Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

NGUYÊN NHÂN và GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG tội PHẠM THAM ô tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.37 KB, 25 trang )

1
A. LỜI NÓI ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: Tham ô là căn bệnh "Tứ chứng nan
y" của mọi Nhà nước. Tham ô là ăn cắp của công thành của riêng, ăn bớt của bộ
đội, tiêu ít mà khai nhiều. Lợi dụng của chung, của Chính phủ để làm quỹ riêng
cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô.
Tham ô tài sản là tội phạm được Nhà nước ta quy định từ rất sớm, ngay
sau khi giành chính quyền. Điều đó thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta là cương quyết đấu tranh đối với tội phạm này, bởi vì cùng một lúc nó xâm
hại đến hai khách thể quan trọng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức và
quan hệ sở hữu tài sản. Nền tảng hoạt động của mọi Nhà nước và mọi chế độ xã
hội.
Trải qua hơn 20 năm Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới,
trước hết là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang
cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thu được
những thành tựu đặc biệt quan trọng: Kinh tế phát triển nhanh, đời sống chính trị
được tăng cường, quan hệ kinh tế được mở rộng, tiến tới xây dựng một Nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Bên cạnh những thành tựu đạt được
thì những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ngày càng bộc lộ rõ, đó là sự
phân hoá giàu nghèo, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, nạn tham nhũng
ngày càng phức tạp và rất nghiêm trọng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong
đời sống xã hội, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào chủ nghĩa xã hội. Trước
tình hình đó Đảng ta đã nhận định tệ nạn quan liêu, tham nhũng là một nguy cơ
lớn, cản trở công cuộc đổi mới của cách mạng nước ta và đó cũng là một trong
bốn nguy cơ làm đất nước ta chệch hướng XHCN.
Trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001,
trong phần nhận định tình hình 5 năm qua chỉ rõ: "Tình trạng tham nhũng, suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ đảng
viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống
chính trị và trong tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của đất



2
nước ta". Do đó đấu tranh phòng, chống những tội phạm về tham nhũng trong
đó có tội tham ô tài sản là nhiệm vụ quan trong và cấp thiết trước mắt dài của
Đảng và nhân dân ta.
Ở Hà Tĩnh trong những năm gần đây, tội tham ô tài sản tồn tại, phát triển
và diễn biến hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về tài sản của các cơ
quan, tổ chức. Ba năm trở lại đây tội này được xét xử khoảng 20 vụ nhưng xu
hướng ngày càng có quy mô lớn, tinh vi hơn, mức độ thiệt hại gây ra cho xã hội
nghiêm trọng hơn, có tính tiềm ẩn cao hơn mà cuộc sống thực tế đang đòi hỏi
chúng ta phải có thái độ kiên quyết, nghiêm khắc với nó. Tuy nhiên do nhiều
nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân do các quy định của pháp luật
chưa đầy đủ và chặt chẽ. Nên việc phòng chống tội phạm tham ô tài sản chưa
đem lại hiệu quả, làm giảm niềm tin của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu về tội tham ô tài sản và thực tiễn xét xử là việc làm cần thiết, góp
phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống các tội phạm về tham nhũng nói
chung và tội tham ô nói riêng.


3
B. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN.
I. QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN:

1. Thời gian thu thập thông tin:
Trong thời gian thực tập tại Toà án tỉnh Hà Tĩnh từ ngày 12/01/2008 đến
ngày 26/4/2009 được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ, sự cố gắng của
bản thân. Em đã tiến hành thu thập được một số thông tin cần thiết để bổ sung
cho kiến thức thực tế của mình và cho báo cáo chuyên đề thực tập cuối khoá.

2. Phương pháp thu thập thông tin:
Để chuyên đề thực tập cuối khoá thực sự là một công trình tìm hiểu,
nghiên cứu thực tế. Số liệu thể hiện trong chuyên đề phải là số liệu xác thực, gắn
với thực tế tại địa phương nơi thực tập, em đã xây dựng những phương pháp thu
thập thông tin phù hợp.
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Đây là phương pháp đầu tiên và cũng là phương pháp quan trọng giúp em
bước đầu tiến hành thu thập những thông tin cần thiết để hoàn thành chuyên đề.
Trong phương pháp này em đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến
tội phạm về tham ô tài sản, BLHS 1999, các hồ sơ vụ án hình sự, báo cáo tổng
kêt năm của ngành TAND tỉnh Hà Tĩnh, Nghị quyết, Nghị định hướng dẫn một
số quy định.
b. Phương pháp diều tra xã hội học
Đó là các phương pháp như theo dõi, phỏng vấn, thăm dò dư luận xã hội
để nắm được những thông tin, tư liệu thực tiễn thể hiện những quan niệm, quan
điểm trong xã hội về những vấn đề liên quan đến tội thm ô tài sản trên địa bàn,
từ đó hình thành những kết luận chung về tình hình cũng như thực tiễn xét xử
tội phạm này.Với các phương pháp chủ yếu như trên em đã trực tiếp tìm hiểu ý
kiến của người dân, từ những người trực tiếp thụ lý, giải quyết các vụ án tham ô
tai sản cũng như các đối tượng phạm tội loại tội này nhằm củng cố và bổ sung
thêm các thông tin đảm bảo tính khách quan trong chuyên đề thực tập.


4
c. Phương pháp thống kê:
Bằng phương pháp này em đã tổng hợp thống kê các số liệu liên quan đến
tội phạm về tham ô tài sản như: sổ thụ lý kết quả các vụ án hình sự, các hồ sơ
vụ án hình sự,…và có những nhìn nhận đúng đắn,để có hướng ngăn chặn đẩy lùi
tệ nạn này.
d.. Phương pháp so sánh:

Sau khi đã tổng hợp thống kê được các số liệu từ các nguồn tư liệu trên,
em đã tiến hành so sánh, đối chiếu giữa các năm. Qua đó biết được sự gia tăng
về số vụ án, số bị can, bị can của loại tội phạm này trên tổng số các vụ án hình
sự mà Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã thụ lý giải quyết.
e. Phương pháp phân tích:
Phương pháp này giúp phân tích tội phạm nào dẫn đến số lượng vụ án về
tội phạm tham ô tài sản gia tăng, để từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp khắc
phục, hạn chế nhất định loại tội phạm này tại địa phương.
3. Nguồn thông tin thu thập:
Tội phạm về tham ô tài sản là một vấn đề quan tâm lớn của xã hội, gây
hậu quả nghiêm trọng nên được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành.
Nguồn thông tin về tội phạm này cũng rất đa dạng. Song do thời gian thực tập
ngắn, sự va vấp thực tế còn hạn chế, em đã tiến hành thu thập thông tin từ nhiều
nguồn cụ thể: Giáo trình luật hình sự trường Đại học Luật Hà Nội, sổ thụ lý kết
quả các vụ án hình sự trong các năm 2006 - 2007 - 2008, báo cáo tổng kết
ngành TAND các năm 2006-2008, BLHS 1999, các Nghị quyết, Nghị định
hướng dẫn một số quy định, sổ kết quả các vụ án hình sự, các trang Wep liên
quan....
II. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN:
Tham ô tài sản được Nhà nước quy định rất sớm, ngay sau khi giành
chính quyền. Nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 quy
định về tội biển thủ của công, nhằm trừng trị các hành vi về lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để chiếm đoạt tài sản công. Tuy nhiên, trong văn bản này chưa đưa ra
khái niệm tội tham ô tài sản.


5
Sau đó, nhiều văn bản được ban hành, đáng chú ý nhất là tội tham ô tài
sản XHCN được quy định tại pháp lệnh trừng trị tội phạm xâm phạm tài sản xã
hội chủ nghĩa ngày 23/10/1970. Tại khoản 1 điều 8 pháp lệnh này quy định: "Kẻ

nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản XHCN thì sẽ bị phạt tù từ 6
tháng đến 7 năm". Như vậy, tội tham ô tài sản chưa quy định tài sản bị chiếm
đoạt do nhiều người có chức vụ, quyền hạn quản lý.
Ngày 27/6/1985 Quốc hội nước ta thông qua bộ luật hình sự đầu tiên tại
khoản 1 điều 133, tội tham ô tài sản XHCN được quy định: "Người nào lợi dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản XHCN mà mình có trách nhiệm trực tiếp
quản lý thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm. Sau đó, ngày 10/5/1997 BLHS được
sửa đổi bổ sung, trong đó tội tham ô tài sản XHCN được sửa đổi như sau:
"Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản XHCN mà mình có
trách nhiệm quản lý có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới
5 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc bị xử lý
kỷ luật mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Đến BLHS năm 1999
được quy định: Là tội tham ô tài sản quy định tại khoản 1 điều 278: "Người nào
lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý
có giá trị từ 500 nghìn đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 500 nghìn đồng
nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm.
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục a chương này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm.
Tóm lại: Tham ô hay tham nhũng là những hành vi của người lạm dụng
chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân.
III. NGUỒN GỐC THAM Ô:
Tham ô hay tham nhũng xuất hiện từ rất sớm, từ khi có sự phân chia
quyền lực và hình thành Nhà nước, khi con người bắt đầu sống tập trung thành
cộng đồng xã hội.


6
Tham ô xẩy ra ở bất kỳ quốc gia nào, dù đã phát triển hay đang phát triển,

dù xã hội giàu có hay nghèo đói. Tham ô có thể tồn tại ở bất kỳ ai, dù là tri thức
có học hay lao động phổ thông ít học, dù chức cao quyền trọng hay quan lại địa
phương.
Có ý kiến cho rằng tham ô bắt nguồn từ nền văn hoá độc tài đề cao cá
nhân, coi trọng biếu xén. Ý kiến khác cho rằng: Xã hội thay đổi các chuẩn mực
về đạo đức xã hội liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham ô.
Tham ô có thể bị triệt tiêu không?
- Tất nhiên là không thể và không bao giờ tham ô bị biến mất trong xã hội
loài người.
- Có chăng chỉ là sự giảm bớt hay hạn chế xẩy ra ở một số khu vực hay
lĩnh vực nào đó.
Chống tham ô để làm gì?
Chỉ với một lý do duy nhất đó là tạo sự công bằng xã hội.
III. ĐẶC TRƯNG CỦA THAM Ô TÀI SẢN HIỆN NAY.
1.Tham ô đả trở thành phổ biến ở nhiều ngành,nhiều cấp, nhiều lĩnh
vực.
Đặc biệt là các cơ quan ,các đơn vị quản lý một khối lượng lớn tiền,hàng,
vật tư tư quý hiếm,ngoại tệ mạnh như Ngân hàng ,tài chính ,thương nghiệp,xây
dựng cơ bản,giao thông vận tải…Tham ô xuất hiện ở các cơ quan bảo vệ pháp
luật như công an,Kiểm sát ,tòa án, HảI quan…Các hành vi tham ô trong lĩnh vực
đất đai(cấp đất ,cho thuê đất..)phổ biến ở chính quyền địa phương,thậm chí làm
tráI các qui định của nhà nước đã trở thành căn bệnh của mọi lĩnh vực đời sống
kinh tế-xã hội.
2.Tham ô được thực hiện bởi những hành vi ngày càng tinh vi,xảo
quyệt.Trong hoạt động kinh tế ,chúng được che đậy dưới các hình thức liên
doanh,liên kết ,quà biếu,trích thưởng…Trong xây dựng cơ bản thi khai khống
khối lượng ,mua bán thầu ,bớt xén vật tư..trong sản xuất thì lập quỹ đen,vi phạm
về các qui định về kế toán thông kê...Trong quản lý đất đai thì cấp đất sai



7
nguyên tắc ,mua bán đất trá hình …Trong việc thực hiện chính sách xã hội thì
lập hồ sơ giải ,khai man thương tật …Nói chung,tham ô biểu hiện dưới muôn
ngàn hình thức ,bằng các thủ đoạn đa dạng và tinh vi.
3.Quy mô các vụ việc tham ô ngày càng lớn,tính chất ngày càng
nghiêm trọng.Có những vụ việc tham ô liên quan đến nhiều ngành,nhiều
cấp,nhiều địa phương.Tham ô có tính chất tập thể,có sự cấu kết chặt chẽ…có xu
hướng tăng lên.Thiệt hại đối với tài sản của nhà nước,của tập thể mà mỗi vụ
tham ô gây ra cũng ngày càng nghiêm trọng.
4. Tham ô gắn chặt với buôn lậu.Thời gian vừa qua,hầu hết những vụ
buôn lậu nghiêm trọng đều có sự tiếp tay của những kẻ tham ô trong cơ quan
nhà nước.Mặt khác,những kẻ tham ô còn dùng tiền,hàng,phương tiện của Nhà
nước để thực hiện hành vi buôn lậu.Thực chất buôn lậu và tham ô là hai mặt của
một vấn đề,là các dạng thức khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà
nước,làm giàu bất chính.

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC.
I. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH:
1. Một số nhận xét chung:
Đặc điểm địa bàn Hà Tĩnh:
Hà Tĩnh là tỉnh bắc trung bộ, có một thành phố, một thị xã, 10 huyện.
Tổng diện tích là 6.055,6 km2, với dân số 1.286.700 người. Là một trong những
tỉnh nghèo. Trong những năm gần đây nhờ thực hiện đúng đắn các chính sách
kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Hà Tĩnh đã từng bước đổi mới và phát
triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để theo kịp xu thế của đất
nước. Bên cạnh đó còn không ít những khó khăn thách thức như: Số người trong
độ tuổi lao động thất nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao, sự hiểu biết pháp luật của
người dân còn hạn chế. Bệnh quan liêu, trình độ hiểu biết, trình độ văn hoá và
trình độ tổ chức quản lý Nhà nước yếu kém là điều kiện để phát sinh tội phạm.



8
Với vị thế về điều kiện thời tiết không được thuận lợi nhưng lại được
thiên nhiên ban tặng cho nhiều khu du lịch, bãi biển kèm theo đó trong những
năm gần đây tỉnh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trong nước cũng như nước
ngoài, có nhiều khu công nghiệp lớn đã giải quyết cho nhiều lao động. Qua một
số đặc điểm nổi bật trên trong quá trình phát triển tỉnh Hà Tĩnh cần phát huy tối
đa những mặt thuận lợi. Đồng thời phải có những giải pháp tích cực để khắc
phục khó khăn, giải quyết triệt để các vấn đề xã hội.
2. Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn Hà Tĩnh:
* Án hình sự sơ thẩm:
Năm
2006
2007
2008

Mới thụ lý
Vụ án
405
393
399

Bị cáo
735
720
687

Tống số vụ án hình sự sơ thẩm đã giải quyết tại Toà án nhân dân tỉnh Hà
Tĩnh từ năm 2006 - 2008 theo thống kê của Toà hình sự.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tình hình tội phạm

diễn biến phức tạp. Mặc dù được sự chỉ đạo, tổ chức giám sát của các cơ quan
chức năng trấn áp và xử lý nghiêm minh nhưng tình hình tội phạm vẫn có chiều
hướng gia tăng.
- Năm 2006: Toàn ngành đã thụ lý xét xử sơ thẩm 405 vụ 735 bị cáo/416
vụ 760 bị cáo, đạt tỷ lệ 97,35%. Trong đó Toà án nhân dân tỉnh thụ lý xét xử 112
vụ 202 bị cáo/114 vụ 211 bị cáo, đạt tỷ lệ 98,24% trong số 735 bị cáo đã xét xử
có 1 bị cáo phạt tù chung thân, 473 bị cáo bị phạt tù giam, 252 bị cáo bị phạt tù
nhưng cho hưởng án treo, 8 bị cáo bị phạt tù cải tạo không giam giữ, 1 bị cáo bị
phạt cảnh cáo.
- Năm 2007: Toàn ngành đã thụ lý xét xử sơ thẩm 393 vụ 720 bị cáo/423
vụ 763 bị cáo, đạt tỷ lệ 92,9%. Trong đó Toà án nhân dân tỉnh đã thụ lý xét xử
89 vụ, 196 bị cáo/94 vụ 201 bị cáo, đạt tỷ lệ 94,7%.
- Năm 2008: Toàn ngành đã giải quyết 799 vụ 687 bị cáo/418 vụ 712 bị
cáo, đạt tỷ lệ 95%. Trong đó cấp tỉnh đã giải quyết 25 vụ với 34 bị cáo/27 vụ với


9
36 bị cáo. So với năm 2007 số lượng án hình sự được thụ lý giảm bớt 6 vụ, 52 bị
cáo. Trong đó 676 bị cáo đưa ra xét xử (11 bị cáo trả hồ sơ cho VKS) có 410 bị
cáo bị phạt tù giam, 255 bị cáo bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, 8 bị cáo cải
tạo không giam giữ, 1 bị cáo bị cảnh cáo, 2 bị cáo bị phạt tiền.
* Án hình sự phúc thẩm:
Năm
2006
2007
2008

Mới thụ lý
Vụ án
94

35
138

Bị cáo
125
56
190

Tổng số vụ án hình sự phúc thẩm đã giải quyết trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
từ năm 2006 - 2008 theo thống kê của Toà hình sự.
- Năm 2006: Toà án nhân dân tỉnh thụ lý xét xử phúc thẩm đối với 94 vụ
125 bị cáo/94 vụ 125 bị cáo, đạt tỷ lệ 100% kết quả y án và đình chỉ giữ nguyên
án sơ thẩm 70 vụ 84 bị cáo, cải sửa 23 vụ 38 bị cáo, huỷ án 1 vụ 3 bị cáo. Toà án
nhân dân tối cao đã xét xử phúc thẩm 46 vụ 63 bị cáo do Toà án nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh xét xử sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị, kết quả y án và đình chỉ xét
xử phúc thẩm 33 vụ 46 bị cáo, cải sửa 13 vụ 17 bị cáo.
- Năm 2007: TAND tỉnh thụ lý xét xử phúc thẩm 95 vụ 122 bị cáo/107 vụ
139 bị cáo, đạt tỷ lệ 88,8%. Kết quả y án 38 vụ 55 bị cáo, đình chỉ xét xử phúc
thẩm 32 vụ 36 bị cáo, cải sửa 25 vụ 31 bị cáo.
TAND tối cao đã xét xử phúc thẩm 35 vụ 56 bị cáo do TAND tỉnh xét xử
sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị. Kết quả y án và đình chỉ xét xử phúc thẩm 27
vụ 42 bị cáo, cải sửa 7 vụ 13 bị cáo, huỷ 1 vụ 1 bị cáo.
- Năm 2008: TAND tỉnh thụ lý xét xử phúc thẩm 138 vụ 190 bị cáo/151
vụ 210 bị cáo, đạt tỷ lệ 91%. Kết quả y án và đình chỉ xét xử phúc thẩm 98 vụ
131 bị cáo, cải sửa 37 vụ 54 bị cáo, tạm đình chỉ 1 vụ 1 bị cáo, hủy án 2 vụ 2 bị
cáo.
TAND tối cao đã xét xử phúc thẩm 23 vụ 37 bị cáo do TAND tỉnh xét xử
sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị. Kết quả y án và đình chỉ xét xử phúc thẩm 14
vụ 17 bị cáo, cải sửa 9 vụ 20 bị cáo.



10
II. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAM Ô TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ
TĨNH:

Nhìn lại những năm gần đây cho thấy. Tình hình tội tham ô tài sản trên
địa bàn Hà Tĩnh có chiều hướng gia tăng, với quy mô ngày càng lớn và mức độ
phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong các hoạt động kinh tế, xây dựng cơ
bản, quản lý đất đai, thực hiện chính sách xã hội, tham ô tài sản phổ biến ở nhiều
cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quy mô các vụ việc tham ô ngày càng lớn, tính
chất ngày càng nghiêm trọng....
Theo thống kê của TAND tỉnh Hà Tĩnh thì số vụ phạm tội
tham ô tài sản từ năm 2006 - 2007 như sau:
Năm
2006
2007
2008

Mới thụ lý
Vụ án
8
6
7

Bị cáo
26
15
13

Số vụ án mới thụ lý về tội tham ô tài sản của toà hình sự - TAND tỉnh Hà

Tĩnh.
Từ bảng số liệu thống kê trên ta thấy số vụ phạm tội trên địa bàn biến
động không lớn, song mức độ và tính chất phạm tội ngày càng phức tạp. Trong
đó đáng chú ý là loại tội phạm liên quan đến chức vụ và trật tự kinh tế của Nhà
nước trong quản lý đất đai, mua bán đất, thực hiện chính sách xã hội.
Điểm nổi bật trong xét xử án hình sự 3 năm vừa qua tại TAND tỉnh Hà
Tĩnh đã tập trung xét xử tốt nhiều vụ tham ô tài sản.
Đặc biệt quan tâm: Tại bản án số 68/HSST/30-8-2006 gồm 3 bị cáo
Phạm Xuân Lĩnh, Đặng Duy Hoàng, Võ Văn Pháp. Từ năm 1998 đến năm 2005
đã cấu kết, bàn bạc cùng nhau làm giả hồ sơ đề nghị trợ cấp khen thưởng Huân,
Huy chương lập hồ sơ để hưởng tiền mai táng phí đối với những người được
hưởng chế độ khen thưởng Huân chương kháng chiến, bớt xén chế độ của những
người được Nhà nước trợ cấp vì bị nhiễm chất độc da cam, không cắt chế độ đối
với những người được hưởng trợ cấp xã hội đã chết, làm thất thoát tài sản của
Nhà nước là 482.155.416đ. Trong đó các đối tượng chia nhau hưởng lợi


11
328.415.000đ, số tiền còn lại đều chi sai chế độ, sai nguyên tắc. Đối với những
hành vi phạm tội nêu trên, cáo trạng số 56CT/KSĐT ngày 26/6/2006 của
VKSND đã truy tố 3 bị cáo trên về tội "Tham ô tài sản" theo điểm a, K3, điều
278 BLHS. Đây là một vụ án có tính chất, mức độ rất nghiêm trọng gây thiệt hại
lớn đến tài sản của Nhà nước, xâm phạm đến việc thực hiện chính sách xã hội
của Đảng và Nhà nước ta, tạo nên dư luận xấu, gây bất bình trong quần chúng
nhân dân. Trong vụ án này có nhiều bị cáo tham gia, các bị cáo đều là những
người nắm rõ chủ trương, chính sách của Đảng nhưng lại bàn bạc cùng nhau
phạm tội. Đang tâm ăn chặn, bớt xét tiền trợ cấp của Nhà nước đối với những
nạn nhân nghèo khổ và đáng thương nhất. Hành vi phạm tội của bọn chúng được
kéo dài trong nhiều năm, đối tượng bị xâm hại trong vụ án này đều là những đối
tượng có cống hiến cho cách mạng trở về địa phương được Nhà nước ưu đãi trợ

cấp, hỗ trợ trong chính sách. Số tiền bọn chúng tham ô rất lớn, vì vậy cần phải
có thái độ xử lý nghiêm khắc các bị cáo.
Nguyên nhân để xẩy ra vụ án này ngành LĐTBXH cấp huyện và tỉnh đã
có nhiều sơ hở thiếu sót, nhất là đối với những cán bộ làm công tác tiếp nhận,
kiểm tra, xử lý hồ sơ đã không làm tròn trách nhiệm của mình, làm việc qua loa,
đại khái, thiếu kiểm tra kiểm soát. Đặc biệt là tập thể phòng Nội vụ - LĐTBXH
huyện Hương Khê đã đề ra một "lệ làng" hết sức phi lý, trái pháp luật là nguồn
gốc của các sai phạm xẩy ra sau đó. Đó là "rỉ tai" để các xã hội hỗ trợ phòng số
tiền truy lĩnh của các đối tượng để phòng làm chi phí. UBND huyện Hương Khê
và Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh cần tổ chức rà soát khả năng và kiểm điểm sâu
sắc, xử lý hành chính đối với những cán bộ liên quan.
Trong vụ án này còn có một số các cá nhân liên quan đưa cho một số tiền,
nhưng xét thấy khi nhận tiền họ không biết rõ nguồn gốc số tiền đó và xử lý do
các bị cáo đưa tiền cho họ cũng hợp lý lại không có sự thông đồng. Trong quá
trình điều tra những người này đã tự nguyện nộp lại hồ sơ số tiền trên. Vì vậy
cần có biện pháp xử lý hành chính đối với họ cũng phù hợp.
Tuyên bố các bị cáo:


12
Áp dụng điểm a K3 điều 278 BLHS, điểm b, p điều 46, điều 47, điểm a, i
điều 48 BLHS xử phạt:
- Bị cáo Phạm Xuân Lĩnh: 9 năm tù.
- Bị cáo: Đặng Duy Hoàng: 9 năm tù.
- Bị cáo: Võ Văn Pháp: 7 năm tù.
* Tại bản án số 04/2007/24-01-2007.
Từ 02-5/2004 tại địa bàn xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, cơ quan có
thẩm quyền đã tiến hành kiểm sát đền bù cho một số cá nhân và tổ chức bị thiệt
hại về tài sản do việc giải toả mặt bằng để xây dựng đường điện 500KV, mạch 2
từ Hà Tĩnh - Đà Nẵng. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được Nhà nước giao

Nguyễn Văn Hồng đã cùng với Phạm Xuân Tiến, Nguyễn Tiến Sỹ, Đỗ Ngọc
Quýnh, Nguyễn Hữu Thọ lập khống 2 bộ hồ sơ mang đến 6 hộ dân đang cư trú
tại xã Cẩm Hưng, bọn chúng đã chiếm đoạt số tiền 130.020.000đ của Nhà nước
chia nhau hưởng lợi và sử dụng trái nguyên tắc. Tại bản cáo trạng số
07/CT/KSĐT ngày 25/12/2006 của Viện trưởng viện KSND tỉnh Hà Tĩnh đã
truy tố các bị cáo vè tội tham ô tài sản theo điểm d khoản 2 điều 278 BLHS.
Đây là một vụ án tham nhũng rất nghiêm trọng các bị cáo đều là những
cán bộ đương nhiệm có vị trí vai trò nhất định trong xã hội, hành vi phạm tội của
các bị cáo vừa trực tiếp xâm hại đến sở hữu Nhà nước, vừa ảnh hưởng hoạt động
đúng đắn của các cơ quan có thẩm quyền làm giảm uy tín và hiệu lực trong quản
lý kinh tế của bộ máy cũng như đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước, vừa làm
giảm niềm tin của nhân dân đối với bộ máy các cơ quan công quyền và đội ngũ
nhân viên thực hành công vụ Nhà nước cả trước và trong khi phạm tội, các bị
cáo đều nhận thức đầy đủ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công trình, đều ý
thức rõ nhiệm vụ, quyền hạn và bổn phận của mình. Nhưng vì suy nghĩ nông
cạn, vì vụ lợi và ảo tưởng làm giàu, vì không thường xuyên tu dưỡng, đấu tranh,
rèn luyện, các bị cáo đã coi nhiệm vụ, quyền hạn được giao như một phương
tiện để kiểm chác, đã đồng loã biến tài sản Nhà nước thành mảnh đất màu mỡ
rồi mặc sức cùng nhau xà xéo, chia chác với đủ các thủ đoạn vừa tinh vi vừa
trắng trợn và xảo quyệt. Với những trọng trách và vị trí nhất định trong bộ máy


13
Nhà nước, các bị cáo có đủ năng lực hành vi để chịu trách nhiệm về việc làm
nông nổi bột phát của mình.
Qua quá trình xét xử: Toà án tuyên bố các bị cáo phạm tội "Tham ô tài
sản".
* Áp dụng điểm d khoản 2 điều 278 các điểm b, p khoản 1 và khoản 2
điều 46, điều 47 BLHS xử phạt.
- Nguyễn Văn Hồng: 48 tháng tù giam.

- Phạm Xuân Tiến: 42 tháng tù giam.
* Áp dụng điểm d khoản 2 điều 278 các điểm b, p, s khoản 1, khoản 2
điều 46, điều 47, 60 BLHS xử phạt các bị cáo.
- Nguyễn Tiến Sơn: 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thử thách 36
tháng.
- Đỗ Ngọc Quý: 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thử thách 42
tháng.
- Nguyễn Hữu Thọ: 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thử thách 30
tháng.
Đây là những con số đáng buồn nhưng bài học cho các ngành, các cấp và
những người có trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ và quá trình tổ chức
triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua
những vụ án này tiếp tục báo động tình trạng ý thức pháp luật của nhiều người
dân, đặc biệt là những cán bộ địa phương có trình độ hiểu biết, trình độ văn hoá
và trình độ tổ chức quản lý Nhà nước yếu kém, tuỳ tiện dẫn đến tình trạng một
bộ phận các cán bộ còn non kém về nghiệp vụ, sa sút về phẩm chất, hệ thống
pháp luật còn nhiều sơ hở và đi kèm theo là chủ nghĩa cá nhân dẫn đến kém tinh
thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước, làm hại lợi ích của cách mạng, của nhân dân.
CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
TỘI PHẠM.
I. NGUYÊN NHÂN:


14
1. Nguyên nhân cá nhân chủ nghĩa:
Chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh tham ô, chủ
nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, nảy sinh ra các căn bệnh nguy hiểm
như lười biếng, ngại gian khổ, khó khăn, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền
hành, tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa.... cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất

đoàn kết thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp
hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại lợi ích của cách
mạng, của nhân dân. Tóm lại do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm.
2. Nguyên nhân từ công tác quản lý xã hội:
Quá trình chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường, hệ
thống pháp lý nước ta còn nhiều sơ hở. Những quy định cũ không còn phù hợp,
những quy định mới chưa được ban hành dẫn đến tình trạng các văn bản pháp
luật vừa thừa lại vừa thiếu và không đồng bộ. Công tác cán bộ của ta có nhiều
điểm yếu kém tuỳ tiện dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ còn non kém về
nghiệp vụ, sa sút về phẩm chất lại được giữ những cương vị trực tiếp quản lý tài
sản của Nhà nước và nhân dân, thậm chí giữ những cương vị trọng trách của
một số ngành, một số địa phương.
3. Nguyên nhân điều kiện kinh tế xã hội:
Một xã hội với nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế xã hội lỏng lẻo,
yếu kém tạo ra sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham ô và các tệ nạn
có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành
quyền lực kinh tế.
Tham ô làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, làm giảm lòng tin của công
dân vào Nhà nước, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị kinh tế
xã hội .
4. Nguyên nhân hiểu biết pháp luật:
Do đội ngũ cán bộ cũng như người dân chưa được hiểu biết về pháp luật,
ý thức pháp luật, công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân còn gặp khó
khăn. Đội ngũ làm công tác về pháp luật trong những năm qua ở Hà Tĩnh tuy có
số lượng tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, tình


15
trạng thiếu cán bộ pháp luật vẫn còn tồn tại và đặc biệt là chất lượng của đội ngũ
cán bộ này vẫn chưa thật sự được nâng cao. Công tác tuyên truyền giáo dục

pháp luật kém sẽ dẫn đến ý thức pháp luật trong mỗi cá nhân không cao là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội.
II. GIẢI PHÁP:

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp đấu
tranh phòng chống tham nhũng. Các ngành, các cấp cũng có nhiều cố gắng và đã
thu được một số kết quả nhất định. Song so với yêu cầu vẫn còn nhiều hạn chế.
Để đẩy lùi và tiến tới bài trừ được tệ nạn tham nhũng, cần có những giải pháp
đồng bộ như sau:
1. Chống căn bệnh chủ nghĩa cá nhân:
Như Bác Hồ đã nói: Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa
là "Giày xéo lên lợi ích cá nhân". Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường
riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Bác Hồ khuyên dạy cán
bộ, đảng viên, quân đội không xâm phạm cái kim sợi chỉ dân, lên án những cán
bộ, đảng viên nặng đầu óc cá nhân chủ nghĩa, chỉ biết chăm lo thu vén cho bản
thân mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể cộng đồng và của những
người xung quanh mình. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân trong bộ
máy của Đảng, của Nhà nước thì Đảng mới thực sự trong sạch và vững mạnh,
mới giành được sự tin yêu thực sự của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Công khai và mạnh dạn gạt bỏ cho thật
sạch các ung nhọt ấy thì thân thể càng khoẻ mạnh và "Mỗi cán bộ, đảng viên
phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Phải kiên
quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư
tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật". Điều đó có nghĩa
là Đảng phải thực hành kỷ luật nghiêm minh, Nhà nước phải có thể chế cụ thể,
rõ ràng và quan trọng hơn là phải biết dựa vào lực lượng quần chúng đấu tranh,
phê bình, giáo dục và xử lý nghiêm minh những cán bộ đảng viên mắc bệnh cá
nhân chủ nghĩa tham ô gây nguy hại cho Đảng, cho Nhà nước, cho nhân dân.
2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý:



16
Trong quá trình chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị
trường, hệ thống pháp lý nước ta còn nhiều sơ hở. Những quy định cũ không
còn phù hợp, những quy định mới chưa được ban hành dẫn đến tình trạng các
văn bản pháp luật vừa thừa lại vừa thiếu và không đồng bộ.Đó là môi trường
thuận lợi cho tệ tham ô phát sinh và phát triển .Trong thời gian tới, cần nghiên
cứu sửa đổi ,bổ sung các văn bản pháp luật,tạo ra một hành lang pháp lý vừa
thúc đẩy được quá trình phát triển kinh tế-xã hội, vừa thiết lập được kỹ cương
trong các lĩnh vực quản lý.Trước mắt ,cần đặt trọng tâm vào các lĩnh vực: cấp
phép, xây dựng cơ bản, kế hoạt thống kê, quản lý các doanh nghiệp nhà nước,
phân cấp ngân sách, kinh doanh ngân hàng.
3. Đổi mới công tác cán bộ.
Trong suốt thời kỳ, Công tác cán bộ của ta có nhiều điểm yếu kém tuỳ
tiện dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ còn non kém về nghiệp vụ, sa sút về
phẩm chất lại được giữ những cương vị trực tiếp quản lý tài sản của Nhà nước
và nhân dân, thậm chí giữ những cương vị trọng trách của một số ngành, một số
địa phương.Đây vừa là nguyên nhân của tệ tham nhũng,vừa là khâu yếu
nhất,nhạy cảm nhất của cuộc đấu tranh chống tham ô.Đổi mới công tác cán bộ
phải bao gồn từ khâu đào tạo ,tuyển chọn ,bồi dưỡng, đánh giá và quản lý cán bộ
đến khâu phân công ,phân nhiệm rõ ràng cho từng vị trí công tác.
4.Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng.
Thời gian qua,ở nhiều nơI ,sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với cuộc
đấu tranh chống tham ô chưa đạt hiệu quả cao,chưa có sự phối hợp đồng bộ giưa
kiểm tra kỷ luật đảng với hoạt động kiểm tra,thanh tra của Nhà nước. Việc xem
xét ,xử lý đối với đảng viên có sai phạm chưa nghiêm minh, thậm chí có nơI còn
né tránh, bao che cho người vi phạm.ở một số nơI, cấp ủy đảng còn đứng ngoại
cuộc,bàng quan với việc chống tham ô hoặc ở một số nơi khác,cấp ủy đảng lại
can thiệp trái pháp luật vào hoạt động điều tra , thanh tra của cơ quan có tham ô
cần phải được tăng cường và đổi mới cả về phương thức lẩn nội dung. Sự lãnh

đạo của Đảng phải cụ thể ,sâu sát,thiết thực đối với quá trình xử lý từng vụ việc
trên cơ sở các qui định của pháp luật. Cần phát huy tinh thần dân chủ và công


17
khai trong sinh hoạt Đảng. Cần có biện pháp xử lý kỷ luật đối với đảng viên có
hành vi tham nhũng phải kịp thời, nghiêm minh.
5. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong
cuộc đấu tranh chống tham ô.
Hiện nay,hoạt động chống tham nhũng của các cơ quan bảo vệ pháp luật
còn thiếu sự thống nhất. Thậm chí,giữa một số ngành như Kiểm sát, Thanh tra,
Công an còn có sự chồng chéo lẫn nhau ,làm giảm đáng kể hiệu quả công tác
chống tham ô. Trong khi các qui định của pháp luật chưa thật sự đồng bộ,chặt
chẽ thì sự phối hợp giữa các cơ quan này là hết sức cần thiết. Một mặt ,cần có
những văn bản phân định rõ ràng chức năng,nhiệm vụ của mỗi cơ quan ,mặt
khác cần có một cơ chế thống nhất giữa các cơ quan trong việc điều tra,xử lý
những vụ việc tham ô.Trước mắt ,cần khắc phục ngay tình trạng chồng
chéo,mâu thuẫn trong họat động của các cơ quan bảo vẹ pháp luật,khai thông sự
chậm trễ, ách tắc trong quá trình di lý hồ sơ,chuyển giai đoạn.
6. Thắt chặt chế độ quản lý tiền tệ.
Nhanh chóng thiết lập chế độ quản lý tiền tệ và thanh toán qua hệ thống
ngân hàng nhằm mục đích kiếm soát và minh bạch hóa thu nhập và tài sản của
cán bộ,công chức.Từ đó thực hiện nghiêm, triệt để chế độ kê khai tài sản đối với
cán bộ,công chức.
7. Phát động nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống
tham ô.
Kinh nghiệm của nước ta cũng như của các nước khác cho thấy: những
chiến dịch chống tham ô thành công nhất chính là những chiến dịch sự tham gia
đông đảo của nhân dân.Trên thực té ,gần 70% số đơn thư ,tố cáo của nhân dân là
đúng sự thật.Do đó ,cần tăng cường công tác giải quyết khiếu nại ,tố cáo của

công dân .Biết dựa vào dân,phát huy dân chủ ,công khai hóa kết quả xỷ lý những
vụ việc do nhân dân phát hiện.Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi trù
dập người tố cáo.
Tham ô là một tệ nạn không chỉ có ở riêng một chế độ nào,một quốc gia
nào ,mà ở đâu quyền lực không được kiểm tra,giám sát thì ở đó phát sinh tệ


18
tham ô. Chống tham ô vừa là nhiệm vụ cấp bách,thường xuyên vừa là nhiệm vụ
lâu dài. Nó đòi hỏi sự cố gắng của nhiều ngành,nhiều cấp,những chương trình,kế
hoạch đồng bộ,với sự nghiêm túc và toàn diện. Qua sự phân tích thực trạng tham
ô hiện nay,bài viết này chỉ xin nêu vài biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu
quả của công tác chống tham ô trong thời gian trước mắt.
CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.
I. NHẬN XÉT:

Ngày nay tệ tham ô hay tham nhũng là một căn bệnh tứ chứng nan y, mà
bản chất của nó là sự kết hợp giữa hai yếu tố: Quyền lực Nhà nước và tư lợi, nó
luôn luôn tiềm ẩn và hậu quả của nó rất nghiêm trọng, kìm hãm sự phát triển
kinh tế xã hội và nó có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là một thực trạng
đáng lo ngại mà Nhà nước và toàn xã hội phải suy nghĩ và tìm ra những giải
pháp hữu ích nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng này.
So với các tội phạm khác thì số lượng ít hơn nhưng tính chất và mức độ,
số lượng các bị cáo ngày càng tăng lên. Đáng báo động hơn là có sự tham gia
cấu kết của những người có vị trí cao trong xã hội từ Trung ương đến địa
phương. Trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước, cấp chính quyền địa phương,
các đoàn thể, quần chúng nhân dân bắt tay vào tham gia công tác phòng chống
tham nhũng thì mới giảm bớt và có hiệu quả hơn, phải minh bạch hoá khiếu nại
của dân chúng, ngân sách tài chính, mua sắm..v.v...
Là một tỉnh nghèo, tỉnh Hà Tĩnh cần phải có các biện pháp, giải pháp và

có các bước đi vững chắc trong công cuộc chống tham nhũng trên mọi ngành
lĩnh vực, từ các cấp chính quyền để ngày càng phát triển.
Năm 2008 riêng ngành Toà án Hà Tĩnh đã đề ra những nhiệm vụ thiết
thực, thực hiện tốt cải cách tư pháp, phấn đấu hoàn thành tốt quá trình tranh
tụng, nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, đảm bảo xét xử chính xác, công
bằng khách quan, tăng cường việc xét xử lưu động để tuyên truyền pháp luật cho
nhân dân. Đồng thời phấn đấu xây dựng ngành Toà án trở thành đơn vị trong
sạch vững mạnh.


19
II. KIẾN NGHỊ.

Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, trong một thời gian thực
tập ngắn tại địa phương, cũng là lần đầu tiên được tiếp xúc với thực tế qua việc
nghiên cứu các hồ sơ vụ án, trực tiếp tham dự các phiên toà xét xử, trong đó
nhiều vụ án do TAND tỉnh Hà Tĩnh xét xử về các tội phạm tham ô tài sản. Để
góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và
tội phạm về tham ô tài sản nói riêng thực sự đạt kết quả cao, em xin mạnh dạn
đưa ra một số kiến nghị của mình:
1. Thái độ xã hội với tham ô hay tham nhũng.
Một nguyên nhân mà lâu nay chúng ta ít nhắc đến đó là thái độ của xã hội
đối với tham nhũng, với những kẻ tham nhũng phải đưa ý kiến của quần chúng
nhân dân trước những vụ tham nhũng. Như Bác Hồ đã nói thực hiện dân chủ là
cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn, chỉ khi nào toàn thể nhân
dân đều tham gia vào quản lý thì khi ấy mới có thể đã phá tận gốc chủ nghĩa
quan liêu. Các cơ quan Nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh và đồng bộ phương
châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
2. Về phía các cơ quan hữu quan.
Cần tiếp tục nghiên cứu tìm ra những giải pháp hữu ích để ngăn chặn, đấu

tranh phòng ngừa tình hình tội phạm về tham ô tài sản. Những giải pháp đó cần
có tính thiết thực phù hợp với đặc điểm đối tượng cũng như điều kiện của tỉnh.
Đây cũng là công tác quan trọng trong quản lý Nhà nước nói chung, trong đấu
tranh phòng chống tội phạm nói riêng, với điều kiện phát triển kinh tế xã hội
hiện nay của tỉnh Hà Tĩnh, khi mà trình độ dân trí chưa cao, am hiểu về pháp
luật trong quần chúng nhân dân còn hạn chế thì việc tuyên truyền, giáo dục ý
thức pháp luật cho người dân là vấn đề cần thiết. Các cơ quan, tổ chức trên địa
bàn tỉnh cần có những hành động tích cực hơn nữa như: Tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu pháp luật, cử cán bộ tư pháp về các sở tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật cũng như các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm, nghiêm
trọng nhất là tội phạm về tham ô tài sản hay tham nhũng.
3. Cơ quan TAND tỉnh Hà Tĩnh.


20
- Về trình độ chuyên môn của cán bộ TAND tỉnh: Cần phải đẩy mạnh
công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất phục vụ
cho công tác xét xử cũng như việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho
người dân.
- Về công tác trước khi xét xử và khi xét xử: Phải phân công cụ thể từng
nhiệm vụ cho từng thẩm phán và mỗi thư ký, cần duy trì tổ chức họp giao ban
đầu tuần để đảm bảo cho sự giải quyết công việc được tập trung, thống nhất,
đúng thời gian. Tập trung xét xử thật nghiêm minh và triệt để các vụ án. Trong
quá trình xét xử phải tuyệt đối tuân theo những quy định của pháp luật về nội
dung cũng như thủ tục.
- Về sự phối hợp với các ngành Công an, Viện kiểm sát và TAND huyện:
Tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ với các ngành Công an, cơ quan điều
tra, VKS. Ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và thống nhất kế hoạch xét
xử, đảm bảo việc xét xử được diễn ra nhanh chóng, an toàn, đặc biệt phải thực
thi theo đúng pháp luật.

- Về việc tổ chức các phiên toà xét xử công khai: Cần phải tăng cường
hơn nữa việc tổ chức các phiên toà xét xử lưu động những vụ án tại địa phương,
góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tăng cường công tác xét xử và thi hành án hình sự của Toà án cấp huyện,
đảm bảo việc kiểm tra 100% đơn vị và 100% bản án quyết định đã có hiệu lực
pháp luật, nhằm kịp thời phát hiện các sai sót từ đó chỉ đạo rút kinh nghiệm để
nâng cao chất lượng xét xử, phối hợp với cấp uỷ chính quyền lắng nghe ý kiến
dư luận nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng đối với các vụ việc
phức tạp, để vận dụng giải quyết các vụ án đúng pháp luật, đáp ứng được yêu
cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương.
- Các hoạt động khác:
Nghe và cho ý kiến chỉ đạo các loại án kể cả án sơ thẩm và phúc thẩm,
bằng việc duy trì tổ chức cuộc họp báo án dưới sự chủ trì của chánh toà một
cách thường xuyên. Đây là một công việc có ý nghĩa quan trọng giúp cho ngành


21
toà án có thể đúc rút kinh nghiệm xét xử, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm
trước đó.
Toà án cần tăng cường hơn nữa việc giải quyết các đơn thư khiếu nại của
quần chúng.
Tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác của
nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước cũng như của nhân dân, chẳng hạn toà
tiếp tục phát huy sức mạnh của những cán bộ là thanh niên trong việc tổ chức
đội tự vệ bảo vệ tài sản của toà, bảo vệ trật tự an toàn của khu vực xung quanh
toà.


22


C. KẾT LUẬN:
Thực tiễn khách quan luôn vận động và phát triển không ngừng, khái
niệm tham ô tài sản là hình ảnh phản ánh hiện thực khách quan nên cùng vận
động và phát triển theo. Bác Hồ cũng đã chỉ rằng: Tham ô là một căn bệnh đó là
một thực trạng rất nghiêm trọng được báo động. Vì vậy công tác phòng, chống
tham ô hay tham nhũng phải là cả một quá trình đấu tranh lâu dài, cam go, phức
tạp với những nhiệm vụ khác nhau tuỳ thuộc vào từng thời kỳ phát triển kinh tế,
chính trị xã hội của đất nước. Công tác đấu tranh phòng chống tham ô không
được nôn nóng, vội vàng. Đảng và Nhà nước phải xây dựng chiến lược chống
tham nhũng trong từng thời kỳ và xuyên suốt quá trình đấu tranh, là từng bước
thực hiện và đạt được mục tiêu cụ thể. Đối với TAND tỉnh Hà Tĩnh "Không
ngừng rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ,
tích cực khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, nâng cao chất lượng xét xử,
phối hợp với các ngành hữu quan đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống
tội phạm". Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa của công tác đấu tranh phòng, chống
tham ô. Em đã mạnh dạn chọn đề tài "Tham ô tài sản và thực tiễn xét xử tội
phạm này tại địa phương" để làm đó như là một biện pháp phòng chống, như là
một lời nhắc nhở cho bản thân trong cuộc sống cũng như làm việc. Đang là một
sinh viên nhưng em xin hứa luôn luôn hoàn thiện bản thân, nghiên cứu học hỏi
và "luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là phải thực hiện
cho được lời Bác dạy về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân, triệt tận gốc bệnh tham ô.
Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề thực tập của em. Được sự giúp đỡ
của thầy cô giáo, các bác, chú, anh chị em trong Toà nên em nơi em thực tập để
chuyên đề cuối khoá của em được hoàn chỉnh hơn và thực sự là kết quả của một
quá trình nghiên cứu tìm hiểu.
Em xin cảm ơn và kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến.


23


MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………...1
B. NỘI DUNG…………………………………………………………..3
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH THU THẬP ……………………..3
I. QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN………………………………………….3

1. Thời gian thu thập thông tin…………………………………………..3
2. Phương pháp thu thập thông tin……………………………………...3
3. Nguồn thông tin thu thập:…………………………………………….4
II. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN:……………………………4
III. NGUỒN GỐC THAM Ô:………………………………………………………...5

III. ĐẶC TRƯNG CỦA THAM Ô TÀI SẢN HIỆN NAY……………..5
1.Tham nhũng đả trở thành phổ ………………………………………..6
2.Tham nhũng được thực hiện…………………………………………...6
3.Quy mô các vụ việc tham ô ……………………………………………6
4. Tham nhũng gắn chặt với buôn lậu…………………………………...6
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC.......6
I. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH:…………………..6

1. Một số nhận xét chung:………………………………………………..6
2. Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn Hà Tĩnh:………………….7
II. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAM Ô TÀI SẢN TRÊN…………………………...9

CHƯƠNG

III:

NGUYÊN


NHÂN



GIẢI

PHÁP

.............................12
I. NGUYÊN NHÂN:………………………………………………………………….12

1. Nguyên nhân cá nhân chủ nghĩa:……………………………………12
2. Nguyên nhân từ công tác quản lý xã hội:…………………………...12


24
3. Nguyên nhân điều kiện kinh tế xã hội………………………………12
4. Nguyên nhân hiểu biết pháp luật……………………………………13
II. GIẢI PHÁP…………………………………………………………………….….13

1. Chống căn bệnh chủ nghĩa cá nhân…………………………………13
2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý…………………………………..14
3. Đổi mới công tác cán bộ……………………………………………...14
4.Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng…………...14
5. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ ………………….15
6. Thắt chặt chế độ quản lý tiền tệ……………………………………..15
7. Phát động nhân dân tham gia ……………………………………….15
CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ..................................16
I. NHẬN XÉT…………………………………………………………………………16

II. KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………….16

1. Thái độ xã hội với tham ô……………………………………………17
2. Về phía các cơ quan hữu quan……………………………………….17
3. Cơ quan TAND tỉnh Hà Tĩnh………………………………………..17
C. KẾT LUẬN……………………………………………………..……19


25

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
*Văn bản pháp luật.
1.Bộ luật hình sự 1999.
2. Bộ luật hình sự 2003.
3.Giáo trình luật hình sự –Trường đại học Luật Hà Nội 2008.
4.Giáo trình luật tố tụng hình sự – Trường đại học Luật Hà Nội 2007.
5.Nghị quyết, nghị định hướng dẫn một số quy định của Bộ luật hình sự
1999.
*Tư liệu thực tiễn.
1.Báo cáo tổng kết các năm 2006,2007,2008 của TAND tỉnh Hà Tĩnh.
2.Bản án hình sự của TAND tỉnh Hà Tĩnh.
3.Các bài viết trong tạp chí Tòa an của tòa án nhân dân tối cao ( số 6,22).
4.Các hồ sơ vụ án.
5.Sổ thụ lý kết quả các vụ án hình sự sơ thẩm,phúc thẩm năm
2006,2007,2008.
6.Một số tài liệu và trang West liên quan khác.


×