Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

các vấn đề liên quan đến quy định thuế gtgt và công tác kế toán thuế gtgt tại doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.42 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN – BỘ MÔN KẾ TOÁN
 

CHỦ ĐỀ

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH THUẾ GTGT
VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT
TẠI DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Ngọc Trâm

1


MỤC LỤC:
Nội dung

Trang

Chương 1: Tổng quan về thuế GTGT và KT thuế GTGT…………………………….4
1.1. Tổng quan về thuế GTGT…………………………………………………...4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm………………………………………………………...4
1.1.2. Đối tượng và phương pháp tính thuế GTGT………………………………..5
1.1.3. Khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT………………………………………….8
1.2. Kế toán thuế GTGT………………………………………………………….9
1.2.1. Phương pháp khấu trừ……………………………………………………….9
1.2.2. Phương pháp trực tiếp……………………………………………………...10
1.2.3. Kế toán các trường hợp đặc thù……………………………………………12

Chương 2: Thực tế công tác kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp……………..18


2.1. Ví dụ về mua bán hoá đơn khống………………………………………….18
2.2. Ví dụ về tình trạng trốn thuế……………………………………………….19
2.3. Gian lận về tiền hoàn thuế GTGT………………………………………….20

Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị……………………………………………...21
Kết luận………………………………………………………………………………….22

2


Chương 1: Tổng quan về thuế GTGT và KT thuế GTGT
1.1. Tổng quan về thuế GTGT
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế GTGT
 Khái niệm: Thuế GTGT là thuế gián thu tính trên phần giá trị tăng thêm của HH,

DV phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
 Đặc điểm:
 Có đầy đủ đặc điểm của thuế tiêu dùng (Thuế gián thu, Thuế lũy thoái so với thu
nhập, Thuế thực)
+ Thuộc thuế gián thu: là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành của giá
cả hàng hoá. Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian (thường
là các doanh nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng. Thuế gián thu là thuế mà người chịu
thuế và người nộp thuế không cùng là một.
Ví dụ:
Giá hàng hoá, dịch vụ chưa thuế là: 100. Thuế suất thuế GTGT là 10% => Thuế GTGT là
10. Giá người tiêu dùng phải trả là: 100 + 10 = 110 (giá bao gồm cả thuế GTGT).
Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện: người mua hàng hoá, dịch vụ là người phải trả
khoản thuế này thông qua giá mua của hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, người mua không trực
tiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua giá thanh toán hàng hoá và dịch vụ
cho người bán, trong đó bao gồm cả khoản thuế GTGT mà người mua trả. Người bán thực

hiện nộp khoản thuế GTGT phải nộp “đã được người mua trả” vào NSNN.
+ Thuộc thuế lũy thoái so với thu nhập: Thuế GTGT đánh vào HH, DV, người tiêu dùng
HH, DV là người phải trải khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải
trả số thuế như nhau. Như vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải trả so với thu nhập thì người
nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại.
+ Thuộc thuế thực: Đánh vào vật không dựa vào khả năng thu nhập của người nộp thuế.
Khả năng nộp thuế của người nộp thuế có thể khác nhau nhưng khi chi tiêu cho cùng một
HH, DV thì mức thuế phải chịu là như nhau.
 Là sắc thuế TD nhiều giai đoạn, không trùng lắp.

Thuế GTGT đánh vào GTGT của HH, DV phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lưu
thông, đến tiêu dùng HH, DV đó. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ
bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
 Có tính trung lập cao, tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh:

Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, do người
nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do
vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản
thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp HH, DV. Thuế GTGT không bị ảnh
hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình SX, KD bởi tổng số thuế ở tất cả các
3


giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn
nhiều hay ít.
1.1.2. Đối tượng và phương pháp tính thuế GTGT
1.1.2.1. Đối tượng.
 Đối tượng chịu thuế (điều 2 TT 219): HH, DV dùng cho SX, KD và TD ở Việt

Nam (bao gồm cả HH, DV mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối

tượng không chịu thuế theo quy định.
 Đối tượng không chịu thuế (điều 4 TT 219): Những HH, DV hoạt động phục vụ
công cộng, nhân đạo, xã hội, hàng hóa khó xác định lượng giá trị tăng thêm, HH,
DV nhằm khuyến khích phát triển, những hoạt động liên quan đến rủi ro…
Một số đối tượng không chịu thuế tiêu biểu như:
K1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản
nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông
thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Ví dụ : Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho
Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm
heo thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho
Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con)
hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu
Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc
thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
theo quy định.
K2. Sản phẩm là giống cây trồng vật nuôi
K4. Sản phẩm là muối
K8. Dịch vụ tài chính
K9. Dịch vụ y tế, thú y
K13. Hoạt động dạy học, dạy nghề
K14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn NSNN

 Người nộp thuế: (điều 3 TT 219)

-Là tổ chức, cá nhân SX, KD HH, DV chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt
ngành nghề, hình thức, tổ chức KD
-Là tổ chức, cá nhân nhập khẩu HH, mua DV từ nước ngoài chịu thuế GTGT
1.1.2.2. Phương pháp tính thuế.

4


Căn cứ tính
thuế GTGT

Giá tính thuế x
GTGT

=

Thuế suất thuế
GTGT

 Nguyên tắc: Giá tính thuế là giá chưa thuế GTGT
 Đối với hàng nhập khẩu không chịu thuế TTĐB:

Giá tính thuế
GTGT

-

=

Giá tính +
thuế
Nhập
khẩu

Thuế NK

+
(Sau khi được
Miễn, giảm)

Thuế BVMT
(nếu có)

Đối với hàng nhập khẩu chịu thuế TTĐB:

Giá
tính = Giá tính thuế
thuế
Nhập khẩu
GTGT

+ Thuế NK (Sau + Thuế
khi được Miễn,
TTĐB
giảm)

+ Thuế BVMT
(nếu có)

 Thuế suất:

0%: HHDV xuất khẩu và được coi như xuất khẩu
5%: HHDV thiết yếu phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng (16 nhóm)
10%: HHDV thông thường
a. Phương pháp khấu trừ.
 Đối tượng áp dụng: CSKD thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ


theo quy định về pháp luật kế toán, hóa đơn:
a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ
một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ
hộ, cá nhân kinh doanh.
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ

i.

Số thuế GTGT đầu ra: được tính bằng tổng số thuế GTGT của HH, DV bán ra ghi
trên hoá đơn GTGT

Thuế
GTGT
của
HH,DV =
bán ra ghi trên

Giá tính thuế
của
HH,DV x
chịu thuế bán
5

Thuế suất thuế
GTGT
của
HH,DV đó



hoá đơn GTGT

ra

 Nếu chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT: những hoá đơn đặc thù

như tem,vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết trên hoá đơn bao gồm thuế GTGT.

Giá tính thuế

ii.

Giá thanh toán (tiền bán tem, vé)
___________________________________
_
1+ % thuế suất thuế GTGT

=

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu vào bằng tổng thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua HH,DV (bao
gồm cả TSCĐ) dùng cho sản xuất, kinh doanh HH chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi
trên hoá đơn nộp thuế của HH nhập khẩu.
Ví dụ: Tại Công ty kế toán Centax, trong tháng 6/2015 có các nghiệp vụ sau:
Ngày 05/06: Mua một bộ 20 bộ máy tính, đơn giá chưa có thuế là 12.000.000
đồng, thuế suất thuế GTGT: 10%
Ngày 20/06: Xuất bán 10 bộ máy tính, đơn giá chưa có thuế là 16.500.000 đồng, và

06 tivi Samsung đơn giá chưa thuế là 15.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT là 10%
Vậy: Số thuế GTGT đầu ra = 16.500.000 x 10 x 10% + 15.000.000 x 5 x 10% =
25.500.000 đồng
Số thuế GTGT đầu vào = 12.000.000 x 20 x 10% = 24.000.000 đồng
Số thuế GTGT phải nộp = 25.500.000 – 24.000.000 = 1.500.000 đồng
b. Phương pháp trực tiếp.
 Đối tượng áp dụng

- Cơ sở kinh doanh mua bán, chế tác vàng bạc, đá quí.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ
đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng
có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, ctừ
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
 Theo GTGT: Hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý

Số Thuế GTGT
phải nộp

=

GTGT
của vàng bạc
6

x

Thuế suất
thuế GTGT:



đá quý
GTGT của
VBĐQ

=

10%

Giá thanh toán
VBĐQ bán ra

x

Giá thanh toán
VBĐQ
mua vào tương ứng

 Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia

tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như
sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật
liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
1.1.3. Khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT

a. Khấu trừ thuế.
 Điều kiện khấu trừ

- Điều kiện 1: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào
không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.
- Điều kiện 2: Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác
định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
- Điều kiện 3: Chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các hóa đơn GTGT, chứng từ đầu vào
hợp pháp, ghi chép đúng qui định.
- Điều kiện 4: Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua
vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng
 Nguyên tắc khấu trừ.

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không
được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng
thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì
chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
- Thuế GTGT đầu vào của hoạt động mua, đi thuê và những hoạt động khác liên quan đến
những tài sản, máy móc, thiết bị trong các trường hợp sau không được khấu trừ mà tính
7


vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế
TNDN.
- Khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong một số trường hợp cụ thế khác
b. Hoàn thuế (điều 13 Luật thuế 106/2016)

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế
GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào
kỳ tiếp theo.
- Trường hợp CSKD có dự án đầu tư mới, có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua
vào đang sử dụng cho đầu tư mà doanh nghiệp chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại
từ 300 triệu đồng trở lên => được hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, sẽ KHÔNG được hoàn số
thuế GTGT chưa được khấu trừ của dự án đầu tư, mà chuyển sang kỳ tiếp theo để khấu
trừ đối với các trường hợp
- Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT
đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên => được hoàn thuế theo tháng, quý.
Tuy nhiên, việc hoàn thuế sẽ KHÔNG áp dụng trong trường hợp HH nhập khẩu để xuất
khẩu, HH xuất khẩu mà KHÔNG thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hđộng hải quan
theo quy định của Luật hải quan.
1.2. Kế toán thuế GTGT.
1.2.1. Phương pháp khấu trừ
a. Hoá đơn, chứng từ.

- Chứng từ “đầu vào”:
+ Hoá đơn hợp pháp của HHDV mua vào, chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập
khẩu, chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài không có tư cách pháp nhân ở
VN và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại VN
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
- Chứng từ “đầu ra”: hoá đơn GTGT ghi đủ - đúng các yếu tố trên hoá đơn. Tách bạch rõ
ràng giá bán chưa có thuế GTGT và thuế GTGT.
a. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
 Đầu vào: Khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

doanh
Nợ TK 156, 152,153, 211, 642, 142, 242... : giá chưa thuế
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331.. : số tiền phải trả nhà cung cấp.
Theo TT219/2013/TT-BTC: Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh
doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào
8


nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần
có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền
mặt. (theo TT219/2013/TT-BTC)
 Đầu ra: Khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Nợ các TK 111, 112, 131.. Tổng giá thanh toán
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu chưa có thuế
 Cuối kỳ: xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra và số

thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ.
+ Nếu 1331 > 3331: tức là đầu vào lớn hơn đầu ra nên kế toán được chuyển số dư của
1331 sang kỳ sau để khấu trừ tiếp.
+ Nếu 1331 < 3331 : tức là đầu vào nhỏ hơn đầu ra nên kế toán phải nộp số tiền thuế
chênh lệch này vào NSNN.
 Khi nộp kế toán hạch toán:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 111, 112
 Nộp thuế:


Địa điểm: tại Kho bạc Nhà nước; Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ thuế; Thông
qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế; Thông qua ngân hàng
thương mại, tổ chức tín dụng khác.
Phương thức: nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Thời hạn: chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Với HH nhập khẩu: Cơ sở kinh doanh và người NK hàng hóa phải nộp thuế
GTGT hàng hóa NK theo từng lần nhập khẩu cùng với thuế NK. Có thể nộp ngay
hoặc sau 30 ngày tính từ ngày mở tờ khai hải quan.
1.2.2. Phương pháp trực tiếp
a. Chứng từ.
- Chứng từ “đầu vào”: hoá đơn mua hàng, bảng kê, giấy biên nhận …vv….chứng
-

minh cho doanh số HH,DV mua vào tương ứng.
Chứng từ “đầu ra”: hoá đơn bán hàng chứng minh cho doanh số HHDV bán ra.

Tuỳ theo khả năng tập hợp chứng từ mà DN áp dụng tính thuế GTGT phải nộp trực
tiếp trên GTGT hoặc trên doanh số bán.
9


b. Hạch toán thuế GTGT đầu vào
 Những DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT đầu vào

sẽ không được phép khấu trừ ( Tức là không hạch toán 133 mà đưa vào nguyên giá
của hàng hóa, dịch vụ, vật tư, công cụ, TSCĐ mua vào hoặc được đưa vào chi phí
để tính thuế TNDN)- Điều 19 TT200 hoặc khảon 9 điều 14 TT219/2013.
VD: DN A kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, đi mua hàng hóa dịch vụ của
DN B kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên có hóa đơn như sau: Giá trị
hàng hóa: 10tr, Thuế VAT 10%: 1tr, Tổng tiền phải thanh toán: 11tr

Hạch toán: Nợ TK 156/152/153: 11tr
Có TK liên quan: 11tr
 Hạch toán thuế GTGT phải nộp

Khi xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ DN lập hóa đơn bán hàng, dựa vào hóa đơn bán
hàng DN hạch toánh theo 2 phương pháp sau.


Phương pháp 1: Nếu tách riêng ngay số thuế GTGTpn khi xuất hóa đơn:
Nợ TK 111/112/131: tổng thanh toán
Có TK 511/515/711: Giá chưa thuế
Có TK 3331: Số tiền GTGTpn
Khi nộp thuế: Nợ TK 3331
Có TK liên quan



-

Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGTpn theo phương pháp
trực tiếp định kỳ khi xác định số thuế GTGTpn kế toán ghi giảm Dthu, thu nhập
tương ứng
Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 111/112/131… ( tổng giá trị thanh toán)
Có TK 511/515/711 ( Giá bao gồm VAT)

-

Định kỳ khi xác định số thuế GTGT pn, kế toán ghi giảm DT, thu nhập tương tứng
Nợ TK 511/515/711 ( VAT pn)
Có TK 3331-33311


-

Khi nộp thuế GTGT: Nợ TK 33311
Có TK liên quan.
 Nộp thuế:
• -Thời hạn nộp thuế:

+ Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối
cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
10


+ Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế thời hạn nộp thuế là thời
hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
+ Đối với hộ nộp thuế khoán: nộp tiền thuế hàng tháng chậm nhất là ngày cuối
cùng của tháng. Nếu hộ nộp thuế khoán lựa chọn nộp thuế theo quý: thời hạn nộp
thuế cho cả quý là ngày cuối cùng của tháng đầu quý.
1.2.3. Kế toán các trường hợp đặc thù.
1.2.3.1. Hoạt động đại lý.
a. Hoạt động đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng.
1. Chứng từ.
Căn cứ theo điểm 2.6 Phụ lục 1 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 khi
xuất hàng cho đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, được thực hiện như sau:
Đối với DN gửi hàng:
– Có 2 cách xuất hàng gửi đại lý:
1) Khi xuất hàng kèm hoá đơn GTGT ( Hai bên cùng không kê khai thuế GTGT)
2) Khi xuất hàng lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, kèm theo Lệnh điều động
nội bộ ( không xuất hóa đơn GTGT)
Đối với đại lý:

– Khi bán hàng phải lập hoá đơn giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng
hoá bán ra để gửi cho DN gửi hàng. Căn cứ vào Bảng kê hàng hóa bán ra của đại
lý, DN gửi hàng lập hoá đơn GTGT, kê khai thuế cho số hàng hoá thực tế tiêu thụ
giao cho đại lý.
2. Hạch toán kế toán
2.1. Trường hợp sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, kèm theo Lệnh điều
động nội bộ.
i)
Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:
– Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất kho
hàng gửi bán đại lý, ghi: Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán / Có các TK 155, 156.
– Khi hàng hoá giao cho đại lý đã bán được, căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán ra
của hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về kế toán
phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán) / Có TK 511 / Có TK 3331
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán / Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.
– Số tiền hoa hồng mà DN phải trả cho đại lý hưởng hoa hồng, ghi:
Nợ TK 641, 6421: (hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133.1
Có các TK 111, 112, 131, …
ii)
Kế toán ở đơn vị nhận đại lý:
- Khi nhận hàng: Theo Thông tư 200 Bên đại lý theo dõi và ghi chép thông tin về
toàn bộ giá trị hàng hoá nhận bán đại lý trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Khi bán hàng nhận đại lý, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán) /
Có TK 331: (giá giao bán đại lý + thuế) . Không ghi nhận doanh thu đối với hàng
đại lý bán đúng giá)
11



– Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
– Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi: Nợ TK 331 / Có các TK 111,
– Khi thanh toán tiền cho bên giao hàng đại lý, ghi: Nợ TK 331: (giá bán trừ (-)
hoa hồng đại lý) / Có các TK 111, 112,…
2.2 . Trường hơp sử dụng hoá đơn GTGT
Khi sử dụng hóa đơn GTGT, kế toán hạch toán như đối với trường hợp giao hàng
theo Phiếu xuất kho, cả 2 bên đều không kê khai thuế GTGT và thuế TNDN. Cuối
kỳ, bên nhận đại lý căn cứ vào số hàng bán còn tồn, để lập hóa đơn trả lại hàng,
hoặc tiếp tục theo dõi chuyển kỳ sau.
b. Đại lý bán hàng hưởng chênh lệch giá.
Đơn vị giao đại lý
-Xuất hàng theo hóa đơn
Cuối tháng phải kê khai nộp thuế GTGT

Đơn vị nhận đại lý
-Mua hàng và nhận hóa đơn liên 2
-Bán hàng cho khách và lập hóa đơn
GTGT giao khách hàng
- Cuối tháng phải kê khai nộp thuế GTGT
1.2.3.2. Doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc.
a. Chứng từ: Phiếu XK kiêm vận chuyển nội bộ, kèm lệch điều động nội bộ, Hóa đơn
GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, Hóa đơn bán lẻ, Bảng kê hóa đơn bán lẻ,…
b. Qui trình hạch toán:
i) Có trụ sở cùng địa phương với trụ sở chính của cấp trên:
- Cấp trên có thể kê khai, nộp thuế thay cho các cấp dưới nếu cấp dưới không tổ chức kế
toán riêng.

- Cấp dưới lập hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng, nhưng không hạch toán. Cuối ngày
hoặc định kỳ gửi bảng kê hóa đơn của hàng đã tiêu thụ gửi về phòng kế toán Cấp trên.
- Cuối tháng tại văn phòng trụ sở chính Cấp trên sẽ thực hiện kê khai thuế GTGT
Tại cấp trên:
1. Nhận bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra từ cấp dưới gửi lên, ghi: Nợ TK
111,112 / Có TK 511/ Có TK 3331
2. Nhận bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào của cấp dưới, ghi: Nợ TK
156,621,622,627 …/ Nợ TK 133 / Có TK 111,112…
3. Cuối tháng cấp trên kê khai thuế GTGT: thuế được KT, còn phải nộp … ghi: Nợ TK
3331/ Có TK 133, 111, 112
ii) Cấp dưới ở khác địa phương có trụ sở chính của đơn vị cấp trên, không trực tiếp bán
hàng, không hoạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu vào thì kê khai nộp VAT tại văn phòng trụ
sở chính
12


1.
Nếu tại cơ sở phụ thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng thì hạch toán giống
trường hợp i) ở trên.
2.
Nếu tại cơ sở phụ thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng thì đơn vị trực thuộc nộp hồ
sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu
đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai
thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
Tại văn phòng công ty
Tại cơ sở phụ thuộc
- Khi chuyển tiền cho cơ sở phụ
- Khi nhận tiền ghi: Nợ 111,112 / Có
thuộc mua NVL, HH ghi: Nợ 1368/
336

Có 111,112
- Khi mua NVL, HH ghi: Nợ TK
- Nhận sản phẩm do cơ sở phụ thuộc
152,156,621,627 / Nợ TK 133/ Có
chuyển ghi: Nợ 155/Có 1368
111,112…
- Nhận được bảng kê hàng hóa dịch
- Nếu sản xuất thì hạch toán chi phí
vụ mua vào: Nợ 133/Có 1368
giá thành sau đó chuyển về công ty
- Bán hàng: Nợ 111,112/ Có 511 /Có
bán: Nợ 336/ Có 155,154
3331
- Cuối tháng lập bảng kê hàng hóa
- Cuối tháng kê khai thuế GTGT: Nợ
dịch vụ chuyển về văn phong trụ sở
3331/Có 133
chính: Nợ 336/Có 133
iii) Cấp dưới ở khác địa phương có trụ sở chính của cấp trên , không có tư cách pháp nhân
nhưng trực tiếp bán hàng, phải kê khai nộp VAT tại địa phương nơi phát sinh doanh thu
theo tỷ lệ.
-Nộp 1% nếu thuế suất hàng hóa, dịch vụ là 5%
-Nộp 2% nếu thuế suất hàng hóa, dịch vụ là 10%
-Thuế GTGT tạm nộp tại địa phương của cơ sở hạch toán phụ thuộc được tính vào thuế
GTGT đã nộp của doanh nghiệp
-Đơn vị phụ thuộc sử dụng mã số thuế và hóa đơn
iiii) Cấp dưới hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập có tư cách pháp nhân không đầy đủ
Cấp dưới có con dấu, có TK ngân hàng, trực tiếp bán hàng, có phát sinh doanh thu. Cấp
dưới phải kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương, Cấp trên phải đăng
ký với cơ quan thuế sử dụng 1 trong 2 chứng từ để luân chuyển hàng hóa giữa hai cấp:

-

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ:

Tại văn phòng công ty
Tại cơ sở phụ thuộc
- Khi chuyển hàng cho cơ sở phụ
- Khi nhận NVL, HH
thuộc
Nợ 152,156/Có 336: Giá đã có thuế
Nợ 157/ Có 155,156,154
- Khi bán hàng, lập hóa đơn giao
- Nhận được bảng kê hàng hóa dịch
khách hàng:
vụ của cơ sở phụ thuộc đã tiêu thụ, Nợ 111,112/ Có 511, Có 3331
lập hóa đơn
- Lập bảng kê hóa đơn hàng tiêu thụ
13


Nợ 111,112/Có 512/ Có 3331
chuyển về công ty
Và Nợ 632/Có 157
- K/C giá vốn
- chuyển hóa đơn GTGT liên 2 cho Nợ 632/Có 157: Giá bán có thuế
đơn vị phụ thuộc
- Nhận hóa đơn của công ty
- Cuối tháng kê khai thuế GTGT
Nợ 133/Có 632
Nợ 3331/Có 133

- Cuối tháng kê khai thuế GTGT
Nợ 3331/Có 133
-

Hoá đơn GTGT:
Tại văn phòng công ty
-

-

Tại cơ sở phụ thuộc

Bán hàng cho đơn vị phụ thuộc, lập
hóa đơn: Nợ 111,112,1368/ Có 512/
Có 3331
Và Nợ 632/Có 157
Chuyển hóa đơn GTGT liên 2 cho
đơn vị phụ thuộc
Cuối tháng kê khai thuế GTGT
Nợ 3331/Có 133

-

-

Mua hàng của công ty: Nợ 156 /
Nợ 133/ Có 111,112,336
Khi bán hàng, lập hóa đơn giao
khách hàng: Nợ 111,112,131/ Có
511/ Có 3331

K/C giá vốn: Nợ 632/Có 156
Cuối tháng kê khai thuế GTGT:
Nợ 3331/Có 133

1.2.3.3. Doanh nghiệp nhập khẩu uỷ thác
a.

Chứng từ.

- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ký với nước ngoài, Hoá
đơn thương mại (Invoice) do người bán (nước ngoài) xuất, Tờ khai hải quan hàng nhập
khẩu và Biên lai thuế GTGT hàng nhập khẩu. Khi xuất trả hàng nhập khẩu cho chủ hàng,
bên nhận uỷ thác nhập khẩu phải lập Hoá đơn GTGT (ngoài hoá đơn GTGT đối với hoa
hồng uỷ thác).
- Trường hợp bên nhận uỷ thác chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi xuất
trả hàng nhập uỷ thác, bên nhận uỷ thác nhập khẩu phải lập Phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị
trường.Sau khi đã nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, bên nhận uỷ thác mới lập
Hoá đơn GTGT giao cho bên uỷ thác.
b.

Phương pháp hạch toán
Đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu

Đơn vị giao ủy thác nhập khẩu

14


- Khi nhận tiền ứng trước về tiền hàng nhập khẩu

của bên giao uỷ thác: Nợ TK1112, 1122 / Có
TK131.
- Khi chuyển tiền ký quỹ để mở L/C:
Nợ
TK144 /Có TK1112, 1122 / Có TK515 (hoặc Nợ
TK635): Chênh lệch tỷ giá
- Khi hàng nhập khẩu đã về đến cảng, đã hoàn
thành các thủ tục nhập khẩu, ghi: Nợ TK151 / Có
TK144/ Có TK331 / Có TK1112, 1122/ Có TK515
(Nợ TK635)
TH hàng nhập khẩu uỷ thác được bàn giao cho
đơn vị giao uỷ thác ngay tại cảng:
Nợ TK131 /
Có TK144 / Có TK331/Có TK1112, 1122/ Có
TK515 ( Nợ TK635)
- Khi nhận được thông báo thuế của Hải quan: Nợ
TK151/ Có TK333
+ Trường hợp hàng nhập khẩu uỷ thác được bàn
giao cho đơn vị giao uỷ thác ngay tại cảng: Nợ
TK131 / Có TK333
- Khi nộp hộ thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế
TTĐB của hàng nhập khẩu uỷ thác vào NSNN:
Nợ TK333/ Có TK111, 112
Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác làm thủ tục kê
khai thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác nhưng đơn
vị giao uỷ thác tự nộp:
Nợ TK333/ Có TK131
- Khi chuyển giao hàng cho bên giao uỷ thác nhập
khẩu:
+ Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã bàn

giao:
Nợ TK131 / Có TK151/Có TK156/ Có TK515
(hoặc Nợ TK635)
+ Phản ánh công nợ phải thu bên giao uỷ thác về
số tiền thuế phải nộp: Nợ TK131/Có TK151/ Có
TK156.
Trường hợp xuất trả hàng cho bên giao uỷ thác
nhập khẩu nhưng chưa nộp thuế GTGT, căn cứ
vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế
toán tại đơn vị nhận uỷ thác cũng ghi nhận các bút
toán trên. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập
khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, đơn vị nhận
uỷ thác nhập khẩu phải lập hoá đơn GTGT gửi cho
đơn vị giao uỷ thác.
- Khi được bên giao uỷ thác thanh toán: Nợ
TK111, 112, 131 / Có TK511/ Có TK333
15

- Khi trả trước một khoản tiền uỷ:
Nợ TK331 / Có TK1112, 1122/
Có TK515 (hoặc Nợ TK635):
Chênh lệch tỷ giá
- Khi nhận hàng uỷ thác nhập
khẩu do bên nhận uỷ thác giao trả:
+ TH đơn vị nhận uỷ thác đã nộp
hộ thuế GTGT của hàng nhập
khẩu thì khi chuyển trả hàng, bên
nhận uỷ thác sẽ lập hoá đơn
GTGT, KT ghi:
- Phản ánh trị giá hàng nhập

khẩu:
Nợ TK 151/ Nợ TK156 /Có
TK331/
Có TK515 (hoặc Nợ TK635)
- Phản ánh các khoản thuế của
hàng nhập khẩu uỷ thác: (thuế
GTGT theo PP khấu trừ): Nợ
TK151, 156 / Nợ TK133(1331)/
Có TK331
+ Trường hợp đơn vị nhận uỷ
thác chưa nộp hộ thuế GTGT thì
khi xuất trả hàng hoá, đơn vị nhận
uỷ thác chỉ lập Phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển nội bộ:
Nợ TK151, 156 / Có TK331
- Sau khi nộp xong thuế GTGT,
đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu sẽ
lập hoá đơn GTGT và chuyển đến
cho đơn vị uỷ thác:
Nợ
TK1331 Có TK151, 156, 157
Có TK632:
- Nếu đơn vị nhận uỷ thác làm thủ
tục kê khai thuế nhưng đơn vị uỷ
thác tự nộp các khoản thuế vào
NSNN thì khi nộp thuế vào Ngân
sách, kế toán ghi:
Nợ TK331/ Có TK111, 112
- Phản ánh khoản hoa hồng uỷ
thác nhập khẩu phải trả cho đơn vị

nhận uỷ thác:
Nợ TK156 / Nợ
TK133.1 / Có TK331


1.2.3.4. Doanh nghiệp xuất khẩu uỷ thác
a.

Chứng từ

-

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm lệnh điều động nội bộ

-

Bản thanh lý hợp đồng

-

Hoá đơn thương mại (Invoice) xuất cho nước ngoài (1 bản sao)

Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận thực xuất và đóng dấu của cơ quan hải
quan cửa khẩu (1 bản sao)
-

Hoá đơn GTGT về hoa hồng uỷ thác.

b.


Phương pháp hạch toán

Đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu

Đơn vị giao ủy thác xuất khẩu

– Khi xuất kho hàng hóa gửi đi nhờ xuất
khẩu hộ: Nợ TK 157/Có TK
– Chi phí vận chuyển : Nợ TK 641/ Có
TK 111, 112…
– Khi nhận được thông báo hàng xuất
khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan: Nợ
TK 131 /Có TK 511
– Đồng thời xác đinh trị giá vốn hàng đã
xuất khẩu: Nợ TK 632 /Có TK 157
– Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
phải nộp do bên nhận ủy thác xuất khẩu
nộp hộ: Nợ TK 511 / Có TK 333
– Khi nhận được thông báo về số thuế
XK, thuế TTĐB do bên nhận uỷ thác đã
nộp hộ: Nợ TK 333 / Có TK 338
– Khoản phí uỷ thác xuất khẩu (hoa hồng
uỷ thác, phí khác): Nợ TK 641 /Nợ TK
133 /Có TK 338
– Khi thanh toán các khoản với bên nhận
uỷ thác: Nợ TK 338/ Nợ TK 111, 112/

– Khi hàng xuất khẩu hoàn thành thủ tục
hải quan, được tính là hàng xuất khẩu:
Nợ TK 131/ Có TK 331

-Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
phải nộp hộ vào ngân sách: Nợ TK 331/
Có TK 338
– Số tiền hoa hồng XK được tính doanh
thu cho doanh nghiệp nhận ủy thác, nếu
trừ vào số tiền phải trả, kế toán ghi vào
bên nợ TK 331, nếu phải thu của bên giao
uỷ thác, kế toán ghi vào bên nợ TK 131
nếu thu ngay được tiền kế toán ghi vào
TK 111, 112.
Nợ TK 331( Nợ TK 131 )/ Nợ TK 111,
112/ Có TK 511 / Có TK 3331
-Các khoản chi hộ cho bên giao uỷ thác:
Nợ TK 138/ Có TK 111, 112
Khi thu tiền của người nhập khẩu: Nợ TK
112 / Có TK 131
– Khi thanh toán với bên giao xuất khẩu:
16


Có TK 131

Nợ TK 331/ Có TK 131/ Có TK 138 /Có
TK 111, 112

Chương 2: Thực tế công tác kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp.
2.1. Ví dụ về mua bán hoá đơn khống.
Trong thời gian gần đây có hàng loạt vụ mua bán hoá đơn GTGT khống bị Công an triệt
phá với giá trị trên hoá đơn của từng vụ lên đến hàng trăm cho tới hơn 1000 tỷ đồng.
Gần đây nhất là vụ án ngày 9/12, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) – Công an TP Hà Nội

cho biết triệt phá thành công đường dây mua bán trái phép hoá đơn giá trị gia tăng với giá
trị ghi trên hoá đơn hơn 1.000 tỷ đồng.
Trước đó, qua công tác trinh sát, Phòng An ninh Tài chính, Tiền tệ, Đầu tư (PA84) – Công
an Hà Nội phát hiện nhóm đối tượng có dấu hiệu sử dụng các công ty ma hoạt động mua
bán trái phép hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT). Thủ đoạn của các đối tượng là mua các
công ty hoạt động kém hiệu quả, sau đó chuyển nhượng thay đổi người đại diện pháp luật,
trụ sở công ty.., không hoạt động kinh doanh gì mà chỉ bán hoá đơn thu lời bất chính.
Cầm đầu đường dây là Trần Hồng Yến (SN 1972, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Kết quả điều tra xác định, Yến trực tiếp mua lại pháp nhân các công ty với giá 30-40 triệu
đồng/công ty từ các đối tượng cò môi giới, khi mua sẽ có đầy đủ các giấy tờ pháp nhân,
con dấu và các quyển hoá đơn GTGT. Quá trình hoạt động bán hoá đơn, Yến trực tiếp
thoả thuận, giao dịch với khách hàng hoặc qua môi giới về nội dung hoá đơn, sau đó các
đối tượng khác viết, xuất hoá đơn cho khách.
Mỗi hoá đơn bán ra, Yến thu từ 200 -300 nghìn đồng/hoá đơn trị giá dưới 20 triệu đồng
và thu 2%-3% trị giá hoá đơn đối với giá trị ghi trên hoá đơn lớn hơn 20 triệu đồng. Đáng
chú ý, đối với hoá đơn ghi trị giá trên 20 triệu đồng, “khách hàng” phải tự hoàn thiện hợp
đồng mua bán khống để Yến ký và chuyển khoản qua ngân hàng để hợp thức việc mua
bán. Sau đó, Yến sẽ cho người ra ngân hàng rút tiền và thanh toán với khách.
17


Trần Hồng Yến điều hành hoạt động mua bán hoá đơn trái phép từ năm 2012 đến nay, giá
trị hoá đơn mà đường dây này đã mua bán trái phép lên tới hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Ngày càng có nhiều vụ án như trên bị triệt phá, vì sao các vụ án có tính chất tương
tự lại nhiều như vậy, không chỉ bởi lợi nhuận từ nó đem lại mà còn do các thủ tục hành
chính hiện nay thông thoáng hơn và kẽ hở của Luật pháp VN.
Nguyên do thời gian gần đây, một số đối tượng lợi dụng lập công ty “ma” để trục lợi do
việc thủ tục lập công ty hiện nay khá đơn giản nên nhiều đối tượng lợi dụng chính sách
này để qua mặt cơ quan chức năng. Như việc khi công ty đến lấy giấy phép kinh doanh
chỉ cần được ủy quyền là có thể lấy giấy phép một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, việc quản

lý thuế cũng thông thoáng, như tự in hóa đơn và gần đây là doanh nghiệp không cần bảng
kê khai chi tiết cụ thể hàng tháng, hàng quý mà chỉ kê tổng thể khiến một số đối tượng lợi
dụng phạm tội. Ngoài ra, công tác hậu kiểm của ngành thuế còn chậm, nên việc phát hiện,
phòng ngừa sai phạm còn hạn chế.
“Có cung ắt có cầu”, không ít người mua hóa đơn, các công ty, đơn vị mua hóa đơn ở các
“dịch vụ” ở các công ty “ma” cũng có phần thuận lợi, hưởng lợi nên tiếp tay cho các công
ty mua bán hóa đơn “đục nước béo cò”.
Nguồn: Báo Công an
2.2. Ví dụ về tình trạng trốn thuế.
Lợi dụng việc kinh doanh, mua bán các mặt hàng trôi nổi không có hóa đơn; giao dịch,
mua bán hóa đơn khống hoặc hết thời hạn sử dụng là các hành vi để một số công ty,
doanh nghiệp trốn nghĩa vụ nộp thuế. Trong những năm gần đây, bằng các "chiêu thức
lách luật" này, nhiều công ty, doanh nghiệp đã trốn thuế lên đến hàng tỷ đồng.
Sử dụng hóa đơn hết thời hạn sử dụng
Năm 2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự,
khởi tố bị can Phạm Thị Hạnh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Việt Hà có trụ sở ở xã Hải
Trạch, huyện Bố Trạch về tội trốn thuế.
Qua điều tra, tính đến cuối năm 2013, công ty này còn nợ thuế hơn 709 triệu đồng. Trước
đó, mặc dù Cục Thuế đã ra thông báo tiền nợ thuế và tiền nộp chậm nhưng công ty này
vẫn không chấp hành. Ngày 10-4-2014, Cục Thuế ra quyết định về việc áp dụng cưỡng
chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Ngày 28-1-2015, đoàn
kiểm tra của Cục Thuế tiến hành lập biên bản việc thực hiện quản lý, sử dụng hóa đơn từ
tháng 1-2014 đến tháng 9-2014.
Qua kết quả kiểm tra, Cục Thuế đã phát hiện Công ty TNHH Việt Hà đã có hành vi sử
dụng hóa đơn bị cưỡng chế (hóa đơn bất hợp pháp) để bán hàng và không kê khai doanh
thu bán hàng của các hóa đơn bất hợp pháp.
Tuy nhiên, sau đó công ty này tiếp tục sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để xuất bán hàng
cho 6 công ty khác. Tổng cộng từ ngày 29-5-2014 đến 5-9-2014, Công ty TNHH Việt Hà
đã sử dụng 22 hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) bất hợp pháp để xuất bán đá xây dựng, với
18



giá trị hơn 4,8 tỷ đồng, trong đó tiền bán hàng hơn 4,3 tỷ đồng. Số tiền thu được từ việc
bán hàng bằng hóa đơn bất hợp pháp, Phạm Thị Hạnh sử dụng để chi trả tiền nhân công,
mua vật liệu phục vụ sản xuất và chi trả nợ.
Trong số hóa đơn bất hợp pháp mà Phạm Thị Hạnh đã sử dụng để xuất bán hàng hóa,
Hạnh trực tiếp viết 9 hóa đơn với trị giá thanh toán hơn 4,2 tỷ đồng, số còn lại Hạnh nhờ
người khác viết. Tuy nhiên, khi nhờ viết hóa đơn, Hạnh không nói cho những người đó là
hóa đơn này đã hết giá trị sử dụng, đồng thời chỉ đạo không ghi ngày, tháng, năm trên hóa
đơn.
Sau khi hóa đơn viết xong, Hạnh cất giữ và khi xuất hóa đơn này, Hạnh tự ghi ngày,
tháng, năm vào hóa đơn. Đến kỳ kê khai thuế, nộp thuế, Hạnh chỉ đưa cho kế toán liên
của 3 tờ hóa đơn hợp pháp viết trước ngày 15-4-2014 để kế toán tập hợp kê khai thuế giá
trị gia tăng (GTGT) đầu ra, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường.
Còn các hóa đơn bất hợp pháp, Hạnh cất giữ, không giao cho kế toán để kê khai thuế
GTGT đầu ra, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong tờ khai thuế GTGT,
thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Việt Hà không có lượng hàng
hóa xuất bán trên các hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp nói trên.
Ngày 3-8-2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh ra quyết định trưng cầu Cục Thuế
giám định số tiền thuế của Công ty TNHH Việt Hà, từ việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
để bán hàng và không thực hiện việc kê khai thuế. Theo kết quả xác định của Cục Thuế,
hành vi sử dụng 22 hóa đơn bất hợp pháp để bán hàng và không kê khai thuế để trốn thuế
với số tiền gần 874 triệu đồng. Điều đáng nói, hầu hết các công ty có làm ăn, giao dịch
với Công ty TNHH Việt Hà đều không được biết các hóa đơn này đã hết hạn sử dụng.
Nguồn: Báo Công an
2.3. Gian lận về tiền hoàn thuế GTGT.
Từ khi triển khai thí điểm vào tháng 4/2012, sau đó thực hiện chính thức từ ngày
1/7/2014, chính sách hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại
Việt Nam mang theo khi xuất cảnh đã được thực hiện khá thành công. Theo Tổng cục Hải
quan, chính sách này đã được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao về nhiều mặt như

đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, thúc đẩy phát triển du lịch, đúng đắn, phù hợp với thông lệ
quốc tế, được cộng đồng người nước ngoài đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng chính vì mối lợi
lớn từ chính sách này đã khiến cho nhiều đối tượng có dụng ý xấu lợi dụng để trục lợi,
gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuộc
Cục Hải quan TP HCM đã phát hiện nhiều vụ gian lận thuế GTGT lên đến hàng tỉ đồng.
Một trong những thủ đoạn nổi bật của các đối tượng này là sau khi nhận được tiền hoàn
thuế, hành khách không mang theo hàng hóa cùng xuất cảnh mà chuyển cho một đối
tượng khác đem ngược trở lại nội địa...
Mới đây nhất, ngày 9/8/2015, qua kiểm tra, giám sát, Hải quan Chi cục Hải quan Tân Sơn
Nhất (HQTSN) đã phát hiện hành khách Lê Cát Nhi Nguyễn (SN 1979, Việt kiều Mỹ) có
19


hành vi gian lận tiền hoàn thuế GTGT. Cụ thể, bà Nguyễn làm thủ tục xuất cảnh đi Seoul Hàn Quốc có mang theo đồng hồ hiệu Rolex trị giá hơn 830 triệu đồng. Sau đó, bà
Nguyễn đã làm thủ tục hoàn thuế và được cán bộ hải quan hoàn thuế theo đúng quy định
với số tiền là 64 triệu đồng.
Nhưng sau đó, ngay tại sân bay, bà Nguyễn đã tuồn đồng hồ Rolex cho một đối tượng
khác để mang trở lại nội địa hòng gian lận tiền hoàn thuế.
Trước đó, cùng thủ đoạn tương tự, vụ gian lận tiền hoàn thuế GTGT đầu tiên bị phát hiện
vào tháng 6/2014. Bà Lê Thị Kim Phượng (quốc tịch Pháp) khi làm thủ tục xuất cảnh đi
Pháp tại sân bay Tân Sơn Nhất đã mang theo hàng hóa trị giá gần 400 triệu đồng mua tại
Việt Nam, nên cũng được hưởng tiền hoàn thuế GTGT hơn 30 triệu đồng. Sau đó, bà
Phượng mang toàn bộ số hàng đã được hoàn thuế vào khu cách ly, nhưng rồi lại không
mang theo khi xuất cảnh mà tìm cách chuyển ngược lại nội địa cho người thân.
Ngoài thủ đoạn này thì qua theo dõi hành khách hoàn thuế, Cơ quan Hải quan còn phát
hiện một số hành khách xuất cảnh nhiều lần trong tháng, trong năm, hầu hết mỗi lần xuất
cảnh đều làm thủ tục hoàn thuế GTGT với số tiền được hoàn rất lớn.
Cụ thể, vào giữa tháng 7/2015, Chi cục HQTSN đã khám phá một vụ vi phạm với thủ
đoạn theo dạng này. Hành khách Nguyễn Đức Việt (SN 1976, quốc tịch Mỹ) làm thủ tục

xuất cảnh đi Malaysia. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, ông Việt có xuất trình hóa đơn mua
hàng gồm: caravat, túi xách, ví da, nón, dây nịt... tất cả là hàng hiệu Hermes, có tổng giá
trị 624 triệu đồng. Ông Việt được cán bộ hải quan làm thủ tục hoàn thuế theo quy định,
với tổng số tiền hơn 48 triệu đồng. Tuy nhiên, ngay trong ngày, ông Việt lại nhập cảnh từ
Malaysia về Việt Nam mang theo toàn bộ lô hàng đã được hoàn thuế.
Nghi ngờ có việc lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT, Cơ quan Hải quan đã tiến hành
xác minh tất cả các hóa đơn GTGT kiêm tờ khai hải quan hoàn thuế mà ông Việt sử dụng
để hoàn thuế từ năm 2014 đến nay cho thấy con số được chi trả lên tới 2,2 tỉ đồng.
Có thể thấy, từ những vụ việc trên, nhiều hành khách thường sử dụng hai thủ đoạn gian
lận tiền hoàn thuế GTGT, đó là sau khi nhận được tiền hoàn thuế, khách không mang theo
hàng hóa cùng xuất cảnh mà chuyển cho một đối tượng khác đem ngược trở lại vào nội
địa; hay thực hiện việc xuất cảnh nhiều lần trong tháng, trong năm, và hầu hết mỗi lần
xuất cảnh đều làm thủ tục hoàn thuế GTGT với số tiền được hoàn rất lớn.
Cụ thể, qua kiểm tra dữ liệu từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2015, hành khách Bành Thị Hà
(Việt kiều Mỹ) đã thực hiện hoàn thuế GTGT 18 lần, với tổng số tiền được hoàn thuế hơn
682 triệu đồng; hành khách Nguyễn Đức Việt thực hiện hoàn thuế 17 lần, với tổng số tiền
thuế được hoàn trên 2,2 tỉ đồng như đã đề cập…
Nguồn: Báo Công an
Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị.
a. Hoàn thiện pháp luật về thuế:

20


Sửa đổi các quy định về hoàn thuế GTGT: trước hết, để hạn chế bớt việc lợi dụng cơ chế
hoàn thuế nhằm chiếm đoạt tiền của ngân sách nhà nước, cần phải quy định cụ thể, chính
xác các trường hợp được hoàn thuế GTGT trong luật thuế GTGT, hạn chế tình trạng có
đối tượng được quy định trong luật, có đối tượng lại được quy định trong các văn bản
dưới luật. Tiếp theo, nên thu hẹp diện được hoàn thuế GTGT, có thể chỉ áp dụng hoàn
thuế cho các trường hợp là hàng hóa xuất khẩu, cơ sở kinh doanh mới thành lập đầu tư

mua sắm tài sản cố định mới. Bởi đây là những đối tượng có tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay.
b. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về thuế GTGT:


Để luật thuế GTGT được thực hiện một cách hiệu quả thì công tác tuyên truyền,
phổ biến hướng dẫn về thuế GTGT cần được đẩy mạnh, trước hết là hướng tới các đối
tượng phải chịu thuế.

Mặt khác, cơ quan thuế có thể thành lập một bộ phận chuyên tư vấn về thuế cho
người dân cũng như các doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt được đầy đủ các quy định của
pháp luật, đặc biệt khi các quy định đó còn nhiều chỗ khó hiểu và phân bố rải rác như
hiện nay.
KẾT LUẬN:
Thuế GTGT là một sắc thuế rất quan trọng, nó xuất hiện gần như trong tất cả các
hoạt động thương mại của bất kỳ một cá nhân, doanh nghiệp, Nhà nước. Thuế GTGT
đóng vai trò quan trọng trong việc thu NSNN, việc kế toán thuế cũng đòi hỏi những hiểu
biết cụ thể về thuế và luật thuế GTGT. Chính vì những lý do trên mà hiện nay tại Việt
Nam nói riêng và các nước nói chung thường xảy ra tình trạng gian lận trong kê khai và
nộp thuế GTGT. Để khắc phục vấn đề này, Nhà nước không chỉ phải xây dựng một hệ
thống Pháp luật bền vững mà còn phải giúp các cá nhân, doanh nghiệp hiểu được vai trò
điều tiết nền kinh tế vĩ mô và tạo bình đẳng trong xã hội.
Do có những hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế, nên bài
tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót và những suy nghĩ chưa thật đầy đủ về một số
vấn đề đã nêu ở trên. Kính mong được sự giúp đỡ, ý kiến nhận xét của cô giáo.

21




×