Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây dâu tây trồng trên một số tỷ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất sét nung và giá thể hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.12 KB, 31 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rau quả là thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Trong
số những loại rau quả ăn tươi, dâu tây (Fragaria vesca L.) là loại rau ăn quả cao
cấp, có thời gian sinh trưởng dài, cho năng suất cao. Ngoài ra do có thành phần
dinh dưỡng cao nên dưa tây đã trở thành món ăn thông dụng của nhiều nước, là
loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu của nhiều quốc
gia trên thế giới.
Ở nước ta dâu tây được trồng chủ yếu ở Đà Lạt tại các khu có áp dụng công
nghệ cao, trồng trong các nhà màng, nhà lưới kết hợp tưới nhỏ giọt theo công
nghệ bán thủy canh, yêu cầu kỹ thuật canh tác khá cao, trồng và quản lý theo
tiêu chuẩn VietGap vì vậy giá cả tương đối cao chỉ đủ cung cấp cho các siêu thị
lớn, một số lượng nhỏ để xuất khẩu.
Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ dâu tây ngày càng tăng tuy nhiên sản lượng chưa đủ
để đáp ứng thị trường do nó đòi hỏi phải trồng trong điều kiện công nghệ cao,
việc mở rộng trồng đại trà trong các điều kiện bình thường gặp nhiều khó khăn
và mang lại nhiều rủi ro do sâu bệnh hại. Việc sử dụng thuốc hóa học để phòng
trừ sâu bệnh thường gây ô nhiễm môi trường, tốn kém chi phí, ngoài ra nếu hóa
chất tồn dư trong quả sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó để
giảm tác động của sâu bệnh hại, tăng năng suất, chất lượng dâu tây, mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người trồng dâu tây, việc ứng dụng viên giá thể đất sét
nung để trồng dâu tây được xem là một hướng nghiên cứu mới có nhiều khả
năng đáp ứng được các yêu cầu trên.
Việc ứng dụng viên giá thể đất sét nung trồng dâu tây được biết đến và nghiên
cứu trên nhiều nước. Trồng dâu tây trên viên giá thể đất nung được xem là có thể
tăng được năng suất, chất lượng cây trồng. Bên cạnh đó một số nghiên cứu trên
thế giới cũng đã chỉ ra rằng sử dụng viên giá thể đất sét nung còn có thể hạn chế


sự phá hại của sâu bệnh đến cây trồng, tăng khả năng chống chịu với các điều
kiện ngoại cảnh.
1.2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Giá thể được xem là một bộ phận quan trọng trong việc trồng cây. Thông
thường giá thể thường được sử dụng là giá thể hữu cơ như mụn dừa, trấu hun,
sợi gỗ… Các loại giá thể này sau một thời gian sử dụng thường bị thay đổi về


các mặt hóa, lý, sinh tính rất nhanh từ đó gây ảnh hưởng tới sự phát triển bộ rễ
và quá trình sinh trưởng của cây trồng. Trong khi đó yêu cầu của một loại giá thể
tốt là phải bền vững, không thay đổi các chỉ tiêu lý, hóa, sinh tính theo thời gian,
không tạo điều kiện cho các mầm mống sâu bệnh phát triển, sau khi trồng xong
có thể tái sử dụng nhiều lần. Để đáp ứng được yêu cầu này, viên đất sét nung
được xem là một loại giá thể có tiềm năng rất lớn.
Viên đất sét nung còn có tên gọi là Leca hay Keramzit là những viên gốm
có kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào các loại cây trồng. Điều khác biệt là áp dụng
phương pháp tạo bọt khí nên đã tạo cho bên trong viên đất sét nung hàng ngàn
khe hở có độ xốp rất cao, do đó nó có thể hút được rất nhiều nước, dinh dưỡng
và dữ nước rất tốt để cung cấp từ từ cho bộ rễ cây trồng. Sử dụng viên đất sét
nung làm giá thể có một số ưu điểm như:
- Khả năng chứa nước và dinh dưỡng cao: Do có hàng ngàn khe hở bên
trong nên sau khi được tưới nước và dinh dưỡng, viên đất sét nung có khả năng
hút và chứa được một lượng nước và dinh dưỡng rất lớn để cung cấp từ từ cho
cây trồng.
- Khả năng giữ nước và chống ngập úng: do cấu trúc viên đất có rất nhiều
các lỗ xốp nên nó có tác dụng giữ nước, chất dinh dưỡng trong các cấu trúc xốp
(tác dụng tương tự như bọt biển), nhưng giữa các viên đất nung có các khe hở

lớn nên không bao giờ xảy ra hiện tượng ngập úng gây thối rể.
- Thoáng khí: không giống như đất trồng, lượng không khí trong đất sẽ
giảm dần theo thời gian (cải thiện bằng cách cày, xới). Cấu trúc viên đất nung
cho phép oxy trao đổi liên tục nên giúp cho rể cây khỏe mạnh, cung cấp oxy cho
rể cây và vi sinh vật sinh sống
- Luôn duy trì độ xốp ổn định: Đối với đất trồng hay giá thể hữu cơ, sau
một thời gian trồng đất sẽ bị xẹp xuống, giảm độ xốp và chặt lại. Nhưng đối với
viên đất sét nung, do có độ bền cao nên luôn luôn duy trì một độ xốp ổn định,
không phải cày xới để cải tạo lại độ xốp
- Không phát sinh các loại khí độc, chất độc gây hại bộ rễ cây trồng.
Không hấp thụ oxi nên không cạnh tranh oxi với rễ cây trồng.
- pH trung tính và luôn duy trì ở mức độ ổn định
- Không chứa và phát sinh các loại côn trùng, nấm và vi khuẩn gây ảnh hưởng
tới bộ rễ cây trồng.
Do có nhiều ưu điểm nên viên giá thể đất sét nung được ứng dụng trong
việc trồng cây với nhiều mực đích như:
- Sử dụng như một loại giá thể để trồng các loại cây rau, cây ăn quả, cây
hoa cảnh trong chậu, đặc biệt làm trồng hoa lan.
- Rất thích hợp cho việc trồng cây bằng phương pháp thủy canh, bán thủy
canh nhỏ giọt.


- Sử dụng để trộn với đất trồng hay giá thể khác với tỷ lệ 30-50%, sẽ cải
thiện được độ xốp và kết cấu đất, nâng cao khả năng phát triển của bộ rễ cây
trồng.
-Lót thành một lớp dưới đáy chậu, khay trồng sẽ giảm nguy cơ ngập úng
nước
Viên giá thể đất sét nung được sản xuất theo một công nghệ tương đối phức
tạp, trong đó sản phẩm mà nguyên liệu chính được làm từ quặng keramzit (một
loại đất sét làm đồ gốm). Sèt Keramzite sau khi làm tinh - tạo hình - xử lý độ ẩm

được nung lên nhiệt độ rất cao mà ở nhiệt độ đó, sét nóng chảy rồi sôi lên và
trương phồng ra để hình thành vô số bọt khí. Sau cùng, sỏi được làm nguội
nhanh để cố định bọt khí rồi đem phân loại theo kích thước đường kính. Do
công nghệ sản xuất phức tạp nên hiện nay Việt nam vẫn chưa sản xuất được viên
giá thể đất sét nung mà thường phải nhập từ một số nước như Nhật Bản, Anh
hay Úc với giá thành tương đối cao. Cùng với quá trình phát triển nền Nông
nghiệp công nghệ cao, nhu cầu sử dụng viên giá thể đất sét nung tại nước ta
đang có chiều hướng gia tăng. Nhu cầu cấp thiết hiện nay là nghiên cứu ra
những công nghệ đơn giản hơn nhằm tự sản xuất viên giá thể đất sét nung để
cung cấp cho nhu cầu trong nước.
Trong quá trình nghiên cứu thời gian vừa qua, nhóm chúng tôi đã tìm ra
phương pháp phối chộn một số vật liệu vào trong đất sét, sau khi nung các vật
liệu này sẽ bị hóa hơi và để lại rất nhiều khe hở tạo độ xốp trong đất sét. Đây là
phương pháp đơn giản, có giá thành thấp có thể áp dụng để sản xuất viên giá thể
đất sét nung, vấn đề còn lại là tìm ra các vật liệu tạo độ xốp thích hợp, cũng như
kích thước và tỷ lệ phối trộn các loại vật liệu này để tạo ra các viên giá thể đất
sét nung có độ bền, độ xốp đúng theo yêu cầu. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng
tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây dâu tây
trồng trên một số tỷ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất sét nung và giá thể
hữu cơ”
1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và
phẩm chất của cây dâu tây trồng trên một số tỷ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất
sét nung và giá thể hữu cơ
- Tìm ra được tỷ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất sét nugn và giá thể hữu cơ
thích hợp nhất cho cây dâu tây với mục đích nâng cao khả năng sinh trưởng,
phát triển năng suất và chất lượng.
1.4


Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.4.1 Ý nghĩa khoa học


Đề tài đóng góp cơ sở khoa học cho một số biện pháp kỹ trồng dâu tây bán thủy
canh nhằm xây dựng, hoàn thiện quy trình trồng dâu tây bán thủy canh phù hợp
với điều kiện tại TT Huế.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần giới thiệu, phát triển kỹ thuật trồng dâu tây bán thủy canh tại TT
Huế nhằm nâng cao năng suất, số mùa vụ và chất luợng dâu tây.
1.5

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1 Cơ sở khoa học

Qua nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đất chỉ đóng vai trò như là một giá
thể, cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường nếu cung cấp đủ dinh dưỡng
như nước, chất khoáng, CO2, ánh sáng… mà không cần đất. Do đó chúng ta có
thể trồng cây trong điều kiện không dùng đất mà chỉ cần có giá thể như trấu hun,
vụn xơ dừa, viên giá thể đất sét nung. Trong phương pháp bán thủy canh, giá thể
được xem như là đất . Tạo thành từ những hỗn hợp của các vật liệu, nhằm giữ
nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây, hỗn hợp này được dùng đơn lẻ
hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại. Hệ thống càng dùng ít giá thể, vận
hành càng dễ dàng và càng đỡ tốn kém [5].
Như đã biết, cây trồng cần cả oxi và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây. Giá
thể lý tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí...Khả
năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởi những khoảng
trống trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ không chứa được
nhiều nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo những khoảng trống quá lớn, nhiều

không khí nhưng mất nước nhanh.
Do đó, giá thể lý tưởng cho trồng cây phải có những đặc điểm sau: có
hàm lượng mùn, hàm lượng vi sinh vật cao, khả năng giữ ẩm tốt như độ thoáng
khí, có pH trung tính và khả năng ổn định pH, thấm nước dễ dàng, bền và có khả
năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường và cuối cùng là các loại
giá thể phải rẻ, nhẹ và thông dụng

1.5.2

Cơ sở thực tiễn
Thành phố Huế là một thành phố du lịch với một lượng lớn các nhà hàng
sang trọng, đây là nơi tiêu thụ nguồn rau quả lớn nhất của Thừa Thiên Huế. Dâu
tây là một trong những loại rau quả đã xuất hiện trong một thời gian dài tại các


siêu thị lớn nhưng nhu cầu về dâu tây tại thành phố Huế thì ngày một tăng. Tuy
nhiên, dâu tây chưa được trồng ở đây do nông dân không có vốn để đầu tư trang
thiết bị nhà màng, nếu đem trồng ngoài trời không có hệ thống nhà màng ngăn
côn trùng thì dâu tây sẽ bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại, bên cạnh đó điều kiện
khí hậu và đất đai Thừa Thiên Huế thường không thuận lợi cho việc trồng dâu
tây do thường quá úng hoặc quá hạn. Để giải quyết vấn đề này thì việc nghiên
cứu về tỉ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất sét nung và giá thể hữu giúp cây dâu
tây phát triển tốt hơn, chống chịu tốt hơn nên có thể trồng được ngoài nhà màng,
giảm sâu bệnh và cho năng suất cao.
Hiện nay trên thế giới có nhiều nơi sử dụng viên giá thể đất sét nung để trồng
các loại rau. Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với tỉ lệ giá thể nhất
định nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của tỉ lệ phối trộn viên giá thể
đất sét nung và giá thể hữu cơ đối với dâu tây là những cơ sở quan trọng để
trồng dâu tây ở Thành phố Huế


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về dâu tây
2.1.1. Giới thiệu
Dâu tây tiếng anh là strawberry, tên khoa học là Fragaria vesca L, thuộc
họ Rosaceae, thuộc phân lớp Rosoideae, bộ Potentilleae. Dâu tây được con
người biết đến từ năm 1400 ở Châu Âu do người La Mã phát hiện và được trồng
vào thời Trung cổ. Sau nó được du nhập vào trồng rộng rãi ở Anh vào năm 1800.
Người Anh gọi là “Strawberry”, người Pháp gọi là “Fraisier”, khi đem qua Việt
Nam vì có nguồn gốc từ Pháp nên gọi là “dâu tây”.
Ở Việt Nam, vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, sau khi khám phá ra
cao nguyên LangBian theo chân người Pháp, dâu tây được đưa vào trồng thử
nghiệm tại Ðà Lạt.
Hình 1.1: Hoa và quả dâu tây
Dâu do người Pháp mang sang đầu tiên trái nhỏ, màu sắc nhạt nhưng có mùi đặc


trưng. Ðến năm 1963, một số giống mới được du nhập từ Mỹ sang, trái có màu
đậm cho năng suất cao, mùi vị không thơm bằng giống dâu Pháp. Để đáp ứng
khẩu vị và nhu cầu của thị trường, trong quá trình mở rộng diện tích hai giống
dâu này phát triển song song với nhau. Sau đó 30 năm, vào tháng 3 năm 1994,
Phân viện sinh học Ðà Lạt nhân giống thành công giống HO của Nhật và tiếp
sau đó các công ty nghiên cứu giống tại Lâm Ðồng đã cho du nhập vào nhiều
giống như Xuân Hương,Mỹ Đá. Càng về sau, chất lượng và sản lượng dâu càng
được nâng cao, đặc biệt cácgiống này có vận chuyển đi xa nhờ thịt quả cứng và
chắc.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Dâu tây là cây lâu năm, phản ứng với quang chu kỳ. Có thể chia thành 3
nhóm là ngày dài, ngày trung bình và ngày ngắn. Phần lớn các giống dâu sản
xuất là giống ngày ngắn.

Hình 2.7: Cấu trúc cây dâu tây
(Nguồn:LarryL.Strand,1994)
Thân: Thuộc loại cây thân thảo, sống đa niên, thân ngắn với nhiều lá mọc
rất gần nhau. Chồi nách được mọc từ nách lá, tuỳ vào điều kiện môi trường và
đặc tính ra hoa của từng giống, các chồi nách có thể phát triển thành thân nhánh,
thân bò hoặc phát hoa.
Lá: Lá có hình dạng, cấu trúc, độ dày và lượng lông tơ thay đổi tùy theo
giống. Hầu hết các giống dâu tây đều có lá kép với 3 lá chét, một số giống có lá
kép với 4 hoặc 5 lá chét. Mép lá có răng cưa. Cuống lá dài, cuống lá thường có
màu trắng khi lá còn non và chuyển sang màu đỏ của đất khi lá già.
Hoa: Phân chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh có một hoa. Hoa có 5 cánh
tràng mỏng, màu trắng, hơi tròn. Hoa lưỡng tính, có 25-30 nhị và 50-500 nhụy.
Dâu tây là loài giao phấn nhưng thông qua hình thức tự thụ phấn để gia tăng tần
suất các gen mong muốn và tạo ra một số loài.
Rễ: Hệ thống rễ chùm, rễ phát triển ở độ sâu cách mặt đất khoảng 30cm.
Quả: là một loại quả giả do đế hoa phình to, quả thật nằm ở bên ngoài quả
giả. Quả có hình bầu dục, quả non có màu xanh lục, khi quả chín, quả có màu
hồng hoặc màu đỏ tuỳ từng giống. Dâu tây có mùi vị rất quyến rũ có vị ngọt
thanh pha lẫn vị chua. Mùi đặc trưng này đã kích thích khứu giác và giúp vị giác
hoạt động tốt hơn cho nên người tiêu dùng rất ưa chuộng dâu tây.
2.1.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:


Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 18-22 0C. Ánh sáng
cần thiết cho cây dâu tây sinh trưởng và phát triển, cường độ ánh sáng mạnh thì
mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa
kết quả. Độ ẩm cần thiết cho sự phát triển của cây dâu tây trên 84%, ẩm độ
không khí cao và mưa kéo dài thường gây bệnh cho cây. Cây dâu tây thích hợp
với loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất giữ ẩm nhưng thoát nước
tốt. Đất có hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ giúp cho cây dâu tây phát triển tốt, đạt

năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả.
Hình 1.2: Quả dâu tây chín mọng
2.1.4. Thành phần dinh dưỡng
Trong phần thịt quả của Dâu tây có chứa các loại vitamin A, B1, B2 và đặc biệt
là vitamin C khá cao, cao hơn cả cam, dưa hấu. Đây chính là tính ưu việt của
Dâu tây giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, nhiễm độc và chống
stress...
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của dâu tây


Thành phần

Đơn vị

dinh dưỡng
Năng lượng

100g
ăn
được

Thành phần

Đơn vị

dinh dưỡng

100g ăn
được


Kcal

46 Vitamin E

mg

0.58

Nước

g

84.0 Vitamin B1

mg

0,03

Protein tổng số

g

mg

0,06

Protein thực vật

g


mg

0,3

mg

0.06

Lipit

g

1.8 Vitamin B2
Vitamin PP
1.8
Vitamin B6
0.4 Vitamin C

mg

60

Gluxit tổng số

g

mcg

16


Saccaroza

g

mcg

340

mcg

1.1

Xenluloza

g

7.7 Folic axit
Panthothenic axit
2.1
Biotin
4.0 Lysin

mg

33

Pectin

g


0.81 Triptophan

mg

9

Tro

g

mg

25

Na

g

mg

23

mg

42

K

mg


0.8 Threonin
Valin
0.7
Lôxin
190 Acginin

mg

35

Ca

mg

mg

16

P

mg

mg

27

mg

42


Mg

mg

22.0 Histidin
Tirozin
23.0
Alanin
15 Aspartic axit

mg

182

Fe

mg

mg

120

Zn

mg

mg

33


Cu

mg

mg

26

g

1.3

Mn

mg

0.7 Glutamic axit
Glyxin
0.15
Prolin
0.056
Axit hữu cơ
0.46

S

mg

8.6


Al

mg

0.5

Vitamin A

mcg

5

Beta caroten

mcg

30


2.1.5. Công dụng của dâu tây
Khả năng cung cấp năng lượng của dâu tây không cao (100 gr dâu tây cho
khoảng 34 calo) nhưng cung cấp nhiều loại sinh tố cần thiết cho cơ thể con
người. Trong phần thịt của quả dâu tây có các loại sinh tố A, B1, B2 và đặc biệt
là lượng sinh tố C và đường fructose khá cao trong đó hàm lượng chất khoáng
như K, Na,Fe, Ca, P, Mg, Mn... cũng phong phú hơn cả cam, dưa hấu cho nên ăn
nhiều dâu tây giúp làm đẹp da, thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, làm
máu huyết lưu thông, đồng thời có tác dụng trấn tĩnh an thần, giúp tăng sức đề
kháng chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress, lão hóa. Một
cuộc nghiên cứu gần đây ở Hoa Kỳ cho thấy dâu tây chứa rất nhiều chất chống
oxy hóa rất tốt cho tim. Đặc biệt, dâu tây có chứa axít ellagic, một hợp chất thiên

nhiên tham gia điều chỉnh lượng estrogen (estrogen có liên quan đến sự phát
triển của bệnh ung thư) nó đang được thử nghiệm để ngăn ngừa ung thư. Chất
này không phân hủy dưới tác dụngcủa nhiệt nên dùng sống hay ăn chín đều có
công hiệu.
Dâu tây là một nguồn vitamin C tuyệt vời, một nguồn mangan dồi dào, nguồn
chất xơ, iốt rất tốt cho cơ thể và có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cholesterol.
Vitamin C được hấp thụ ở ruột với công dụng hấp thụ Fe và giữ Fe2+ ngấm vào
máu, tham gia chuyển hóa chất phenylalanine và tyrozin, điều hòa enzyme
aconitaza xúc tác chuyển hóa acid citric thành acid acconitic cho cơ thể tạo chất
đề kháng chống các bệnh về răng, da khớp. Nói chung hàm lượng vitamin C
trong quả khá cao tạo ra sức đề kháng chống nhiễm trùng nhiễm độc cảm cúm
và chống các stress. Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia thẩm mỹ, dưỡng
chất vitamin C trong quả dâu tây sẽ giúp tiêu diệt các tế bào gốc tự do này, quá
trình tổng hợp collagen lại được tiếp tục để duy trì vẻ đẹp cho da.
Ngoài ra, dâu tây có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu sau đây: Kali, folate,
Omega-3, vitamin K, Magiê, đồng…giúp làn da trở nên căng mịn và đầy sức
sống. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Salk cho biết trong dâu tây có chứa rất
nhiều chất chống oxy hóa, trong đó có fisetin được tìm thấy ở rất nhiều loài thực
vật được chứng minh là có tác dụng bảo vệ các nơron thần kinh, đồng thời tạo ra
các mối liên kết mới giữa các nơron thần kinh giúp tăng cường khả năng ghi
nhớ.
Tạp chí Các nhân tố sinh học của Hà Lan đăng kết quả nghiên cứu cho thấy quả


dâu tây là một thứ quả đặc biệt có lợi cho sức khỏe con người, được nhiều người
ưa dùng. Giá trị lớn nhất của quả dâu tây là tác dụng chữa bệnh mà người ta
không tìm thấy trong bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trong quả dâu tây có chứa
các chất bảobvệ, chống oxy hóa nhiều gấp 10 lần quả cà chua.
Trong thực phẩm: Quả dâu tây có mặt rất nhiều trong các món ăn, từ bánh
nướng, trang trí bánh kem cho đến làm mứt, các loại nước xốt cho món tráng

miệng cho đến các loại nước uống, sữa chua, kem, kẹo...
Trong mỹ phẩm: Mùi thơm đặc biệt của dâu đang rất được ưa chuộng đến nỗi
nó được dùng rất phổ biến trong các loại son môi, son bóng. Theo đánh giá của
các chuyên gia thẩm mỹ, quả dâu tây chứa nhiều vitamin C chống lão hóa hơn
cả cam và bưởi.
Trong y học: Theo đông y, dâu tây vị ngọt, chua, tính mát, công hiệu bổ phổi,
điều hòa chức năng tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, mát máu, giải độc. Dùng chữa các
chứng như ho do phổi nóng, cổ họng sưng đau, chán ăn, tiểu ngắn, tiểu gắt, thiếu
máu suy nhược, ung nhọt, say rượu... Với người hút thuốc lá các acid hữu cơ có
trong dâu tây có hiệu quả giảm nhẹ tác hại của thuốc lá cho cơ thể.
2.1.6 KỸ THUẬT TRỒNG THỦY CANH CÂY DÂU TÂY
2.1.6.1 Khái niệm về kỹ thuật trồng thủy canh
Thủy canh là hình thức trồng cây không cần đất. Rễ cây được cung cấp
dinh dưỡng thông qua các môi trường khác nhau như: môi trường tĩnh, môi
trường động được sục khí hoặc quạt thông gió, dòng chảy dung dịch dinh dưỡng
hay là dạng hạt mịn. Giá thể trồng thường là các chất vô cơ (cát, sỏi, đá Trân
Châu, vermiculite và rockwool) hoặc các chất hữu cơ (xơ dừa, vỏ thông, xác rêu
nước), các chất này thường là chất trơ, có tác dụng giữ cho cây mọc thẳng. Dung
dịch dinh dưỡng thường là dạng muối hòa tan của 16 nhân tố thiết yếu gồm các
muối khoáng đa lượng và vi lượng cung cấp dạng muối hòa tan trong nước. Mỗi
nhóm cây trồng thường có nhu cầu sử dụng công thức muối nhất định, ứng với
mỗi giai đoạn sinh trưởng của cùng một loại cây cũng cần có sự điều chỉnh nồng
độ muối thích hợp mới đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.


Hiện nay, kỹ thuật trồng thủy canh dâu tây được áp dụng nhiều ở các nước
tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả, giảm thiểu lượng thuốc
bảo vệ thực vật, kiểm soát được các vật liệu đầu vào loại bỏ các chất độc hại ảnh
hưởng đến người tiêu dùng.
2.1.6.2Giá thể

Tùy thuộc vào đặc tính của rễ ở từng loại cây khác nhau mà chúng ta chọn
giá thể phù hợp, hoặc sử dụng các loại giá thể rẻ tiền và phổ biến có tại địa
phương, để giảm giá thành của sản phẩm. Các loại giá thể thông dụng dùng
trong kỹ thuật trồng thủy canh.
 Đất sét xốp: đất sét được viên thành viên tròn và nung đỏ như nung gạch làm

trơ đối với hóa chất và có đặc tính xốp, trên bề mặt có nhiều lỗ dạng tổ ong có
khả năng giữ nước và thông thoáng cho sự phát triển của hệ rễ. Giá thể này
thích hợp với nhiều loại hệ thống thủy canh mà đòi hỏi sự kiểm tra nước một
cách khắt khe và có thể tái sử dụng nhiều lần.


Xơ dừa: là loại giá thể được tạo ra từ vỏ quả dừa phơi khô đập dập
lấy sợi và sau đó được nén lại tạo thành khối hoặc miếng mỏng. Xơ dừa thô
trước khi được dùng làm giá thể phải được ngâm trong bễ nước khoảng 2 tuần
và xả nước nhiều lần để loại bỏ các chất chát có thể gây hại cho cây con.

 Perlite: là dạng giá thể được hình thành từ nham thạch của núi lửa. Đá Trân

Châu nhẹ và xốp có khả năng giử ẩm rất tốt, dùng làm giá thể trong các hệ
thống dạng ống nhựa hoặc trộn chung với các giá thể khác trồng trên chậu
hoặc luống.
 Vermiculite: Là một dạng khoáng được nung nóng đến khi chúng trở nên xốp

và tạo thành dạng mảnh nhỏ và nhẹ, vermiculite được dùng nhiều trong nhân
giống cây ở vườn ươm và trong vi nhân giống quang tự dưỡng.
2.1.6. Tình hình trồng dâu tây của một số nước trên thế giới và Việt Nam


2.1.6.1. Tình hình trồng dâu tây trên thế giới

Dâu tây được người La Mã phát hiện và canh tác vào thời kì trung cổ. Ban đầu
được trồng và sử dụng rộng rãi ở Anh, sau đó vào thế kỉ 17-18 đã trồng rộng ra
vùng plougastel thuộc nước Pháp, là trung tâm sản xuất dâu tây ở Châu Âu.
Hiện nay, có khoảng hơn 20 loài dâu tây khác nhau trên khắp thế giới. Dâu tây
thích nghi nhiều loại sinh thái khác nhau: ôn đới, Ðịa Trung Hải, cận nhiệt đới
và á ôn đới.
Theo FAO (2007) thống kê nhóm các nước sản xuất dâu lớn trên thế giới
Nhóm 10 nước sản xuất dâu lớn trên thế giới
Quốc gia
Sản lượng( triệu tấn)
1. USA
1133703
2. Spain
263900
3. Turkey
250316
4. Russian Federation
230400
5. Korea, Republic of
203227
6. Japan
193000
7. Mexico
176396
8. Poland
9. Germany
10. Egypt

174578
158658

104000

2.1.6.2.Tình hình trồng và sản lượng dâu tây ở Việt Nam:
Ở Việt Nam dâu tây được trồng chủ yếu ở Đà Lạt và một số vùng mang khí hậu
ôn đới ở phía Bắc. Ban đầu dâu được trồng phát triển khá tốt, tuy trái không to
và màu không đậm như trồng ở vùng ôn đới nhưng có vị đặc trưng hơn. Ðến
năm 1963, một số giống mới được du nhập từ Mỹ sang, trái có màu đậm cho
năng suất cao, mùi vị không thơm bằng giống dâu Pháp, để đáp ứng khẩu vị và
nhu cầu của thị trường, trong quá trình mở rộng diện tích hai giống dâu này phát
triển song song với nhau. Sau đó 30 năm, vào tháng 3 năm 1994, phân viện sinh
học Ðà Lạt nhân giống thành công giống HO của Nhật và tiếp sau đó các công
ty nghiên cứu giống tại Lâm Ðồng đã cho du nhập vào nhiều giống như Xuân
Hương, Mỹ đá, Newzeland. Càng về sau, chất lượng và sản lượng dâu càng
được nâng cao, đặc biệt các giống này có thể vận chuyển đi xa nhờ thịt quả cứng


và chắc. Hiện nay, giống HO được trồng phổ biến ở Đà Lạt, Sapa, … và trồng
thử nghiệm ở vùng đồng bằng Long An, Cần Đước…
Tuy nhiên, do thiếu quan tâm đến việc trồng và phát triển cây dâu tây nên diện
tích khá hẹp, tổng diện tích trồng dâu tại Đà Lạt khoảng 60 ha. Sản lượng dâu
hàng năm là 400-500 tấn. Vì thế, trong tương lai nước ta nói chung hay Đà Lạt
nói riêng phấn đấu mở rộng diện tích canh tác nhằm nâng cao sản lượng dâu cho
người tiêu dùng và phục vụ cho công nghệ đông khô dâu tây cung cấp cho các
công ty chế biến sữa như vinamilk, yourmost, hay có thể xuất khẩu.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong canh
tác dâu được nhà nước quan tâm hỗ trợ như: trồng từ cây cấy mô, trồng phủ ni
lon trên mặt luống, trồng trong nhà mái che, nhập giống mới đã tăng năng suất
của dâu tây lên 11-13 tấn/ha và có thể trồng quanh năm. Mặc dù vậy, những năm
qua diện tích và sản lượng cây dâu tây Đà Lạt bị giảm sút một cách nghiêm
trọng khiến ngành chức năng không thể kiểm soát. Vào năm 2005, tổng diện tích

dây tây Đà Lạt lên tới 110ha, với sản lượng thu hoạch bình quân là 1.300
tấn/năm. Trong khi đó, hiện nay theo ước tính của ngành chức năng, diện tích
này chỉ còn lại chưa đầy 40ha, dâu chủ yếu được người dân trồng manh mún,
xen kẽ với một số loài cây trồng khác và do dịch bệnh xuất hiện trên dâu tây vào
cuối năm 2007 với những triệu trứng như cháy mép lá, thối rễ đen hoặc thối vỏ
rễ còn lõi thâm đen, thân cây bình thường nhưng mạch dẫn thâm lại… Hiện cơ
quan chức năng đang cố gắng tìm ra nguyên nhân để điều trị bệnh cho loài cây
này để trong tương lai, tỉnh Lâm Ðồng nói chung và Ðà Lạt nói riêng phấn đấu
mở rộng diện tích canh tác nhằm nâng cao sản lượng dâu tây cho người tiêu
dùng quả tươi và phục vụ cho công nghệ đóng khô cung cấp cho các công ty chế
biến sữa như Vinamilk, Foremost, công ty rượu, nhà máy sản xuất bánh kẹo, nhà
máy chế biến nước giải khát hay có thể xuất khẩu.
2.6.3 Ở Thừa Thiên Huế
Tại Thừa Thiên Huế, dâu tây đã xuất hiện trong các siêu thị. Tuy nhiên,
việc trồng dâu tây trên địa bàn tỉnh thì chưa có, đây là hoạt động còn khá mới
mẻ đối với người dân trong tỉnh. Trước triển vọng phát triển của loại rau ăn quả
này, đồng thời với giá trị kinh tế mà dâu tây mang lại hi vọng trong những năm
tới cây dâu tây sẽ được giới thiệu và trồng phổ biến như những loại rau ăn quả
khác.


Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống dâu tây: Dâu tây Newzeland, là ngó giống của Công ty Nông Nghiệp
Xanh (Đà Lạt).
- Các loại nguyên liệu để phối trộn giá thể:
* Giá thể sử dụng:
+ Đất Phù sa

+ Mùn cưa
+ Trấu hun: vỏ trấu đem hun không hoàn toàn, có tính thoát nước, thông thoáng,
nhẹ, xốp không ảnh hưởng đến pH.
+ Phân bò
+ Viên giá thể đất sét nung
* Chậu và hệ thống tưới nhỏ giọt

- Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành tại nhà lưới Trung tâm
nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao. Tổ 5, khu vực 3, phường Hương Sơ,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 01/12/2015 01/04/2016.
3.2. Nội dung nghiên cứu.
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những nội
dung sau:
- Ảnh hưởng của cây dâu tây trồng trên một số tỷ lệ phối trộn giữa viên giá
thể đất sét nung và giá thể hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của
cây dưa lưới.
- Ảnh hưởng của cây dâu tây trồng trên một số tỷ lệ phối trộn giữa viên giá
thể đất sét nung và giá thể hữu cơ đến năng suất và phẩm chất của cây dưa lưới.


- Ảnh hưởng của cây dâu tây trồng trên một số tỷ lệ phối trộn giữa viên giá
thể đất sét nung và giá thể hữu cơ đến khả năng chống chịu sâu bệnh của cây
dưa lưới.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên đầy đủ
(RCBD) gồm 5 công thức 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức theo dõi 15 cây (mỗi lần
nhắc lại theo dõi 5 cây)
Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 1,5m2, trồng 9 cây.
Tổng diện tích thí nghiệm: 1,5 x 15 = 22.5m2, trồng 105 cây.

Bảng 3.1: Công thức thí nghiệm
Công
thức

Tỉ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất sét nung và giá thể hưu cơ

I(Đ/C)

100% giá thể hữu cơ

II

25% giá thể viên ĐSN + 75% giá thể H/C

III

50% giá thể viên ĐSN + 50% giá thể H/C

IV

75% giá thể viên ĐSN + 25% giá thể H/C

V

100% giá thể viên đất sét nung

Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Bảo vệ
Bảo

vệ

Va
Ib

IIa
Va

Ia

IIIa

IVa

IVb

IIb

IIIb

Vc

Ic

IIIc
Bảo
vệ
IVc
IIc thức.
Ghi chú: - I, II, III, IV là các công

- a,b,c là các lần nhắc lại.
3.4. Điều kiện khí hậu thời tiết

Bảo
vệ


Các yếu tố khí hậu bao gồm: nhiệt độ, ẩm độ, không khí, lượng mưa, cường độ
chiếu sáng... mỗi nhân tố tác động lên cây trồng theo một khía cạnh khác nhau nhưng
chúng tương quan qua lại lẫn nhau. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, chi phối cơ cấu cây trồng và mùa vụ. Nghiên
cứu diễn biến thời tiết khí hậu giúp chúng ta biết được ảnh hưởng của thời tiết đến
sinh trưởng, phát triển của cây ở từng giai đoạn.
Để tìm hiểu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đối với cây dâu tây trong thời
gian tiến hành thí nghiệm chúng tôi đã thu thập số liệu về một số yếu tố khí tượng
cơ bản trong vụ Đông Xuân 2016 của trạm khí tượng thuỷ văn Thừa Thiên Huế và
được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.3. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2015 – 2016
tại Thừa Thiên Huế.
o

Nhiệt độ ( C)

Độ ẩm không
khí (%)

Mưa

Tháng


Số
giờ
nắng

T min

Số
ngày

Lượng
mưa
(mm)

Utb

Umin

31

15

19

313.1

93

67

105


20,9

30,6

10,7

19

124,1

93

66

49

2

18,3

35,0

9,5

18

86,4

91


38

61

3

22,4

36,4

14,9

10

24,8

91

57

121

4

27,3

38,7

21.5


7

26,9

86

43

142

o

o

T tb

T max

12

21.8

1

o

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế
Ghi chú: TB:Trung bình; Max: Cao nhất; Min: Thấp nhất.
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.5.1. Thời gian sinh trưởng
Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây qua các thời kỳ chính sau:
- Từ khi trồng đến khi hồi xanh:
- Hồi xanh – ra ngó
- Hồi xanh – ra hoa đầu tiên
- Hồi xanh – có trái đầu tiên
- Hồi xanh - thu hoạch lứa đầu tiên


- Hồi xanh - thu hoạch lần cuối
Tổng thời gian sinh trưởng: Là tổng thời gian được tính từ khi gieo đến khi
thu hoạch quả.
Phương pháp theo dõi chỉ tiêu thời gian sinh trưởng là: Quan sát, theo dõi
thường xuyên tất cả các cây trên từng ô thí nghiệm.
3.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
- Động thái tăng trưởng chiều cao: Đo chiều cao cây từ sát mặt giá thể lên
đến lá cao nhất, theo dõi 5 cây/1CT/lần nhắc lại, định kỳ 7 ngày theo dõi một
lần.
- Động thái ra lá trên thân chính: Đếm số lá trên thân chính, đánh dấu
những lá đã đếm bằng sơn đỏ ở phần mút lá, theo dõi 5 cây/1CT/lần nhắc lại,
định kỳ 7 ngày theo dõi một lần.
- Theo dõi, quan sát đặc điểm hình thái của các công thức: Màu sắc lá, thân,
hoa, màu sắc quả.
3.5.3. Các chỉ tiêu về sâu bệnh
Chỉ theo dõi một số chỉ tiêu chính về sâu bệnh.
- Sâu hại: Đếm số con/ô rồi quy đổi ra mật độ con/m2
- Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = số cây bị bệnh/tổng cây theo dõi
Tiến hành theo dõi tình hình sâu bệnh hại hàng ngày, và áp dụng các biện pháp
phòng trừ dịch hại tổng hợp như: vệ sinh tàn dư, ký chủ phụ, bắt sâu...
3.5.4. Một số chỉ tiêu về hình thái và chất lượng quả dâu tây

- Đo chiều cao, đường kính và cân nặng của quả .
- Độ Brix: Cắt một mẩu quả tươi, ép ra nước, nhỏ giọt nước của thịt quả lên
máy đo Brix và đọc kết quả.
3.5.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm:
+ Mật độ trồng (số cây/m2).
+ Khối lượng trung bình 1 quả (gam).
Năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu thương phẩm (NSTT)
tấn/ha.


NSLT (tấn/ha) = số cây/m2 x số quả trung bình x khối lượng trung
bình/quả
Năng suất thực thu được tính từ khối lượng quả thương phẩm thực thu
trên mỗi lần nhắc lại tính ra m2, rồi quy ra 1 ha.
3.6. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
3.6.1. Những vật liệu cần chuẩn bị để trồng dưa lưới.
- Dung dịch thủy canh NQ2
- Hệ thống tưới nhỏ giọt
- Các loại phân đa lượng và vi lượng.
- chậu nhựa để trồng.
- Giá thể.
* Chuẩn bị xô nhựa: Xô nhựa có kích thước 25 x 30 x 28 cm, đỗ giá thể vào
chậu rồi xếp chậu nhựa theo từng công thức thí nghiệm, chậu nhựa được xếp
thành 3 dãy, mỗi dãy 35 chậu, khoảng cách giữa các dãy xô là 60 cm.
* Giá thể: Giá thể được dùng để trồng cây gồm có viên giá thể đất sét nung,
mùn cưa, trấu hun, đất phù sa.
3.6.3. Chăm sóc sau trồng:
Trồng phải đặc cây thẳng với mặt đất, đào lỗ đủ sâu để lấp hết bầu rễ của
cây, tránh làm vỡ bầu cây con.

- Chăm sóc: ngó khi trồng cần xử lí nấm 2 lần: lần 1 sau khi trồng và lần 2
5 ngày sau trồng. 6 ngày sau trồng tiến hành tưới kích thích rễ 2 lần trong 1 tuần.
Tiến hành theo dõi thường xuyên để phát hiện sâu bệnh để kịp thời .
- Tưới nước và bón phân:
+ Nước tưới được cung cấp thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Lượng nước
tưới mỗi ngày tùy thuộc vào giai đoạn của cây. Thiết lập số lần tưới trong ngày
tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây, nhiệt độ, độ ẩm không khí.
+ Phân bón: tiến hành tưới dung dịch thủy cảnh 3 ngày 1 lần, và xen với
việc phun phân bón lá 7-10 ngày /lần
- Ngắt chùm hoa, cắt tỉa ngó: Để cây sinh trưởng mạnh và ổn định trong
giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và
ức chế phát dục.


Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát
triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần
tỉa bỏ những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh.
Nếu không tận dụng ngó để nhân giống thì nên cắt bỏ toàn bộ ngó.
Giai đoạn đầu khi thân lá cây chưa phủ luống có thể để ngó với khoảng
cách 15 cm (5-6 ngó/cây). Để tăng cường sinh trưởng cây ban đầu, hạn chế ngó
đâm rễ phụ trên luống.
- Tỉa thân lá: Đảm bảo mật độ phân tán cây dâu cân đối nên để từ 3-4
thân/gốc. Do đặc điểm của giống, chế độ phân bón, thời tiết, chăm sóc khả năng
phân tán, ra lá sẽ khác nhau. Tỉa bớt các lá già, sâu bệnh, lá bị che khuất tầng
dưới. Chú ý không nên tỉa quá nhiều sẽ mất khả năng quang hợp của cây. Các bộ
phận của cây sau khi cắt tỉa cần phải tiêu huỷ ở xa vườn trồng.
- Phòng ngừa dị dạng trái: Thời kỳ kết trái đầu tiên nếu phát hiện quả dị
dạng lập tức hải bỏ và giảm bón lượng đạm.
Giai đoạn hoa nở rộ tránh phun xịt thuốc sâu bệnh với nồng độ cao.


3.7. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng máy vi tính theo chương trình Excel và phần
mềm xử lý số liệu Statistix 10 Trial
Phần 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của một số tỷ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất sét nung và
giá thể hữu cơ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây dâu tây.
Đối với cây trồng nói chung và cây dâu tây nói riêng sự tăng trưởng chiều
cao cây là một đặc trưng hình thái thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển và
cho năng suất của một giống. Mặt khác nó cũng có ảnh hưởng đến khả năng
tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong cây, cũng như khả năng cung cấp dinh
dưỡng từ môi trường bên ngoài cho cây trồng. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, sự tăng
trưởng chiều cao cũng khác nhau và nó chịu tác động của nhiều yếu tố như: đất
đai, thời tiết khí hậu, chế độ dinh dưỡng, biện pháp kỹ thuật canh tác, đặc tính di
truyền của giống, biện pháp xử lý ban đầu. Việc theo dõi động thái tăng trưởng
chiều cao của cây giúp chúng ta nắm được khả năng sinh trưởng của cây dâu tây
dưới tác dụng của viên giá thể đất sét nung và giá thể hữu cơ.


Qua quá trình theo dõi về động thái tăng trưởng chiều cao cây của dâu tây
từ các công thức thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của một số tỷ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất sét nung
và giá thể hữu cơ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây dâu tây.

Đvt: (cm/cây)
Công
thức
I
II
III

IV
V

LSD0,05

10
12.40a

17
13.07

11.93a

13.27

b

ab

a

10.767 12.70
bc

ab

9.87c

10.53


11.33a

11.83

1.501

1.37

bc

c

bc

24
14.2
3a
14.9
3a
14.2
0a
12.2
0b
12.0
0b
1.89

Ngày sau trồng (ngày)
31
38

45
52
59
16.33 15.70 14.47 13.80 13.63
ab

b

b

bc

b

17.90 17.83 16.40 16.00 15.27
a

a

a

a

a

16.10 15.20 14.43 14.17 13.63
ab

b


b

b

b

14.37 14.07 13.17 12.60 12.63
bc

bc

bc

cd

bc

13.00 12.73 12.03 11.50 11.77
c

bc

c

d

c

2.06


2.08

1.82

1.42

1.59

66
12.3
0b
14.0
7a
11.9
3b
10.5
7c
10.5
0c
1.34

73
11.12 1
bc

13.90 1
a

12.77 1
ab


10.47 1
c

11.33 1

Giai đoạn 10 ngày sau trồng
Đặc điểm của thời kỳ này là bộ phận trên mặt đất – thân lá phát triển chậm,
bộ phận dưới mặt đất rễ phát triển nhanh và mạnh. Đây cũng là thời kỳ cây bắt
đầu xuất hiện các lá non, khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ còn thấp.
Trong thời kỳ này, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tương đối chậm. Giữa các
công thức thí nghiệm ở tất cả các giai đoạn đều không có sự sai khác có ý nghĩa
về mặt thống kê.
Giai đoạn 31 ngày sau
Ở thời kỳ này sự phát triển của bộ phận trên mặt đất tương đối nhanh. Cây
lấy dinh dưỡng từ đất qua bộ rễ và khả năng tổng hợp chất hữu cơ của cây tăng
dần do diện tích lá cũng như số lá trên cây tăng. Sự phát triển hoàn thiện của bộ
rễ cộng với sự tăng nhanh về số lá trên cây trong thời kỳ này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển nhanh của chiều cao cây

bc

2.15

1


Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy bắt đầu có sự sai khác có ý nghĩa giữa các
công thức tham gia thí nghiệm. Trong đó, công thức II có chiều cao cây lớn nhất
đạt 17.9 cm và có tốc độ tăng trưởng đạt 2.88 cm/tuần. Công thức V có chiều

cao cây và tốc độ tăng trưởng thấp nhất đạt 12.7 cm (1 cm/tuần).
Giai đoạn 38 ngày sau mọc mầm
Trong thời kì này cây vừa sinh trưởng dinh dưỡng vừa sinh trưởng sinh
thực, mọi chất dinh dưỡng tập trung cho sự ra hoa và chủ yếu phát triển quả nên
tốc độ tăng trưởng chiều cao của dâu tây đã bắt đầu chậm lại.
Số liệu từ bảng 4.2 cho thấy: Công thức có chiều cao cây thấp nhất vẫn là
công thức V chỉ đạt 12.7 cm. Trong khi đó công thức II đạt 18.7 cm cao hơn so
với công thức V 6 cm. Ở thời kỳ này, sự sai khác về chiều cao cây giữa các công
thức rất có ý nghĩa về mặt thống kê

Giai đoạn 80 ngày sau trồng
Đây là thời kỳ cây ra hoa và có tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm lại.
Chiều cao cây ở các công thức đều giảm hơn so với thời kỳ trước. Ở thời kỳ này,
sự sai khác về chiều cao cây giữa các công thức không có ý nghĩa về mặt thống
kê.
Để hiểu rõ hơn về động thái tăng trưởng chiều cao của cây dâu tây tại
các công thức thí nghiệm ta có thể nhìn vào đồ thị sau:

Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng của đến động thái tăng trưởng chiều cao thân
chính của cây dưa lưới
Qua hình trên ta thấy:
- Chiều cao cây dâu tây tăng nhanh trong giai đoạn từ 10 – 31 ngày sau
trồng, sau đó tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm dần cho đến giai đoạn 80
ngày sau trồng thì chững lại.
- Bên cạnh đó số liệu cũng cho thấy, trong giai đoạn từ 10 – 31 ngày sau
mọc mầm sự chệnh lệch chiều cao giữa các công thức là rất thấp. Nhưng bắt đầu
từ giai đoạn 31 ngày sau trồng trở đi, giữa các công thức bắt đầu có sự phân hóa
dần và trở lên chênh lệch tương đối lớn ở giai đoạn 38 – 66 ngày sau trồng với
chiều cao cây thấp nhất là công thức V, cho thấy việc phối trộn tỉ lệ viên giá thể
đất sét nung và giá thể hữu cơ có động thái tăng trưởng chiều cao cây tương đối

thuận lợi.


Công
thức
I(Đ/C)
II
III
IV
V
LSD0,05

4.2. Ảnh hưởng của một số tỷ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất sét nung và
giá thể hữu cơ đến động thái ra lá cây dâu tây.
Lá là cơ quan sinh dưỡng quan trọng, là nơi thực hiện chức năng quang
hợp, tổng chất hữu cơ, tạo chất khô ngoài ra lá còn có chức năng thoát hơi nước
và trao đổi khí. Cây có bộ lá phát triển tốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp
cao do đó khả năng tích lũy vật chất nhiều tạo tiền đề cho năng suất cây trồng
cao. Số lá trên cây phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, điều kiện
ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động.
Theo dõi động thái tăng trưởng số lá của cây dâu tây, chúng tôi thu được
kết quả ở bảng sau:
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của một số tỷ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất sét nung
và giá thể hữu cơ đến động thái ra lá cây dâu tây.
Đvt: (lá/cây)

10
5,2bc
6.47a
6ab

4.47c
4.40c
0.94

17
6,53bc
8.13a
7.4ab
5.6c
5.73c
1

24
7,67bc
10.07a
8.73b
6.8cd
6.33d
1.12

31
8,67c
11.73a
10.2b
7.8cd
7.2d
1.24

Ngày sau trồng (ngày)
38

45
52
59
c
c
c
9,47
10,13
11
11.93c
13.4a
14.47a
16a
17.53a
11.27b 11.67b 12.47b 13.47b
8.4cd
9.13cd 9.87cd 10.73cd
8.07d
8.53d
9.4d
10.13d
1.36
1.32
1.44
1.39

66
13.13bc
19.07a
14.67b

11.8cd
10.87d
1.67

73
14.13bc
20.8a
15.8b
12.47cd
11.73d
1.89

Giai đoạn 10 ngày sau trồng
Đây là giai đoạn cây đang ở thời kỳ cây con bộ rễ chưa phát triển mạnh.
Trong giai đoạn này cây bắt đầu chuyển từ sử dụng dinh dưỡng từ cây mẹ sang
sử dụng dinh dưỡng ở môi trường bên ngoài. Động thái ra lá ở các công thức
thời kỳ này ít có sự biến động. Ở thời kỳ này, các công thức không có sự sai
khác gì có ý nghĩa về mặt thống kê
Giai đoạn 24 ngày sau trồng
Số lá tăng nhanh ở tất cả các công thức trong thời kỳ này, điều này có thể
giải thích là do bộ rễ của dâu tây trong giai đoạn này đã hút dược nhiều dinh
dưỡng. Hầu như giữa các công thức ít có sự sai khác về số lá trên cây, tốc độ ra

1
2
1
1
1



lá sau 1 tuần trung bình là 0.6 – 1.93 lá. Trong đó công thức II là công thức có
số lá cao nhất (đạt 1,93 lá)
Giai đoạn 38 ngày sau mọc mầm
Cùng với sự phát triển của chiều cao cây, tốc độ tăng trưởng số lá trong giai
đoạn này của các công thức đều tăng nhanh. Số lá của công thức I đối chứng đạt
tốc độ tăng trưởng là 0.8 lá/tuần, trong khi đó công thức II cao hon so với đối
chứng là tốc độ tăng trưởng 1,67 lá/tuần). Công thúc III;IV;V có tốc độ tăng
trưởng là 1; 0,6 ; 0,8 lá/tuần.
Giai đoạn 80 ngày sau trồng
Ở thời kỳ này, số lá trên cây đều tăng tuy nhiên tốc độ ra lá đã bắt đầu có sự
chậm lại do giai đoạn này mọi chất dinh dưỡng tập trung nhiều cho quá trình ra
hoa và hình thành quả.
Để hiểu rõ hơn về động thái ra lá của cây dưa lưới tại các công thức thí
nghiệm ta có thể nhìn vào đồ thị sau:

Đồ thị 4.2. Ảnh hưởng của một số tỉ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất sét
nung và giá thể hữu cơ đến động thái ra lá của cây dâu tây
Qua hình ta thấy, giai đoạn từ 10 - 31 ngày sau trồng cây dâu tây có tốc độ ra lá
nhanh nhưng giữa các công thức ít có sự sai khác.
Từ giai đoạn 31 ngày sau trồng trở đi, tốc độ ra lá lúc đầu có giảm và sau
đó tăng, bắt đầu có sự phân hóa giữa các công thức.
Hình trên cũng cho thấy, công thức II có số lá cao nhất, tiếp đến là các
công thức III. Công thức V có số lá nhỏ nhất.
4.3. Ảnh hưởng của một số tỉ lệ phối trộn giữa viên giá thể đất sét nung và
giá thể hữu cơ đến động thái tăng trưởng đường kính tán của cây dâu tây
Đường kính tán cây thể hiện khả năng chiếm khoảng không gian của cây,
Đường kính tán cây biểu hiện về sự phát triển mạnh hay yếu của bộ lá trên cây
liên quan đến mật độ và sự quang hợp. Đường kính tán cây lớn thì khả năng
nhận ánh sáng thuận lợi làm tăng quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ của
cây. Dâu tây là rau ăn quả nên lá là bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến

năng suất của cây. Cây có bộ lá phát triển tốt và cân đối thì đường kính tán cây
lớn.


Trong quá trình theo dõi ảnh hưởng của một số tỷ lệ phối trộn giá thể giữa
viên giá thể đất sét nung và giá thể hữu cơ đến sự tăng trưởng đường kính tán,
chúng tôi thu được số liệu ở bảng:
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của một số tỷ lệ phối trộn giá thể giữa viên giá thể đất
sét nung và giá thể hữu cơ đến động thái tăng trưởng đường kính tán
(Đvt: cm)
Công
thức
I
II
III
IV
V

LSD0,05

10
14.90ab
17.33a
14.97ab
13.97b
16.60ab
2.65

17
16.97a

18.83a
19.30a
17.40a
17.80a
3.91

24
22.53ab
23.93a
22.27ab
19.30b
19.33b
3.31

31
25.17ab
27.33a
23.30bc
20.10c
19.93c
3.51

Ngày sau gieo (ngày)
38
45
52
b
b
29.03
31.60 31.40b

34.07a 37.53a 36.67a
25.43bc 29.93b 31.30b
21.83c 24.23c 25.13c
22.17c 23.93c 25.03c
4.08
4.50
4.90

59
31.83b
37.80a
31.03b
27.63bc
25.60c
4.89

66
32.47b
39.77a
32.53b
29.67bc
25.07c
6.57

73
32.40bc
37.67a
32.57b
28.93bc
28.30c

4.17

+ Giai đoạn 10 – 31 ngày sau trồng:
Trong giai đoạn này động thái tăng trưởng đường kính tán có sự chênh
lệch tuy nhiên sự chênh lệch rất ít nên không sai khác về mặt ý nghĩa.
+ Giai đoạn 38 – 73 ngày sau trồng:
Giai đoạn này bộ rễ phát triển mạnh, cây phát triển nhanh nên động thái
tăng trưởng đường kính tán cũng sai khác có ý nghĩa giữa các công thức và sai
khác với công thức đối chứng. Công thức II có đường kính tán đạt cao nhất là
39.7cm trong khi công thức I (đ/c) chỉ đạt 32.4cm.
+ Giai đoạn 73 – 80 ngày sau trồng:
Giai đoạn này cây phát triển chậm dần thay vào đó là sự tích lũy các chất
dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên đường kính tán có giảm và giữa các công thức so
với công thức đối chứng thì động thái tăng trưởng đường kính tán không có sai
khác có ý nghĩa.
Để hiểu rõ hơn về động thái tăng trưởng đường kính tán của cây dâu tây
tại các công thức thí nghiệm, ta có thể tham khảo đồ thị sau:
Đường kính (cm)

Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của một số tỷ lệ phối trộn giá thể giữa viên giá thể đất
sét nung và giá thể hữu cơ đến động thái tăng trưởng đường kính tán

2
3
3
2
2


Qua đồ thị 4.3 cho thấy, giai đoạn 10-45 ngày sau trồng cây xà lách có tốc

độ tăng trưởng tương đối nhanh, sau đó giảm dần trong giai đoạn 45-52 ngày
sau trồng. Từ giai đoạn 52 ngày trở đi tốc độ tăng trưởng đường kính tán tăng
dần.
Hình trên cũng cho thấy, công thức II và công thức III có đường kính tán
lớn nhất, tiếp đến là các công thức có tỷ lệ mùn cao như công thức IV, I. Công
thức V(đ/c) có đường kính nhỏ nhất.

4.4. Ảnh hưởng của dòng điện và từ trường đến tình hình sâu bệnh hại trên
cây dưa lưới.
Cây thực phẩm là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, có những
đặc điểm riêng về hình thái, cấu tạo và sinh trưởng nên rất thích hợp cho nhiều
loại sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh. Cũng như các loại cây thực phẩm khác,
dưa lưới là loại rau ăn quả, trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển thường bị
các loại sâu bệnh gây hại từ đó ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của cây
dưa lưới. Sâu bệnh là yếu tố khách quan, mức độ nhiễm bệnh nặng hay nhẹ phụ
thuộc sức đề kháng của giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt như: thời vụ, mật độ trồng, phân bón.
Trong quá trình theo dõi về tình hình sâu bệnh hại trên dưa lưới, chúng tôi
nhận thấy không có sự xuất hiện của các loại bệnh hại, trong khi đó có xuất hiện
một số loại sâu hại như: bọ rùa, sâu đục quả, nhện đỏ. Kết quả theo dõi về tình
hình sâu bệnh hại ở dưa lưới được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của một số tỉ lệ trộn viên giá thể đất sét nung và giá thể
hữu cơ đến khả năng chống chịu sâu hại của cây dưa lưới.
Chỉ tiêu
Công thức
I(Đ/C)
II
III
IV
V


Về sâu hại:

Sâu ăn tạp (con/m2)

Bệnh đốm đỏ (%)

1.67
0.67
0.67
0.22

0.23
0.12
0.09
0.06

0.22

0.01


×