Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 18 trang )

1


Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?
Trong những ngày qua, khái niệm "Cách mạng Công nghiệp 4.0" được nhắc đến nhiều
trên truyền thông và mạng xã hội. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc "đổi đời" của
các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu đón được làn sóng này. Vậy cuộc cách mạng này
nên được hiểu như thế nào?

Định nghĩa về Cách mạng Công nghiệp 4.0
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư)
xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013.
"Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự
hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều
hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công
nghiệp 4.0 như sau:

"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa
sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba,
2


nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh
học".
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không
có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang
tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang
phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của


những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và
quản trị.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?
Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên
3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn
vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên
cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực
phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới
(graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.
Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu
Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng
đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.

3


Cơ hội đi kèm thách thức và rủi ro toàn cầu
Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt
là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong
nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên
thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo
hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.

4



Máy móông ty cơ khí
song đã đầu tư chế tạo thành công các cánh tay robot ứng dụng trong y khoa như sản
xuất vắc-xin, dược, phẫu thuật.
Những yếu tố cần có để "làm cách mạng" bao gồm cơ cấu nền kinh tế, chiến lược quốc
gia, định hướng kinh doanh của các công ty trụ cột của kinh tế, nhân lực chất lượng cao
... thì "cái nào Việt Nam cũng không có hoặc đang nửa vời".
"Chúng ta tạo ra sự nhận thức, phòng bị là tốt, nhưng đừng tạo kỳ vọng quá nhiều về
CMCN 4.0", người từng thuyết trình trước Cựu Tổng thống Mỹ Obama cuối 2016 tại
TP.HCM nhận định.
Việt Nam sẽ có Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhưng không phải muốn tự nhiên mà có,
mà sẽ bị cuốn theo bởi các nền kinh tế, thị trường đang nhập thô sản phẩm, nhiên liệu
cho đến công nghệ từ Việt Nam.

13


Người lao động nên cảm thấy lo lắng và thay đổi
Những định nghĩa về CMCN 4.0 luôn đi kèm với những mặt trái. Điều dễ thấy nhất đó
chính là tình trạng thiếu việc làm khi robot, trí tuệ nhân tạo làm thay con người trong
một số ngành nghề.
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho rằng ở giai đoạn đầu tiên, giới công chức và
lao động bậc cao nói chung sẽ bị đe doạ. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, nhưng
có thể sẽ chậm hơn. Kéo theo đó là việc các chính phủ phải tái cơ cấu lại nền kinh tế để
phù hợp với thực tiễn mới.
Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi CMCN 4.0 sẽ là những lao động ít kỹ năng.
Nhưng cũng tuỳ ngành mà mức độ ảnh hưởng bởi CMCN 4.0 đến đâu. Ngành dệt may,
nhập liệu có thể bị "cách mạng hoá" sớm, nhưng ngành xây dựng có thể còn xa.
Cách dễ hiểu nhất với người lao động là hãy tự đặt câu hỏi "Ngành nghề của mình có
dễ bị tự động hoá hay không". Nếu có, bạn thuộc nhóm đối tượng dễ bị đẩy ra đường
nếu CMCN 4.0 diễn ra thành công.


"VN cần đào tạo ngay nhân lực để đón sóng CMCN 4.0"
Từ khái niệm của người đứng đầu Diễn đàn Kinh tế thế giới, Cách mạng Công nghiệp
4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
14


Riêng trong lĩnh vực Kỹ thuật số, nó bao gồm những thành tố gồm cảm biến, Internet,
Clould computing (điện toán đám mây) và Big Data Analytics (phân tích dữ liệu lớn).
Những yếu tố này ở Việt Nam đã hội tụ gần như đầy đủ.
Cần xem xét thực tế để có con đường và giải pháp thích hợp, thí dụ ngành sản xuất cảm
biến ở Việt Nam quá yếu và đắt nên trước mắt ko nên nghĩ đến chuyện này mà có thể
mua cảm biến từ các nước lân cận. Việt Nam nên tập trung vào 3 thành tố còn lại sẽ khả
thi hơn.
"Hiện Việt Nam đi quá chậm về đào tạo Clould Computing, Data Technology, Data
Analytics còn quá ít và yếu, thậm chí chưa có gì", "Chính phủ càng cần có chương trình
cụ thể hỗ trợ và thúc các trường lập tức đào tạo nguồn nhân lực mạnh của các phần cần
thiết này”
Cụ thể cho giải pháp này, chuyên gia có nhiều năm quan sát ngành CNTT và truyền
thông cho biết Chính phủ cần đầu tư ngân sách cho các trường có năng lực đào tạo
lượng lớn nhân lực về Cloud Computing, Data Technology, Robotics... và các thứ liên
quan cho 4.0. Nên đấu thầu cho công bằng.
Tiếp đến, nên có chính sách hỗ trợ doanh nhân học hỏi, ứng dụng qua việc đưa thành
tựu, sản phẩm, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam và đưa doanh nhân, quản lý Việt
Nam ra nước ngoài. Chính phủ cần hỗ trợ mạnh về chính sách miễn, giảm thuế, cho vay
ưu đãi... cho các doanh nghiệp làm cách mạch công nghiệp 4.0.

15



7 công nghệ nền tảng của Công nghiệp 4.0
Bảy công nghệ kỹ thuật số được xác định là nền tảng của CN4.0.
1. Một trong những công nghệ nổi tiếng nhất tại thời điểm này là in 3D. Khả năng
in bất cứ thứ gì, bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu đã khắc phục các nhược điểm của
việc sản xuất sản phẩm đơn lẻ và đưa chúng đi khắp nơi.
2. Công nghệ di động cung cấp phương tiện chuyển tải lượng lớn thông tin.
3. Truy cập dữ liệu là rất quan trọng và được coi là yếu tố quyết định của CN4.0,
cần lưu trữ dữ liệu sao cho có thể truy cập trên toàn cầu. Nền tảng điện toán đám
mây tạo điều kiện cho luồng dữ liệu thông suốt.
4. Dữ liệu này chứa lượng lớn thông tin về các qui trình tác nghiệp và hiệu quả kinh
doanh, cần được giải quyết bằng công nghệ phân tích tiên tiến. Việc đánh giá
thông tin sẽ giúp nhận diện thấu đáo vấn đề, đưa đến các quyết định hiệu quả, cả
về mặt tác nghiệp lẫn khách hàng.
5. Truyền thông máy-máy cho phép giao tiếp giữa thế giới thực và ảo. Máy móc tự
trao đổi thông tin với nhau giúp cải thiện hiệu quả sản xuất rất nhiều.
6. Nền tảng cộng đồng qui mô doanh nghiệp tạo ra các hình thức cộng tác mới, thúc
đẩy sự hợp tác và chia sẻ kiến thức của nhân viên.
7. Cuối cùng, sự hiện diện của con người trong sản xuất giảm dần nhờ công nghệ
robot tiến tiến. Robot thực hiện vai trò là đơn vị sản xuất độc lập và sẽ có tác
động quyết định đến tính hiệu quả của qui trình sản xuất.

16


Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chuẩn bị gì để đón đầu xu
hướng cách mạng 4.0?
Để khai thác tốt cuộc cách mạng này, tôi cho rằng có những nhân tố chúng ta phải làm
tốt hơn nữa. Đó là tạo ra môi trường thuận lợi, chào đón kích thích sự phát triển của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chẳng hạn như môi trường số.


Tạm tính hiện nay chúng ta có 50% dân số dùng internet, nhưng băng thông rộng chúng
ta thấp hơn. Một số hạn chế nhằm kiểm soát mạng hiệu quả về mặt an ninh thì chưa
hiệu quả về kinh tế. Không được tự do hoạt động trên mạng thì làm sao có được những
công ty như Facebook, Yahoo, Hotmail…, do vậy phải kết hợp các mục tiêu này.
Thêm nữa, băng thông không rộng rất mất thời gian. Chúng tôi, những người làm công
tác chuyên môn liên quan đến tri thức, cho rằng tốc độ mạng chậm đã làm giảm rất
nhiều năng suất lao động của mỗi cá nhân.
Ngoài ra là ngoại ngữ. Chúng ta đã phổ cập tiếng Anh ở mức độ nhất định, tương đối
nhanh, khoảng 30%. Nhưng những nước đứng đầu về khai thác kinh tế số, CNTT, cách
mạng lần thứ tư đều có trên 90% dân số nói tiếng Anh, một nửa dân số nói 1-2 thứ tiếng
khác nữa.
Tập trung phát triển môi trường ngôn ngữ, môi trường công nghệ số là điều kiện tiên
quyết có thể khai thác được cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư.
Các DN nhỏ và vừa cần nâng cao trách nhiệm trước văn bản luật điều chỉnh quyền lợi
của mình, năng lực của mình nhìn nhận về văn bản đó và kiến nghị giải pháp, có sự hiểu
biết về ban hành chính sách của Chính phủ để đề xuất giải pháp trong từng thời kỳ, từ
đó tạo ra những cơ chế thích ứng với nguồn lực.

17


Ví dụ như đề xuất giảm 50% thuế cho DN mới thành lập. DN nhỏ trong 3 năm đầu thì
có thể ảnh hưởng tới 1-3% nguồn thu của Nhà nước trong hoàn cảnh ngân sách những
năm vừa qua tương đối khó khăn. Nhưng trong 3-5 năm tới, nguồn lực của Nhà nước
thuận lợi hơn, cơ chế quản lý DN nhỏ và vừa có kinh nghiệm hơn, đội ngũ quản lý của
Nhà nước tốt hơn, các cơ quan liên quan như ngân hàng, tài chính, hải quan thuận lợi
hơn.
Hiện nay, chúng ta tiến hành xúc tiến thương mại tương đối rời rạc nhưng vẫn có kết
quả tốt và được DN hoan nghênh. Nhưng thay vì trọn gói hỗ trợ 50% chi phí hoạt động
tìm kiếm đối tác của anh, anh có thể tìm cách khác như tôi hỗ trợ 100% chi phí tổ chức

thông tin hay 100% chi phí trong hợp đồng đầu tiên anh ký được như các nước vẫn áp
dụng… Hay thay vì biện pháp thế chấp thì tín chấp tập thể, của cộng đồng DN, nhiều
nhà đầu tư, tín chấp dự án… Vốn của chúng ta đang vay ở mức từ 7-12%. Ở các nước
có thể vay từ 3-6% vì lãi suất thấp.
Các DN có thể tìm đến các đầu mối đáng tin cậy có thể lắng nghe tiếng nói, phân tích
chuyên môn, phản hồi chính sách, báo cáo kết quả đối thoại chính sách với Chính phủ
để khu vực DN nhỏ và vừa phát triển thuận lợi hơn.
Muốn kinh tế đất nước phát triển, hoạt động sáng tạo phải được chú trọng hàng đầu, và
nó không phải chỉ nằm riêng trong nhóm công tác của khởi nghiệp sáng tạo mà có thể
liên kết với khu vực khác của nhóm kinh tế số, nhóm giáo dục và đào tạo nghề, nông
nghiệp công nghệ cao…
Nhìn theo phạm vi rộng hơn thì sự sáng tạo đòi hỏi chúng ta phải có môi trường, có tâm
lý xã hội cho sự sáng tạo, biểu hiện bằng những cái đơn giản như: Quyền tự do biểu
hiện, ý tưởng của mình trong hoạt động kinh tế, xã hội, kinh doanh.
Nói theo ngôn ngữ của Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam là quyền được thất bại và tiếp
tục khởi nghiệp. Đó là bằng chứng rất rõ vì thất bại gắn liền với khởi nghiệp, và khởi
nghiệp sáng tạo công nghệ hứa hẹn đem lại kết quả rất cao, thì thất bại trong thời kỳ
đầu rất lớn, lớn hơn nhiều so với lĩnh vực khác.

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×