Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM học kì 1 ( siNH 12 năm học 2017 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.14 KB, 7 trang )

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi
Họ và tên………………….
Lớp…..

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1
Môn: Sinh 12 – thời gian 45 phút – Năm học 2017-2018

Đề 1 :
Chọn đáp án đúng
1.NST
Câu 1: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi
nhiễm sắc có đường kính lần lượt là
A. 11 nm và 30 nm. B. 30 nm và 300 nm. C. 11 nm và 300 nm. D. 30 nm và 11 nm.
Câu 2: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch, có ý
nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia?
A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Đảo đoạn.
D. Chuyển đoạn
Câu 3: Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do hiện tượng đột biến nào gây ra?
A. Lặp đoạn NST X.
B. Lặp đoạn NST 21.
C. Mất đoạn NST X. D. Mất đoạn NST 21.
Câu 4: Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường. Dạng đột biến
tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể
Câu 5: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
A. đột biến điểm
B. đột biến gen.
C. thể đột biến.


D. đột biến
Câu 6: Đột biến sôma là đột biến xảy ra ở loại tế bào:
A. Tế bào sinh dưỡng
B.Tế bào sinh dục
C. Hợp tử
D. Giao tử
Câu 7: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là:
A .vùng vận hành.
A. vùng khởi động. B. vùng kết thúc.
D. vùng mã hoá
Câu 8: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động?
A .Khi trong tế bào có lactôzơ.
B. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.
C. Khi trong tế bào không có lactôzơ.
D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành
Câu 9: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, vùng khởi động được kí hiệu là:
A. P (promoter).
B. O (operator).
C. Z, Y, Z.
D. R.
Câu 10: “Nhân tố di truyền” mà Menden gọi, ngày nay được xem là:
A. Alen
B. Locut.
C. Cromatit. D. Ôperon.
Câu 11: Mức phản ứng của cơ thể được quy định bởi
A, Kiểu gen
B. Môi trường
C.Kiểu gen và môi trường
D.Kiểu hình
Câu 12:Thường biến là

A. Biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen
B. Biến đổi kiểu hình do kiểu gen thay đổi
C.Biến đổi do ảnh hưởng của môi trường
D.Biến đổi bình thường ở kiểu gen
Câu 13:Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật ?
A. Liên kết gen. B. Tương tác gen.
C. Phân li độc lập.
D. Hoán vị gen.
Câu 14: Gen là một đoạn phân tử ADN
A. Mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
B. Mang thông tin di truyền của các loài.
C. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
D. Chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
Câu 15: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn
mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'→3'.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3'→5'.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5'→3'.


Câu 16: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là?
A. Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
B. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
C. Tã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
D. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
Câu 17: hầu hết các loài đều có chung một bộ mã di truyền ,điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
C,Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa.

D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 18: Gen không phân mảnh có?
A. Vùng mã hoá liên tục.
B. Vùng mã hoá không liên tục.
C. Cả exôn và intrôn
D. Các đoạn intrôn.
Câu 19: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN
được gọi là?
A. gen.
B. codon.
C. anticodon.
D. mã di truyền.
Câu 20: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
B. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
C. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 21: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là :
A. 21.
B. 42.
C. 7.
D. 14.
Câu 22:Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có
số lượng nhiễm sắc thể là
A. 9.
B. 12.
C. 11.
D. 18.
Câu 23 : Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự
các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng

A. lặp đoạn
B. đảo đoạn.
C. chuyển đoạn.
D. mất đoạn.
Câu 24: Ở người, bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Người mắc hội chứng Đao có bộ nhiễm sắc thể gồm 47 chiếc được
gọi là
A. thể ba nhiễm
B. thể đa nhiễm.
C. thể một nhiễm.
D. thể khuyết nhiễm.
Câu 25: Dạng đột biến gen nào dưới đây sẽ gây ra biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlypéptít tương ứng
do gen đó tổng hợp:
A.Đột biến thay cặp nuclêôtít
B. Đột biến mất cặp nuclêôtít
C.Đột biến thêm cặp nuclêôtít
D.A và C đúng
Câu 26: Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hyđrô. Gen này bị đột
biến thuộc dạng
A. thay thế một cặp A -T bằng một cặp G - X.
B. mất một cặp A - T.
C. thêm một cặp A – T
D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T
Câu 27: Cơ thể dị hợp về n cặp gen phân li độc lập, thì có thể sinh ra số loại giao tử là:
A 2n. B. 5n.
C. 4n.
D. 3n.
Câu 28: Ví dụ nào sau không phải là thường biến
A.Bọ que thân giống cái que
B. Mùa đông cây rụng lá
C.Rùng mình khi trời lạnh

D. Sự thay đổi đặc điểm lông gấu vào mùa đông và hè
Câu 29:Nhân tố quy định giới hạn năng suất của một giống cây trồng là
D. Kiểu gen của giống
B. Kỹ thuật nuôi trồng
C.Chế độ dinh dưỡng D. Điều kiện khí hậu
Câu 30: Tiến hành các phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P: ♀ lá xanh ♂ lá đốm F1: 100% lá xanh.
Lai nghịch: P: ♀ lá đốm ♂ lá xanh F1: 100% lá đốm.
Nếu cho cây F1 của phép lai thuận tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào?
A. 100% lá xanh B. 1 lá xanh : 1 lá đốm.
C. 5 lá xanh : 3 lá đốm.
D. 3 lá xanh : 1 lá đốm.


AB
Câu 31: Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 24%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen ab giảm phân cho ra loại
giao tử Ab với tỉ lệ :
A. 12%.
B. 24%.
C. 76%.
D. 48%.
Câu 32: Kiểu gen của hợp tử và f là bao nhiêu nếu khi giảm phân tạo giao tử ab = 30% ?
A. AB/ ab,( f = 40%). B. AB/ ab,( f = 20%). C. Ab/ aB,( f = 20%). D. Ab/ aB, (f = 40%).
Câu 33: Cho biết mỗi gen quyđịnh một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây
tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
A. AaBbDd × aabbDD.
B. AaBbDd × aabbdd.
C. AaBbdd × AabbDd. D. AaBbDd × AaBbDD.
Câu 34: Cho các cá thể có kiểu gen AaBBDdEe tự thụ phấn, thế hệ sau có tỉ lệ kiểu hình A-BBD-E- là:
A. 27/64.

B. 9/16.
C. 3/4.
D. 9/8.
Câu 35: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là:
A. 2400
B. 1800
C. 3000
D. 2040
Câu 36: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa
bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 27 loại mã bộ ba.
B. 6 loại mã bộ ba.
C. 3 loại mã bộ ba.
D. 9 loại mã bộ ba.
Câu 37: Một loài cây có gen A( thân cao) – B( quả tròn) đều trội hòan tòan. a ( thân thấp) – b (quả dài ), các gen
này liên kết nhau. P: thân cao- quả tròn x thân thấp- quả dài. F 1 thu được: 81 cao –tròn + 79 thấp- dài + 21 cao
–dài + 19 thấp – tròn. Kết luận là:
A. P: AB/ ab x ab/ab với tần số HVG là 20%. B. P: Ab/ aB x ab/ab với tần số HVG là 40%.
C. P: Ab/ aB x ab/ab với tần số HVG là 20%. D. P: AB/ ab x ab/ab với tần số HVG là 40%.
Câu 38: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn
BD
Aa
bd khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là:
toàn. Kiểu gen
A. 1 : 1 : 1 : 1.
B. 3 : 1.
C. 3 : 3 : 1 : 1.
D. 1 : 2 : 1.
Câu 39: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy
định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi

trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd �AaBbDd cho đời con có
số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ
A. 15/64
B. 5/16
C. 1/64
D. 3/32
Câu 40 : .Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại Nu như sau: A:U:G:X = 1:3:2:4.Tính theo lý thuyết tỷ lệ bộ ba có
chứa 2A là:
A. 27/1000
B.1/1000
C. 64/3
D. 3/1000


Trường THPT Mạc Đĩnh Chi
Họ và tên………………….
Lớp…..

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1
Môn: Sinh 12 – thời gian 45 phút – Năm học 2017-2018

Đề 2 :
Chọn đáp án đúng
Câu 1: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có
thể làm xuất hiện dạng đột biến
A. lặp đoạn và mất đoạn.
B. chuyển đoạn và mất đoạn.
C. đảo đoạn và lặp đoạn.
D. chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 2: Hậu quả di truyền của đột biến mất đoạn NST là:

A. Gây chết hoặc giảm sức sống
B. Cơ thể chết ngay giai đoạn hợp tử.
.
C. Một số tính trạng bị mất đi.
D. Ít ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.
Câu 3: Trường hợp cơ thể sinh vật có một cặp nhiễm sắc thể tăng thêm một chiếc là thể?
A. ba.
B. tam bội.
C. đa bội lẻ.
D. tam nhiễm kép
Câu 4: Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO, người đó bị hội chứng
A. Tooc nơ.
B. Đao.
C. siêu nữ.
D. Claiphentơ
Câu 5 : Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
A. phiên mã.
B. dịch mã.
C. sau dịch mã.
D. sau phiên mã.
Câu 6: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động?
A Khi trong tế bào không có lactôzơ.
B. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.
C. Khi trong tế bào có lactôzơ.
D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.
Câu 7: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.
B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.
C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt

Câu 8: Điều không thuộc bản chất của qui luật phân li của Menđen là
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.
C. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố của cặp
D. Các giao tử là thuần khiết.
Câu 9: Thường biến có tính chất sau:
A. xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền
B. không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền.
C. xuất hiện ngẫu nhiên ở từng cá thể hay từng nhóm cá thể, tương ứng với điều kiện môi trường.
D. xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định
Câu 10: Yếu tố "giống" trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây?
A. kiểu gen
B. kiểu hình
C. năng suất
D. môi trường
Câu 11: Trong phép lai một tính trạng do một gen quy định, nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau,
con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu:
A. Nằm ở ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp). B Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
C. Nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
Câu 12: Bản chất của mã di truyền là?
A. Trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B. Các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
C. Ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một aa
D. Một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
Câu 13: Vùng kết thúc của gen là vùng?
A. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã
B. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
C. Quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử protein
D. Mang thông tin mã hoá các aa

Câu 14: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là?


A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
D. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Câu 15: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là?
A. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
B. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
D. Một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Câu 16: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các
nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc:
A. Bán bảo toàn
B. Bổ sung.
C. Bổ sung và bảo toàn.
D. Bổ sung và bán bảo toàn.
Câu 17: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là?
A. Vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
B. Vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.
C. Vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.
D. Vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
Câu 18: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. UAG, UAA, UGA
B. UGU, UAA, UAG
C. UUG, UGA, UAG
D. UUG, UAA, UGA
Câu 19: Thể đột biến được định nghĩa như sau:
A. Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã thể hiện trên kiểu hình của cơ thể

B. Đột biến gen là những đột biến trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtít, xảy ra ở
một thời điểm nào đó của phân tử ADN
C.Thể đột biến là những cá thể mang đột biến nhưng chưa thể hiện trên kiểu của cơ thể
D. Thể đột biến là những biến đổi bất thường trong cấu trúc di truyền ở mức tế bào (nhiễm sắc thể)
Câu 20: Đột biến được định nghĩa như sau
A. Đột biến là những biến đổi bất thường trong cấu trúc di truyền ở mức độ phân tử (ADN, gen) hoặc ở mức tế
bào (nhiễm sắc thể)
B. Đột biến là những biến đổi bất thường trong cấu trúc di truyền ở mức phân tử (ADN,gen)
C. Đột biến là những biến đổi của vật chất di truyền đã thể hiện trên kiểu hình của cơ thể
D. Đột biến là những biến đổi của vật chất di truyền đã thể hiên trên kiểu hình của cơ thể
Câu 21: Hình vẽ dưới đây mô tả hịên tượng đột biến nào ?
ABCDE FGH
ABCE FGH

A .Mất đoạn NST
B. Lặp đoạn (NST)
C.Đảo đoạn NST
D. Chuyển đoạn NST tương hỗ
Câu 22: Ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n=24 bị đột biến. Số lượng NST ở thể ba là:
A 25
B. 22
C. 26
D. 28
Câu 23: Ở một loài sinh vật, có bộ NST 2n= 64 bị đột biến. Khi quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy trong
tế bào dinh dưỡng có 68 NST, đột biến thuộc dạng:
A. thể bốn kép
B. thể ba
C. thể bốn
D. thể không
Câu 24: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể

một tối đa có thể được tạo ra trong loài này là
A. 7
B.13.
.
C. 8.
D. 15.
Câu 25: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay
đổi số lượng nuclêôtit của gen?
A. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp
B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Mất một cặp nuclêôtit.
D. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit.
Câu 26: Căn cứ trình tự các nuclêôtít trước và sau đột biến của một đoạn gen,hãy cho biết dạng đôt biến:
Trước đột biến: G A T G X X T X X A A G A X T
X TAX G GAG G TT X T GA


Sau đột biến : G A T G X X T X A X A G A X T
X TAX G GA G T G T X T GA
A. Đảo vị trí một cặp nuclêôtít
B. Mất một cặp nuclêôtít
C. Thêm một cặp nuclêôtít
D.Thay một cặp nuclêôtít
Câu 27: Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập qui định n tính trạng, thì số loại kiểu hình tối đa ở thế hệ F n có thể

A. 2n
B. 4n
C. 3n
D. n3
Câu 28: Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình

được hiểu là:
A. năng suất thu được
B. các biện pháp và kỳ thuật sản xuất
C. một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng.
D. điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng
Câu 29: Biến đổi nào sau đây không phải là sự mềm dẻo kiểu hình?
A. xuất hiện bạch tạng trên da.
B. chuột sa mạc thay màu lông vàng vào mùa hè.
C. lá cây rau mát có dạng dài, mềm mại khi ngập nước. D. xù lông khi trời rét của một số loài thú
AB
Câu 30: Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 28%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen ab giảm phân cho ra loại
giao tử Ab với tỉ lệ :
A. 14%.
B. 28%.
C. 76%.
D. 48%.
Câu 31: Kiểu gen của hợp tử và f là bao nhiêu nếu khi giảm phân tạo giao tử ab = 20% ?
A. Ab/ aB, (f = 40%). B. AB/ ab,( f = 20%). C. AB/ ab,( f = 40%). D. Ab/ aB,( f = 20%).
Câu 32: Các gen cùng 1 NST thường liên kết hoàn toàn khi:
A.Chúng nằm gần nhau. B.Chúng không tiếp hợp. C.Chúng nằm xa nhau.
D.Chúng ở hai đầu mút.
Câu 33:Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li
kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?
A. aaBb × AaBb.
B. AaBb × AaBb.
C. Aabb × AAbb.
D. Aabb × aaBb.
Câu 34: Nếu các gen phân li độc lập và tác động riêng lẻ, phép lai: AaBbCcDdEe x aaBbccDdee cho F 1 có kiểu
hình lặn về cả 5 gen chiếm tỉ lệ:
A. 1/27.

B. (3/4)7.
C. 1/26.
D. (3/4)10.
Câu 35: Một gen có chiều dài 1938 ăngstron và có 1490 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là :
A. A = T = 220; G = X = 350
B. A = T = 250; G = X = 340
C. A = T = 340; G = X = 250
D. A = T = 350; G = X = 220
Câu 36: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa
bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 8 loại mã bộ ba.
B. 2 loại mã bộ ba.
C. 27 loại mã bộ ba. D. 6 loại mã bộ ba.
Câu 37: Một loài cây có gen A( thân cao) – B( quả tròn) đều trội hòan tòan. a ( thân thấp) – b (quả dài ), các gen
này liên kết nhau. P: thân cao- quả tròn x thân thấp- quả dài. F1 thu được: 21 cao –tròn + 19 thấp- dài + 81 cao
–dài + 79 thấp – tròn. Kết luận là:
A. P: AB/ ab x ab/ab với tần số HVG là 20%.
B. P: Ab/ aB x ab/ab với tần số HVG là 40%.
C. P: Ab/ aB x ab/ab với tần số HVG là 20%.
D. P: AB/ ab x ab/ab với tần số HVG là 40%.
Câu 38: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn
toàn. Kiểu gen khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 1 : 1 : 1 : 1.
B. 3 : 1.
C. 3 : 3 : 1 : 1.
D. 1 : 2 : 1.
Câu 39: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F 1 gồm toàn
cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F 1 tự thụ phấn thu được F 2. Cho tất cả các cây quả
tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây

này có kiểu hình quả bầu dục là
A. 1/9
B. 1/12
C. 1/36
D. 3/16
Câu 40: Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1.Tỉ lệ bộ mã có 2A và 1G :
A. 9,6%
B. 6,4%
C. 5,4%
D. 12,8%




×