Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

khai quát về tồn tại xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.03 KB, 7 trang )

I. Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội. Trong những quan hệ xã hội vật chất thì quan hệ giữa người
với tự nhiên và quan hệ vật chất giữa người với người là hai loại quan hệ cơ bản.
Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm: phương thức sản xuất
vật chất, các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý và dân cư. Các
yếu tố đó tồn tại trong mối thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau, tạo thành
điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó, phương thức sản xuất vật
chất là yếu tố cơ bản nhất.
V.I. Lê nin, khi nghiên cứu tồn tại xã hội với tính cách vừa là đời sống vật
chất, vừa là những quan hệ vật chất giữa người và người, đã cho rằng: việc anh
sống, anh hoạt động kinh tế, anh sinh đẻ con cái và anh chế tại ra các sản phẩm,
anh trao đổi sản phẩm, làm nảy sinh ra một chuỗi tất yếu khách quan gồm những
biến cố, những sự phát triển, không phụ thuộc và ý thức xã hội của anh và ý thức
này không bao giờ bao quát được toàn vẹn chuỗi đó.

II. Các yếu tố cơ bản hợp thành tồn tại xã hội
1. Phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất (PTSX) là cách thức con người thực hiện quá trình
sản xuất, làm ra của cải vật chất ở từng giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội
loài người. PTSX chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ
nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng: sự vận động, phát triển của PTSX do
sự tác động qua lại một cách biện chứng giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và
quan hệ sản xuất (QHSX).
Lực lượng sản xuất là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng
trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nó bao gồm người lao động với kỹ
năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong
quá trình sản xuất, sức lao động của con người kết hợp với tư liệu sản xuất,
1



trước hết là công cụ lao động tạo thành LLSX. Như vậy, LLSX biểu hiện mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, nó thể hiện năng
lực hoạt động thực tế của con người trong quá trình sản xuất ra của cải xã hội.
Trong các yếu tố của LLSX, “người lao động” là LLSX hàng đầu của toàn
thể nhân loại bởi người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất; bằng
thể lực, tri thức và kỹ năng lao động nhất định, người lao động tạo ra tư liệu sản
xuất, sử dụng tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối
tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Ngày nay, sự thành công của các
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ giúp cho sức mạnh và kỹ năng lao động
của con người ngày càng được nâng cao, trong đó lao động trí tuệ ngày càng
đóng vai trò chính yếu.
Cùng với người lao động, công cụ lao động là yếu tố cơ bản của LLSX,
đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Trong quá trình sản xuất, chính sự
không ngừng được cải tiến và hoàn thiện của công cụ lao động đã làm biến đổi
toàn bộ tư liệu sản xuất. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo
chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế
trong lịch sử.
QHSX là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất
(sản xuất và tái sản xuất xã hội). QHSX bao gồm ba mặt: Các quan hệ sở hữu
đối với tư liệu sản xuất; các quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất và các
quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Ba mặt của QHSX thống nhất biện
chứng với nhau, chúng luôn luôn gắn bó tạo thành một hệ thống mang tính ổn
định tương đối so với sự phát triển không ngừng của LLSX. Trong đó, quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản, đặc trưng cho QHSX
trong từng xã hội, nó có vai trò quyết định hai mặt còn lại của QHSX. Theo hai
loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất (sở hữu tư nhân và sở hữu công
cộng), thì quan hệ giữa người với người là quan hệ bình đẳng, hợp tác và cùng
có lợi. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến việc tổ chức,
điều hành quá trình sản xuất. Nó do quan hệ sở hữu quy định và phải thích ứng
với quan hệ sở hữu, nhưng có trường hợp nó không thích ứng với quan hệ sở

2


hữu nên làm biến dạng quan hệ sở hữu. Quan hệ về phân phối sản phẩm tác
động trực tiếp đến lợi ích của con người nên nó chi phối, ảnh hưởng đến thái độ
của con người trong lao động sản xuất, đồng thời cũng tác động trở lại quan hệ
sở hữu tư liệu sản xuất và quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất.
QHSX bản chất là những quan hệ kinh tế khách quan, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người, đó là những quan hệ mang tính vật chất
thuộc đời sống xã hội. Nó là hình thức xã hội của LLSX và là cơ sở sâu xa của
đời sống tinh thần xã hội. Các QHSX của một PTSX là hệ thống bao gồm nhiều
mối quan hệ phong phú, đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức. Mỗi mặt
quan hệ của hệ thống QHSX có vai trò và ý nghĩa riêng, xác định khi nó tác
động tới nền sản xuất xã hội nói riêng và tới toàn bộ tiến trình lịch sử nói chung.
PTSX được coi là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu của xã hội và
quyết định sự vận động, phát triển của xã hội qua các giai đoạn lịch sử. Khi một
PTSX mới ra đời, thay thế PTSX cũ đã lỗi thời thì mọi mặt của đời sống xã hội
cũng có sự thay đổi căn bản từ kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp, từ các quan
điểm tư tưởng xã hội đến các tổ chức xã hội. Lịch sử xã hội loài người đã biết
đến năm PTSX kế tiếp nhau từ thấp lên cao, tương ứng với nó có năm xã hội cụ
thể: cộng sản nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa (mà chủ nghĩa xã hội là giai đoạn thấp). Lịch sử xã hội loài người trước
hết là lịch sử của sản xuất, lịch sử của các PTSX kế tiếp nhau trong quá trình
phát triển. Việc thay thế PTSX cũ bằng PTSX mới diễn ra không đơn giản, dễ
dàng. Đó là quá trình cải biến cách mạng. PTSX mới muốn trở thành PTSX
thống trị thì phải trài qua cách mạng xã hội và gắn liền với chế độ chính trị.
PTSX là yếu tố cơ bản và trực tiếp quy định sự sinh tồn, phát triển của
mỗi con người cũng như của toàn bộ cộng đồng xã hội, quy định trực tiếp
phương thức hoạt động vật chất của mọi xã hội. PTSX nào cũng được tạo nên từ
hai mặt, đó là mặt vật chất – kĩ thuật của quá trình sản xuất (biểu hiện tập trung

ở trình độ phát triển phương thức kĩ thuật, công nghệ) và mặt kinh tế - xã hội
của quá trình ấy (thể hiện tiêu biểu ở trình độ phát triển của phương thức tổ chức
kinh tế). Khi PTSX có sự phát triển nhờ những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sản
3


xuất, tất yếu dẫn đến những biến đổi trong việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên
và cơ cấu, phân bố dân cư để đảm bảo cho quá trình xác lập phương thức sản
xuất mới.
Như vậy, chìa khoá để nghiên cứu những quy luật của lịch sử xã hội
không phải tìm kiếm ở trong đầu óc con người, trong tư tưởng, ý niệm của xã
hội, mà là ở PTSX do xã hội thực hiện trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Chính sự biến đổi của PTSX quyết định sự biến đổi, phát triển của xã hội; do đó,
để thúc đẩy xã hội phát triển cần phải thúc đẩy sự phát triển của PTSX.

2. Điều kiện tự nhiên
Tự nhiên, theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng, vô tận. Tự
nhiên là điều kiện đầu tiên, thường xuyên, tất yếu của quá trình sản xuất ra của
cải vật chất;là một trong những yếu tố cơ bản của những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội. Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo
quy luật tiến hóa, trong điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện, vì vậy tự
nhiên còn là môi trường sống của con người và xã hội loài người. Chỉ có tự
nhiên mới cung cấp được những thứ cần thiết nhất cho sự sống và sự tồn tại của
con người như nước, ánh sáng, không khí, thức ăn, nguyên vật liệu, tài nguyên
khoáng sản .v.v.. Tự nhiên vừa là nhà ở, vừa là công xưởng và phòng thí
nghiệm, vừa là bãi chứa chất thải khổng lồ của xã hội. Do vậy, tự nhiên vừa là
nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại phát triển của xã
hội.
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc tổ chức phân công lao động và bố
trí lực lượng sản xuất. Sự phong phú đa dạng của tự nhiên là cơ sở tự nhiên của

việc phân công lao động trong xã hội. Xã hội gắn bó với điều kiện tự nhiên
thông qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là quá trình lao
động sản xuất. Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên phân biệt lao động của
người với động vật, lao động cũng là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất, quan trọng
nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên. Với tư cách là môi
trường tồn tại và phát triển của xã hội, tự nhiên có thể tạo điều kiện thuận lợi và
4


cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của chính bản thân xã hội.
Hoàn cảnh địa lý, bao gồm các yếu tố như tài nguyên, khoáng sản, khí
hậu, đất đai,.. là những yếu tố ảnh hưởng thường xuyên, tất yếu tới sự tồn tại và
phát triển của xã hội, nhưng không giữ vai trò quyết định phát triển của xã hội.
Ở những trình độ khác nhau của xã hội, mức độ ảnh hưởng của tự nhiên đối với
xã hội có khác nhau.
Sự tác động của con người đến tự nhiên sẽ làm cho tự nhiên biến đổi. Tự
nhiên cung cấp cho con người tất cả các nguồn vật chất vốn có của sinh quyển
để con người sống và tiến hành lao động sản xuất; chính quá trình này con người
đã làm biến đổi tự nhiên mạnh mẽ nhất, nhanh chóng nhất so với tất cả các thành
phần khác của chu trình sinh học. Trong quá trình này, nếu con người không
kiểm tra, điều tiết việc sử dụng, khai thác, bảo quản các nguồn vật chất tự nhiên
thì khủng hoảng sinh thái sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên xã hội bị
phá vỡ, sự sống của con người và xã hội loài người bị đe dọa. Để giữ được môi
trường tồn tại và phát triển, con người phải nắm chắc các quy luật của điều kiện
tự nhiên, kiểm tra, bảo quản, khai thác, sử dụng và tái tạo các nguồn vật chất của
tự nhiên để đảm bảo sự cân bằng của xã hội.

3. Điều kiện dân số
Điều kiện dân số bao gồm các yếu tố số dân, mật độ dân số, phân bố dân

cư, tỉ lệ tăng dân số, là điều kiện thường xuyên tất yếu của sự phát triển xã hội,
nhưng không giữ vai trò quyết định sự phát triển xã hội. Vấn đề dân số vừa phụ
thuộc vào các quy luật tự nhiên, liên quan đến môi trường tự nhiên; vừa phụ
thuộc vào các điều kiện xã hội, liên quan đến bản chất của chế độ xã hội và các
chính sách của nhà nước trong chế độ xã hội.
Điều kiện dân số ảnh hưởng đến nguồn lao động, tổ chức phân công lao
động xã hội cũng như các chính sách phát triển văn hóa tinh thần khác. Việc
phân bố dân cư không thể theo ý muốn chủ quan mà phải phụ thuộc trình độ
phát triển của sản xuất và chế độ xã hội.
5


Vai trò của dân số ngày nay là vấn đề bùng nổ dân số. Nếu sản xuất có kế
hoạch nhưng tăng trưởng dân số không có kế hoạch tự nó sẽ phá vỡ kế hoạch
sản xuất. Nước ta hiện nay dân số tăng quá nhanh, muốn có cuộc sống văn minh,
hạnh phúc thì nhiệm vụ kế hoạch hóa dân số và giải quyết việc làm cho người
lao động phải là nhiệm vụ hàng đầu của chính sách xã hội.

6


MỤC LỤC
I. Khái niệm tồn tại xã hội.....................................................1
II. Các yếu tố cơ bản hợp thành tồn tại xã hội.....................1
1. Phương thức sản xuất.........................................................1
2. Điều kiện tự nhiên...............................................................4
3. Điều kiện dân số..................................................................5

7




×