ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM 2017
LỚP HÌNH SỰ 11
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Câu I (4 Điểm) – Nhận định đúng sai:
1.
Tất cả các CQTHTT đều có quyền khởi tố VAHS và khởi tố bị can.
Sai, vì:
Theo Đ33 BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: CQĐT, Viện kiểm sát;
Tòa án.
Theo Đ104 BLTTHS thì tất cả các cơ quan trên đều có quyền khởi tố vụ án hs.
Tuy nhiên, về thẩm quyền khởi tố bị can, theo Đ126 BLTTHS thì Tòa án không có
quyền khởi tố bị can.
Như vậy, không phải tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố
bị can.
2. Tất cả những người có quyền giải quyết VAHS đều là những người tiến
hành tố tụng.
Sai, vì:
Những cơ quan khác không phải cơ quan tiến hành tố tụng như: Bộ đội biên
phòng, Kiểm lâm, Hải quan, Cảnh sát biển và những cơ quan khác trong CAND và
QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại
Đ111 BLTTHS cũng có quyền tham gia giải quyết vụ án hình sự theo những trường
hợp luật định.
3.
Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý
trong VAHS đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
Sai, tại vì:
1
Căn cứ vào Đ43 BLTTHS quy định những người có quyền đề nghị thay đổi người
tiến hành tố tụng bao gồm: Kiểm sát viên; bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của haị; người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Theo quy định trên thì những người tham gia tố tụng khác như người làm chứng,
người giám định, người phiên dịch…không có quyền đề nghị thay đổi người tiến
hành tố tụng.
Như vậy, không phải tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ
pháp lý trong vụ án hình sự đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
4.
Trong mọi trường hợp người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người
thân thích của người tiến hành tố tụng.
NĐ sai, tại vì;
Căn cứ vào mục 1, phần II NQ 03 thì căn cứ vào thời điểm mà người bào chữa
tham gia để quyết định thay đổi hoặc không thay đổi. Nếu người bào chữa không
tham gia trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu mà có quan hệ thân thích với người
đã và đang tiến hành tố tụng thì sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho
người được nhờ bào chữa đó. Còn nếu người bào chữa tham gia trong các giai đoạn
tố tụng ngay từ đầu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận người bào chữa và người bị
thay đổi trong trường hợp này là người tiến hành tố tụng có mối quan hệ thân thích
với người bào chữa.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, người bào chữa phải bị thay đổi nếu
là người thân thích của người tiến hành tố tụng.
Câu II (3 Điểm) A là quân nhân được đơn vị cho nghỉ phép về huyện X. A đã rủ
B là người cùng huyện trộm cắp tài sản của C. Vụ án bị phát hiện, A và B bị bắt và
bị VKS đưa ra truy tố trước tòa. Hãy xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án nếu: C là sĩ quan quân đội;
Trả lời :
Thứ nhất, căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi phạm tội để xác định thẩm quyền
xét xử của TAQS hay TAND. Đối với A là quân nhân thực hiện hành vi phạm tội
căn cứ vào K1 Đ3 PLTCTAQS thuộc thẩm quyền xét xử xủa TAQS. Đối với B là
2
dân thường phạm tội và hành vi phạm tội của B không liên quan đến bí mật quân sự,
không gây thiệt hại cho quân đội do đó thẩm quyền xét xử B thuộc TAND. Trong
trường hợp này vừa có bị can thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS vừa có bị can
thuộc thẩm quyền xét xử của TAND do đó căn cứ vào Đ5 PLTCTAQS nếu tách
được vụ án thì TAQS xét xử A, TAND tiến hành xét xử B. Nếu không tách được vụ
án thì TAQS xét xử toàn bộ.
Thứ hai, căn cứ vào loại tội mà chủ thể thực hiện để xác định thẩm quyền giữa
tòa án các cấp. Căn cứ vào k1 Đ170 BLTTHS Trong trường hợp không tách được
vụ án do TAQS xét xử toàn bộ thì trường hợp này thuộc thẩm quyền xét xử của tòa
án quân sự quân khu. Trường hợp tách vụ án, thì Thẩm quyền xét xử A thuộc TAQS
quân khu, thẩm quyền xét xử B thuộc tòa án nhân dân cấp huyện.
Thứ ba xác định thẩm quyền theo lãnh thổ. Căn cứ vào K1 Đ171 BLTTHS hành
vi phạm tội thực hiện ở huyện X do vậy thuộc thẩm quyền của TA huyện x.
- C là dân thường ;
Xác định thẩm quyền như trên.
- C là dân thường, A đã có quyết định xuất ngũ ngay khi phạm tội.
Trường hợp này, A và B đều là dân thường phạm tội và hành vi phạm tội của A,
B không liên quan đến bí mật quân sự, không gây thiệt hại cho quân đội do vậy thuộc
thẩm quyền xét xử của TAND huyện X.
Câu III ( 3 điểm) Giữa A và C có mâu thuẩn từ lâu. Chiều ngày 10/1/2010, A
rủ B đã chặn đường C để đánh. Sự việc đánh nhau này được D nhìn thấy nhưng vì
còn nhỏ (14 tuổi) nên không dám nhảy vào can. Vụ án được khởi tố, thuộc k1 Đ104
BLTTHS theo sự yêu cầu của người bị hại (C), trong quá trình điều tra, phát hiện A
bị mắc bệnh hiểm nghèo và có giấy chứng nhận của hội đồng giám định pháp y. B
là người bình thường và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Hỏi:
a. Cơ quan điều tra sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này.
Trả lời:
Trong trường hợp này do A mắc bệnh hiểm nghèo có giấy chứng nhận của hội
đồng giám định pháp y do đó căn cứ vào K1 Đ160 BLTTHS thì cơ quan điều tra ra
quyết định tạm đình chỉ đối với A. Đối với B tiến hành điều tra bình thường. Đối với
D thì có thể triệu tập D đến làm chứng, lấy lời khai của D và khi lấy lời khai của D
3
phải mời cha mẹ của D hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo
của người đó tham dự.
Tình tiết bổ sung thứ nhất
Trong quá trình điều tra vụ án, khi tiến hành lấy lời khai của D, Điều tra viên đã
không mời cha mẹ D tham dự. Nhưng sau đó, Điều tra viên lại yêu cầu cha mẹ D ký
tên vào biên bản lấy lời khai.
b.
Giả sử trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, VKS phát hiện được
tình tiết trên. Hỏi VKS sẽ xử lý như thế nào?
Trả lời:
Trong trường hợp này, căn cứ vào K3 Đ168 BLTTHS VKS ra quyết định trả hồ
sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung vì đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng được quy định tại K5 Đ135 BLTTHS “ khi lấy lời khai của người làm chứng
dưới 16t phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo
của người đó tham dự” nhưng trong trường hợp trên khi tiến hành lấy lời khai của
D, đtv đã không mời cha mẹ của D đến tham dự.
Tuy nhiên, VKS có thể không trả hồ sơ điều tra bổ sung nếu sự vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng đó không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
tham gia tố tụng ( K3 Đ4 TT01)
Tình tiết bổ sung thứ hai
CQĐT gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án cho VKS cùng
cấp. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ để quyết định việc truy tố, VKS phát hiện B
còn phạm thêm tội cướp tài sản.
c. Anh (Chị) hãy nêu hướng giải quyết của VKS khi gặp trường hợp này?
Trả lời:
Trong trường hợp này, sẽ chia thành hai hướng giải quyết:
Căn cứ vào K2 Đ2 TT01/2010 thì nếu tách được vụ án để giải quyết thì VKS sẽ
không trả hồ sơ để diều tra bổ sung.
Còn nếu không tách được vụ án để giải quyết thì VKS căn cứ vào K2 Đ168
BLTTHS ra quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung vì có căn
cứ để khởi tố B về một tội phạm khác là tội cướp tài sản.
Tình tiết bổ sung thứ ba
4
Sau khi quyết định truy tố bị can bằng bảng cáo trạng, thì A chết, B bỏ trốn và
không biết đang ở đâu.
d. Hãy nêu hướng giải quyết?
Trả lời:
B bỏ trốn, căn cứ vào Đb K2 Đ 169 VKS ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối
với B và yêu cầu cơ quan điều tra truy nã B
A chết, căn cứ vào K1 Đ169 và K7 Đ107 BLTTHS VKS ra quyết định đình chỉ
vụ án đối với A.
5
ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM 2017
LỚP LUẬT HÌNH SỰ 10
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Câu I (4 Điểm) – Nhận định đúng sai:
1. Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi
khởi tố vụ án hình sự đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại
K2 Đ57 BLTTHS.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ vào điểm a mục 3 phần II NQ 03 quy định thì trường hợp khi phạm tội
là người phạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã
đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2 điều 57
BLTTHS.
2.
Trong trường hợp bào chữa bắt buộc quy định tại điểm b K2 Đ57
BLTTHS, khi bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu thay
đổi người bào chữa thì yêu cầu đó luôn được chấp nhận.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm c.1 mục 3 phần II NQ03 quy định trường hợp yêu cầu thay đổi
người bào chữa thì thẩm phán được phân công làm chủ tòa phiên tòa căn cứ vào
khoản 2 và khoản 3 Điều 56 BLTTHS, hướng dẫn tại mục 1 phần II nghị quyết để
xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận.
3.
Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.
NĐ đúng, tại vì:
6
Theo quy định tại K2 Đ55 BLTTHS quy định về những người không được làm
chứng không liệt kê người thân thích của bị can bị cáo. Căn cứ theo khoản 1 Đ55
BLTTHS, nếu người thân thích của bị can bị cáo biết được tình tiết liên quan đến vụ
án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
4.
Người dưới 14 tuổi không được làm chứng.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K2 Đ55 BLTTHS không liệt kê người dưới 14 tuổi không được làm
chứng. Và căn cứ theo Khoản 1 Điều 55 BLTTHS nếu người dưới 14 tuổi biết được
tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làn chứng.
Câu II (3 Điểm) Ông H trình bày với CQĐT là ông được con trai là X kể lại
đã nhìn thấy A và B cãi nhau rồi dẫn đến xô xát với nhau, đột nhiên B đấm vào
mặt A, A liền rút dao ra. B quay người bỏ chạy liền bị A đâm 1 nhát vào lưng.
CQĐT yêu cầu X trình bày, kết quả cung tương tự như lời khai của ông
H. Hỏi cung A thì A khai “vì B to khỏe hơn và lại đánh A trước nên A mới dùng
dao đâm để tự vệ”.
CQĐT tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án và đã thu được 1 con dao,
1 chiếc xe đạp. Kết luận giám định cho biết trên cán dao có dấu vân tay của A
và máu trên cán dao thuộc nhóm máu của nạn nhân. Nạn nhân chết do bị đâm.
Về chiếc xe đạp, qua quá trình điều tra xác định được đó là xe đạp của A.
Hỏi:
a) Xác định các loại nguồn chứng cứ?
b) Xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng cứ trên?
Trả lời:
a) Các loại nguồn của chứng cứ:
Vật chứng là con dao ở hiện trường vì nó được dung làm công cụ phương
tiện phạm tội đồng thời mang những dấu vết của tội phạm như: dấu vân tay, vết máu
của nạn nhân.
-
Lời khai của người làm chứng là lời khai của X và ông H
-
Lời khai của bị can A.
-
Kết luận giám định.
7
Ngoài ra, những biên bản trong hoạt động điều tra như: bắt người, khám
nghiệm hiện trường, khám xét, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng…cũng được
coi là nguồn của chứng cứ.
b) Xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng cứ trên.
Khoa học pháp luật tố tụng hình sự phân chia chứng cứ thành nhiều loại dựa vào
những tiêu chí khác nhau;
Xét trong mối quan hệ giữa chứng cứ và đối tượng chứng minh, chứng cứ
bao gồm: chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp
Xét trong mối quan hệ giữa chứng cứ với nơi xuất xứ của nó thì bao gồm:
chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại (thuật lại).
Trong mối quan hệ giữa chứng cứ với ý nghĩa pháp lý hình sự, chứng cứ
được chia thành: chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội.
Từ các căn cứ trên, có thể xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng
cứ trên bao gồm:
Dấu vân tay của A và vết máu của nạn nhân trên con dao mà cơ quan điều
tra đã thu thập trên hiện trường:
+ Là chứng cứ gián tiếp vì từ dấu vân tay và vết máu kết hợp với kết luận giám
định, lời khia của người làm chứng cơ quan điều tra mới xác định được A là người
phạm tội.
+ Là chứng cứ gốc vì được thu thập mà không thong qua một khâu trung gian
nào.
+ Là chứng cứ buộc tội vì nó thể hiện rõ việc phạm tội, sự kiện phạm tội và lỗi
của A.
-
Những thong tin trong lời khai của X và A:
+ Là chứng cứ trực tiếp vì cho biết những nguồn tin quan trọng và cơ bản nhất
của hành vi phạm tội, phục vụ trực tiếp cho việc làm rõ những yếu tố cấu thành tội
phạm.
+ Là chứng cứ gốc vì được hình thành từ nguyên bản.
8
+ Là chứng cứ buộc tội.
-
Những thong tin trong lời khai của ông H.
+ Là chứng cứ trực tiếp.
+ Là chứng cứ sao chép ( thuật lại) vì ông H nghe con trai là X kể lại.
+ Là chứng cứ buộc tội/
-
Những thông tin trong kết luận giám định:
+ Là chứng cứ gián tiếp vì không trực tiếp xác định tội phạm mà phải kết hợp với
những yếu tố khác mới xác định được đối tượng chứng minh.
+ Là chứng cứ gốc.
+ Là chứng cứ buộc tội.
Những thông tin trong biên bản hoạt động ĐT: là chứng cứ gián tiếp, chứng
cứ gốc.
Câu III ( 3 điểm) A thực hiện hành vi cướp giật, ngay sau đó đã bị quần
chúng nhân dân đuổi theo và bắt được. A bị dẫn giải đến trụ sở Công an quận
vào lúc 10h sáng. Sau khi xem xét trường hợp phạm tội của A, Thủ trưởng cơ
quan CSĐT công an quận đã ra Quyết định tạm giữ A vào lúc 16h cùng ngày.
Hỏi 1:
a) Theo quy định PLTTHS VN, thủ tục “Tạm giữ” A được thực hiện như thế nào?
b) Thời hạn tạm giữ A được tính từ thời điểm nào? A có thể bị tạm giữ tối đa là
bao lâu?
Trả lời :
a)
Thủ tục tạm giữ A được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, K3 Đ86
BLTTHS.
b) Theo quy định tại K1 Đ87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ tính từ ngày cơ
quan điều tra nhận người bị bắt. Do đó, trong trường hợp này thời hạn tạm giữ A tính
từ lúc 10h sáng ngày A bị dẫn giải đến trụ sở công an quận.
Theo quy định tại K2 Đ87 BLTTHS thì A có thể bị tạm giữ tối đa 9 ngày.
9
Hỏi 2: CQĐT ra Quyết định khởi tố Bị can đối với A theo K1 Đ136 BLHS (có
mức phạt tù từ 1 năm -> 5 năm) thì CQĐT có thể ra Lệnh Tạm giam A được không?
Trả lời :
Căn cứ vào Điểm B Khoản 1 Điều 88 BLTTHS thì biện pháp tạm giam có thể
được áp dụng với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS
quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc
cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Trong trường hợp này,
tội mà A phạm có khung hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm và nếu có thêm căn cứ
cho rằng A có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội
thì cơ quan điều tra có thể ra lệnh tạm giam A.
Hỏi 3: Gỉa sử trong quá trình tạm giam, phát hiện A là người bị bệnh nặng và có
nơi cư trú rõ ràng thì Thủ trưởng CQĐT có thể ra Quyết định hủy bỏ Lệnh tạm giam
để thay thế bằng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được không? Vì sao?
Trả lời :
Trong trường hợp này thủ trưởng cơ quan điều tra không thể ra quyết định hủy
bỏ lệnh tạm giam để thay thế bằng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, tại vì: Căn cứ vào
Khoản 3 Điều 88 BLTTHS thì quyết định tạm giam của thủ trưởng cơ quan điều tra
phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành nên căn cứ vào Khoản 2 Đ94
BLTTHS thì biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc
thay thế phải do viện kiểm sát quyết định.
Hỏi 4: Nếu A được tại ngoại mà bỏ trốn, sau khi bắt được A theo Lệnh truy nã
CQĐT có được quyền tạm giam A hay không? Vì sao ?
Trả lời :
Việc cơ quan điều tra có được quyền tạm giam A hay không có thể xét hai trường
hợp sau:
+ Trường hợp 1: CQĐT bắt A không đồng thời là cơ quan ra lệnh truy nã thì
trong trường hợp cơ quan ra lệnh truy nã không thể đến nhận người bị bắt ngay thì
sau khi lấy lời khai CQĐT nhận người bị bắt phải ra quyết định tạm giữ và thong
báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã.
10
+ Trường hợp 2: CQĐT bắt A đồng thời là cơ quan ra quyết định truy nã thì sau
khi bắt được A, cơ quan này phải ra ngay quyết định tạm giam.
Hỏi 5: Gỉa sử sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ
tọa phiên tòa thấy cần phải xét xử A theo K2 Đ136 BLHS (có mức phạt tù từ 3 năm
-> 10 năm) nhưng lại có người đủ điều kiện đứng ra bảo lĩnh cho A. Trong trường
hợp này có thể áp dụng biện pháp “Bảo lĩnh” đối với A không?
Trả lời :
Trong trường hợp này có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với A.
Theo quy định tại K1 Đ92 BLTTHS thì biện pháp bảo lĩnh được áp dụng để thay thế
biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, CQĐT, VKS, TA có thể quyết định cho
họ được bảo lĩnh. Trong trường hợp này, A đã thỏa mãn điều kiện tạm giam được
quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 88 BLTTHS là đã phạm tội rất nghiêm trọng và
nếu A thỏa mãn điều kiện được bảo lĩnh quy định tại Điều 92 BLTTHS thì có thể áp
dụng biện pháp bảo lĩnh đối với A.
11