Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

QUẢN LÝ LAO ĐỘNG; VẬT TƯ, NHIÊN LIỆU; XE, MÁY, THIẾT BỊ THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.66 KB, 13 trang )

CHUYÊN ĐỀ 07

QUẢN LÝ LAO ĐỘNG; VẬT TƯ, NHIÊN LIỆU; XE,
MÁY, THIẾT BỊ THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
XÂY DỰNG
7.1. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
7.1.1. Biện pháp tuyển chọn nhân lực cho công trường
- Nhân lực tham gia xây dựng thường gồm hai nhóm:
+ Nhóm thứ nhất: bao gồm một bộ phận lao động có tay nghề và bộ phận
công nhân không có tay nghề trong lao động trực tiếp. Hai bộ phận này thường
không có mối quan hệ giống nhau với nhà thầu nhưng họ lại ràng buộc với nhau
bằng nghề nghiệp. Lương và tiền công của họ được tính theo giá trị công lao động
và theo thỏa thuận giữa bên thuê và bên làm thuê.
+ Nhóm thứ hai: là nhóm hành chính sự nghiệp và tư vấn giám sát, phần lớn
trong số này được tuyển dụng lâu dài hoặc ràng buộc với đơn vị xây dựng trong
khoảng thời gian dài. Lương của họ cũng được trả theo công lao động nhưng
thường dựa trên năng lực và trách nhiệm của từng cá nhân trong từng cương vị
công tác của họ.
Yêu cầu nhân lực cho một dự án thường do yêu cầu nhân lực của các bộ
phận cấu thành nên dự án, trong đó có nhân lực để thi công xây dựng công trình.
Khi sô nhân lực tính toán cho một công trình xây dựng được xác định, ban quản lý
phải có trách nhiệm tuyến dụng và chính sách quản lý phù hợp.
Để tuyển chọn được nhân lực cho một công trường xây dựng có thể dựa vào
biện pháp tuyển dụng nhân lực như sau:
+ Có thể sử dụng nhân công của nhà thầu chính hay nhân công của nhà thầu
phụ hoặc tuyển công nhân theo hợp đồng;
+ Có thể tuyển chọn công nhân theo từng công việc hay dưới hình thức huy
động công nhân chung;


+ Cân nhắc xem hình thức lao động như thế nào là phù hợp với công trình,


cõng nhân chính thức, nửa chính thức hay hợp đồng;
+ Chính sách tuyển dụng công nhân và các loại hình lao động khác tại công
trường cũng nên theo hình thức này.
7.1.2. Biện pháp cung cấp nhân lực cho công trường
Phương pháp cung cấp nhân lực trên công trường dựa vào bản chất công việc
trên công trường và dựa vào hợp đồng để nhà thầu tuyển nhân công có tay nghể cao
hay lao động đơn giản sẵn có tại địa phương cho việc xây dựng công trình thuộc dự
án.
Hai biện pháp thông thường để huy động nhân công tại công trường xây dựng là:
a, Biện pháp sử dụng nhân công của nhà thầu phụ
Nội dung biện pháp này là giám đốc công ty xây dựng và chủ nhiệm dự án
duy trì một lượng lao động tối thiểu trên công trường của nhà thầu phụ, trong đó có
thuê đội ngũ giám sát công trường của nhà thầu phụ.
* Ưu điểm:
+ Đây là một biện pháp rất linh hoạt vì không phải tuyển nhân công.
+ Về mặt hành chính có thể nói việc sử dụng nhà thầu phụ có nhiều điểm hấp
dẫn. Nhà thầu chính giảm bớt được các thủ tục hành chính rườm rà, giảm chi phí
văn phòng và đào tạo công nhân. Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm vận chuyển máy
móc thiết bị đến công trường và từ công trường đi, về an toàn lao động, an ninh,
duy tu và dịch vụ về máy móc. Nhà thầu phụ thường chuyên môn hóa về một loại
hình công việc đặc trưng nên thiết bị của họ thường hiện đại và có hiệu quả hơn
thiết bị của nhà thầu chính.
* Nhược điểm:
+ Cần phải tiến hành đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phụ,
+ Các khoản chi phí thường tăng vì nhà thầu phụ phải cộng thêm chi phí
quản lý vào hợp đồng,


+ Cần phải có tiến độ riêng cho từng nhà thầu phụ và sự phối kết hợp về tiến
độ và tranh chấp giữa các nhà thầu phụ là vấn đề cần được quan tâm.

b, Biện pháp sử dụng nhân công của nhà thầu chính:
Đây là biện pháp mà đơn vị nhà thầu sử dụng nhân lực của đơn vị nhà thầu
chính thực hiện các công việc trên công trường thi công.
* Ưu điểm:
+ Không cần phải tiến hành đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phụ,
+ Không phải cộng thêm chi phí quản lý vào hợp đồng cho các nhà thầu phụ
+ Không cần phải có tiến độ riêng cho từng nhà thầu phụ và sự phối kết hợp
về tiến độ và tranh chấp giữa các nhà thầu phụ là vấn đề cần được quan tâm.
* Nhược điểm:
+ Đơn vị nhà thầu chính cần phải tuyển dụng được công nhân. Điều này đặc
biệt khó khăn khi đó là các công nhân có yêu cầu cao về tay nghề (nhất là khi thi
công ở vùng xa xôi, hẻo lánh)
+ Thủ tục hành chính rườm rà, tăng chi phí văn phòng và đào tạo công nhân.
Nhà thầu chính lúc này phải chịu trách nhiệm vận chuyển máy móc thiết bị đến
công trường và từ công trường đi, về an toàn lao động, an ninh, duy tu và dịch vụ
về máy móc.
7.1.3. Lựa chọn nhân viên chủ chốt của nhà thầu xây dựng
Chất lượng nhân viên, đặc biệt là các giám sát viên, các đốc công tại công
trường có tác dụng rất lớn đối với việc thành công của dự án. Do vậy việc tuyển
chọn đội ngũ công nhân có chất lượng, các giám sát viên có đủ trình độ là việc làm
quan trọng để đảm báo kết quả thực hiện hợp đồng. Điều này đặc biệt quan trọng
đối với nhà thầu phụ. Công việc này cần phải chú ý yêu cầu công việc cụ thể của
từng công trình và khả năng tay nghề của từng công nhân.
Trong các nhân viên chủ chốt, giám sát công trường cần phải được tuyến
càng sớm càng tốt và phải được thông báo kỹ về công việc cũng như những yếu tố
quan trọng liên quan đến công việc của hợp đồng trong dự án.


7.1.4. Hỗ trợ nhân lực tại công trường xây dựng
Đối với công trường nhỏ thì giám sát công trường của Nhà thầu thường chịu

trách nhiệm về mọi yếu tố hành chính trên công trường. Nếu là công trường lớn thì
giám sát công trường có thể được giúp đỡ bởi:
+ Giám sát công trường của bên nhà thầu (kể cả nhà thầu phụ);
+ Phụ trách kho tại công trường chịu trách nhiệm với tất cả các hóa đơn xuất
kho trên công trường và có sổ sách theo dõi.
Người quản lý trên công trường chịu trách nhiệm phối hợp với người phụ
trách lao động và các nhân viên về mối quan hệ của Chủ đầu tư.
7.1.5. Ví dụ về bố trí nhân lực tại công trường thi công

Toàn bộ công trường được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Chỉ huy trưởng.
1. Trách nhiệm của Chỉ huy trưởng công trường:
Chỉ huy trưởng công trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc,
được điều hành mọi hoạt động của công trường để đạt mục tiêu hoàn thành công
trình đúng tiến độ, thi công đúng biện pháp, đạt chất lượng như đã thỏa thuận với
Chủ đầu tư.
Thực hiện đúng các trình tự về quy trình khởi công, nghiệm thu (Kỹ thuật,
khối lượng) và hoàn công công trình.


2. Quyền hạn của Chỉ huy trưởng công trường:
Được phép quan hệ, giải quyết các vướng mắc phát sinh trên công trường với
đại diện của Chủ đầu tư.
Giải quyết mọi công việc trên công trường theo quy định hiện hành của Công
ty về quản lý nhân sự, vật tư xe máy, tài chính, chất lượng và tiến độ công trình.
3. Bộ phận kỹ thuật:
Bộ phận này giúp Chỉ huy trưởng công trình về mặt kỹ thuật trên công
trường, cụ thể: Định vị tim tuyến công trình, hướng dẫn các tổ thi công bằng thủ
công và cơ giới thực hiện công việc đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt, đúng quy
trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành và đảm bảo tiến độ đề ra.
Bộ phận này không những có trách nhiệm kiểm tra, thực hiện các phần công

việc thuộc về kỹ thuật trên công trường mà còn có nhiệm vụ thiết lập và lưu trữ hồ
sơ trong từng hạng mục công việc, phục vụ cho công tác thanh quyết toán và hoàn
thiện hồ sơ công trình.
4. Bộ phận cung ứng vật tư:
Có trách nhiệm kiểm tra vật tư, thiết bị đưa vào sử dụng cho công trình về:
Số lượng, nguồn gốc xuất xứ vật tư, vật liệu … đảm bảo đúng theo hồ sơ thiết kế
được duyệt và yêu cầu của chủ đầu tư.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời các vật tư, máy móc thiết bị để đảm bảo tiến độ
thi công công trình.
Tiến độ vật tư phải luôn luôn đi trước tiến độ thực hiện.
5. Bộ phận kế toán:
Có trách nhiệm theo dõi chi tiêu trên công trình đảm bảo đầy đủ, kịp thời và
tiết kiệm nhằm phục vụ cho việc đẩy nhanh tiến độ thi công.
Cân đối các khoản chi tiêu trên công trình cho phù hợp, kiểm tra hóa đơn,
chứng từ hợp lệ khi mua các vật tư, thiết bị phục vụ chi cho công hoặc các khoản
chi khác.
6. Bộ phận quản trị nhân lực:


Có trách nhiệm bố trí nơi ăn, chốn ở cho công nhân trên công trường. Lập
danh sách cán bộ công nhân để thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng đúng theo quy
định của pháp luật.
Bố trí các đội thi công hợp lý, liên hệ và tìm kiếm lao động phổ thông ở địa
phương phục tốt cho công trình khi có yêu cầu cao về mặt tiến độ.
7. Các tổ thi công:
Gồm tổ trưởng, công nhân kỹ thuật và một số lao động phổ thông. Tổ chịu sự
quản lý trực tiếp và phân công công việc thực hiện của chỉ huy trưởng công trình và
bộ phận kỹ thuật công trường. Tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo công
việc cho các công nhân trong tổ thực hiện tốt theo yêu cầu.
Trong quá trình thực hiện công việc nếu có vướng mắc hoặc phát hiện các sự

cố bất thường hay sai lệch về hồ sơ thiết kế phải kịp thời báo cáo ngay cho chỉ huy
trưởng công trình để biết và xử lý.
7.2. QUẢN LÝ VẬT TƯ, NHIÊN LIỆU
7.2.1. Nội dung công tác quản lý vật tư, nhiên liệu trên công trường
Việc kiểm soát vật tư, nhiên liệu của công trình là một công việc rất cần thiết
đối với mỗi công trình nó bao gồm nhiều công việc khác nhau từ lập yêu cầu cung
cấp vật tư, theo dõi quá trình cung cấp vật tư, theo dõi tồn kho, lên kế hoạch phân
bổ vật tư cho các công trình, kiểm kê, điều chỉnh…
Việc kiểm soát tốt sẽ tránh được các vấn đề phát sinh như tránh thất thoát vật
tư công trình đồng thời có thể lập kế hoạch phân bổ vật tư đúng và kịp tiến độ. Tuy
nhiên việc quản lý sẽ rất khó khăn nếu như công ty có nhiều dự án khác nhau. Với
những công ty như vậy mà không có phương pháp quản lý hiệu quả thì nhân viên
kho sẽ phải ngập tràn trong hàng đống giấy tờ hay hàng tá những file tài liệu word,
excel riêng lẻ. Việc tổng hợp báo cáo cũng rất khó khăn, khi muốn thống kê số
lượng tồn hoặc kiểm kê hàng hóa sẽ mất nhiều thời gian để mở từng file tài liệu ghi
chép, xem xét, copy pass và tổng hợp báo cáo...


Đối với công tác quản lý vật tư, nhiên liệu trên công trường cần phải đảm
bảo các yêu cầu như sau:
1 - Vật tư mua về hoặc khai thác đảm bảo chất lượng, số lượng đúng yêu cầu
kỹ thuật đặt ra. Các loại vật tư: xi măng, thép, nhựa, bê tông nhựa, đá dăm cấp
phối... phải có phiếu thí nghiệm kiểm định chất lượng hợp lệ khi đưa vào sử dụng.
2 - Vật tư mua về phải có chứng từ hợp lệ giá cả phù hợp không vượt quá
mặt bằng giá quy định hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3 - Đối với các công trình khoán gọn cho đội tự mua, khai thác đưa vào sử
dụng cho công trình các loại vật tư thứ yếu, đội trưởng, chỉ huy công trường phải
chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng về mặt kỹ thuật, chứng từ mua bán hợp lệ
(có hóa đơn thuế VAT)
Các loại vật tư chủ yếu như: xi măng, sắt thép, nhựa đường, vật liệu nổ, vật

liệu đặc chủng hiếm, đá thành phẩm, đất, cát với số lượng lớn... phải lập kế hoạch
trình báo công ty để công ty chỉ đạo việc cung ứng.
4 - Các đội công trình khoán gọn khi có hợp đồng giao khoán căn cứ dự toán
thiết kế, lập bảng nhu cầu khối lượng vật tư thiết bị thi công để làm cơ sở cho công
ty cấp phát, cung ứng vật tư, thiết bị... theo tiến độ thi công.
5 - Công trình công ty tổ chức thi công thì chỉ huy trưởng công trình phải lập
dự trù cấp vật tư (căn cứ dự toán, thiết kế thi công) để công ty duyệt để làm căn cứ
cấp phát vật tư và quyết toán vật tư cho công trình theo từng giai đoạn thi công.
6 - Vật tư mua về phải làm thủ tục nhập kho hoặc xuất, nhập thẳng cho công
trình mới đưa vào sử dụng.
7 - Công tác bảo quản vật tư ở kho, bãi hoặc kho tạm phải hết sức cẩn thận
chu đáo, vật tư nổ phải được bảo quản, vận chuyển sử dụng theo quy phạm kỹ
thuật. Sử dụng vật tư phải tiết kiệm không lãng phí; đơn vị đội, cá nhân nào trong
quá trình sử dụng, bảo quản vật tư để mất mát hư hỏng lãng phí tùy theo mức độ
nặng nhẹ sẽ bị xử lý kỷ luật, cảnh cáo, phạt giá trị bồi thường thiệt hại gây ra hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự.


Đơn vị, đội, cá nhân nào sử dụng tiết kiệm được vật tư không vượt định mức
của công ty thì được thưởng theo quy chế của công ty.
8 - Hàng tháng, quý các bộ phận, đơn vị thi công lập báo cáo tình hình sử
dụng vật tư cho công trình thi công (theo mẫu) nộp về phòng Ban Giám Đốc trước
ngày 28 của tháng và trước ngày 20 của tháng cuối quý.
9 - Hàng tháng phòng KH-DA cử cán bộ đến các đơn vị cung ứng vật tư, vật
liệu đối chiếu các loại vật tư vật liệu thực nhận trong tháng cho từng đội, từng công
trình
7.2.2. Yêu cầu đối với đơn vị nhà thầu trong việc sử dụng vật tư, nhiên liệu
Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu,
cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt
vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế (điểm b Khoản 1 Điều

19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP).
Ngoài việc phải cung cấp cho chủ đầu tư giấy chứng nhận chất lượng vật tư,
vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình của nhà sản xuất, nhà thầu thi công xây
dựng còn phải cung cấp cho chủ đầu tư kết quả thí nghiệm của các phòng thí
nghiệm hợp chuẩn đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và kết quả kiểm
định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công nhận đối với thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công
trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Để
có được kết quả thí nghiệm và kết quả kiểm định nêu trên, nhà thầu thi công xây
dựng phải thực hiện những việc sau:
+ Sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn của mình hoặc thuê các phòng thí
nghiệm hợp chuẩn khác thông qua hợp đồng để thực hiện các phép thử mà phòng
thí nghiệm của nhà thầu không thực hiện được. Đối với các công trình thuộc các dự
án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu thi công xây dựng không được thuê
các phòng thí nghiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng để kiểm tra theo quy


định tại Khoản 6 Điều 48 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
+ Thuê các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với
thiết bị để kiểm định chất lượng thiết bị;
Phòng thí nghiệm được công nhận là phòng thí nghiệm được Bộ Xây dựng
công nhận đủ năng lực, được quyền thực hiện một số lĩnh vực thí nghiệm theo
Quyết định công nhận. Phòng thí nghiệm phải đặt cố định tại một địa chỉ cụ thể.
Phòng thí nghiệm được công nhận phải có đủ các điều kiện quy định theo tiêu
chuẩn TCXDVN 297:2003 - Tiêu chuẩn Phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng
- Tiêu chuẩn công nhận.
Tuy nhiên, việc thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm đặt ở hiện trường vẫn có
thể thực hiện một số phép thử được Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận sau khi cơ

quan chức năng có thẩm quyền sẽ cử cán bộ đến phòng thí nghiệm đã đăng ký xét
công nhận.
7.3. QUẢN LÝ XE MÁY, THIẾT BỊ THI CÔNG
Quản lý an toàn máy móc, thiết bị thi công công trình có vai trò quan trọng
trong việc tối ưu tiến độ thi công và hạn chế được những chi phí phát sinh, đảm bảo
được lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu tư. Vì đôi khi có những thiết bị máy móc
không đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn nên sẽ mất thời gian chờ khắc
phục, sửa chữa hoặc thay thế máy móc khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ và
mức đầu tư của công trình.
Việc thực hiện tốt một số vấn đề nêu dưới đây sẽ giúp các nhà đầu tư có thể
quản lý tốt hết các thiết bị máy móc tại công trình của mình để dự án có thể hoàn
thành một cách thuận lợi nhất.
7.3.1. Kiểm tra thiết bị máy móc trước khi đưa vào sử dụng
Đối với các loại thiết bị khác nhau sẽ có các cách kiểm tra khác nhau tùy
theo tiêu chuẩn quy định tại các văn bản pháp luật tương ứng.
a, Các thiết bị cầm tay


Các tiêu chuẩn an toàn đối với nhóm các thiết bị cầm tay trước khi đưa vào
sử dụng gồm có:
+ Các thiết bị chạy bằng điện phải đảm bảo không bị rò điện, các thiết bị
dùng khí nén thì không bị rò ống dẫn khí.
+ Đối với các loại máy cắt (ví dụ như máy cắt bê tông, máy cắt sắt) cần có
các thiết bị che chắn cần thiết để bảo vệ người lao động.
+ Các thiết bị cầm tay chạy điện khi sử dụng ngoài trời cần được bảo vệ bằng
nối không, khi sử dụng ở những nơi có nguy hiểm về điện thì điện áp sử dụng
không lớn hơn 36V.
b, Các thiết bị dùng trong các xưởng sản xuất phụ trợ
Các loại máy trong nhóm này gồm có máy trộn bê tông, máy gia công sắt
thép,... cần được đảm bảo những yêu cầu như sau:

+ Máy phải được bố trí ở nơi khô ráo, sạch sẽ, có rãnh thoát nước. Đèn chiếu
sáng đẩy đủ, cường độ ánh sáng phù hợp, không chiếu thẳng vào mắt người vận
hành máy.
+ Các bộ phận điều khiến thiết bị phải đặt ở vị trí an toàn, dễ thao tác.
+ Lắp đặt đầy đủ tất cả các cơ cấu an toàn của máy và đảm bảo chúng luôn
hoạt động tốt.
+ Các thiết bị sử dụng điện phải được nối đất bảo vệ.
+ Đảm bảo các đầu nối dây chuyền luôn chắc chắn.
+ Trang bị đầy đủ lưới che chắn bảo vệ đối với các thiết bị gia công kim loại
hoặc có tia lửa bắn ra, nếu không phải trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ an toàn cho
người vận hành máy.
+ Kiểm tra định kỳ các bộ phận chuyển động ít nhất 2 lần/năm và ghi kết quả
vào sổ theo dõi máy.
c, Các thiết bị vận chuyển


Các thiết bị vận chuyển như ô tô, xe tải, xe ben, xe chuyên dụng cần được
kiểm định trước khi đem vào sử dụng tại công trường theo quy định QCVN 9:
2011/BGTVT và QCVN 11: 2011/BGTVT. Ngoài ra còn có các yêu cầu sau:
+ Đầy đủ giấy tờ kiểm định của thiết bị
+ Người lái phải có bằng lái xe
+ Buồng lái hoạt động tốt và có đầy đủ các thiết bị: đồng hồ báo nhiên liệu,
ghế, đai an toàn, quạt, kính, gạt nước,...
+ Hệ thống đèn tín hiệu đầy đủ và hoạt động tốt, gồm có: đèn xi nhan, còi,
đén tín hiệu lùi,...
+ Hệ thống phanh đảm bảo hoạt động tốt.
+ Lốp xe được đặt đúng quy cách, chắc chắn, đủ áp suất.
+ Khoang chở hàng phải có kết cấu vững chắc, đảm bảo an toàn cho hàng
hóa, không gắn thêm các bộ phận khác để tăng kích thước thùng hàng. Đối với các
thùng chứa nhiên liệu không bị rò rỉ và có nắp chắn tốt. Hệ thống hơi, thủy lực của

xe đảm bảo không bị rò rỉ.
d, Các thiết bị thi công di động, xe và máy công trình

Hình 7.1. Xe, máy và thiết bị di động sử dụng trong công trình


Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 772: 2007 danh mục các thiết bị thi công
di động, xe và máy công trình gồm các loại như sau:
+ Máy móc và thiết bị làm đất
+ Xe nâng, máy và thiết bị nâng: các loại Pa lăng (Pa lăng xích, Pa lăng
cáp), tời kéo, cầu trục,...
+ Máy và thiết bị thi công khác
Các loại thiết bị thi công di dộng cần được kiểm định theo quy trình được
quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường đối với xe máy chuyên dùng QCVN 13: 2011/BGVT. Ngoài ra các nhà
thầu cần phải kiểm tra một số yêu cầu như sau:
+ Kiểm tra giấy tờ kiểm định của thiết bị
+ Bằng lái của lái xe
+ Thân vở và buồng lái: thân vỏ của thiết bị không bị thủng, được định vị với
bệ. buồng lái phải có đủ các bộ phận đún theo sơ đồ kỹ thuật, ghế phải được định vị
đúng vị trí và chắc chắn.
+ Hệ thống làm mát, bôi trơn không bị rò rỉ, đường ống dẫn không bị móp
méo, các bộ phân như thùng chưa nhiên liệu, két nước, thùng chưa dầu bôi trơn
phải được định vị chắc chắn và đúng cách.
+ Bánh xe không bị biến dạng, nứt vỡ.
+ Hệ thống chắn bùn đầy đủ theo thông số kỹ thuật, không bị thủng rách.
+ Hệ thống điều khiển trong mọi trạng thái chỉ định phải làm việc dứt khoát,
các chi tiết không bị nứt vỡ, chắc chắn và hoạt động tốt.
+ Hệ thống truyền động thủy lực phải đầy đủ tất cả các bộ phận kiểm soát, an
toàn. Hệ thống hoạt động ổn đinh, đạt mức áp suất và lưu lượng cần thiết.

+ Hệ thống phanh gồm phanh chính và phanh đỗ đều phải hoạt động tốt,
đường ống dẫn dầu phanh hoặc khí nén không bị méo hoặc rò rỉ và được định vị
chắc chắn.


+ Hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu: đủ số lương quy định, đúng vị trí và
còn hoạt động tốt.
+ Hệ thống tời không quá mòn và số sợi cáp bị đứt không vượt quá giới hạn
cho phép.
7.3.2. Hệ thống kiểm soát máy móc công trình
Tất cả các máy móc, thiết bị thi công trước khi được đưa vào sử dụng trong
công trình phải được kiểm định bởi cán bộ an toàn của nhà thầu và hàng ngày các
cán bộ quản lý an toàn sẽ thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn cho công
trình, nếu phát hiện có sự cố hoặc những nguy cơ không an toàn của máy móc sẽ
yêu cầu khắc phục ngay lập tức.
Trong suốt quá trình sử dụng tất cả các thiết bị đều được lập hồ sơ theo dõi
để đảm bảo luôn đáp ứng được những yêu cầu về an toàn, chất lượng và có thể theo
dõi chính xác tình trạng của máy móc thiết bị, khi có sự cố với bất kỳ một thiết bị
nào, nó sẽ không được sử dụng cho đến khi nó được sửa chữa và đáp ứng được
điều kiện an toàn.
Máy móc, thiết bị công trình sẽ được đưa ra khỏi công trình khi nhà thầu
thực hiện xong công việc cần đến thiết bị đó hoặc máy móc cần được sửa chữa khi
có sự cố.
Việc xây dựng một hệ thống quản lý máy móc công trình chặt chẽ sẽ giúp
các nhà thầu đảm bảo an toàn cho người lao động, tiến độ thi công và chất lượng
công trình luôn là tốt nhất. Do đó, đây phải là mối quan tâm hàng đầu được các nhà
đầu tư chú trọng khi thực hiện các công trình, dự án của mình.




×