Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.01 KB, 9 trang )

Sinh trưởng và sinh sản của vi
sinh vật
POSTED BY : Unknown
ON
10:33:00 AM

BÀI TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
SINH HỌC 10-11
PHẦN 3: SINH HỌC VI SINH VẬT
Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
I.

Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm các bài trong chương 2, thuộc phần 3: Sinh học vi sinh vật 10
THPT:
+Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
+Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật


+Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
II.

Mạch kiến thức

1. Khái niệm sinh trưởng và các môi trường nuôi cấy vi sinh vật
2. Các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và nhân thực
3. Các yếu tố lý học, hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
III.

Mục tiêu


1. Kiến thức
-

Nêu được khái niệm của sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

-

Trình bày được các pha trong nuôi cấy không liên tục

-

Phân biệt được nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục

-

Tại sao sử dụng vi sinh vật trong nuôi cấy vi sinh vật trong sản xuất sinh khối thu
protein đơn bào, kháng sinh, hoocmon…..

-

Nêu được các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực

-

Tại sao khi không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến
dạng?

-

Phân tích được các yếu tố hóa học, lý học ảnh hưởng đến vi sinh vật


-

Vận dụng các kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế
+ Vì sao khi rửa rau nên ngâm nước muối 5-10 phút?
+ Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
+ Vì sao có thể giữ thức ăn lâu trong tủ lạnh?
+ Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?

2. Kĩ năng
-

Kĩ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, giải thích, phân loại

-

Kĩ năng học tập: tự học, hợp tác


-

Kĩ năng sinh học: quan sát tranh hình, quan sát thí nghiệm, làm thí nghiệm, định
nghĩa, thu thập thông tin

3. Năng lực
-

Năng lực tự học

-


Năng lực giao tiếp

-

Năng lực hợp tác

-

Năng lực tính toán

4. Thái độ
-

Yêu thích môn học

-

Chăm sóc và bảo vệ tốt cơ thể

-

Bảo quản tốt đồ ăn

IV.

V.

Thời lượng
-


Số tiết học trên lớp: 3 tiết

-

Số tiết học ở nhà : 3 tiết
Tiến trình tổ chức hoạt động học tập

A. Hoạt động khởi động
GV cho HS xem đoạn video :Thế giới sinh vật của bạn, trong vòng 4 phút
Yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm của VSV và cho biết đoạn video trên nói lên
điều gì?
Từ đó=> Vấn đề đặt ra: Mỗi người chúng ta đều trải qua giai đoạn bào tử, hợp tử,trẻ
con, người trưởng thành, người già vậy VSV có phải cũng trải qua những giai đoạn
như vậy hay không? Với tốc độ sinh trưởng và sinh sản rất nhanh và phân bố rộng
như vậy thì quá trình sinh trưởng và sinh sản của chúng diễn ra như thế nào? Và
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trính sinh trưởng của VSV thì chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu ở chương II: Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh Vật.
B. Hoạt động hình thành kiến thức


 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và các môi trường nuôi cấy vi sinh
vật
GV: treo tranh về quá trình sinh trưởng của vi sinh vật.

Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật

1 tb

2 tb


4 tb

8 tb 16 tb

Thời gian thế hệ
Yêu cầu học sinh quan sát hình và đọc sách giáo khoa sau đó nêu khái niệm sinh
trưởng của vi sinh vật và cho biết thế nào là thời gian thế hệ.
-

GV: Cho học sinh 2 bảng số liệu:
Sự thay đổi môi trường nuôi cấy
Thời gian

1h

2h

3h

5h

8h

10h

12h

Khối lượng
(g)


1

0,9

0,8

0,75

0,6

0,55

0,45

Sự thay đổi số lượng tế bào
Thời
gian
Số lượng

1h

2h

3h

5h

8h


10h

12h

2

1

2

4

8

16

14

Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm :


Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi số lượng tế bào theo thơi gian.




Từ biểu đồ kết hợp đọc SGK, đặt tên cho môi trường nuôi cấy và các pha của quá
trình sinh trưởng của vi sinh vật.




Giải thích sự thay đổi của môi trường nuôi cấy.



Đề xuất biện pháp để số lượng tế bào không giảm theo thời gian.
Từ việc không có pha suy vong, giới thiệu môi trường nuôi cấy liên tục và ứng dụng
của nó.

 Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức sinh sản của sinh vật nhân sơ và nhân thực
-

GV treo tranh về các hình thức sinh sản của vi sinh vật. tranh ghi rõ là hình thức sinh
sản ở sinh vật nhân sơ hay sinh vật nhân thực. nhưng tranh không có tên các hình thức
sinh sản.

-

Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đọc SGK và quan sát hình vẽ , nêu tên hình thức
sinh sản ứng với từng tranh và đồng thời mô tả đặc điểm, cơ chế để phân biệt với các
hình thức khác.

-

GV chữa bài và củng cố bằng video về các hình thức sinh sản.

 Hoạt động 3: Tìm hiểu các yếu tố lý học, hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của
vi sinh vật

a. Chất hóa học:

-

GV yêu cầu HS đọc SGK từ đó phân biệt chất dinh dưỡng và chất ức chế.

- Kể tên 1 số ứng dụng trong thực tế về sử dụng chất hóa học trong việc kích thích
hay ức chế sự phát triển vi sinh vật.
b. Các yếu tố vật lí:
-

GV chia lớp thành các nhóm để HS hoàn thành phiếu học tập:
ảnh hưởng
Nhiệt độ
Độ ẩm
Độ pH
Ánh sáng
Áp suất thẩm thấu

C. Hoạt động luyện tập và vận dụng

ứng dụng


Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Tại sao trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát và pha suy vong?
Câu 2: Thời điểm nào thu hoạch được sinh khối vi sinh vật lớn nhất trong môi trường
nuôi cấy không liên tục?
Câu 3: Ban đầu quần thể vi sinh vật có 105 tế bào. Sau 2 giờ, quần thể có 16.105 tế
bào. Tính thời gian thế hệ của vi sinh vật đó? ( biết quần thể được nuôi cấy trong môi
trường nuôi cấy liên tục)
Câu 4: Xây dựng 1 sơ đồ tư duy thể hiện các hình thức sinh sản của vi sinh vật.

Câu 5: So sánh sự khác nhau giữa sinh sản của vi sinh vật nhân sơ với vi sinh vật nhân
thực.
Câu 6: Giải thích 1 số hiện tượng trong cuộc sống: tại sao rửa rau nên ngâm trong
nước muối pha loãng? trong sữa chua tại sao có rất ít vi sinh vật? vì sao nên bảo quản
thức ăn trong tủ lạnh?
Câu 7: Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
Câu 8: Nêu 1 số cách phòng tránh vi sinh vật có hại.
D. Hoạt động mở rộng tìm tòi kiến thức
-

HS tìm hiểu về các loại bào tử.

-

Yêu cầu HS về nhà đọc thêm các ứng dụng của vi sinh vật và biện pháp tiêu diệt vi
sinh vật bảo vệ cơ thể

VI.

Thiết kế một số câu hỏi/bài tập đánh giá
Câu 1: Sắp xếp diễn biến của các pha trong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn vào
từng pha sao cho phù hợp
Tên các pha
1.
2.
3.
4.

Pha tiềm phát
Pha lũy thừa

Pha cân bằng
Pha suy vong

Diễn biến
a.
b.
c.
d.
e.
f.
g.
h.

Tổng hợp mạnh mẽ các AND và các enzyme chuẩn bị cho phân bào
Tốc độ sinh trưởng và trao đổicủa vi khuẩn giảm dần
Số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào sống
Số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào mới được hình
thành
Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa
Một số vi khuẩn chứa enzyme tự phân giải tế bào
Kích thước tế bào vi khuẩn nhỏ hơn pha log
Một số có hình dạng tế bào thay đổi tạo thành tế bào bị hư hại


Câu 2: Vi khuẩn không thể sinh sản bằng hình thức nào
A. Ngoại bào tử
B. Bào tử đốt
C. Trực phân
D. Nội bào tử
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống : “số lượng”, “sinh trưởng”, “sinh sản”

 Sự ………….của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng…………….tế bào của
quần thể


Sự tăng…………….cá thể vi sinh vật được xem là sự…………………..

Câu 4: Xác định Đúng/Sai
Nội dung

Đ/S

1.Để sinh trưởng và phát triển , vi sinh vật cũng cần các chất dinh dưỡng như
các sinh vật khác
2.Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật liên quan chặt chẽ tới môi trường
bên ngoài
3.vi sinh vật có thể tồn tại ở bất kỳ môi trường nào
4.Ở nhiệt đọ cức đại và cực tiểu vi sinh vật không thể sinh trưởng dược
5.C, H, O, P, N, S có vai trò quan trọng trong quá trình hóa thẩm thấu
6.Vi sinh vật ưa ấm có nhiệt đọ sinh trưởng thích hợp từ 20-400C
Câu 5:
Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu hồi sinh khối vi sinh vật tối đa nên
dừng ở thời điểm nào là tốt nhất ?
Câu 6. Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, một quần thể vi sinh vật gồm 120 tế
bào, cáo thời gian thế hệ là 10 phút. Sau 80 phút thì số lượng tế bào của quần thể là
bao nhiêu?
Câu 7 . Một chủng tụ cầu vàng được cấy trên 3 loại môi trường sau:


-


Môi trường A gồm: nước, muối khoáng, nước thịt

-

Môi trường B gồm: nước muối khoáng, glucozo, vitamin B1

-

Môi trường C gồm: nước, muối khoáng, glucozo
Sau khi nuôi một thời gian ở tủ ấm 370C, môi trương A và B trở nên đục, môi trường
C vẫn trong suốt.

a.

môi trường A,B,C là loại môi trường gì?

b. Giải thích kết quả thí nghiệm thu được
c. Glucozo, vitamin B1, nước thịt có vai trò gì đối với vi sinh vật?
câu 8 : Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ nhiễm vi khuẩn?
câu 9: Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi cất trong tủ lạnh?
câu 10: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
Bài tập tình huống
Tình huống 1: Trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật có pha sinh trưởng lũy thừa, thì
trong môi trường tự nhiên pha lũy thừa ở vi sinh vật cũng xảy ra. Theo em đó là ý
kiến đúng hay sai?Vì sao?
Trả lời: pha lũy thừa là pha diễn ra trong điều kiện vi sinh vật được ổn định.
Trong môi trường nuôi cấy tự nhiên vi sinh vật phải chịu tác động với điều kiện ngoại
cảnh luôn thay đổi. thành phần dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, pH …..luôn thay đổi và
sự cạnh tranh của các vi sinh vật khác. Sự tăng lên của số lượng tế bào trong quần thể
phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường. Vì thế sinh trưởng của vi sinh vật trong môi

trường tự nhiên không thể xảy ra pha lũy thừa được.
(Dạy bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật)
Tình huống 2: Có ý kiến cho rằng quá trình tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của người là
một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật. Điều đó có đúng không?Vì sao?
Trả lời: Quá trình tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của người là một hệ thống nuôi
cấy liên tục. Vì dạ dày thường xuyên được bổ sung thêm chất dinh dưỡng bằng thức
ăn từ ngoài vào đồng thời thường xuyên thải các sản phẩm của quá trình tiêu hóa ra
ngoài, do đó tương tự như hệ thống nuôi cấy liên tục
(Dạy bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật)


Tình huống 3: Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịp hộp để lâu ngày sẽ bị phồng,
bị biến dạng. Vì sao?
Trả lời: Thịt hộp nếu không được diệt vi khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử
mọc mầm phát triển và phân giải chất thải, thải ra CO2 và các loại khí khác làm cho
hộp thịt bị biến dạng, bị phồng lên
(Dạy bài 26: Sinh sản của vi sinh vật)
Tình huống 4: Đường là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật. Vậy tại sao lại dung
đường để ngâm các loại quả?
Trả lời: đường là nguồn dinh dưỡng của vi sinh vật. Tuy nhiên với nồng độ
đường quá cao thì thì nước từ trong tế bào vi sinh vật thẩm thấu ra ngoài để cân bằng
nồng độ sẽ gây ra hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào vi sinh vật làm cho chúng không
hoạt động được

(Dạy bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật)
Nhóm SV:
Trần Thị Hiền
Nguyễn Thu Hường
Lê Thị Phương
Nguyễn Thị Anh Thơ

Lớp : K63A- Sư phạm Sinh học



×