Nam còn lênh
đênh chưa rõ bờ bến phải đi tới thì lịch sử thế giới trong giai
đoạn này cũng đang có những biến chuyển to lớn.Chủ nghĩa tư
bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc
quyền, đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn
thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các
dân tộc thuộc địa.
Có một thực tế lịch sử là trong quá trình xâm lược và thống trị
của chủ nghĩa thực dân tại các nước nhược tiểu ở châu Á, châu
Phi và khu vực Mỹ - latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn
được duy trì, và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa.


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện thêm các
giai cấp. tầng lớp xã hội mới.
2. Thời kỳ 1911 - 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải
phóng dân tộc.

- Thời kỳ hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau: Hơn 30 nước,
khắp 4 châu lục, từ những nước thuộc địa đến những nước tư
bản
+ Ngày 3 - 6 - 1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba
xin làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral
Latouche Tréville), một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở
khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn
đi Mácxây (Marseille), Pháp.
+ Ngày 5 - 6 - 1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin,
từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành
phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm
đường cứu nước.
+ Theo hành trình của tàu, Nguyễn Tất Thành đã dừng
chân ở cảng Mácxây, cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) của Pháp.
Không dừng lại ở Pháp, năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm
thuê cho một chiếc tàu của hãng Sácgiơ Rêuyni đi vòng
quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của
một số nước như Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Angiêri,
Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông… Nguyễn
Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi qua Máctiních
(Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ)
và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912. Khoảng đầu năm
1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ,


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

sau đó sang Anh. Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ
nhất diễn ra ác liệt, tình hình Đông Dương đang có những
biến động, vào khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành

từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động
trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
- Chịu đựng gian khổ khảo sát thực tiễn và học tập
+ Những ngày đầu tiên trên đất Pháp, được chứng kiến ở
Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam, anh
nhận thấy có những người Pháp trên đất Pháp tốt và lịch
sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông Dương.
+ Ở Châu Phi năm 1912, đến đâu anh cũng thấy cảnh khổ
cực của người lao động dưới sự áp bức bóc lột dã man, vô
nhân đạo của bọn thống trị. Cảnh tượng đó làm cho
Nguyễn Tất Thành rất đau xót. Anh liên tưởng một cách tự
nhiên đến số phận của người dân Việt Nam, đồng bào
khốn khổ của anh. Họ cũng là nạn nhân của sự hung ác,
vô nhân đạo của bọn thực dân. Những sự việc như vậy
diễn ra khắp nơi trên đường anh đi qua, tạo nên ở anh mối
đồng cảm sâu sắc với số phận chung của nhân dân các
nước thuộc địa.
+ Tại Mỹ cuối năm 1912, anh có dịp tìm hiểu cuộc đấu
tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn
độc lập nổi tiếng trong lịch sử. Anh vừa đi làm thuê để
kiếm sống vừa tìm hiểu đời sống của những người lao
động Mỹ. Nguyễn Tất Thành đã tranh thủ lúc rỗi rãi đi xem
xét nhiều nơi, từ những khu phố hoa lệ nổi tiếng thế giới
với những ngôi nhà cao chọc trời ở Niu Oóc đến những


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

ngôi nhà ổ chuột ở khu Háclem.Dừng chân ở nước Mỹ
không lâu nhưng Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra bộ

mặt thật của đế quốc Hoa Kỳ. Đằng sau khẩu hiệu "cộng
hòa dân chủ" của giai cấp tư sản Mỹ là những thủ đoạn
bóc lột nhân dân lao động rất tàn bạo. Anh cảm thông sâu
sắc với đời sống của người dân lao động da đen và rất căm
giận bọn phân biệt chủng tộc, hành hình người da đen một
cách man rợ.
+ Đến nước Anh, để kiếm tiền sinh sống, anh nhận cào
tuyết cho một trường học, rồi làm thợ đốt lò. Công việc hết
sức nặng nhọc, nhưng sau mỗi ngày anh đều tranh thủ
thời gian học tiếng Anh.Tại Anh, Nguyễn Tất Thành đã
hăng hái tham dự những cuộc diễn thuyết ngoài trời của
nhiều nhà chính trị và triết học, tham gia Hội những người
lao động hải ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của
nhân dân Airơlen.
+ Tại Pháp:
* Thời gian đầu khi tới Pari, chưa có giấy tờ hợp pháp,
Nguyễn Tất Thành được các đồng chí trong Ban đón tiếp
những người lao động nhập cư của Đảng Xã hội Pháp giúp
đỡ. Trong khi chờ các đồng chí tìm cho giấy tờ quân dịch
hợp pháp, anh phải sống ẩn náu, hạn chế đi lại để tránh sự
kiểm tra của cảnh sát. Cuộc sống của anh lúc đó gặp rất
nhiều khó khăn. Vừa hoạt động chính trị, vừa phải kiếm
sống một cách chật vật, khi thì làm thuê cho một hiệu
ảnh, khi thì vẽ thuê cho một xưởng đồ cổ mỹ nghệ Trung
Hoa, nhưng anh vẫn kiên trì, hăng say học tập và hoạt


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

động. Anh thường xuyên gặp gỡ với những người Việt Nam

ở Pháp, có tư tưởng và khuynh hướng tiến bộ như Phan
Châu Trinh, Phan Văn Trường. Nguyễn Ái Quốc từng bước
tham gia vào cuộc đấu tranh của phong trào công nhân và
lao động Pháp.
* Khoảng đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập
Đảng Xã hội Pháp. Khi được hỏi vì sao vào Đảng, anh trả
lời: Vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý
của Đại cách mạng Pháp: "Tự do, Bình đẳng, Bác ái"
* Ngày 18 - 6 - 1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia
chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây (Versailles) (Pháp).
Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp,
Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường
thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội
nghị Vécxây. Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên:
Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái
Quốc xuất hiện. Nguyễn Ái Quốc tới lâu đài Vécxây gửi
bản Yêu sách cho văn phòng Hội nghị, sau đó lần lượt gửi
bảnYêu sách đến các đoàn đại biểu các nước Đồng minh
dự hội nghị. Hầu hết các đoàn đại biểu đều có thư trả lời
Nguyễn Ái Quốc.Bản Yêu sách phản ánh nguyện vọng của
nhân dân Việt Nam không được hội nghị xem xét. Đối với
dư luận Pháp, Yêu sách cũng không có tiếng vang như
mong muốn, nhưng lại tác động mạnh mẽ đến người Việt
Nam trong nước và nước ngoài.
* Từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh, Nguyễn Ái Quốc thấy cần
phải học viết báo để tố cáo tội ác của thực dân Pháp.


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………


Phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội ở Pháp đã đưa
anh đến với hoạt động báo chí. Trong hai năm 1919 1920, Nguyễn Ái Quốc đã viết 5 bài báo. Bài đầu tiên là
Vấn đề bản xứ, đăng trên báo Nhân đạo (L' Humanité),
ngày 2 - 8 - 1919.
=> Khát vọng của Người là đấu tranh giải phóng dân tộc,
nhưng làm thế nào và đi theo hướng nào để đạt được mục
đích đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn còn đang tìm kiếm.
- Tìm thấy con đường cứu nước: Báo Nhân đạo, ngày 16 và 17 7 - 1920 đã đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Tên đầu bài có liên
quan đến vấn đề thuộc địa lập tức thu hút sự chú ý của Nguyễn
Ái Quốc. Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con
đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Từ
bản Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương
hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam. Niềm tin ấy là
cơ sở tư tưởng để Nguyễn Ái Quốc vững bước đi theo con đường
cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin. Quyết tâm đi
theo con đường của Lênin vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc xin gia nhập
Uỷ ban Quốc tế III, do một số đồng chí trong Đảng Xã hội Pháp
lập ra, nhằm tuyên truyền vận động gia nhập Quốc tế III.
=> Như vậy, từ năm 1911 đến năm 1920, là thời kỳ Nguyễn Ái
Quốc khảo sát, nghiên cứu để lựa chọn con đường giải phóng
dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ của bọn thực dân, phong kiến.
Người đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ.
Trải qua những tháng năm lao động kiếm sống, thâm nhập đời


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………

sống thực tế của những người lao động nhiều nước trên thế giới,

Nguyễn Ái Quốc thấy rõ cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư
bản, anh vô cùng xúc động trước đời sống khổ cực của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động các nước. Đến một số nước
thuộc địa châu Phi, Người thấy rõ ở đâu người dân mất nước
cũng khổ cực như nhau. Bước đầu anh rút ra kết luận quan
trọng là: ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở
đâu nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột rất dã man; các
dân tộc thuộc địa đều có một kẻ thù chung là bọn đế quốc thực
dân. Anh nhận rõ giai cấp công nhân và nhân dân lao động các
nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù. Sau
này anh đã khái quát thành một chân lý: "Dù màu da có khác
nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột
và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật
mà thôi: tình hữu ái vô sản" , “Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản” .Sự lựa chọn và hành động của Nguyễn Ái Quốc phù hợp
với trào lưu tiến hóa của lịch sử, chuyển từ chủ nghĩa yêu nước
sang chủ nghĩa cộng sản, đã kéo theo cả một lớp người Việt
Nam yêu nước chân chính đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đó
chủ nghĩa Mác - Lênin bắt đầu thâm nhập vào phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam từ
đây có một phương hướng mới.
3. Thời kỳ 1921 - 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách
mạng Việt Nam.
- Thời kỳ hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau (về mặt
chính trị): Từ Pháp (nước tư bản) sang Liên Xô(nước xã hội chủ
nghĩa), tiếp tục Chủ nghĩa Mác - Lênin và nhìn thấy tư tưởng


Họ và tên:…………………………………. Mã sinh viên:…………………………


của mình. Sau đó người quay về nước tìm cách truyền bá tư
tưởng và tiếp tục hoạt đông ở Trung Quốc, Thái Lan.
- Thời kỳ hoạt động sôi nổi tích cực và thu được nhiều thành
tựu:
+ Hoạt động sôi nổi về mặt thực tiễn: Tham gia và thành
lập rất nhiều tổ chức
* 1921 - 1923: Nguyễn Ái Quốc hoạt động với cương vị
Trưởng tiểu ban Đông Dương trong Ban nghiên cứu thuộc
địa của Đảng Cộng sản Pháp; tham dự Đại hội I, II của
đảng này, phê bình Đảng chưa quan tâm đúng mức đến
vấn đề thuộc địa; Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất
bản báo Le Paria nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam, mục đích của báo là đấu tranh “giải phóng
con người”. Tư tưởng về giải phóng con người xuất hiện từ
rất sớm và sâu sắc ở Nguyễn Ái Quốc.
* 1923 - 1924: Người sang Liện Xô tham dự Hội nghị Quốc
tế nông dân, tận mắt chứng kiến những thành tựu về mọi
mặt của nhân dân Liên Xô. Năm 1924, Người tham dự Đại
hội V Quốc tế Cộng sản và các Đại hội Quốc tế thanh niên,
Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ. Thời gian ở Liên
Xô tuy ngắn nhưng những thành tựu về kinh tế - xã hội
trên đất nước này đã để lại trong Người những ấn tượng
sâu sắc.
* 1924 - 1927: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng
Châu thực hiện một số nhiệm vụ do Đoàn chủ tịch Quốc tế
nông dân giao phó.Khoảng giữa 1925, Người sáng lập “Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên”, ra báo Thanh niên, mở



×