Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THỦ tục NHẬP KHẨU THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.9 KB, 4 trang )

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM CHỨC
NĂNG
Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan
kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định. Đối với mặt hàng Thực
phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ Y tế quy định:

Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải
được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm)
trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải
được công bố hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an
toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị
trường.
Công bố thực phẩm chức năng


Để làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng trước hết bạn sẽ cần có công bố thực phẩm với
Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y Tế. Việc công bố nên thực hiện trước khi hàng về.
Một số vấn đề cần lưu ý:


Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân
đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp, và có
hợp pháp hóa lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó. Lưu ý, nội dung trên CFS phải chuẩn, tên
sản phẩm trên CFS và nhãn sản phẩm cùng tên trên công bố phải khớp nhau.


Tài liệu chứng minh công dụng: tài liệu này không phải catalogue giới thiệu sản phẩm mà
là tài liệu khoa học do cơ quan có thẩm quyền cấp, chứng minh về công dụng sản phẩm, về
thành phần nào trong sản phẩm mang lại công dụng đó. Tài liệu này cần có xác nhận của cơ
quan, tổ chức cung cấp.

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Phiếu kết quả
này cần thiết khi làm công bố thực phẩm. Trước khi gửi hồ sơ công bố lên Cục ATTP, các đơn
vị làm công bố cần mang mẫu đi thử nghiệm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các chỉ
tiêu phù hợp. Thường các đơn vị nhập khẩu sẽ phải nhập một lô hàng mẫu về và xin xác nhận
mẫu để lấy mẫu đi thử nghiệm.
1.
Đối với thực phẩm chức năng đã có quy chuẩn kỹ thuật:
a.
Đánh giá hợp quy
Tổ chức, cá nhân đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức sau: tự đánh giá
hợp quy theo nội dung đánh giá hợp quy được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư
19/2012TT-BYT và thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được
chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm
được thừa nhận; thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ định.
b. Đăng ký bản công bố hợp quy

Về thành phần hồ sơ:
Công bố hợp quy được quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp
quy được chỉ định (bên thức ba), hồ sơ gồm:

Công bố hợp quy được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định
38/2012/NĐ-CP;

Bản thông tin chi tiết sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c ban hành
kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP (có đóng dấu giáp lai của bên thứ ba);


Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba (bản sao có công chứng hoặc bản sao
có xuất trình bản chính để đối chiếu);

Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc Iso 22000 hoặc tương đương (bản sao có
công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản gốc để đối chiếu).

Về thời gian giải quyết:
7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ công bố hợp quy.

Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
Bộ Y tế
2. Hồ sơ đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật:

Về thành phẩn hồ sơ:

Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành
kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP;

Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b ban hành theo nghị
định 38/2012/NĐ-CP (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân);

Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương
đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể



hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm
(bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);


Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ
yếu, chỉ tiêu an toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chỉ định hoặc Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao
công chứng); Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam
thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);

Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của
tổ chức, cá nhân);

Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;

Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp
nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá
nhân);

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của
tổ chức, cá nhân);

Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc Iso 22000 hoặc tương đương (bản sao có
công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản gốc để đối chiếu);

Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức
năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Thời gian giải quyết:
15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn
thực phẩm.


Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
Bộ Y tế

Trình tự, thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
a.
Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm:

Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định
hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
a.
Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Lưu ý:
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong
vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc hợp pháp
hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu kèm theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng
kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng:

Đang ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền như:
Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1, tại Hà Nội), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu
chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3, tại TP. HCM); Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực
phẩm quốc gia (tại Hà Nội),…

Khai và truyền tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt.

Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản.

Kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra

Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt, nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô

hàng. Nếu không đạt thì phải xuất trả.



×