Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề thi cuối kì và đáp án môn luật Kinh doanh , luật hành chính năm 2017, Đại học luật TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.7 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM 2017
LỚP THƯƠNG MẠI 06
MÔN: LUẬT DOANH NGHIỆP
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Câu 1 (4 Điểm) – Nhận định đúng sai:
1 – Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì
người đó phải cư trú tại Việt Nam.
Nhận định đúng.
Khoản 3 Điều 13 LDN 2014 có quy định: “(…) Trường hợp doanh nghiệp chỉ có
một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam”.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 13 LDN 2014
2 – Chủ tịch HĐQT của CTCP phải là cổ đông của CT đó.
Nhận định sai.
Chủ tịch HĐQT của CTCP không nhất thiết phải là cổ đông của CT đó.
Khoản 1 Điều 152 LDN 2014 quy định: “Hội đồng quản trị bầu một thành viên của
Hội đồng quản trị làm Chủ tịch”. Như vậy, chủ tịch HĐQT phải là thành viên của
HĐQT, ta cần xem xét thành viên của HĐQT có bắt buộc là cổ đông của CT hay
không. Theo điểm b khoản 1 Điều 151 LDN 2014 thì thành viên của HĐQT phải
có tiêu chuẩn và điều kiện sau: “Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản
lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty”. Luật
không bắt buộc thành viên của HĐQT nhất thiết phải là cổ đông của công ty, Chủ
tịch HĐQT được bầu trong số những thành viên này, do đó, Chủ tịch HĐQT trong
CTCP có thể là cổ đông hoặc không là cổ đông của công ty đó.

1


Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 152 LDN 2014


3 – CTCP A có sở hữu 55% vốn ở CT TNHH B thì CT TNHH B không được
mua cổ phần của CTCP A.
Nhận định đúng.
Khoản 1 Điều 189 LDN 2014 có quy định:
“Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó (…)”
CTCP A sở hữu trên 50% vốn điều lệ của CT TNHH B (55%), như vậy, có thể kết
luận rằng CT A là công ty mẹ của CT B. Khoản 2 Điều 189 LDN 2014 có quy
định: “Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ”. Vì
vậy, CT B là công ty con nên không được quyền mua cổ phần của CT A là công ty
mẹ.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 189 LDN 2014
4 – Thành viên CÔNG TY hợp danh phải là cá nhân.
Nhận định sai.
Trong Công ty hợp danh có 2 loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn. Điểm b khoản 1 Điều 172 LDN 2014 chỉ bắt buộc “thành viên hợp danh
phải là cá nhân”. Luật không hề đề cập đến việc bắt buộc thành viên góp vốn phải
là cá nhân, vì vậy thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức và không
thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18.
Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 1 Điều 172 LDN 2014

2


Câu 2 (3 Điểm) – CTCP X đang có dự định bán một tài sản của Công ty cho
ông A là cổ đông sáng lập của Công ty và muốn bạn tư vấn những vấn đề
pháp lý có liên quan theo quy định của LDN 2014.
Những thông tin bạn được cung cấp như sau:


1 – Công ty có 100.000 cổ phần, trong đó ông A sở hữu 12% cổ phần của Công ty.

2 – Công ty không có cổ phần ưu đãi.

3 – Điều lệ Công ty không có quy định khác LDS 2014.

Trả lời:
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 162 LDN 2014 thì giao dịch giữa công ty với ông
A (cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông) phải được Đại hội đồng cổ
đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận. Tùy thuộc vào giá trị tài sản mà CTCP X
dự định bán cho A mà thẩm quyền quyết định giao dịch là thuộc về Hội đồng quản
trị hoặc Đại hội đồng cổ đông:

Nếu tài sản định bán có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất: thẩm quyền thuộc về Hội đồng quản trị (khoản 2
Điều 162).

Nếu tài sản định bán có giá trị lớn hơn hoặc bằng 35% tổng giá trị tài sản doanh
nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất: thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ
đông (khoản 3 Điều 162).

3


Câu 3 – Công ty TNHH Hải Phong đầu tư 1 tỷ đồng thành lập Công ty Hải
Minh và cử 3 người là ông Nam, ông Thành và bà Hương đại diện quản lý vốn
ở Công ty Hải Minh.

Vào tháng 10/2014, ông Nam bán cho Công ty Hải Minh một chiếc ô tô với giá
200 triệu đồng. Công ty Hải Minh đã vay 200 triệu đồng từ Công ty Hải Phong để

trả cho ông Nam. Mặc dù thời hạn trả nợ theo hợp đồng vay là 1 năm kể từ ngày
01/10/2014 tuy nhiên đến tháng 3/2015 Công ty Hải Minh đã trả hết số nợ cho
Công ty Hải Phong.

Tháng 10/2015, Công ty TNHH Hải Minh bị Tòa án có thẩm quyền mở thủ tục phá
sản theo yêu cầu của 1 chủ nợ.

Anh/chị hãy cho biết:

1 – Nếu áp dụng theo LDN 2014 thì hợp đồng mua ô tô giữa Công ty Hải
Phong và ông Nam có phải là hợp đồng của Công ty với người có liên quan
không? Vì sao?
Trả lời:
Công ty TNHH Hải Minh có 100% vốn điều lệ do Công ty THNN Hải Phong đầu
tư. Vì vậy Công ty TNHH Hải Minh là Công ty TNHH một thành viên do tổ chức
là Công ty THNN Hải Phong làm chủ sở hữu. Vì thế cho nên hợp đồng mua ô tô
giữa Công ty Hải Phong và ông Nam có phải là hợp đồng của Công ty với người
có liên quan.

2 – Việc Công ty Hải Minh trả nợ cho Công ty Hải Phong có bị vô hiệu
không? Vì sao?
Trả lời:
Theo điểm a khoản 1 Điều 189 LDN 2014 thì CT Hải Phong cũng là công ty mẹ
của CT Hải Minh vì CT Hải Phong sở hữu 100% vốn điều lệ của CT Hải Minh.
4


Khoản 2 Điều 59 LPS 2014 có quy định: “Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện với những
người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định

mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu”.
Điểm b khoản 3 Điều 59 LPS 2014 quy định về những người liên quan là “công ty
con đối với công ty mẹ”.
Thời hạn trả nợ theo hợp đồng vay từ ngày 01/10/2014 đến ngày 01/10/2015. Tuy
nhiên tháng 3/2015 CT Hải Minh đã trả hết số nợ cho CT Hải Phong, tức là trả nợ
chưa đến hạn. Đối chiếu với khoản 1 Điều 59 thì đây là trường hợp được quy định
tại điểm c: “Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa
đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn”.
Vì vậy, đã có đủ căn cứ áp dụng khoản 2 Điều 59 để giải quyết tình huống nêu
trên.
Thời điểm Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản là tháng 10/2015, CT thanh
toán nợ vào tháng 3/2015. Thời điểm thanh toán nợ còn trong 18 tháng trước ngày
Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, vì vậy, việc CT Hải Minh trả nợ cho CT
Hải Phong là vô hiệu.

5


ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM 2017
LỚP THƯƠNG MẠI 06
MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Câu 1 (4 Điểm) – Nhận định đúng sai:
A. Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp
và giúp đỡ nhau trong hoạt động của hội.
Sai
Vì:

Tổ chức xã hội nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội do nhà nước sáng kiến
thành lập được hình thành theo quy định của Nhà nước. Muốn trở thành thành viên
của tổ chức xã hội nghề nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện do Nhà nước
quy định. Hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức xã hội này đặt dưới sự quản lí
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1 Số tổ chức xã hội nghề nghiệp như :
Trung tâm trọng tài, đoàn luật sư,…
Trong câu khẳng định trên đã nói: tổ chức xã hội nghề nghiệp "là" tổ chức gồm...
Do đó sai rồi, vì định nghĩa giáo trình đã nêu rõ cái quan trọng là phải do nhà nước
sáng kiến thành lập. Ở đây câu khẳng định trên chắc như đinh đóng cột là câu định
nghĩa rồi. Đãng lẽ nó nên nói : Trong tổ chức xã hội nghề nghiệp thì bao gồm:...
Mới là đúng.
B. Hành vi pháp lí hành chính hợp pháp không phải là sự kiện pháp lí hành
chính làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
Sai


6


Sự kiện pháp lí hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay
chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi
hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.
Những hành vi pháp lí hành chính hợp pháp có thể là sự kiện pháp lí hành chính
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pl hành chính. Ta có thể thấy ví dụ như:
Việc nhận con nuôi (hành vi hợp pháp khi tuân thủ luật nuôi con nuôi do CP ban
hành) thì sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi
và đứa trẻ được nhận nuôi.
C. Mọi cơ quan hành chính đều tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc
hai chiều
Sai

Vì:
Nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều được hiểu là sự phụ thuộc ở cả hai mặt tổ chức và
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định một cách cụ
thể. Nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều đều được thực hiện bởi các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả
nước và lợi ích của địa phương giữa lợi ích ngành với lợi ích vùng lãnh thổ.
Điều này không đúng với tất cả các cơ quan hành chính nhà nước. Ta có thể lấy ví
dụ như đối với cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương như giữa các bộ và
Chính Phủ. Ở đây các bộ ngang nhau không phụ thuộc nhau về mặt tổ chức, do các
bộ được thành lập hoặc bãi bỏ bởi đề nghị của thủ tướng cp lên quốc hội (Điều 20
luật tổ chức cp). Và các bộ chỉ có quyền kiến nghị với những quy định trái pháp
luật của các bộ khác, nếu các bộ đó không nhất trí thì phải trình lên thủ tướng
quyết định (Điều 25 luật tổ chức cp 2001).
Rõ ràng ta thấy ví dụ trên đã thể hiện rằng không có mối phụ thuộc 2 chiều. Do đó
ta có thể khẳng định khẳng định trên là sai vì chỉ cần 1 trường hợp sai là cả khẳng
định trên sai
(Nếu bạn nào nói là các cơ quan hc nn ở trung ương ko hđ theo nguyên tắc 2 chiều
thì tớ ko dám đảm bảo do giáo trình k khẳng định thế nên đừng phán bừa. Dẫu biết
giáo trình nhiều khi sai nhưng ta vẫn phải làm theo biết sao đc :v vì chẳng biết rõ
mà.)
D. Luật cán bộ công chức là quyết định hành chính.
7


Sai:
Vì:
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả của sự
thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể
được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước
tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp

luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp
dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm
thực hiện chức năng quản lí hcnn.
Một trong những đặc điểm của quyết định hành chính đó là tính dưới luật. Quyết
định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước
ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật.
Câu 2 (3 Điểm). Trình bầy nguyên tắc Đảng lãnh đạo.
Trả lời:
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được đặt lên hàng đầu trong quản lý hành chính
nhà nước. Hiến pháp1992 quy định ở điều 4 “Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội mang tính tất yếu.
- Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương
hướng hoạt động của bộ máy nhà nước là để nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nướctạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước. Lãnh đạo
quản lý nhà nước trước hết bằng các nghị quyết trong đó vạch ra đường lối chủ
chương, chính sách nhiệm vụ cho quản lý nhà nước. Phương hướng hoàn thiện hệ
thống các cơ quan quản lý về mặt tổ chức cơ cấu cũng như các hình thức và
phương pháp hoạt động chung. Mọi vấn đề quan trọng nhất của quản lý nhà nước
kể cả những vấn đề chiếm lược lâu dài đều được Đảng thảo luận quyết định.
- Với tầm quan trọng như vậy sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của
nhà nước là tính tất yếu.
Biểu hiện: Đảng lãnh đạo theo đường lối, tổ chức cán bộ, kiểm tra.
* Các hình thức lãnh đạo của Đảng:
8


Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng không bao biện làm thay Đảng lãnh đạo

thông qua quản lý nhà nước, lãnh đạo việc sắp xếp phân bổ cán bộ việc bổ nhiệm
các chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước đều có ý kiến chỉ đạo của
cơ quan Đảng tương đương.
Sau khi thông qua các nghị quyết chỉ đạo việc phân bổ cán bộ thì trọng tâm
sự lãnh đạo của Đảng chuyển sang hình thức kiểm tra.
Để kiểm tra việc thực hiện công việc trên thực tếvà thông qua công tác
kiểm tra Đảng đánh giá được tính hiệu quả và tính thực tế của chính đường lối của
mình. Thông qua công tác kiểm tra này Đảng nắm được hoạt động thể chế hoá
đường lối của Đảng, của các cấp chính quyền như thế nào.
Các nghị quyết của Đảng không mang tính quyền lực pháp lý, chỉ có tính
bắt buộc trực tiếp thi hành đối với Đảng viên, nhưng bằng uy tín của Đảng, vai trò
gương mẫu của Đảng viên, sự lãnh đạo to lớn của Đảng đối với hệ thống quản lý
nhà nước bảo đảm hiệu quả hoạt động.
Chính sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan
nhà nước và tổ chức xã hội lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân.tham gia
thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp quản lý.
Thay các cơ quan hành chính nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ
quan hành chính thực hiện tốt chức năng của mình.
Câu 3 (3 Điểm):
A. X làm đơn khiếu lại với cơ quan có thẩm quyền về việc làm trái pháp
luật của một nhân viên nhà nước, cơ quan có thẩm quyền không giải
quyết khiếu lại của X. Hỏi trong trường hợp này giữa X và cơ quan có
phát sinh ra pháp luật hành chính không? Tại sao?
Trả lời:
Khiếu lại của X là một yêu cầu hợp pháp do đó quan hệ xã hội phát sinh cơ quan
có thẩm quyền không giải quyết khiếu lại của X là sai về một trong 3 đặc điểm của
quan hệ pháp luật hành chính là: Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do
yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thoả thuận của bên kia không phải là điều
kiện bắt buộc phải có do sự hình thành quan hệ, khi thấy cần thiết phải kập quan hệ
với một chủ thể khác có liên quan để thực hiện quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực

chấp hành điều hành chính cụ thể. Khi đó quan hệ thiết lập hành chính giữa bên

9


yêu cầu và bên được yêu cầu sẽ phát sinh. KHông cần có sự đồng ý của bên được
yêu cầu .
Do vậy khiếu lại của ông X là yêu cầu hợp pháp buộc cơ quan có thẩm
quyền phải thụ lý đơn. Việc thụ lý đpn phải phát sinh quan hệ pháp luật hành
chính.
B. Trong trường hợp vi phạm hành xảy ra đã hết thời hạn xử phạt hành
chính thì cơ quan hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền có được phép áp
dụng các biện pháp xử lý phạt vi phạm hành chính hay không? tai
sao?trong trường hợp nào?
Trả lời:
Về nguyên tắc các vi phạm hành chính xảy ra nhưng đã hết thời hạn xử
phạt vi phạm hành chính thì không được xử lý vi phạm hành chính song trong một
số trường hợp cụ thể được pháp luật quy định thì mặc dù vi phạm hành chính đã
xảy ra hết thời hiệu xử phạt cơ quan hoặc cán bộ có thẩm quyền không được phép
ra quyết định xử phạt hành chính nhưng có thể được phép áp dụng các biện pháp
xử phạt bổ sung 9 ( trong trường hợp biện pháp xử phạt bổ sung được áp dụng độc
lập) tước quyền xử dụng giấy phép, tịch thu tang vật. Phương tiện vi phạm buộc
tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc tiêu huỷ văn hoá phẩm độc hại, các vật
phẩm gây nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, buộc phải khắc phục tình trạng
gây ô nhiễm môi trường, buộc phải bồi thường thiệt hại đến 1 triệu động trong lĩnh
vực đất đai, xây dựng, tài chính, nghĩa vụ, ngân hàng.môi trường ........

10




×