Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 102 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------o0o-------




Nguyễn Thanh Hiếu




MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH
VĨNH LONG
TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP



Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60 31 95


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC



Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. PHẠM XUÂN HẬU












Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
THƯ
VIỆN
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô đã nhiệt tình giảng dạy, đóng góp nhiều ý kiến xác
đáng, giúp chúng tôi có những cảm nhận và tiếp thu một cách tốt nhất về chuyên ngành theo học.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban lãnh
đạo và chuyên viên phòng KHCN - SDH, ban chủ nhiệm và giảng viên khoa Địa
lý của trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh đã tạo thuận lợi cho chúng tôi trong suốt khoá học vừa qua.
Các cơ quan trong tỉnh Vĩnh Long đã nhiệt tình hỗ trợ và cung cấp các tài liệu liên quan
đến đề tài tôi thực hiện.
Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trong tổ Địa lý trường THPT Chêguêvara (Mỏ Cày –
Bến Tre) đã tạo điều kiện và hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành lu
ận văn này.
Lời cảm ơn chân thành đến các bạn cùng khóa đã luôn chia sẽ cùng tôi những buồn vui và khó
khăn trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tận đáy lòng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến những người thân yêu

trong gia đình tôi, những bạn bè tâm giao của tôi. Họ, những người đã luôn ở bên tôi mọi lúc và chính
là động lực để tôi hoàn tất tốt luận văn.
Nguyễn Thanh Hiếu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQĐN : bình quân đầu người
CCKT : cơ cấu kinh tế
CEPAL : ủy ban kinh tế
CLCS : chất lượng cuộc sống
CLCSDC
: chất lượng cuộc sống dân cư
CNH – HĐH : công nghiệp hóa – hiện đại hoá
ĐBSCL : đồng bằng sông Cửu Long
GDP : tổng sản phẩm quốc nội
GNP : tổng sản phẩm quốc gia
FAO : tổ chức lương thực Thế giới
HDI : chỉ số phát triển con người
IMF : quỹ tiền tệ Quốc tế
LLLĐ : lực lượng lao động
THCS : trung học cơ sở
THPT : trung học phổ
thông
UNDP : liên Hợp Quốc
UNESCO : tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá
UNEP : chương trình Môi trường
WB : ngân hàng Thế giới
WHO : tổ chức Y tế Thế giới

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Chất lượng cuộc sống dân cư phản ảnh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia ở các
lĩnh vực kinh tế văn hóa và phúc lợi xã hội. Đồng thời, CLCSDC và tăng trưởng kinh tế - xã hội có
mối quan hệ khắng khít, chặt chẽ với nhau. CLCSDC vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng vừa là
thước đo trình độ văn minh và sự
phát triển nhiều mặt của một quốc gia. Chính vì vậy, nhiều quốc gia
trên thế giới không ngừng thực hiện các chính sách phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội để nâng cao
CLCSDC, nhằm khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
Ngay từ những ngày đầu xây dựng Đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đại hội đại bi
ểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
(năm 1991) đã khẳng định: “Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế,
đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa sự phát
triển kinh tế và sự phát triển xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân...”. Vì
vậy, CLCSDC trong những năm gần
đây đã tăng lên đáng kể, thể hiện qua các chỉ tiêu về chất lượng
cuộc sống dân cư.
Chẳng hạn, chỉ số HDI tăng liên tục qua các năm, từ 0,62% (năm 1990) lên 0,733% (năm 2007),
xếp thứ 105/177 quốc gia; GDP BQĐN từ thứ hạng 133 (năm 1999) vượt lên hạng 118 (năm 2005);
tuổi thọ trung bình tăng nhanh, từ 67,4 tuổi năm 2001 lên 72,8 tuổi năm 2009. Tuổi thọ tăng phản ánh
mức s
ống dân cư và công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được triển khai tốt. Ngoài ra, công tác
xoá đói giảm nghèo thực hiện tốt được thế giới đánh giá cao; các lĩnh vực giáo dục, nhà ở, điện, nước,
văn hóa – thể thao phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng lên rất nhiều trong thời
gian qua, nhưng vẫn còn ở
mức thấp. Chênh lệch mức sống còn cao giữa thành thị - nông thôn, giữa
các vùng trong cả nước, đặc biệt là các địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi. Mặt khác, nếu so sánh
với một số nước trong khu vực và trên thế giới, CLCSDC ở nước ta còn khá khiêm tốn.
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm ĐBSCL, vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm lớn nhất
nước ta. Nằm giữa hai con sông lớn nhất vùng, sông Tiền và sông Hậu là c

ửa ngõ ra biển, lại có quốc
lộ 1A chạy qua tỉnh, nối hai thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Những lợi thế trên tạo điều kiện cho
Vĩnh Long mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, thực
hiện công cuộc CNH – HĐH, từ đó hội nhập với nền kinh tế cả nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Thế nhưng, từ sau khi tiến hành cải cách, chuyển sang nền kinh tế thị trường, Vĩnh Long vẫn chỉ
là tỉnh nông nghiệp. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP của tỉnh, với khoảng 70%
dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, trên 80% dân cư nông thôn có thu nhập thấp. Hơn nữa,
phần lớn đời sống kinh tế nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, mức sống dân cư còn thấp; các lĩnh vực văn
hóa, xã hội và dịch vụ phát triển chậm. Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, chúng ta không thể hài lòng với cuộc sống như hiện tại, trong khi
tiềm năng địa phương có nhiề
u thuận lợi cho sự phát triển. Vĩnh Long cần phải có chiến lược phát
triển, những bước đi phù hợp, những giải pháp hợp lý mới hy vọng nâng cao CLCSDC, đó cũng chính
là phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội địa phương.
Được sinh ra và trưởng thành tại Vĩnh Long, trăn trở với những gì đang diễn ra nơi đây, và mong
muốn được đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng, phát triể
n quê nhà, tôi đã chọn nghiên
cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ
hội nhập”.
2. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng cuộc sống dân cư và vận dụng vào việc phân tích chất
lượng cuộc sống dân cư
ở một địa phương.
Từ nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư đề xuất phương hướng và giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao CLCSDC tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ hội nhập.
2.2. Nhiệm vụ
Hệ thống hóa và phân tích các chỉ tiêu cơ bản đánh giá CLCSDC.
Phân tích thực trạng CLCSDC tỉnh Vĩnh Long trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế dựa trên các
điều ki

ện đặc thù của tỉnh.
Đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao CLCSDC theo quan điểm phát
triển bền vững và phát triển con người.
3. Giới hạn nghiên cứu đề tài
Về thời gian: luận văn sử dụng nguồn tư liệu tổng hợp từ năm từ năm 2000 đến năm 2008.

Về không gian: tỉnh Vĩnh Long có sự phân hóa theo cấp huyện thị.

Về nội dung: một số nội dung cơ bản như chỉ số phát triển con người, GDP/người, nghèo đói, y
tế, giáo dục, các điều kiện về nhà ở – điện – nước, văn hóa, thể dục – thể thao và môi trường.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
CLCS vẫn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, có rất nhiều bài viết, báo cáo trong và ngoài
nước trực tiếp hoặc gián tiếp nói
đến CLCS, chẳng hạn:
– “Một số vấn đề cơ bản về giáo dục dân số” - Dự án VIE/94/P01- Hoàng Đức Nhuận (chủ biên),
đề cập đến chất lượng cuộc sống thông qua nội dung “Mối quan hệ giữa phát triển dân số và chất lượng
cuộc sống”.
– Các “Báo cáo phát triển con người” của Liên Hợp Quốc hằng năm, đề cập gián tiếp về chất
lượng cuộc sống qua chỉ số phát triển con người (HDI).
– Các “Cuộc điều tra mức sống và điều tra dân số” do Tổng cục Thống kê Trung ương và địa
phương tiến hành qua các năm, nhưng chỉ phản ánh thuần túy về tăng trưởng kinh tế, thu nhập BQĐN,
giáo dục, s
ức khỏe, nhà ở,...
– Một số đề tài luận văn thạc sĩ như: “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận - Hiện trạng
và giải pháp”, “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Nghệ An”,... đã đề cập trực tiếp đến chất lượng cuộc
sống dân cư của địa phương.
Tuy nhiên, việc đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượ
ng cuộc sống dân cư ở tỉnh Vĩnh Long
trong thời kỳ hội nhập như hiện nay vẫn chưa có đề tài, bài viết tổng thể nào đề cập.
5. Quan điểm nghiên cứu

5.1. Quan điểm tổng hợp hệ thống
Vấn đề CLCSDC bao hàm nhiều thành phần kinh tế - xã hội khác nhau và các vấn đề này có mối
quan hệ mật thiết với nhau theo một hệ thống. Khi nghiên cứ
u, cần có sự nhận định tổng hợp giữa các
hợp phần trong một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau để có sự đánh giá vấn đề một cách chi tiết
và khái quát.
5.2. Quan điểm lãnh thổ
Khi nghiên cứu CLCSDC cần xem xét, phân tích các mối quan hệ trên một lãnh thổ thống nhất, từ
đó có nhận xét chính xác về đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, có sự phân biệt giữa thành phố, th
ị trấn
hay xã, ấp,... khi xem xét các điều kiện về nhà ở, điện nước, vệ sinh môi trường…
5.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Khi nghiên cứu CLCSDC tỉnh Vĩnh Long, cần quán triệt quan điểm lịch sử viễn cảnh để nắm
được quá khứ của đối tượng nghiên cứu thì mới có thể giải thích được sự phát triển hiện tại, cũng như
dự báo một cách chính xác hơn cho tương lai.
5.4. Quan điểm sinh thái
Khi nghiên cứu cần tính đến yếu tố môi trường, làm thế nào để có môi trường sống tốt hơn? Đó
cũng chính là một giải pháp nâng cao chất lượng sống.
5.5. Quan điểm phát triển bền vững
Mọi sinh vật tồn tại và phát triển phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nhất định. Cho nên ngoài việc
đẩy mạnh phát triể
n kinh tế, xã hội,… cần gắn với bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững về mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập và phân tích tổng hợp tài liệu, tư liệu
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: báo tạp chí,
các tài liệu viết, tài liệu thống kê, các trang web,... sau đó, tiến hành phân tích nhằm phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phân tích – so sánh
Phân tích khái quát thực trạng CLCSDC cả nước và thực trạng CLCSDC tỉnh. Sau đó, tiến hành

so sánh và phân tích để đưa ra các kết luận, nhận định vấn đề nghiên cứu.
6.3. Phương pháp th
ống kê toán học
Từ những số liệu tìm được, tác giả tiến hành tính toán để có thể đưa ra những nhận định, dự báo
hợp lý cho vấn đề nghiên cứu.
6.4. Phương pháp bản đồ
Sử dụng các bản đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu,... để minh họa, dẫn chứng, hay chứng minh cho
vấn đề, nhằm giúp người đọc theo dõi thuận lợi hơn.
6.5. Phương pháp cân đối
Khi phát triển kinh tế, xã hội và các dịch vụ xã hội,… cần đảm bảo sự phát triển trong mối quan
hệ cân đối, hài hòa.
7. Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm 3
chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư.
Chương 2: Thực trạng chất chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ
hội nhập.

Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG DÂN CƯ
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Chất lượng (Quality)
Là những thuộc tính bản chất vốn có của sự vật, làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác.
Chất lượng là thuộc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính
của nó. Chất lượng của sự vật cũng gắn liền với số lượng, mỗi sự vật bao giờ cũng là sự th
ống nhất của

chất lượng và số lượng [11, tr.52].
1.1.2. Dân cư
Là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định gọi là dân cư của vùng đó.
Lãnh thổ ở đây có thể là xã, huyện, tỉnh, cả nước, một Châu lục hay toàn bộ Trái Đất,… Chẳng hạn
như dân cư Hà Nội, dân cư miền núi, dân cư Việt Nam,… Như vậy, khi nói đến dân cư là nói đến
quy
mô, cơ cấu và các vấn đề kinh tế, văn hóa, sức khỏe, ngôn ngữ,…
1.1.3. Chất lượng cuộc sống dân cư
CLCSDC là một phạm trù rất rộng bao gồm nhiều yếu tố đa dạng và phức tạp, biến động theo thời
gian và lãnh thổ. Vì vậy, khó có thể định nghĩa một cách hoàn chỉnh, có nhiều quan niệm khác nhau về
khái niệm CLCSDC.
 Quan niệm của giáo sư Vũ Khiêu:
“CLCSDC là khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong hoạt động
sống nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về vật chất – tinh thần”.
 Quyển “Một số vấn đề cơ bản về giáo dục dân số, Dự án VIE/94/P01-Hà Nội, 1995 do giáo
sư Hoàng Đức Nhuận chủ biên, thể hiện:
“CLCSDC là điều ki
ện sống được cung cấp đầy đủ nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực,
vui chơi, giải trí cho nhu cầu của con người. Điều kiện này làm con người dễ dàng đạt được sự hạnh
phúc, an toàn gia đình, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần” [12, tr.114].
Tuy hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất vì CLCSDC thay đổi tùy theo quan niệm văn
hóa xã hội và truyền thống của mỗi dân t
ộc, mỗi cộng đồng và từng cá nhân trong từng giai đoạn phát
triển của xã hội. Nhưng theo tôi, khái niệm CLCSDC trong quyển “Một số vấn đề cơ bản về giáo dục
dân số…” có thể xem là khái niệm cơ bản và khái quát nhất.
1.2. Các chỉ tiêu xác định chất lượng cuộc sống
Việc đưa ra các chỉ số xác định hay chuẩn mực sống của con người cũng rất khác nhau ở mỗ
i
quốc gia.
 Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra một số chỉ tiêu: Chỉ số phát triển

con người (HDI) và một số chỉ số khác cũng được xem xét để đánh giá CLCSDC như: chỉ số nghèo
khổ, lương thực bình quân đầu người, các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, chất lượng môi
trường sống.
 Trong quyển “Một số vấn đề c
ơ bản về giáo dục dân số, Dự án VIE/94/P01-Hà Nội, 1995
do giáo sư Hoàng Đức Nhuận

chủ biên đưa ra các chỉ tiêu: Phát triển kinh tế, lương thực - dinh
dưỡng, giáo dục, sức khỏe và phương tiện y tế, nhà ở, giao thông, an toàn xã hội, giải trí và các dịch
vụ xã hội khác...[12, tr.115].
Ngoài ra, còn rất nhiều quan niệm khác nhưng chung quy lại đều xoay quanh các chỉ số về vật
chất và tinh thần. Căn cứ vào tình hình phát triển hiện nay, chúng ta có thể nhận ra rằng con người thực
sự trở thành mục tiêu củ
a sự phát triển, với phương châm hành động “phát triển vì con người”. Việc
nâng cao CLCS con người về thể chất và trí tuệ, tinh thần và vật chất là đích phấn đấu của mỗi quốc
gia. Vì vậy, các thước đo CLCS con người chính là thu nhập BQĐN (GDP/người), giải quyết vấn đề
xóa đói giảm nghèo, lương thực BQĐN, lao động - việc làm, giáo dục, sức khỏe và phương tiện y tế,
môi trường số
ng, và các dịch vụ xã hội khác (nhà ở – điện – nước; văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi
giải trí)... được xác định bằng chỉ số phát triển con người.
1.2.1. Chỉ số phát triển con người (HDI)
Chỉ số phát triển con người là một chỉ số mô tả bức tranh khá hoàn chỉnh về sự phát triển của một
nước. Và đồng thời, đây cũng là chỉ số tổ
ng hợp làm tiêu chí xác định CLCSDC.
Từ năm 1990, Liên Hợp Quốc (UNDP) dùng chỉ số HDI để đánh giá và so sánh trình độ phát triển
của các nước trên mặt bằng thống nhất, chỉ số này bao gồm ba yếu tố:
Một cuộc sống lâu dài khỏe mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình từ lúc sinh.

Kiến thức, được đo bằng tỉ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp giáo
dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).


Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương tính bằng đôla Mỹ
(PPP/USD).


Các chỉ số trên đều nhận giá trị từ 0 đến 1, các chỉ số càng gần tới 1 có nghĩa là trình độ phát triển
và xếp hạng càng cao (với 1 là thứ hạng cao nhất), và ngược lại các chỉ số càng gần 0 có nghĩa là trình
độ phát triển và xếp hạng càng thấp. Từ đó, người ta căn cứ vào chỉ số HDI để xếp hạng các nước
trong khoảng từ 0 – 1 như sau:
– HDI < 0,500: thấp

HDI từ 0,501 – 0,799: trung bình
– HDI > 0,800: cao
Xếp hạng theo chỉ số HDI ở một số nước có sự khác biệt đáng kể so với xếp hạng theo GDP
(GNP) thực tế đầu người. Hiệu số giữa thứ bậc xếp hạng về GDP và thứ bậc xếp hạng về HDI của một
nước cho thấy mức độ thành công (hay thất bại) của nước này so với nước khác trong việc chuyển các
lợi ích của tă
ng trưởng kinh tế vào CLCSDC của mình. Hiệu số âm có nghĩa là một nước đang làm tốt
hơn về khía cạnh phát triển con người so với thu nhập BQĐN và hiệu số dương có ý nghĩa ngược lại
(xem bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tương quan giữa phát triển kinh tế và phát triển con người của các nước ASEAN,
2007
HDI GDP
Các nước
ASEAN
Xếp hạng
Chỉ số
Xếp hạng
Chỉ số
Hiệu số vị trí xếp

hạng giữa GDP và
HDI
Singapo
25
0,922
19
0,950
-6
Brunây
30
0, 894
22
0,941
-8
Malayxia
63
0,811
57
0,783
-6
Thái Lan
78
0,781
65
0,745
-13
Philippin
90
0,771
101

0,657
11
Việt Nam
105
0,733
123
0,572
18
Inđônêxia 107 0,728
113
0,609
6
Lào
130
0,601
141
0,503
11
Campuchia
131
0,598
125
0,552
-6
Mianma 132 0,583
167
0,389
35
Đôngtimo
151

0,514
167
0,390
16
Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP 2007/2008.
Hiệu số vị trí xếp hạng giữa GDP và HDI cho thấy Singapo, Brunây, Malayxia, Thái Lan đã định
hướng các tiềm năng kinh tế của mình sát với những nhu cầu của tiến bộ con người. Tuy nhiên cần
nhấn mạnh một lần nữa rằng, HDI chỉ phản ánh được một vài trong số các lựa chọn của con người, bỏ
qua nhiều vấn đề quan trọng khác như quyền tự do về kinh tế - xã hội - chính tr
ị, quyền được bảo vệ
trước tội phạm, trước sự xâm phạm và mất ổn định.
Ở nước ta, theo công bố hàng năm của Liên Hợp Quốc, chỉ số HDI tăng liên tục qua các năm từ
0,539 năm 1992 lên 0,709 năm 2006, và đạt 0,733 năm 2007; dẫn đến xếp hạng HDI tăng theo từ thứ
122/174 quốc gia năm 1992 lên 105/177 quốc gia năm 2007 (xem biểu đồ 1.1). Trong khu vực Đông
Nam Á, thứ bậ
c về HDI của Việt Nam cũng tăng từ thứ 7 lên thứ 6; ở khu vực Châu Á tăng từ thứ 32
lên thứ 28. Điều đó chứng tỏ việc tăng trưởng kinh tế đã hướng vào sự phát triển xã hội và con người.

Chỉ số HDI của nước ta đạt được kết quả trên là nhờ sự đóng góp của cả ba chỉ số, trong đó chỉ số
tuổi thọ và chỉ số giáo dục là đáng kể nhất (0,81), cao hơn chỉ số GDP/người (0,572) vào năm 2007.
Mặc dù, chỉ số HDI của nước ta không ngừng tăng lên nhưng vẫn còn nằm trong nhóm nước có thứ
hạng chỉ số HDI trung bình.
Ngoài ra, theo báo cáo phát triển con ngườ
i Việt Nam xây dựng năm 2006 cho tám vùng kinh tế,
thì chỉ có vùng Đông Nam Bộ đạt mức độ tương thích về phát triển kinh tế - phát triển con người, các
vùng khác chưa đạt được đều này. Nếu tính cho 64 tỉnh thành phố của cả nước thì chỉ có Bà Rịa –
Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh đạt mức độ tương thích trung bình giữa phát triển con người – phát triển
kinh tế. Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai mới ở mức xấp xỉ trung bình giữa phát tri
ển con người –
phát triển kinh tế.

Chỉ số HDI của nước ta được đánh giá là tiến bộ nhanh nhất trong các nước Đông Nam Á, tuy
nhiên để theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta cần phải giải quyết thêm nhiều vấn
đề liên quan.

1.2.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội phản ánh sự tăng trưởng kinh tế và mức sống dân cư qua thu nhập
BQĐN (GDP/người).
Định nghĩa:
“Là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bởi cả
dân sự và phi dân sự, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài tạo ra. GDP không
bao gồm phần khấ
u trừ đối với khoản khấu hao vốn vật chất hay sự suy giảm và xuống cấp của tài
nguyên thiên nhiên”

[40, tr.152].
Cùng với GDP, người ta còn sử dụng chỉ tiêu GNP để đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức
sống giữa các nước với nhau. GNP được định nghĩa như sau: “tổng sản phẩm quốc gia (GNP) gồm
Biểu đồ 1.1: Chỉ số phát triển con người Việt Nam giai đoạn
2001 - 2007
0.682
0.688 0.688
0.691
0.704
0.709
0.733
0.65
0.66
0.67
0.68
0.69

0.7
0.71
0.72
0.73
0.74
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Tỷ lệ
173
109
175
109
177
112
177
108
177
109
177
105
162
101
GDP cộng thu nhập từ nước ngoài thuần, tức là khoảng thu nhập mà người dân nhận từ nước ngoài do
cung cấp các dịch vụ vật chất (lao động, vốn), trừ các khoản thanh toán cùng loại cho những người
không cư trú thường xuyên đã đóng góp vào nền kinh tế trong nước” [40, tr.153].
GDP, GNP là hai con số thống kê thường dùng, nhưng GNP chỉ khác là bao gồm các phần giá trị
của người trong nước được tạo ra ở nước ngoài và những phầ
n giá trị của nước ngoài được tạo ra trong
lãnh thổ quốc gia. Chính vì vậy, có nhiều quốc gia trên thế giới rơi vào trường hợp GNP lớn hơn GDP
hoặc ngược lại. Tuy nhiên, hai chỉ tiêu này chỉ có giá trị so sánh khi tính đến cùng một quy mô dân số.

Cho nên, cần phải tính GDP (GNP) ra BQĐN theo sức mua tương đương (PPP/USD). PPP cho phép so
sánh chuẩn về giá thực tế giữa các quốc gia, cũng như tính tiện dụng của chỉ số giá cho phép so sánh
giá trị thự
c theo thời gian. Người ta dùng GDP/người để biểu thị quy mô kinh tế trong nội bộ quốc gia,
còn GNP/người để biểu thị thực chất sức mạnh kinh tế của một nước.
Dựa vào GDP/người (GNP/người), Ngân hàng Thế giới (năm 2003) phân loại các quốc gia và
vùng lãnh thổ thành 4 nhóm:
Nhóm thu nhập thấp: từ 765 USD/người/năm trở xuống
Nhóm thu nhập trung bình thấp: từ 766 – 3035 USD/người/năm
Nhóm thu nhập trung bình cao: từ 3036 – 9385 USD/người/năm
Nhóm thu nhập cao: từ 9386 USD/người/năm trở lên.
Hay còn dùng nhóm nước đang phát triển (nước có thu nhập thấp và trung bình) và nhóm nước
phát triển hay công nghiệp (nước có thu nhập cao).
Căn cứ vào sự phân loại trên, nhận thấy có sự chênh lệch lớn về GDP BQĐN giữa các nước phát
triển và các nước đang phát triển (xem bảng 1.2).
Bảng 1.2: GDP bình quân đầu người ở một số nước trên thế giới, 2004
(Đơn vị: USD)
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Tên nước GDP/người Tên nước GDP/người
Đan Mạch
Thụy Điển
Anh
Ca-na-da
Hoa Kì
Niu Di-lân
45.008
38.489
35.861
30.714
28.020

24.314
An-ba-ni
Cô-lôm-bi-a
In-đô-nê-xi-a
Việt Nam
Ấn Độ
Ê-ti-ô-pi-a
2.372
2.150
1.194
638
637
112
Thế giới: 6.393
Nguồn: Sách giáo khoa Địa lý 11, NXB Giáo Dục, 2007, tr.7.
Các nước phát triển có thu nhập BQĐN rất cao, cao hơn mức trung bình của thế giới và cao gấp
nhiều lần so với nhóm nước đang phát triển, điển hình như Đan Mạch cao gấp hàng trăm lần so với Ê-
ti-ô-pi-a và gấp 7 lần so với thu nhập BQĐN toàn thế giới. Trong khi đó, nhóm nước đang phát triển có
thu nhập BQĐN thấp, thấp hơn mức trung bình của thế giới, chẳng hạn như
Ê-ti-ô-pi-a có thu nhập
BQĐN thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 57 lần. Thu nhập BQĐN ở các nước đang phát
triển đã thấp lại có mức tăng dân số cao (cao hơn mức trung bình của thế giới), điều đó càng làm cho
các nước đang phát triển khó khăn hơn trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống dân cư, dẫn
đến sự phân hóa giàu nghèo giữa ác nhóm nước ngày càng sâu sắc.
Việt Nam,
sau khi thực hiện đổi mới, được thế giới đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh và thuộc loại cao, đặc biệt trong vòng 17 năm trở lại đây (từ năm 1990 đến năm 2007),
với mức tăng bình quân mỗi năm là 7,3%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và dân số giảm nên
GDP/người/năm tăng lên đáng kể, đạt 820 USD vào năm 2007, tăng 600 USD so với năm 1990 (xem
biểu đồ 1.2).

Mặc dù, thu nhập BQĐN của Việt Nam có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp, thấp hơn mức trung
bình của thế giới khoảng 10,0 lần (năm 2004); so với các nước phát triển, thu nhập BQĐN của nước ta
còn kém xa. Nhưng đến năm 2008, thu nhập BQĐN đạt 1.024 USD/người/năm, với con số này Việt
Nam được xóa tên khỏi danh sách những quốc gia có thu nhập thấp chuyển sang nhóm nướ
c có thu
nhập trung bình. Tuy nhiên, bức tranh về thu nhập là rất khác nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa
các vùng lãnh thổ.

– Khu vực thành thị có mức thu nhập BQĐN/tháng cao hơn so với khu vực nông thôn, từ 517
nghìn đồng (năm 1999) lên 1.605 nghìn đồng (năm 2008), trong khi đó nông thôn từ 225 nghìn đồng
(năm 1999) lên 762 nghìn đồng, (xem biểu đồ 1.3). Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa thành thị
và nông thôn còn rất lớn và xu hướng rút ngắn rất chậm, nếu năm 1999, thu nhậ
p của khu vực thành thị
cao gấp 2,3 lần so với nông thôn và gấp 1,8 lần so với cả nước thì đến năm 2008 khoảng cách này lần
lượt là 2,1 lần và 1,6 lần.
Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người,
1990 - 2007
638
402
220
720
820
8.5
8.4
8.4
7.1
5.1
0

100

200
300
400
500
600
700
800
900
1990 2000 2005 2006 2007
Năm
USD
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
%
GDP bình quân đầu người

Tốc độ tăng trưởng GDP
295
225
517
356
275

622
484
378
815
636
506
1058
995
762
1605
0
500
1000
1500
2000
Nghìn đồng
1999 2002 2004 2006 2008
Năm
Biểu đồ 1.3: Thu nhập bình quân đầu người/tháng của cả nước, nông
thôn và thành thị, 1999 - 2008
Cả nước Nông thôn Thành thị

– Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người trên tháng cao nhất, đạt 1.773 nghìn
đồng năm 2008; tiếp theo là vùng đồng bằng sông Hồng, đạt 1.064 nghìn đồng năm 2008, cao hơn
trung bình của cả nước qua các năm (xem bảng 1.3). Các vùng còn lại đều có mức thu nhập thấp và
tăng chậm qua các năm, thấp hơn mức trung bình của cả nước, thất nhất là vùng trung du miền núi phía
Bắc, đạt 656 nghìn đồng năm 2008, tiếp đến là Bắ
c Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ chỉ đạt 728
nghìn đồng năm 2008. Tuy chênh lệch về thu nhập ở các vùng so với cả nước là không lớn (cao nhất
chỉ có vùng Đông Nam Bộ là 1,8 lần, kế là vùng đồng bằng sông Hồng là 1,1 lần) nhưng chênh lệch

giữa vùng có thu nhập cao nhất so với vùng có thu nhập thấp nhất là rất lớn, và xu hướng rút ngắn rất
chậm. Năm 1999, vùng Đông Nam Bộ cao gấp 2,9 lần so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc
(vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất) và gấp 2,5 lần so với vùng Bắc Trung Bộ và duyên
hải Nam Trung Bộ (vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp thứ 2); đến năm 2008, khoảng cách
này lần lượt là 2,7 lần và 2,4 lần.
Bảng 1.3: Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở các vùng, 1999 – 2008
(Đơn vị: nghìn đồng)

Năm



Vùng
1999
200
2
2004 2006 2008
Chênh lệch về
thu nhập ở các
vùng so với cả
nước, 2008
Cả nước 295 356 484 636 995
Đồng bằng Sông Hồng 282 358 498 666 1064
1,1
Trung du miền núi phía Bắc 199 237 327 442 656
0,7
Bắc Trung Bộ và duyên hải
Nam Trung Bộ
229 268 361 476 728
0,7

Tây Nguyên 345 244 390 522 794
0,8
Đông Nam Bộ 571 667 893 1146 1773
1,8
ĐBSCL 342 371 471 628 939
0,9
Nguồn: Niên giám thống kê 2008, TCTK, 2009.

Ở các nhóm thu nhập, cũng thể hiện mức tăng nhưng rất khác nhau. Chẳng hạn, trong giai đoạn
1999 - 2008, nhóm 1 và nhóm 5 đều tăng gần gấp 3 lần, nhóm 1 tăng từ 863 nghìn đồng lên 2.458
nghìn đồng, còn nhóm 5 tăng từ 97 nghìn đồng lên 275 nghìn đồng. Hơn nữa, sự chênh lệch giữa nhóm
5 và nhóm 1 ngày càng lớn (xem bảng 1.4).
Bảng 1.4: Thu nhập bình quân đầu người/tháng của các nhóm thu nhập ở Việt Nam, 1999 – 2008
(Đơn vị: nghìn đồng)
Năm 1999 2004 2006 2008*
Chênh lệch của
nhóm 5 so với các
nhóm, năm 1999
(lần)
Chênh lệch của
nhóm 5 so với
các nhóm, năm
2008 (lần)
Nhóm 1 97 142 184 275 8,9 8,9
Nhóm 2 181 241 319 477 4,8 5,2
Nhóm 3 254 347 459 670 3,4 3,7
Nhóm 4 347 514 679 1067 2,5 2,3
Nhóm 5 863 1182 1542 2458 … …
Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2007, 2008, TCTK. * Điều tra mức sống hộ gia đình 2008.
Do thu nhập BQĐN tăng nên tổng chi tiêu cho đời sống tăng lên rất nhiều, từ 239 nghìn đồng

(năm 1999) lên 793 nghìn đồng (năm 2008); tổng chi của năm 2008 tăng 3,3 lần so với năm 1999, và
tăng 1,6 lần so với năm 2006. Trong đó, thành thị có mức tăng cao hơn nông thôn và cả nước, vùng
đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm nhất, còn Bắc Trung Bộ thì tăng cao nhất. Cơ cấu chi tiêu có sự
chuyển biến theo hướng giả
m chi cho ăn, uống hút và tăng chi cho không phải ăn, uống hút, chi tiêu
khác. Xu hướng này cho thấy mức sống dân cư nước ta được cải thiện và có xu hướng nâng lên.
Nhìn chung trên phạm vi cả nước, thu nhập BQĐN ở nước ta tăng liên tục qua các năm, nhưng
vẫn còn biểu hiện của một nước có thu nhập thấp vì có khoảng trên 60% dân số sống ở nông thôn có
thu nhập BQĐN khoảng 300 USD. Mức sống chưa cao vì tỷ trọng chi cho ăn u
ống còn khá cao (chiếm
tới 47,1% vào năm 2008). Hơn nữa, khoảng cách chênh lệnh về thu nhập giữa thành thị và nông thôn,
giữa các vùng và các nhóm thu nhập là rất lớn.
1.2.3. Vấn đề nghèo đói
Hiện nay, đói nghèo đang trở thành một vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới. Muốn
phát triển xã hội bền vững không thể không giải quyết vấn đề nghèo đói, ngoài ra nghèo đói cũng là
một trong các chỉ
tiêu để đo lường chất lượng cuộc sống.
 Khái niệm
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu
cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận theo trình độ phát triển kinh
tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương, từng vùng, từng quốc gia.
Liên Hợp Quốc chia nghèo đói thành 2 loạ
i:
– Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn đầy đủ
những nhu cầu cơ bản của cuộc sống như: ăn, mặc, ở, đi lại, y tế, giáo dục…
– Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng dân cư đượ
c xem xét.
Nghèo tuyệt đối là hệ quả của thu nhập thấp, còn nghèo tương đối là kết quả của việc so sánh
mức thu nhập giữa các nhóm dân cư trong một cộng đồng dân cư xác định. Cùng với quá trình tăng

trưởng và kinh tế phát triển, cải tiến phương thức phân phối thu nhập thì tình trạng nghèo tuyệt đối sẽ
giảm dần, song tình trạng nghèo tương đối sẽ tồn tại lâu dài do tương quan về thu nhậ
p giữa các nhóm
dân cư khác nhau trong xã hội.
 Chuẩn nghèo đói
Nghèo đói là một phạm trù lịch sử gắn với điều kiện cụ thể và trình độ phát triển kinh tế - xã
hội của từng quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Vì vậy, khó có thể đưa ra chuẩn mực chung để
đánh giá nghèo đói cho mọi quốc gia. Tuy nhiên, để có thể hoạch định được một chính sách xóa đói
giả
m nghèo trên phạm vi thế giới và từng quốc gia, cần phải có chuẩn đói nghèo cụ thể.
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra chuẩn nghèo áp dụng đối
với các nước đang phát triển như sau:
– Thu nhập BQĐN/ngày (hay trên tháng hoặc trên năm): ngưỡng là 1USD/người/ngày
– Lượng kcalo BQĐN/ngày
Bộ Lao động, Thương binh – xã hội Việt Nam đưa ra trong từng giai đoạ
n như sau:
– Trong giai đoạn 2001 – 2005: mức thu nhập BQĐN của hộ cho từng vùng như sau:
80.000đ/người/tháng đối với vùng nông thôn miền núi, hải đảo; 100.000đ đối với vùng nông thôn đồng
bằng; 150.000đ/người/tháng đối với dân cư khu vực thành thị.
– Trong giai đoạn 2006 – 2010: ở mức 260.000đ cho thành thị và 200.000đ cho tất cả các
vùng nông thôn.
Ở nước ta, căn cứ vào chuẩn nghèo mới c
ủa Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm liên tục
trong giai đoạn 2002 – 2008. Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo còn 13,4%, giảm 15,5% so với năm 2002.
Trong đó, khu vực nông thôn có mức giảm khá nhanh khoảng 19,5%, từ 35,6% (năm 2002) xuống còn
16,1% (năm 2008); khu vực thành thị có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn khu vực nông thôn, nhưng tỷ lệ ấy lại
có xu hướng tăng lên, năm 2002 là 6,6% đến lại tăng lên 8,6% vào năm 2004 (tăng 2,0%), và giả
m còn
6,7% vào năm 2008, tuy nhiên vẫn còn cao hơn so với năm 2002. Nhóm lao động nhập cư vào khu vực
thành thị và một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hoá thường gặp nhiều khó khăn

hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại.
Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, kế đến là đồng bằng sông Hồng và đồng
b
ằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với cả nước, chẳng hạn, năm
2008, Trung du và miền núi phía Bắc cao nhất gấp 1,87 lần, Tây Nguyên gấp 1,56 lần; Bắc Trung Bộ
và duyên hải Nam Trung Bộ gấp 1,43 lần. Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng này đã có xu hướng
giảm mạnh, giảm nhanh nhất là vùng Tây Nguyên, kế đến là Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung
Bộ và Trung du miền núi phía Bắc. (xem bảng 1.5).
Bảng 1.5: Tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị, nông thôn và các vùng, 2002 – 2008
(Đơn vị: %)

Năm 2002 2004 2006 2008
Cả nước 28,9 18,1 15,5 13,4
Thành thị 6,6 8,6 7,7 6,7
Nông thôn 35,6 21,2 17,7 16,1
Các vùng lãnh thổ
Trung du và miền núi phía Bắc 47,9 29,4 27,5 25,1
Đồng bằng sông Hồng 21,5 12,7 10,0 8,6
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 35,7 25,3 22,2 19,2
Tây Nguyên 51.8 29,2 24,0 21,0
Đông Nam Bộ 8,2 4,6 3,1 2,5
Đồng bằng sông Cửu Long 23.4 15,3 13,0 11,4
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008, và Khảo sát mức sống hộ gia đình 2008, TCTK, 2009
.
Sự chênh lệch giữa vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất vẫn
khá lớn và có xu hướng gia tăng khoảng cách, chẳng hạn năm 2002, vùng Tây Nguyên chỉ gấp 6,3 lần
và Trung du và miền núi phía Bắc chỉ gấp 5,8 lần so với vùng Đông Nam Bộ, và so với cả nước thì hai
vùng này lần lượt gấp 1,8 lần và 1,7 lần. Đến năm 2008, Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ nghèo
cao nhấ
t gấp 10,0 lần, Tây Nguyên là 8,4 lần so với Đông Nam Bộ; so với cả nước lần lượt gấp 1,9 và

1,6 lần.
Việt Nam được xem là nước dẫn đầu thế giới về công tác xóa đói, giảm nghèo. Đạt được kết
quả này là do những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cộng với sự giúp đỡ của
cộng đồng quốc tế và sự nỗ lực của nhân dân. Nh
ưng bức tranh về xoá đói giảm nghèo ở nước ta chưa
đồng đều và chưa thật sự bền vững. Phần lớn những hộ nghèo tập trung ở các vùng có nhiều yếu tố bất
lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất
manh mún, sơ khai. Đây là những điều kiện cơ
bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không
đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng, như các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây
Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.
Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta
là khó tránh khỏi, đây cũng là một nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của đất nước.
1.2.4.
Về lao động - việc làm
Việc làm là nhu cầu bức thiết của xã hội, là yếu tố quan trọng nhất tác động đến mức sống dân cư
thông qua tạo thu nhập, góp phần cải thiện và nâng cao CLCSDC.
Khái niệm:
Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc
làm. Việc làm là một khái niệm rộng, nó bao gồm nhiều loại công việc khác nhau trong mọi thành phần
kinh tế, không hạn ch
ế không gian và thời gian.
Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế ở các quốc gia và khu vực trên thế giới đang rơi vào tình
trạng khủng hoảng mà nguyên nhân chủ yếu là do suy thoái nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến tình trạng
thất nghiệp và thiếu việc làm ngày càng gia tăng ở các nước và khu vực (xem bảng 1.6).
Bảng 1.6: Tỷ lệ thất nghiệp ở một số nước và khu vực trên thế giới, 2008
(Đơn vị: %)
Khu vực Tỷ lệ thất nghiệp
Đông Âu, Trung Âu, * 8,8
Bắc Phi 10,3

Trung Đông 9,4
Đông Nam Á 3,8
Hoa Kỳ 6,8
Nhật Bản 4,5
Việt Nam 2,38
Thế giới 7,4
Nguồn: http:www.dangcongsan.vn/cpv.* Gồm các nước ở Trung Âu và các quốc gia độc lập nhưng không tính các
nước nằm trong Liên Minh Châu Âu.
Ở nước ta, bức tranh về lao động, việc làm tuy có khá hơn nhưng vẫn là một vấn đề nan giải. Thời
gian qua, tuy tỷ suất gia tăng dân số giảm nhanh nhưng quy mô dân số và nguồn lao động vẫn còn tăng
với nhịp độ cao, bình quân mỗi năm tăng thêm 1 triệu người và có khoảng 1,2 triệu người bước vào
tuổi lao động. Nguồn lao động đông là điều kiện thuận lợi để phát triển n
ền kinh tế. Nhưng đây cũng là
khó khăn, trở ngại lớn khi giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động.
Năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp cả nước giảm còn 2,38%, và 5,1% thiếu việc làm, nhưng tình trạng
này rất khác nhau ở thành thị, nông thôn và ở các vùng (xem bảng 1.7).
Bảng 1.7: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm phân theo thành thị, nông thôn và theo vùng trong
cả nước, 2008
(Đơn vị:%)
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm
Vùng
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
Chung
Thành
thị
Nông

thôn
Cả nước 2,38 4,65 1,53 5.1 2,34 6,1
ĐB. Sông Hồng 2,29 5,35 1,29 5,85 2,13 8,23
TD & MN phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56
BTB & DH.NTB 1,24 4.77 1,53 5,71 3,38 6,34
Tây Nguyên 1,42 2,51 1,0 5,12 3,72 5,65
Đông Nam Bộ 3,47
4,89
2,05 2,13 3,69 3,69
ĐB. Sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,0 7,11 7,11
Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Tổng cục thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội, 2009.
Số liệu trên cho thấy, thành thị có tỷ lệ thất nghiệp cao gấp 1,95 lần so với cả nước và gấp 3,0 lần
so với nông thôn. Ngược lại, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn cao gấp 1,2 lần so với cả nước và
gấp 2,6 lần so với thành thị. Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thất nghiệp cao
nhất (hơn mức trung bình của cả nước), thấp nhất là trung du miề
n núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ &
duyên hải Nam Trung Bộ (dưới mức trung bình của cả nước). Cả thành thị lẫn nông thôn của vùng
đồng bằng sông Cửu Long lại thiếu việc làm nghiêm trọng
Hiện nay, thách thức lớn nhất đối với nước ta không phải chỉ ở tình trạng thất nghiệp và thiếu việc
làm mà còn ở khía cạnh chất lượng nguồn lao động (xem bảng 1.8).
Bảng 1.8: Cơ cấu lao động có vi
ệc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cả nước qua một
số năm.
(Đơn vị:%)
Năm
Trình độ
1996 2005 2009
(*)
Chưa qua đào tạo 87,7 75,0 74,6
Đã qua đào tạo 12,3 25,0 25,4

Trong đó
Có chứng chỉ nghề sơ cấp 6,2 15,5 7.3
Trung học chuyên nghiệp 3,8 4,2 12,1
Cao đẳng, đại học và trên đại học 2,3 5,3 6.0
Nguồn: Sách giáo khoa địa lí 12, NXBGD, 2008, tr.73.

*
Điều tra dân số năm 2009
.

Lao động chưa qua đào tạo đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm tỷ lệ rất cao (trên
74,6%). Lao động đã qua đào tạo chỉ bằng khoảng 1/3 tỷ lệ trên, trong đó, lao động có trình độ cao
đẳng, đại học và trên đại học chỉ gần bằng 1/3 lao động có trình độ sơ cấp và trung học chuyên nghiệp.
Hơn nữa, lao động có trình độ lại phân bố không đồng đều ở các vùng. Đông Nam Bộ có tỷ l
ệ lao
động tốt nghiệp THPT cao nhất (32,7%), kế đến là đồng bằng sông Hồng (28,8%); thấp nhất là đồng
bằng sông Cửu Long (11,4%), tiếp theo là Tây Bắc (11,6%). Bên cạnh đó, các vùng có lực lượng lao
động mù chữ nhiều là Tây Nguyên (10,5%), Tây Bắc (17,6%), và ít nhất là đồng bằng sông Hồng
(0,6%), Bắc Trung Bộ (1,9%). Các vùng còn lại có tỷ lệ lao động mù chữ dao động từ 2,6% đến 5,9%.
Do trình độ lao động còn thấp nên năng suất và thu nhập không cao, điều này còn được th
ể hiện qua
phân bố nguồn lao động trong các ngành kinh tế.
Lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao so với khu vực công
nghiệp – xây dựng và dịch vụ và xu hướng chuyển dịch rất chậm. Từ năm 2000 đến năm 2008, tỷ lệ
lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chỉ giảm 14,3%; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
lần lượt tăng khoảng 7,2% và 7,1%. Lao động trong các thành phần kinh tế cũng thể hiện sự chênh lệch
rất l
ớn, song trong những năm gần đây, đã có sự chuyển dịch nhưng tốc độ còn rất chậm. Năm 2000,
lao động ở các thành phần kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng rất cao (trên 90%), còn lao động ở các
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước lại chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ có 0,6%). Đến năm 2008, lao động ở

các thành phần kinh tế trong nước có xu hướng giảm, đặc bi
ệt lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước,
còn lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 3,7%. (xem bảng 1.9).
Bảng 1.9: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế, 2000 –
2008
(Đơn vị: %)
Năm 2000 2005 2008
Ngành kinh tế
Tổng số 100 100 100
Nông – lâm – ngư nghiệp 65,1 57,3 50,8
Công nghiệp – xây dựng 13,1 18,2 20,3
Dịch vụ 21,8 24,5 28,9
Thành phần kinh tế
Tổng số 100 100 100
Nhà nước 9,3 9,5 9,1
Ngoài Nhà nước 90,1 88,9 87,2
Có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,6 3,7
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2008, TCTK, 2009
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập cần nhiều lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao,
nếu không đáp ứng kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng thấp nghiệp, hoặc thiếu việc làm. Thất nghiệp và
thiếu việc làm không chỉ khiến người lao động không có thu nhập để trang trải cuộc sống, khó thoát
khỏi nghèo đói, mà còn dễ dẫn đến các vấn đề như di dân, bạ
o lực, và các tệ nạn xã hội khác, tăng chi
phí xã hội (các chương trình an sinh xã hội cho người thất nghiệp),… Đây cũng chính là nguồn gốc
tiềm tàng lớn nhất của bất ổn định về kinh tế và xã hội. Như vậy, về lâu dài vẫn phải tính đến giải pháp
“việc làm hợp lý” để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, và cải thiện CLCSDC.
1.2.5. Về giáo dục
Giáo dục đượ
c coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nâng cao CLCS, phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH đất nước, đồng thời còn là nền tảng của văn hóa, là điều

kiện quan trọng cho một nền chính trị dân chủ, ổn định. Ngày nay, ở nước ta và nhiều quốc gia trên thế
giới coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, thực hiện nền giáo dục toàn dân và tất cả cho giáo dục.
 Khái niệm
Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp
người mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội và về tư
duy, để họ có thể có đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã hội
(1)
.
 Những chỉ số phản ánh tình hình giáo dục – đào tạo
– Tỷ lệ người đi học, số học sinh trong các nhà trẻ, mẫu giáo, số học sinh phổ thông các cấp
từ cơ sở đến trung học, số trẻ em ở độ tuổi đi học, số học sinh đang học trong những trường dạy nghề,
số học sinh trong các trường đại học và cao đẳng, nghiên c
ứu sinh, số cán bộ có trình độ trên đại học
(thạc sĩ, tiến sĩ), số giáo viên các cấp,…. Các chỉ số này thường tính bằng số lượng tuyệt đối hoặc
tương đối (tỷ lệ % hoặc ‰). Ngoài ra, cũng cần phải quan tâm đến số học sinh, nghiên cứu sinh đang
học tập ở nước ngoài.
– Tỷ lệ người lớn biết chữ (biết đọc hiểu, biế
t viết những câu ngắn, đơn giản trong cuộc sống
hằng ngày) trong dân số từ 15 tuổi trở lên.
– Tỷ lệ nhập học ở các cấp giáo dục: tỷ lệ giữa số học sinh và dân số trong độ tuổi từng cấp
học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học và trên đại học).
– Số năm đến trường: chỉ tiêu này cho thấy số năm trung bình
đến trường của tất cả người lớn
từ 25 tuổi trở lên.
Ngoài ra, tình hình giáo dục còn được thể hiện qua số học sinh trên 1 giáo viên, số học sinh
trung bình trong một lớp học,… những chỉ số này càng lớn (mẫu số nhỏ) thì cho thấy nền giáo dục
càng phát triển.
Theo đánh giá của UNESCO, chỉ số giáo dục của nước ta đạt tỷ lệ khá cao qua các năm và
luôn ở mức 0,81, vị trí xếp hạ
ng cũng nâng lên đáng kể đạt 64/127 quốc gia (theo báo cáo phát triển

con người năm 2007/2008). So với khu vực, nước ta đứng trên một số nước như Inđônêxia,
Philippin,... (xem bảng 1.10).
Bảng 1.10: Tình hình giáo dục – đào tạo ở Việt Nam và một số nước ở Châu Á, năm 2005
(Đơn vị: %)
Quốc gia
Tỷ lệ
người lớn
từ 15 tuổi
trở lên
biết chữ
Tỷ lệ
thanh
niên từ
15 – 24
tuổi biết
chữ
Tỉ lệ
nhập
học
cấp I
Tỉ lệ
nhập
học
trung
học
Học
xong
lớp 5
Số sinh viên
học các

trường kỹ
thuật, khoa
học trong
tổng sinh viên
Trung Quốc 90,0 98,9 - - 86,0 -
Ấn Độ 61,0 76,4 89,0 - 73,0 22,0
Inđônêxia 90,4 98,7 96,0 58,0 89,0 X

1
Văn Tân: Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1994, tr. 350.
Hàn Quốc 92,5 99,5 - - - -
Malayxia 88,7 97,2 95,0 76,0 98,0 40,0
Philippin 92,6 95,1 94,0 61,0 75,0 27,0
Singapore 92,5 99,5 - - - -
Thái Lan 92,6 98,0 88,0 64,0 - -
Việt Nam 90,3 93,9 88,0 69,0 87,0 20,0

Nguồn: HDR của UNDP, 2007

Năm 2005, Việt Nam có tỷ lệ người lớn biết chữ từ 15 tuổi trở lên chiếm 90,3%, cao hơn Ấn
Độ (61,0%) và Malayxia (88,7%); tỷ lệ nhập học cấp I, chiếm 88,0%, thấp hơn Inđônêxia (96%) và
Malayxia (95%). Đạt được thành tích này là do kết quả giảm tỷ suất gia tăng dân số và các chính sách
đầu tư phát triển giáo dục có hiệu quả của Đảng và Nhà nước ta.
Tình hình giáo dục phổ thông đã nâng lên rất nhiều cả về
số lượng và chất lượng. Tỷ lệ dân số
biết chữ từ 10 tuổi trở lên đạt ở mức 93,1% dân số (năm 2008). Số học sinh các cấp học có xu hướng
giảm, năm học 2003 – 2004 là 17,5 triệu học sinh đến năm học 2008 – 2009 là 15,1 triệu học sinh;
trong đó học sinh tiểu học và trung học cơ sở có xu hướng giảm, học sinh trung học phổ thông tăng
nhưng những năm h
ọc gần đây lại có xu hướng giảm (xem biểu đồ 1.4).


Số học sinh bình quân trên một giáo viên có xu hướng giảm, bình quân là 19,9 học sinh/giáo
viên (so với năm học 2000 - 2001 là 21,4 học sinh/giáo viên). Số trường học và lớp học đều tăng,
tương ứng là 27,9 nghìn trường và 495,2 nghìn lớp học, bình quân mỗi năm xây dựng thêm gần 10
nghìn phòng học.
Giáo dục đại học và cao đẳng được mở rộng, hình thức đào tạo đa dạ
ng hơn so với năm 2000.
Năm 2007, cả nước có 369 trường học, tăng 191 trường so với năm 2000; trong đó hệ công lập là 305
trường (tăng 157 trường so với năm 2000), hệ ngoài công lập là 64 trường (tăng 34 trường so với năm
2000). Số giáo viên và sinh viên cũng tăng cả về số lượng và chất lượng, nếu năm 2000 chỉ có 32,3
nghìn giáo viên thì năm 2007 là 56,1 nghìn giáo viên (không bao gồm giáo viên thỉnh giảng); số sinh
8.3
6.6
2.6
7.7
6.6
2.8
7.3
6.4
3
7
6.2
3.1
6.9
5.8
3
6.7
5.5
2.9
0

1
2
3
4
5
6
7
8
9
Triệu học sinh
2003 -
2004
2004 -
2005
2005 -
2006
2006 -
2007
2007 -
2008
2008 -
2009
Năm học
Biểu đồ 1.4: Số học sinh các cấp học, giai đoạn 2003 - 2009
Tiểu học
THCS THPT
viên từ 899,5 nghìn sinh viên lên 1603,5 nghìn sinh viên (không bao gồm sinh viên học văn bằng hai,
từ xa, hoàn chỉnh kiến thức, liên thông). Số trường học thuộc hệ trung cấp chuyên nghiệp tăng nhanh:
công lập là 234 có xu hướng giảm nhẹ, ngoài công lập là 35, tăng 28 trường so với năm 2000. Các
trường hệ công lập và ngoài công lập trong những năm gần đây tăng, góp phần vào khai thác nguồn lực

của xã hội, chia sẻ với Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu h
ọc tập của nhân dân.
Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục ở nước ta hiện nay. Giáo
viên vẫn còn thiếu trầm trọng, đặc biệt là giáo viên tiểu học ở các vùng núi và vùng dân tộc ít người.
Chất lượng lớp học chưa đạt yêu cầu về diện tích, ánh sáng, trang thiết bị, bình quân mỗi học sinh chỉ
có 0,43m
2
phòng học, trong đó phổ thông trung học là 2,4m
2
và tiểu học là 0,15 m
2
.
Đầu tư cho giáo dục không chỉ là một biện pháp quan trọng để tạo dựng nguồn vốn con người
của một quốc gia và tiến gần tới nền kinh tế tri thức, mà còn góp phần phát triển kinh tế và phấn đấu vì
mức sống cao hơn cho quốc gia. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư cho hệ
thống giáo dục ở Việt Nam, ngân sách đầu tư cho giáo dục (% trong tổ
ng GDP) ngày càng tăng, từ
11,6% năm 2000 lên 13,5% năm 2007 nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
1.2.6. Về y tế và chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe là vốn quý, là điều kiện quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi quốc
gia, là tương lai của mỗi dân tộc.
Sức khỏe của người dân một nước thường được giám sát qua hai chỉ số: tuổ
i thọ trung bình từ khi
sinh và tỉ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi. Sức khỏe và tuổi thọ là một trong những thước đo khái quát về
chất lượng cuộc sống của người dân.
Tuổi thọ trung bình kể từ khi sinh cho biết số năm một đứa trẻ mới sinh sẽ sống được nếu các
điều kiện y tế tại thời điểm sinh đượ
c duy trì không đổi trong suốt cuộc đời đứa trẻ đó.
Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi cho biết số trẻ mới sinh có khả năng chết trước khi tròn 5 tuổi
tính trên 1000 ca sinh.

Các chỉ số về bảo vệ chăm sóc sức khỏe:
– Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em (từ 0 – 5 tuổi), tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng vac - xin
các loại, số nhà hộ
sinh trên tổng số dân, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng hoặc các bệnh khác.
– Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng: số giường bệnh, thầy thuốc (bác sỹ, y tá, y sỹ, dược
sỹ)/10.000 dân. Hoặc tỷ lệ các loại bệnh tật, tỷ lệ các loại sức khỏe trong tổng số dân…
– Tuổi thọ trung bình
– Tình trạng vệ sinh môi trường
– Thể trạng chung củ
a cộng đồng: chiều cao, cân nặng,…
Đây là những chỉ tiêu tổng hợp của việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, qua đó phản
ánh trình độ y học, CLCSDC của một quốc gia, một khu vực.
Trong các chỉ số phản ánh tình hình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ thường được sử dụng
vì gián tiếp phản ánh các khía cạnh về phúc lợi, bao gồm mức thu nhập và dinh dưỡng, chất lượng môi
trường và khả nă
ng tiếp cận đến dịch vụ y tế, nước sạch và vệ sinh. Các nước trên thế giới thường căn
cứ vào chỉ số tuổi thọ để đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư.
Hiện nay, tuổi thọ trung bình người dân được nâng lên rất nhiều, song có sự chênh lệch rất lớn ở
các nhóm nước và các quốc gia (xem bảng 1.11). Chẳng hạn, năm 2005, nhóm nước phát triển có tuổ
i
thọ trung bình cao gấp 1,13 lần so với thế giới và gấp 1,16 lần so với nhóm nước đang phát triển. Tuổi
thọ trung bình cao nhất gấp 2,5 lần tuổi thọ trung bình thấp nhất. Nhóm nước phát triển có tuổi thọ cao
do mức gia tăng dân số thấp (thậm chí âm), mức sống cao, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt, trình độ
công nghệ y học phát triển cao và khả năng tiếp cận tốt h
ơn tới các dịch vụ y tế công (đặc biệt là nước
sạch, vệ sinh và kiểm soát an toàn thực phẩm); còn đối với các nước đang phát triển thì gần như ngược
lại.
Bảng 1.11: Tuổi thọ trung bình ở các nhóm nước và một số nước trên thế giới, 2005
(Đơn vị: tuổi)
Nhóm nước Tuổi thọ trung bình

Thế giới 67
Các nước phát triển 76
Các nước đang phát triển 65
Một số nước có tuổi thọ cao nhất và thấp nhất trên thế giới*
Nước có tuổi thọ cao
nhất
Tuổi thọ
trung bình
Quốc gia có tuổi thọ
thấp nhất
Tuổi thọ
trung bình
Nhật Bản 81,3 Swaziland 32,6
Canada 80,2 Lesotho 34,4
Hoa Kỳ 77,8 Afghanistan 43,3
Hàn Quốc 77,0 Somalia 48,5
Trung Quốc 72,6 Ethiopia 49,0
Nguồn: Sách giáo khoa Địa lý 11, NXBGD, 2007, tr.8.* Thống kê dân số thế giới 2006

Ở nước ta, tuổi thọ trung bình đạt mức cao so với điều kiện kinh tế và mức sống hiện tại và có xu
hướng tăng khá nhanh qua các năm, từ 68,6 tuổi (năm 1999) lên 71,3 tuổi (năm 2005) và 72,8 tuổi
(năm 2009), dự kiến sẽ đạt 75,0 tuổi vào năm 2020. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của ta cao hơn 5 tuổi
so với mức trung bình của thế giới, hơn 7 tuổi so với nhóm nước đang phát triể
n. Tuổi thọ tăng phản
ánh mức sống, các điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân được đảm bảo. Những vùng phát
triển như Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng có tuổi thọ trung bình khá cao (trên 72 tuổi), còn các
vùng Tây Bắc, Tây Nguyên lại có tuổi thọ trung bình thấp (dưới 65 tuổi).
Tình hình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng lên rất nhiều so với giai đoạn trước. Tuy
nhiên, cả nước mới chỉ có 6,6 bác sỹ, 13,3 y tá và 25,5 giường bệnh trên 1 vạn dân vào năm 2008 (xem
biểu đồ 1.5). Nếu so với mức bình quân về y tế trên/vạn dân của toàn thế giới (12,2 bác sĩ và 24,1 y tá

trên 1 vạn dân) thì ở nước ta chỉ tiêu này mới bằng một nửa. Thêm vào đó, sự phân bố cán bộ y tế và số
giường bệnh không
đồng đều giữa các vùng, khiến cho việc phòng chống bệnh tật và chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân chưa thật sự được đảm bảo.
Mạng lưới y tế, các bệnh viện đa khoa chuyên ngành trực thuộc Bộ y tế đều tập trung ở các thành
phố lớn, được trang bị hiện đại nhất như ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,… Ở cấp tỉnh, chỉ có 324
bệnh viện tiế
p nhận các ca bệnh cần điều trị chuyên khoa, với quy mô 300 – 500 giường, các bệnh viện
này đều trực thuộc sở y tế tỉnh. Trong khi đó, y tế tư nhân bùng nổ mạnh nhưng chỉ tập trung ở các
thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội; tình hình khám chữa bệnh tại nhà của các thầy
thuốc tư không có phòng khám hoặc thầy lang rất phổ biến ở các vùng nông thôn. Các tệ nạn xã hội
như nghi
ện ma túy, nghiện rượu, đặc biệt là căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS chưa được kiểm soát. Số người
mắc bệnh này trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng, mà chủ yếu ở lứa tuổi dưới 30, đều này
đã ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của nhân dân, tác động xấu tới cả cộng đồng xã hội.

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm g
ần một nửa (từ 36,7/1000 trẻ xuống còn 17,8/1000 trẻ), tỷ lệ tử
vong trẻ dưới 5 tuổi giảm hơn 1,5 lần (từ 42,0% xuống còn 27,5%). So với các nước Đông Á & TBD
và các nước có thu nhập thấp, tỷ lệ tử vong ở trẻ em của nước ta rất đáng được biểu dương.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi chỉ còn 21,2% năm 2007 (so với 44,9% năm 1995). Tỷ lệ t

vong của bà mẹ khi sinh giảm từ 85/100.000 ca sinh an toàn (năm 2002) xuống còn 80/100.000 ca
(năm 2005), chỉ bằng 1/5 mức trung bình của thế giới và 1/8 của các nước đang phát triển. Tỷ lệ tiêm
chủng đầy đủ đạt gần 97%, tỷ lệ xã có bác sỹ đạt trên 65%. Về cơ bản, nước ta đã thanh toán được các
bệnh bại liệt, bệnh phong và loại trừ bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh.
3.6
17.8
31.1
4.3

12.9
26.7
5
12.6
24.7
6.2
12.2
23.9
6.6
13.3
25.5
0
10
20
30
40
Người/vạn
1990
1995 2000 2005
2008
Năm
Biểu đồ 1.5: Số bác sỹ, y tá, giường bệnh/1vạn dân của
cả nước, 1990 – 2008
Bác sỹ
Y tá Giường bệnh

×