Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

văn hóa cư trú của người chăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.99 KB, 20 trang )

VĂN HÓA
CƯ TRÚ

1/ Khái quát về phân bố dân cư của dân tộc Chăm

CỦA

Bản đồ: Người Chăm ở Việt Nam và Campuchia.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chăm ở Việt Nam có dân số
161.729 người, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chăm cư trú tập trung
tại các tỉnh: Ninh Thuận (67.274 người, chiếm 41,6% tổng số người Chăm tại Việt
Nam), Bình Thuận (34.690 người, chiếm 21,4% tổng số người Chăm tại Việt Nam), Phú


Yên (19.945 người), An Giang (14.209 người), thành phố Hồ Chí Minh (7.819
người), Bình Định (5.336 người), Đồng Nai (3.887 người), Tây Ninh(3.250 người). (Ban
chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt
Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Table 5, page 134)
Tiếng nói của họ rất gần gũi với các dân tộc Raglai, Churu, Jarai, Êđê thuộc hệ ngôn
ngữ Austronesian (nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian). Đây là cư dân bản địa thuộc
loại hình nhân chủng Indonesien đã định cư lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Họ
cũng đã từng có nhà nước riêng mang quốc hiệu gọi là vương quốc Champa. Do quá trình
biến động của lịch sử, cộng đồng tộc người Chăm ngày nay chỉ còn thu hẹp lại ở vùng
Trung Bộ và Tây Nam Bộ Việt Nam, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực Ninh Thuận
và Bình Thuận. Một bộ phận nhỏ tập trung ở khu vực Bình Định, Phú Yên và bộ phận
còn lại sống rãi rác ở các nơi như Châu Đốc, Tây Ninh, Long Khánh, Bình Phước và
Thành Phố Hồ Chí Minh v.v…. ( />Dân tộc Chăm thuộc nhóm ngô ngữ Mã Lai - Đa đảo (ngữ hệ Nam Đảo), có quan hệ
họ hàng với người Raglai, người Ê Đê, người Chu Ru và người Gia Rai ở Việt Nam.
Người Chăm cũng có nhiều nét tương đồng về mặt tộc người với người Indonesia, người
Malaisia, người Brunei... ở khu vực Đông Nam Á. Họ là những cư dân bản địa ở vùng
duyên hải Nam Trung Bộ, đã từng kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng


của văn hóa Ấn Độ.
Người Chăm gồm nhiều nhóm địa phương, mỗi nhóm có những đặc trưng tôn giáo, tín
ngưỡng, văn hóa rất khác nhau. Những làng Chăm nằm rải rác ở ven biển Nam Trung Bộ.
Có những làng Chăm nằm bên Thánh đường uy nghiêm. Có làng thâm trầm bên ngôi
chùa cổ kính. Có làng thì mọi hoạt động lễ nghi thờ cúng đều được tổ chức ở đền tháp.
Sở dĩ có sự khác nhau như vậy, bởi các làng Chăm này theo các tôn giáo khác nhau.
Người Chăm ở Việt Nam căn cứ theo tôn giáo, người ta phần làm 4 nhóm. Thứ nhất là
Chăm Bà La Môn, ảnh hưởng của Bà La Môn giáo, tức Ấn Độ giáo. Nhóm Chăm này
chiếm đông nhất. Nhóm Chăm thứ 2 chiếm tương đối nữa là nhóm Chăm Bà Ni, tức là


Chăm Hồi giáo cũ. Và nhóm Chăm thứ 3 là Chăm Hồi giáo mới, tức là Chăm Islam. Và
nhóm Chăm không theo tôn giáo thế giới nào cả, gọi là nhóm Chăm H’roi.
Nhóm Chăm Bà La Môn và Bà Ni tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình
Thuận. Người Chăm Bà La Môn còn tự gọi mình là Chăm gốc, hay Bà Chăm để phân
biệt với người Chăm Bà Ni. Người Chăm Bà La Môn theo tín ngưỡng đa thần của Ấn Độ
giáo, còn người Chăm Bà Ni theo Hồi giáo, thờ Thánh Ala và thiên sứ Mô-ha-mét. Tuy
nhiên, Hồi giáo của người Chăm Bà Ni đã bị bản địa hóa sâu sắc, thống nhất với các yếu
tố tín ngưỡng dân gian và cô lập với Hồi giáo thế giới.

Hình 1: Nhóm Chăm Bà La Môn
Nhóm Chăm Islam theo Hồi giáo chính thống, còn gọi là Chăm Hồi giáo mới, để phân
biệt với người Chăm Bà Ni theo Hồi giáo cũ. Nhóm này chủ yếu ở An Giang, Tây Ninh,
thành phố Hồ Chí Minh… Họ vốn là những người Chăm di cư từ Việt Nam sang
Campuchia, và do những nguyên nhân khách quan, họ đã quay trở về và sinh sống ở khu
vực Nam Bộ.


Hình 2: Nhóm Chăm Islam
Còn nhóm Chăm H’roi chủ yếu ở Bình Định, Phú Yên, không chịu ảnh hưởng của

tôn giáo nào, họ theo tín ngưỡng nguyên thủy và nhiều nét tương đồng về văn hóa với
người Ba Na, người Ê Đê sinh sống xung quanh.


Hình 3: nhóm Chăm H’roi
( />2/ Đặc điểm tổ chức cư trú của người Chăm
Trong lịch sử phát triển của các dân tộc, hình thái tổ chức cộng cư truyền thống
như làng, bản, mường, phum, sóc, buôn, palei… ngày nay được xem như là những tế bào
xã hội của Việt Nam nói chung và đặc trưng văn hóa tộc người nói riêng. Đây là đơn vị
cơ sở tổ chức xã hội chịu tác động khá nhiều yếu tố khác nhau như địa lý tự nhiên, hình
thái sinh hoạt kinh tế, môi trường lịch sử – xã hội, đặc điểm sinh hoạt văn hóa và quan hệ
giao lưu văn hóa giữa các dân tộc v.. v…
Cho đến nay, loại hình thiết kế xã hội này vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong
đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng tộc người Chăm nói riêng và cộng
đồng các dân tộc anh em ở Việt Nam nói chung. Chính vì lẽ này, từ lâu nay việc nghiên
cứu làng xã được nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu


tương đối khá sớm. Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu
này vẫn chưa được nhiều và còn nhiều khiếm khuyết cần nên bổ sung thêm để ngày càng
hoàn chỉnh hơn.
Do bối cảnh lịch sử thường xuyên xảy ra nhiều sự biến đổi làm cho địa bàn khu vực
cư trú bị phân bố khác biệt nhau về điều kiện địa lý và môi trường xã hội nên hình thái cư
trú của toàn bộ cộng đồng tộc người Chăm ngày nay không được đồng nhất mà thường
mang tính đặc thù riêng cho từng khu vực địa phương khác nhau. Căn cứ vào điều kiện
địa lý môi trường xã hội, ta có thể tạm phân loại hình thái cư trú của cộng đồng tộc người
Chăm ở Việt Nam hiện nay ra làm 3 loại hình chính:


Hình thái cư trú ở vùng núi cao Trung Bộ




Hình thái cư trú ở vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ



Hình thái cư trú ở vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ
Trong ba loại hình trên, loại hình cư trú ở đồng bằng duyên hải NamTrung Bộ là còn

lưu giữ được nhiều đặc điểm truyền thống tộc người Chăm theo hình thức cộng cư như
một loại hình công xã nông thôn. Còn hình thái cư trú trên vùng cao Trung Bộ, do dân số
ít và sinh sống xa nhóm cộng đồng tộc người gốc nên chịu ảnh hưởng khá sâu đậm bởi
các nhóm cộng đồng tộc người cư trú xung quanh. Ngược lại, đối với hình thái cư trú ở
đồng bằng châu thổ miền Tây Nam Bộ thì lại chịu chi phối ảnh hưởng sâu đậm bởi tôn
giáo Islam.
Nhưng nhìn chung, cộng đồng tộc người Chăm là một dân tộc có truyền thống làm
ruộng nước với trình độ kỹ thuật khá cao, nên họ đã cư trú tập trung thành từng làng gọi
là Palei.
Palei là đơn vị cư trú nhỏ nhất, nó được coi như là một hình thức tàn dư của công xã
nông thôn, đồng thời nó cũng được coi như là một đơn vị hành chính trùng hợp với đơn
vị thôn, ấp…do đó, mỗi Palei Chăm thường mang hai tên gọi: Một tiếng gọi theo tiếng
Chăm và một tiếng gọi theo tiếng Việt (tên gọi theo đơn vị hành chánh). Tên Palei (làng)
gọi theo tiếng Việt có thể thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng tên
gọi Palei theo tiếng Chăm vẫn luôn lưu giữ lâu bền, ít khi thay đổi trong cộng đồng tộc
người Chăm. Đối với họ, tên gọi làng theo ngôn ngữ dân tộc thường mang tính truyền


thống, vừa mang tình cảm gần gũi thân thiết, vừa có ý nghĩa thiêng liêng cao quí. Đây là
tiếng gọi truyền đời thể hiện tâm lý tình cảm dân tộc một cách sâu sắc. Còn tên gọi theo

tiếng Việt phổ thông chủ yếu cho thuận tiện trong công việc hành chính nhiều hơn bằng
tình cảm. Do đó, chúng ta cần quan tâm và trân trọng đúng mức đến khía cạnh tâm lý
truyền thống của tộc người vốn được hàm chứa trong trên gọi là làng – Palei.
Là cư dân có truyền thống canh tác nông nghiệp ruộng nước và phát rẫy chờ mưa nên
xung quanh Palei thường là những cánh đồng ruộng và rẫy hoa màu. Riêng đối với hình
thái cư trú ở vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung, mặc dù đại đa số cư dân là nông
dân, nhưng trong Palei rất ít trồng cây cối. Điều này làm cho Palei Chăm vốn thuộc vùng
nắng gió khô hạn lại càng thêm nắng gắt và khô nóng hơn bởi gió Fehn (gió Lào). Đây là
đặc điểm nổi bật đầu tiên và gây nhiều ấn tượng nhất đối với những ai mới bước chân lần
đầu vào Palei Chăm ở vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
Để lý giải điều này, đồng bào Chăm thường đưa ra nhiều lý do như trồng nhiều cây
cối trong làng sẽ tạo điều kiện cho những kẻ bất lương (kẻ thù, kẻ trộm…) ẩn nấp dễ
dàng thực hiện ý đồ xấu xa của chúng, cây cối che khuất ánh nắng mặt trời gây trở ngại
cho việc phơi lúa, rễ cây sẽ làm nứt nhà cửa, những tàn lá cây tạo nơi trú ngụ của ma quỷ
vào giữa ban trưa hay khi về đêm v.v… Ngày nay, cách lý giải không còn thích hợp với
giới trẻ nữa, nhưng trên thực tế quan niệm này vẫn còn tồn tại và được sự ủng hộ của
tầng lớp cao tuổi, nên đây vẫn còn là một cản trở không nhỏ đối với vấn đề phát triển môi
trường cây xanh trong làng. Trong khi đó, ở vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ, cụ thể
như người Chăm ở An Giang, trồng nhiều cây xanh nên vào trong các palei của họ
thường có nhiều bóng mát hơn ở người Chăm vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung.
Theo tài liệu thư tịch cổ Chăm, Palei nên bố trí trên những triền đất cao thoai thoải.
Nơi dựng Palei lý tưởng nhất theo quan niệm của người Chăm là:”Cek paraong, kraong
birak; glaong gah pai, biér gah pur, aya nduec gah ésan”, dịch sang nghĩa tiếng
Việt:”Núi phía Nam, sông phía Bắc, cao phía Tây, thấp phía Đông, nước chảy về hướng
Đông Bắc”. Đồng bào Chăm còn quan niệm rằng, hướng Bắc là hướng của ma quỷ,
hướng Đông là hướng của thần thánh và hướng Nam là hướng đi của trần gian. Cho nên
Palei thường bố trí cổng chính về phía Nam, cổng phụ về phía Bắc. Trên thực tế, điều này


rất phù hợp với môi trường địa lý tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử của cộng đồng tộc người

Chăm.
Đối với hình thái cư trú ở vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung, cách bố trí nhà cửa
trong Palei Chăm không phân bố theo từng nhà riêng lẽ mà sắp xếp theo từng cụm nhà
theo từng khuôn viên riêng biệt. Mỗi làng có khoảng chừng 25 đến 150 khuôn viên, trong
đó có khoảng từ 80 đến 500 căn hộ. Do đó, khi vào một Palei Chăm ở vùng đồng bằng
duyên hải Miền Trung, chúng ta thường thấy trước tiên là khung rào bằng cây khô hoặc
gần đây bằng những bức tường xây bao bọc xung quanh khuôn viên cùng với ngôi nhà
bên trong. Mỗi khuôn viên trong Palei Chăm đều là mỗi phần không gian sinh hoạt của
các thành viên có cùng một huyết hệ tính theo dòng mẹ. Hay nói khác đi, khuôn viên của
một cộng đồng tộc người Chăm là không gian tụ cư của đại gia đình mẫu hệ. Trong đó,
bao gồm những gia đình nhỏ đã tách khỏi gia đình lớn được biểu hiện dưới hình thức tàn
dư của nó.
Các khuôn viên bố trí nối tiếp nhau theo từng dãy theo hướng Bắc Nam. Khoảng cách
giữa các dãy khuôn viên này với các dãy khuôn viên kia là những con đường cái xuyên
suốt từ đầu làng đến cuối làng. Cách khoảng từ 2 đến 5 khuôn viên trong cùng một hàng
dãy có mở thêm những đường hẻm nhỏ để thông với những con đường cái trong làng.
Còn các cổng ngõ của khuôn thì viên đồng loạt mở theo hướng Tây Nam hoặc hướng
Nam. Điều này cho thấy, cách sắp xếp khuôn viên trong Palei mang tính chất phòng thủ
hơn là kinh tế.
Cũng giống như khuôn viên, những nhà cửa trong Palei cũng được quy định vị trí
phân bố rất chặt chẽ theo một quy cách riêng. Tùy theo vị trí, kiến trúc và công dụng của
mỗi lọai nhà mà có các tên gọi khác nhau như Sang Ye, Sang Mâyau, Sang Tong, Sang
Gin, Sang Mbliéng, Sang Halam, v.v….Cho nên, khi hình thành khu cư trú mới người
Chăm cần nên quan tâm đên điều này.
Trong mỗi Palei người Chăm thuộc khu vực đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ
thường bố trí một đền thờ (Sang Po Yang) ở cuối làng và một nhà làng (Sang Palei) ở đầu
làng. Riêng Palei của nhóm cộng đồng người Chăm theo hệ phái Awal (Bani) thì ở
giữa Palei thường bố trí thêm một thánh đường (Sang Mâgik) hoặc hai thánh đường nếu



có một bộ phận thành viên trong Palei tách ra theo đạo giáo Islam như ở Palei Pamblap
Birau (thôn Phước Nhơn), Palei Pamblap Klak (thôn An Nhơn), Palei Ram (thôn Văn
Lâm).
Cách Palei không xa thường có nghĩa địa chung của làng. Cho nên, trong những cuộc
di dời làng thường để lại dấu tích trước đây của Palei cũ. Trường hợp điển hình
như Palei Pamblap Birau (thôn Phước Nhơn), nơi hình thành Palei ban đầu là ở cạnh bờ
biển Darak Rinaih, sau đó di dời vào ở khu vực Pamblap và cuối cùng tách thành một
nửa bộ phận chuyển cư vào sâu hơn hình thành Palei Pamblap Birau, thôn Phước Nhơn
ngày nay. Hằng năm vào dịp lễ Ramâwan, dân làng Phước Nhơn thường tổ chức lễ viếng
thăm những ngôi mộ ở các nghĩa địa trên. Đây là những ngày lễ tìm về cội nguồn rất
đáng được trân trọng cần phát huy truyền thống tốt đẹp này. Hiện nay, những khu nghĩa
địa này đang bị lấn chiếm bởi cư dân địa phương sinh sống ở bên cạnh.
Đối với hình thái cư trú ở vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ, Palei cũng được xem
như tương đương với đơn vị thôn ấp. Palei là một khoảng không gian cư trú có thể bao
gồm nhiều Puk như trường hợp Palei Phum Soài (xã Châu Phong, huyện Tân Phong, tỉnh
An Giang). Do vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thuộc khu vực địa hình thấp, có nhiều
con sông lớn nên thường xuyên bị ngập vào mùa nước nổi, khoảng từ tháng 6 đến tháng
10 hàng năm. Vì vậy, để thích ứng với môi trường tự nhiên ở đây, người Chăm ở khu vực
này chủ yếu xây dựng nhà ở theo loại hình nhà sàn [1]. Phần lớn nhà sàn của người Chăm
thường được xây cất với qui mô cao, to và rộng rãi. Vị trí phân bố nhà ở dọc theo sông
rạch và đường lộ.
Khác với cộng đồng người Chăm ở vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung,
mỗi Palei chỉ có một Masjid (thánh đường). Trong trường hợp Palei có nhiều Puk thì
mỗi Puk có thể có một Surao (tiểu thánh đường) để tạo điều kiện thuận lợi cho tín đồ làm
lễ nguyện hàng ngày. Ngoài ra, xung quanh khu vực thánh đường có thể dùng làm nơi
chôn cất như một nghĩa địa. Vì vậy, hầu như rất ít nghĩa địa bố trí xa khu vực thánh
đường.
Còn đối với cộng đồng người Chăm cư trú ở Thành phố Hồ Chí Minh, do điều kiện
môi trường sinh sống trong khu đô thị chật hẹp nên họ không thể phân bố cư trú theo



hình thức palei như ở vùng nông thôn. Để thích ứng với môi trường đô thị, cộng đồng
người Chăm ở đây tổ chức phân bố cư trú theo hình thức Jam’ah. Mỗi jam’ah là một tổ
chức cộng tôn giáo bao gồm những người cùng sinh hoạt chung trong
một masjid hay surao. Vì vậy, jam’ah là một hình thức đơn vị cư trú mang đậm tính chất
tôn giáo, không có giới hạn bởi hàng rào cụ thể hoặc qui định bởi ranh giới hành chánh
của chính quyền địa phương.
Đặc điểm cư trú của cộng đồng người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh là cư trú tập
trung theo từng nhóm gia đình vốn có quan hệ gần gũi huyết thống, họ hàng thân thích
hay cùng quê nhà với nhau. Ví dụ như phần lớn cộng đồng người Chăm ở Quận Phú
Nhuận là những người Chăm có gốc quê ở Châu Giang.
Như vừa trình bày ở trên, Palei là đơn vị cư trú, đồng thời là đơn vị kinh tế, văn hóa
xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng mang tính tự quản, cho nên, trong mỗi Palei thường tồn tại
cùng một lúc nhiều tổ chức sinh hoạt khác nhau.
Hiện nay, trong Palei Chăm ở vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung thường gồm có
5 tổ chức chính song song tồn tại: Tổ chức hành chính, tổ chức dòng họ, tổ chức hội đồng
bô lão, tổ chức tôn giáo và tổ chức tín ngưỡng dân gian.


Tổ chức hành chính:

Palei Chăm là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước. Đứng đầu
Palei Chăm là Trưởng thôn và Phó thôn. Song song với tổ chức trên là tổ chức an ninh
trật tự gồm Truởng công an thôn và Đội du kích thôn. Ngoài ra, còn có tổ chức Đoàn,
Hội,.. như Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Việt Nam, Hội Bảo Thọ, Hội Phụ Nữ, Hội
Khuyến Nông, v…v..
Vai trò của các vị lãnh đạo chính quyền này hầu như thay thế hoàn toàn vai trò và chức
năng của Po Palei (Trưởng làng) trước đây. Nhiệm vụ chính của họ là thực hiện chỉ thị
chính sách của chính quyền Nhà nước đối với dân chúng. Tổ chức quản lý tài sản chung
của thôn ấp. Bảo vệ trật tự an ninh trong thôn xóm. Tổ chức lãnh đạo về việc phát triển

kinh tế của nhân dân, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong một nước.
Ngoài nhiệm vụ chính trên, họ còn tham gia vào việc cải tổ và bảo vệ phong tục tập quán.
Một số nghi lễ hoặc lễ hội chính của dân tộc cũng được họ tạo điều kiện thuận lợi để tổ


chức thành công tốt đẹp. Họ là người đứng ra huy động dân chúng đóng góp tài chính để
thực hiện và tiến hành những lễ hội lớn mang tính chất toàn thôn ấp. Do đó, địa vị của họ
thường được tôn trọng và mỗi khi có tổ chức những lễ nghi dù nhỏ hay lớn, mang tính
chất gia đình hay dòng họ đều được trân trọng mời đến dự như một thành viên danh dự.
-Tổ chức dòng họ:
Trong mỗi Palei thường có nhiều dòng họ. Mỗi dòng họ có một Aciét Atau và một Aciét
Patra (hay Aciét Praok) của tộc họ. Trong dòng họ bầu ra một Trưởng tộc họ đại diện cho
dòng họ của mình. Để tạo điều kiện cho tổ chức của dòng họ được hoạt động tốt, thường
mỗi thành viên trong dòng họ phải đóng góp một số tiền theo qui định từng thời kỳ hàng
năm. Số tiền này góp lại thành quỹ chung của họ.
Hàng năm, mỗi dòng họ phải tổ chức các lễ Rija, như Rija Hrei, Rija Giyep hoặc Rija
Praong… nếu xét thấy có đủ khả năng kinh tế để tổ chức. Ngoài ra, còn tổ chức các nghi
lễ dâng lễ vật lên các thần cũng như kiêng kỵ (Tan) một vài thể loại (Tabou) khác nhau
tùy theo qui định của dòng họ.
Vai trò của vị đại diện cho dòng họ chủ yếu là giải quyết những vấn đề có liên quan đến
nội bộ của các thành viên trong dòng họ của mình. Ngoài ra ông chủ họ là người đứng ra
đại diện cho dòng họ và gia đình để tiếp xúc với các họ khác mỗi khi tiến hành các thủ
tục của lễ cưới. Ong chủ họ còn là người có nhiệm vụ lo tổ chức các buổi hành lễ trong
phạm vi dòng họ của mình.
Riêng đối với cộng đồng người Chăm ở vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ, do họ không
còn quan tâm đến việc thờ cúng tổ tiên nên vai trò của dòng họ trong mối quan hệ xã hội
ngày càng mờ nhạt dần.


Tổ chức hội đồng bô lão:


Ngoài tổ chức hành chánh chính quyền, dòng họ và tôn giáo, còn có tổ chức của Hội
đồng bô lão. Các thành viên trong cộng đồng này là những người cao tuổi, có uy tín trong
Palei và đặc biệt là người am hiểu nhiều về phong tục tập quán và đứng ra tổ chức Hội
bảo thọ. Các thành viên trong hội bảo thọ bầu ra một hội trưởng để lãnh đạo chung và
một người thư ký để giúp hội trưởng về mặt ghi chép và thủ tục giấy tờ.


Hội đồng bô lão có vai trò bảo vệ phong tục tập quán và đứng ra tổ chức các nghi lễ, lễ
hội mang tính chất làng xã. Ví dụ như lễ hội Rija Nâgar, lễ hội Suk Yeng, lễ hội Katé, lễ
hội cầu đảo Paralao Pasah cho dân làng v.v….
Hội đồng bô lão còn có vai trò giải quyết những trường hợp các thành viên trong làng vi
phạm đến phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục. Để tăng thêm hiệu quả giải quyết
những vấn đề trên, Hội đồng bô lão thường kết hợp với chính quyền và dựa vào uy lực
của chính quyền để tăng thêm quyền lực của mình mỗi khi muốn giải quyết những vấn đề
gì liên quan đến phong tục tập quán.


Tổ chức tín ngưỡng dân gian:

Trong Palei Chăm, ngoài hệ thống tổ chức tôn giáo, còn có một hệ thống tổ chức tín
ngưỡng dân gian. Hệ thống tổ chức này chủ yếu để thực hiện những yêu cầu nghi lễ phục
vụ cho các thần (Po Yang) như cúng bái, dâng lễ vật lên các thần để cầu an, cho nên,
không đòi hỏi một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt như hệ thống tổ chức tôn giáo. Mỗi
Palei thường gồm có các vị thầy cúng Maduen, Muk Kajuw, Ong Ka-ing, Gru
Kaleng v.v….Các vị này thường được kế tục theo cha truyền con nối .


Tổ chức tôn giáo:


Mỗi dòng họ chọn ra một hoặc hai người (nếu dòng họ đông thành viên thì có hơn trên
hai người) để đại diện dòng họ thực hiện công việc của tôn giáo. Các vị đại diện cho tôn
giáo thuộc hệ phái Awal gọi là Acar và hệ phái Ahier gọi là Paséh. Mỗi hệ phái đều có hệ
thống chức sắc theo thứ tự cấp bậc khác nhau. Nếu phân theo thứ tự cấp bậc từ thấp đến
cao thì trong hệ thống tăng lữ Awalgồm có Acar, Mâdin, Katip, Imân và vị cao nhất là Po
Gru. Còn hệ thống tăng lữ Ahíer gồm có Paséh Liah, Paséh Puah, Bac và vị cao nhất là
Po Adhia.
Họ có nhiệm vụ hành lễ và thực hiện các yêu cầu lễ nghi tôn giáo đòi hỏi. Khi chấp thuận
vào giới tăng lữ Acar hay Paséh, thì phải tuân theo các điều lệ trong giáo luật đã đưa ra.
Nếu ai vi phạm vào giới cấm thì sẽ có hình phạt tùy theo trường hợp nặng nhẹ khác
nhau… Các vị tăng lữ này chủ yếu lãnh đạo tôn giáo, điều hành công việc trong các buổi
lễ và chỉ giải quyết những gì liên quan đến đạo giáo.


Còn đối với cộng đồng người Chăm ở đồng bằng miền Tây Nam Bộ, trung tâm sinh hoạt
chính của Palei là masjid (thánh đường). Nơi đây không chỉ là nơi dùng để tiến hành các
lễ nghi tôn giáo như lễ cầu nguyện hàng tuần vào ngày thứ sáu, lễ Ramadan hàng năm
vào tháng 9 Hồi lịch v…v… mà còn dùng làm nơi sinh hoạt của cộng đồng.
Đứng đầu của mỗi Palei là Hakem (giáo cả), do dân chúng bầu lên. Hakem là người có
uy tín nhất được bầu chọn từ trong hàng ngũ các bô lão hoặc những vị có kiến thức sâu
rộng về giáo lý để có thể theo dõi việc hành đạo và giải quyết những vụ tranh chấp giữa
dân chúng theo đúng giáo luật. Ngoài ra, còn có một chức vị nữa do Hakem chỉ định gọi
là Naếp để trợ lý cho Hakem. Trong trường hợp một Palei có nhiều Puk thì cần phải có
thêm một chức vị gọi là Ahly, do dân chúng bầu lên để quản lý surao (nhà nguyện hay
tiểu thánh đường) và giải quyết những vấn đề liên quan trong nội bộ của Puk. Như vậy,
bộ máy quản lý Palei của cộng đồng người Chăm ở đồng bằng miền Tây Nam Bộ gồm
có: Một vị Hakem (người đứng đầu Palei), hai vị Naep (trợ lý giúp việc cho Hakem), các
vị Ahly (người quản lý các Puk).
Cũng giống như cộng đồng người Chăm ở đồng bằng miền Tây Nam Bộ, masjid (thánh
đường) vẫn là trung tâm sinh hoạt chính của cộng đồng người Chăm ở Thành phố Hồ Chí

Minh. Nhưng do nơi cư trú phân bố phân tán rộng khắp ở các quận, huyện khác nhau nên
khó có thể hình thành nơi cư trú tập trung theo hình thức Palei như ở nông thôn. Do đó,
họ tổ chức nơi cư trú theo Jum’ah, thay vì tổ chức theo Palei, để phù hợp với môi trường
đô thị. Đứng đầu của Ban lãnh đạo Jum’ah là một vị Hakem. ). Số lượng thành viên trong
Ban lãnh đạo Hakem có thể nhiều hoặc ít tùy theo qui mô lớn nhỏ khác nhau của
mỗi Jum’ah (trung bình khoảng từ 4 thành viên trở lên). Thông thường mỗi Ban lãnh
đạo Jum’ah gồm có: 1 Hakem, 1 Naep, 1 Thư ký, 1 Thủ quỷ. Trước đây, Ban lãnh đạo
này không có nhiệm kỳ rõ rệt. Nhưng gần đây, đã có qui định mỗi nhiệm kỳ của Ban lãnh
đạo là 4 năm.
Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban lãnh đạo Jum’ah được phân công
rất rõ ràng. Hakem là người quản lý masjid và điều hành Jum’ah. Naep là người giúp việc
cho Hakem, hoặc có thể đại diện Hakem giải quyết những vấn đề liên quan đến nội bộ
của cộng đồng khi Hakem đi vắng. Thư ký lo việc ghi chép và sổ sách. Thủ quỷ lo việc


chi, thu ngân quỷ trong các cuộc tổ chức nghi lễ và các công việc liên quan đến cộng
đồng.
Tóm lại, Palei của người Chăm là một hình thái cư trú vừa mang tính cộng đồng xã hội,
vừa mang tính cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng. Trong sinh hoạt cộng đồng của Palei, các
tổ chức tôn giáo, tổ chức tín ngưỡng, tổ chức phong tục tập quán, tổ chức xã hội và tổ
chức chính quyền song song tồn tại cùng hoạt động liên kết với nhau. Mỗi tổ chức đều có
cơ cấu, vai trò, địa vị, phạm vi và lãnh vực hoạt động riêng của mình. Nhưng các tổ chức
này thường liên kết với nhau để cùng nhau giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn
giáo, tín ngưỡng và xã hội trong cộng đồng của Palei. Các vị lãnh đạo trong các tổ chức
trên thường được dân chúng kính trọng và có vai trò quyết định trong xã hội và tôn giáo
theo từng phạm vi lĩnh vực hoạt động của mình.
Trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, cơ chế quản lý hành chính nhà nước
đóng vai trò chủ đạo cho sự vận hành của xã hội. Nhưng trong quá trình xây dựng và cải
tiến cơ chế quản lý xã hội, cần có sự quan tâm thích đáng đến những yếu tố hợp lý của tổ
chức xã hội truyền thống và tổ chức tôn giáo tín ngưỡng, từ đó kết hợp và vận dụng

những yếu tố tích cực trong phong tục, tập quán, trong truyền thống văn hóa của họ. Làm
được việc này, chẳng những góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước mà
còn góp phần giải quyết tốt vấn đề dân tộc, tôn giáo vốn lâu nay không đơn giản.
( />Người Chăm cư trú thành từng, làng gọi là palei(công xã nguyên thủy), hình tròn
hoặc hình chữ nhật. Ngày xưa do bị khống chế bởi quan niệm “cây cao bóng cả là nơi trú
ngụ của thần linh hay ma quỷ” nên làng của người Chăm rất ít trồng cây cối, những dãy
khuôn viên nhà nối tiếp nhau trơ trọi, có chăng một vài cây me chua tự mọc họăc trồng
một vài cây dừa. Thuật phong thủy cổ xưa của người Chăm về vấn đề dựng làng với địa
thế: “Cek mâraong kraong barak” (Núi đằng Nam, sông đằng Bắc), theo GS.TS Phan
Xuân Biên, thuật phong thủy này đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là phòng thủ tốt và có
điều kiện sản xuất lúa nước.Trong làng, các khuôn viên nhà, tiếng Chăm gọi là Tapeng


paga nối tiếp nhau theo trục Bắc – Nam và mỗi dãy khuôn viên gọi làTalei paga cách
nhau một khoảng hai chiếc xe chở nông lâm sản có thể đi ngược chiều. Từng dãy talei
paga có một đường ngang lối tắt gọi là kaplah để tiện cho việc đi qua dãy khuôn viên
khác mà không phải đi vòng từ đầu làng. Mỗi palei có nhiều dòng tộc cùng cư trú, với
đặc điểm, mỗi dòng tộc thường quây quần trong một khu vực (gọi là Puk) hay cùng một
dãy khuôn viên nhà nối tiếp nhau (Talei Paga), có thể dây là tập quán cư trú rất cổ của tộc
người, mỗi làng có ba hoặc bốn tộc họ (Gep patian) hoặc nhiều hơn, cư trú sống quay
quần bên nhau để chống kẻ thù hai chân họăc bốn chân,
( />3/ Đặc điểm nhà ở người Chăm
Trước đây (vào thập niên 40-50), hầu như tất cả nhà cửa Chăm đều được xây cất theo
kiểu truyền thống. Đó là những thang yơ có đặc thù của loại nhà sàn.(mà sàn lại rất thấp,
chỉ cách mặt đất khoảng 3, 4 tấc) luôn luôn quay về phía tây. Thang yơ có bề ngang hẹp
và bề dài khá sâu để bố trí nhiều phòng. Thang gan Chăm hao hao giống như căn nhà ba
gian của người Kinh nhưng luôn luôn quay về hướng tây như thang yơ. Còn Thang
lơm giống như thang gan nhưng có đặc trưng là rất sang trọng, loại nhà của các phú gia
hay các quan chức; mái thường lợp ngói (trong lúc thang yơ và thang gan thường chỉ lợp
tranh) , dưới mái chính này lại có mái phụ bằng đất sét, chính vì thế mà thang lâm giữ độ

ẩm rất tốt, mùa đông thì ấm áp, mùa hè thì mát mẻ. Sàn nhà thì làm bằng gỗ, thường là
các gỗ quý. Toàn bộ những khuôn cửa cũng như khuôn lòng đều bằng gỗ cao cấp, được
chạm trổ rất mĩ thuật. Thang lâm luôn luôn hướng về phía nam. Loại nhà thứ tư là thang
tong là loại nhà khách luôn quay về phía đông là hướng của các thánh đường Hồi giáo
nên không phải là nhà ở bình thường mà lại là “nhà mát” dùng để tiếp khách và làm nơi
hội họp, sinh hoạt gia đình mà thôi. Tưởng cũng cần nói đến loại nhà thứ năm theo cụm
nhà truyền thống là thang ging (nhà bếp) là một nhà hai gian (một gian dùng làm bếp
núc, gian kia làm kho). Thang ging luôn luôn quay về hướng đông, đối diện với các nhà
truyền thống thang gan và thang yơ.


Ngược lại người Chăm Nam bộ thì thường ở nhà sàn trong những làng gần bờ sông, rạch,
kênh, mương. Còn Chăm Hroi thì chịu ảnh hưởng sâu đậm các sắc dân Tây Nguyên, đặc
biệt là sắc dân Bana.
Hiện nay, ngay tại vùng chăm Ninh Thuận, nhà cửa có thay đổi nhiều. Đa số nhà được
xây cắt theo kiểu hiện đại, kiên cố. Chỉ một số rất ít nhà theo kiểu mẫu nhà truyền thống
được hiên đại hóa. Hầu hết các nhà ở Chăm không tuân theo nguyên tắc “hướng nhà” mà
trước kia là rất quan trọng để đồng loạt quay về hướng đông, vừa đề tránh ánh nắng gây
gắt của buổi chiều vừa để được hưởng gió biển của miền cực nam Trung bộ.
( />Nhà ở của người Chăm
(VOV5) - Làng của người Chăm thường định cư trên những vùng đất cao, xung quanh là
nương rẫy. Mỗi dòng họ hay một gia đình lớn sống trong các ngôi nhà quây quần thành
một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật. Và những ngôi nhà cũng được xây theo một
quy trình nhất định.
Nghe nội dung chi tiết tại đây: ( />Nhà người Chăm
Trong xã hội truyền thống của người chăm, khuôn viên thể hiện rõ nét đẳng cấp của gia
chủ. khuôn viên chăm tại bảo tàng dthvn là của một gia đình quý tộc chăm bà la môn ở
ninh thuận. trong khuôn viên có 5 ngôi nhà bố trí theo tập tục truyền thống, ngoại trừ
hướng nhà, do thế đất của bảo tàng, nên bị thay đổi.



1.

sang lâm – nhà lẫm

2.

sang ye – nhà tục

3.

sang mayau – nhà kề

4.

sang ton – nhà cao

5.

sang ging – nhà bếp

( />Kiến trúc nhà ở của người Chăm H'roi


Nhà sàn của người Chăm Vân Canh thường có kích thước nhỏ, cân xứng và
thoáng mát, chắc chắn và ấm cúng. Về cấu trúc, nhà sàn người Chăm H'Roi thường có
hình dáng vuông, cân đối và ổn định. Hai mái có độ dốc lớn để chống mưa gió. Nhà được
trổ cửa sổ ở hai phía đầu hồi nhà. Bước lên cầu thang là một khoảng sân hẹp lộ thiên
trông như một cái hành lang. Khoảng sân này ngoài dùng để phơi phóng còn có tác dụng
làm cho ngôi nhà thêm xinh xắn.

Khi xây dựng nhà, người Chăm cũng rất chú trọng đến độ bền vật liệu, thông
thường họ chọn các loại gỗ tốt như Xay, Kiền Kiền, Trắc, Muồng. Trong kết cấu nhà, họ
chú trọng đến bộ mái và nóc nhà; hai mái nhà được liên kết với nhau thông qua đòn nóc
đẽo gọt công phu. Người Chăm cho rằng, nóc là biểu tượng của ngôi nhà. Sự tồn tại của
nóc nhà là sự tồn tại của ngôi nhà.
Từ sau ngày đất nước thống nhất, thực hiện chính sách định canh định cư, phân bố
lại lực lượng lao động, cải tạo cung cách làm ăn… kinh tế xã hội miền núi nói chung có
sự biến đổi nhất định… Trong kết cấu từng ngôi nhà cũng đã chuyển biến. Các nhà sàn
người Chăm thu nhỏ lại cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại. Mái nhà cũng
được thay bằng nguyên liệu mới, kết cấu khung nhà cũng đổi thay đáng kể.


Ngoài nhà ở thường ngày, các dân tộc đều có một ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng, ta
quen gọi là nhà Rông. Trong ba dân tộc ít người ở Bình Định, chỉ có dân tộc Ba na là có
nhà Rông, một số làng người Chăm ở Vân Canh cũng có nhà Rông nhưng theo giới
nghiên cứu, thì nhà Rông người Chăm là kết quả tiếp thu, ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa
Ba na và Chăm. Vì theo kết quả nghiên cứu về người Chăm ở Phú Yên sống gần với
người Êđê nhưng không có nhà Rông.
Về kiến trúc nhà của người Chăm, ngoài nhà ở còn có dạng nhà Chòi. Đó là loại
kiến trúc chủ yếu phục vụ cho sản xuất. Kho thóc và nhà Chòi đều thuộc nhà sàn 4 cột
nhỏ, kết cấu đơn giản. Kho là nơi chuyên cất giữ lương thực (chủ yếu là thóc lúa) thường
kho thóc được cất xa nơi cư trú để đề phòng hỏa hoạn xảy ra. Nhà Chòi còn là nơi để
trông coi nương rẫy, là chỗ nghỉ ngơi cho các thành viên trong thời gian làm rẫy (ăn cơm,
tránh nắng, mưa…) vào mùa thu hoạch, nhất là những ngày bận rộn có thể nghỉ đêm tại
chòi. Ngoài ra, chòi còn là nơi cất giữ lương thực tạm thời mới thu hoạch. Trước đây,
cũng như hiện nay chức năng của nhà kho và nhà Chòi không thay đổi. Còn nhà Rông
vẫn còn chức năng là nơi sinh hoạt cộng đồng, nay lại thêm một chức năng mới đó là nhà
văn hóa hay còn gọi là nhà Rông văn hóa.
( />Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở nhà đất (nhà trệt). Mỗi gia đình
có những ngôi nhà được xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha

mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó
có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út.
( />Mặt trước ngôi nhà chính trong khối nhà ở và sinh hoạt của một gia đình người
Chăm - Phục dựng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
Nhà ở của người Chăm là một quần thể nhà trong một khuôn viên (bây giờ do việc
quy hoạch phân lô đất theo kiểu nhà liên kế hẹp nên việc phát triển nhà theo quần thể
trong một khuôn viên dần không còn nữa). Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này


đã thể hiện quá trình tan vỡ của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình
nhỏ.
• Bộ khung nhà của người Chăm ở Bình Thuận khá đơn giản. Vì cột cơ bản là vì
ba cột (kèo được liên kết với cột hoặc không có vì kèo thì dùng tường thay thế kèo). Nếu
là vì năm cột thì có thêm xà ngang đầu gác lên cây đòn tay cái nơi hai đầu cột con. Từ
các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo và trở thành vì kèo.
• Mặt trước nhà quay về hướng Nam hoặc hướng Tây. Gian giữ là trung tâm
(người Chăm gọi là sang-yơ), phía phải là phòng ngủ của bố mẹ, bên trái là kho, sau là
phòng ngủ của con cái. Mặt trước có một hiên ở giữa nhà.
• Nhà bếp được xây dựng riêng biệt với nhà chính và ở phía Tây nhà chính, trong
nhà bếp có khu bếp, khu chứa nước uống và kho chất đốt (củi, than, v.v.).
Nhà người Chăm ở miền Nam lại rất khác.
• Nhà người Chăm ở An Giang: cách tổ chức mặt bằng sinh hoạt còn phảng phất
cái hình đồ sộ của nhà sang yơ ở Bình Thuận.
• Nhà người Chăm ở Châu Đốc: khuôn viên của nhà Chăm Châu Đốc không còn
nhiều nhà mà chỉ có nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ. Chuồng trâu bò
và lợn được làm xa nhà ở.
Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Cách bố trí trên mặt bằng sinh
hoạt hoàn toàn khác với nhà ở Bình Thuận cũng như ở An Giang.
( />%C4%83m#Nh.C3.A0_c.E1.BB.ADa)




×