Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Chính sách tiền lương tối thiểu khu vực công ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.12 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................1
1.1 Một số khái niệm......................................................................................................1
1.2 Vai trò của tiền lương tối thiểu trong khu vực công..................................................1
1.3 Yêu cầu của tiền lương tối thiểu khu vực công........................................................2
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương trong khu vực công......................................2
Phần 2: CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT
NAM.................................................................................................................................. 4
2.1 Khái quát chính sách tiền lương tối thiểu trong khu vực công ở Việt Nam...............4
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương tối thiểu trong khu vực công của
Việt Nam......................................................................................................................... 8
2.3 Đánh giá chung về TLTT trong khu vực công của Việt Nam....................................9
2.3.1 Những mặt đạt được..............................................................................................9
2.3.2 Những hạn chế.......................................................................................................9
Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG
TỐI THIỂU TRONG KHU VỰC CÔNG........................................................................11
3.1 Định hướng.............................................................................................................11
3.2 Một số giải pháp.....................................................................................................12
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Th.S Vũ Thị Ánh Tuyết đã giảng dạy
và tận tình chỉ bảo em hoàn thành bài tiểu luận này.
Dù đã có nhiều cố gắng và nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, song vì thời gian và
kiến thức có hạn nên bài tiểu luận của em khó tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Vậy em


kính mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TLTT : Tiền lương tối thiểu
NN : Nhà nước
NLĐ : Người lao động
NĐ-CP : Nghị định chính phủ
HCSNC : Hành chính sự nghiệp công


LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tiền lương tối thiểu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và
có tác động lớn đến hệ thống kinh tế - xã hội của cả nước trên tầm vĩ mô, tác động lướn
đến bản thân người lao động (NLĐ) và gia đình họ. Do vậy tiền lương là mối quan tâm
hàng đầu và là động lực làm việc của NLĐ ở bất kỳ tổ chức nào. Với tầm quan trọng đó,
việc xậy dựng một hệ thống tiền lương khoa học và hợp lý, làm đòn bảy kích thích năng
suất và chất lượng, hiệu quả lao động luôn là nhiệm vụ lớn đặt ra cho các cơ quan nhà
nước, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động của khu vực nhà nước kém hấp dẫn hơn
so với khu vực khác và làn sóng ra đi của những người tài có năng lực trong các cơ quan
nhà nước đang tăng nhanh. Mặc dù trong những năm qua tiền lương tối thiểu luôn được
nhà nước quan tâm cải cách, điểu chỉnh song chính sách tiền lương tối thiểu trong khu
vực công ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động của các cơ quan nhà nước nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Với tầm quan trọng của vẫn đền em xin chọn đề tài: “Chính sách tiền lương tối thiểu khu
vực công ở Việt Nam”
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
-


Phần 1: Cơ sở lý luận
Phần 2: Chính sách tiền lương tối thiểu trong khu vực công của Việt Nam
Phần 3: Một số giải pháp và kiến nghị


Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động
thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao đông và người sử dụng lao động. Để bù
đắp phần hao phí lao động đó là họ cần có một lượng nhất định các vật phẩm tiêu dung
cho các nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại và người sử dụng lao động phải đáp ứng đủ nhu cầu đó
đúng mức hao phí mà người lao động đã bỏ ra thông qua tiền lương, do đó sức lao động
có thể là hàng hóa phụ thuộc vào sự biến đổi cung cầu và chất lượng hàng hóa sức lao
động trên thị trường, tức là chịu sự chi phối của các quy luật giá trị đóng vai trò chủ đạo.
Tiền lương đảm bảo cho người lao động có thể tái sản xuất sức lao động để họ có thể
tham gia vào quá trình tái sản xuất tiếp theo
Vì vậy tiền lương bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, là thu nhập là nguồn sống của bản
thân người lao động và gia đình họ. Việc trả lương cho người lao động không chỉ căn cứ
vào hợp đồng lao động mà còn căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất của người lao động
mà họ nhận được sau một thời gian lao động họ bỏ ra
- Khu vực công được hiểu là khu vực phản ánh kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà
nước quy định.
- Tiền lương tối thiểu (TLTT) là số lượng tiền dùng để trả cho NLĐ làm những công
việc đơn giản nhất trong xã hội với điều kiện và môi trường làm việc bình thường, chưa
qua đào tạo. Số tiền đảm bảo cho NLĐ có thể mua tư liệu sản xuất sinh hoạt và đồ dùng
thiết yếu.
- Tiền lương tối thiểu trong khu vực công là số lượng tiền để trả cho NLĐ có trình
độ thấp nhất trong khu vực đó, là số tiền đảm bảo cho NLĐ có thể mua được các tư liệu
sinh hoạt dịch vụ và tiêu dung thiết yếu cho tái sản xuất sức lao động cá nhân và dành

một phần bảo hiểm tuổi già và nuôi con.
- Chính sách TLTT khu vực công là quan điểm, phương thức cách tính toán để xác
định mức tiền lương trong một phạm vi. Tiền lương trong khu vực hành chính nhà nước
không phải là tiền lương được trả theo cơ chế thỏa thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao
động mà chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước (NN), tiền lương trong khu vực này có
tính đọc lập nhất định với tiền lương trên thị trường.
1.2 Vai trò của tiền lương tối thiểu trong khu vực công.
-

Là thước đo đánh giá trình độ và mức độ phức tạp lao động của NLĐ.
Là cơ sở để tính tiền lương và các chế độ phụ cấp theo quy định
Bảo đảm sự trả công tương đương cho những công việc tương đương.
Tính các khoản trích và chế độ hưởng theo mức lương cơ sở
Tính mức trợ cấp đối với lao động dôi dư do sắp xếp cơ cáu tổ chức.
Giảm bớt đói nghèo.
Là công cụ để nhà nước quản lý tiền lương và đạt được các mục tiêu khác của nhà
1


nước.
1.3 Yêu cầu của tiền lương tối thiểu khu vực công.
- Đảm bảo mức sống cho người lao động hưởng lương trí thức.
- Tiền lương tối thiểu phải được tính đúng tính đủ.
- Phải thể hiện bằng pháp luật.
- Đáp ứng được sự biến đổi kinh tế - chính trị - xã hội.
- Phải có tác động tích cực.
- Tính minh bạch và công bằng.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương trong khu vực công
- Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh
gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi

Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức
năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Tiền lương trong khu vực công cao hay thấp phụ
thuộc vào nhân sách nhà nước.
- Nguồn nhân lực trong khu vực công: Nguồn nhân lực trong khu vực công là một
trong những yếu tố rất quan trọng và mang tính quyết định của nền hành chính nhà nước.
Bởi nguồn nhân lực trong khu vực công trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức - là sản
phẩm, cũng đồng thời là chủ thể của nền hành chính nhà nước. Trong quá trình hoạt động
công vụ mang tính quyền lực nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tác động đến mọi
mặt đời sống xã hội, đến quyền và lợi ích của công dân, tổ chức và cả cộng đồng xã hội.
Mọi yếu tố của nền hành chính nhà nước, như: thể chế, cơ cấu tổ chức, tài chính công và
tiến trình quản lý đều do đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước xây dựng và tổ chức thực
hiện.
- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân về tiền lương: Đây cũng là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến tiền lương trong khu vực công. Nếu mức lương ở các doanh ngiệp
tư nhân cao và hấp dẫn thì sẽ thu hút được những người tài, người giỏi, tình trạng chảy
máu chất xám ở khu vực công sang khu vực tư có thể xảy ra và ngược lại. Chính vì vậy,
nhà nước phải có chính sách tiền lương phù hợp để đáp ứng xu thế của thị trường lao
động.
- Lạm phát: Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời
gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tiền
lương nói chung và tiền lương trong khu vực công nói riêng. Lạm phát xảy ra khi chi phí
sinh hoạt thay đổi, giá cả hàng hoá, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo tiền lương thực tế của

2


người lao động thay đổi. Nhà nước đảm bảo tiền lương thực tế thông qua yếu tố bình ổn
giá cả.
- Chất lượng dịch vụ công: Chất lượng dịch vụ công ảnh hưởng đến việc cải cách tiền
lương trong khu vực công. Nếu việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự

nghiệp công (dịch vụ công) còn chậm và đạt kết quả thấp, nhất là trong y tế, giáo dục và
đào tạo… thì sẽ gây khó khăn cho cải cách tiền lương và tạo nguồn để trả lương cao cho
cán bộ, công chức, viên chức và ngược lại. Chất lượng dịch vụ công bị chi phối bởi yếu
tố tiền lương.
- Chính sách việc làm: Chính sách việc làm là sự thể chế hóa pháp luật của nhà nước
trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và
giải quyết việc làm cho người lao động. Chính sách việc làm cũng là nhân tố ảnh hưởng
đến tiền lương trong khu vực công khi nhà nước tham gia vào việc giải quyết việc làm
cho người lao động.

3


Phần 2: CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU TRONG KHU VỰC CÔNG Ở
VIỆT NAM
2.1 Khái quát chính sách tiền lương tối thiểu trong khu vực công ở Việt Nam
Từ năm 1993 đến hết năm 2007 (15 năm), mức lương tối thiểu giữa các khu vực hành
chính sự nghiệp công (HCSNC), sản xuất kinh doanh và dịch vụ (gọi tắt là khu vực lao
động thị trường) đều như nhau và tiến triển từ 120.000 đồng/tháng (năm 1993) lên
450.000 đồng/tháng (năm 2007).
- Bắt đầu từ năm 2008 có sự phân biệt: khu vực lao động thị trường thì phân biệt theo
4 vùng và theo loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước
ngoài và doanh nghiệp FDI); khu vực HCSNC có sự phân biệt là được áp dụng mức
lương tối thiểu thấp nhất trong 8 mức lương tối thiểu theo Nghị định số 166, 167 và
168/2007/NĐ-CP ngày 16.11.2007 của Chính phủ, so với mức cao nhất là 1.000.000
đồng thì mức lương tối thiểu của khu vực HCSNC chỉ bằng 54%.
- Sang năm 2009, theo Nghị định 110 và 111/2008/NĐ-CP ngày 10-10-2008, Nghị
định số 33/2009/NĐ-CP ngày 6.4.2009 của Chính phủ, trong 8 mức lương tối thiểu thì
mức cao nhất là 1.200.000 đồng/tháng, mức thấp nhất là 650.000 đồng/tháng, đó là mức
của các doanh nghiệp trong nước tọa lạc ở vùng IV, đồng thời cũng là mức lương tối

thiểu của khu vực HCSNC.
- Tình hình này tiếp tục được kéo sang năm 2010 theo Nghị định số 97 và
98/2009/NĐ-CP ngày 30.10.2009, Nghị định số28/2010/NĐ-CP ngày 25.3.2010 của
Chính phủ. Trong 8 mức lương tối thiểu thì mức cao nhất là 1.340.000 đồng/tháng. Mức
thấp nhất là 730.000 đồng/tháng, đó là mức của các doanh nghiệp trong nước thuộc vùng
IV, cũng là mức lương tối thiểu của khu vực HCSNC.
- Từ năm 2011 trở đi, trong khu vực lao động thị trường không còn phân biệt các loại
hình doanh nghiệp (trong nước, ngoài nước, FDI) nữa, do đó chỉ còn mức lương tối thiểu
cho 4 vùng. Theo Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29.10.2010 của Chính phủ và
được áp dụng từ ngày 1.1.2011 thì mức lương tối thiểu vùng I là 1.350.000 đồng/tháng;
vùng II là 1.200.000 đồng; vùng III là 1.050.000 đồng; vùng IV là 830.000 đồng/tháng,
đồng thời cũng là mức lương tối thiểu của khu vực HCSNC
- Đến ngày 1.10.2011 theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22.8.2011 của Chính
phủ, khu vực lao động thị trường được điều chỉnh và áp dụng mức lương tối thiểu theo
mức mới, thứ tự các vùng I, II, III, IV là 2.000.000 đồng/tháng; 1.780.000 đồng;
1.550.000 đồng và 1.400.000 đồng/tháng. Còn khu vực HCSNC thì vẫn được giữ nguyên
830.000 đồng/tháng, tình trạng này được kéo dài cho đến tháng 5 năm 2012.
- Sang năm 2013, mức lương tối thiểu vùng của lao động khu vực thị trường được áp
dụng từ ngày 1.1.2013 theo Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 4.12.2012 của Chính
4


phủ, lần lượt theo 4 vùng với mức: 2.350.000 đồng/tháng, 2.100.000 đồng, 1.800.000
đồng và 1.650.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu của khu vực HCSNC vẫn như cũ
830.000 đồng/tháng.
Như vậy trong 3 năm 9 tháng, khu vực HCSNC phải chịu áp dụng mức lương tối
thiểu thấp nhất trong tất cả các mức lương tối thiểu.
Ngày 12.4.2012 Chính phủ ra Nghị định số 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối
thiểu chung là 1.050.000 đồng/tháng thực chất đây là mức lương tối thiểu của khu vực
HCSNC và mãi tới 1.5.2012 mới được áp dụng.

Ngày 27.6.2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2013/ NĐ-CP quy định mức
lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 1.150.000
đồng/tháng và có hiệu lực thi hành từ ngày 15.8.2013. Ở đây chưa bàn về khái niệm
“mức lương tối thiểu” được thay bằng “mức lương cơ sở” mà chỉ biết rằng mức để nhân
với hệ số lương của mỗi người trước đó là 1.050.000 đồng, nay là 1.150.000 đồng. Tuy
có tăng thêm 100.000 đồng nhưng so với mức lương tối thiểu vùng của khu vực lao động
thị trường thì cũng chỉ bằng 48,9% khu vực I; bằng 54,7% khu vực II; bằng 63,8% khu
vực III và gần bằng 69,7% khu vực IV.
Vậy là từ tháng 4 năm 1993 đến giữa tháng 8 năm 2013, mức lương tối thiểu của khu
vực HCSNC từ chỗ bằng mức lương tối thiểu chung, hạ xuống bằng mức lương tối thiểu
thấp nhất trong các mức lương tối thiểu. Đến thời đoạn này, mức lương cơ sở 1.150.000
đồng/tháng chỉ còn áp dụng cho khu vực hành chính sự nghiệp công và lực lượng vũ
trang. Vậy là “tự nhiên” mà hình thành mức lương tối thiểu riêng cho khu vực này. Mức
lương tối thiểu này được duy trì đến năm 2015.
Tuy nhiên đến ngày 1.5.2016 mức lương tối thiểu được áp dụng cho khu vực công đã
tăng lên là 1.210.000 đồng/ tháng được quy định thông qua nghị định số: 47/2016/NĐ-CP
quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo nghị định này đối tượng được áp dụng điều chỉnh là:
- Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã quy;
viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số
204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm:
+ Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày
17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc
trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã

5



được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ.
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ
kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010
của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên
chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an
và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã,
ở thôn và tổ dân phố.
Nói chung mức tiền lương này được áp dụng cho tất cả những NLĐ làm trong khu
vực hành chính công. Về việc tăng lương tối thiểu nhiều lần trong thời gian qua là một nỗ
lực lớn của Nhà nước trong cải cách chính sách tiền lương tối thiểu đối với công chức tuy
nhiên không mang lại những thay đổi đáng kể về lương thực tế nếu gắn với tốc độ gia
tăng tiêu dùng. Do khi nhà nước chuẩn bị tăng lương tối thiểu thì giá cả thị trường đã
tăng trước, tăng bằng và lớn hơn tỷ lệ tăng lương tối thiểu nên thực tế là cuộc chạy đua
vũ giữa lương và giá, tức chỉ lỗ lực để duy trì ổn định lương. Do đó, việc nâng lương tối
thiểu không có tác dụng thay đổi được hiệu quả, chất lượng của công việc theo chiều
hướng tích cực hơn.
Mức tiền lương tối thiểu được áp dụng hiện hành được nhà nước điều chỉnh dựa trên
khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng của đất nước.
Theo đó phương pháp xác định mức TLTT trong khu vực công này là xác định theo hệ
thống nhu cầu và mức sống tối thiểu. Khi kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó nhiều
vấn đề chung của xã hội cũng tăng theo như giá cả sinh hoạt, hay mức sống, nhu cầu xã
hội của mọi người cũng tăng. Vì vậy, để đảm bảo được mức sống của NLĐ mức lương
tối thiểu được đưa ra phải dựa trên mức sống, nhu cầu tối thiểu của NLĐ nói chung các
cán bộ công chức viên chức nói riêng.
Nhu cầu và mức sồng tối thiểu được xác định qua các tiêu chuẩn về ăn, mặc, nhà ở,

thiết bị sinh hoạt, đi lại, học tập, sức khỏe y tế, văn hóa. Để xác định và đưa ra mức tiền
lương tối thiểu này NN đã xác định các chỉ số trên. Cụ thể như sau:
+ Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về ăn.
Ăn là nhu cầu thiết yếu đầu tiên của cuộc sống. Xác định nhu cầu tối thiểu về ăn sao
cho lượng calo trong thức ăn có thể duy trì quá trình sinh học của con người trong 24 giờ.
Theo tính toán của các nhà khoa học, một người lao động nam trong một ngày đêm cần ít

6


nhất 2400kcalo.
Theo tổ chức lương thực thế giới (FAO), thì năng lượng một người bình thường trong
một ngày được xác định.
E = (1.185- 0. 007 A) (1.05- 0.005t )x 0.37aP
Trong đó: A: tuổi đời của đối tượng, t: nhiệt độ trung bình của vùng a: Hằng số sinh
học, P: cân nặng trung bình.
Tuỳ thuộc vào điều kiện của từng thời kỳ mà cơ cấu chất đạm, chất béo, chất bột
trong khẩu phần ăn của người lao động là khác nhau. Trên cơ sở đó, khi xác định tiền
lương tối thiểu, Nhà nước sẽ đưa ra một thực đơn chuẩn cho một lao động nam để làm
căn cứ tính lương tối thiểu trong từng thời kỳ.
Cơ thể người phụ nữ và nam giới khác nhau cho nên nhu cầu năng lượng khác nhau.
Thông thường, mức nhu cầu năng lượng của người nữ bằng khoảng 90% nhu cầu năng
lượng của nam. Năng lượng nhu cầu của trẻ em từ 5 đến 6 tuổi bằng 60% mức nhu cầu ăn
trung bình của một người lớn.
- Xác định nhu cầu về mặc: Nhu cầu về mặc bao gồm: quần áo, giày, dép… ở mức tối
thiểu đủ để sử dụng, mức về mùa hè và đủ ấm về mùa đông, để che mưa, nắng giản đơn
khi hoạt động lao động ngoài trời phù hợp với thời gian sinh hoạt và đòi hỏi xã hội. Đó là
cơ sở chủ yếu để xác định nhu cầu tối thiểu về mặc.
+ Nhu cầu tối thiểu về nhà ở: Nhà ở phải đủ diện tích cho lao động và gia đình có thể
tiến hành sinh hoạt ở mức tối thiểu, đảm bảo che chở cho họ khỏi mưa, nắng. Hiện nay,

nhu cầu tối thiểu về nhà ở được xác định: Diện tích: 14m 2, diện tích phụ: 4m2 , loại nhà
ở: nhà cấp 4.
+ Nhu cầu trong thiết bị sinh hoạt: Để đảm bảo cuộc sống, bao giờ cũng cần tới một
lượng nhất định các dụng cụ đồ dùng ở mức tối thiểu gồm: Giường, chiếu, chăn, màn,
bàn ghế, bát, đĩa, ấm, chén, xoong, nồi và các nhu cầu về điện, nước.
+ Nhu cầu tối thiểu về đi lại: Nhu cầu về đi lại bao gồm: đi lại thường xuyên và không
thường xuyên. Phương tiện đi lại, chi phí sửa chữa, thay thế và các chi phí khác có liên
quan.
+ Nhu cầu tối thiểu về học tập: Nhu cầu tối thiểu về học tập đảm bảo cho người lao
động và con cái họ có điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, sự hiểu biết, đáp
ứng đòi hỏi tối thiểu về trí thức, về trình độ chuyên môn không bị lạc hậu so với sự phát
triển chung của xã hội.
+ Nhu cầu tối thiểu về y tế, bảo vệ sức khoẻ: bao gồm chi phí bảo hiểm y tế và chi phí
thuốc men thông thường.
7


+ Nhu cầu tối thiểu về văn hoá: nhu cầu về văn hoá bao gồm: nhu cầu hưởng thụ và
sáng tạo giá trị nghệ thuật, nhu cầu hưởng thụ và tham gia các hoạt động vui chơi công
cộng, tham gia lễ hội.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn tối thiểu ở trên, NN sẽ đưa ra mức tiền lương tối thiểu sao
cho phù hợp. Tuy nhiên một cản trở cho việc xác định mức tiền lương tối thiểu này là
phải dựa trên khả năng từ ngân sách nhà nước
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương tối thiểu trong khu vực công
của Việt Nam
Nhân tố đầu tiên phải kể đến chính là ngân sach nhà nước. Hiện nay, tiền lương để trả
cho cán bộ công chức viên chức trong khu vực công được trích từ ngân sách nhà nước ra.
Do đó ngân sách nhà nước có tác động không nhỏ đến chính sách tiền lương trong khu
vực công. Khi ngân sách nhà nước lớn mức tiền lương tối thiểu chi trả cho cán bộ công
chức sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ngân sách đang là một trong những

khó khăn hàng đầu của nhà nước. Do đó tuy đã có sự thay đổi nâng mức lương thiểu đối
với khu vực hành chính công nhưng mức lương được nâng lên không nhiều và trong giai
đoạn năm 2013 đến năm 2015 thì mức lương tối thiểu không thay đổi, vẫn giữ nguyên ở
mức 1.150.000 đồng/tháng. Tuy nhiên đến ngày 1 tháng 5 năm 2016 tiền lương tối thiểu
trong khu vực công đã được điều chỉnh lên 1.210.000 đồng/tháng. Mức lương tuy đã
được nâng lên tuy nhiên vẫn còn thấp so với mội số khu vực ngoài nhà nước. Do khi tăng
lương kéo theo đó là bài toán về ngân sách cũng gây khó khăn.
Nhân tố thứ 2 ảnh hưởng đến chính sách tiền lương tối thiểu trong khu vực công là sự
phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển kéo theo đó
là sự tăng theo của một số vấn đề khác như giá cả chi phí sinh hoạt tăng. Vì vậy để đảm
bảo mức sống tối thiểu thì NN đưa ra mức tiền lương tối thiểu sao cho mức tiền lương đó
đủ chi chả cho các nhu cầu tối thiểu của NLĐ. Do đó NN đã đưa ra mức lương tối thiểu
mới áp dụng cho khu vực công là 1.210.000 đồng/tháng. Mức tiền lương này được xác
định dựa trên mức sống và nhu cầu tối thiểu của NLĐ.
Bộ máy chính sách của khu vực công cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức tiền lương
tối thiểu của khu vực này. Hiện nay bộ máy chính sách của khu vực công còn khá cồng
kềnh, và bất hợp lý. Nhiều chức danh không thực sự cần thiết, hay ở nhiều bộ phận cán
bộ công chức viên chức làm việc không hiệu quả. Thực trạng này làm áp lực lớn cho
ngân sách nhà nước. Nếu bộ máy nhà nước được tinh giảm gọn nhẹ hơn thì số tiền trả
cho lao động dôi dư này có thể làm tăng một phần cho mức tiền lương tối thiểu đang áp
dụng.

8


2.3 Đánh giá chung về TLTT trong khu vực công của Việt Nam
2.3.1 Những mặt đạt được
Trong những năm qua nhà nước đã không ngừng cố gắng cải cách chính sách tiền
lương tối thiểu, bằng cách liên tục sửa đổi các mức tiền lương tối thiểu ở các giai đoạn
khác nhau nhằm đắp ứng như cầu tối thiểu và mức sống tối thiểu cho cán bộ công nhân

viên chức trong khu vực công. Nhìn chung, mức lương tối thiểu được tăng qua các năm
thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến việc đảm bảo mức tối thiểu của người
lao động qua từng thời kì. Chính sách tiền lương tối thiểu đã đi vào cuộc sống và phát
huy vai trò của nó là cải thiện đời sống cho người lao động và đảm bảo cho cho các
doanh nghiệp hoạt động theo các nguyên tắc thị trường.Trong quá trình thực hiện tiền
lương tối thiểu đã thực sự tham gia vào điểu tiết trong quan hệ cung –cầu trên thị trường
lao động, làm cho thị trường lao động phát triển sôi động từ đó chính sách tiền lương trở
lên linh hoạt hơn .
2.3.2 Những hạn chế
-Xác định mức lương tối thiểu chung vẫn bị phụ thuộc bởi ngân sách nhà nước chưa
gắn với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và sát mức tiền công thực tế trên thị
trường để đảm bảo TLTT đủ sống (chỉ đáp ứng đc 65%-70% nhu cầu tối thiểu). Hơn
nữa, chính sách tiền lương thấp này lại càn thấp xa so với khu vực sản xuất kinh doanh,
chưa đảm cho cán bộ công chức viên chức sống chủ yếu sống bằng tiền lương.
- Thu nhập ngoài tiền lương (cả bằng hiện vật) ở các ngành, vị trí công tác lại ngày
càng phức tạp, nhiều hình thức bao cấp trà hình phát triển làm cho một số bộ phận cán bộ
công chức viên chức lương lại rất cao và không có giới hạn, không minh bạch không ai
thống kê được có phần chính đáng nhưng phần lớn do không chính đáng đây là biểu hiện
cho tình trạng tham nhũng lợi dụng chức quyền.
- Việc xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu và cơ chế áp dụng mức tiền lương
tối thiểu chưa được pháp luật quy định cụ thể, dẫn đến trong quá trình thực hiện vẫn còn
thiếu nhất quán, thiếu căn cứ khoa học và có tính áp đặt, chưa sát với thực tế và yêu cách
khách quan trong cuộc sống. Ngoài yếu tố lạm phát của tiền tệ thì cũng cần được xem xét
điểu chỉnh khi năng suất lao động trung bình của xã hội tăng lên và theo sự tăng trưởng
của nền kinh tế.
- Tiền lương khu vực hành chính NN gắn liền với tiền lương tối thiểu chung là sự bất
hợp lý trong quan hệ tiền lương làm cho tiền lương trong khu vực này luôn thấp hơn so
với thị trường dẫn đến dòng di chuyển lao động khu vực NN sang khu vực có tiền lương
cao hơn. Tiền lương trong khu vực công với mức tiền lương tối thiểu như hiện nay chưa
thúc đẩy kích thích người lao động tham gia vào hoạt động.

- Tiền lương thực tế hoặc thu nhập từ tiền lương, từ cơ quan, đơn vị ngày càng bình quân chắp
vá, phá vỡ quan hệ tiền lương chung, không còn đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động.
9


Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu những năm qua được thực hiện chủ yếu trên cơ
sở chỉ số giá tiêu dùng và khả năng ngân sách, chưa căn cứ vào mức sống tối thiểu nên
chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cán bộ, công chức, vì vậy khó thu hút được người tài
năng, chưa tạo ra động lực cho CBCC tận tâm với công việc, chưa làm cơ sở cho việc
thực hiện nghiêm kỷ luật trong thực thi công vụ, chưa tạo điều kiện cho cải cách hành
chính, phòng chống tham nhũng...
- Hiện nay mức lương tối thiểu là cơ sở để tính toán tiền lương của cán bộ công
chức khu vực hành chính nhà nước, tuy nhiên, lương tôi thiểu chưa đáp ứng được mức
sống tối thiểu của chức danh lao động phục vụ, tạp vụ. Tiền lương của các công chức
thấp không khuyến khích được tính tích cực, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc
và có thể hệ lụy thúc đẩy dòng chảy lao động chuyên môn nghiệp vụ từ khuc vực này
sang khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.
- Phân biệt đối xử mức lương tối thiểu theo chủ sở hữu dong nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và khu vực nhà nước.
 Nguyên nhân
- Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu những năm qua được thực hiện chủ yếu trên
cơ sở chỉ số giá tiêu dùng và khả năng ngân sách, chưa căn cứ vào mức sống tối thiểu nên
chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cán bộ, công chức, vì vậy khó thu hút được người tài
năng, chưa tạo ra động lực cho CBCC tận tâm với công việc, chưa làm cơ sở cho việc
thực hiện nghiêm kỷ luật trong thực thi công vụ, chưa tạo điều kiện cho cải cách hành
chính, phòng chống tham nhũng...
- Ngân sách nhà nước còn eo hiệp nên mức tiền lương tối thiểu được đưa ra để chi
trả cho cán bộ công chức viên chức trong khu vực công không đủ đáp ứng nhu cầu mức
sống tối thiểu của họ.
- Bộ máy tổ chức làm việc trong khu vực công còn quá cồng kềnh gây áp lực đến

ngân sách nhà nước. Do đó, mức tiền lương tối thiểu của nhà nước quy định chưa đủ đáp
ứng nhu cầu, mức sống tối thiểu của NLĐ trong khu vực công.
- Ngoài ra, một trong số các nguyên nhân là chúng ta lúng túng, chưa thể tìm ra cơ
chế phù hợp, hiệu quả để tạo nguồn tài chính thực hiện cải cách tiền lương và các chính
sách liên quan, chủ yếu vẫn trông chờ vào tăng thu ngân sách trong khi khả năng từ nền
kinh tế còn hạn hẹp. Cơ chế tạo nguồn để thực hiện cải cách tiền lương đã đề ra cách đây
hơn 20 năm, cơ bản không có nhiều thay đổi và không tạo chuyển biến lớn. Cơ chế đặt ra
chung chung, thiếu căn cứ và dữ liệu cần thiết, không có phương thức thực thi cụ thể,
không giải quyết được vấn đề từ gốc, nặng về khẩu hiệu mục tiêu, mà thiếu đi những
hành động cụ thể, thiết thực trong triển khai, thực hiện. Tạo nguồn trong các đơn vị sự
nghiệp bằng cơ chế xã hội hóa “theo hướng tính đủ tiền lương và từng bước tính đủ chi
phí vào giá dịch vụ” là cực kỳ quan trọng vẫn chỉ là khẩu hiệu, không có đề án cụ thể,
khoa học. Vì thế, về tổng thể, càng xã hội hóa, càng khoán, quỹ tiền lương và biên chế
10


càng tăng, tỷ trọng tăng chi ngân sách nhà nước không giảm.
Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN
LƯƠNG TỐI THIỂU TRONG KHU VỰC CÔNG
3.1 Định hướng
Trong thời gian tới nhà nước cần tiếp tục đưa ra cách chính sách tiền lương tối thiểu
dựa trên nhu cầu và mức sống tối thiểu của cán bộ công chức viên chức. Để đảm bảo tính
đổi mới và đáp ứng được như cầu tối thiểu của NLĐ trong khu vực công.
Ngoài ra NN cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại đội
ngũ công chức hành chính nhà nước để gổ chức xã hội, giảm gánh nặng của ngân sách
bằng cách:
- Rà soát, điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan tổ chức, đơn vị trong
bộ máy hành chính NN từ trung ương đến cơ sở, xác định cụ thể nhưng xnhieemj vụ nào
đích thực của cơ quan NN bảo đảm, nhưng công việc nào đó có thể chuyển giao cho các
tổ chức xã hội, khu vực tư đảm nhiệm.

- Thực hiện mô tả công việc, xác định vị trí việc làm và cơ cấu lại công chức trong
từng bộ phận, tùng đơn vị của các cơ quan hành chính NN để làm căn cứ phân bổ biên
chế, bố chí công việc thích hợp đối với các đối tượng dôi dư, tiên stoiws lượng hóa chức
việc hành chính và trả lương đúng với hiệu quả thực hiện nhiệm vụ mà ngạch, bạc đó quy
định với từng chức danh công chức…
- Áp dụng cơ chế quản lý, đánh giá công chức theo từng vị trí việc làm và kết quả
đầu ra.
- Trên cơ sở hệ thống vị trí việc làm của từng cơ quan đơn vị, bố trí đúng người
đúng việc và thực hiện đánh giá công chức theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện chế độ nghỉ hưu sớm và tự nguyện thôi việc đối với những công chức
có đủ điều kiện về hưu và được nhận một khoản tiền nhất định
Việc tiến hành tinh giảm biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức thực sự là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm nhất của nhà nước. Việc tinh giảm biên chế, cơ cấu lại đội ngũ
công chức một mặt làm cho chính sách tiền lương thực sự thành động lực thúc đẩy công
chức làm việc tốt hơn và mặt khác là làm giảm nhân tố trực tiếp để giảm chi ngân sách
cho tiền lương trong khu vực công, tức là một giải pháp tích cực cho việc tạo nguồn để
đưa ra mức tiền lương tối thiểu cao hơn.
Ngoài ra, trong nhiều năm qua, tiền lương tối thiểu khu vực công chức được gắn với
lương tối thiểu chung, mà lương tối thiểu chung lại được quy định bằng mức lương tối
thiểu của vùng IV (vùng có mức lương thấp nhất). Mặt khác, lương tối thiểu chung được
gắn với quá nhiều chính sách xã hội, vì vậy khi điều chỉnh lương tối thiểu đối với CBCC
sẽ đi đôi với điều chỉnh hàng loạt các chính sách xã hội dẫn đến khả năng chi trả của
ngân sách gặp khó khăn, làm cho lương tối thiểu của CBCC luôn thấp nhất.
11


Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng đối với tiền lương tối thiểu của CBCC
là tách tiền lương tối thiểu của CBCC ra khỏi tiền lương tối thiểu chung. Căn cứ vào đặc
thù lao động của CBCC, quy định tiền lương tối thiểu của CBCC phải cao hơn mức
lương trung bình trên thị trường lao động.

3.2 Một số giải pháp
Các lần cải cách trước chúng ta đã làm một bài toán ngược từ miếng bánh ngân sách
nhà nước dành cho cải cách tiền lương vì vậy bây giờ phải có giải pháp phù hợp. một số
giải pháp đó là:
+ Quản lý chặt chẽ và giảm đến mức tối đa đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà
nước. Rà soát lại và đánh giá lại cán bộ ,công chức , thực hiện tinh giảm bộ máy ,cải cách
hành chính nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức .
+ Đột phá và mở cơ chế để đẩy mạnh xã hội hóa khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ
công nhằm giảm dần tỷ trọng chi từ ngân sách nhà nước, giảm tối đa viên chức hưởng
lương từ ngân sách nhà nước. Nhà nước quy định các khoản thu phí, lệ phí trên cơ sở
từng bước tính đúng tính đủ tính sát với thị trường ,phù hợp với các loại hình dịch vụ và
loại hình dịch vụ cung cấp dich vụ (giáo dục ,y tế,khoa học,...)
+ Tách dần tổng quỹ lương từ ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội, nguồn chỉ
trả ưu đã với người có công ,trợ giúp xã hội theo một cơ chế tạo nguồn chi trả tương đối
độc lập với ngân sách nhà nước, giảm áp lực tăng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Pháp luật về tiền lương tối thiểu cần phải có sự thay đổi để đảm bảo nguyên tắc bình
đẳng giữa những người SDLĐ trên địa phương vùng lãnh thổ ,phải thống nhất mức
lương giữa các loại hìn doanh nghiệp trên địa bàn , vùng lãnh thổ.
- Cần xây dựng Luật tiền lương tối thiểu để đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt chính
sách tiền lương phù hợp với kinh tế thị trường ...
- Việc xác định tiền lương tối thiểu phải dựa trên sức mua của nó trên cơ sở tiêu dùng
của từng thời kỳ
Hi vọng những giải pháp trên sẽ làm thay đổi mức lương tối thiểu VN, thu nhập của
người lao động không còn thấp, như vậy tình trạng thu nhập ngoài lương sẽ giảm đồng
thời cũng giảm tình trạng tiêu cực tham nhũng .
Tiền lương của CBCC nhà nước do ngân sách nhà nước đảm bảo, nhưng trong nền
kinh tế thị trường, tiền lương của công chức phải được đặt trong mối tương quan với mặt
bằng tiền lương và thu nhập của khu vực thị trường. Nếu việc trả lương không gắn với thị
trường sẽ không phản ánh được giá trị thực của sức lao động. Tiền lương thấp trong khu
vực nhà nước dẫn đến tình trạng một bộ phận công chức chưa thực sự gắn bó với cơ quan


12


nhà nước, hiệu quả hoạt động thấp. Tiền lương được trả theo thị trường không những thu
hút được người tài về làm việc ở khu vực công, mà còn khuyến khích công chức làm việc
tốt, phát huy khả năng sáng tạo, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng.

13


KẾT LUẬN

Tiền lương tối thiểu được coi là “lưới an toàn” cho những người lao động làm công ăn
lương. Nó là công cụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động khi tham
gia vào quan hệ lao động. Đặc biệt trong khu vực công tiền lương tối thiểu chung có vai
trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần thúc đẩy sản
xuất phát triền. Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu áp dụng cho người lao động hiện nay còn
thấp, chưa đảm bảo được chức năng, vai trò là nguồn thu nhập chính của người lao động.
Chính vì vậy, cần từng bước nghiên cứu, rà soát lại các yếu tố cơ bản làm căn cứ xác định
lương tối thiểu, bổ sung các yếu tố mà trước đây chưa được tính hoặc chưa được tính đầy
đủ để đảm bảo người lao động trong khu vực công.
Bài tiểu luận em đã nêu khái quát nhất về cơ sở lý luận về tiền lương tối thiểu trong
khu vực công, thực trạng chính sách tiền lương trong khu vực công để đưa ra đưa ra các
giải pháp nhầm hoàn thiện tiền lương tối thiểu trong khu vực công của việt nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Tiệp(2010), Giáo trình tiền lương-tiền công, Nhà xuất bản lao
động xã hội.

2. Vũ Thị Là (2009), Chế độ tiền lương tối thiểu ở Việt Nam
Link: repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6413/1/00050000403.pdf
3. Nguyễn duy thăng (2007), “tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường”,Tạp
chí tổ chức nhà nước, số1
4. />5. />6.
/>7. />


×