Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Luât luật phá sản doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.11 KB, 12 trang )

TiÓu luËn luËt

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi Nhà nước Việt Nam quyết định nền kinh tế quốc dân là nền
kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường. Pháp luật cho phép
các doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng với nhau trên thường trường và tự do
cạnh tranh lẫn nhau. Đã có cạnh tranh thì tất yếu có “mạnh được yếu thua”.
Nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh đã đóng góp một phần quan trọng cho
Ngân sách nhà nước thông qua các nghĩa vụ.
Xong cũng không ít những doanh nghiệp đã bị cái quy luật “cạnh
tranh” ấy loại bỏ, làm cho doanh nghiệp bị phá sản.
Phá sản doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng mà Nhà nước ta cần
quy định một cách rõ ràng vì vấn đề này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế của quốc gia.
Thật vậy, nếu chúng ta không có biện pháp loại trừ hay cứu vãn các
doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán nợ của mình thì mức phát triển
một đơn vị bất lực thì đơn vị liên kết cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Phá sản doanh nghiệp là một lĩnh vực có rất nhiều tranh chấp, vì có sự
hiện diện của nhiều quyền lợi đối ngược nhau. Chính điều đó mà luật phá sản
càng ngày càng phải hoàn thiện hơn để giải quyết sao cho công bằng nhất cho
tất cả những cá nhân cũng như tổ chức hay doanh nghiệp có liên quan.
Vì kiến thức có hạn, cũng như điều kiện tìm hiểu, nên em chỉ có thể đề
cập đến những vấn đề chung nhất, có tính chất tổng quát của “luật phá sản
doanh nghiệp”.

1


TiÓu luËn luËt

I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP


CỦA VIỆT NAM.
1: Khái niệm về luật phá sản doanh nghiệp.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 (có sửa đổi).
“Để đảm bảo trật tự, kỷ cương trong hoạt động daonh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, cũng
như doanh nghiệp mắc nợ và những người khác có quyền, lợi ích liên quan
khi có doanh nghiệp mắc nợ lâm vào tình trạng phá sản”.
a. Thế nào là phá sản.
Theo ngôn ngữ chung của luật phá sản nhiều nước trên thế giới thì phá
sản là tình trạng doanh nghiệp không có khả năng nộp thuế, không còn khả
năng thanh toán công nợ trong một thời hạn quy định (bao gồm: nợ lương
công nhân viên, nợ vay mượn, thuê bao thông qua quan hệ hợp đồng).
Theo Điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp của nước ta (có sửa đổi) khái
niệm như sau:
“Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp bị thua lỗ
trong hoạt động kinh doanh hoặc gặp khó khăn do các nguyên nhân khách
quan mà sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết hoặc đã được
hoãn nợ nhưng vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn”.
b. Khái niệm chủ nợ.
Trong luật phá sản của đa số các nước đều xác định chủ nợ là các pháp
nhân hay thể nhân có các khoản nợ không được trả đúng hạn. Trong số chủ nợ
thường được phân thành ba loại: Chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một
phần và chủ nợ không có bảo đảm:
Điều 3 (sửa đổi)

2


TiÓu luËn luËt

- Chủ nợ có bảo đảm: là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng các
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân
sự.
- Chủ nợ có bảo đàm một phần: là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm
bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản
nợ đó.
ví dụ: Công ty A (doanh nghiệp mắc nợ) nợ công ty B một khoản tiền là
500 triệu đồng VN. Để bảo đảm cho khoản nợ của mình Công ty A bảo đảm
bằng một thiết bị sản xuất với giá trị 300 triệu đồng VN.
- Chủ nợ không có bao đảm: là chủ nợ có khoản nợ không được bảo
đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
Ví dụ: Công ty C (doanh nghiệp mắc nợ) nợ Công ty D một khoản tiền
là 800 triệu đồng VN nhưng Công ty C không có bất cứ tài sản nào mang ra
để bảo đảm cho khoản nợ của mình mà chỉ có giấy tờ ký kết rằng có nợ Công
ty D một khoản tiền như thế.
c. Khái niệm con nợ tức doanh nghiệp mắc nợ.
Con nợ được hiểu là người chủ doanh nghiệp không có khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn. Trong luật phá sản doanh nghiệp nước ta coi con
nợ là “doanh nghiệp mắc nợ” họ có thể trực tiếp tham gia tố tụng hoặc có thể
uỷ quyền cho người khác mà luật gọi là “Đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp” đây là người được chủ sở hữu doanh nghiệp uỷ quyền theo quy định
của pháp luật.
Điều 3:
Người này được thay mặt chủ doanh nghiệp trong các hoạt động giải
quyết các bước của quá trình phá sản doanh nghiệp.
2. Các dấu hiệu của sự mất khả năng thanh toán nợ thanh toán nợ
đến hạn bằng một số sự việc có thể gặp trong kinh doanh.

3



TiÓu luËn luËt
+ Doanh nghiệp đã không trả được nhiều chi phiếu hay thương phiếu
đã ký trong khoản thời gian ngắn có nhiều chủ nợ đồng ý hoãn nợ cho doanh
nghiệp hoặc ngược lại, có nhiều chủ nợ gửi giấy đến đòi nợ.
+ Doanh nghiệp không thi hành án lệnh trả nợ đã có hiệu lực pháp luật.
+ Số nợ đến hạn qúa cao đối với mức vốn hoạt động của doanh nghiệp,
nhất là trong đó số nợ thuế khá nhiều.
+ Tài sản doanh nghiệp đã bị tịch biên.
+ Toà án đã cho phép một số chủ nợ không có bảo đảm cầm cồ tài sản
của doanh nghiệp.
+ Giá bán tài sản của doanh nghiệp quá thấp đối với giá trị của tài sản
đó.
+ Chủ doanh nghiệp có hành vi thanh toán nợ bất hợp pháp giả mạo
bảng kê khai tài sản để vay tiền.
+ Bán tài sản đã cầm cố.
+Bán hay cầm cố tài sản của người khác.
3. Các đối tượng của luật phá sản.
Theo như luật phá sản (có sửa đổi) ở điều 1.
“Luật này áp dụng để tuyên bố phá sản đối với các doanh nghiệp thuộc
mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán nợ đến hạn, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 điều này.
Luật này không áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc hình thức sở
hữu toàn dân trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và phục vụ công cộng
quan trọng”.
Trong điều 1 này thì các doanh nghiệp này bao gồm.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Các loại Công ty như: + Công ty Việt Nam 100%
+ Công ty nước ngoài 100%

+ Công ty liên doanh VN và nước ngoài.
4


TiÓu luËn luËt
- Các xí nghiệp quốc doanh.
- Doanh nghiệp các tổ chức chính trị xã hội.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty cổ phần.
- Hợp tác xã.
Khi luật phá sản đề cập doanh nghiệp nói chung là tất cả những doanh
nghiệp đã đăng ký kinh doanh hoặc chưa huỷ bỏ giấy đăng ký kinh doanh.
4. Trình tự phá sán của một doanh nghiệp.
• Giai đoạn điều tra:
Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng không thể trả nợ đã quá hạn và
duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường thì doanh nghiệp có
thể tự đệ đơn hoặc người đại diện cho công nhân viên thuộc doanh nghiệp,
hay những chủ nợ có thể đệ đơn lên toà án. Sau khi toà án đã thụ lý đơn xin
mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Toà án yêu cầu doanh nghiệp
gửi báo cáo về khả năng thanh toán nợ của mình. Dự vào bản báo cáo và tình
hình thực tế toà án quyết định doanh nghiệp còn khả năng thanh toán nợ hay
không?
• Giai đoạn mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Nếu toà án quyết định rằng doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán
nợ thì sẽ mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong bản lệnh án
của toà án sẽ ấn định thời điểm doanh nghiệp ngừng thanh toán nợ. Chỉ định
người thẩm phán phụ trách việc xây dựng và thi hành phương án hoà giải, chỉ
định các thành viên trong tổ quản lý tài sản.
Toà án cho doanh nghiệp thời hạn hai năm để xây dựng phương án hoà
giải. Sau khi đã họp các chủ nợ để thông qua phương án hoà giải. Thủ tục giải

quyết yêu cầu tuyên bố phá sản sẽ chấm dứt nếu doanh nghiệp thi hành đúng
đắn phương án hoà giải. Và sau khi chấm dứt phương án hoà giải thì doanh
nghiệp đã khôi phục lại khả năng thanh toán nợ.

5


TiÓu luËn luËt
Trong trường hợp sau toà án sẽ tuyên bố phá sản doanh nghiệp cho dù
doanh nghiệp vẫ thông qua phương án hoà giải.
- Sau khi thi hành phương án hoà giải, doanh nghiệp vẫn kinh doanh
không có hiệu quả. Các chủ nợ có quyền yêu cầu phá sản doanh nghiệp.
- Trong thời gian thi hành phương án hoà giải, chủ doanh nghiệp tư
nhân bỏ trốn hoặc bị chết và người thừa kế từ chối hoặc không có thừa kế.
Xong trong trường hợp hội nghị chủ nợ không thông qua phương án
hoà giải, toà án sẽ tuyên bố phá sản doanh nghiệp và thanh lý tài sản. Trong
luật có quy định rằng hội nghị chủ nợ có thể không chấp nhận.
• Giai đoạn phá sản doanh nghiệp.
Đây là giai đoạn cuối cùng của một trình tự phá sản. Sau khi đã trải qua
hai giai đoạn trên. Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp và chỉ định thẩm
phán phụ trách và thành viên tổ thanh lý tài sản doanh nghiệp. Sau khi được
chỉ định tổ thanh lý tài sản và thẩm phán tổ chức việc bán đấu giá tài sản.
Phân chia giá trị tài sản giữa các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Các khoản lệ phí và chi phí trong việc giải quyết phá sản.
- Lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo
thoả ước lao động và hợp đồng lao động.
- Các khoản nợ thuế.
- Các chủ nợ khác.
Sau khi đã giải quyết cho các chủ nợ toà sẽ tuyên bố doanh nghiệp đã
phá sản và chấm dứt thủ tục phá sản.


II/ Thực trạng pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay.
Hệ thống pháp luật phá sản ở nước ta tuy được ban hành châm so với
các nước trên thế giới và trong khu vực, nhưng đã góp phần quan trọng vào
việc hình thành một cơ chế pháp lý đồng bộ cho hoạt động xử lý nợ của các
doanh nghiệp, bảo đảm trật tự kỷ cương trong lĩnh vực tài chính, làm cho môi

6


TiÓu luËn luËt
trường kinh doanh trở nên lành mạnh hơn, đồng thời cũng góp phần thực hiện
mục tiêu xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế thi
hành trong những năm qua đã cho thấy vai trò này của Luật phá sản doanh
nghiệp đã không thể thực hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ như Nhà nước và
giới doanh nhân mong đợi.
Kể từ khi Luật phá sản Doanh nghiệp có hiệp lực (1/7/1994), 151 đơn
của doanh nghiệp đề nghị được phá sản, nhưng chỉ có 46 doanh nghiệp được
toà tuyên bố phá sản. Đó là thực trạng của 9 năm thi hành Luật phá sản doanh
nghiệp mà Phó Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Đặng Quang Phương cho
biết khi trình Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội Dự luật phá sản. Theo ông số
doanh nghiệp cần “khai tử” lớn hơn nhiều...
Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế và Ngân sách của Quốc Hội-ông Nguyễn
Đức Kiên, cũng đồng tình với ông Phương. ông Kiên cho răng: “Số doanh
nghiệp bị tuyên bố phá sản ít không phải vì doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản tại Việt Nam quá ít mà thực tế có khả nhiều doanh nghiệp, trong đó
có doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất kém hiệu quả nhưng không thể tuyên
bố phá sản được vì nhiều lý do khác nhau. Chủ yếu do những bất cập từ Luật
doanh nghiệp, dấu hiệu phá sản không rõ ràng, khó chứng minh. Nhiều giám

đốc sợ mất chức nếu tuyên bố phá sản, người lao động sợ mất việc, Ngân
hàng sợ giải quyết hậu quả...”.
Ý kiến của Chủ nhiệm Bỷ Ban Pháp luật của Quốc Hội Vũ Đức Khiên
cũng được nhiều đại biểu thừa nhân, có những Doanh nghiệp thực sự lâm vào
tình trạng phá sản, thậm chí có thể phải ra toà chịu trách nhiệm về những
khoản nợ không có khả năng thanh toán, nhưng thực tế không ít doanh nghiệp
được Nhà nước cứu vớt. Ông Khiên đề nghị Luật phá sản lần này phải quy
định chặt chẽ hơn thì mới khả thi.
Còn thiếu nhiều căn cứ để doanh nghiệp phá sản.
Luật hiện hành quy định, một doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hai năm
liên tiếp, không có khả năng trả nợ, không trả đủ lương cho người lao động,
7


TiÓu luËn luËt
tức là lâm vào tình trạng phá sản. Nhưng để được toà tuyên bố cho phá sản thì
doanh nghiệp phải tự chứng minh nguyên nhân thua lỗ, phải làm rõ từng
khoản nợ.... Bản dự thảo lần này quy định, thương nhân bị coi lâm vào tình
trạng phá sản khi không thanh toán được nợ đến hạn, có căn cứ chứng minh
thương nhân gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh daonh. Tuy
nhiên, theo Uỷ Ban Kinh Tế và Ngân sách của Quốc Hội, quy định như dự
thảo là chưa rõ ràng, chưa khắc phục được những hạn chế, bất cập hiện nay
của luật hiện hành. Ông Nguyễn Đức Khiên đề nghị, cần phải dựa vào tình
trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của Doanh nghiệp.
Chủ nhiệm Uỷ Ban KHCN&MT Hồ Đức Việt cũng đề nghị cần làm rõ
thêm các tiêu chí thế nào là phá sản. Dự luật phá sản lần này quy định 3 điều
kiện thương nhân lâm vào tình trạng phá sản, nhưng theo ông Việt, “các tiêu
chí quy địn tại điều này chưa làm rõ thế nào là thương nhân lâm vào tình
trạng phá sản, chưa có quy định về tiêu chí phá sản”
Các đại biểu đều cho rằng, dấu hiệu để chứng minh doanh nghiệp vào

tình trạng phá sản là hết sức cần thiết. Vì vậy, họ đề nghị cần quy định cụ thể
lại về tiêu chí để toà tuyên bố phá sản, nhất là cần phải xem xét các dấu hiệu
thương nhân lâm vào tình trạng phá sản là hoạt động kinh doanh liên tục thua
lỗ trong khoảng thời gian nhất định và mất khả năng thanh toán nói chung
cũng như khả năng thanh toán nợ đến hạn nói riêng.
Người lao động có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp.
Một trong những quy định mới về thủ tục phá sản là Dự thảo cho phép
người lao động khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có
quyền tự mình nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Thời hạn giải quyết vụ việc phá sản theo dự thảo luật sẽ kéo dài 4-6
tháng (từ khi nộp đơn đến khi tuyên bố phá sản). Trong trường hợp áp dụng
các biện pháp phục hồi đối với thương nhân thì thời gian còn kéo dài hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng thời gian như vậy là quá dài, đề nghị cần xem và rút
8


TiÓu luËn luËt
ngắn lại thời hạn đối với một số thủ tục như thụ lý đơn, thời gian lập danh
sách chủ nợ, triệu tập các hội nghị chủ nợ, thời hạn xây dựng phương án phục
hồi...
Ngoài ra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị Toà án Nhân dân tối cao
bổ sung các nội dung để ngăn ngừa thương nhân tẩu tán tài sản trong thời gian
xem xét, giải quyết phá sản, đồng thời quy định rõ trách nhiệm hành chính,
dân sự và cả trách nhiệm vật chất của chủ thể bị tuyên bố phá sản hoặc người
có trách nhiệm trực tiếp trong trường hợp xảy ra phá sản.

III/ Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ
Các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trên thực tế không ít
nhưng yêu cầu tuyên bố phá sản tại Toà án ngày càng ít đi. Tình hình này xuất

phát từ nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng là
về mặt pháp lý. Theo em thì luật phá sản của Việt Nam quá nhiều thủ tục. Một
doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản muốn toà tuyên bố phá sản thì
phải tự chứng minh mình không còn khả năng thanh toán. Trong thực tế là có
nhiều doanh nghiệp mặc dù đã biết mình lâm vào tình trạng phá sản nhưng
không tự nộp đơn ra Toa mà lại tìm mọi cách để trì hoãn việc nộp đơn. Điều
này không chỉ gây thiệt hại cho các chủ nợ, cho cả những người lao động
trong doanh nghiệp mà còn có thể làm các khoản nợ của doanh nghiệp tăng
thêm và thiệt hại cho Nhà nước.
- Trong khi toà đã thụ lý đơn yêu cầu phá sản, doanh nghiệp còn phải xây
dựng cho mình một phương án hoà giải trong vòng hai năm. Liệu như thế có
phải là một thời gian quá dài cho một doanh nghiệp không còn có khả năng
thoát khỏi tình trạng này không?. Có những doanh nghiệp không thể nào tự
mình khắc phục được tình trạng hiện có, nhưng theo thủ tục họ vẫn phải xây
dựng một phương án hoà giải như thế có phải là không phù hợp hay không?.
Nhưng thế chưa chắc đã là những giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp.
9


TiÓu luËn luËt
Bởi nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng ngừng mọi hoạt động thì việc
xây dựng phương án hoà giải là điều không cần thiết
Ví dụ: Công ty TAMEXCO, khi Giám đốc Phạm Huy Phươc bị bắt thì Công
ty TAMEXCO hầu như ngừng hoạt động. Xong theo như trình tự một phá sản
một doanh nghiệp thì Công ty này phải xây dựng một phương án hoà giải.
Nhưng thực tế thì Công ty này không còn có khả năng khôi phục lại nữa thì
điều đó liệu có cần thiết hay không?.
Từ những điều trên em có một số kiến nghị sau:
-Toà án nên có một ban thanh tra tài chính để có thể nhanh chóng phát
hiện sớm được tình hình tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá

sản để chấm dứt điều này hay có những biện pháp trợ giúp cho doanh nghiệp
có thể khôi phục khả năng thanh toán và đi vào sản xuất hoạt động bình
thường.
- Các doanh nghiệp cần phải gia nhập thị trường Chứng khoán để thông qua
thị trường này doanh nghiệp sớm bộc lộ được tình trạng mất khả năng
thanh toán của mình. Từ đó để các doanh nghiệp liên quan có thể tự điều
chỉnh mối quan hệ của mình đối với doanh nghiệp đó.
- Pháp luật phá sản Việt Nam cần có sự sửa đổi cho phù hợp để vừa chấm
dứt nhanh chóng sự tồn tại của những doanh nghiệp trong tình trạng “chết
lầm sàng”, lại vừa giảm thiểu đến mức tối đa chi phí cho việc cứu vớt một
doanh nghiệp mà trên thực tế đã chứng tỏ là không thể phục hồi được.

10


TiÓu luËn luËt

KẾT LUẬN
Hệ thống pháp luật phá sản ở nước ta tuy chưa được hoàn thiện một
cách đầy đủ như Nhà nước cũng như giới doanh nhân mong đợi. Nhưng nó
cũng một phần nào đó đóng góp vào việc bảo đảm trật tự kỷ cương trong lĩnh
vực tài chính, làm cho môi trường kinh doanh trở lên lành mạnh hơn trong cơ
chế mở cửa như hiện nay của nước ta.
Trong thời kỳ mở của hiện nay của nước ta, với một nền kinh tế phát
triển sau bao nhiêu năm phải khắc phục hậu quả của chiến tranh để lại. Nhà
nước khuyến khích đầu tư kinh doanh phát triển. Cũng từ đó mà nhiều những
tiêu cực xảy ra, vì thế mà pháp luật của ta cũng phải thay đổi theo để thích
nghi với tình hình phức tạp của nền kinh tế. Bảo đảm cho Việt Nam là một
nơi để các nhà đầu tư nước ngoài có thể an tâm khi đầu tư một khoản tiền
không nhỏ.


11


TiÓu luËn luËt

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình luật kinh tế I Trường ĐHQL&KD Hà nội.
2. Giáo trình luật kinh tế Trường ĐHKTQD.
3. Luật doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành.
4. Luật phá sản doanh nghiệp và thực tiễn (Nguyễn Tuấn Hớn).
5. Thông tin cảnh báo Thương mại (NH Nông Nghiệp Thanh XuânHN).
6. Tạp chí thông tin và lý luận số
7. Báo phát triển kinh tế số
8. Tạp chí kinh tế và dự báo số
9. Tạp chí doanh nghiệp thương mại

12



×