Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG LY TÂM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.01 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
----------

KIỂM TRA GIỮA KÌ: PHÂN TÍCH MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
VỀ VẤN ĐỀ LY TÂM Ở KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
MÔN HỌC: ĐỊA CHÍNH TRỊ

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ THANH THÚY
LỚP: K15501
MSSV: K155011195
TP Hồ Chí Minh, 3-2016
1


KHÁI QUÁT ĐỊA CHÍNH TRỊ
Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới các hành
vi của quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét các yếu tố như vị
trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số hay địa hình tác động như thế nào
tới chính sách đối ngoại một quốc gia và vị trí quốc gia đó trong hệ thống quốc tế
Khái niệm “địa chính trị” lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà khoa học chính trị
người Rudolf Kjellen vào năm 1899. Kjellen cho rằng các đặc điểm về kinh tế,
chính trị vá quân sự một quốc gia bắt nguồn từ các yếu tố địa lý và môi trường
quốc gia đó, các yếu tố này có thể thúc đẩy, kìm hãm sự phát triển về kinh tế, xã
hội và chính trị, đồng thời góp phần hình thành bản sắc và lịch sử của mỗi quốc gia.
Kjellen đặc biệt chú ý tới tác động của các đặc điểm địa lý như núi non và đại
dương đối với sinh mệnh chính trị của các quốc gia.
Đến đầu thế kỷ 20, khái niệm địa chính trị được phát triển thêm bởi nhà lịch sử hải
quân người Mỹ Alfred Thayer Mahan (1840–1914) và nhà địa lý người Anh
Halford John Mackinder (1861–1947). Cả hai ông đều cho rằng những cuộc đấu
tranh địa chính trị quan trọng nhất nhằm giành vị trí bá quyền trong lịch sử đều


diễn ra giữa các cường quốc hải dương và cường quốc lục địa. Điều này đã diễn ra
từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, với ví dụ điển hình là sự đối đầu giữa Athens,
một cường quốc hải dương, và Sparta, một cường quốc lục địa, trong cuộc Chiến
tranh Peloponnese. Mahan cho rằng nắm giữ một lực lượng hải quân hùng mạnh là
chìa khóa để phát triển sức mạnh quốc gia. Những quốc gia kiểm soát được đại
dương như nước Anh thời bấy giờ có vị thế áp đảo trong hệ thống quan hệ quốc tế.
Ngược lại, năm 1939, Halford Mackinder lại lập luận trong thuyết về “vùng đất
trung tâm” (Heartland theory) rằng quốc gia nào có thể kiểm soát được vùng lãnh
thổ nằm giữa nước Đức và vùng Siberia sẽ có thể kiểm soát được thế giới.
2


Trong những năm 1930, thuyết địa chính trị được các học giả Đức cổ xúy và sử
dụng rộng rãi, trong đó đặc biệt có vai trò của vị tướng về hưu kiêm giáo sư Khoa
Địa lý trường Đại học Munich Karl Haushofer. Có quan hệ thân cận với Adolf
Hitler, Karl Haushofer đã giúp đưa thuyết địa chính trị vào chính sách đối ngoại
của chính quyền Đức Quốc xã sau khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933. Theo
đó, chính quyền Đức Quốc xã cho rằng nước Đức cần phải mở rộng “không gian
sinh tồn” (Lebensraum) để có thể đạt được khả năng tự cung tự cấp. Khái niệm này
đã được chính quyền Đức Quốc xã sử dụng để biện minh cho việc xâm chiếm lãnh
thổ các quốc gia láng giềng. Có thể nói chính sách của nước Đức thời kỳ này đã
chịu ảnh hưởng bởi lập luận của Halford Mackinder cho rằng nước Đức sẽ vươn
lên tới vị trí bá chủ toàn cầu nếu chiếm được vùng đất trung tâm Châu Âu và không
bị kiềm chế bởi các cường quốc hải dương như Anh hay Mỹ.
Bất chấp những lên án đối với tư tưởng mở rộng “không gian sinh tồn” của Hitler
và việc nước Đức thất bại trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, địa chính trị vẫn
tiếp tục trở thành một lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm. Theo đó, một điểm
chính trong tư duy địa chính trị gây nhiều chú ý liên quan đến tầm quan trọng của
vị trí địa lý đối với chính sách đối ngoại của một quốc gia. Một quốc gia nằm kẹp
giữa hai quốc gia lục địa sẽ có các mục tiêu chính sách đối ngoại khác xa với một

đảo quốc hay một quốc gia được bao bọc xung quanh bởi các rào cản tự nhiên.
Ví dụ, nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại mang xu hướng biệt lập của Mỹ
trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt nguồn từ vị trí địa lý cách biệt Châu Âu
của Mỹ và việc nước này được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương mang lại một
rào cản phòng thủ tự nhiên. Đặc điểm địa lý này cũng lý giải tại sao nước Mỹ lại
coi trọng phát triển lực lượng hải quân. Trong khi đó, với vị trí địa lý nằm bên lề

3


Châu Âu và không có các đường biên giới đảm bảo an ninh, nước Nga thường
xuyên có một mối quan hệ căng thẳng và khó nhọc với các cường quốc Châu Âu.
Tương tự, trong quan hệ với Trung Quốc, “lời nguyền địa lý”, hay việc Việt Nam là
một nước nhỏ nằm cạnh Trung Quốc lớn mạnh gấp nhiều lần, là một yếu tố quan
trọng định hình quan hệ giữa hai nước trong lịch sử. Trong khi Trung Quốc luôn
tìm kiếm ảnh hưởng, sự kiểm soát hoặc phụ thuộc từ phía Việt Nam thì ngược lại,
Việt Nam luôn tìm cách duy trì nền độc lập, tự chủ của mình đối với người khổng
lồ phương Bắc. Chính điều này đã dẫn tới những thăng trầm, thậm chí đối đầu,
trong quan hệ giữa hai quốc gia trong nhiều giai đoạn của lịch sử.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu địa chính trị cũng cho rằng vị trí địa lý có mối
liên hệ với sức mạnh và sự phát triển của mỗi quốc gia. Những quốc gia nằm ở
những khu vực có khí hậu ôn hòa thường có sức mạnh kinh tế và quân sự lớn hơn
các quốc gia khác nhờ lợi thế nông nghiệp và khai thác tài nguyên.Trong khi đó,
các quốc gia ở gần xích đạo hay có khí hậu giá lạnh thường có nền kinh tế kém
phát triển hơn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Tương tự điều kiện khí
hậu cũng có thể tác động tới an ninh của một quốc gia. Việc quân đội Pháp thời
Napoleon hay quân đội Đức thời Hitler bị thời tiết băng giá cản bước khi tìm cách
xâm lược nước Nga là những ví dụ tiêu biểu. Các đặc điểm địa hình, như sa mạc,
rừng rậm hay núi non hiểm trở, cũng là những yếu tố tác động quan trọng tới chiến
thuật quân sự, có thể góp phần mang lại thành công hay thất bại cho một đội quân

trong các cuộc chiến tranh.
Như vậy có thể nói, yếu tố địa chính trị đóng vai trò quan trọng đối với chính sách
đối ngoại mỗi quốc gia. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng địa lý chỉ là một trong rất
nhiều yếu tố tác động tới lựa chọn chính sách của mỗi quốc gia nói riêng cũng như
quan hệ quốc tế nói chung. Thực tế, trong thời kỳ toàn cầu hóa ngày nay, vai trò
4


của yếu tố địa chính trị dần bị suy giảm khi những đường biên giới quốc gia trở nên
bị lu mờ.
Dòng chảy thương mại, đầu tư, vốn, công nghệ hay nhân lực ngày càng trở nên tự
do và thay thế dần các đường biên giới chính trị và địa lý cố định trong việc tạo ra
nền tảng và khuôn khổ cho cho các mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa các quốc
gia. Mặt khác, với sự trỗi dậy của các nền kinh tế Đông Á trong những thập niên
vừa qua, nhiều người cho rằng đã tới lúc cần thay thế khái niệm địa chính trị bằng
địa kinh tế (geoeconomics). Theo đó, những quốc gia có nền kinh tế phát triển và
chính sách thương mại rộng mở trở nên quan trọng hơn so với các quốc gia có lực
lượng quân đội lớn mạnh. Lợi ích kinh tế dần thay thế các tính toán về chiến lược,
chính trị hay quân sự để trở thành yếu tố chính chi phối chính sách đối ngoại của
các quốc gia.

5


TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG LY TÂM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ASEAN
1.

Giới thiệu vấn đề
Sự hình thành và phát triển của Cộng đồng kinhtế ASEAN (AEC) là kết quả của sự

hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Đó là nhu cầu hợp tác của các quốc gia, sự
chuyển biến tình hình trong nước và quốc tế, nhu cầu nâng cao cơ chế hợp tác,….
Trong đó xu hướng “ly tâm” của các quốc gia trong khu vực đối với ASEAN cũng
có sự tác động ở mức độ nhất định. Bài viết này sẽ đi sâu vấn đề đó.
Thuật ngữ ly tâm ta bắt gặp trong khoa học về Vật lý được hiểu Ví dụ như sau :
Nếu lấy 1 vật buộc vào dây rồi cầm sợi dậy quay trong vật đó thì lực tác động
hướng vào tay gọi là lực hướng tâm còn lực hướng ra bên ngoài tạo ra lực quán tính
làm cho vật quay gọi là lực ly tâm.
Xu hướng trong lĩnh vực kinh tế được hiểu đơn giản là chiều hướng hay cách thức
dịch chuyển thị trường.
Xu hướng “ly tâm” được hiểu là các quốc gia trong khu vực có sự ưu tiên hơn đối
với các quan hệ hợp tác bên ngoài nhằm thu được nhiều lợi ích về quốc gia mình
mà xem nhẹ sự hợp tác trong khu vực
Như vậy kết hợp các thuật ngữ trên , đặt nó vào đặc điểm lúc đó của ASEAN ta có
thể hiểu “ xu hướng ly tâm” là chiều hướng chuyển dịch, lựa chọn thị trường đầu
tư, giao kết, thiết lập các chính sách kinh tế ( FTA) riêng rẽ của các nước ASEAN
với bên ngoài. Thay vì hướng tâm ( thiết lập đầu tư, thiết lập chính sách kinh tế nội
khối) thì các nước trong một Hiệp hội lại có xu thế hướng ra bên ngoài để tìm lợi
ích.

6


2.

Nguyên nhân dẫn đến xu hướng “ly tâm” :
Sự xuất hiện xu hướng ly tâm đã bắt đầu từ lâu, vậy tại sao lại có xu hướng đó.
Nguyên nhân của sự xuất hiện xu hướng này là do những lý do sau:
Thứ nhất, ASEAN nằm trong vành đai Châu Á-Thái Bình Dương, đây là khu vực
nhạy cảm đồng thời có vị trí chiến lược quan trọng nên các quốc gia lớn như Mĩ,

Trung Quốc luôn cố gắng gây ảnh hưởng và can thiệp đến khu vực này bằng cách
hợp tác song phương với một số quốc gia trong khu vực.
Thứ hai, bối cảnh quốc tế và từng quốc gia trong khu vực có nhiều diễn biến phức
tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên các quốc gia trong ASEAN chưa đẩy mạnh hợp tác
với nhau.
Nguyên nhân lớn nhất chính là do sự hợp tác lỏng lẻo của các quốc gia trong
ASEAN, sự thành lập ASEAN trải qua thời gian dài nhưng các quốc gia chưa thực
sự có một mức ngang bằng nhau về mức độ kinh tế, an ninh-chính trị, xã hội. điều
này dẫn đến mâu thuẫn là chính lợi ích quốc gia dẫn tới ASEAN phải đối diện với
sự chọn khó khăn dẫn tới chia rẽ, tức là hoặc ưu tiên phát triển với các nước lớn mà
xem nhẹ sự hợp tác trong cộng đồng, hoặc là bỏ qua lợi ích lớn đó và ưu tiên phát
triển cộng đồng ASEAN. Thực tế hiện nay cho thấy ảnh hưởng kinh tế, chính trị
của Hoa Kỳ, Trung Quốc là không thể chối bỏ, và để giành lợi ích lớn nhất cho
quốc gia mình, các nhà lãnh đạo của ASEAN chắc chắn sẽ phải cân nhắc thật kỹ
càng trước khi đưa ra quyết định mang tính sống còn.

3.

Thực trạng
Biểu hiện của xu hướng ly tâm được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó đáng kể
là an ninh và kinh tế.

7


Trong lĩnh vực kinh tế, các quốc gia đang dần theo đuổi lợi ích từ các lợi ích song
phương với Mĩ , đặc biệt là Trung Quốc.
Trong lĩnh vực chính trị, an ninh trong giai đoạn đầu Thái Lan và Philipin chú trọng
hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực mà điển hình là Hoa Kỳ. điều này dẫn đến
khó khăn khi tìm tiếng nói chung trong việc tạo lập sự bình ổn về an ninh-chính trị

cho ASEAN.
Bằng việc hình thành các FTA song phương với các nước lớn.Tính đến năm 2007,
Singapo ( là quốc gia đi tiên phong trong làn sóng FTA) đã đàm phán và ký kết 11
FTA trong đó Mỹ, Nhật, Trung Quốc là những nước đầu tiên mà Singapo hướng
tới. Tiếp theo đó là Thái Lan đã đàm phán và ký kết FTA song phương với các nền
kinh tế lớn như Trung Quốc, Úc , Nhật Bản, Ấn Độ,…Malaisia không thuộc nhóm
tích cực triển khai FTA như Thái Lan và Singapore. Cho đến nay, nước này mới
xúc tiến FTA với 3 đối tác thương mại chính gồm Mỹ, Nhật và EU. Việt Nam hiện
nay đang đàm phán và xúc tiến đàm phán thiết lập FTA với Nhật Bản và Ấn Độ.
Philippin đang đàm phán để thiết lập FTA với Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Riêng
Indonexia thì chỉ đang trong quá trình đàm phán thiết lập FTA với Nhật bản.
4.

Tác động của xu hướng ly tâm



Tác động tích cực:
Tác động tích cực lớn nhất của xu hướng “ly tâm” là nó thúc đẩy hơn yêu cầu tăng
cường hợp tác trong và ngoài khối, dẫn đến sự ra đời cộng đồng kinh tế ASEAN.
Bởi xu hướng “ly tâm” làm cho sự hợp tác nội kém hiệu quả hơn, việc hợp tác với
các quốc gia bên ngoài sẽ dần làm xa rời mục tiêu hợp tác nội khối như trong tuyên
bố thành lập, nhất là vào giai đoạn đầu-khi mà xu hướng “ly tâm” diễn ra rất mạnh.

8


Vì thế khi mà các quốc gia trong ASEAN nhận thức được vấn đề này, tất yếu sẽ dẫn
đến nhu cầu tang cường hợp tác trong khu vực hơn và nâng cao cơ chế hợp tác



Tác động tiêu cực
Tuy nhiên xu hướng “ly tâm” lại có tác động tiêu cực nhiều hơn đối với sự phát
triển của Cộng đồng ASEAN. Với sức hấp dẫn và lợi ích từ việc theo đuổi xu
hướng “ly tâm” (việc ký kết các hiệp định song phương) mang lại nên các quốc gia
đã không chú trọng hợp tác nội khối về kinh tế.
Các hiệp định song phương giữa các quốc gia thành viên ASEAN với quốc gia bên
ngoài khối đang thể hiện chính sách của các nước trong khu vực: “nước lớn chủ
đạo, nước nhỏ tham gia” và chia bó đũa để bẻ”. vì vậy xu hướng “ly tâm” này đã
khiến cho ASEAN gặp trở ngại lớn trong vai trò làm trục phát triển, vai trò trung
tâm của mình cũng như làm suy giảm năng lực cạnh tranh của ASEAN trước các
đối thủ mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ. Điều này có lẽ Trung Quốc là quốc gia hiểu
hơn ai hết. Sự trỗi dậy mạnh mẽ cũa Trung Quốc cũng như chiến lược tái cân bằng
của Hoa Kì hướng về Châu Á khiến cho các nước Đông Nam Á thực sự lo ngại và
loay hoay trong quyết định mình phải lựa chịn như thế nào. Lợi dụng tâm lý đó,
Trung Quốc dường như đang thành công trong việc chia rẽ và làm ASEAN suy yếu
trong các quyết định của mình cũng như mất uy tín trong cộng đồng quốc tế. Xu
hướng “ly tâm” làm giảm sút một hình ảnh ASEAN năng động, ổn định và đe dọa
đến mục tiêu hợp tác lâu dài như đã cam kết.
Ví dụ điển hình cho tác động tiêu cực xu hướng “ly tâm” hiện nay là trong lĩnh vực
hợp tác với Trung Quốc. Đầu năm 2011, Tổng thư kí ASEAN Surin Pitsuwan cho
rằng Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Tung Quốc (ACFTA) đang giuo1 tăng
đáng kể thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, “con dao hai lưỡi” này hiện nay đang cắt
trúng “những ngón tay” của nội bộ ASEAN hơn là mang lại lợi thế về kinh tế.
9


Trong ACFTA, vô tình hay hữu ý Trung Quốc đã “vẽ” nên một “cuộc đua” không
đáng có giữa các nước thành viên ASEAN, khiến những nước “an hem” dốc sức
“chạy” một cách miệt mài mọ quên rằng học đang có cùng lợi thế, vá quan trọng

hơn là họ đang đứng cùng một phía. Đơn cử trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, Trung
Quốc đã dung chiêu “thị trường tiềm năng” của mình để khiến các nước ASEAN
đua nhau hạ giá gạo để bán cho nước này. “Vành đai lương thực” ASEAN gồm
nhiều nước trong đó phải nói đến Việt Nam, Thái Lan, Mianmar hay Campuchia
với khả năng cung cấp cho thế giới hơn 15 triệu tấn gạo/năm lại đua nhau bán rẻ
cho Trung Quốc trong bối cảnh cường wuoc61 này đứng số một về sản xuất gạo.
Và năm 2012 chiến lược thu tóm “vành đai lương thực ASEAN” của Trung Quốc
rất thành công khi quốc gia này nhập khẩu từ 2,3 đến 2,4 triệu tấn, gấp 4 lần con số
600.000 tấn của năm 2011 và vượt xa mức 2 triệu tấn được FAO đưa ra hồi tháng
11/2012 với mức giá rẻ hơn mức giá nội địa.
Khi chính phủ Trung Quốc tăng giá gạo nội địa để bảo vệ cho nông dân trồng lúa
nước này, thì người nông dân tại nhiều nước ASEAN phải chịu mất thặng dư gạo
do xuất khẩu gạo với giá “rẻ bèo”. Hệ lụy nghiêm trọng hơn từ yếu tố Trung Quốc
chính là việc Liên minh lúa gạo ASEAN vừa được “thai nghén” hồi tháng 8/2012
nhằm tạo nên OPEC lúa gạo quyền lực, thì lại “chết yểu” ngay sau đó không lâu do
sự cạnh tranh giá cá để vào thị trường Trung Hoa.
5.

Lối thoát
Để đối phó với “ cạm bẫy” này có ba cách: i) Thành lập các FTA song phương với
các nền kinh tế thành viên khác ( như Thái Lan và Singapo). Mặt trái của giải pháp
này là tạo ra nhiều tầng lớp đối xử khác giữa các nền kinh tế khác nhau. ii) Mỗi nền
kinh tế sẽ đơn phương mở cửa đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Cách này
không phù hợp với nhiều nền kinh tế đang phát triển của ASEAN. iii) Cách thứ ba
10


tốt hơn cả là thành lập một FTA khu vực giữa tất cả các nền kinh tế. Với việc thành
lập AEC, ASEAN đã chọn cách này.
Tóm lại, như là một cách thích ứng và tự cứu lấy mình khỏi cảm bẫy của chủ nghĩa

tự do song phương. Và vì lợi ích phát triển lâu dài và hợp tác kinh tế của ASEAN
quyết định thành lập cộng đồng kinh tế AEC là đúng đắn, kịp thời và giúp cho các
nước không bị “ Ly tâm” nữa mà sẽ “ hướng tâm” để biến mình thành trung tâm,
biến mình thành thị trường của nhau. Tránh được những rủi ro và ảnh hưởng mà
các nền kinh tế lớn khác mang lại.
6.

Kết luận
Thành lập AEC chính là sự phản ứng chính sách của ASEAN trong nhiều khía
cạnh. Trong đó sự phản ứng trước sự tác động của xu hướng ly tâm là một nguyên
nhân quan trọng dẫn tới việc thành lập AEC.

11


TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG LY TÂM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
1.

Giới thiệu vấn đề
Hiệp ước Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký ngày 7
tháng 2 năm 1992 tại Maastricht ( Hà Lan ), nhằm mục đích: Thành lập liên minh
chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến
tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về nội vụ và pháp luật.
Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền
tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập.Hiệp ước này đánh dấu bước ngoặt
trong tiến trình nhất thể hoá châu Âu. Từ lâu nay, EU được coi là mô hình hợp tác
và liên kết châu lục thành công nhất trên thế giới. Nó được tán dương và sao chép ở
một số khu vực khác. Nhưng hiện tại có lẽ là thời điểm khó khăn đối với EU. Liên
minh này hiện phải đối phó với xu hướng ly tâm ngay trong nội bộ.

(Thuật ngữ ly tâm, xu hướng, xu hướng ly tâm: đã trình bày ở phần tác động của xu
hướng ly tâm tới việc hình thành và phát triển cộng đồng ASEAN-trang 4)

2.

Nguyên nhân dẫn đến xu hướng “ly tâm” :
Nguyên nhân ở đây là quyền tự quyết về chính trị và bản sắc văn hóa của cộng
đồng dân cư trong khu vực, nhưng đồng thời, cũng còn cả lợi ích thiết thực về tài
chính và kinh tế. Những khu vực phát triển hay còn gọi là giàu không muốn chia xẻ
sự thịnh vượng với các khu vực không phát triển bằng hay nghèo. Ngôn ngữ, lịch
sử, văn hóa và vị trí địa lý riêng cũng là những lý do rất quyết định đối với sự trỗi
dậy mạnh mẽ xu hướng ly tâm trong EU. Bản sắc riêng này đã trở thành động lực
ly tâm quan trọng khi lòng tin của người dân vào chính quyền trung ương bị suy

12


giảm, bộ máy thể chế EU hoạt động ngày càng quan liêu, kém hiệu quả và xa rời
thần dân trong EU.
Một khi những quyết định pháp lý và hành chính chung của EU trở nên xa lạ với
cuộc sống thực tế thường nhật của người dân, mang nặng dấu ấn lợi ích quyền lực
riêng của các đảng phái chính trị hay một vài nhóm thành viên trong EU thì đương
nhiên không thể ngăn cản được việc người dân ngày càng phân biệt giữa châu Âu
được nhất thể hóa và EU.
Trong năm 2016, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ với EU sẽ trở nên
lỏng lẻo hơn bao giờ hết kể từ khi hiện thực hóa “Kế hoạch Marshall” do EU tích
cực tăng cường quan hệ với Nga và Trung Quốc.
Theo nhận định của Eurasia Group, những chuyển động địa chính trị toàn cầu, sự
yếu kém về chiến lược của các nhà lãnh đạo châu Âu, sự cô lập trong chính sách
của Mỹ là ba yếu tố có thể khiến mối quan hệ đồng minh bền chặt giữa Mỹ với EU

trở thành “liên minh trống rỗng”.
Theo các chuyên gia phân tích chính trị Cliff Kupchan và Ian Bremmer của Eurasia
Group, chương trình chính sách đối ngoại được coi là ưu tiên hàng đầu trong các
cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ của các ứng cử viên. Tuy nhiên, người ta
lại không thấy được vị trí và “bóng dáng” của châu Âu trong chính sách đối ngoại
của các ứng cử viên tham gia tranh cử.
Chính đặc điểm này khiến châu Âu đang ngày càng nghi ngờ vào vai trò lãnh đạo
của Mỹ, nghi ngờ tính chất mối quan hệ hợp tác xuyên Đại Tây Dương và nghi ngờ
vào những giá trị chung mà Mỹ và châu Âu đã xây dựng nên.
“Những mâu thuẫn hiện nay ngày càng khó vượt qua: Nó phản ánh sự tin tưởng
chưa đủ sâu của xã hội châu Âu vào ý tưởng một châu Âu thống nhất và vào những

13


ưu điểm của toàn cầu hóa. Sự thiếu tin tưởng này cũng đồng nghĩa với quá trình xói
mòn các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương”- nhà phân tích Judy Dempsey thuộc
Trung tâm Carneghi châu Âu nhận định.
Theo bà Dempsey, ý tưởng mà xoay quanh đó EU đã được thành lập (nguyên tắc
cởi mở biên giới giữa các nước thành viên EU) đã quay trở lại điểm chết. Quan
điểm về một châu Âu thống nhất cũng sẽ “hy sinh” nếu như lục địa già không thể
giải quyết được các thách thức lớn nhất đối với họ là sự phá hủy trật tự phương
Tây, một trật tự nảy sinh sau Chiến tranh Thế giới lần hai, trật tự đã góp phần củng
cố các nguyên tắc hợp tác xuyên Đại Tây Dương mang tên “Kế hoạch Marshall”.
3.

Thực trạng
“Châu Âu đang bị phân rã, dễ bị tổn thương và yếu đuối trên đôi chân của mình.
Các chính phủ châu Âu đang rẽ theo các hướng khác nhau. Xu hướng ly tâm được
thể hiện rõ nét ở 3 cường quốc hàng đầu châu Âu là Pháp, Đức và Anh khi các quốc

gia này đang đi tìm kiếm các đồng minh về lợi ích riêng của mình”- báo cáo của
Eurasia Group nhận định.
Hiện Pháp đang có xu hướng ngả về Nga. Chính phủ Pháp đánh giá chủ nghĩa
khủng bố là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn bộ châu lục. Do đó, khác với người
Anh, người Đức hay người Mỹ, Pháp ngày càng tham gia tích cực hơn vào chiến
dịch quân sự chống lại IS ở Syria. Tổng thống Pháp F.Hollande hiện coi Nga như là
đối tác quan trọng nhất để đạt được mục đích chính của mình.
Trong khi đó, mục đích chính đối với châu Âu, theo quan điểm của Pháp, là ngăn
chặn dòng người nhập cư từ Syria đến biên giới châu Âu. Hơn nữa, sau các vụ
khủng bố ở Paris, Tổng thống Pháp lại không đề nghị NATO thực hiện quyền

14


phòng thủ tập thể vì nếu thực hiện bước đi này, quan hệ hợp tác với Moscow sẽ trở
nên gần như không thể.
Về phần mình, Đức hiểu rằng chính sách “cửa mở” của Thủ tướng A.Merkel sẽ chỉ
có hiệu quả nếu như Đức giảm được dòng người nhập cư xâm nhập vào châu Âu
qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước mà cuộc sống của người dân đang bị phức tạp
hóa bởi các hành động và các mục tiêu của NATO ở Syria.
Trong khi đó, Anh cũng đặt trọng tâm vào mối quan hệ với Trung Quốc để giải
quyết các vấn đề về kinh tế: Anh cần đến các khoản đầu tư nước ngoài để phát triển
các dự án cơ sở hạ tầng trong bối cảnh Anh khó có thể tìm kiếm được nguồn tài
chính khác do chính sách thắt chặt về kinh tế. Liên minh London - Bắc Kinh sẽ
mâu thuẫn với các nguyên tắc hợp tác xuyên Đại Tây Dương giữa EU với Mỹ.
Sự mâu thuẫn này được thể hiện thông qua sự kiện người Anh đã tham gia vào dự
án Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, bất
chấp sự chỉ trích từ phía Mỹ.
Chính vì vậy, các nhà phân tích của Eurasia Group cho rằng những sự kiện trên sẽ
được thể hiện rõ qua những mâu thuẫn giữa liên minh EU-Mỹ trong vấn đề giải

quyết cuộc xung đột Ukraine, một vấn đề mà người châu Âu sẽ ít lạc quan hơn so
với Mỹ khi áp dụng các lệnh cấm vận chống Nga.
Các chuyên gia cũng đánh giá rằng những lợi ích của Pháp, một quốc gia quan tâm
đến các lợi ích riêng của mình, sẽ trùng hợp với tư tưởng của các nhà lãnh đạo châu
Âu có tâm lý thân Nga như Viktor Orban (Thủ tướng Hungary) và Aleksis Tsipras
(Thủ tướng Hy Lạp). Trong khi đó, Washington chắc chắn sẽ không hành động theo
các đồng minh xuyên Đại Tây Dương của mình.

15


“Trong năm 2016, mối quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương sẽ không có vai trò
quyết định trong việc định ra những ưu tiên đối với chính sách của châu Âu và Mỹ”
- các chuyên gia Eurasia Group nhận định.
4.

Tác động của xu hướng ly tâm
*Tác động tích cực: cũng như ảnh hưởng của xu hướng ly tâm đến cộng đồng
ASEAN thì xu hướng ly tâm ở EU cũng thúc đẩy yêu cầu tang cường hợp tác giũa
các nước thành viên.
*Tác động tiêu cực:
Việc các quốc gia theo đuổi các dự án hợp tác riêng sẽ làm cho mặt bắng phát triển
của các quốc gia trong EU ngày càng lớn. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển sẽ
ngày càng phát triển hơn do cơ hội hợp tác với các nền kinh tế mạnh khác. Các
quốc gia kém phát triển hơn sẽ khó để đạt đến sự phát triển như vậy. vì vậy khoảng
cách giữa các quốc gia ngày càng tang

5.

Kết luận

Như vậy ly tâm ảnh hưởng rất lớn tới sự ổn định và phát triển của Liên minh Châu
Âu, việc lựa chọn nội khối hay ngoại khối đều do quyết định của các quốc gia
thành viên. Tuy nhiên các nước thành viên cần phải điều hòa lợi ích quốc qia và lợi
ích cộng đồng, như vậy EU mới có thể ổn định và phát triển được.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> />
17



×