Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

triết lý kinh doanh và vai trò của triết lý kinh doanh trong văn hóa doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.32 KB, 15 trang )

CHỦ ĐỀ 2 : TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT LÝ
KINH DOANH TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.


T

rong nền kinh tế thị trường này kinh doanh là một nghề chính đáng xuất

phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động của xã hội tạo ra.
Và mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh nên
bản chất của kinh doanh là để kiếm lời. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đâu là: Làm thế nào
để kiếm được lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp? Để trả lời cho câu hỏi này thì
chúng ta phải tìm hiểu về văn hóa kinh doanh. Và một trong những yếu tố cấu
thành nên văn hóa kinh doanh không thể không nhắc đến triết lý kinh doanh. Một
hệ thống các giá trị cốt lõi có vai trò như kim chỉ nam định hướng các hoạt động
của doanh nghiệp, giữ vị trí đầu tiên và cũng là quan trọng quyết định giá trị của tổ
chức. Nó quy chiếu trong mình những giá trị mang tính chiến lược trong hoạt động
của doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp cho cả khách hàng- đối tác và những cá nhân
trong tổ chức nhận thức ra những “đặc sắc”, “độc đáo” và tạo nên sự khác biệt cho
doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của triết lý kinh doanh của doanh nghiệp trong
kinh doanh thì nhóm em sẽ phân tích về triết lý kinh doanh của công ty TH True
milk- một trong những doanh nghiệp kinh doanh sữa hàng đầu ở Việt Nam và
những thành tựu mà họ đạt được nhờ triết lý kinh doanh riêng đó.
Với những kiến thức và những tài liệu thu thập được, chúng em mong rằng bài tiểu
luận này sẽ cung cấp thông tin cụ thể, đúng đắn và hệ thống về “Vai trò, cách thức
xây dựng triết lý kinh doanh, những thành công trong kinh doanh nhờ việc xay
dựng triết lý kinh doanh phù hợp của doanh nghiệp TH True milk.” Do thời gian và
trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng em
xin kính mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình từ cô giáo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


I.

Định nghĩa của triết lý kinh doanh :

*Triết lý là gì? ( là những tư tưởng mang tính chất khái quát sâu sắc, được con
người đúc rút ra từ kinh nghiệm sống. Những tư tưởng này sẽ chỉ đạo, dẫn dắt, chi
phối cuộc sống của họ)
I.1.

Triết lí kinh doanh là gì:


- Triết lí kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh
thông qua con đường trải nghiệm, suy nghẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh
doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Như vậy triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng dẫn dắt hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được hình thành từ thực tiễn kinh doanh
và khả năng khái quát hóa, sự suy ngẫm, trải nghiệm của chủ thể kinh doanh và là
hạt nhân của văn hóa doanh nghiệp, nằm trong tầng sâu nhất, cốt lõi nhất của văn
hóa doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hành động
đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài và mục đích phấn đấu chung cho tổ
chức.
- Trong môi trường kinh doanh hiện đại , khi tham gia vào các hoạt động kinh
doanh, ngoài mục tiêu lợi nhuận thì các chủ thể kinh doanh còn hướng tới các giá
trị chân, thiện, mỹ. Đây là các giá trị nhân bản mang tính con người, là những giá
trị mà mọi người đều hướng tới. Khi chủ thể kinh doanh lựa chọn và kết hợp các
giá trị nhân văn vào trong triết lý kinh doanh thì nó sẽ có tác động sâu sắc đến tình
cảm của khách hàng, của đối tác, của các thành viên trong doanh nghiệp và của cả
xã hội. Do vậy triết lý kinh doanh không phải chỉ là những ý tưởng, lý tưởng nằm

trong suy nghĩ, trên giấy tờ mà phải thẩm thấu vào các lớp khác của văn hóa doanh
nghiệp, được hiện thực hóa qua hoạt động của doanh nghiệp đó, chứa đựng trong
sản phẩm và kết quả của chính doanh nghiệp đó tạo ra.
- Hệ thống các giá trị và triết lý này cũng phải phù hợp với mong muốn và chuẩn
mực hành vi của các đối tượng hữu quan.
* Ví dụ :
+ Honda : Không mô phỏng , kiên trì, sáng tạo, độc đáo và dùng con mắt của thế
giới mà nhìn vào vấn đề.
+ Sony : Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta.
+ Panasonic Corporation : Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước, kinh doanh là
đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới với giá cả phải
chăng.
II.
Hình thức biểu hiện:
- Triết lý kinh doanh được thể hiện qua 2 hình thức :
+Hình thức thứ nhất bao gồm 3 phương diện : sứ mệnh của doanh
nghiêp , mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp , hệ thống các giá trị của
doanh nghiệp .


+Hình thức thứ hai là hình thức bằng văn bản triết lý kinh doanh
1, Sứ mệnh của doanh nghiệp:
-Sứ mệnh của doanh nghiệp là bản tuyên bố lí do tồn tại của doanh nghiệp, còn gọi
là tôn chỉ ,quan điểm , mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Nó mô tả doanh
nghiệp làm gì ? vì ai và làm như thế nào ?
Sứ mệnh của doanh nghiệp thực chất dùng để trả lời cho câu hỏi :
Doanh nghiệp chúng ta là gì ?
Doanh nghiệp muốn trở thành tổ chức như thế nào ?
Doanh nghiệp tồn tại nhằm mục đích gì?
Công việc của doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp cần có nghĩa vụ và thức hiện như thế nào mục đích được đặt
ra?
Mục tiêu định hướng của doanh nghiệp trong tương lai
-Câu trả lời thường xuất phát từ quan điểm của các nhà sáng lập , người lãnh đạo
doanh nghiệp để doanh nghiệp xác định được mục tiêu , phương hướng làm việc để
vươn tới tương lai đạt nhiều thành công và tồn tại lâu dài . Mặt khác nó còn thống
nhất quan điểm với các thành viên trong doanh nghiệp và mong muốn doanh
nghiệp mình có những điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác . Thông
thường sứ mệnh ngoài xac định được lĩnh vực kinh doanh nó còn nêu rõ được tầm
nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
-Đặc điểm của sứ mệnh :
. Tập trung vào thị trường ko phải một sản phẩm cụ thể , nó tập trung vào
một tổng thể các nhu cầu và doanh nghiệp làm sao để có thể đáp ứng
được các nhu cầu đó , đây cũng là lí do có câu hỏi : Công việc của chúng
ta là gì? , nó xuất phát từ cái nhìn bên ngoài của khách hàng
. Cụ thể , doanh nghiệp không thể xác định phương hướng một cách quá
rộng hoặc qua hẹp , hay chung chung mà phải cụ thể để triển khai một
cách có hiệu quả nhất


. Khả thi, sứ mệnh do doanh nghiệp đặt ra cần phải và nhất định sẽ thực
hiện được trong hiện tại và mãi mãi sau này thể hiện sự nỗ lực không
ngừng nghỉ từ ban lãnh đạo đến toàn thể các nhân viên trong doanh
nghiệp.
*Một số ví dụ về sứ mệnh của các doanh nghiệp :
+ Viettin Bank : “Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung
cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc
tế” “ Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng; Năng động, sáng tạo, chuyên
nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại; Người lao động được quyền phấn đấu,
cống hiến làm việc hết mình – được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng,

kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp – được quyền tôn vinh cá nhân xuất
sắc, lao động giỏi.”
+ Trung Nguyên : “ tạo dựng thương hiệu hàng đầu mang đến cho người
thưởng thức cà phê và là nguồn cảm hứng đầy sáng tạo và niềm tự hào trong
phong cách Trung Nguyên mang đậm văn hóa Việt”.
2, Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp:
- Khái niệm : Là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn
đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường các doanh nghiệp chia
mục tiêu thành hai loại là mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn,mặt khác các mục
tiêu thường tập trung vào các vấn đề như : vị thế của doanh nghiệp trên thị trường,
thành tích của doanh nghiệp , lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được, khả năng
sinh lời và trách nhiệm của nhà lãnh đạo , thành tích và thái độ của công nhân viên
và trách nhiệm đối với xã hội
Tuy nhiên ko phải ở đâu cũng có những mục tiêu giống nhau . Tại Nhật , ngoài
mục tiêu hướng tới lợi nhuận của doanh nghiệp thì vấn đề xã hội luôn được các
doanh nghiệp chú trọng hàng đầu . Tại Việt Nam , mục tiêu vì lợi nhuận luôn đặt
lên trước , khả năng trách nhiệm của nhà lãnh đạo vẫn còn hạn hẹp
-Đặc điểm :
+ Có thể biến thành những biện pháp cụ thể

+ Tính định hướng : làm điểm xuất phát cho những mục tiêu cụ thể và chi tiết


+ Tạo thuận lợi cho việc quản trị , bởi những mục tiêu cơ bản chính là những
tiêu chuẩn để đánh giá thành tích chung của toàn tổ chức
+ Tiết lập thứ tự ưu tiên cho doanh nghiệp
3, Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp :
Giá trị của một doanh nghiệp là niềm tin căn bản của những người làm việc
trong doanh nghiệp , xác định thái độ của doanh nghiệp của những đối tượng :
người sở hữu , nhà quản trị , đội ngũ những người lao động , khách hàng và

các đội tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp . Những giá
trị này bao gồm :
+ Giá trị cốt lõi : là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu
dài của một tổ chức
+ Các nguyên lí hướng dẫn hành động , định hướng hành vi của tổ chức , có
vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức
Có 2 cách xây dựng hệ thống giá trị :
+ Các giá trị đã hình thành theo lịch sử được thế hệ lãnh đạo cũ lựa chọn hoặc
hình thành 1 cách tự phát trong doanh nghiệp
+ Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để
doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới
- Trong nền văn hóa thì hệ thống các giá trị là thành phần cốt lõi của nó và là cái
rất ít biến đổi , phù hợp với đạo lí xã hội , chuẩn mực chung định hướng cho các
hoạt động của tất cả các thành viên trong 1 doanh nghiệp
4, Hình thức văn bản triết lý kinh doanh:
Hình thức tồn tại của văn bản triết lý kinh doanh rất phong phú đa dạng. Triết lý
kinh doanh được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
 Có nhiều văn bản triết lý doanh nghiệp được in ra trong các cuốn sách nhỏ
phát cho nhân viên (chẳng hạn như bộ triết lý của công ty Trung Cương); có
thể là một văn bản nêu rõ thành từng mục như 7 quan niệm kinh doanh của
IBM; một số doanh nghiệp chỉ có triết lý kinh doanh dưới dạng một vài câu
khẩu hiệu chứ không thành văn bản. Thậm chí có công ty còn rút gọn triết lý


của mình trong một chữ, ví dụ chữ nhẫn, chữ đức, chữ trung ở các công ty
Đài Loan, chữ think của IBM. Có khi là một bài hát hoặc bộ luật đạo lý của
tập đoàn Panasonic, có khi là một công thức (Q + S + C của Macdonald), có
khi thể hiện qua những chiến lược chính của doanh nghiệp (Samsung), có
khi được trình bày qua các quy tắc của công ty (“Mười quy tắc vàng”của
công ty Disney). Một văn bản triết lý doanh nghiệp đầy đủ thường bao gồm

cả sứ mệnh, hệ thống mục tiêu, hệ thống giá trị của doanh nghiệp, ngoài ra,
nó còn thêm phần nội dung giải đáp những thắc mắc của nhân viên liên
quan tới việc thực hiện các hành vi phù hợp với giá trị và chuẩn mực (đạo
đức) của doanh nghiệp. Văn bản triết lý doanh nghiệp như trên được in
thành một cuốn sách riêng; trong khi đó, một số doanh nghiệp chỉ nêu một
số nội dung triết lý của nó như phần sứ mệnh, mục tiêu, các giá trị và in liền
các nội dung này trong cuốn Sổ tay nhân viên.
Độ dài của văn bản triết lý cũng rất khác nhau giữa các chủ thể công ty và điều này
còn phụ thuộc vào nền văn hoá dân tộc của họ. Các công ty Mỹ thường có triết lý
doanh nghiệp được trình bày rất chi tiết, dài khoảng 10 – 20 trang. Các công ty của
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam thường chỉ có văn bản triết lý gói gọn
trong một trang giấy. Để tạo ấn tượng, có công ty nêu triết lý kinh doanh nhấn
mạnh vào tính độc đáo, khác thường
III. Vai trò của triết lý kinh doanh:
+ Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát
triển bền vững.
Một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa mạnh thì trước hết phải có triết lý kinh
doanh mạnh, có tầm ảnh hưởng sâu sắc. Muốn vậy họ cần phải lựa chọn một hệ
thống các giá trị và triết lý hành động đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài
và mục đích phấn đấu chung cho tổ chức. Triết lý đó phải là sứ mệnh, mục tiêu,
phương thức thức thực hiện mục tiêu., là các giá trị đạo đức cốt lõi hay nói đúng
hơn là phong thái của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy mà triết lý của một doanh
nghiệp rất khó thay đổi mà rất ổn định, nó phản ánh tinh thần, ý thức của doanh
nghiệp và tạo ra phương thức phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
+ Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng, cơ sở để quản lý chiến lược của
doanh nghiệp, làm nên thành công của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn, tạo sức mạnh to lớn cho thành
công của doanh nghiệp. Nó đã thiết lập ra một tiếng nói chung, một môi trường
doanh nghiệp. Đảm bảo nhất trí về mục đích của doanh nghiệp. Xác định rõ mục
đích của doanh nghiệp để từ đó có thế chuyển mục đích thành mục tiêu cụ thế.Nội

dung của triết lý kinh doanh là điều kiện hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu


và từ đó đưa ra các chiến lược một cách hiệu quả. Triết lý kinh doanh càng rõ ràng
thì chiến lược càng cụ thể. Nó là cơ sở, tiêu chuẩn, là bước chuẩn bị đầu tiên trong
quản lý kinh doanh của doanh nghiệp
+ Triết lý kinh doanh là phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực.
Với việc vạch ra lý tưởng và mục tiêu kinh doanh thể hiện ở phần sứ mệnh, triết
lý kinh doanh giáo dục cho công nhân viên chức đầy đủ về lý tưởng, về công việc
trong một môi trường văn hóa tốt giúp họ tự giác phấn đấu vươn lên, có lòng trung
thành và hết mình vì công việc.
+ Triết lý kinh doanh tạo ra phong cách làm việc riêng cho doanh nghiệp, nhằm
thực hiện tốt mục tiêu, sứ mệnh đặt ra.
Triết lý kinh doanh cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nên một
phong cách làm việc, sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà văn hóa của tổ
chức đó. Chính vì vậy nó có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi
của nhân viên trong việc xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi nhân viên đối với
tương lai phát triển của tổ chức, thị trường khu vực và của cả xã hội nhằm thực
hiện tốt các mục tiêu, sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đặt ra.
IV.

Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh.

1. Những điều kiện cơ bản để xây dựng triết lý kinh doanh:

-

-

Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của

người lãnh đạo: Thực tế đã cho thấy trong các nền kinh tế thị trường có mức
cạnh tranh cao thì số doanh nghiệp sống sót qua giai đoạn 3 – 5 năm đầu tiên
sau khi ra đời chỉ còn dưới 50%. Một số doanh nghiệp sau khi qua giai đoạn
đầu buộc phải tìm cách phát huy mọi nguồn lực của mình để phát triển; cùng
với việc đẩy mạnh, mở rộng đầu tư, phát triển công nghệ và nâng cao hiệu
suất, nó cũng cần xác định bản sắc văn hoá của mình, trong đó có vấn đề
triết lý của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tồn tại, phát triển càng lâu dài,
số nhân viên của nó càng nhiều hơn thì vấn đề văn hoá kinh doanh và triết lý
kinh doanh của nó càng trở nên cấp bách hơn.
Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp: Triết lý
doanh nghiệp là sản phẩm của một doanh nghiệp nhưng các ý tưởng cơ bản
của nó bao giờ cũng xuất phát từ người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp.
Trường hợp lý tưởng nhất cho triết lý doanh nghiệp ra đời, về phía chủ thể
kinh doanh, là người lãnh đạo vừa có năng lực vừa có đủ bản lĩnh và nhiệt


tình truyền bá những nguyên tắc, giá trị mà họ đã lựa chọn tới mọi nhân viên
của doanh nghiệp. Trong thực tế, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp này có
phong thái như một nhà truyền giáo, rất say sưa với sứ mệnh và có niềm tự
hào về truyền thống thành đạt của công ty theo một triết lý đặc thù của
doanh nghiệp đó.

-

Điều kiện về sự chấp nhận tự giác của đội ngũ cán bộ, công nhân viên: Tính
đồng thuận của đội ngũ cán bộ, công nhân viên đối với sự ra đời và nội dung
của triết lý doanh nghiệp sẽ cao hơn nếu mọi người có quyền thảo luận,
tham gia vào việc xây dựng văn bản này. Nói khác đi, quá trình hoàn thiện
văn bản triết lý doanh nghiệp phải diễn ra công khai, dân chủ mở rộng. Yêu
cầu này có liên quan tới điều kiện 3 đã nói trên: Muốn có sự đồng thuận của

nhân viên đối với triết lý thì những tác giả đầu tiên của nó – bộ phận lãnh
đạo, quản lý doanh nghiệp – phải có đủ uy tín và chiếm được lòng tin, tình
cảm quý trọng của những người còn lại trong công ty. Như vấy, doanh
nghiệp cần có một môi trường bên trong lành mạnh và nền văn hoá doanh
nghiệp tốt đẹp.

2. Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh:
Thông thường triết lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể hình thành theo 3 cách:

-

-

Cách thứ nhất: Thông qua quá trình hoạt động của doanh nghiệp, người chủ
doanh nghiệp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm rồi khái quát hóa thành những
quan điểm mang tính triết lý để chỉ đạo hoạt động kinh doanh. Ví dụ, tập
đoàn Matsushita Electric của Nhật Bản bắt đầu thành lập từ năm 1917 nhưng
phải đến năm 1930 mới có triết lý kinh doanh chính thức của mình.
Cách thứ hai: do nhận thức được vai trò của văn hóa kinh doanh, có nhu cầu
cấp thiết phải xây dựng triết lý kinh doanh, người chủ doanh nghiệp hoặc bộ
phận chuyên trách sẽ soạn thảo triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó
lấy ý kiến đóng góp của tập thể thành viên của doanh nghiệp để hoàn thiện.
Theo cách này, người chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận soạn thảo sẽ nghiên
cứu toàn diện các đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp, các giá trị cốt lõi mà
doanh nghiệp theo đuổi, các quan niệm về đạo đức, các nguyên tắc kinh
doanh, mục tiêu của doanh nghiệp... sau đó, họ có thể tập hợp thành văn bản
và gửi xuống các phòng ban, các đơn vị trực thuộc để khuyến khích mọi
người thảo luận, góp ý hoàn chỉnh. Những vấn đề thống nhất sẽ được phê



chuẩn và ban hành để mọi người thực hiện. Thông qua thảo luận, góp ý kiến
của mọi người, triết lý kinh doanh sẽ trở nên hoàn thiện dần và tạo được sự
nhất trí cao, dễ được mọi người chấp nhận và hoàn thiện.

-

Cách thứ ba: Một số doanh nghiệp trên thế giới lại xây dựng triết lý kinh
doanh của mình bằng cách mời chuyên gia tư vấn, là những người am hiểu
và có kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Các chuyên gia sẽ đến
tìm hiểu về các hoạt động của doanh nghiệp, tìm hiểu phong cách lãnh đạo,
định hướng giá trị của doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư, tình cảm của lãnh
đạo doanh nghiệp và của cả các thành viên của doanh nghiệp... các chuyên
gia sẽ đưa ra một số phương án để doanh nghiệp lựa chọn bằng cách thảo
luận giữa những người trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc tham khảo
ý kiến rộng rãi của các thành viên trong doanh nghiệp.



Hình thức biểu hiện và cách thức xây dựng của triết lý kinh doanh cũng rất
khác nhau tùy theo cách quan niệm của từng chủ thể kinh doanh cụ thể. Triết
lý kinh doanh có thể được thể hiện dưới hình thức là một văn bản, một cuốn
sách nhỏ, một câu khẩu hiệu,có thể không được thể hiện ra bằng dạng vật chất
mà tồn tại ở những giá trị, niềm tin, định hướng cho quá trình kinh doanh. Và
dù tồn tại dưới hình thức nào thì triết lý kinh doanh cũng luôn thường trực
trong ý thức của mỗi doanh nhân để chỉ đạo hành vi. Và sẽ giúp ích được rất
nhiều cho các doanh nghiệp của Việt Nam phát triển bền vững và lâu dài có
chỗ đứng trên thị trường và mang lại sự tin tưởng cho khách hàng khi áp dụng
những hình thức và cách thức xây dựng trên vào văn hóa làm việc tại doanh
nghiệp.


 của mình. Theo cách đó, công ty coi triết lý kinh doanh như một thông điệp
để quảng cáo.

V.

Tìm hiểu thực tiễn : Công ty cổ phần sữa TH true milk.


1. Tổng quan về công ty TH true milk :
- Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty cp Thực Phẩm Sữa TH thuộc Tập
đoàn TH được thành lập với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Bắc Á. Do bà Thái Hương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và là Tổng giám
đốc kiêm Phó chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á. Bên cạnh việc
kinh doanh các dịch vụ tài chính và các hoạt động mang tính an sinh xã hội,
Ngân hàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu tư vào ngành chế biến sữa và
thực phẩm.
- Có mặt tại Việt nam từ 2010, với tôn chỉ “Sữa tươi sạch là con đường duy
nhất”, cộng với tâm huyết và khát khao vì tầm vóc Việt lớn mạnh, TH đã tách
khỏi con đường chung mà các doanh nghiệp sữa khác đang đi để chọn cho mình
lối đi riêng, chính là sản xuất các sản phẩm hoàn toàn từ sữa tươi sạch nguyên
chất. Để thực hiện điều này, TH đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, con
người, và các nghiên cứu khoa học nhằm cho ra đời các sản phẩm sữa tươi sạch,
không những thơm ngon, bổ dưỡng mà còn góp phần nâng cao thể chất, phát
triển trí tuệ cho người dân Việt Nam. Minh chứng cho những nỗ lực này là sự ra
đời của trang trại TH tại Nghệ An – Trang trại bò sữa lớn nhất Đông Nam Á - với
công nghệ, dây chuyền sản xuất khép kín hiện đại hàng đầu thế giới. Năm 2013,
TH đã đưa vào hoạt động nhà máy sữa tươi sạch áp dụng công nghệ robot, là
công nghệ lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam, nhằm tự động hóa tất cả các
khâu giúp đảm bảo được sự vẹn toàn về chất lượng và dinh dưỡng của sản phẩm.
Nhờ vậy, tinh túy thiên nhiên được gìn giữ vẹn nguyên trong từng sản phẩm sữa

tươi sạch của TH khi đến tay người tiêu dùng.
- Tầm nhìn & sứ mệnh
Tầm nhìn
Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành
hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và dài
hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành


thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu
thích và quốc gia tự hào.
Sứ mệnh
Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi
dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng.
-Giá trị thương hiệu
Tạo dựng niềm tin
Tập đoàn TH cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về chất lượng, luôn đảm
bảo tính chân thực, nghiêm túc và nhất quán, tạo được niềm tin mạnh mẽ cho
người tiêu dùng Việt cũng như các đối tác của TH.
Lan tỏa sức mạnh
Không chỉ mang đến nguồn sức khỏe dồi dào cho mọi người, Tập đoàn TH mong
muốn tột độ những nỗ lực và phát triển của TH sẽ thúc đẩy mọi cá nhân, mọi tổ
chức cùng nhau xây dựng một cộng đồng vui tươi, hạnh phúc và thịnh vượng hơn.
Niềm kiêu hãnh Việt
Tập đoàn TH cam kết không ngừng cải tiến và sáng tạo công nghệ cũng như chất
lượng dịch vụ, từ đó cung cấp những sản phẩm “100% made in Vietnam” sánh
ngang với những sản phẩm quốc tế khác. Và đó cũng chính là niềm tự hào quốc
gia mà TH muốn hướng đến.
-Những chặng đường của TH true milk :



+ 14/05/2010, lễ khởi công xây dựng nhà máy sữa TH ở Nghĩa Đàn, Nghệ An
(2009-2020) với tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD.
+ 26/12/2010, lễ ra mắt sữa tươi sạch TH true milk.
+ 02-08/2011, khai trương cửa hàng true milk mart chính tại Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh.
+ 04/09/2011, triển khai dự án Vì tầm vóc Việt : “Chung sức chung lòng- Nuôi
dưỡng tài năng”.
+ 27-30/11/2012, hội thảosữa quốc tế và ra mắt dòng sản phẩm mới.
+ 09/07/2013, khánh thành nhà máy sữa tươi sạch với trang trại bò sữa hiện đại
nhất, quy mô lớn nhất ĐNA.
2. Triết lý kinh doanh và cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của TH :
2.1 Triết lý kinh doanh của TH true milk :
- Tập đoàn mang tên TH, viết tắt của hai từ “True Happiness” , có nghĩa là hạnh
phúc đích thực. Đó chính là tâm nguyện của TH mong muốn mang đến người tiêu
dùng những dòng sản phẩm “thật” nhất từ thiên nhiên, bảo toàn vẹn nguyên tinh
túy thiên nhiên và do đó “True” - “Thật” cùng với TH luôn là thành tố quan trọng
trong tên của sản phẩm chúng tôi là Tươi- Sạch- Tinh túy thiên nhiên. Đây cũng là
lời cam kết bình dị vì những giá trị thật dựng xây hạnh phúc thực sự của con
người. Tập đoàn TH True milk hoạt động với triết lý : “ TH True milk lấy chất
lượng sữa sạch đặt lên hàng đầu”.
- Triết lý kinh doanh của TH rất rõ ràng và nhất quán : chất lượng sữa tươi sạch
phải bao hàm trọn vẹn cả một chu trình khép kín, được kiểm soát và quản lý chặt
chẽ. Yếu tố đầu tiên là nguồn liệu đầu vào phải thực sự tươi sạch – kết tinh từ quá
trình chăn nuôi : ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Quy trình chăn nuôi bò sữa tại trang
trại của Nhà máy sữa TH true milk ở Nghĩa Đàn, Nghệ An có quy mô công nghiệp
khép kín, đồng bộ trong tất cả các khâu như chọn giống bò, chế độ thức ăn dinh
dưỡng cho bò, điều kiện sống của bò (chuồng trại, chế độ sinh hoạt, công nghệ
quản lý đàn, chăm sóc thú y), cho đến khâu sản xuất và phân phối sản phẩm.
2.2 . Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của Th true milk :



- Dựa trên lợi ích chung của cộng đồng, không vì mục tiêu và bằng mọi cách tối ưu
hóa lợi nhuận, luôn hướng tới cộng đồng, vì lợi ích của người tiêu dùng. Đặt lợi ích
riêng của tập đoàn nằm trong lợi ích chung đó.
- Luôn làm việc với phương châm : “ Không bao giờ tối đa hóa lợi nhuận mà phải
hài hòa vì lợi ích, vì cộng đồng”.
- Xây dựng triết lý kinh doanh gắn liền với thực tiễn cuộc sống, sức khỏe và con
người. Nhu cầu về thực phẩm tươi sạch luôn là vấn đề tâm điểm và thiết thực cho
cuộc sống hiện đại ngày nay. Để nhìn nhận và rút ra được triết lý đó, phải có một
tầm nhìn bao quát và những kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống.
2.3 Những thành tựu mà Công ty đạt được :
-Thành công trong sáng tạo khi đưa ra chiến lược kinh doanh với cách thức kinh
doanh và định vị thương hiệu cao
-Đầu tư vào con người và mở rộng thị trường:
+ Không chỉ là sữa sạch, người tiêu dùng Việt Nam yên tâm sẽ được phục vụ
với hàng loạt các sản phẩm sạch của thương hiệu như rau sạch, sữa tăng trưởng
cho trẻ em, sữa cho người tim mạch, tiểu đường, váng sữa, phô mai,...
+ Chủ trương là đầu tư vào công nghệ và dây truyền sản xuất là trọng tâm, đầu
tư vào con người là chiến lượt
-Hướng về cộng động: cho chúng ta thấy được, hiểu được trên mỗi con đường
mòn, con người biết sáng tạo, táo bạo nghĩ và làm đọc lập theo một hướng mới thì
những điều không thể sẽ thành có thể, thậm chí sẽ tạo ra bước ngoặt trong lịch sử
-Thương hiệu mang tới hạnh phúc đích thực: thương hiệu không phải là một hình
thức để quảng bá mà phải có một lộ trình để bạn sống chết vì nó
-Tư duy vượt trội:
+ Nghệ An vốn là mảnh đất khí hậu khắc nghiệt, không ai có thể nuôi bò sữa vậy
mà chỉ sau 14 tháng đã xây dựng được trang trại bò sữa hiện đại và cho ra đời dòng
sữa tươi sạch.
-Chất lượng vượt trội: công nghệ trồng cỏ sạch, nuôi bò sạch, sản xuất theo chuỗi

từ đồng cỏ xanh tơi ly sữa sạch tạo ra dòng sữa thiên nhiên, có chất lượng hàng đầu
thế giới
* Ví dụ: sáng tạo khi đưa ra chiến lược kinh doanh với cách thức kinh doanh và
định vị thương hiệu sáng tạo :


+ Có mặt trên thị trường từ cuối tháng 12/2010, để cạnh tranh với thương hiệu
sữa đứng đầu Việt Nam như Vinamilk thì TH true milk phải đưa ra những chiến
lược để thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, phải định ra cho mình một
hình ảnh thích hợp. Một sản phẩm khác biệt với ý tưởng đắt giá mới là phong cách
thích hợp.
+ Với một chương trình quảng bá kèm PR nhấn mạnh yếu tố sữa sạch, TH true
milk đã phần nào tạo được khác biệt hóa vỡi những nhãn hàng sữa khác trên thị
trường và gắn tên của mình với ý niệm sạch.
+ Về hệ thống phân phối, TH true milk cũng đã kịp có mặt tại các hệ thống bán lẻ
lớn như CoopMart, BigC, MaxiMart. Bên cạnh đó là chuỗi bán lẻ TH true mart, dự
kiến sẽ đạt 1000 cửa hàng. Người tiêu dùng còn có thể đặt hàng trực tuyến trên
website và nhận ngay hàng tại nhà mình. Đó là một trải nghiệm mua sắm hiện đại
bên cạnh hình thức mua hàng truyền thống.
+ TH true milk đã xác định đúng rằng yếu tố sạch sẽ thu hút được yếu tố người
tiêu dùng khi vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề quan ngại lớn nhất
+ Thời điểm TH ra đời, thị trường sữa nước của Việt Nam có tới 92% là sữa bột
pha lại, nhưng nay tỉ lệ rút ngắn còn khoảng 72% chủ yếu nhờ sự đóng gọp của
TH. Hiện TH là doanh nghiệp sữa duy nhất đạt 50% thị phần sữa tươi trên thị
trường
+ Năm 2014 doanh thu của TH là 4000 tỉ đồng.
+Thương hiệu này cũng vương lên chiếm lĩnh thị phần và trở thành một trong bà
doanh nghiệp có vị trí lớn nhất trong thị trường sữa nước khi chiếm khoảng 7,7%
thị phần.
+ Với sữa chua, hiện đã có hơn 90% người tiêu dùng biết đến và đứng vị trí thứ

hai chỉ sau hơn một năm ra mắt.
Với những thành công đó, TH true milk đã khẳng định được vị trí của mình trong
thị trường ngành Sữa Việt Nam, vượt trội và phát triển hơn cả những tên tuổi đi
trước như vinamilk.



×