TRƯƠNG THCS2 THỊ TRẤN THANH BA
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI NGỮ VĂN
Năm học 2016 -2017
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4,0 điểm): Đồng chí hãy xây dựng đáp án cho đề bài sau:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
... “Ước làm một hạt phù sa
Ước làm một tiếng chim ca xanh trời
Ước làm tia nắng vàng tươi
Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi”.
(Lê Cảnh Nhạc- Xin làm hạt phù sa- 2005).
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ ?
3. Tìm điểm chung trong cảm hứng sáng tác của các tác giả: Lê Cảnh
Nhạc trong bài thơ Xin làm hạt phù sa, Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho
nhỏ và Viễn Phương trong bài Viếng lăng Bác?
4. Viết đoạn văn tổng - phân - hợp cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật của
biện pháp tu từ và các hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ ?
Câu 2 ( 10 điểm)
Vẻ đẹp bài thơ Quê hương ( Đỗ Trung Quân)- SGK văn 8 Tập 2.
HƯỚNG DẪN CHẤM
NĂM HỌC 2016- 2017
Môn: Ngữ văn
Câu 1 (8,0 điểm):
Yêu cầu chung:
- Kiểm tra năng lực phát hiện phân tích tác dụng của BPTT, cảm thụ văn học,
so sánh văn chương, thí sinh phải huy động kiến thức về văn học, kiến thức về
BPTT, kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
- Biểu điểm các phần phải rõ ràng, có lý lẽ, căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể:
1. Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm (0,5 điểm)
2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
(0,5 điểm)
+ Điệp ngữ “ước làm” nhắc lại 4 lần, điệp ngữ “một” nhắc lại 3 lần nhấn mạnh thi
nhân có nhiều ước muốn để cống hiến, dựng xây cho quê hương, đất nước.
+ Liệt kê các sự vật “một hạt phù sa’, “tiếng chim ca”, “tia nắng vàng tươi”, “hạt
mưa rơi”
3. Tìm điểm chung trong cảm hứng sáng tác của các tác giả: Lê Cảnh Nhạc trong bài
thơ Xin làm hạt phù sa, Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ và Viễn Phương
trong bài Viếng lăng Bác?
( 1,0 điểm)
Lê Cảnh Nhạc, Thanh Hải và Viễn Phương đều có điểm giống nhau trong cảm
hứng sáng tác. Trước cuộc sống sôi động, trước cảnh mùa xuân đất nước, trước lãnh
tụ vĩ đại, họ đều có những ước muốn làm các sự vật nhỏ bé, khiêm nhường để thể
hiện tình yêu với quê hương, đất nước bằng hành động cống hiến:
+ Thanh Hải ước muốn làm tiếng chim, bông hoa, nốt nhạc, “mùa xuân nho
nhỏ” để làm đẹp mùa xuân dân tộc.
+ Viễn Phương ước muốn làm tiếng chim, bông hoa, cây tre trung hiếu để ngày
đêm được ở bên Bác.
+ Lê Cảnh Nhạc ước muốn làm hạt phù sa, tiếng chim, tia nắng, hạt mưa để
sống có ích, sống làm đẹp cho cuộc đời.
Đó là tình cảm, lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới.
4. Viết đoạn văn tổng – phân – hợp cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật của biện pháp
tu từ và các hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ ?
( 2,0 điểm)
+ Hình thức: viết đúng đoạn tổng – phân – hợp
+ Nội dung:
- Điệp ngữ “ước làm” nhắc lại 4 lần, điệp ngữ “một” lặp lại 3 lần nhấn
mạnh những ước muốn chân thành, khiêm nhường được cống hiến, làm đẹp cho
quê hương, đất nước. (0,5điểm)
- Liệt kê các hình ảnh “một hạt phù sa’, “tiếng chim ca”, “tia nắng vàng tươi”,
“hạt mưa rơi” là những sự vật bé nhỏ trong thiên nhiên nhưng đều có tác dụng với
cuộc sống. Phù sa mang đến màu mỡ cho những cánh đồng. Tiếng chim hót làm
“xanh trời” hoà bình. “Tia nắng vàng tươi”, “hạt mưa rơi” khiến cho hạt đâm chồi,
nảy lộc, sự sống hình thành và phát triển. (1 điểm)
- Khái quát: Biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê cùng với các hình ảnh giản dị,
khiêm nhường đã thể hiện ước nguyện sống, cống hiến cao đẹp của con người.
(0,5 điểm)
Câu 2 (12,0 điểm):
Yêu cầu chung:
- Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động
kiến thức về tác phẩm văn học, kiến thức lí luận, kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và trình bày theo những cách khác nhau, nhưng
phải rõ hệ thống luận điểm, có lý lẽ, căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể:
* Hình thức (1 điểm): Trình bày thành bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng,
văn viết lưu loát, lập luận chặt chẽ.
* Nội dung ( 9 điểm):
1. Khái quát chung (1,0 điểm)
- Giải thích: Vẻ đẹp của một bài thơ là những nét độc đáo đặc sắc về nội
dung ,nghệ thuật; sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Quê hương: Bài thơ được viết năm 1939, khi Tế
Hanh 18 tuổi đang học ở Huế, là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào
Thơ mới chặng cuối.
- Bài thơ Quê hương đã đạt tới vẻ đẹp hài hòa sâu sắc về nội dung và nghệ
thuật qua việc khắc họa bức tranh quê hương tươi đẹp và tình yêu quê hương tha thiết
của nhà thơ.
2. Chứng minh:
a. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở giá trị nội dung đặc sắc (6 điểm)
- Bài thơ đã tái hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của của
người dân làng chài ven biển.(4 điểm)
+ Cảnh sông nước gần gũi, khoáng đạt, thi vị.
+ Cảnh ra khơi đầy hứng khởi , tự tin: với vẻ đẹp tươi sáng, trong trẻo của
buổi sớm mai ; vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn của con thuyền và vẻ đẹp thơ mộng của
cánh buồm.
+ Cảnh trở về tấp nập, no đủ, bình yên: đó là vẻ đẹp của niềm vui, sự phấn
khởi khi đón đoàn thuyền trở về bến đỗ; vẻ đẹp chân thực, lãng mạn đầy sức sống cuả
người dân chài và con thuyền sau chuyến ra khơi.
- Vẻ đẹp của bài thơ còn thể hiện ở tâm hồn trong sáng, tình cảm thiết tha
của nhà thơ đối với quê hương thật tinh tế và xúc động (2 điểm)
+ Qua bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.
+ Bộc lộ trực tiếp qua nỗi nhớ quê hương da diết.
( Khi trình bày thí sinh phải phân tích được các hình ảnh vừa chân thực, vừa
bay bổng lãng mạn, bất ngờ; từ ngữ chọn lọc, BPTT độc đáo, nhịp thơ tha thiết, lời
thơ giản dị đằm thắm)
b. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở giá trị nghệ thuật độc đáo:1 điểm
- Sáng tạo những hình ảnh thơ độc đáo, đặc sắc: có hình ảnh miêu tả chân thực,
không tô vẽ; có những hình ảnh đẹp bay bổng, lãng mạn, tươi tắn, trẻ trung
- Giọng điệu bay bổng lãng mạn, âm hưởng thơ mạnh mẽ, khoẻ khoắn
- Thể thơ tám chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng.
3. Đánh giá ( 1 điểm)
- Quê hương là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà thơ Tế Hanh
đồng thời cũng là một trong những bài thơ giàu hương sắc trong vườn Thơ mới.
- Vẻ đẹp của bài thơ Quê hương là sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ
thuật, sự kết hợp hài hòa đó đã tạo nên vẻ đẹp hoàn thiện cho bài thơ để lại ấn tượng
khó phai trong lòng bạn đọc.
- Bài thơ cho thấy tình yêu quê hương tha thiết của Tế Hanh và được coi là
thành công khởi đầu rực rỡ cho chùm thơ viết về quê hương của nhà thơ.
* Lưu ý:
- Trên đây chỉ là những định hướng, giám khảo cần linh hoạt, tránh đếm ý cho
điểm. Việc cho điểm từng ý cần thống nhất chung.
- Khuyến khích những bài sáng tạo