Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Bài giảng Kiến Trúc Máy Tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI GIẢNG

“KIẾN TRÚC MÁY TÍNH”
TỔNG HỢP & BIÊN SOẠN: ĐẶNG VĂN NAM
(Tiếp tục cập nhật……….!)

Cập nhật, 09-2014


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG....................................................................................... - 4 1.1 Máy tính và phân loại máy tính ............................................................................................. - 4 1.1.1 Máy tính .......................................................................................................................... - 4 1.1.2 Phân loại......................................................................................................................... - 4 1.2 Kiến trúc máy tính ................................................................................................................. - 5 1.2.1 Kiến trúc tập lệnh ........................................................................................................... - 5 1.2.2 Tổ chức máy tính ............................................................................................................ - 6 1.3 Các giai đoạn phát triển của máy tính ................................................................................... - 6 1.3.1 Thế hệ thứ nhất (1946-1955): Máy tính dùng đèn điện tử ............................................. - 6 1.3.2 Thế hệ thứ 2 (1956-1965): Máy tính dùng Transistor .................................................... - 8 1.3.3 Thế hệ thứ 3 (1966-1980): Máy tính dùng mạch tích hợp SSI, MSI, LSI ....................... - 9 1.3.4 Thế hệ thứ 4 (1981 - nay): Máy tính dùng mạch tích hợp VLSI ...................................- 10 1.3.5 Thế hệ thứ 5 (???) Khuynh hướng phát triển trong tương lai ......................................- 11 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HỆ THỐNG MÁY TÍNH ............................................................- 13 2.1 Các thành phần cơ bản của máy tính ...................................................................................- 13 2.1.1 Bộ xử lý trung tâm ........................................................................................................- 13 2.1.2 Bộ nhớ máy tính (Memory) ...........................................................................................- 14 2.1.3 Hệ thống vào - ra ..........................................................................................................- 15 2.2 Hệ thống Bus .......................................................................................................................- 16 2.2.1 Khái niệm và các bus chức năng ..................................................................................- 16 2.2.2 Phân cấp bus trong máy tính. .......................................................................................- 16 CHƯƠNG 3: BIỂU DIỄN DỮ LIỆU VÀ SỐ HỌC TRONG MÁY TÍNH ........................- 18 3.1 Các hệ đếm cơ bản: .............................................................................................................- 18 3.1.1 Hệ thập phân ................................................................................................................- 18 3.1.2 Hệ nhị phân ..................................................................................................................- 18 3.1.3 Hệ thập lục phân...........................................................................................................- 19 3.2 Chuyển đổi giữa các hệ đếm ...............................................................................................- 19 3.2.1 Chuyển đổi số thập phân sang số nhị phân ..................................................................- 19 3.2.2 Chuyển đổi số nhị phân sang số thập phân và thập lục phân ......................................- 21 3.3 Mã hóa và lưu trữ dữ liệu trong máy tính ...........................................................................- 22 3.3.1 Nguyên tắc chung về mã hóa dữ liệu ............................................................................- 22 3.3.2 Lưu trữ thông tin trong bộ nhớ chính ..........................................................................- 23 3.4 Biểu diễn số nguyên ............................................................................................................- 24 3.4.1 Số nguyên không dấu ....................................................................................................- 24 3.4.2 Biểu diễn số nguyên có dấu ..........................................................................................- 24 3.5 Biểu diễn số thực (số dấu phẩy động) .................................................................................- 26 3.6 Các phép toán với số nhị phân: ...........................................................................................- 29 -1-|


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

3.6.1 Các phép toán logic ......................................................................................................- 29 3.6.2 Các phép toán số học....................................................................................................- 30 3.7 Biểu diễn ký tự ....................................................................................................................- 31 3.7.1 Nguyên tắc chung về mã hóa dữ liệu ............................................................................- 32 3.7.2 Bộ mã ASCII .................................................................................................................- 32 3.7.3 Bộ mã UNICODE .........................................................................................................- 33 CHƯƠNG 4: BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM (CPU) ..................................................................- 34 4.1 Tổng quan về CPU ..............................................................................................................- 34 4.1.1 Giới thiệu về CPU ........................................................................................................- 34 4.1.2 Lịch sử phát triển của CPU ..........................................................................................- 35 4.2 Nguyên lý hoạt động và cấu trúc cơ bản của CPU ..............................................................- 36 4.2.1 Nguyên lý hoạt động của CPU .....................................................................................- 36 4.2.2 Sơ đồ cấu trúc của CPU ...............................................................................................- 37 4.2.3 Các thành phần của CPU .............................................................................................- 37 4.3 Hoạt động của CPU .............................................................................................................- 40 4.3.1 Chu trình lệnh. ..............................................................................................................- 40 4.3.2. Kỹ thuật xử lý đường ống (Pipelining) ........................................................................- 41 4.3.3. Kỹ thuật siêu đường ống (SuperPipeline) ...................................................................- 42 4.3.4. Kỹ thuật siêu vô hướng (SuperScalar) - Kỹ thuật xử lý song song..............................- 42 CHƯƠNG 5: BỘ NHỚ MÁY TÍNH......................................................................................- 44 5.1 Tổng quan về bộ nhớ máy tính:...........................................................................................- 44 5.1.1 Các đặc trưng của bộ nhớ máy tính .............................................................................- 44 5.1.2 Phân cấp hệ thống nhớ. ................................................................................................- 44 5.2 Các loại bộ nhớ bán dẫn ......................................................................................................- 45 5.2.1 Phân loại.......................................................................................................................- 45 5.2.2 ROM..............................................................................................................................- 45 5.2.3 RAM ..............................................................................................................................- 46 5.2.4 Bộ nhớ cache (bộ nhớ đệm nhanh) ...............................................................................- 47 5.3 Bộ nhớ ngoài .......................................................................................................................- 48 5.3.1 Ổ đĩa cứng (HDD – Hard Disk Drive ) ........................................................................- 48 5.3.2 Đĩa quang .....................................................................................................................- 51 5.3.3 Bộ nhớ Flash.................................................................................................................- 52 5.4 RAID ...................................................................................................................................- 53 CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG VÀO – RA ..................................................................................- 55 6.1 Tổng quan về hệ thống vào – ra ..........................................................................................- 55 6.1.1 Giới thiệu chung về hệ thống vào – ra .........................................................................- 55 6.1.2 Các thiết bị ngoại vi......................................................................................................- 55 -2-|


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

6.2 Một số thiết bị ngoại vi cơ bản ............................................................................................- 55 6.2.1 Màn hình .......................................................................................................................- 55 6.2.2 Bàn phím .......................................................................................................................- 55 6.2.3 Chuột ............................................................................................................................- 55 6.2.4 Máy in ...........................................................................................................................- 55 -

-3-|


Bài giảng – Kiến trúc máy tính



CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Máy tính và phân loại máy tính
1.1.1 Máy tính
+ Khái niệm: Có nhiều các hiểu, định nghĩa khác nhau:


Máy tính là công cụ cho phép xử lý thông tin một cách tự động theo các chương
trình đã được lập trình sẵn từ trước.

Quy trình làm việc của máy tính như sau:

-

 Nhập thông tin vào (Input).
 Xử lý thông tin theo dãy các lệnh được nhớ sẵn bên trong (Process)
 Đưa thông tin ra (Output)
Dãy các lệnh nằm trong bộ nhớ để yêu cầu máy tính thực hiện công việc cụ thể gọi là
chương trình (program). Máy tính hoạt động theo chương trình.

-

- Máy tính được phát triển trên cơ sở hai thành phần: Phần cứng – Phần mềm


Phần cứng: là các đối tượng hữu hình, nói đến cấu tạo của máy tính về mặt vật lý. Bao
gồm toàn bộ các thiết bị, linh kiện điện tử của máy tính.




Phần mềm: Là hệ các chương trình và dữ liệu trong máy tính giúp người sử dụng thực
hiện một công việc nào đó.
Phần mềm được phần thành 2 loại:
 Phần mềm hệ thống: Hệ điều hành (Operating System) ( là một chương trình hệ
thống đặc biệt chạy trong suốt thời gian làm việc của máy tính, nó là một tập hợp
các chương trình điều khiển hoạt động của máy tính cũng như cho phép các
chương trình phần mềm khác chạy được; Nó điều khiển máy tính quyết định cho
chương trình nào chạy trong khoảng thời gian nào, quyết định nguồn tài nguyên
nào (bộ nhớ, thiết bị vào/ra nào…) được sử dụng.). Các chương trình phục vụ hệ
thống (ROM BIOS). Các chương trình điều khiển thiết bị (Driver).
 Phần mềm ứng dụng: (Phần mềm đặc biệt: Ngôn ngữ và công cụ lập trình).

1.1.2 Phân loại
Có nhiều cách phân loại máy tính khác nhau, tùy thuộc vào từng tiêu chí cụ thể như: Phân loại
theo mục đích sử dụng, theo mức cải tiến công nghệ, theo nguyên lý xây dựng máy tính, theo tín
hiệu xử lý…
Theo tính năng kỹ thuật, kích cỡ, số người sử dụng và giá tiền, máy tính được phân thành các
loại sau:
-4-|


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

a) Máy vi tính (Micro Computer): còn được gọi là Máy tính cá nhân PC (Personal
Computer) là những máy tính có thể để bàn, hoặc mang xách được. PC có một chíp vi xử
lý và một số thiết bị ngoại vi như màn hình, bàn phím, ổ đĩa…thường dùng cho một
người. Giá của một PC có thể từ vài trăm tới vài ngàn USD.
b) Máy tính nhỏ (Mini Computer): là những máy tính cỡ trung bình, kích thước thường
lớn hơn PC, là các máy tính đa người dùng có thể thực hiện được các ứng dụng mà máy
tính lớn (Mainframe) thực hiện được. Tuy nhiên, so với máy tính lớn thì máy tính nhỏ có

bộ nhớ nhỏ hơn, sức mạnh tính toán thấp hơn. Giá của máy tính này có thể từ vài chục tới
vài trăm ngàn USD.
c) Máy tính lớn (Mainframe Computer): là loại máy tính đa dụng, có thể dùng cho các
ứng dụng quản lý, cũng như các tính toán khoa học. Nó được thiết kế đặc biệt để đáp ứng
các nhu cầu tính toán của các tổ chức lớn với vài trăm ổ đĩa dùng cho vài trăm người sử
dụng đồng thời. Sử dụng kỹ thuật xử lý song song, có hệ thống vào ra mạnh cùng với bộ
nhớ có dung lượng lớn. Nó có giá từ vài trăm đến hàng triệu USD.
d) Siêu máy tính (Super Computer): là những máy tính được thiết kế đặc biệt để thực hiện
các nhiệm vụ tính toán phức tạp với tốc độ cực nhanh. Các siêu máy tính được thiết kế
với kỹ thuật xử lý song song cùng với rất nhiều bộ vi xử lý (trong một siêu máy tính có
thể chưa hàng ngàn đến hàng trăm ngàn bộ vi xử lý). Các siêu máy tính được dùng để mô
phỏng các hệ thống động học lớn như mô hình thời tiết, ngân hàng…có giá đến vài triệu
USD. (Phụ lục 1)
Phân loại hiện đại: (Nguyễn Kim Khánh)
 Máy tính cá nhân PC
 Máy chủ (Server)
 Máy tính nhúng
1.2 Kiến trúc máy tính
Kiến trúc máy tính bao gồm hai khía cạnh:
 Kiến trúc tập lệnh (Phần mềm): nghiên cứu máy tính theo cách nhìn của người lập trình.
 Tổ chức máy tính (Phần cứng): nghiên cứu cấu trúc phần cứng của máy tính.
Kiến trúc tập lệnh thay đổi chậm, tổ chức máy tính thay đổi nhanh. (Ngôn ngữ lập trình C
(thập niên 1970), Visual Basic (1991)).
1.2.1 Kiến trúc tập lệnh
Bao gồm:
Tập lệnh: là tập hợp các chuỗi số nhị phân mã hóa cho các thao tác mà máy tính có thể thực hiện
được.
Các kiểu dữ liệu: bao gồm các kiểu dữ liệu mà máy tính có thể xử lý.
-5-|



Bài giảng – Kiến trúc máy tính

1.2.2 Tổ chức máy tính
Cấu trúc cơ bản của máy tính:

CPU

Bộ nhớ chính

Liên kết hệ thống

Hệ thống vào - ra
Các thành phần cơ bản của máy tính:
 Bộ xử lý trung tâm – Bộ vi xử lý (CPU – Central Processing Unit): Điều khiển hoạt động
của máy tính và xử lý dữ liệu (Chương 4).
 Bộ nhớ chính (Main Memory): Lưu trữ chương trình và dữ liệu (Chương 5).
 Hệ thống vào ra (Input/Output System): Trao đổi thông tin giữa máy tính với bên ngoài
(Chương 6).
 Liên kết hệ thống (System Interconnection): kết nối và vận chuyển thông tin giữa các
thành phần với nhau (Chương 2).
1.3 Các giai đoạn phát triển của máy tính
Sự phát triển của máy tính dựa trên sự tiến bộ của các công nghệ chế tạo các linh kiện cơ
bản của máy tính như: Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi….Có thể nói máy tính
điện tử trải qua 4 giai đoạn liên tiếp. Việc chuyển từ thế hệ trước sang thế hệ sau được đặc trưng
bằng một sự thay đổi về công nghệ.
1.3.1 Thế hệ thứ nhất (1946-1955): Máy tính dùng đèn điện tử


ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Computer): Là máy tính điện tử số đầu tiên

do giáo sư Mauchly và người học trò Eckert tại Đại học Pennsylvanlia thiết kế vào năm
1943 và được hoàn thành vào năm 1946. (ảnh minh họa 2).
Đây là một máy tính khổng lồ với thể tích dài 20m, cao 2.8m và rộng vài m. ENIAC bao
gồm 18 000 đèn điện tử, 1 500 công tắc tự động, cân nặng 30 tấn, tiêu thụ 140Kw/h. Nó
có 20 thanh ghi 10 bít (tính toán trên số thập phân), có khả năng thực hiện 5000 phép tính
cộng trong 1 giây. Công việc lập trình được thực hiện bằng tay bằng cách đấu nối các đầu
cắm điện và dùng các ngắt điện.

-6-|


Bài giảng – Kiến trúc máy tính



IAS (Princenton Institute for Advanced Studies): do giáo sư John Von Neumann đã đưa
ra ý tưởng thiết kế bắt đầu từ những năm 1947 và hoàn thành vào năm 1952. Máy tính
IAS bao gồm các thành phần: Đơn vị điều khiển, đơn vị số học và logic (ALU, bộ nhớ
chính và các thiết bị vào ra. Đã trở thành mô hình cơ bản của máy tính. (ảnh minh họa 3)



-7-|

Vào những năm đầu của thập niên 50 những máy tính thương mại đầu tiên được đưa ra
thị trường bao gồm: Các hệ máy UNIVAC I, UNIVAC II, IBM701, IBM702. (ảnh minh
họa 4)


Bài giảng – Kiến trúc máy tính


1.3.2 Thế hệ thứ 2 (1956-1965): Máy tính dùng Transistor


-8-|

Ba nhà khoa học là John Bardeen, Walter Brattain và William Shockley đã sáng chế ra
Transistor ở phòng thí nghiệm của công ty Bell năm 1948 (Nhờ phát minh này họ đã
được nhận giải thưởng NOBEL về vật lý năm 1956) (ảnh minh họa 5). ((Transistor (viết
tắt của: "Transfer-resistor" tức điện trở chuyển ) là một linh kiện bán dẫn thường được sử
dụng như một thiết bị khuếch đại hoặc một khóa điện tử. Transistor là khối đơn vị cơ bản
xây dựng nên cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất cả các thiết bị điện tử hiện đại khác.
Vì đáp ứng nhanh và chính xác nên các transistor được sử dụng trong nhiều ứng dụng
tương tự và số, như khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu, và tạo
dao động.Transistor cũng thường được kết hợp thành mạch tích hợp (IC),có thể tích hợp
tới một tỷ transistor trên một diện tích nhỏ)).Trong khoảng thời gian 10 năm sau đó
Transistor đã làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực máy tính. Đến cuối những năm
1950 máy tính dùng đèn điện tử đã trở nên lỗi thời, các máy tính thương mại sử dụng
Transistor xuất hiện trên thị trường, kích thước máy tính giảm, rẻ tiền hơn, tiêu thụ điện
năng ít hơn, có thể thực hiện được hàng trăm nghìn phép tính trong một giây.


Bài giảng – Kiến trúc máy tính



Cũng vào thời điểm này, mạch in và bộ nhớ bằng xuyến từ được sử dụng, các ngôn ngữ
cấp cao xuất hiện (FORTRAN-1956, COBOL-1959, ALGOL-1960) và hệ điều hành tuần
tự (Batch Processing) được dùng.


1.3.3 Thế hệ thứ 3 (1966-1980): Máy tính dùng mạch tích hợp SSI, MSI, LSI


Việc phát minh ra mạch tích hợp – vi mạch (IC - Integrated Circuit) cho phép nhiều
Transistor và các phần tử khác được tích hợp trên một chip bán dẫn. (nhờ đó người ta có
thể chế tạo ra các máy tính nhỏ hơn, nhanh hơn và rẻ tiền hơn các máy tính dùng
Transistor ra đời trước đó)
 SSI (Small Scale Integration): Mạch tích hợp cỡ nhỏ
 MSI (Medium Scale Integration): Mạch tích hợp cỡ trung bình
 LSI (Large Scale Integration): Mạch tích hợp cỡ lớn

-9-|


Bài giảng – Kiến trúc máy tính



Bộ vi xử lý (Microprocessor) ra đời (Bộ vi xử lý đầu tiên Intel 4004 (1971)) Đây là bước
phát triển giúp khởi đầu toàn bộ cuộc cách mạng kỹ thuật số.



Mạch in nhiều lớp xuất hiện, bộ nhớ bán dẫn bắt đầu thay thế bộ nhớ bằng xuyến từ, máy
tính đa chương trình và hệ điều hành chia thời gian được dùng.

1.3.4 Thế hệ thứ 4 (1981 - nay): Máy tính dùng mạch tích hợp VLSI


Thế hệ máy tính thứ 4 được đánh dấu bằng các IC có mật độ tích hợp rất cao VLSI (Very

Large Scale Integration) có thể chứa hơn 10 ngàn linh kiện trên mạch. Hiện nay các chíp
VLSI chứa tới hàng trăm triệu linh kiện.
Chíp Intel 8080 – sản xuất năm 1974 – tích hợp 6000 transistor
Chíp Pentium 4 – sản xuất năm 2006 – tích hợp 118 triệu transistor
Chíp Core i7-965 – sản xuất năm 2008 – tích hợp 731 triệu transistor



Bộ vi xử lý chứa cả phần thực hiện và phần điều khiển xuất hiện, công nhệ bán dẫn phát
triển mạnh. Khởi đầu cho các thế hệ máy tính cá nhân.



Các bộ nhớ bán dẫn, bộ nhớ cache, bộ nhớ ảo được sử dụng rộng rãi. Các kỹ thuật cải
tiến tốc độ xử lý của máy tính không ngừng được phát triển: Kỹ thuật vô hướng, kỹ thuật
đường ống, xử lý song song ở mức cao…

- 10 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

1.3.5 Thế hệ thứ 5 (???) Khuynh hướng phát triển trong tương lai


Việc chuyển từ thế hệ thứ 4 sang thế hệ thứ 5 chưa rõ ràng. Người Nhật đã và đang đi
tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu để cho ra đời thế hệ thứ 5 của máy tính, thế hệ của
máy tính thông minh dựa trên các ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo như LISP và
PROLOG…và những giao diện người máy thông minh.




Đến thời điểm này, các nghiên cứu đã cho ra đời các sản phẩm bước đầu và gần đây nhất
(2004) là sự ra đời của người máy thông minh gần giống với con người nhất ASIMO
(Advanced Step Innovative Mobility – Bước chân tiên tiến của đổi mới và chuyển động).
Với hàng trăm nghìn máy móc điện tử tối tân đặt trong cơ thể.



Các tiến bộ liên tục về mật độ tích hợp trong VLSI đã cho phép thực hiện các mạch vi xử
lý ngày càng mạnh.



Kỹ thuật chế tạo máy tính đã có những bước phát triển vượt bậc để đẩy nhanh tốc độ vi
xử lý. Tiền đề này mở đường cho một loạt công nghệ mới trong tương lai như máy tính
nano, lượng tử…có thể xử lý dữ liệu nhanh gấp hàng tỷ lần so với công nhệ hiện nay.
Máy tính nano: Các nhà khoa học đang dùng công nghệ nano để sản xuất ra chip, chất
dẫn điện và cổng logic siêu nhỏ. Theo đó, chip có thể được xây dựng dựa trên một
nguyên tử vào mỗi lần hoạt động và do đó không tốn diện tích, giảm kích thước. Còn các
cổng logic (xử lý cấp độ logic đúng/sai, cao/thấp, đóng/mở...) sẽ được tạo ra từ một số
nguyên tử và chất dẫn điện (còn gọi là dây nano) sẽ chỉ lớn bằng một nguyên tử, còn bit
dữ liệu được thể hiện bằng trạng thái xuất hiện/biến mất của electron.

- 11 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

Máy tính nano bao gồm 4 loại: điện tử; hóa học và sinh-hóa học; cơ học; lượng tử.

Máy tính nano điện tử: được tạo ra bằng các mạch điện siêu nhỏ dùng phương pháp dựng
mô hình nano (nanolithography).
Máy tính nano hóa học và sinh-hóa học: Sự tương tác giữa các chất hóa học khác nhau
với các cấu trúc khác nhau được dùng để lưu trữ và xử lý thông tin trong loại máy tính
này. Muốn tạo ra được máy tính nano hóa học, các kỹ sư cần phải kiểm soát được các
nguyên tử đơn lẻ và phân tử để chúng thực hiện được những phép tính và lưu dữ liệu.
Máy tính nano cơ học: dùng những thành tố di động nhỏ xíu gọi là "bánh răng nano"
(nanogear) để mã hóa thông tin. Một số nhà khoa học dự đoán loại máy tính này sẽ được
dùng để điều khiển robot nano.
Máy tính nano lượng tử: lưu dữ liệu dưới hình thức là trạng thái/vòng quay lượng tử của
nguyên tử. Bộ nhớ electron đơn và các điểm lượng tử chính là ví dụ của công nghệ này.
Máy tính lượng tử: Kỹ thuật này sẽ dùng hiện tượng cơ học lượng tử như sự sắp xếp
chồng lên nhau để xử lý thông tin. Các đặc tính cơ học lượng tử của nguyên tử và hạt
nhân sẽ cho phép phân tử phối hợp với nhau với vai trò như các bit lượng tử, gọi là qubit,
để hình thành nên vi xử lý và bộ nhớ của máy tính. Qubit có thể tương tác với nhau dù
chúng bị tách khỏi môi trường bên ngoài và điều này khiến chúng thực hiện các phép
toán nhanh hơn máy tính thông thường.
Kỹ thuật lượng tử đẩy tốc độ PC lên gấp 18 tỷ lần. Mã lượng tử chặn đứng mọi âm mưu
đọc trộm dữ liệu. Bằng cách tính đồng thời được nhiều con số khác nhau và tập hợp các
kết quả để có một câu trả lời duy nhất, máy tính lượng tử có thể thực hiện nhiều tác vụ
song song. Chính vì lẽ đó, với kích thước tương đương, máy tính lượng tử xử lý mạnh
hơn rất nhiều so với máy tính số thông thường. Trong khi mỗi lần chuyển đổi trạng thái ở
máy tính thường chỉ là 0 (tắt) hoặc 1 (bật) thì như một nghịch lý, máy tính lượng từ có
thể ở trong 2 trạng thái đó cùng một thời điểm.
Máy tính lượng tử tỏ ra rất hữu ích trong việc chạy mô phỏng hệ thống cơ lượng tử và từ
đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành vật lý, hóa học, khoa học vật chất, công nghệ
nano, sinh học, y tế. Kỹ thuật này thực sự lý tưởng khi tiến hành mã hóa, lập mô hình và
chỉ mục trên các cơ sở dữ liệu lớn. Hiện nhiều chính phủ và tổ chức đang đầu tư ngân
quỹ để phát triển máy tính lượng tử, khiến thiết bị này sẽ trở thành hiện thực trong tương
lai gần.


- 12 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.1 Các thành phần cơ bản của máy tính
Bao gồm:
 Bộ xử lý trung tâm – Bộ vi xử lý (CPU – Central Processing Unit)
 Bộ nhớ (Memory)
 Hệ thống vào/ra (Input/Output System)
 Liên kết hệ thống (System Interconnection)
Data Bus
Control Bus

Bộ xử lý
trung tâm

Bộ nhớ trong

Bộ nhớ ngoài

Kết nối vào ra

(Memory)

(Mass store

(I/O)


ROM-RAM

Unit)

CPU

Thiết bị vào
(Input Unit)

Thiết bị ra
(Output Unit)

Adrress Bus

Hình 2.1: Sơ đồ khối tổng quát của một máy tính số
2.1.1 Bộ xử lý trung tâm
 Chức năng: CPU được xem như bộ não, một trong số những phần tử cốt lõi nhất của máy vi
tính. CPU điều khiển hoạt động của máy tính, thực thi các chương trình và xử lý dữ liệu. Bộ
xử lý trung tâm được chế tạo bởi một mạch vi điện tử có mật độ tích hợp rất cao.
 Nguyên tắc hoạt động: CPU hoạt động theo các chương trình nằm trong bộ nhớ chính.
 Cấu trúc cơ bản của CPU:
 Đơn vị điều khiển (CU – Control Unit): Điều khiển hoạt động của máy theo các chương
trình định sẵn.
 Đơn vị số học và logic (ALU – Arithmetic and Logic Unit): thực hiện các phép toán số học
và các phép toán logic trên các dữ liệu cụ thể.
 Tập thanh ghi (RF – Register File): Lưu trữ các thông tin tạm thời phục vụ cho hoạt động
của CPU.
 Đơn vị ghép nối BUS (BIU - Bus Interface Unit): Kết nối và trao đổi thông tin giữa bus
bên trong (internal bus) và Bus bên ngoài (external bus)


- 13 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

Đơn vị điều khiển
CU

Đơn vị số học và logic
ALU

Tập thanh ghi
RF
Bus bên trong

Đơn vị ghép nối Bus
BIU

Bus bên ngoài

2.1.2 Bộ nhớ máy tính (Memory)
 Chức năng: Bộ nhớ là một thành phần quan trọng của máy tính, được sử dụng để lưu trữ
các chương trình và dữ liệu.
 Các thao tác cơ bản với bộ nhớ:
 Thao tác đọc (read)
 Thao tác ghi (write)
 Các thành phần chính:

CPU


Bộ
nhớ
trong

Bộ
nhớ
ngoài

a) Bộ nhớ trong: chứa các thông tin mà CPU có thể trao đổi trực tiếp, có tốc độ rất nhanh nhưng
dung lượng không lớn, thường sử dụng các loại bộ nhớ bán dẫn.
Bộ nhớ trong bao gồm: Bộ nhớ chỉ đọc (ROM), bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM), bộ nhớ
Cache.
Bộ nhớ trong chia ra làm hai loại:
Bộ nhớ chính: Chưa các chương trình và dữ liệu đang được CPU sử dụng, tổ chức thành các
ngăn nhớ được đánh địa chỉ. Ngăn nhớ thường được tổ chức theo Byte. Nội dung ngăn nhớ có
thể thay đổi song địa chỉ vật lý của ngăn nhớ luôn cố định
Địa chỉ
nội dung
0000
1010 1111
0001
0001 0011
0010
1100 0011
Bộ nhớ đệm nhanh – Bộ nhớ cache (Cache memory): Là bộ nhớ có tốc độ nhanh được đặt đệm
giữa CPU và bộ nhớ chính nhằm tăng tốc độ CPU truy cập bộ nhớ. Dung lượng nhỏ hơn bộ nhớ
chính, tốc độ nhanh hơn. Bộ nhớ này lưu trữ tạm thời các số liệu thường được gọi và cung cấp
nó cho bộ vi xử lý trong thời gian ngắn. Cache có thể được tích hợp ngay trên chíp vi xử lý.
- 14 - |



Bài giảng – Kiến trúc máy tính

b) Bộ nhớ ngoài
Chức năng và đặc điểm: Lưu trữ tài nguyên của máy tính bao gồm các chương trình và dữ liệu.
Bộ nhớ ngoài được kết nối với hệ thống vào ra, có dung lượng lớn, tốc độ chậm.
Các loại bộ nhớ ngoài như:
+ Bộ nhớ từ: đĩa cứng, đĩa mềm, băng từ….
+ Bộ nhớ quang: đĩa CD, DVD,…
+ Bộ nhớ bán dẫn: Flash disk, memory card…
2.1.3 Hệ thống vào - ra
 Chức năng: Hệ thống vào - ra thực hiện sự giao tiếp (trao đổi) giữa máy tính với người
dùng hoặc giữa các máy tính trong hệ thống mạng.
 Các thao tác cơ bản của hệ thống vào - ra: Vào dữ liệu (Input) – Ra (xuất) dữ liệu
(Output)
 Các thành phần chính của hệ thống vào - ra: Các thiết bị ngoại vi – các modul vào ra.
Cầu trúc cơ bản của hệ thống vào - ra

Ghép nối
với CPU và
bộ nhớ
chính

Cổng
vào -ra

Thiết bị
ngoại vi


Cổng
vào -ra

Thiết bị
ngoại vi

Module vào - ra

Cổng
vào -ra

Thiết bị
ngoại vi

a) Các thiết bị ngoại vi
Chức năng: Chuyển đổi dữ liệu giữa bên trong và bên ngoài máy tính.
Các thiết bị ngoại vi cơ bản:
+ Thiết bị nhập: Bàn phím, chuột, máy quét, Mic, Webcam…
+ Thiết bị xuất: màn hình, máy in, máy chiếu, loa….
b) Các module vào ra:
Chức năng: Ghép nối các thiết bị vào ra với máy tính. Mỗi modul vào – ra có một hoặc một vài
cổng vào ra (I/O port). Mỗi cỗng vào ra được đánh một địa chỉ xác định. Các thiết bị ngoại vi
được kết nối và trao đổi dữ liệu với máy tính thông qua các hệ thống vào ra.

- 15 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

2.2 Hệ thống Bus

2.2.1 Khái niệm và các bus chức năng
Bus: Tập hợp các đường kết nối dùng để vận chuyển thông tin giữa các module của máy tính với
nhau.
Băng thông của bus: là lượng dữ liệu tối đa được chuyển qua bus trong một khoảng thời gian
nào đó. Tốc độ này là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu năng của máy tính. (đơn vị MB/s).
Băng thông [MB/s] = Tốc độ bus (MHz) x số byte trong một lần truyền tải / số chu kỳ đồng hồ
cho mỗi lần truyền tải
Độ rộng bus: là số đường dây của bus có thể truyền các bit thông tin đồng thời (chỉ dùng cho bus
địa chỉ và bus dữ liệu)
 Hiệu năng chung của máy vi tính không những phụ thuộc vào kiểu và tốc độ của bộ vi xử lí
mà còn phụ thuộc vào cấu trúc của các bus trên bản mạch chính.
Các bus chức năng bao gồm:
 Bus địa chỉ
 Bus dữ liệu
 Bus điều khiển
a) Bus địa chỉ:
+ Chức năng: Vận chuyển địa chỉ để xác định ngăn nhớ hay cổng vào/ra.
+ Độ rộng bus địa chỉ: Xác định dung lượng nhớ cực đại của hệ thống, nếu độ rộng Bus
địa chỉ là N bit: AN-1 AN-2…….A2A1A0 ==> Có thể đánh địa chỉ tối đa cho 2N ngăn nhớ.
Vd: Bộ xử lý Pentium có bus địa chỉ 32 bit  không gian địa chỉ là 232 byte (đánh địa chỉ
theo byte)
b) Bus dữ liệu:
+Chức năng:
- Vận chuyển lệnh từ bộ nhớ tới CPU.
- Vận chuyển dữ liệu giữa CPU, các modul nhớ và module vào ra với nhau.
+ Độ rộng bus dữ liệu: xác định số bít dữ liệu được trao đổi đồng thời. độ rộng bus
thường là 8, 16, 32, 64, 128 (VD: các bộ xử lý Pentium có Bus dữ liệu là 64 bít)
c) Bus điều khiển:
+ Chức năng: vận chuyển các tín hiệu điều khiển. Các tín hiệu điều khiển bao gồm:
 Các tín hiệu phát ra từ CPU để điều khiển module nhớ và module vào/ra

 Các tín hiệu từ module nhớ hay module vào/ra gử đến yêu cầu CPU.
2.2.2 Phân cấp bus trong máy tính.
Một máy tính có thể có nhiều loại Bus như sau:
a) Bus bộ xử lý (Back Side Bus - BSB): là các đường truyền giữa vi xử lý và các mạch đệm
trung gian, thường là đường truyền giữa bộ vi xử lý và bộ nhớ cache ngoại L2 hoặc L3. Là loại
bus có tốc độ nhanh nhất và không bị tắc nghẽn.

- 16 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

b) Bus hệ thống (Font Side Bus - FSB): được sử dụng để truyền thông tin giữa bộ vi xử lý và bộ
nhớ chính RAM, cũng như tới các ổ đĩa…Thông tin truyền trên bus hệ thống có tốc độ chậm hơn
so với bus bộ xử lý. Tuy nhiên, độ rộng bus dữ liệu được thiết kế bằng độ rộng bus dữ liệu cảu
bộ xử lý.
c) Bus vào/ra (bus mở rộng): cho phép bổ sung vào hệ thống máy tính các thiết bị để mở rộng
tính năng của máy vi tính. Các khe cắm mở rộng được nối vào bus mở rộng. Trong các máy vi
tính hiện nay, nhiều thiết bị ngoại vi được tích hợp ngay trên bản mạch chính.

Hệ thống Bus trong máy tính Pentium 4

Hệ thống bus trong máy tính Core i7

- 17 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

CHƯƠNG 3: BIỂU DIỄN DỮ LIỆU VÀ SỐ HỌC TRONG MÁY TÍNH

3.1 Các hệ đếm cơ bản:
Một số hệ đếm cơ bản hiện nay đang được sử dụng đó là:


Hệ thập phân (Decimal)

b=10 a={0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}



Hệ nhị phân (Binary)

b=2



Hệ thập lục phân (Hexadecimal)

b=16 a={0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8,9,A,B,C,D,E,F}



Hệ bát phân (Octal)

b=8

a={0, 1}
a={0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7}

3.1.1 Hệ thập phân

- Hệ thập phân (hệ đếm cơ số 10) có 10 ký tự được sử dụng để chỉ số lượng: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,
8, 9. Hệ đếm này được sử dụng rộng rãi trên thế giới (nguồn gốc của nó có thể bắt nguồn từ cơ
cấu sinh học của con người, vì mỗi người có 10 ngón tay…)
- Hệ thập phân là một hệ đếm dùng vị trí định lượng, bao gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng
trăm… mỗi vị trí gấp 10 lần vị trí bên phải của nó.
- Dùng n chữ số thập phân có thể biểu diễn được 10n giá trị khác nhau.
00…00 = 0
99….99 = 10n - 1
3.1.2 Hệ nhị phân
- Hệ nhị phân (hệ đếm cơ số 2) sử dụng 2 chữ số nhị phân để biểu diễn giá trị số đó là 0 và 1.
Mỗi chữ số trong một số nhị phân đại diện cho một bít thông tin. Bit là đơn vị thông tin nhỏ nhất.
- Bất cứ số nào cũng có thể biểu đạt được trong hệ nhị phân bằng một dãy đơn vị bit. Sử dụng n
bit có thể biểu diễn được 2n giá trị khác nhau:
00…00 = 0
11…11 = 2n – 1
- Trong một dãy bit, bit ngoài cùng bên trái gọi là bit có nhiều ý nghĩa nhất MSB (Most
Significal Bit) – Bit cao, ngược lại bit tận cùng bên phải gọi là bit có ít ý nghĩa nhất LSB (Least
Significal Bit) – Bit thấp.
VD: (bit cao) → 1011 0010 0001 1111 ← (Bit thấp)
- Một máy tính cấu tạo chủ yếu bằn các mạch điện tử có hai trạng thái (đóng – mở, có - không)
vì vậy rất tiện lợi khi sử dụng các số nhị phân để biểu diễn số trạng thái của các mạch điện hoặc
để mã hóa các ký tự, các số cần thiết cho sự vận hành của máy tính.
- Tổ hợp 8 bit được gọi là 1 byte (B). Một số đơn vị thông tin khác:
STT

Tên

Ký hiệu

Giá trị


1

Kilobyte

KB

210 = 1,024B ≈ 103B

2

Megabyte

MB

220 = 1,048,576B ≈ 106B

3

Gigabyte

GB

230 = 1,073,741,824B ≈ 109B

4

Terabyte

TB


240 = 1,099,511,627,776B ≈1012B

- 18 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

5

Petabyte

PB

250 = 1,125,899,906,842,624B ≈ 1015B

6

Exabyte

EB

260 = 1,152,921,504,606,846,976B ≈ 1018B

7

Zettabyte

ZB


270 = 1,180,591,620,717,411,303,424B ≈ 1021B

8

Yottabyte

YB

280 = 1,208,925,819,614,629,174,706,176B ≈ 1024B

3.1.3 Hệ thập lục phân
- Hệ thập lục phân (hệ đếm cơ số 16) sử dụng 16 ký tự để biểu diễn các giá trị bao gồm:
10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
6 ký tự: A, B, C, D, E, F
- Các chữ A, B, C, D, E, F trong hệ thập lục phân biểu diễn các chữ số có giá trị tương ứng với
các số 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.
- Hệ thập lục phân thường được sử dụng để viết gọn cho số nhị phân, cứ một nhóm 4 bit được
thay thế bằng một số trong hệ thập lục phân:
(1101 0010)2 = (D2)16
Bảng biểu diễn minh họa các cơ số khác nhau
Hệ thập phân

Hệ nhị phân

(Decimal)

(Binary)

Hệ thập lục phân
(Hexadecimal)


0

0000

0

1

0001

1

2

0010

2

3

0011

3

4

0100

4


5

0101

5

6

0110

6

7

0111

7

8

1000

8

9

1001

9


10

1010

A

11

1011

B

12

1100

C

13

1101

D

14

1110

E


15

1111

F

3.2 Chuyển đổi giữa các hệ đếm
3.2.1 Chuyển đổi số thập phân sang số nhị phân
a) Chuyển đổi phần nguyên thập phân sang nhị phân. Có 2 phương pháp:
- 19 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

 Phương pháp 1: Chia dần phần nguyên cho 2 rồi lấy phần dư
(50)10 = (???)2
50/2

=

25



0

25/2

=


12



1

12/2

=

6



0

6/2

=

3



0

3/2

=


1



1

1/2

=

0



1

← bit có trọng số nhỏ nhất

← bit có trọng số lớn nhất

(50)10 = (110010)2
(99)10 = (???)2
99/2

=

49




1

49/2

=

24



1

24/2

=

12



0

12/2

=

6




0

6/2

=

3



0

3/2

=

1



1

1/2

=

0




1

(99)10 = (1100011)2
 Phương pháp 2: Phân tích thành tổng các số lũy thừa của 2
(A)10 = 2i + 2j + …. + 2k
20 = 1

26 = 64

21 = 2

27 = 128

22 = 3

28 = 256

23 = 4

29 = 512

24 = 16

210 = 1024

25 = 32

211 = 2048


50 = 32 + 16 + 2 = 25 + 24 + 21 = 1. 25 + 1. 24 + 0. 23 + 0. 22 + 1. 21 + 0. 20 = (110010)2
99 = 64 + 32 + 2 + 1 = 26 + 25 + 21 + 20 = (1100011)2
 đánh giá: Phương pháp phân tích thành tổng sẽ nhanh hơn phương pháp số dư.
VD:
89 = 64 + 16 + 8 + 1 = 101 1001
1090 = 1024 + 64 + 2 = 100 0100 0010
2012 = 1024 + 512 + 256+128 + 64 + 16 + 8 + 4 = 111 1101 1100
2014 = 1024 + 512 + 256 + 128 + 64 + 16 + 8 + 4 +2 =111 1101 1110
b) Chuyển đổi phần lẻ của số thập phân sang nhị phân
- 20 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

(0.6875)10 = (???)2
0.6875

x 2 =

1.375

Phần nguyên 1 ← Bit có trọng số lớn nhất

0.375

x 2 =

0.75

Phần nguyên 0


0.75

x 2 =

1.5

Phần nguyên 1

0.5

x 2 =

1.0

Phần nguyên 1 ← Bit có trọng số nhỏ nhất

(0.6875)10 = (0.1011)2
(0.71875)10 = (???)2
Phần nguyên 1 ← Bit có trọng số lớn nhất

0.71875

x 2 =

1.4375

0.4375

x 2 =


0.875

Phần nguyên 0

0.875

x 2 =

1.75

Phần nguyên 1

0.75

x 2 =

1.5

Phần nguyên 1

0.5

x 2 =

1.0

Phần nguyên 1 ← Bit có trọng số nhỏ nhất

(0.71875)10 = (0.10111)2

Tuy nhiên, trong việc biến đổi phần lẻ của một số thập phân sang số nhị phân theo
phương thức nhân, có một số trường hợp việc biến đổi số được lặp lại vô hạn.
(0.2)10 = (???)2
(0.15)10 = (???)2
 Khi tiến hành chuyển đổi một số thập phân sang số nhị phân ta tiến hành chuyển đổi
phần nguyên và phần lẻ như ở trên.
(99.6875)10 = 1100011.1011
99 ≈ 1100011
0.6875 ≈ 0.1011
VD (sinh viên thực hành):
888.59375
1025.828125
3.2.2 Chuyển đổi số nhị phân sang số thập phân và thập lục phân
a) Chuyển đổi số nhị phân sang số thập phân
(1100011)2 = (???)10
(1100011)2 = 1.20 + 1.21 +0.22 +0.23 +0.24 +1.25 +1.26 = 1 + 2 + 32 + 64 = (99)10
(0100 1111 0111)2 = 20 +21 +22 +24 +25 +26 +27 +210 = 1+2+4+16+32+64+128+1024 =
(1271)10

- 21 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

b) Chuyển đổi từ nhị phân sang thập lục phân
Để chuyển từ nhị phân sang thập lục phân, nhóm tổ hợp 4 bít từ phải sang trái trong số
nhị phân để biểu diễn dạng thập lục phân:
(0100 1111 0111)2 = (???)16
0100 1111 0111
4


F

7

VD (11 1010 1100 0001 0000)2 = (3 A C 1 0)16
3.3 Mã hóa và lưu trữ dữ liệu trong máy tính
3.3.1 Nguyên tắc chung về mã hóa dữ liệu
Âm thanh
Video
Ký tự
Dữ liệu

Mã hóa

Tổ hợp các bit
(1001 1101)

Số
t0, v…
Hình ảnh

Mọi dữ liệu đưa vào máy tính đều phải được mã hóa thành số nhị phân.
Các loại dữ liệu bao gồm:
- Dữ liệu nhân tạo: do con người quy ước (số nguyên, số thực, dữ liệu ký tự…)
- Dữ liệu tự nhiên (tín hiệu vật lý): âm thanh, ánh sáng, hình ảnh….tồn tại khách
quan với con người.
+ Mã hóa dữ liệu nhân tạo:
- Dữ liệu số nguyên: Mã hóa theo một số chuẩn quy ước (số nguyên không dấu, số
nguyên có dấu).

- Dữ liệu số thực: Mã hóa bằng số dấu phẩy động
- Dữ liệu ký tự: Mã hóa theo bộ mã ký tự (Bảng mã ASCII, UNICODE)
+ Mã hóa và tái tạo tín hiệu vật lý:
- 22 - |


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

Tín hiệu
Vật lý

Bộ cảm biến
tín hiệu

Tín hiệu điện
Liên tục

Bộ chuyển đổi
tương tự - số (ADC)

Tín hiệu số

Máy
tính

Tín hiệu
Vật lý

Bộ tái tạo tín
hiệu


Tín hiệu điện
Liên tục

Bộ chuyển đổi số tương tự (DAC)

Tín hiệu số

ADC: Analog to Digital Converter
DAC: Digital to Analog Converter
+ Độ dài từ dữ liệu: Độ dài từ dữ liệu là số bit được sử dụng để mã hóa loại dữ liệu
tương ứng. Độ dài từ dữ liệu thường là bội số của 8. VD: 8, 16, 32, 64
3.3.2 Lưu trữ thông tin trong bộ nhớ chính
Bộ nhớ chính thường được tổ chức thành từng byte, độ dài từ dữ liệu có thể chiếm từ một
đến nhiều byte  Cần phải biết thứ tự lưu trữ các byte trong bộ nhớ chính với các dữ liệu
nhiều byte.
Có hai cách lưu trữ dữ liệu:
+ Lưu trữ đầu nhỏ (Little-endian): Byte thấp được lưu trữ ở ngăn nhớ có địa chỉ nhỏ hơn,
byte cao được lưu trữ ở ngăn nhớ có địa chỉ lớn hơn.
+ Lưu trữ đầu to (Big-endian): Byte cao được lưu trữ ở ngăn nhớ có địa chỉ nhỏ hơn, byte
thấp được lưu trữ ở ngăn nhớ có địa chỉ lớn hơn.
Byte cao  0001 1010

0010 1011

0011 1100

2B

3C


1A

0100 1101  Byte thấp
4D

Nội dung ngăn nhớ

Địa chỉ ngăn nhớ

Nội dung ngăn nhớ

Địa chỉ ngăn nhớ

4D

300

1A

300

3C

301

2B

301


2B

302

3C

302

1A

303

4D

303

Little-endian

- 23 - |

Big-endian


Bài giảng – Kiến trúc máy tính

3.4 Biểu diễn số nguyên
Có hai loại số nguyên:
- Số nguyên không dấu (Unsigned Integer)
- Số nguyên có dấu (Signed Integer)
3.4.1 Số nguyên không dấu

- Nguyên tắc tổng quát: Dùng n bit để biểu diễn số nguyên không dấu A:
Dn-1Dn-2 ….D2D1D0
Giá trị của A được tính như sau: A =
- Với n bit, dải biểu diễn của A: từ 0 → 2n – 1 với 2n số.
VD: + với n = 8 bit :
0000 0000 = 0
0000 0001 = 1
0000 0010 = 1
….
1111 1111 = 255
Biểu diễn 28 = 256 số, các giá trị trong khoảng [0 → 255]
+ với n = 16 bit: biểu diễn 216 = 65 536 số, các giá trị trong khoảng [0 → 65 535]
+ Với n = 32 bit: biểu diễn 232 số (0 → 232 – 1).
+ Với n = 64 bit: biểu diễn được 264 số (0 → 264 – 1) .
3.4.2 Biểu diễn số nguyên có dấu
Biểu diễn số nguyên có dấu trong máy tính bằng 2 phương pháp, sử dụng số bù 1 và sử
dụng số bù 2.
a) Số bù 1 và số bù 2
Định nghĩa: Cho một số nhị phân A được biểu diễn bằng n bit, ta có:
Số bù 1 của A = (2n -1) – A
Số bù 2 của A = (2n – A)
→ Số bù 2 của A = Số bù 1 của A + 1.
- 24 - |


×