Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu nồng độ của các globulin mieecn dịch và bổ thể ở bệnh nhân đái tháo đường tysp 2 điều trị tại khoa nội tiết bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----------***----------

NGUYỄN HỒNG HẢI

nghiên cứu nồng độ của các globulin miễn dịch và bổ thể ở bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 điều trị tại khoa Nội Tiết Bệnh viện Bạch Mai

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009-2015

HÀ NỘI – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----------***----------

BỘ Y TẾ


NGUYN HNG HI

NGHIÊN CứU NồNG độ của các globulin
miễn dịch và bổ thể ở bệnhnhân đáI tháo
đ-ờng typ 2
điều trị tại khoa nộitiết Bệnh viện bạch
mai

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA


KHểA 2009-2015

Ngi hngdn:
TS.BS BI TUN ANH
ThS.BS NGễ TH THU HIN

H NI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành bằng sự cố gắng, nỗ lực của tôi cũng với sự
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp hoàn thành khóa luận, với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
TS.BS Bùi Tuấn Anh – Trưởng khoa Hóa Sinh , Bệnh viện Bạch Mai
và Ths.BS Ngô Thị Thu Hiền – Giảng viên bộ môn Hóa Sinh, Trường Đại
Học Y Hà Nội.Thầy cô đã truyền cho tôi những bài học quý báu, trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận.
GS.TS.Tạ Thành Văn, Chủ nghiệm bộ môn Hóa Sinh, Trường Đại Học
Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được làm khóa luận này.
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học, Trường Đại Học Y Hà Nội đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Các thầy cô bộ môn Hóa sinh, Trường Đại Học Y Hà Nội đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn
đến gia đình và những người thân yêu luôn bên tôi,động viên, chia sẻ và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong cuộc sống, trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Hà Nội ngày 03 tháng 6 năm 2015
Sinh viên


Nguyễn Hồng Hải


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận“nghiên cứu nồng độ của các
globulin miễn dịch và bổ thể ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị tại khoa
Nội Tiết Bệnh viện Bạch Mai” là hoàn toàn do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS.BS Bùi Tuấn Anh và ThS.BSNgô Thị Thu Hiền.
Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội,ngày 03 tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Hồng Hải


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu....................................................... 28
Bảng 3.2. Giá trị trung bình các chỉ số xét nghiệm ở cả 2 nhóm ................... 28
Bảng 3.3. Giá trị trung bình các xét nghiệm ở 2 giới nhóm bệnh .................. 29
Bảng 3.4. Các chỉ số globulin miễn dịch và bổ thể theo nồng độ Glucose .... 31
Bảng 3.5. Các chỉ số giữa nhóm mới phát hiện ĐTĐ và nhóm có tiền sử ĐTĐ
........................................................................................................ 32
Bảng 3.6. Các chỉ sốgiữa nhóm có TS phát hiện bệnh dưới 5 năm và nhóm có
TS phát hiện bệnh trên 5 năm......................................................... 33
Bảng 3.7. Mối tương quan giữa các chỉ số với nồng độ glucose máu............ 34
Bảng 3.8. Mối tương quan giữa các chỉ số với thời gian mắc bệnh ............... 34
Bảng 3.9. Mối tương quan giữa các chỉ số globulin miễn dịch với bổ thể ..... 35
Bảng 3.10. Mối tương quan giữa các chỉ số globulin miễn dịch .................... 37
Bảng 4.1. So sánh giá trị trung bình C3, C4 với các nghiên cứu…................40



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính ............................. 27
Biểu đồ 3.2.Tỷ lệ rối loạn globulin miễn dịch và bổ thể ở nhóm bệnh ........... 30
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ rối loạn globulin miễn dịch và bổ thể ở nhóm chứng ........ 30
Biểu đồ 3.4. Rối loạn các chỉ số bổ thể và globulinmiễn dịch theo giới nhóm bệnh
...................................................................................................... 31
Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa nồng độ IgG và thời gian phát hiện bệnh 35
Biểu đồ 3.6. Mối tương quan giữa nồng độ IgA với nồng độ C4 ................... 36
Biểu đồ 3.7. Mối tương quan giữa nồng độ IgM với nồng độ C4................... 37
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa nồng độ IgA và IgG........................................ 38
Biểu đồ 3.9.Mối tương quan giữa nồng độ C3 và C4 ..................................... 38

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các con đường hoạt hóa bổ thể ........................................................ 9
Hình 1.2.Vai trò của C3 trong cơ chế bệnh sinh ĐTĐ ................................... 10


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

American Diabetes Association
(Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ)

ASP

Acylation stimulating protein
(Protein kích thích sự acyl hóa)


BN

Bệnh nhân

BMI

Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)

ĐTĐ

Đái tháo đường

HOMA

Homeostasis Model Assessment
(Mô hình đánh giá cân bằng nội môi)

HOMA-IR Homeostasis Model Assessment – Insulin Resistance
(Chỉ số kháng insulin theo mô hình đánh giá cân bằng nội môi)
IDF

Internaltional Diabetes Federation
(Hiệp hội Đái tháo đường thế giới)

KT

Kháng thể

WHO


World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 5
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ................. 3
1.1.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới .................................... 3
1.1.2. Tình hình bệnh đái tháo đường ở Việt Nam ..................................... 4
1.2. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG .............................................................................. 6
1.2.1.Định nghĩa ĐTĐ ................................................................................ 6
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ .............................................................. 6
1.2.3.Phân loại và cơ chế bệnh sinh ĐTĐ .................................................. 6
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỔ THỂ......................................................... 9
1.3.1. Khái niệm về bổ thể .......................................................................... 9
1.3.2.Cơ chế bệnh sinh rối loạn bổ thể C3, C4 trong bệnhĐTĐ .............. 10
1.3.3.Các nghiên cứu về bổ thể (C3, C4) và đái tháo đường.................... 13
1.4.CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GLOBULIN MIỄN DỊCH ........................... 14
1.4.1.Khái niệm về globulin miễn dịch (immunoglobulin-Ig ) ................ 14
1.4.2.Cơ chế bệnh sinh rối loạn globulin miễn dịch trong bệnhĐTĐ ...... 17
1.4.3.Các nghiên cứu về globulin miễn dịch và ĐTĐ typ 2 ..................... 18


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 20

2.1.Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 20
2.1.1.Nhóm bệnh ....................................................................................... 20
2.1.2.Nhóm chứng..................................................................................... 20
2.1.3. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu ................................................. 21
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 21
2.3.Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 21
2.3.2.Cách lấy mẫu.................................................................................... 21
2.3.3.Trang thiết bị .................................................................................... 21
2.3.4.Hóa chất ........................................................................................... 21
2.3.5. Các phương pháp xét nghiệm sử dụng trong nghiên cứu ............... 22
2.3.6.Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 24
2.4.Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................... 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 27
3.1.Những thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................. 27
3.1.1.Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính .................................. 27
3.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 28
3.1.2. Kết quả xét nghiệm một số thông số máu ...................................... 28
3.1.3. Giá trị trung bình các chỉ số xét nghiệm ở 2 giớinhóm bệnh ......... 29
3.1.4. Tỷ lệ rối loạn globulin miễn dịch và bổ thể ở 2 nhóm ................... 30
3.1.5. Phân loại rối loạn globulin miễn dịch và bổ thểtheo giớinhóm bệnh
................................................................................................................... 31


3.1.6. Các chỉ số globulin miễn dịch và bổ thể theo nồng độ glucose máu
nhóm bệnh ................................................................................................. 31
3.1.7.Các chỉ số bổ thể và globulin miễn dịch theo thời gian phát hiện
bệnh ........................................................................................................... 32
3.1.6.1.Các chỉ số giữa nhóm mới phát hiện bệnh và nhóm có tiền sử bệnh
................................................................................................................... 32

3.1.7. Mối tương quan giữa các chỉ số với nồng độ glucose máu ............ 34
3.1.8. Mối tương quan giữa các chỉ số với thời gian phát hiện bệnh ....... 34
3.1.8. Mối tương quan giữa các chỉ số globulin miễn dịch với bổ thể ..... 35
3.1.9 Mối tương quan giữa các chỉ số globulin miễn dịch ....................... 37
3.1.10 Mối tương quan giữa các chỉ số bổ thể .......................................... 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 39
4.1. Về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................... 39
4.2.Về thay đổi của bổ thể và globulin miễn dịch ở người ĐTĐ typ 2 ....... 39
4.2.1. Về thay đổi bổ thể C3, C4 ở người đái tháo đường ........................ 39
4.2.2 Về thay đổi globulin miễn dịch ở người đái tháo đường ................. 41
4.2.3.Về liên quan giữa bổ thể, globulin miễn dịch máu với tuổi và giới 42
4.2.4.Về liên quan giữa bổ thể , globulin miễn dịch máu với nồng độ
glucose máu .............................................................................................. 43
4.2.5. Về liên quan giữa nồng độ bổ thể , globulin máu với thời gian mắc
bệnh ........................................................................................................... 44
4.2.6. Về mối liên quan giữa nồng độ bổ thể và globulin miễn dịch ....... 45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi
tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa
carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác dụng
của insulin, hoặc cả hai. Bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Trên thế giới tính đến năm 2010 có khoảng 285 triệu người mắc ĐTĐ
và dự báo đến năm 2030 có khoảng 438 triệu người[1], [2].
Đái tháo đường là một vấn đề y tế nan giải, là gánh nặng với sự phát

triển kinh tế - xã hội vì sự phổ biến của bệnh, các hậu quả nặng nề của bệnh
do phát hiện và điều trị muộn. Một nghiên cứu về chi phí cho điều trị ĐTĐ tại
Mỹ năm 1997 cho thấy tổng chi phí điều trị cho người bị ĐTĐ là 77,7 tỷ USD
trong đó phần lớn chi cho điều trị biến chứng của bệnh[3]. Ước tínhchi phí tối
thiểu để điều trị đái tháo đường trên thế giới năm 2010 là 376 tỷ USD và lên
đến 490 tỷ USD vào năm 2030 (chiếm 12% tổng chi phí y tế toàn cầu)[4].
Đái tháo đường là một bệnh tiến triển âm thầm, tỉ lệ người mắc bệnh
ngày càng tăng, bên cạnh đó cuộc sống được cải thiện, tuổi thọ của người
ĐTĐ tăng cũng làm cho các biến chứng mạn tính có điều kiện xuất hiện và
ngày càng tăng theo thời gian bị bệnh. Những nghiên cứu về đái tháo đường
cho thấy cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 bao gồm tình trạng rối loạn bài tiết
insulin và tình trạng kháng insulin, ngoài ra người ta còn nhận thấy có sự hiện
diện của tình trạng viêm mạn tính mức độ thấp góp phần vào cơ chế bệnh sinh
của kháng insulin[5],[ 6]. Quá trình viêm mạn tính này dẫn đến sự thay đổi
các thành phần của hệ miễn dịch ở bệnh nhân ĐTĐ.Trên thế giới có rất nhiều
công trình nghiên cứu về rối loạn miễn dịch ở người mắc ĐTĐ, cụ thể là
nghiên cứu về sự thay đổi của globulin miễn dịch, bổ thể ở những bệnh nhân
này. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và cần
được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ. Ở Việt Nam chúng tôi chưa


2
tìm thấy tài liệu khoa học nào được công bố có liên quan về vấn đề này.Vì
vậy chúng tôi tiến hành đề tài“nghiên cứu nồng độ của các globulin miễn
dịch và bổ thể ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị tại khoa Nội Tiết Bệnh viện
Bạch Mai” với 2 mục tiêu:
1. Tìm hiểu nồng độ các globulin miễn dịch và bổ thể ở bệnh nhân đái
tháo đường
2. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ của các globulin miễn dịch với bổ
thể và mối liên quan giữa các chỉ số này với tuổi, giới, nồng độ glucose

máu và thời gian mắc bệnh ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1.Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới
Đái tháo đường là một trong những bệnh rối loạn nội tiết phổ biến nhất,
ảnh hưởng đến 6% dân số thế giới. Theo Hiệp hội Đái tháo đường thế
giới(International Diabetes Federation - IDF)số lượng người mắc ĐTĐ sẽ
tăng từ 240 triệu người mắc năm 2010 tới 366 triệu người mắc vào năm
2030(Wild S, 2004)[7]. Hơn 97% trong số đó mắc ĐTĐ typ 2. Sự gia tăng số
lượng dự kiến các bệnh nhân mắc ĐTĐ sẽ tăng thêm gánh nặng cho các tổ
chức chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.Theo Tổ Chức Y tế Thế Giới
(World Health Organization- WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 3,2
triệu người chết vì bệnh này, tương đương với số người chết vì bệnh
HIV/AIDS(WHO, 2012). Giáo sư Paul Zimmet, Giám đốc trung tâm phối hợp
chống bệnh đái tháo đường và viện nghiên cứu đái tháo đường trực thuộc
WHO khẳng định ở Châu Á, bệnh đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe có
mức độ nghiêm trọng còn lớn hơncả cúm gia cầm và AIDS cộng lại và nó đã
trở thành “cơn sóng thần bệnh đái tháo đường toàn cầu“(Paul Zimmet, 2006).
Ngày 20/12/2006, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ban hành nghị quyết số
61/225 trong đó thừa nhận bệnh đái tháo đường là căn bệnh “ phổ biến – mãn
tính – nguy hiểm và chi phí tồn kém“.
Đái tháo đường rất phổ biến ở các nước phát triển.Tuy nhiênở các nước
đang phát triển có sự thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, giảm hoạt động thể
lực và dư thừa năng lượng làm tỉ lệ người mắc bệnh tăng lên một cách nhanh
chóng. ĐTĐ thường được chia làm 4 nhóm chính trong đó ĐTĐ typ 2 chiếm



4
tỷ lệ khoảng 90-95%, ở Việt Nam tỷ lệ này khoảng 91%, thường gặp ở lứa
tuổi trên 40 tuổi nhưng ngày nay đáng lo ngại nhất về sự gia tăng bệnh ĐTĐ
là sự phổ biến căn bệnh này ở trẻ em và thanh thiếu niên do tình trạng thừa
cân, béo phì ở độ tuổi này càng ngày càng phổ biến.
WHO cho biết, tốc độ phát triển của bệnh ĐTĐ hiện đang ở mức đáng
báo động,theo thống kê cứ sau 15 năm số người mắc ĐTĐ trên thế giới tăng
lên gấp đôi. Tuy nhiên tỷ lệ và tốc độ phát triển bệnh ĐTĐ ở từng quốc gia và
từng khu vực là khác nhau.Mười quốc gia đứng đầu về số lượng người mắc
bệnh tiểu đường hiện nay là Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Indonesia, Nhật Bản,
Pakistan, Nga, Brazil, Ý, Bangladesh. Tỷ lệ tăng lớn nhất số người mắc bệnh
được dự đoán sẽ xảy ra ở Châu Phi trong vòng 20 năm tới, ước tính lên tới
109 triệu ngươi mắc vào năm 2035 (theo IDF)[8].
Theo một thông báo của WHO (1990), ở Mỹ số bệnh nhân ĐTĐ ở lứa
tuổi từ 20-76 chiếm tỷ lệ 6,9% tổng số dân nước này. Nếu như trong những
năm của thập niên 70 ở thế kỷ trước ở Mỹ bệnh ĐTĐ đứng hàng thứ 5 về
nguyên nhân gây tử vong trong số các bệnh nội khoa thì trong những năm gần
đây nó đã chiếm vị trí thứ3, sau bệnh ung thư và tim mạch.
Tại các nước đang phát triển như hiệp hội ASEAN, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ
cũng tăng lên rất nhanh. Theo Tạ Văn Bình(2001) cho biết khu vực Tây Thái
Bình Dương (trong đó có Việt Nam) hiện tại có khoảng 30 triệu người mắc
bệnh ĐTĐ và dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025[9].
1.1.2. Tình hình bệnh đái tháo đường ở Việt Nam
Việt Nam có sự gia tăng nhanh bệnh đái tháo đường. Một phần do lối
sống với chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và nhận thức cộng đồng về phòng
chống bệnh rất hạn chế. ĐTĐ tiến triển âm thầm do nhiều nguyên nhân như di
truyền, dinh dưỡng không hợp lý, béo phì, lối sống thụ động, ít hoạt động thể



5
lực và stress, cùng tỷ lệ tử vong cao, ĐTĐ vẫn được xem như “ kẻ giết người
thầm lặng “ của nhân loại thời hiện đại[10].
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu tình hình bệnh
ĐTĐ ở nước ta. Điều tra dịch tễ tình hình mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội và các
vùng phụ cận (1991) cho thấy tỉ lệ mắc bệnh chung ở người trên 15 tuổi là
1,1% trong đó nội thành là 1,44% ngoại thành là 0,63%, tỷ lệ rối loạn dung
nạp đường huyết là 1,6%.Tỷ lệ ĐTĐ typ1 ở người trẻ tuổi là 0,19% thấp hơn
so với ĐTĐ typ 2 ở người trên 40 tuổi là 2,04% (Phan Quốc Sỹ và Lê Huy
Liệu).Một nghiên cứu dịch tễ học ĐTĐ của bệnh viện Nội Tiết – Hà Nội
(2001) tại 4 thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng ở trên
2400 người lứa tuổi từ 30 - 64tuổi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chung là 4,9%, rối
loạn dung nạp Glucose là 5,9%, rối loạn đường huyết lúc đói là 2,8% và tỷ lệ
các yếu tố nguy cơ là 38,5%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra bệnh nhân ĐTĐ
không được chẩn đoán là 44%, đây thực sự là mối lo ngại, vì khi phát hiện
được thì bệnh nhân đã có nhiều biến chứng nặng nề[9]. Theo Phạm Song –
nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam có 5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, nhưng
trong đó có đến 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh. Với tỷ lệ
bệnh nhân tăng từ 8-10%/ năm, Việt Nam đang trở thành nước có tỷ lệ gia
tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới.
Bệnh ĐTĐ nếu được phát hiện muộn hoặc kiểm soát kém sẽ gây ra các
biến chứng cấp tính và mạn tính, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh
mạch máu (bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi), giảm thị lực,
mù lòa, tổn thương thần kinh, thận, loét bàn chân gây cắt cụt chi…… Nguyễn
Thế Khánh, Đào Công Phát, Trần Thị Liên (1978) nghiên cứu các biến chứng
của 62 bệnh nhân ĐTĐ nhận thấy các biến chứng phổ biến là: mắt, tim, thận,
thần kinh, tiêu hóa, ít gặp biến chứng nhiễm trùng ở phổi.



6
1.2. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.2.1.Định nghĩa ĐTĐ
Theo WHO: Đái tháo đường là hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng
tăng glucose máu do hậu quả của thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có
liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin[11],[8].
TheoADA: Đái tháo đường là một rối loạn, có những thuộc tính sau:
tăng glucose máu, kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbonhydrat,
lipid và protid; bệnh luôn gắn với những xu hướng phát triển các bệnh về
thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác[12],[ 13].
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
Theo ADA năm 2014, chẩn đoán ĐTĐ khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn dưới
đây[13]:
-

Trị số HbA1c (Định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp) ≥
6,5 % hoặc

-

Nồng độ glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/L (126mg/dL) (thời
điểm lấy mẫu máu phân tích cách xa bữa ăn cuối cùng ít nhất 8h) hoặc

-

Nồng độ glucose tại thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose
(NPDNG) theo đường uống ≥ 11,1 mmol/L (200mg/dL) hoặc

-


Bệnh nhân có các triệuchứng cổ điển của tăng đường huyết (khát nhiều,
tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều) và nồng độ glucose huyết tương bất kỳ
≥ 11,1 mmol/L (200mg/dL )

1.2.3.Phân loại và cơ chế bệnh sinh ĐTĐ
1.2.3.1.Đái tháo đường typ 1
Đái tháo đường typ 1 là đái tháo đường phụ thuộc insulin, là một bệnh mạn
tính chiếm 5-10% tổng số đái tháo đường.Bệnh thường xảy ra ở người trẻ tuổi
(thường bắt đầu trước 40 tuổi). Khoảng 85 – 90% bệnh nhân ĐTĐ typ 1 có cơ
chế miễn dịch, là hậu quả của quá trình hủy hoại tế bào beta theo cơ chế tự


7
miễn. Tế bào β bị phá hủy, thường dẫn tới thiếu insulin hoàn toàn.Các tế bào
β bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch, sự phá hủy này có thể nhanh hoặc
chậm.Dạng phá hủy nhanh thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở
người lớn. Dạng phá hủy chậm hay gặp ở người lớn, gọi là ĐTĐ tự miễn dịch
tiềm tàng ở người lớn (LADA: latent autoimmune diabetes in adults).
Một đặc điểm để phân biệt và nhận biết ĐTĐ typ 1 là sự có mặt của các tự
kháng thể (KT) kháng tiểu đảo[12]. Các tự KT bao gồm: tự KT kháng tế bào
đảo tụy (ICA), tự KT kháng insulin (IAA), tự KT kháng acid glutamic
decarboxylase (GAD65), tự KT kháng tyrosin phosphatase IA-2 và IA-2β, và
tự KT ZnT8. Chẩn đoán ĐTĐ typ 1 khi có mặt một trong các tự KT trên. Thể
bệnh này cũng có mối quan hệ mật thiết với HLA, liên quan tới gen DQA và
DQB. Các alen HLA-DR/DQ có vai trò hoặc là nguyên nhân, hoặc có tác
dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ĐTĐ typ 1[14].
1.2.3.2.Đái tháo đường typ 2
Đái tháo đường typ 2 chiếm 90% các trường hợp mắc ĐTĐ, còn được gọi là
ĐTĐ ko phụ thuộc insulin, ĐTĐ người già, bao gồm tình trạng kháng insulin
và rối loạn bài tiết insulin dẫn đến thiếu hụt không hoàn toàn insulin ngay từ

đầu và kéo dài xuyên suốt cuộc đời họ[11],[ 12],[ 15].
- Tình trạng rối loạn bài tiết insulin:
Khi mới bị ĐTĐ typ 2 thì insulin có thểbình thường hoặc tăng lên. Nếu
glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì giai đoạn sau sự tiết insulin đáp ứng với
glucose sẽ trở nên giảm sút hơn, nguyên nhân là do tăng đường huyết tham
gia vào quá trình gây suy giảm chức năng tế bào bê ta (hay còn gọi là ngộ độc
glucose).
- Tình trạng kháng insulin:
Khánginsulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích đối
với insulin.Cơ chế của kháng insulin hiện nay chưa rõ,có thể là do bất thường


8
tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin tại mô đích. Giảm số lượng
thụ thể insulin hoặc có kháng thể kháng thụ thể insulin khiến cho insulin
không thể kích thích vận chuyển glucose vào trong tế bào.
Insulin kiểm soát cân bằng đường huyết qua 3 cơ chế phối hợp:
 Insulin ức chế sản xuất glucose từ gan
 Insulin kích thích dự trữ glucose ở tổ chức cơ
 Insulin kích thích dự trự glucose ở các cơ quan
Rối loạn mỗi cơ chế trên đây đều có thể là nguyên nhân dẫn đến kháng
insulin.
Yếu tố di truyền, béo phì (nhất là béo bụng), tuổi cao, không hoạt động thể
lực đóng vai trò nhất định vào tình trạng kháng insulin.
1.2.3.3.Đái tháo đường thai kỳ
Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kì mức độ nào, khởi phát hoặc
được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. ĐTĐ trong thời gian mang
thailàm tăng rõ rệt nguy cơ các tai biến sản khoa như thai dị dạng, thai chết
lưu, thai to so với tuổi thai và các biến cố sản khoa xung quanh cuộc
đẻ.Nghiệm pháp dung nạp đường huyết được chỉ định cho các phụ nữ có nguy

cơ mắc ĐTĐ cao như cótiền sử đẻ con >4kg, hội chứng buồng trứng đa
nang,…..để phát hiện sớm ĐTĐ thai kỳ[11],[ 12],[ 13],[ 15].
1.2.3.4.Đái tháo đường do các nguyên nhân khác
ĐTĐ còn được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau như: thiếu hụt di truyền
chức năng tế bào β, thiếu hụt di truyền về tác động của insulin, bệnh tuyến tụy
ngoại tiết (như xơ nang tụy, ung thư tụy,…) và ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất
(như sau khi điều trị các thuốc chống thải ghép hoặc trong điều trị
HIV/AIDS)[11],[ 12].


9
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỔ THỂ
1.3.1. Khái niệm về bổ thể
Cuối thế kỷ 19, người ta đã tìm thấy trong huyết tương những yếu tố có
khả năng diệt vi khuẩn.Năm 1895, Jules Bordet chứng minh yếu tố này có thể
được phân tích thành 2 thành phần: phần ổn định với nhiệt và phần không ổn
định với nhiệt ngày nay được biết đến với tên gọi là “bổ thể”.
Bổ thể là 1 nhóm protein huyết thanh có đặc điểm hóa học và miễn dịch
khác, có khả năng phản ứng với nhau, với kháng thể và với màng tế bào.
Hệ thống bổ thể bao gồm 9 protein được ký hiệu từ C1 đến C9, các yếu
tố B, D và các propecdin.Các potein của bổ thể được sinh ra ở các tế bào gan
và đại thực bào, tồn tại trong hệ thống tuần hoàn như những phân tử không
hoạt động.Các bổ thể muốn hoạt động được thì cần phải được hoạt hóa.

Hình 1.1. Các con đường hoạt hóa bổ thể


10

1.3.2.Cơ chế bệnh sinh rối loạn bổ thể C3, C4 trong bệnhĐTĐ


Hình 1.2.Vai trò của C3 trong cơ chế bệnh sinh ĐTĐ
Theo Fujita T (OA Nephrology 2013)
C3, C4 là những thành phần bổ thể phong phú nhất trong huyết
thanh.C3 đóng vai trò trung tâm trong hệ thống bổ thể, hoạt hóa C3 là việc
cần thiết ở cả 2 con đường cổ điển và con đường không cổ điển (alternative
pathways).Vì vậy nồng độ C3 và các sản phẩm giáng hóa của nó có thể được
đánh giá như một tham số để kích hoạt hệ thống bổ thể.Khi nồng độ C3, C4
giảm xuống tức là dấu hiệu kích hoạt hệ thống bổ thể.
C3 và C4 được tăng tổng hợp trong trường hợp đáp ứng với tình trạng
viêm và nhiễm trùng mạn nhưng tốc độ tổng hợp chậm hơn nhiều so với giai
đoạn cấp tính.Cả C3 và C4 đều thể hiện mối tương quan đáng kể với béo phì,
đặc biệt là béo phì dạng nam.Nồng độ C3 cao được báo cáo ở bệnh đái tháo
đường và tình trạng kháng insulin.Nhiều nghiên cứu thuần tập được công bố
trong thời gian gần đây đã báo cáo về mối tương quan giữa nồng độ C3, C4
và tỷ lệ mắc đái tháo đường, và với tiến triển của bệnh[17],[ 18],[ 19].


11
Ngoài gan và đại thực bào thì C3 còn được tiết ra bởi mô mỡ (cùng với
bổ thể B, H) và nồng độ C3, C4 huyết tương được báo cáo là có liên quan đến
tình trạng béo phì, ĐTĐ typ 2, bệnh tim mạch và tăng triglycerides. C3
convertase cắt C3 thành C3a và C3b, desarginate hóa C3a tạo thành C3desArg (còn được gọi là protein kích thích sự acyl hóa – ASP), ASP được cho
là có liên quan đến sự kích thích tạo mỡ.Một kết quả nghiên cứu được thông
báo cho thấy C3 có mối tương quan với chỉ số khối cơ thể(Body Mass Index BMI), C3a có tác động trực tiếp đến tế bào mỡ đồng thời tác động gián tiếp
thông qua các đại thực bào để thúc đẩy dự trữ năng lượng, béo phì. C3a cũng
được nhận thấy có tác dụng trên tế bào mỡ giống với insulin: kích thích hấp
thụ các acid béo, glucose đồng thời ức chế cAMP vòng kích thích và ly giải
mỡ[20].
Muscari.A và Antonelli.S (2007) đã tiến hành nghiên cứu để xác định

mối quan hệ giữa các market viêm (CRP, C3, số lượng bạch cầu, tốc độ máu
lắng) với tình trạng kháng insulin. Nghiên cứu được thực hiện trên 990 người
ngẫu nhiên trong độ tuổi 65–91tuổi, tiến hành thực hiện đánh giá vai trò của
các maker viêm (CRP, C3, số lượng bạch cầu, tốc độ máu lắng) với chỉ số
kháng insulin (Homeostasis Model of Assessment- Inssulin Resistance:
HOMA - IR) cùng với các yếu tố của rối loạn chuyển hóa: cholesterol toàn
phần, hoạt động thể chất, chỉ số béo phì (BMI, vòng eo, phần trăm mỡ cơ thể
và gan nhiễm mỡ). Từ kết quả phân tích cho thấy C3, CRP và số lượng bạch
cầu có tương quan đáng kể với chỉ số kháng insulin (HOMA - IR).Đồng thời
cho thấy C3 tương quan chặt chẽ nhất với sự kháng insulin với hệ số tương
quan cao nhất (r= 0,22;p<0,0001), độc lập với các biến khác.Kết luận: trong 4
marker viêm được đánh giá ở nhóm người cao tuổi chỉ có C3 có liên quan
chặt với tình trạng kháng insulin, độc lập với các yếu tố rối loạn chuyển hóa


12
và chỉ số béo phì[17]. Từ đó cho thấy mối tương quan chặt chẽ của C3 với
bệnh đái tháo đường đặc biệt là đái tháo đường typ 2 ở nhóm người cao tuổi.
Muscari.A, Massarelli.G(2000) cùng các cộng sự cũng tiến hành nghiên
cứu mối quan hệ của C3 huyết thanh với nồng độ insulin lúc đói, các yếu tố
nguy cơ và tiền sử nhồi máu trên 1090 nam giới độ tuổi 55-64 tuổi (mẫu
thuận tiện), trong đó có 129 người có tiền sử nhồi máu (51 người bị nhồi máu
cơ tim). Phân tích đa biến đã chỉ ra C3 có mối tương quan với insulin (r=0,27;
p<0,0001), cholesterol (r=0,18;p<0,0001), BMI (r=0,13; p<0,0001), glucose
(r=0,12; p<0,0001), huyết áp tâm thu (r=0,10;p<0,0001) và HDL-C (r=0,06;p<0,05). Từ nghiên cứu này thấy đượcnồng độ C3 lúc đói có mối tương
quan thuậnvới insulin, cholesterol, và tương quan nghịch với nồng độ HDLCchứng tỏ C3 là một yếu tố của mất cân bằng chuyển hóa mảng xơ vữa và
kháng insulin[21].
HOMA-IR và BMI là 2 nguy cơ chính gây bệnh đái tháo đường, nó có
quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ typ 2.Nghiên cứu
của Malmo University Hospital(Sweden) đã chỉ ra C3 có mối tương quan vừa

phải với HOMA-IR trong khi các protein huyết tương khác về cơ bản không
liên quan với HOMA-IR.Tuy nhiên, mối quan hệ giữa bổ thể C3 và tỷ lệ mắc
đái tháo đường vẫn còn tồn tại sau khi điều chỉnh HOMA-IR và BMI, điều đó
chứng tỏ C3 có thể liên quan với tỉ lệ mắc đái tháo đường theo một cơ chế
khác[18].
Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy trong cơ chế bệnh sinh đái tháo
đường typ 2 có sự hiện diện của tình trạng viêm mạn tính ở mức độ thấp.
Những bằng chứng cho thấy vai trò của viêm trong bệnh đái tháo đường typ 2
xuất phát từ các nghiên cứu lâm sàng sử dụng hoặc các phương pháp chống
viêm hoặc tác nhân sinh học để cải thiện các thông số kiểm soát đường huyết.
Trong đánh giá này, đã xác nhận sự tham gia bệnh lý của hệ thống miễn dịch


13
trong bệnh đái tháo đường typ 2, cùng với của các phương thức điều trị nhắm
đếncác yếu tố của hệ thống miễn dịch trong việc quản lý bệnh đái tháo đường
typ 2[16], [22].
Các thành phần của hệ thống miễn dịch bị thay đổi trong bệnh đái tháo
đường typ 2 và bệnh béo phì, thay đổi rõ ràng nhất xảy ra trong mô mỡ, gan,
tiểu đảo tụy, mạch máu và bạch cầu lưu thông. Những thay đổi này bao gồm
thay đổi mức độ miễn dịch của cytokine và chemokine, mặt khácC3 được sản
xuất chủ yếu ở gan để phản ứng với các cytokine tiền viêm (IL-1, IL-6..).Vì
vậy mối quan hệ giữa C3 và tỷ lệ đái tháo đường có thể phản ánh một tình
trạng viêm mạn tính ở mức độ thấp và sự hoạt động của cytokine[16].
1.3.3.Các nghiên cứu về bổ thể (C3, C4) và đái tháo đường
Đã có nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về bổ thể trong việc chẩn
đoán, xử trí, điều trị và theo dõi đái tháo đường.
Laila N Islam, Mahmud Hossain (2006 ) nghiên cứu về sự phản ứng của
bổ thể và miễn dịch dịch thể trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Cho kết quả:nồng độ
C4 ở người ĐTĐ typ 2 là 0,44±0,18 g/L trong khi đó nồng độ C4 ở nhóm

chứng khỏe mạnh là 0,24±0,10 g/L. Kết luận:nồng độ bổ thể C4 ở người ĐTĐ
typ 2 cao hơn đáng kể so với nhóm chứng khỏe mạnh (p<0,001)[23].
Akinlade K.S, Arinola O.G cùng cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu
về phức hợp miễn dịch lưu hành (Customer Information Control SystemCICs), globulin miễn dịch, yếu tố bổ thể (C3, C4) ở những bệnh nhân ĐTĐ
typ 2. Kết quả cho thấy C3, C4, IgM tăng cao đáng kể ở nhóm ĐTĐ typ 2 so
với nhóm chứng và mức độ tăng của C3, IgM tăng cao đáng kể ở ĐTĐ typ 2
so với typ 1[24].
Gunnar Engstrom, Bo Hedblad đã thực hiện nghiên cứu trên 22444 nam
giới để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa C3 và ĐTĐ (2005). Nghiên cứu đã chỉ
ra mối tương quan giữa C3 và HOMA-IR (r=0,20;p<0,001) và BMI (r=0,32;


14
p<0,001), đây là 2 yếu tố nguy cơ chính của ĐTĐ typ 2. Nguy cơ mắc ĐTĐ ở
nam giới có chỉ số BMI, HOMA-IR cao đã giảm sút khi điều chỉnh nồng độ
của C3 tuy nhiên vẫn còn rất đáng kể. Báo cáo còn cho thấy trong mẫu nghiên
cứu trên khi nồng độ C3 <0,84 (g/L) thì tỉ lệ mắc ĐTĐ là 1,5%, khi nồng độ
C3 >1,2 (g/L) thì tỉ lệ mắc ĐTĐ tăng lên là 8,4%. Tóm lại, nghiên cứu này chỉ
ra khi tăng nồng độ của C3 có liên quan với tăng tỉ lệ ĐTĐ ở nam giới trung
niên, kết quả này vẫn có ý nghĩa sau khi điều chỉnh BMI, HOMA-IR và các
marker viêm khác[21].
Nick Wlazlo, Marleen M.J(2014) đã thực hiện nghiên cứu mối quan hệ
giữa C3 với tình trạng kháng insulin, và với tỷ lệ ĐTĐ typ 2 trong vòng 7
năm. Kết quả cho thấy sự thay đổi của C3 có liên quan đến sự thay đổi của
tình trạng kháng insulin ở các mô, đồng thời cũng có thể phản ánh tình trạng
rối loạn chuyển hóa nội môi, cuối cùng là dẫn đến tình trạng rối loạn dung
nạp đường và đái tháo đường typ 2[19].
Hiện nay trong nước chưa có công trình nào nghiên cứu về mối tương
quan giữa bổ thể và đái tháo đường được công bố.
1.4.CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GLOBULIN MIỄN DỊCH

1.4.1.Khái niệm về globulin miễn dịch (immunoglobulin-Ig )
Globulin miễn dịch hay còn gọi là kháng thể,có bản chất là các
glycoprotein được sản xuất bởi tế bào lympho B khi có sự xuất hiện của KN
trong cơ thể.
Globulin miễn dịch được chia thành 5 lớp (isotype) theo cấu tạo của
chuỗi nặng gồm: IgA, IgG, IgM, IgD, IgE.


×