Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BC quy trinh van hanh va bao tri cong trinh TB quynh lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 22 trang )

CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................1
CHƯƠNG I..........................................................................................................2
TỔNG QUÁT......................................................................................................2
1.1. MỞ ĐẦU..................................................................................................2
1.2. CÁC CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ.....................................................2
1.2.1. Các căn cứ pháp lý.............................................................................2
1.2.2. Các Chủ trương, Chính sách, Nghị quyết, Quyết định......................2
1.2.3. Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.................................3
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN
HÀNH, BẢO TRÌ................................................................................................5
22.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH............................................5
2.1.1. Vị trí, phạm vi hoạt động và vùng ảnh hưởng...................................5
2.1.2. Yêu cầu về nhiệm vụ công trình........................................................6
2.2. THÀNH PHẦN, QUY MÔ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH.........................6
2.2.1. Phạm vi công trình và thành phần kết cấu.........................................6
2.2.2. Hình thức kết cấu công trình..............................................................6
2.3. Những vấn đề cần lưu ý trong công tác vận hành, bảo trì....................7
CHƯƠNG III.....................................................................................................12
QUY TRÌNH KỸ THUẬT VẬN HÀNH..........................................................12
3.1. CƠ QUAN VẬN HÀNH........................................................................12
3.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN:..........................................................12
3.2.1 Cấp công trình:..................................................................................12
3.2.2. Các mực nước thiết kế:....................................................................12
3.3. VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH..................................................................12
3.4. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH..............................................15
CHƯƠNG 4.......................................................................................................18


QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH............................................................18
4.1. NGUYÊN TẮC CHUNG:......................................................................18
4.2. QUAN TRẮC THEO DÕI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH:.........18
4.2.1. Quy định về kiểm tra.......................................................................18
4.3. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH:......................................................................20
4.4. NỘI DUNG BẢO TRÌ:...........................................................................20
4.4.1. Quy định chung................................................................................20
4.4.2. Các chế độ bảo trì............................................................................21
4.5. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ VÀ AN TOÀN..............................................21

Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

1


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

CHƯƠNG I
TỔNG QUÁT
1.1. MỞ ĐẦU.
1.1.1. Tổ chức lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán:

Viện Kỹ thuật công trình.
Chủ nhiệm công trình:
ThS. Nguyễn Việt Quang
Chủ nhiệm địa hình:
KS. Lưu Xuân Trường
Chủ nhiệm địa chất:

TS. Trịnh Minh Thụ
Chủ nhiệm thủy công:
ThS. Nguyễn Văn Thuấn
1.1.2. Thời gian lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công:
Từ ngày /03/2014 đến tháng 05/2014.
1.2. CÁC CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ.
1.2.1. Các căn cứ pháp lý.
- Luật tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm
2012;
- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số: 32/2001/PLUBTVQH10 ngày 04/4/2001;
- Luật đê điều số: 79/2006/QH 11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006;
- Thông tư của Bộ Xây dựng Số: 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2009 V/v quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về
Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về việc
quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây
dựng;
1.2.2. Các Chủ trương, Chính sách, Nghị quyết, Quyết
định.
+ Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-UBND ngày 24/02/2014 của Ủy Ban nhân
dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án khắc phục hậu quả sau thủy
điện Hòa Bình, giai đoạn I, tỉnh Hòa Bình;
+ Căn cứ văn bản số 1372/UBND - NLN ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh
Hòa Bình về việc điều chỉnh tuyến kênh tiêu 20 và quy mô trạm bơm Quỳnh
Lâm, dự án xây dựng vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, giai đoạn I (Điều chỉnh
tuyến kênh tiêu 20 và quy mô trạm bơm Quỳnh lâm).
+ Quyết định số 320/QĐ-SNN ngày 30-6-2014 của Sở Nông nghiệp và

Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

2


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

PTNT về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình Trạm bơm
Quỳnh Lâm;
1.2.3. Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
- QCVN 04 - 05: 2012/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công
trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế;
- QCVN 04 - 02: 2010/BNNPTNT về thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế và
thiết kế bản vẽ thi công công trình thuỷ lợi;
- TCVN 8478:2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối
lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;
- TCVN 8477:2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối
lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;
+ Quyết định số 03/2002/QĐ - BNN - KHCN ngày 07/01/2002, Tiêu chuẩn
ngành: 14TCN 102-2002 Quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình
Thuỷ lợi;
- TCXDVN 309 - 2004 của Bộ Xây dựng quy định “Công tác trắc địa trong
xây dựng”;
- TCVN 8225:2009: Công trình thủy lợi. Các quy định chủ yếu về lưới
khống chế cao độ địa hình;
- TCVN 8223:2009, Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về đo địa
hình, xác định tim kênh và công trình trên kênh;
- TCVN 8477:2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối

lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;
- TCVN 8422:2010, Công trình thuỷ lợi - Thiết kế tầng lọc ngược công trình
thuỷ công;
- TCVN 8423:2010, Công trình thuỷ lợi - Trạm bơm tưới, tiêu nước - Yêu
cầu thiết kế công trình thuỷ công;
- HDTL.C.4.76: Hướng dẫn thiết kế tường chắn công trình thuỷ lợi.
- Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 43-85: “Đường thi công các công trình thủy lợi
- Quy phạm thiết kế”;
- QPTL C - 1 - 78: “Quy phạm tải trọng và lực tác động lên công trình Thủy
lợi (do sóng và tàu)”;
- TCVN 4118-85: Tiêu chuẩn thiết kế kênh;
- TCVN 4253-1986: Nền các công trình Thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 2737 - 1995: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 205 - 1998: Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế;
- 22TCN 223-95: Tiêu chuẩn thiết kế áo đường cứng;
- TCVN 4116-1985 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công - Tiêu
chuẩn thiết kế;
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

3


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng có liên quan.

Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi


4


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC VẬN HÀNH, BẢO TRÌ
22.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH.
2.1.1. Vị trí, phạm vi hoạt động và vùng ảnh hưởng.

Vùng tiêu Quỳnh Lâm nằm ở phía bờ phải sông Đà thuộc thành phố Hoà
Bình có tổng diện tích tự nhiên là 750 ha trên địa bàn gồm 3 phường và 1 xã là:
Phường Phương Lâm, Phường Đồng Tiến, Phường Thái Bình và xã Sủ Ngòi. Diện
tích khu tiêu được giới hạn bởi:
- Phía Đông là đê Quỳnh Lâm.
- Phía Bắc là đê đà Giang, bờ phải sông Đà.
- Phía Tây và phía Nam là đồi núi cao.
Vị trí dự kiến xây dựng trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm là tại vị trí trạm bơm cũ,
cạnh đê Quỳnh Lâm (tại vị trí K1+780 đê Quỳnh Lâm) phía bờ trái suối Ngòi
Chăm, có toạ độ địa lý 20046' độ Vĩ Bắc, 105021' độ Kinh Đông, thuộc phường
Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
+ Phạm vi hoạt động và vùng ảnh hưởng: Trạm bơm Quỳnh Lâm có phạm
vi ảnh hưởng đến toàn bộ vùng tiêu Quỳnh Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 750
ha trên địa bàn gồm 3 phường và 1 xã là: Phường Phương Lâm, Phường Đồng
Tiến, Phường Thái Bình và xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình. Trạm bơm Quỳnh Lâm sau
khi được xây dựng sẽ là công trình tiêu úng bảo vệ khu vực không bị ngập úng.
Vị trí TB Quỳnh Lâm


Bản đồ vị trí trạm bơm Quỳnh Lâm
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

5


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

2.1.2. Yêu cầu về nhiệm vụ công trình.
- Đảm bảo chủ động tiêu cho 750 ha diện tích đất của khu tiêu Quỳnh Lâm
theo tình hình mưa úng hiện nay và cơ cấu sử dụng đất trong vùng theo quynh
hoạch chung xây dựng thành phố hòa bình đến năm 2025.
- Cải tạo cảnh quan đô thị và cải thiện môi trường sinh thái khu vực dự án
góp phần ổn định, phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
2.2. THÀNH PHẦN, QUY MÔ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH.
2.2.1. Phạm vi công trình và thành phần kết cấu.
- Trạm bơm: Nhà máy trạm bơm Quỳnh Lâm được xây dựng tại vị trí nhà
máy bơm cũ phía trong đê Quỳnh Lâm (tương ứng tại vị trí K1+750 đê Quỳnh
Lâm) thuộc địa bàn phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình. Bể hút của nhà máy là hồ
điều hòa có diện tích khoảng 3.000m 2. Bể xả chính diện với nhà máy. Bể hút nhà
máy.
- Thiết bị máy bơm: Nhà máy lắp đặt 02 máy bơm chìm (Giai đoạn 2 lắp đặt
bổ sung 06 tổ máy), công suất một máy là 8000m 3/h.
- Thiết bị điện của trạm bươm: Thiết bị điện chính của trạm bơm có 2 tủ
điều khiển bơm và 1 tủ điện tự dùng (Sau khi đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo
quy hoạch trạm bơm có 2 tủ đầu vào, 02 tụ bù cos phi, 01 tủ liên lạc và 8 tủ điều
khiển bơm và 1 tủ điện tự dùng).

- Cống xả qua đê: Cống xả qua đê nối tiép với bể xả trạm bơm đưa nước từ
bể xả ra suối Ngòi Chăm.
2.2.2. Hình thức kết cấu công trình.
- Nhà máy:
Nhà máy bơm kiểu buồng ướt bê tông liền khối, máy bơm chìm trong nước.
Để tiết kiệm diện tích xây dựng công trình, gian vận hành và nhà quản lý được bố
trí tầng trên của nhà máy bơm. Nhà máy bơm được chia làm 3 tầng:
- Tầng trên nhà trạm là tầng quản lý vận hành, kết cấu dạng khung BTCT
M250, tường bao xây gạch VXM M75, mái đổ BTCT M250 và lợp tôn chống
nóng. Cao trình sàn của tầng là +27,50m có bố trí 1 gian vận hành bao gồm có tủ
điện đầu vào và các tủ khởi động bơm. Các gian còn lại bố trí các gian quản lý có
phòng trực, phòng làm việc, phòng họp và công trình phụ.
+ Tầng dưới là sàn lắp đặt máy bơm gồm 8 tổ máy bơm và gian sửa chữa,
kết cấu BTCT M250 không xây tường. Cao trình sàn bơm máy là +20,90m.
+ Tầng dưới cùng là buồng hút được hia thành 8 gian cho 8 tổ máy bơm
giữa các gian là các trụ pin, kết cấu BTCT M250. Cao trình đáy buồng hút là
+14,35m.
+ Xử lý nền mòng nhà máy bằng cọc BTCT 35x35cm dài 19,50m
- Bể hút.
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

6


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

Trước buồng hút của nhà máy là hồ điều hòa có diện tích khoảng 3.000m 2.
Như vậy nước trong hồ điều hòa chảy trực tiếp vào buồng hút của nhà máy bơm.

Cao trình đáy hồ điều hòa là +15,00m; nối tiếp từ cao trình đáy nhà máy có cao
trình +14,60m đến cao trình đáy hồ +15,00m là tấm BTCT M200 dày 30cm; gia
cố thêm đáy hồ điều hòa phần giáp nhà máy bằng bê tông M150 dày 20cm.
- Bể xả.
Bể tháo được thiết kế theo kiểu bể tháo chính diện với nhà máy.
Thông qua tính toán thuỷ lực để xác định kích thước bể tháo:
- Cao trình đáy bể xả: +18,50m.
- Cao trình tường bể xả: +24,00m.
- Chiều rộng phía trong bể tháo: B = 28,90 m.
Kết cấu bể xả bằng BTCT M250, xử lý nền móng bằng cọc BTCT 30x30cm
dài 23,0m.
- Cống xả qua đê:
Cống xả qua đê hình thức cống ngầm chảy có áp. Kích thước cống 3 cửa
BxH = 2,5 x 3,0 m.
Tiêu năng: Khi cống làm việc, mực nước ngoài sông cao cống ở chế độ chảy
ngập. Làm bể tiêu năng cấu tạo, chiều sâu bể 0,8m.
Kết cấu cống bằng BTCT M250. Đoạn sau bể tiêu năng gia cố đến lòng
suối, đáy suối gia cố bằng rọ đá KT (2,0x1x0,5)m. Bờ suối vị trí cửa xả của cống
gia cố bằng đá xây VXM M100 dày 30cm.
Thiết bị cơ khí cống: Khi mực nước ngoài sông cao cống làm nhiệm vụ
ngăn lũ, cửa van cống bằng thép, máy đóng mở điện VĐ10 (hệ thống điện điều
khiển cửa van sẽ được lắp đặt trong giai đoạn 2 của dự án).
Xử lý nền móng cống xả qua đê bằng cọc BTCT M300 kính thước cọc
(0,3x0,3x23)m.
- Tường rào bảo vệ trạm bơm:
Tường rào bảo vệ xung quanh công trình bao quanh nhà máy bơm, trạm
biến áp và sân vườn. Tường rào phía trước nhà máy (phía đê Quỳnh Lâm) là tường
rào thoáng bằng sắt vuông, dưới là gạch xây VXM M75. Các đoạn hàng rào còn
lại là tường rào đặc bằng gạch xây VXM M75. Sân khu quản lý được đổ bằng BT
M150, có bồn hoa cây cảnh.

2.3. Những vấn đề cần lưu ý trong công tác vận hành, bảo
trì.
2.3.1. Đặc điểm khí hậu:
Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng:
nóng, ẩm, có mùa đông lạnh. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè
bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9; mùa đông bắt đầu từ tháng 10 năm trước,
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

7


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

kết thúc vào tháng 3 năm sau. Do đặc điểm địa hình, Hoà Bình còn có các kiểu khí
hậu Tây Bắc với mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm (ở vùng núi cao phía Tây
Bắc); kiểu khí hậu đồng bằng Bắc Bộ thời tiết ôn hoà hơn (ở vùng đồi núi thấp).
1/ Lượng mưa:
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1.860mm, cao nhất là 2.452mm, thấp
nhất là 1300mm phân bố không không đều trong năm. Mưa chủ yếu tập trung từ
tháng 7 đến tháng 9, lượng mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, số ngày mưa
trung bình trong năm là 132 ngày. Mưa tập trung và phân hoá theo mùa thường
gây rửa trôi và gây xói mòn đất và vùng đồi núi gây nên ngập úng ở những vùng
trũng.
2/ Nhiệt độ:
Thành phố Hòa Bình có nhiệt độ tương đối ổn định ở mức trung bình :
+ Nhiệt độ không khí trung bình 23,20C.
+ Nhiệt độ TB về mùa hè từ 27 ÷ 290C, cao nhất vào tháng 6 khoảng 370C.
+ Nhiệt độ trung bình về mùa đông từ 18 ÷ 20 0C, tối thấp nhất trung bình

tháng lạnh nhất vào tháng 1, 2 khoảng 2 ÷ 70C
3/ Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí liên quan chặt chẽ với chế độ mưa và có sự phân hoá rõ
rệt qua các tháng trong năm :
+ Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 85%.
+ Độ ẩm cao nhất vào tháng 9 khoảng 90%.
+ Độ ẩm thấp nhất vào tháng 2 khoảng 70%.
4/ Lượng nước bốc hơi :
+ Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 73%.
+ Lượng nước bốc hơi cao nhất vào các tháng 6,7,8 khoảng 90%
+ Lượng nước bốc hơi thấp nhất vào các tháng 1,2,3 khoảng 60%.
5/ Nắng:
+ Số giờ nắng trung bình về mùa hè là 7 giờ/ngày, về mùa đông là 5
giờ/ngày.
+ Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.636 giờ/năm.
+ Số giờ nắng trung bình trong 1 tháng là 144 giờ/tháng .
6/ Sương muối:
Sương muối có xuất hiện ở Thành phố Hòa Bình, song không phải là
thường xuyên (nếu có thường xảy ra từ tháng 1 đến tháng 2). Những năm sương
muối nhiều đã làm cho hoa màu và cây trồng bị chết rét.
7/ Gió bão:
Hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam, gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.
Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau mang theo
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

8


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm


Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

không khí lạnh. gió Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 mang theo không khí
nóng và đặc biệt vào các tháng 6 đến tháng 7 thường xuất hiện gió Tây Nam khô,
nóng ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Vận tốc gió bình quân nhiều năm
tại trạm Hòa Bình là 1m/s;
2.3.2. Đặc điểm sông ngòi:
Do địa hình bị chia cắt mạnh nên sông suối ở Hòa Bình thường dốc và ngắn.
Mùa lũ mưa nhiều, mực nước sông suối lên cao, chảy xiết gây ra lụt lội, ảnh
hưởng đến nông nghiệp và giao thông trong vùng. Khu vực dự án chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ sông Đà.
Sông Đà bắt nguồn từ vùng núi cao Vân Nam - Trung Quốc, chảy qua vùng
Tây Bắc, đoạn này lòng sông hẹp, lắm thác ghềnh; đến địa phận tỉnh Hoà Bình
lòng sông rộng, thác giảm nhiều, đáng kể nhất là Thác Bờ. Sông Đà chảy trên đất
Hoà Bình với chiều dài 103 km, đến thị xã Hoà Bình, sông Đà chảy ngược lên
hướng Bắc. Sông Đà chảy qua huyện Đà Bắc, TP Hoà Bình và một phần của
huyện Kỳ Sơn có lòng sông rộng và nằm ở rất thấp so với ruộng canh tác hai bên
bờ sông. Từ sau khi xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, việc vận hành công
trình này đã có tác dụng to lớn cho nền kinh tế quốc dân và cải tạo khí hậu trong
khu vực, song cũng nảy sinh một số vấn đề cần phải giải quyết ở hạ du đập thuỷ
điện Hòa Bình thuộc thành phố Hoà Bình và huyện Kỳ Sơn như: thay đổi quy luật
dòng chảy, dao động mực nước thất thường do vận hành tràn; gây xói lở hai bên
bờ sông và cửa các con suối đổ vào sông Đà gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và
đời sống của nhân dân khu vực nói trên.
Hồ sông Đà (hồ Hoà Bình): có dung tích 9,5 tỉ m3 nước, phục vụ nhiều mục
tiêu kinh tế và quốc phòng. Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ phát điện của
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình - nguồn cung cấp điện năng quan trọng cho cả nước;
ngoài ra có nhiệm vụ cắt lũ về mùa mưa, điều tiết nước chống hạn về mùa khô cho
đồng bằng châu thổ sông Hồng.
2.3.3. Đặc điểm thủy văn.

Trên sông Đà đoạn từ sau đập thủy điện Hoà Bình có hai trạm thủy văn đo
mực nước là trạm Bến Ngọc (Hoà Bình), cách đập thủy điện 4 km về hạ lưu và
trạm Trung Hà cách trạm Bến Ngọc 53.4km. Hai trạm cú số liệu từ 1988 đến nay.
Theo tài liệu đo đạc của trạm thuỷ văn Bến Ngọc tại TP Hoà Bình một số
đặc điểm thủy văn của sông Đà như sau:
+ Dòng chảy trung bình năm
:
Q0 = 1.580 m3/s.
+ Mô đun dòng chảy
:
M0 = 30,5 l/s-km2.
+ Lưu lượng lớn nhất
:
Qmax = 11.500 m3/s.
+ Lưu lượng nhỏ nhất
:
Qmin = 130 m3/s.
* Các mực nước đặc trưng đo được tại trạm thuỷ văn Hoà Bình:
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

9


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

- Mực nước lớn nhất đo được trong thời kỳ 1994 – 2010 là 23,71m xảy ra
ngày 20/08/1996. Theo chuỗi số liệu dài năm, trị số này có tần suất ≈ 1%.
- Mực nước nhỏ nhất đo được trong thời kỳ 1994-2010 là 11,26m xảy ra

ngày 20/05/1994.
- Mực nước ứng với lưu lượng xả 2400m 3/s khi cả 8 tổ máy làm việc ở cột
nước 16,0m.
- Mực nước thiết kế đê: Theo Quyết định số 580/QĐ-PCLB ngày 25/7/2002
của Bộ Nông nghiệp và PTNT Về việc quy định mức nước thiết kế đê cho các
tuyến đê thuộc tỉnh Hòa Bình thì mực nước thiết kế cho tuyến đê Đà Giang tại vị
trí trạm thủy văn Hòa Bình trên sông Đà tương ứng K1 + 100 đê Đà Giang là
24,15m.
- Theo Quyết định 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc quynh định mực nước tương ứng với các cấp báo động trên các
sông thuộc phạm vi cả nước. Mực nước báo động tại TP Hòa Bình ứng với các cấp
báo động nư sau:
+ Báo động cấp I:
+21,00m
+ Báo động cấp II:
+22,00m
+ Báo động cấp III:
+23,00m
2.3.4. Những vấn đề cần lưu ý trong công tác vận hành và
bảo trì:
Công tác vận hành và bảo trì công trình thủy lợi phải tuân theo quy hoạch,
kế hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật.
- Nhân viên quản lý, vận hành máy bơm, trạm bơm phải có văn bằng, chứng
chỉ về chuyên môn kỹ thuật, quản lý và vận hành máy bơm điện, có đủ sức khỏe
phù hợp với công việc được giao. Nhân viên vận hành mới được giao nhiệm vụ
vận hành, bảo trì máy bơm phải được hướng dẫn bởi nhân viên có kinh nghiệm
trong thời gian ít nhất là 3 tháng về chuyên môn kỹ thuật và các quy định về quản
lý, vận hành máy bơm, trạm bơm.
- Chỉ được vận hành, sử dụng máy bơm, trạm bơm đủ điều kiện về kỹ thuật
và an toàn. Đối với trạm bơm, máy bơm được xây dựng, lắp đặt mới hoặc sửa

chữa, nâng cấp phải có biên bản nghiệm thu, bàn giao kèm theo hồ sơ hoàn công
được lập theo các quy định hiện hành mới được đưa vào vận hành.
- Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; duy tu, bảo dưỡng, vận
hành bảo đảm an toàn công trình; kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mùa
mưa lũ;
- Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng
hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi; lưu trữ hồ sơ khai thác công trình thủy lợi;
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

10


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

- Khi phát hiện công trình thủy lợi bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố,
thì người phát hiện có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục nếu có thể thực hiện
được và báo ngay cho Đơn vị quản lý khai thác và bảo vệ công trình hoặc cơ quan
nhà nước nơi gần nhất để xử lý.
- Trong phạm vi vùng phụ cận, việc sử dụng đất phải bảo đảm không gây
cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình.

Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

11


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm


Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

CHƯƠNG III
QUY TRÌNH KỸ THUẬT VẬN HÀNH

3.1. CƠ QUAN VẬN HÀNH.
Đơn vị trực tiếp quản lý vận hành là Công ty TNHH Một Thành Viên Khai
Thác Công Trình Thuỷ Lợi Hoà Bình.
Do là công trình phòng chống lụt bão nên về mùa mưa lũ, công trình chịu sự
chỉ đạo vận hành của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão địa phương.
3.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN:
3.2.1 Cấp công trình:

+ Trạm bơm: Cấp IV.
+ Cống xả qua đê: Cấp III (bằng cấp của đê Quỳnh Lâm).
3.2.2. Các mực nước thiết kế:
3.2.2.1. Mực nước ngoài suối Chăm:
- Mực nước thiết kế ngoài suối Ngòi Chăm:
+22,37m
- Mực nước lớn nhất ngoài suối Ngòi Chăm:
+23,37m
3.2.2.2. Các mực nước đặc trung bể xả:
- Mực nước bể xả thiết kế:
+22,47m.
- Mực nước bể xả lớn nhất:
+23,37m.
- Mực nước bể xả nhỏ nhất:
+20,80m.
3.2.2.3. Các mực nước đặc trưng tại bể hút:

- Mực nước thiết kế bể hút:
+17,50m.
- Mực nước lớn nhất bể hút:
+19,02m
- Mực nước nhỏ nhất bể hút:
+17,00m.
3.2.2.4. Các mực nước đặc trưng tại buồng hút nhà máy:
- Mực nước thiết kế tại buồng hút:
+17,20m
- Mực nước lớn nhất tại buồng hút:
+18,72m
- Mực nước nhỏ nhất tại buồng hút:
+ 16,70m
3.3. VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH.
3.3.1. Máy bơm.
*Chỉ được phép khởi động tổ máy bơm khi:
- Mực nước trên (+ 16,7 m) mực nước min trong lưới chắn rác của bể hút.
- Các đèn cảnh báo dò nước không sáng
- Các nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ ổ bi nằm trong giới hạn cho phép
- Để khởi động máy bơm, ấn nút “Khởi động” trên tủ khởi động
- Để dừng bơm, ấn nút “ Dừng bơm” trên tủ khởi động
- Thời gian chạy vận hành phải phân đều cho các tổ bơm. Trong một năm,
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

12


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình


số giờ hoạt động của các tổ máy bơm không chênh lệch nhau quá nhiều.
* Những giới hạn về vận hành
Bơm được thiết kế để hoạt động dưới những yêu cầu sau đây:
- Nhiệt độ chất lỏng tối đa 400C.
- Chất lỏng của bơm không được sử dụng hóa chất ăn mòn hoặc chất thải
tro, sỉ.
- Mực nước thấp nhất xem hình +16,70m.
- Giới hạn điện áp, motor được thiết kế với công suất danh định với điện áp
dung sai ±5%.
- Cân bằng điện áp giữa các pha cung cấp không vượt quá ±1%.
- Tần số khởi động, không được khởi động bơm quá 12 lần trong 1 giờ.
* Vận hành
(1). Khởi động:
- Nhấn nút khởi động motor trên tủ hoặc bàn điền khiển, đảm bảo rằng bơm
đã được kiểm tra chiều quay trước đó.
- Thận trọng không được chạy bơm khi sảy ra hiện tượng ngược chiều quay
(2). Trong quá trình vận hành:
- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của bơm, ghi chép nhiệt độ ổ bi, nhiệt
độ cuộn dây, dòng điện, điện áp
Chú ý: Cho phép dừng bơm nếu thấy tiếng ồn và độ rung không bình thường
nguyên nhân có thể là do bị vật cản, mắc rác hoặc van xả hoạt động không bình
thường… Trong những trường hợp như vậy cần kiểm tra ngay và tìm nguyên nhân
gây sự cố và khắc phục.
(3).Dừng bơm: Nhấn nút dừng motor trên tủ điều khiển
3.3.2. Vận hành tủ.
* Chỉ vận hành tủ khi cửa trước của tủ đã được đóng lại để cách ly hoàn
toàn với thanh dẫn điện!
3.3.2.1 Vận hành các tủ tổng
- Đóng toàn bộ cầu chì, aptomat điều khiển => kiểm tra ok hệ thống đèn

điều khiển
- Sử dụng nút nhấn “Đóng P’ và “Cắt P” để đóng- cắt máy cắt máy bơm
- Quan sát vị trí của các thiết bị chỉ thị trên mặt cánh
- Trên mặt cánh thể hiện một loạt đèn trạng thái hiển thị trạng thái đóng cắt
của máy cắt ( ON mầu đỏ, OFF mầu xanh, Lỗi mầu vàng, …)
- Bố trí hệ thống đèn báo pha, đồng hồ đa chức năng, đồng hồ đo dòng điện,
đo điện áp để kiểm soát hệ thống
* Lưu ý khi vận hành:
Hệ thống 02 tủ tổng lấy nguồn sau MBA chính
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

13


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

3.3.2.2. Quy trình khởi động bơm:
Chuẩn bị và kiểm tra trước khi vận hành
* Công tác kiểm tra trước vận hành bơm
- Kiểm tra phần công trình:
+ Mực nước bể hút lớn hơn + 16,70m
+ Vớt hết dong, rác, gỗ……ở bể hút.
+ Kiểm tra các cống bể hút, bể xả nhà máy để phát hiện các sự cố bất
thường.
- Kiểm tra phần điện:
+ Kiểm tra cáp/dây điện tại các điểm nối đã được đấu nối chính xác và chặt
chẽ, bao gồm cả tiếp địa của các thiết bị điện.
+ Đo điện trở cách điện của các động cơ cao và hạ áp trong nhà máy

+ Đối với động cơ chính ------ kiểm tra bằng Megger 2500V thì :
Rcđf-f và Rcđf-v phải đạt Rcđ 60’’≥ 10 MΩ
+ Đối với động cơ hạ áp kiểm tra bằng megger 500 V thì :
Rcđf-f và Rcđf-v phải đạt Rcđ 60’’≥ 0.5 MΩ
+ Đo điện trở cách điện của cáp phụ tải 6 kV nhà máy thì :
Rcđf-f và Rcđf-v phải đạt Rcđ 60’’≥ 7 ÷ 10 MΩ
+ Kiểm tra tình trạng tiếp địa của thiết bị.
+ Kiểm tra các mạch động lực chính ,mạch phụ tải ,mạch điều khiển….xem
có gì bất thường không,nếu có phải khắc phục sửa chữa ngay trước khi đóng điện.
Lưu ý: Điều kiện này chỉ kiểm tra ở lần đầu chạy bơm hoặc trong giai đoạn
bảo dưỡng hàng năm.
- Kiểm tra tủ và nguồn điện:
Tủ
Khô ráo, sạch sẽ, không có
hiện tượng khác
thường

Đèn báo pha

Giá trị điện áp

Tủ đầu vào và Tủ tự dùng: ĐỏVàng-Xanh: sáng.

+ 342V~418V –Các tủ

- Kiểm tra Khởi động mềm xem có gì bất thường không.
* Công tác chuẩn bị để vận hành bơm
Lưu ý: Không khởi động cùng một lúc đối với tất cả các tổ máy bơm)
- Bước 1> Kiểm tra, xác nhận lại cần cấp nguồn điện.
- Bước 2> Kiểm tra điện áp.

- Bước 3> Đóng MCCB cấp nguồn cho tủ KĐ
* Tủ khởi động bơm:
Bước 1> Bật aptômát MCB cấp nguồn điều khiển cho tủ khởi động bơm.
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

14


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

Bước 2>
Kiểm tra đèn tín hiệu;
Bơm đang ở trạng thái dừng, đèn báo “Dừng” sáng.
√ Không có bất kỳ một lỗi nào xảy ra:
Mực nước bể hút thấp.
Quá dòng.
Mất pha, không cân pha.
√ Khoảng thời gian giữa 2 lần khởi động liên tiếp của động cơ đó > 20
phút.
√ Nguồn điện cấp tới tủ khởi động bơm đã sẵn sàng.
√ Không có bơm nào đang trong trạng thái khởi động (10s).
√ Khởi động mềm không báo bất kỳ một lỗi nào.
* Vận hành bơm:
Bước 1> Kiểm tra các tham số Dòng điện, Điện áp, kiểm tra điều kiện bơm
sẵn sàng, kiểm tra Khởi động mềm.
Bước 2> Đóng MCB 3P 630 A tại tủ khởi động
Bước 3> Tiến hành ấn nút khởi động bơm Đóng P, cấp nguồn cho Khởi
động mềm, Khởi động mềm sẽ khởi động chạy động cơ Bơm sau vài giây (Thời

gian khởi động mềm). Lúc này đèn ON sáng, báo Bơm đang hoạt động.
Bước 4> Tiến hành ấn nút dừng bơm Cắt P, Khởi động mềm sẽ dừng động
cơ bơm sau vài giây (Thời gian dừng mềm). Đèn OFF sáng, báo Bơm đã dừng.
3.3.3. Cống xả qua đê:
Cống cũng là một bộ phận chính của công trình. Nhiệm vụ của cống là dẫn
nước từ bể xả trạm bơm Quỳnh Lâm ra suối Ngòi Chăm. Trong mùa lũ mực nước
sông dâng cao cống cùng với đê Quỳnh Lâm làm nhiệm vụ ngăn lũ. Thiết bị ngăn
lũ cửa cống bằng cửa van thép, đóng mở bằng máy đóng mở quay tay.
- Trong mùa mưa bão thường xuyên theo dõi mực nước lũ để vận hành cống
vửa đảm bảo tiêu thoát nước qua cống và chống lũ hiệu quả.
- Khi mực nứơc ngoài sông cao hơn mực nước trong đồng (không có yêu
cầu bơm tiêu nước) đóng ngay cửa van ngăn lũ cống làm nhiệm vụ ngăn lũ. Khi
máy bơm hoạt động bơm nước mở cống để tiêu nước ra suối Ngòi Chăm.
3.4. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH.
3.4.1. Phạm vi bảo vệ công trình:
Phạm vi bảo vệ công trình theo Luật thủy lợi. Cụ thể như sau: phạm vi bảo
vệ đê tính từ chân trở ra 20m.
3.4.2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình; các
hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố;
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

15


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

- Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho công trình trong phạm vi bảo vệ

công trình, bao gồm:
+ Khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình
gây mất an toàn cho công trình;
+ Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi phục vụ
lợi ích công cộng;
+ Khai thác công trình trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy
định;
+ Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
vật tư, phương tiện;
+ Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc.
+ Chôn, lấp phế thải, chất thải;
+ Nghiêm cấm không được chất tải lên mái kè, không được chất tải trên
đỉnh đê.
+ Nghiêm cấm các loại xe quá tải chạy trên đê.
+ Nghiêm cấm phóng uế, đổ rác, xà bần gây dơ bẩn ô nhiễm môi trường và
mất mỹ quan ở khu vực công trình.
+ Nghiêm cấm thiết bị khai thác cát và ghe cào cá xâm hại đến công trình.
+ Các hành vi khác gây mất an toàn cho công trình thủy lợi.
3.4.3. Các hoạt động phải xin giấy phép:
Trong phạm vi bảo vệ công trình, các hoạt động sau đây chỉ được tiến hành
khi có giấy phép, bao gồm:
- Xây dựng công trình mới trong phạm vi bảo vệ công trình.
- Khoan, đào, điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai
thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác cát, khoáng sản; khoan, đào
thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng.
- Trồng cây lâu năm.
- Khai thác các hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, các hoạt
động kinh doanh, dịch vụ.
- Nuôi trồng thủy sản;
- Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây hại khác;

- Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện,
cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.

Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

16


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

17


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

CHƯƠNG 4
QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
4.1. NGUYÊN TẮC CHUNG:
Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm
việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế tròn suốt quá
trình khai thác sử dụng.
Nội dung bảo trì công trình bao gồm các công việc sau: kiểm tra, quan trắc,
kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.
4.2. QUAN TRẮC THEO DÕI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH:

4.2.1. Quy định về kiểm tra.

4.2.1.1. Kiểm tra thường xuyên.
1. Công trình thủy công:
Kiểm tra tình trạng chung của bể hút, bề xả, nhà trạm bơm, cống, kênh dẫn
vào bể hút và các công trình trên kênh thuộc đầu mối trạm bơm (có vấn đề khác
thường hay không).
2. Thiết bị cơ khí:
- Kiểm tra trong thời gian máy bơm không vận hành: Tình trạng chung máy
bơm (độ bắt chặt của bu lông bệ bơm, bệ động cơ); tình trạng chung của các hệ
thống thiết bị phụ: bơm tiêu nước nhà máy bơm, bơm cứu hỏa, hệ thống nâng
chuyển, hệ thống đóng mở của cống xả, hệ thống chắn.
- Kiểm tra trước và trong khi vận hành máy bơm: Tình trạng chung máy
bơm; độ quay trơn của trục bơm; độ kín nước của ống xả; nhiệt độ và độ ồn; sự
làm việc và tình trạng tắc rác của hệ thống chắn rác. Kiểm tra sự hoạt động của hệ
thống thiết bị phụ: bơm mỡ, bơm tiêu, bơm cứu hỏa, hệ thống nâng chuyển, hệ
thống đóng mở của cống xả, đường ống xả.
3. Thiết bị điện:
- Kiểm tra trước khi vận hành: Kiểm tra cáp điện động lực: Tình trạng vỏ,
các lớp cách điện; điện trở cách điện, tình trạng nối đất an toàn và tình trạng phễu,
đầu cốt của cáp, Bảng, tủ phân phối, điều khiển và bảo vệ: Tình trạng vệ sinh công
nghiệp; tình trạng tiếp đất; điện trở cách điện giữa các bộ phận bằng kim loại và
giữa bộ phận kim loại với vỏ; tình trạng cầu chì, dây chảy; khả năng làm việc của
các thiết bị đóng, ngắt điện; khả năng làm việc, độ nhạy của các đồng hồ đo đếm
điện.
- Kiểm tra trong khi vận hành: Theo dõi, kiểm tra sự hoạt động của động cơ
điện (dòng điện, nhiệt độ, độ rung, độ ồn, tình trạng của hộp đấu nối); Kiểm tra sự
làm việc của hệ thống bảng, tủ phân phối, điều khiển và bảo vệ: Các thiết bị chỉ
thị, cảnh báo; các đồng hồ đo đếm điện.
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi


18


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

4. Công tác phục vụ quản lý, vận hành:
- Kiểm tra việc ghi chép sổ vận hành, sổ giao ca trực và vận hành, sổ theo
dõi sự cố và sửa chữa.
- Kiểm tra vật tư, thiết bị dự trữ.
4.2.2. Kiểm tra định kỳ
1. Công trình thủy công
Nội dung kiểm tra như kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt chú ý đến tình trạng
làm việc, mức độ đảm bảo an toàn của các cống dưới đê. Ngoài ra, phải tiến hành
kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra công tác phòng chống lũ, bão và phòng cháy, nổ.
- Kiểm tra việc bảo dưỡng, sửa chữa công trình.
2. Thiết bị cơ khí
Nội dung kiểm tra như kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, phải tiến hành thực
hiện các nội dung sau:
- Kiểm tra mặt bằng thân bơm, thân động cơ, độ đồng tâm giữa trục động cơ
và bơm.
- Kiểm tra khả năng quay trơn của trục bơm.
- Kiểm tra các vấn đề về kỹ thuật đã được ghi chép trong sổ theo dõi vận
hành sửa chữa: Các hư hỏng, trục trặc kỹ thuật đã xảy ra, việc xử lý và kết quả đạt
được, những hư hỏng cần phải tiếp tục khắc phục. Xem xét những đề nghị của
người trực tiếp phụ trách trạm bơm.
Lập phiếu kiểm tra ghi chép đầy đủ kết quả đo đạc, kiểm tra và biên bản

kiểm tra, trong đó tổng hợp các kết quả kiểm tra và các ý kiến, kết luận về việc
bảo dưỡng hay sửa chữa từng hạng mục công trình.
3. Thiết bị điện
Nội dung kiểm tra như quy định về kiểm tra trước khi vận hành tại kiểm tra
thường xuyên. Ngoài ra, phải tiến hành kiểm tra:
- Các vấn đề về kỹ thuật đã được ghi chép trong sổ theo dõi vận hành, sửa
chữa: Các hư hỏng, trục trặc kỹ thuật đã xảy ra, việc xử lý và kết quả đạt được,
những hư hỏng cần phải tiếp tục khắc phục, những đề nghị của người trực tiếp phụ
trách trạm bơm.
Lập phiếu kiểm tra ghi chép đầy đủ kết quả đo đạc, kiểm tra; Biên bản kiểm
tra, tổng hợp các kết quả kiểm tra và các ý kiến, kết luận về việc bảo dưỡng hay
sửa chữa từng hạng mục công trình.
4. Công tác phục vụ quản lý, vận hành
- Kiểm tra việc ghi chép sổ vận hành, sổ giao ca trực và vận hành, sổ theo
dõi sự cố và sửa chữa. Tổng hợp số giờ đã vận hành của từng tổ máy bơm.
- Kiểm tra việc ghi chép và lưu trữ các hồ sơ, lý lịch công trình. Ngoài lưu
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

19


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

trữ bằng sổ sách, hồ sơ, lý lịch của từng hạng mục, thiết bị cần được lưu trữ trong
máy tính, các vật mang tin khác (đĩa CD, USB…)
- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng và những yêu cầu bổ sung, thay thế vật tư,
thiết bị dự trữ.
4.2.3. Kiểm tra đột xuất

Nội dung việc kiểm tra sự cố công trình:
- Kiểm tra về tình hình thực hiện quy trình vận hành, bảo trì, bảo vệ của bộ
phận trực tiếp quản lý trạm bơm. Xem xét hồ sơ lưu trữ của công trình và hạng
mục công trình xảy ra sự cố; sổ sách ghi chép trong quá trình quản lý, vận hành,
sửa chữa; biên bản lập khi xảy ra sự cố công trình.
- Kiểm tra tình trạng của hạng mục công trình xảy ra sự cố, tình trạng chung
của cả công trình trạm bơm.
- Nghiên cứu, xác định nguyên nhân sự cố, giải pháp xử lý.
- Kiểm tra, đánh giá về những xử lý sơ bộ đã thực hiện và hướng xử lý tiếp
theo để công trình trạm bơm trở về trạng thái hoạt động bình thường, đảm bảo an
toàn.
4.3. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH:
4.3.1. Đối tượng và phạm vi:
Toàn bộ công trình đầu mối trạm bơm Quỳnh Lâm gồm: nhà máy, bể hút, bể
xả, cống xả qua đê, hồ điều hòa.
4.3.2. Chu kì bảo trì:
Bảo trì công trình bao gồm bảo trì thường xuyên và bảo trì định kỳ:
Bảo trì thường xuyên tiến hành hàng năm
Bảo trì định kỳ được tiến hành theo quy định của cơ quan chức năng.
4.4. NỘI DUNG BẢO TRÌ:
4.4.1. Quy định chung.
- Chế độ bảo trì trạm bơm gồm: Bảo quản, bảo dưỡng; Sửa chữa nhỏ; Sửa
chữa lớn.
- Máy móc thiết bị đến thời gian quy định, nhất thiết phải tiến hành sửa
chữa.
- Việc sửa chữa máy móc, thiết bị trạm bơm phải được tiến hành theo kế
hoạch, không làm ảnh hưởng đến việc phục vụ sản xuất của đơn vị.
- Nội dung và khối lượng cụ thể của từng công việc sửa chữa máy móc,
thiết bị phải căn cứ vào kết quả kiểm tra chi tiết khi tiến hành kiểm tra định kỳ
trạm bơm; Đối với công tác sửa chữa lớn, còn phải dựa vào kết quả kiểm tra sau

khi tháo rời từng bộ phận, chi tiết của máy bơm, thiết bị.
- Khi tiến hành các công việc sửa chữa phải tuân theo các quy định về an
toàn đối với công tác xây lắp, công tác sửa chữa cơ điện, bảo đảm các yêu cầu kỹ
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

20


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

thuật trong tài liệu thiết kế hoặc trong lý lịch máy móc thiết bị và các tiêu chuẩn,
quy chuẩn liên quan.
- Khi sửa chữa các kết cấu và thiết bị bằng thép, phải tiến hành vệ sinh, làm
sạch gỉ và sơn lại, không được để thiết bị, kết cấu thép bong sơn, gỉ.
4.4.2. Các chế độ bảo trì.
4.4.2.1. Bảo quản, bảo dưỡng
1. Quy định về công việc bảo quản, bảo dưỡng
Là công việc thường xuyên của nhân viên quản lý, vận hành thực hiện trong
thời gian quản lý hoặc sau mỗi ca vận hành máy móc thiết bị trạm bơm.
2. Nội dung công việc
- Quan sát, kiểm tra tình trạng chung, bên ngoài của máy bơm, thiết bị cơ
điện đi kèm tổ máy và của cả nhà trạm.
- Quan sát, kiểm tra tình trạng chung của các hạng mục công trình thủy
công, cơ điện thuộc đầu mối trạm bơm (trạm bơm, các cống, kênh dẫn, bể hút, bể
xả, hệ thống ngăn, vớt bèo rác, quan trắc…) nhằm phát hiện kịp thời những hư
hỏng để xử lý, sửa chữa.
- Bảo dưỡng máy móc thiết bị sau mỗi ca vận hành: Lau chùi, làm sạch toàn
bộ máy móc, thiết bị cơ điện chính; xử lý những vị trí rò rỉ dầu mỡ, nước; xiết chặt

các bulông ở các bộ phận của máy bơm, đầu cáp, tủ bảng điện, các đầu nối của
thiết bị cơ điện phụ trợ… bị rung, lỏng trong quá trình vận hành; thu dọn, vệ sinh
công nghiệp máy móc thiết bị trong trạm bơm và công trình nhà trạm, hệ thống
vớt bèo rác.
- Bảo quản, giữ gìn vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế và sửa chữa trong nhà
kho (gồm các thiết bị, phụ tùng mới và các chi tiết, phụ tùng đã thay thế ra nhưng
còn khả năng phục hồi).
- Ghi chép những hư hỏng, tồn tại chưa được xử lý vào sổ vận hành, sổ giao
ca.
4.4.2.2. Sửa chữa nhỏ:
Theo quy định.
4.4.2.3. Sửa chữa lớn
Theo quy định.
4.5. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ VÀ AN TOÀN.
1. Tại khu vực đầu mối trạm bơm, phải bố trí bản nội quy, trong đó quy định:
- Trách nhiệm của từng cá nhân và chế độ bảo vệ trạm bơm trong quá trình
bảo vệ, vận hành và sửa chữa trạm bơm.
- Phạm vi bảo vệ trạm bơm nói chung và phạm vi cấm người không có phận
sự, các phương tiện qua lại.
- Các hoạt động phải cấp phép trong khu vực bảo vệ công trình theo quy
Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

21


CT Trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm

Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình

định tại Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Các quy định cụ thể về việc thực hiện phương án bảo vệ công trình đã
được cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. Khu vực trạm bơm, trạm biến thế nhất thiết phải có tường, hàng rào bảo
vệ. Các cầu công tác trong nhà trạm, khu thả phai, đóng mở cửa van phải có lan
can bảo vệ.
3. Tại trạm bơm phải có bảng quy định về an toàn, vệ sinh cho con người và
thiết bị khi trạm bơm vận hành và lúc không vận hành (an toàn điện, phòng chống
cháy nổ, chống ồn, bụi, nóng và độc hại).
4. Trạm bơm phải được trang bị tủ thuốc cấp cứu và một số dụng cụ,
phương tiện cấp cứu sơ bộ. Nhân viên quản lý, vận hành, sửa chữa phải được huấn
luyện cơ bản về việc cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động liên quan đến
việc vận hành, quản lý thiết bị cơ điện trạm bơm.
TƯ VẤN THIẾT KẾ

NHÀ THẦU CUNG CẤP THIẾT BỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM
HẢI DƯƠNG

NHÀ THẦU CUNG CẤP THIẾT BỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN CÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM

Viện Kỹ thuật công trình - Trường đại học Thủy lợi

22



×