Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long trong thế kỷ XX (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.39 KB, 210 trang )

ươnso

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU VÂN

NÔNG CỤ Ở TỈNH VĨNH LONG
TRONG THẾ KỶ XX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU VÂN

NÔNG CỤ Ở TỈNH VĨNH LONG
TRONG THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Trần Thị Nhung


2. TS. Trần Thị Bích Ngọc

HÀ NỘI - 2018
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả trong luận án là điều tra thực địa và thu thập tư liệu của tác
giả luận án. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình của mình.
Tác giả luận án

Nguyễn Thu Vân

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................... 13
1.1. Các công trình nghiên cứu chung về nông nghiệp................................................... 13
1.2. Các công trình nghiên cứu, bài viết về nông cụ và chế tạo nông cụ ........................ 18
1.3. Các công trình nghiên cứu, bài viết về cơ giới hóa trong nông nghiệp ................... 25
1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án ................................................. 27
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG CỤ Ở TỈNH VĨNH LONG THẾ KỶ XX ...... 30
2.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................................... 30
2.2. Đặc điểm xã hội ....................................................................................................... 36
2.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân ở Vĩnh Long ................................ 41

Chương 3: NÔNG CỤ TRUYỀN THỐNG VÀ CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP ............................................................................................... 50
3.1. Bối cảnh ra đời của nông cụ truyền thống và các loại nông cụ cơ giới ................... 50
3.2. Nông cụ và sự du nhập nông cụ cơ giới (1919-1960) ............................................. 57
3.3. Thay đổi phương thức canh tác trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
(1960-2000) ..............................................................................................................

79

Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ NÔNG CỤ TRUYỀN THỐNG VÀ CƠ
GIỚI HÓA Ở TỈNH VĨNH LONG ............................................................................. 114
4.1. Một số đặc điểm ....................................................................................................... 114
4.2. Vai trò của nông cụ và nông cụ cơ giới trong sản xuất nông nghiệp ....................... 120
4.3. Một số kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống
và những vấn đề đặt ra cần quan tâm nghiên cứu, giải quyết .................................. 127
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................. 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 141
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 161

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chú thích

CT

Đồng bằng sông Cửu Long


ĐBSCL

Khoa học xã hội

KHXH

Khoa học xã hội và nhân văn

KHXH và NV

Hà Nội

HN

Nhà xuất bản

Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

Trang

tr

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

TTLTQG II


iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
--------

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG

STT
1

Biểu đồ 2.1

TRANG

Những lý do thay đổi hoạt động sản xuất nông
nghiệp (%)

48
88

2

Biểu đồ 3.1

Sử dụng nông cụ (%)

3


Biểu đồ 4.1

Những lợi ích từ cơ giới hóa trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp (%)

126

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
NỘI DUNG

STT
1

Bảng 3.1

Số lượng máy ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long (1976-1985)

2

Bảng 3.2

101

Số lượng máy kéo sử dụng trong nông nghiệp ở
tỉnh Vĩnh Long

3


Bảng 3.3

104

Tổng số lượng máy kéo của tỉnh Vĩnh Long
(1992-1995)

4

Bảng 3.4

105

Số lượng nông cụ cơ giới sử dụng năm 1994 tại
tỉnh Vĩnh Long

5

Bảng 3.5

106

So sánh diện tích đất cây hàng năm được cơ giới
hóa của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

6

Bảng 3.6

TRANG


107

Diện tích đất cây hàng năm được cơ giới hóa ở
tỉnh Vĩnh Long

108

iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của văn minh nhân loại, nông nghiệp đóng vai trò
cực kỳ quan trọng, mang tính mở đầu. Trước khi diễn ra cuộc cách mạng công
nghiệp, một bộ phận lớn của nhân loại vẫn sống bằng nghề nông. Sự tồn tại của các
nền văn minh cổ: Văn minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ, văn minh Lưỡng Hà và
văn minh Hy – La đã chứng minh điều đó. Cho đến thời kỳ hiện đại, nông nghiệp
vẫn chiếm phần quan trọng trong sinh kế của nhân loại. Theo báo cáo của Liên Hiệp
Quốc năm 2008 thì châu Phi và châu Á là nơi mà dân số nông thôn vẫn còn nhiều
hơn dân số đô thị (CT:1). Việc phát triển những kỹ thuật trong nông nghiệp đã làm
gia tăng năng suất và việc áp dụng rộng rãi những kỹ thuật này còn được gọi là cuộc
cách mạng nông nghiệp (CT:2), cuộc cách mạng này đã làm thay đổi đáng kể
phương thức canh tác trong nông nghiệp trên thế giới và điều đó cũng diễn ra ở Việt
Nam.
Từ nhiều thế kỷ, nông nghiệp luôn được xem là nền kinh tế chính ở ĐBSCL,
trong đó đóng góp cho sự phát triển của nông nghiệp ở ĐBSCL có vai trò không thể
thiếu của việc sử dụng và cải tiến các nông cụ. Vì vậy, nghiên cứu về những nông
cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL nói chung, tỉnh Vĩnh
Long nói riêng trong thời gian qua là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại

hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay.
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm ĐBSCL, giữa sông Tiền – sông Hậu, giữa
hai trung tâm kinh tế là thành phố Cần Thơ và TP.HCM. Vĩnh Long có trục quốc lộ
1A, quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 80 chạy ngang qua nối liền với các tỉnh Trà
Vinh, Đồng Tháp và quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre; Về đường thủy, Vĩnh Long có
sông Mang Thít nằm trong trục đường thủy quan trọng từ TP.HCM qua Vĩnh Long,
xuống các vùng Tây Nam sông Hậu. Địa bàn tỉnh là nơi trung chuyển hàng nông
sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên TP.HCM và là một trong những địa phương
có nền sản xuất đa dạng cho các hoạt động nông nghiệp phong phú của vùng

-1-


ĐBSCL; Sản xuất nông nghiệp được làm quanh năm, có thế mạnh về kinh tế miệt
vườn, dân cư tập trung về đây sinh sống. Tất cả những yếu tố này đã tạo nên một
bản sắc văn hóa riêng cho tỉnh Vĩnh Long.
Những tiến bộ đạt được trong nông nghiệp có vai trò quan trọng của việc sử
dụng nông cụ. Ở ĐBSCL, nông cụ truyền thống là những công cụ đầu tiên được
người dân sử dụng để khai phá đất đai và sản xuất. Qua thời gian, nhiều loại nông
cụ truyền thống đã dần thay đổi cho thích hợp với từng vùng đất ở đây. Cùng với
việc áp dụng các nông cụ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp, một số nông cụ
cơ giới cũng được nhập cảng và được tiến hành trên đồng ruộng từ thời Pháp thuộc,
nhưng rất hạn chế. Đến nửa sau thế kỷ XX, để duy trì nền nông nghiệp, các máy
móc ngày càng được sử dụng nhiều, dần thay thế các nông cụ truyền thống. Sự thay
thế này khiến bộ mặt nông nghiệp vùng ĐBSCL nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói
riêng có một diện mạo mới. Việc sử dụng nông cụ mới một mặt giúp canh tác thuận
lợi hơn, người nông dân đỡ vất vả và đạt năng suất cao hơn, mặt khác, có sự thay
đổi lớn trong mối quan hệ cộng đồng nông thôn, nhất là thay đổi cuộc sống của
người lao động ở nông thôn.
Có thể nói, nông cụ và nông cụ cơ giới đã có những đóng góp quan trọng

trong nhiều thế kỷ khai phá và phát triển ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long
nói riêng, gắn với những biến đổi sâu sắc trong đời sống văn hóa – xã hội, tuy nhiên
cho đến nay, chưa có những công trình nghiên cứu thực sự chuyên sâu và hệ thống
về vấn đề này. Ngoài ra, việc ít quan tâm nghiên cứu về nông cụ khiến cho các thế
hệ trẻ không hiểu biết một phần những giá trị văn minh vật chất mà người Việt ở
phương Nam đã kế thừa và phát triển trong quá trình đi mở đất, vì vậy, việc nghiên
cứu về nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long trước hết sẽ là một bổ khuyết cho thiếu sót trên.
Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu các nông cụ sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện về hệ thống nông cụ tại tỉnh Vĩnh Long, bên cạnh
đó, nghiên cứu này cũng mong muốn việc sưu tầm, bảo quản các nông cụ sẽ được
các ban ngành văn hóa ở địa phương quan tâm, không những nhằm bảo lưu các giá
trị văn hóa truyền thống của địa phương mà còn giúp các thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc

-2-


những đóng góp của các công cụ sản xuất trong quá trình khai khẩn vùng đất mới
của cha ông.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long
trong thế kỷ XX làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tìm hiểu nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long trong thế kỷ XX, những ảnh
hưởng của các loại nông cụ đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý cho các nhà quản lý ở tỉnh Vĩnh Long trong việc
xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp và bảo tồn các loại nông cụ truyền
thống.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án hướng vào việc thực hiện các
nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tìm hiểu những yếu tố: Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, chính trị,
phương thức canh tác, khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng đến sự cải tiến, thay đổi
nông cụ sản xuất trong nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long trong thế kỷ XX.
- Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của các cư dân Việt, Khmer, Chăm, Hoa
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Đóng góp của nông cụ và nông cụ cơ giới đối với sự phát triển của sản xuất
nông nghiệp Vĩnh Long. Rút ra một số đặc điểm từ việc nghiên cứu nông cụ ở một
địa bàn cụ thể là tỉnh Vĩnh Long.
- Đưa ra một số gợi ý cho các nhà quản lý tỉnh Vĩnh Long trong việc xây dựng
chính sách phát triển nông nghiệp và bảo tồn những nông cụ truyền thống ở tỉnh
Vĩnh Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các loại
nông cụ được sử dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặt trong bối cảnh

-3-


điều kiện tự nhiên và điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tại vùng đất Vĩnh
Long.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ điều kiện có hạn, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu như
sau:
3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong giới hạn của một luận án, đề tài
không nghiên cứu rộng sang các đối tượng là các nông cụ, ngư cụ sử dụng trong
chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp mà tập trung vào đối tượng chính là các loại
nông cụ được sử dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, với ba nhóm sau: 1.
Nông cụ phục vụ cho canh tác lúa. 2. Nông cụ phục vụ cho canh tác cây ăn trái. 3.
Nông cụ phục vụ cho canh tác hoa màu.
Nghiên cứu nông cụ trên các khía cạnh:

-

Các loại nông cụ sử dụng theo quy trình sản xuất nông nghiệp trong các
khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, vận chuyển.

-

Cải tiến nông cụ, thay đổi nông cụ trong sản xuất nông nghiệp.
3.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án giới hạn trong khoảng thời

gian từ năm 1919 đến năm 2000. Năm 1919 tương ứng với công cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai của Pháp, và vì đề tài nghiên cứu trong thế kỷ XX nên mốc kết
thúc dừng lại ở năm 2000. Giai đoạn 1919-2000 trong lĩnh vực nông nghiệp, vùng
ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng có nhiều đổi mới trong phương thức
sản xuất, kỹ thuật canh tác. Các nông cụ sản xuất sử dụng trong canh tác nông
nghiệp không chỉ có các loại nông cụ truyền thống mà còn cả nông cụ cơ giới, đã
góp phần tăng năng suất cây trồng, sản lượng thu hoạch. Khi nghiên cứu về nông cụ
ở tỉnh Vĩnh Long, luận án cũng tìm hiểu cả giai đoạn trước đó nhằm làm rõ hơn
những thay đổi và tác động của các loại nông cụ đến hoạt động kinh tế nông nghiệp
và đời sống xã hội nông thôn Vĩnh Long.
3.2.3. Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu nông
cụ tỉnh Vĩnh Long trong thế kỷ XX gồm có thị xã Vĩnh Long và các huyện Bình
Minh, Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm (CT:3).

-4-


Nhưng luận án cũng chỉ nghiên cứu và đề cập đến những huyện, xã có lịch sử làm
ruộng, cây ăn trái, hoa màu lâu đời; những nơi có nhiều người nông dân hiểu rõ về
các loại nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chứ không đi sâu bao quát tất

cả các huyện, xã trong tỉnh Vĩnh Long.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận, hướng tiếp cận
- Sử dụng phương pháp luận sử học Marxist, nhằm tìm hiểu nguồn gốc và lý
giải sự thay đổi của các loại nông cụ mà người nông dân sử dụng để sản xuất nông
nghiệp như là yếu tố quan trọng đưa đến những thay đổi trong xã hội nông thôn
Vĩnh Long.
- Tiếp cận theo hướng nghiên cứu lịch sử của trường phái Annales (Biên niên
sử). Vận dụng tầm quan trọng của ngành địa lý nhân văn của Lucien Fèbvre (CT:4)
để xem xét mối liên hệ giữa các loại nông cụ mà người nông dân sử dụng trong sản
xuất nông nghiệp với môi trường, không gian văn hóa của từng vùng đất ở Vĩnh
Long.
- Tiếp cận theo hướng liên ngành: Dân tộc học, xã hội học, kinh tế học, văn
hóa học… để xem xét nguyên nhân thay đổi của từng loại nông cụ và những ảnh
hưởng từ sự cải tiến, thay đổi công cụ sản xuất đến tình hình kinh tế – xã hội của
tỉnh Vĩnh Long.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu như đã trình bày ở phần trên, chúng tôi sử
dụng các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu: Phương pháp lịch sử và phương
pháp logic; phương pháp sử học qua lời kể; phương pháp quan sát thực địa; khảo
sát bằng bảng hỏi điều tra xã hội học
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Thông qua những tư liệu lịch
sử và lời kể của người nông dân (những người trực tiếp lao động và sử dụng các
loại nông cụ), mô tả các loại nông cụ và sự cải tiến, thay đổi của chúng trong các
công đoạn của quá trình sản xuất nông nghiệp, gắn với bối cảnh tình hình của mỗi

-5-


thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử để từ đó đúc kết những đặc điểm, vai trò của các loại

nông cụ ở Vĩnh Long trong suốt quá trình phát triển từ năm 1919 đến năm 2000.
- Phương pháp sử học qua lời kể (Oral history): Để bổ sung những thiếu sót
của tài liệu thành văn, chúng tôi sử dụng phương pháp sử học qua lời kể như một
phương pháp nhằm mô tả lại tiến trình hình thành và phát triển của các loại nông cụ
qua thời gian. Tất nhiên khi tìm hiểu về lịch sử nông cụ, đôi khi tài liệu không ghi
chép hết những gì đã diễn ra, hoặc nếu có thì các tài liệu vẫn có thể bị thất lạc qua
thời gian vì những biến cố khách quan như chiến tranh, thiên tai… Do đó, phương
pháp sử học qua lời kể chính là một công cụ hữu ích nhằm bổ sung cho những
"khoảng trống tài liệu" về một vấn đề nào đó.
Đặc biệt khi nghiên cứu về lịch sử nông cụ, chúng tôi nhận thấy những người
nông dân chính là nguồn sử liệu sống quan trọng, vì chính họ là người trực tiếp sáng
tạo ra cũng như hiểu rõ nhất về quá trình hình thành và cải tiến nông cụ nhằm phục
vụ cho hoạt động nông nghiệp của mình. Vì vậy, phương pháp sử học qua lời kể
được sử dụng để lắng nghe người nông dân "kể lại" câu chuyện về quá trình sáng
tạo cũng như cải tiến nông cụ của họ, bởi không có đối tượng nào gắn bó một cách
trực tiếp với nông cụ như người nông dân.
Sử học qua lời kể là một cuộc kể chuyện của người trong cuộc, vì vậy nhà
nghiên cứu và người được hỏi chuyện phải hoàn toàn bình đẳng với nhau, cả hai
cùng "khám phá" chứ không phải chỉ có từ một phía, và nhiệm vụ của nhà nghiên
cứu không gì khác hơn là khơi gợi câu chuyện và người kể chuyện chính là người
được hỏi chuyện mà cụ thể trong đề tài này thì người được hỏi chuyện chính là
những người nông dân. Việc tiến hành thu thập thông tin bằng phương pháp sử học
qua lời kể giúp khai thác những thông tin còn lưu giữ trong ký ức của người dân địa
phương về các nông cụ sản xuất, về xã hội nông thôn mà họ đã và đang gắn bó. Đối
tượng phỏng vấn là rất đa dạng, từ các "lão nông tri điền" cho đến những nông dân
bình thường có gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm làm rõ hơn "quá
trình phát triển của nông cụ" ở tỉnh Vĩnh Long. Tất nhiên chúng tôi không chỉ bó
hẹp vào đối tượng là người nông dân mà một số cán bộ làm công tác sưu tầm, bảo

-6-



tồn cũng được phỏng vấn, vì có thể đây là những đối tượng tích lũy được nhiều
thông tin về nông cụ cũng như sự biến đổi của chúng qua thời gian. Tùy theo từng
vấn đề, từng mục đích yêu cầu của luận án, chúng tôi chọn lựa cách thức phỏng vấn
và đối tượng phỏng vấn khác nhau nhằm mục đích thu thập được các thông tin hữu
ích phục vụ cho việc lý giải các luận điểm đưa ra trong luận án.
Với đề tài này, chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu bằng loại phỏng vấn bán
cấu trúc. Đối tượng phỏng vấn là những hộ gia đình nông dân đang sinh sống tại
Vĩnh Long đã và đang làm nông nghiệp: trồng lúa, cây ăn trái và hoa màu lâu năm.
- Phương pháp quan sát thực địa: Ngoài việc quan sát hình dáng, cách thức,
công dụng, kỹ thuật canh tác của từng loại nông cụ được sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp thì việc tái hiện lại các công đoạn sử dụng nông cụ qua thao tác của
những người nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp ngay tại đồng ruộng là
việc làm cần thiết; sử dụng các công cụ hỗ trợ như chụp hình, ghi chép, ghi âm. Kết
quả của sản phẩm là những hình ảnh về các loại nông cụ hiện đang còn lưu giữ ở
các địa bàn khảo sát.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi điều tra xã hội học: Phương pháp
sử học qua lời kể được trình bày bên trên có một hạn chế đó là mẫu nghiên cứu
không lớn, do đó đôi khi thông tin thu thập được vẫn chưa toàn diện. Vì vậy, chúng
tôi sử dụng thêm phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi điều tra xã hội học nhằm có
được thông tin đa dạng hơn về lịch sử của các loại nông cụ. Việc thu thập thông tin
được thực hiện thông qua các bảng hỏi và trình bày dưới dạng phiếu thu thập ý kiến
gồm các câu hỏi đóng (CT:5), câu hỏi mở (CT:6), câu hỏi vừa đóng vừa mở, câu hỏi
có nhiều lựa chọn... Sử dụng công cụ này có một lợi điểm lớn đó là có thể thu thập
thông tin trên một mẫu khá lớn những người nông dân Vĩnh Long am hiểu về các
loại nông cụ trong sản xuất nông nghiệp.
Qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi xã hội học, chúng tôi phân tích sự tác
động của những yếu tố như khu vực cư trú, loại hình canh tác, điều kiện thổ
nhưỡng… trong mối tương quan với việc sử dụng nông cụ, bởi một trong những giả

thuyết nghiên cứu là mỗi loại nông cụ sẽ thích hợp với một loại điều kiện thổ

-7-


nhưỡng cũng như loại hình canh tác chứ không hoàn toàn giống nhau cho mọi điều
kiện. Khách thể của điều tra xã hội học là những nông dân được chọn ngẫu nhiên từ
các địa bàn khảo sát, trong đó những thông tin cần thu thập là tình hình sử dụng các
loại nông cụ qua từng giai đoạn lịch sử của hoạt động sản xuất nông nghiệp, những
cải tiến nông cụ và hiệu quả của sự cải tiến nông cụ trong sản xuất nông nghiệp.
Để thực hiện phương pháp này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 200 nông dân
tại bốn huyện: Bình Minh, Long Hồ, Trà Ôn, Vũng Liêm. Từ bốn huyện này chọn
ra các xã đại diện cho chuyên canh trồng lúa, cây ăn trái và hoa màu, 200 đơn vị
mẫu của cuộc khảo sát được chọn theo cách thuận tiện1.
4.3. Khái niệm liên quan đến đề tài
Từ điển bách khoa Việt Nam (1995) định nghĩa: Công cụ lao động là bộ phận
quan trọng của tư liệu sản xuất, nhờ đó người ta có thể tác động trực tiếp đến đối
tượng lao động, chế biến nó trong quá trình sản xuất. Công cụ lao động bao gồm
các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ… và có vai trò quyết định trong sản xuất. Karl
Marx gọi đó là "Hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất" [140, tr.581].
Từ định nghĩa trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa về nông cụ: Nông cụ là những
công cụ được dùng trong sản xuất nông nghiệp.
4.4. Nguồn tài liệu
Thực hiện luận án này, chúng tôi dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau:
- Tài liệu thành văn: Kế thừa nguồn tài liệu của các tác giả viết về nông cụ có
liên quan đến đề tài nghiên cứu, những tài liệu về các vấn đề nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các báo cáo thường niên,
những chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, niên giám thống kê của Cục
Thống kê tỉnh Vĩnh Long.
- Tài liệu điền dã: Phỏng vấn các "lão nông tri điền" những người trực tiếp chế

tạo, cải tiến các loại nông cụ và sử dụng chúng trong việc canh tác nông nghiệp.
Phỏng vấn một số cán bộ làm công tác sưu tầm, bảo tồn các nông cụ truyền thống.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo ý kiến góp ý của các chuyên gia là những
1

Xem thêm ở Phụ lục 4 (Bảng 1).

-8-


nhà nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề liên quan đến nông cụ ở ĐBSCL nói
chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng và sử dụng nguồn số liệu định lượng mà chúng
tôi đã tiến hành khảo sát ở tỉnh Vĩnh Long.
4.5. Câu hỏi nghiên cứu và những luận điểm khoa học
Trên cơ sở nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, chúng tôi đặt ra một số câu hỏi
nghiên cứu trọng tâm như sau:
- Nông dân ở tỉnh Vĩnh Long sử dụng những loại nông cụ gì trong sản xuất
nông nghiệp thế kỷ XX?
- Sự thay đổi nông cụ trong nền kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long giai
đoạn 1919-2000 diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến sự thay đổi
nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long?
Từ những câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra một số luận điểm khoa
học sau:
- Các loại nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long đầu thế kỷ XX phản ảnh sự tương tác
qua lại giữa con người với điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh theo lý
thuyết hệ sinh thái nhân văn (CT:7): Những nông cụ sử dụng trong canh tác lúa, cây
ăn trái và hoa màu cổ truyền của người Việt khi đến vùng đất mới Nam Bộ đã được
cải tiến, thay đổi để phù hợp với môi trường tự nhiên và những biến đổi xã hội tại
đây.
- Những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự sáng tạo, cải tiến và thay

đổi nông cụ là do người nông dân Vĩnh Long đã kế thừa những thành tựu kỹ
thuật của Bắc Bộ, Trung Bộ và tiếp thu những kinh nghiệm của người Khmer
với sự sáng tạo không ngừng. Sau này sự du nhập các loại nông cụ cơ giới từ
phương Tây đã phần nào giúp giảm phí tổn canh tác và nhất là gia tăng năng
suất một cách mau chóng. Đây được xem như một cuộc cách mạng về kỹ thuật.
Tuy nhiên một số loại máy móc được nhập khẩu thường xuất xứ từ các quốc gia
canh tác trên diện tích đất đai lớn, vì vậy không phù hợp với điều kiện đất đai thổ
nhưỡng ở Vĩnh Long với diện tích ruộng "phân từng mảnh nhỏ", do đó người nông
dân trong giai đoạn dài vẫn tiếp tục sử dụng nông cụ truyền thống (có cải tiến) và

-9-


kết hợp cơ giới hóa từng bước để phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ và đồng ruộng
ở đây.
- Sự thay đổi nông cụ phần nào đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông
nghiệp, đến đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người nông dân Vĩnh
Long và làm thay đổi căn bản bộ mặt xã hội nông thôn Vĩnh Long theo hướng
tích cực. Sự thay đổi phương thức sản xuất từ "con trâu đi trước, cái cày theo sau"
sang cơ giới hóa dần giúp mở mang giao thông, mạng lưới dịch vụ, nâng cao dân
trí, bên cạnh đó cũng làm thay đổi cách thức làm ăn của người nông dân theo hướng
buộc họ phải từng bước đi vào liên kết làm ăn, đặc biệt trong khâu làm đất và thu
hoạch.
- Hệ thống nông cụ truyền thống nói lên một số đặc điểm về lịch sử – văn
hóa – xã hội của một vùng đất. Trong quá trình định cư lập nghiệp, các dân tộc
Việt với bản chất cần cù, khéo léo đã sáng tạo ra nhiều loại nông cụ phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, một vài trong số đó mang đậm nét yếu tố Chăm, Khmer, điều đó
cho thấy lịch sử Nam Bộ nói chung, Vĩnh Long nói riêng có sự giao lưu và tiếp biến
văn hóa khá mạnh mẽ và thường xuyên giữa các cư dân Việt, Khmer, Chăm.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử Nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long trong thế kỷ XX,
luận án thể hiện một số đóng góp:
- Nghiên cứu nông cụ mà người nông dân sử dụng trong sản xuất nông nghiệp,
từ khâu sản xuất, chuẩn bị đất đai canh tác cho đến những nông cụ sử dụng trong
chuyên chở, thu hoạch, tồn trữ… Luận án đóng góp một cái nhìn toàn diện về loại
hình và đặc điểm của nông cụ ĐBSCL trong thế kỷ XX mà tỉnh Vĩnh Long là một
ví dụ.
- Thông qua việc tìm hiểu các loại nông cụ được người nông dân sử dụng
trong sản xuất nông nghiệp, làm rõ hơn những thay đổi của quá trình sản xuất nông
nghiệp ở địa phương.
- Làm rõ những biến đổi của các loại nông cụ trong từng điều kiện cụ thể về
đất đai và thay đổi kỹ thuật canh tác qua từng thời kỳ ở địa phương trong thế kỷ

- 10 -


XX. Hiệu quả đạt được về mặt sản xuất là do sự cải tiến nông cụ, cơ giới hóa mang
lại. Những tác động về mặt xã hội đối với vùng nông thôn, cộng đồng ở địa phương
bắt nguồn từ sự thay đổi của nông cụ.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án: Nông cụ không chỉ là hướng nghiên cứu riêng
của các ngành kỹ thuật, nó còn là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã
hội, trong đó có ngành lịch sử. Vì thế, việc chọn nghiên cứu nông cụ tại tỉnh Vĩnh
Long giúp làm rõ hơn mối quan hệ giữa các thành tố trong phát triển kinh tế, cụ thể
ở đây là mối quan hệ giữa công cụ sản xuất với điều kiện sản xuất và sự tương tác
cần thiết để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong thế kỷ XX. Đồng thời góp phần bổ
sung tư liệu và làm rõ thêm một số lý thuyết về địa lý nhân văn, lý thuyết về sinh
thái học xã hội – lịch sử trong nghiên cứu lịch sử.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Từ góc nhìn về các loại nông cụ trong sản xuất nông nghiệp rút ra những bài


học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Long; góp phần
gợi ý về chính sách "tam nông" (CT:8) cho tỉnh.
- Việc hệ thống, phân loại các loại nông cụ, nói rõ công dụng và mô tả cụ thể
cách thức sử dụng nông cụ sẽ giúp ngành văn hóa tỉnh Vĩnh Long (đặc biệt là Ban
Bảo tàng) có hướng bảo tồn cũng như giới thiệu với các thế hệ trẻ và du khách
những giá trị văn hóa của cư dân Việt, Khmer, Chăm, Hoa trong quá trình khai phá
vùng đất Vĩnh Long nói riêng và vùng đất phương Nam nói chung.
- Thông qua việc nghiên cứu các công cụ lao động có thể hiểu thêm giá trị văn
hóa vật chất trong đời sống của cư dân tỉnh Vĩnh Long.
- Kết quả của công trình nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc biên soạn những
công trình lịch sử kinh tế, xã hội, văn hóa, cũng như việc sưu tập, trưng bày nông cụ
ở Bảo tàng nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long hay Bảo tàng của cả vùng ĐBSCL. Đây
cũng sẽ là nguồn tài liệu cho các trường học ở tỉnh Vĩnh Long trong biên soạn giáo
trình về lịch sử địa phương và góp phần trong việc giáo dục tình yêu quê hương cho
các thế hệ học sinh.

- 11 -


- Nghiên cứu này đề cập đến tình hình sản xuất nông nghiệp, xã hội nông thôn
của Vĩnh Long trong giai đoạn 1919- 2000. Do đó những kết quả nghiên cứu sẽ là
nguồn tham khảo cho các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Long trong việc đề ra những
chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của
luận án được thể hiện trong bốn chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận
án.
Chương 2: Điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và

nông cụ ở tỉnh Vĩnh Long thế kỷ XX.
Chương 3: Nông cụ truyền thống và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Chương 4: Một số nhận xét về nông cụ truyền thống và cơ giới hóa ở tỉnh Vĩnh
Long.

- 12 -


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu chung về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế có truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam,
với hơn 70% dân số là nông dân (tính đến cuối thế kỷ XX). Vì vậy, trong công trình
Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI xuất bản năm 1998 (Nxb. Chính trị
Quốc gia), hai tác giả Bùi Huy Đáp và Nguyễn Điền đã khái quát toàn bộ thành tựu,
tiến bộ của nền nông nghiệp Việt Nam; những thách thức, tiềm năng cũng như
những trăn trở làm thế nào để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững
trong thế kỷ XXI. Với 37 trang viết về thành tựu và triển vọng cơ khí hóa nông
nghiệp, trong đó thống kê số lượng máy móc nông nghiệp trang bị trong cả nước,
của từng vùng năm 1994, tác giả đã cung cấp cho chúng tôi những nguồn tài liệu
quý mang tính bối cảnh để tham khảo khi viết về cơ giới hóa ở một tỉnh.
Về phương diện lịch sử, nông nghiệp từ trước đến nay vốn là thành tố quyết
định sự phát triển của nền kinh tế miền Nam Việt Nam, trong đó khu vực ĐBSCL là
địa bàn chiếm ưu thế. Lúa được trồng trên khắp cả nước, nhưng số thu hoạch lớn
nhất vẫn xuất phát từ vùng đồng bằng này. Ở ĐBSCL có đến 900.000 nông trại,
bình quân diện tích là 1,9 ha, trong khi đó ở vùng đồng bằng miền Trung có
700.000 nông trại, nhưng mỗi đơn vị chỉ chiếm một diện tích là 0,7 ha [13, tr.4], vì
thế tác giả Charles W, Peters với bài viết Agricultural Development strategy in

South Vietnam (Chiến lược phát triển nông nghiệp ở miền Nam Việt Nam) đã đề
xuất một số khía cạnh của chiến lược phát triển, đặc biệt việc xây dựng những kế
hoạch nông nghiệp ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm
1980, theo đó nhấn mạnh đến việc hạn chế nhập khẩu nông sản; cải thiện phúc lợi
kinh tế của người dân; giảm chi phí canh tác; thu hút người dân vào lao động nông
nghiệp. Tác giả đã cho thấy tầm quan trọng của nông nghiệp và việc có thể làm gia
tăng nông nghiệp ở Nam Bộ.

- 13 -


ĐBSCL cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới để thực hiện mục tiêu
chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, từ một nước nông nghiệp đi lên
công nghiệp hóa trong mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh với khu vực, với thế giới.
ĐBSCL đã được nhiều ngành khoa học như khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật,
khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu. Bằng lối tiếp cận theo hướng khoa học
phát triển, công trình Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu phát triển (tác giả
Nguyễn Công Bình (Chủ biên), xuất bản năm 1995) đã đưa ra một số nhận xét về
nền sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL khi cho rằng, nông nghiệp vùng này mang tính
chất sản xuất hàng hóa ngay từ trước khi Pháp xâm lược Việt Nam. Việc mở rộng
canh tác lúa nước trên các vùng đất phía tây Nam Bộ được xúc tiến từ cuối thế kỷ
XVIII, không chỉ nhằm vào việc cung cấp lương thực cho nhu cầu tại chỗ mà còn
nhằm đáp ứng một thị trường nông sản đã mở cửa ra các vùng biển phía đông và
Đông Nam Á, trong đó thương nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc mua
bán và trao đổi nông sản.
Một nghiên cứu khác cũng đề cập đến nông nghiệp ĐBSCL là công trình
Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long ngày trước, ngày nay và triển vọng đến
1990 và sau 1990, ấn hành năm 1989 của Dương Hồng Hiên. Trong phần III của
công trình này, tác giả đã đề cập đến các vùng sinh thái và sự đổi mới cơ cấu sản
xuất nông – lâm – ngư nghiệp, chia ra 6 vùng sinh thái, trong đó tỉnh Vĩnh Long

thuộc vùng I gồm các đặc điểm chính: Vùng số một của ĐBSCL, vì hội tụ nhiều thế
mạnh cơ bản về điều kiện tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên) và tài nguyên kinh tế –
xã hội; Vùng lớn nhất về các mặt: Diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm
gần 85% đất tự nhiên, đất lúa chiếm 654.000 ha; Vùng thuận đất (đất phù sa mới
phì nhiêu và cân đối) và thuận nước nhất.
Các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long của kỹ sư
Đặng Kim Sơn, xuất bản năm 1996 cũng là một công trình đáng quan tâm. Công
trình nghiên cứu tổng quát hệ thống sản xuất nông nghiệp và đề đạt một số vấn đề
phát triển nông nghiệp ĐBSCL. Tác giả cho rằng, ĐBSCL có 5 hệ thống sản xuất
chính đó là: Hệ thống sản xuất rẫy rừng; Hệ thống sản xuất lúa nổi; Hệ thống sản

- 14 -


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full






×