Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.............................................................................................................................................3
1. Dẫn nhập .......................................................................................................................................... 3
2. Các nội dung chính của đề tài .......................................................................................................... 3
3. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1............................................................................................................................................................5
CÁC TRƢỜNG HỢP HÔN NHÂN CHẤM DỨT ................................................................................................5
1. Ly hôn .............................................................................................................................................. 5
2. Vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết ......................................................................... 6
2.1 Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết (chết tự nhiên): ...........................................................................6
2.2 Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết (chết pháp lý): .....................................6
CHƢƠNG 2............................................................................................................................................................8
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ CHỒNG ...............................................................................................................8
1. Chế độ tài sản luật định ................................................................................................................... 8
2. Chế độ tài sản thỏa thuận ................................................................................................................. 8
CHƢƠNG 3..........................................................................................................................................................10
NGUYÊN TẮC PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI CHẤM DỨT HÔN NHÂN ..........10
1. Đối với chế độ tài sản theo thỏa thuận .......................................................................................... 10
2. Đối với chế độ tài sản theo luật định ............................................................................................. 10
2.1 Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng .................................................................................10
2.2 Nguyên tắc tài sản chung chia đôi ..........................................................................................................10
2.3 Nguyên tắc có tính đến công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối
tài sản chung. ................................................................................................................................................11
2.3.1 Hôn nhân chấm dứt do ly hôn .............................................................................................................11
2.3.2 Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết ........................................11
CHƢƠNG 4..........................................................................................................................................................13
PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG GIỮA VỢ CHỒNG KHI CHẤM DỨT QUAN HỆ HÔN NHÂN ................13
1. Ly hôn và chế độ tài sản luật định ................................................................................................. 13
1.1 Trƣờng hợp vợ, chồng đồng thuận về vấn đề tài sản..............................................................................13
1.2 Trƣờng hợp vợ, chồng không đồng thuận về vấn đề tài sản...................................................................14
2. Ly hôn và chế độ tài sản thỏa thuận .............................................................................................. 15
1
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
3. Vợ, chồng chết và chế độ tài sản luật định .................................................................................... 15
4. Vợ, chồng chết và chế độ tài sản thỏa thuận ................................................................................. 17
5. Vợ, chồng bị tòa án tuyên bố là đã chết và chế độ tài sản luật định .............................................. 17
6. Vợ, chồng bị tòa án tuyên bố là đã chết và chế độ tài sản thỏa thuận ........................................... 17
CHƢƠNG 5..........................................................................................................................................................18
THỰC TRẠNG, BẤT CẬP VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................................................18
1. Quyền yêu cầu hạn chế phân chia tài sản chung vợ chồng ........................................................... 18
2. Chia tài sản chung chƣa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận .......................................................... 19
3. Cha mẹ cho con mƣợn đất ............................................................................................................. 19
4. Chia nhà nhƣng phần sau khi chia không đủ điều kiện tách thửa, cấp sổ riêng ............................ 21
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................................24
2
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Dẫn nhập
Quan hệ hôn nhân là sự ràng buộc của vợ chồng về quan hệ tình cảm, tài sản và quan hệ
nuôi dƣỡng, chăm sóc con cái. Đây là quan hệ cơ bản của xã hội. Tuy nhiên, một khi quan hệ
hôn nhân chấm dứt, cũng ngần ấy vấn đề cần giải quyết. Trƣờng hợp, các bên tôn trọng sử
thỏa thuận, tôn trọng pháp luật hoặc tôn trọng di nguyện của ngƣời đã chết (chấm dứt hôn
nhân do vợ, chồng chết) thì vấn đề đƣợc giải quyết dễ dàng. Trƣờng hợp ngƣợc lại, giải quyết
vấn đề phân chia tài sản chung giữa vợ chồng mất nhiều thời gian và gây ra thêm nhiều rạn
nứt trong tình cảm gia đình.
Quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, vấn đề chia tài sản chung giữa vợ và chồng là một vấn
đề khá phức tạp trong khoa học pháp lý cũng nhƣ thực tiễn áp dụng luật.
Dƣới góc độ khoa học pháp lý, các nhà nghiên cứu và xây dựng luật luôn phải đi tìm giải
pháp để cân bằng lợi ích, đảm bảo tính hài hòa về mặt tình cảm giữa vợ, chồng và các thành
viên khác có liên quan (con cái, ngƣời thừa kế...) khi quan hệ hôn nhân chấm dứt.
Dƣới góc độ thực tiễn áp dụng luật, những quy định không rõ ràng, không phù hợp hoặc
“chọi” nhau giữa các văn bản luật khi cùng quy định một vấn đề sẽ làm khó ngƣời áp dụng
pháp luật.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời đã có những quy định mới về quan hệ tài sản
vợ, chồng đó là chế độ tài sản thỏa thuận. Điều này tạo ra những thay đổi lớn về cách phân
chia tài sản chung giữa vợ chồng khi chấm dứt quan hệ hôn nhân so với trƣớc. Ngoài ra, việc
thiếu văn bản hƣớng dẫn chi tiết về cách thức xác lập, nội dung văn bản thỏa thuận dẫn đến
việc các tổ chức công chứng đến nay vẫn còn ngần ngại công chứng thỏa thuận này.
Chính vì điều đó, tôi chọn đề tài “Phân chia tài sản chung giữa vợ, chồng khi chấm
dứt quan hệ hôn nhân” làm đề tài kết thúc bộ môn “Quy định pháp luật về quan hệ tài sản
vợ, chồng”.
2. Các nội dung chính của đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tập trung vào một số nội dung cơ bản gồm:
- Các trƣờng hợp hôn nhân chấm dứt;
- Chế độ tài sản giữa vợ chồng;
- Nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng;
- Phân chia tài sản vợ, chồng khi chấm dứt quan hệ hôn nhân.
- Thực trạng và một số giải pháp về việc phân chia này.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Với đề tài này, phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích luật viết và so sánh luật.
Thông qua phƣơng pháp phân tích luật viết, ngƣời đọc sẽ hiểu rõ hơn ý đồ của nhà làm luật
3
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
khi đƣa ra các quy định về vấn đề này, giúp ngƣời đọc có cách hiểu đúng về các quy định của
pháp luật dẫn đến việc áp dụng pháp luật chính xác, thống nhất. Phƣơng pháp so sánh luật
giúp tìm ra những điểm hợp lý và chƣa hợp lý giữa pháp luật hôn nhân gia đình cũ và pháp
luật hôn nhân gia đình mới, độ “vênh” của các quy phạm khi cùng quy định một vấn đề từ đó
đƣa đề xuất sửa đổi, bổ sung hay hƣớng hoàn thiện phù hợp.
4
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
CHƢƠNG 1
CÁC TRƢỜNG HỢP HÔN NHÂN CHẤM DỨT
Hôn nhân chấm dứt hay quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng không còn tồn tại. Đó có thể
là sự chấm dứt hôn nhân tự nhiên hoặc là sự chấm dứt hôn nhân bằng giải pháp pháp luật.
Theo quy định tại chƣơng IV của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quan hệ hôn nhân
giữa vợ và chồng chấm dứt khi rơi vào 1 trong 3 trƣờng hợp sau:
- Vợ chồng ly hôn;
- Vợ, chồng chết;
- Vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Ly hôn
Ly hôn là con đƣờng chấm dứt hôn nhân ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong các nguyên
nhân dẫn đến quan hệ hôn nhân chấm dứt.
Trƣớc đây, việc chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng con đƣờng ly hôn rất hiếm. Bởi lẽ,
theo tƣ tƣởng Á Đông, chúng ta rất coi trọng quan hệ tình cảm gia đình mà đặc biệt là quan hệ
vợ chồng. Vợ chồng đến với nhau không chỉ là vấn đề tình cảm yêu thƣơng mà còn là đạo
nghĩa. Đạo làm con khi lớn phải thành gia lập thất, sinh con đẻ cái. Nghĩa là vợ chồng phải
chung sống với nhau có tình, có nghĩa, thƣơng yêu đùm bọc nhau đến đầu bạc. Nếu vợ chồng
không thuận thì cùng thƣờng dẫn đến “ly thân” chứ chƣa đến mức ly hôn.
Tuy nhiên, xã hội hiện đại cởi mở và thông thoáng hơn trong quan hệ vợ chồng. Trƣờng
hợp thấy việc gắn kết bên nhau không còn hạnh phúc thì vợ chồng có thể tiến hành thủ tục ly
hôn tại Tòa án. Và có vẻ nhƣ, càng hiện đại, tỉ lệ vụ việc ly hôn mà Tòa án thụ lý càng cao.
Căn cứ vào Điều 55 và 56 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có thể ly
hôn bằng một trong hai phƣơng thức: Thuận tình ly hôn và đơn phƣơng ly hôn.
Hai phƣơng thức này đều dẫn đến quan hệ hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý. Tuy
nhiên, phƣơng thức tiến hành có sự khác biệt nhau:
- Về yếu tố ý chí: Trong khi thuận tình ly hôn là 2 vợ chồng đồng tình chấm dứt hôn
nhân và cùng làm đơn gửi Tòa án thì đơn phƣơng ly hôn là ý chí đơn phƣơng của 1 bên về yêu
cầu ly hôn mà bên còn lại không đồng ý.
- Về thủ tục tại Tòa án: Đơn phƣơng ly hôn đƣợc Tòa án thụ lý giải quyết dƣới hình thức
là một vụ án dân sự và hòa giải là thủ tục bắt buộc. Thuận tình ly hôn đƣợc Tòa án thụ lý
dƣới hình thức là việc dân sự và hòa giải là thủ tục mang tính khuyến khích.
- Về lý do cho ly hôn: Khi xem xét một vụ án đơn phƣơng ly hôn, Hội đồng xét xử phải
căn cứ vào những trƣờng hợp luật định để xem xét có chấp thuận cho ly hôn hay không. Nói
cách khác, không phải cứ có đơn nộp lên Tòa án là Tòa sẽ chấp thuận đơn xin ly hôn. Trƣờng
5
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
hợp thuận tình ly hôn thì khác, khi cả 2 vợ chồng cùng đồng thuận yêu cầu Tòa án giải quyết
cho ly hôn thì Tòa án đƣơng nhiên cho ly hôn mà không xem xét đến lý do dù hòa giải đoàn tụ
luôn đƣợc khuyến khích. Điều kiện đủ để Tòa án chấp thuận yêu cầu thuận tình ly hôn là các
bên đã thỏa thuận và thống nhất về vấn đề tài sản chung, nợ chung, ai là ngƣời nuôi con, mức
cấp dƣỡng.
- Vấn đề tài sản chung, cấp dƣỡng: Nhƣ trên đã nói, đối với việc thuận tình ly hôn, vợ
chồng phải đồng thuận trƣớc với nhau về vấn đề tài sản chung, cấp dƣỡng.... Nhƣng với vụ án
dân sự ly hôn đơn phƣơng, vấn đề tài sản chung và cấp dƣỡng chỉ đƣợc xem xét giải quyết khi
các bên có yêu cầu.
Nhƣ vậy, chúng ta thấy đƣợc rằng, đối với hôn nhân chấm dứt do thuận tình ly hôn thì
các bên bắt buộc phải phân chia tài sản trƣớc khi Tòa án ra quyết định chấp thuận yêu cầu ly
hôn. Còn đối với trƣờng hợp đơn phƣơng ly hôn, tài sản có thể không đƣợc phân chia dù quan
hệ hôn nhân đã đƣợc Tòa án cho phép chấm dứt.
2. Vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
2.1 Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết (chết tự nhiên):
Chết tự nhiên hay chết sinh học là tình trạng của một ngƣời không còn tồn tại yếu tố của
sự sống (hô hấp, trao đổi chất...)
Khi một trong hai bên hoặc cả hai vợ chồng cùng chết thì quan hệ hôn nhân giữa họ
đƣơng nhiên chấm dứt mà không cần dựa vào bất kỳ văn bản hay quyết định nào khác.
Trên thực tế, đây là hình thức chấm dứt quan hệ hôn nhân phổ biến. Việc chấm dứt hôn
nhân ở trƣờng hợp này không phải do những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ vợ chồng mà
do một trạng thái tự nhiên dẫn đến một trong hoặc cả hai vợ chồng không còn tồn tại về mặt
sinh học. Do đó, không đảm bảo cho yếu tố cùng chung sống, cùng chăm lo cho gia đình và
sinh sản, chăm sóc con cái của một cuộc hôn nhân. Có thể nói, đây là một dạng chấm dứt hôn
nhân bất đắc dĩ.
2.2 Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết (chết pháp lý):
Đây là trƣờng hợp chấm dứt hôn nhân dựa trên quyết định của Tòa án. Căn cứ vào khoản
1 Điều 81 Bộ luật dân sự 2005, Tòa án tuyên bố một ngƣời là đã chết trong các trƣờng hợp
sau:
- Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật
mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không
có tin tức xác thực là còn sống;
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ,
thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trƣờng hợp pháp luật có
quy định khác;
6
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
- Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này
đƣợc tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật dân sự.
Khoản 1 Điều 82 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “Khi quyết định của Toà án tuyên
bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan
hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết”.
Về xác suất mà nói, một ngƣời bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì cũng không khẳng định
đƣợc là ngƣời đó đã chết về mặt sinh học bởi trên thực tế có rất nhiều trƣờng hợp ngƣời bị
Tòa án tuyên bố đã chết trở về.
Dù việc xác định 1 ngƣời là đã chết chỉ dựa vào Quyết định của cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền và chƣa chắc rằng ngƣời đó đã chết về mặt sinh học nhƣng đây là một quy định
cần thiết. Bởi lẽ, ngƣời bị tuyên bố là đã chết đã không cùng chung sống, cùng chăm lo cho
gia đình và sinh sản, chăm sóc con cái với ngƣời “bạn đời” trong một thời gian dài. Đây là các
yếu tố cấu thành nên mục đích của một mối quan hệ vợ chồng.
7
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
CHƢƠNG 2
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ CHỒNG
Chế độ tài sản vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về sở hữu tài sản
vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản , nghĩa vụ quyền lợi của vợ chồng
đối với tài sản chung, tài sản sản riêng, các trƣờng hợp và nguyên tắc phân chia tài sản vợ
chồng theo luật định.
Hay nói cách khác, chế độ tài sản vợ chồng là những quy định mà vợ chồng phải thực
hiện theo trong việc xử sự liên quan đến tài sản của mình.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng có thể
lựa chọn một trong 2 hình thức xử sự trong việc xử lý quan hệ tài sản vợ chồng gồm áp dụng
theo luật định (chế độ tài sản luật định) hoặc áp dụng dựa trên thỏa thuận của vợ chồng (chế
độ tài sản thỏa thuận).
1. Chế độ tài sản luật định
Pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình và các pháp luật có liên quan đã có những quy
định chi tiết về quan hệ tài sản chung giữa vợ và chồng. Nếu nhƣ không có sự thỏa thuận bằng
văn bản trƣớc hôn nhân về phƣơng thức xử lý tài sản thì quan hệ tài sản giữa vợ chồng mặc
nhiên đƣợc điều chỉnh theo chế độ tài sản luật định.
Đây là chế độ tài sản truyền thống trong pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam bởi nó
dựa trên văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền dự liệu và ban hành song song với các
quy định điều chỉnh các mối quan hệ vợ chồng khác.
Không riêng gì ở Việt Nam mà trên thế giới, chế độ tài sản luật định cũng là chế độ tài
sản truyền thống và chủ yếu của các quốc gia khác.
Có thể nói, dù chỉ bao gồm các quy phạm pháp luật tổng quát nhƣng chế độ tài sản luật
định có thể điều chỉnh quan hệ tài sản chung của hầu hết vợ chồng trên cả nƣớc một cách hợp
lý. Bởi, các quy phạm này đƣợc đúc kết dựa trên thực tiễn, tập quán, quan hệ đạo đức, yếu tố
công bằng... và khi xây dựng nên các quy phạm này, bản thân cơ quan làm luật cũng phải dân
chủ, lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của ngƣời dân.
2. Chế độ tài sản thỏa thuận
Khi xã hội càng phát triển, các mối quan hệ càng đa dạng và phong phú về nội dung. Sự
tham gia đóng góp vào nội dung các quan hệ của các bên càng tăng. Ta gọi sự đóng góp này là
sự tham gia thỏa thuận. Xã hội ngày các phát triển, các bên tham gia mối quan hệ ngày càng
tích cực thỏa thuận với nhau hơn.
Mối quan hệ vợ chồng cũng không nằm ngoài sự phát triển này. Trƣớc khi xác lập quan
hệ hôn nhân, nam nữ có thể xác lập một bản hợp đồng hôn nhân với các nội dung điều chỉnh
các quan hệ phát sinh trong suốt quá trình hôn nhân nhƣ (tài sản, sinh con, chăm sóc con cái,
8
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
công việc, quan hệ với gia đình gia đình bên vợ, bên chồng... ). Ở các nƣớc phát triển nhƣ
Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Thái Lan …, từ lâu pháp luật đã cho phép tồn tại những dạng hợp đồng
nhƣ thế này.
Ở Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1987, 2000 chỉ quy định một chế độ
tài sản duy nhất là chế độ tài sản luật định. Và điều này cũng đồng nghĩa pháp luật không cho
phép nam nữ lập hợp đồng hôn nhân.
Đến khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời, pháp luật mới manh nha quy định
về hợp đồng hôn nhân. Khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ
chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa
thuận.”
Tác giả cho rằng, dù dƣới góc độ ngôn ngữ thì pháp luật hôn nhân và gia đình không có
dùng thuật ngữ này tuy nhiên, chế độ tài sản theo thỏa thuận mà Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 có quy định xét về bản chất là sự manh nha của hợp đồng hôn nhân và xã hội hiện
đại chắc chắn phải có.
Bởi lẽ, tuân theo chế độ tài sản thỏa thuận, nam nữ có thể ký với nhau một văn bản xác
định về mọi vấn đề liên quan đến tài sản vợ chồng miễn sao không trái với các nguyên tắc
hoặc các quy định có tính nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình. Việc xác lập văn
bản này hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận của các bên mà không có sự áp đặt ý chí
từ bên ngoài. Do đó, đây không khác gì là một bản hợp đồng về quan hệ tài sản của nam nữ
trƣớc khi xác lập quan hệ hôn nhân.
9
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
CHƢƠNG 3
NGUYÊN TẮC PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI CHẤM DỨT
HÔN NHÂN
Về nguyên tắc, khi quan hệ hôn nhân chấm dứt, tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng
thì vẫn là tài sản riêng của vợ, chồng trừ trƣờng hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác. Còn vấn đề
tài sản chung, tùy từng trƣờng hợp mà có sự phân định khác nhau.
1. Đối với chế độ tài sản theo thỏa thuận
Một khi vợ chồng đã có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân thì tài sản chung của các bên đƣợc giải quyết theo văn bản thỏa thuận này trừ trƣờng hợp
thỏa thuận này trái với các quy định có tính nguyên tắc của pháp luật dẫn đến văn bản này bị
vô hiệu hoặc thỏa thuận này không rõ ràng dẫn đến không thể điều chỉnh đƣợc quan hệ tài sản
khi hôn nhân chấm dứt.
2. Đối với chế độ tài sản theo luật định
Về phân chia tài sản chung, tựu trung lại, tác giả thấy có những nguyên tắc chủ đạo sau:
2.1 Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng
Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nên đối với quan hệ tài sản của vợ chồng
cũng không ngoại lệ. Vợ chồng thỏa thuận khi hôn nhân chấm dứt do ly hôn. Khi thỏa thuận
này không trái quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì phải đƣợc các cơ quan có
thẩm quyền, tổ chức, cá nhân hữu quan tôn trọng.
2.2 Nguyên tắc tài sản chung chia đôi
Khi chấm dứt quan hệ hôn nhân thì tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia đôi cho mỗi
bên. Nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng khi quan hệ hôn nhân chấm dứt là một
nguyên tắc quan trọng và đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới. Bởi lẽ, dù sự đóng góp vào việc
tạo lập, phát triển khối tài sản chung là khác nhau của mỗi bên nhƣng xét cho cùng sự so sánh
này là khá khập khiểng bởi có những đóng góp mà chúng ta không thể đong đếm đƣợc nhƣ
việc một ngƣời vợ ở nhà làm nội trợ, chăm sóc con cái để ngƣời chồng đi kiếm tiền chăm lo
kinh tế gia đình, tạo lập và phát triển khối tài sản chung.
Cũng tùy từng trƣờng hợp mà dù thực hiện nguyên tắc chia đôi nhƣng phần của mỗi
ngƣời đƣợc nhận là không bằng nhau nếu đó không phải là tiền mặt, vàng hoặc những tài sản
khác đồng nhất về chủng loại.
Ví dụ, ngƣời chồng làm kỹ sƣ cơ khí còn ngƣời vợ làm kỹ sƣ nông nghiệp. Hai vợ chồng
có 2 tài sản chung gồm 1 công ty về máy cơ khí và một công ty về sản xuất sản phẩm nông
nghiệp. Nếu quy mô, doanh thu, vốn điều lệ của 2 công ty là tƣơng đƣơng nhau nếu có tranh
chấp về tài sản chung, sẽ hợp lý khi Tòa án giao công ty về nông nghiệp cho ngƣời vợ, còn
công ty về cơ khí giao cho ngƣời chồng. Nhƣng giá trị của 2 công ty này không chỉ phụ thuộc
10
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
vào quy mô, doanh thu, vốn điều lệ mà còn phụ thuộc vào yếu tố khác nhƣ trình độ của ngƣời
lao động, thị trƣờng, khả năng quản lý....
2.3 Nguyên tắc có tính đến công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và
phát triển khối tài sản chung.
Dù áp dụng nguyên tắc chia đôi thì để đảm bảo sự công bằng, pháp luật còn tính đến
công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
Đây là quy định hợp lý bởi lẽ, dù đều có đóng góp vào khối tài sản chung nhƣng sự đóng góp
của mỗi ngƣời là khác nhau. Do đó, phần tài sản mỗi ngƣời nhận đƣợc phải tính đến yếu tố
này.
Ví dụ, 2 vợ chồng đi làm mỗi tháng thu nhập mỗi ngƣời đều đƣợc 20 triệu. Ngƣời vợ
dùng toàn bộ số tiền lƣơng này để trả góp mua nhà, chăm lo gia đình, con cái. Ngƣời chồng
chỉ góp 10 triệu vào việc này, 10 triệu còn lại, ngƣời chồng dùng để đi đánh bạc, lô đề... Nhƣ
vậy, khi chia khối tài sản chung, phần của ngƣời vợ nhất định phải nhiều hơn ngƣời chồng.
Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng, nguyên tắc thứ nhất và thứ 3 chỉ đƣợc áp dụng trong trƣờng
hợp quan hệ hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng ly hôn. Còn trƣờng hợp quan hệ hôn nhân chấm
dứt do vợ, chồng chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết không đƣợc quy định1
Ngoài ra, tùy từng trƣờng hợp mà pháp luật quy định việc phân chia tài sản chung của vợ
chồng cần tính đến các yếu tố khác sau đây:
2.3.1 Hôn nhân chấm dứt do ly hôn
Ngoài 3 nguyên tắc chung nêu ở trên đƣợc áp dụng thì việc phân chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn còn phải tính đến các yếu tố sau:
- Một là, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
- Hai là, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Ba là, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Bốn là, tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia bằng hiện vật, nếu không chia đƣợc bằng
hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần
mình đƣợc hƣởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
2.3.2 Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
Nguyên tắc tài sản chung của vợ, chồng đƣợc chia đôi đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp
này. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết đƣợc chia theo quy
định của pháp luật về thừa kế.
1
Khoản 2 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
11
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét yếu tố là trong trƣờng hợp việc chia di sản
mà ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng
còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
12
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
CHƢƠNG 4
PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG GIỮA VỢ CHỒNG KHI CHẤM DỨT QUAN HỆ
HÔN NHÂN
1. Ly hôn và chế độ tài sản luật định
Vợ chồng có 2 hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và đơn phƣơng ly hôn. Trƣờng hợp
thuận tình ly hôn, vợ chồng phải thỏa thuận đƣợc với nhau về vấn đề chia hay không chia tài
sản chung. Trƣờng hợp có chia thì chia với tỉ lệ nhƣ thế nào cho mỗi bên.
Trƣờng hợp đơn phƣơng ly hôn thì không cần điều kiện là vợ chồng phải thỏa thuận
đƣợc với nhau về vấn đề tài sản chung. Nếu có tranh chấp về tài sản chung thì có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết song song với việc ly hôn. Vợ chồng không phân chia tài sản chung khi
ly hôn thì sau khi đã hoàn tất thủ tục ly hôn, mỗi bên trở thành đồng sở hữu chung theo phần
đối với khối tài sản chung đó. Nếu có tranh chấp thì vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Chế độ tài sản luật định đƣợc áp dụng khi ly hôn khi vợ, chồng không có xác lập văn bản
về chế độ tài sản thỏa thuận hoặc có xác lập nhƣng không có nội dung chia tài sản chung hoặc
thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu.
1.1 Trƣờng hợp vợ, chồng đồng thuận về vấn đề tài sản
Thực tế cho thấy đa phần, vợ chồng khi đơn phƣơng ly hôn sẽ tự thỏa thuận với nhau về
vấn đề phân chia tài sản hoặc tạm thời không phân chia. Lý do là án phí cho việc Tòa án phân
chia tài sản là khá cao.
Đối với các tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì thủ tục phân chia là dễ
dàng tài sản chia cho ai thì ngƣời đó ngay lập tức thực hiện đƣợc quyền của chủ sở hữu. Ví dụ
nhƣ tài sản là vàng, tivi, tủ lạnh, bàn ghế...
Đối với tài sản là bất động sản và động sản phải đăng ký quyền sở hữu, thủ tục phân chia
là kéo dài hơn bởi lẽ ngoài ý chí định đoạt tài sản đó là của ai, các bên phải hoàn tất các thủ
tục liên quan khác để ngƣời đƣợc chia thực sự là chủ sở hữu trên mặt pháp lý.
Ví dụ, vợ chồng anh A và chị B có tài sản chung là 1 căn nhà ở Quận 7 và 1 căn nhà ở
quận Gò Vấp. Khi thực hiện thủ tục ly hôn, các bên tự thỏa thuận được với nhau về vấn đề tài
sản chung mà không yêu cầu Tòa án giải quyết. Anh A đồng ý nhận căn nhà ở Quận 7, chị B
đồng ý nhận căn nhà ở Quận Gò Vấp. Tuy nhiên, đó mới là ý chí của anh A và chị B, còn về
mặt pháp lý họ chưa thực sự là những chủ sở hữu của những căn nhà riêng lẻ. Để là chủ sở
hữu trên mặt pháp lý, họ phải thực hiện các thủ tục khác có liên quan như ký công chứng tặng
cho phần của nhau tại mỗi căn nhà (anh A ký tặng cho chị B phần của mình ở căn nhà Quận
Gò Vấp; ngược lại chị B phải ký tặng cho anh A phần của mình căn nhà ở Quận 7); hoặc chị
B có nhu cầu bán căn nhà ở Gò Vấp lấy tiền thì anh A hỗ trợ ký giấy tờ mua bán và chị B
nhận trọn tiền bán nhà...
13
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
1.2 Trƣờng hợp vợ, chồng không đồng thuận về vấn đề tài sản
Nhƣ đã nói ở trên, nếu không đồng thuận đƣợc với nhau về vấn đề tài sản thì vợ chồng
phải nhờ Tòa án can thiệp. Lúc này, Tòa án phải áp dụng các quy định của pháp luật để giải
quyết.
Một khi Tòa án đã thụ lý vụ việc, kết quả giải quyết sau cùng có thể rơi vào 2 trƣờng
hợp:
- Một là, trong quá trình Tòa án thụ lý vụ việc, các bên đạt đƣợc thỏa thuận với nhau và
Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa họ;
- Hai là, trong quá trình Tòa án thụ lý vụ việc, các bên không đạt đƣợc thỏa thuận với
nhau và Tòa án áp dụng quy định pháp luật để giải quyết.
Trƣờng hợp thứ nhất, nếu các bên đạt đƣợc thỏa thuận và phần tài sản của mỗi bên nhận
đƣợc là độc lập với nhau.
Ví dụ, quay trở lại với trường hợp vợ chồng anh A và chị B có tài sản chung là 1 căn
nhà ở Quận 7 và 1 căn nhà ở quận Gò Vấp nêu trên, nếu anh A đồng ý nhận căn nhà Quận 7,
chị B đồng ý nhận căn nhà ở Gò Vấp thì các bên không cần thực hiện thủ tục công chứng tặng
cho phần của nhau... mà mỗi người có thể sử dụng Quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự của Tòa án để đi cập nhật, đăng ký biến động hoặc đổi sổ đứng tên duy nhất tên
mình và sau đó nếu muốn bán, cho thuê, tặng cho thì có thể tự thực hiện mà không cần người
còn lại cùng ký. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận của các bên về phần tài sản nhận được là không
độc lập với nhau thì cách giải quyết giống như trường hợp thứ hai - trường hợp Tòa án tự giải
quyết mà tôi sẽ nêu ngay dưới đây.
Trƣờng hợp thứ hai, khi Tòa án giải quyết một vụ việc phân chia tài sản chung của vợ
chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân (có thể là song song với việc giải quyết vấn đề ly hôn
hoặc sau khi các bên đã ly hôn), Tòa án phải áp dụng nguyên tắc tài sản chung đƣợc chia đôi
nhƣng tính đến các yếu tố khác gồm:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình đƣợc coi nhƣ lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để
các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Quyết định của Tòa án trong trƣờng hợp này bao gồm các nội dung chính nhƣ xác định
các tài sản chung, giá trị tài sản chung, tỉ lệ mà vợ chồng đƣợc hƣởng... Nói nhƣ vậy để thấy
rằng, Quyết định của Tòa án chỉ mang tính phân chia tỉ lệ của các bên trong khối tài sản chung
mà không đi sâu làm rõ mỗi ngƣời sẽ nhận đƣợc tài sản gì? Và trƣờng hợp này dẫn đến hƣớng
giải quyết nhƣ đƣợc nêu tại mục 1.2 chƣơng 4 nêu ở trên tức các giao dịch liên quan đến khối
14
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
tài sản chung phải đƣợc sự đồng ý giao dịch của cả 2 vợ chồng. Kết quả là mỗi bên sẽ nhận
đƣợc phần lợi ích tƣơng đƣơng với tỉ lệ họ đƣợc Tòa án phân xử trừ trƣờng hợp họ đạt đƣợc
thỏa thuận khác.
Ví dụ, trường hợp anh A và chị B là vợ chồng. Họ có tài sản chung là một căn nhà ở Đà
Nẵng và 1 miếng đất ở Tp. Hồ Chí Minh. Tòa án phân xử, tài sản chung chia đôi, anh A được
½, chị B được ½. Nếu muốn bán căn nhà ở Đà Nẵng, anh A và chị B phải cùng ký bán và tiền
bán nhà được chia đôi cho mỗi người. Trường hợp các bên lại đạt được thỏa thuận tiền bán
nhà anh A hưởng 100%, đổi lại chị B được hưởng 100% giá trị miếng đất ở Tp. Hồ Chí Minh
thì vẫn được pháp luật tôn trọng. Tuy nhiên, trường hợp này, để được thực sự là chủ sở hữu
trên mặt pháp lý, chị B phải được anh A ký tặng cho phần của anh A hoặc cùng ký chuyển
nhượng để chị B hưởng 100% giá trị miếng đất.
2. Ly hôn và chế độ tài sản thỏa thuận
Vợ chồng mà có giao kết văn bản, xác lập chế độ tài sản thỏa thuận thì khi ly hôn, vấn đề
tài sản chung đƣợc giải quyết nhƣ nội dung văn bản đƣợc các bên giao kết.
Trƣờng hợp, vợ chồng có xác lập văn bản thỏa thuận nhƣng không có nội dung chia tài
sản chung hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì chế độ tài sản theo luật định đƣợc
áp dụng.
Thực tiễn cho thấy, khi chia tài sản chung của vợ chồng trong trƣờng hợp này, ngƣời thứ
ba dễ xuất hiện và đề nghị Tòa án xem xét văn bản xác định chế độ tài sản thỏa thuận của vợ,
chồng có bị vô hiệu hay không vì ảnh hƣởng đến quyền lợi của họ.
Ví dụ, Ngân hàng A nhận thế chấp của ông B 1 căn nhà ở Quận 7. Sau đó, ông B kết hôn
với bà C. Trước khi kết hôn, ông B và bà C giao kết 1 văn bản để xác lập chế độ tài sản theo
thỏa thuận. Theo đó, căn nhà tại Quận 7 được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Nếu có
vụ tranh chấp tài sản khi ly hôn ở Tòa án, Ngân hàng A là người dễ xuất hiện để đòi quyền
lợi, yêu cầu Tòa xem xét văn bản thỏa thuận tài sản chung vô hiệu.
3. Vợ, chồng chết và chế độ tài sản luật định
Trong trƣờng hợp này, tài sản chung của vợ, chồng mà có 1 trong 2 hoặc cả hai chết
đƣợc chia đôi. Phần tài sản của ngƣời chết đƣợc chia thừa kế theo quy định pháp luật.
Điểm đáng lƣu ý ở đây là pháp luật chỉ quy định trƣờng hợp này, tài sản phải đƣợc chia
đôi mà không cân nhắc đến các yếu tố khác đƣợc nêu tại khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và
gia đình năm 20142
Đối với những động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì việc chia đôi tài sản này là
khá dễ dàng, ngƣời còn sống và các đồng thừa kế hợp pháp của ngƣời đã chết có thể thực hiện
ngay quyền sở hữu của mình mà không cần thực hiện thêm các thủ tục pháp lý khác.
2
Khoản 2 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
15
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
Đối với những động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản thì phân chia tài sản
chung của vợ, chồng phải trải qua thêm một số thủ tục để ngƣời còn sống thực sự là chủ sở
hữu pháp lý của phần tài sản mà họ đƣợc hƣởng nhƣ thủ tục khai nhận di sản thừa kế, tách sổ,
bán tài sản...
Ví dụ, ông A và bà B là vợ chồng và không có con chung. Hai người có tài sản chung là
1 căn nhà tại Quận Tân Bình, 1 chiếc xe ô tô bốn bánh hiệu Toyota Camry và áp dụng chế độ
tài sản luật định . Ông A chết không để lại di chúc. Người thừa kế hợp pháp của ông A gồm
bà B và bà C - mẹ của ông A.
Tài sản của ông A và bà B được chia đôi cho 2 người. Về nguyên tắc, ông A được hưởng
½ giá trị căn nhà và ½ giá trị chiếc xe Camry; bà B cũng được hưởng ½ giá trị căn nhà và ½
giá trị chiếc xe Camry cộng với phần di sản thừa kế hợp pháp từ ông A. Tuy nhiên, để thực sự
là chủ sở hữu về mặt pháp lý đối với phần tài sản mình được chia, bà B và bà C phải tiến
hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận với nhau về cách phân chia, nắm giữ di
sản.
Trường hợp trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà các bên đồng thuận được với
nhau về việc mỗi người sở hữu 1 tài sản độc lập thì các bên có thể tiến hành thực hiện quyền
của chủ sở hữu một cách độc lập. Ví dụ, bà B đồng ý nhận chiếc xe Camry (vừa có phần tài
sản chung vừa có phần di sản thừa kế), bà C đồng ý nhận căn nhà ở Quận Tân Bình và được
nêu trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì chị B có thể sử dụng văn bản này
để thực hiện cập nhật, đăng bộ sang tên (mua bán, cho thuê, tặng cho...) mà không cần bà C
phải ký giấy tờ, gì khác. Bà C cũng được quyền sử dụng văn bản này để thực hiện việc đăng
bộ, sang tên đối với căn nhà ở Quận Tân Bình.
Trường hợp trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà các bên không đồng thuận
được với nhau về việc mỗi người sở hữu 1 tài sản độc lập thì các bên chưa thể có được trọn
vẹn quyền của chủ sở hữu một cách độc lập. Ví dụ, trong trường hợp chiếc xe Camry và căn
nhà tại Quận Tân Bình nêu trên. Bà B và bà C tiến hành khai nhận di sản nhưng văn bản này
chỉ ghi nhận tỉ lệ sở hữu mà mỗi người được hưởng trong khối di sản thừa kế chung mà chưa
phân định ai nhận tài sản gì. Việc thực hiện quyền sở hữu đối với phần tài sản mà mình được
hưởng từ khối tài sản chung vợ chồng của bà B theo đó cũng chưa được trọn vẹn. Bà B trong
trường hợp này vẫn phải đứng tên chung trên giấy chứng nhận căn nhà tại Quận Tân Bình,
giấy đăng ký xe với bà C. Và khi thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với 2 tài sản này, mỗi
bên cũng cần bên còn lại cùng ra ký giấy tờ trừ khi có văn bản ủy quyền.
Vợ, chồng còn sống cũng có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản thừa kế nêu
việc phân chia này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia
đình3. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, tài sản chung của vợ chồng mà gắn liền, không tách rời
với khối tài sản thừa kế của vợ, chồng đã chết để lại cũng bị hạn chế phân chia theo.
3
Điều 686 Bộ luật dân sự 2005
Khoản 3 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
16
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
Ví dụ, ông A và bà B là vợ chồng. Hai người có tài sản chung là 1 căn nhà. Ông A chết
không để lại di chúc. Đồng thừa kế theo pháp luật hợp pháp của ông A là bà B và bà C (mẹ
ông A). Nếu bà B viện dẫn Điều 686 Bộ luật dân sự 2005, khoản 3 Điều 66 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014 để yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản là ½ căn nhà cũng đồng nghĩa
với bà B tự hạn chế phân chia tài sản chung vợ, chồng khi hôn nhân chấm dứt do chồng chết.
4. Vợ, chồng chết và chế độ tài sản thỏa thuận
Căn cứ vào khoản 2 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nếu vợ chồng có
thỏa thuận về chế độ tài sản thì áp dụng theo chế độ này.
Trƣờng hợp này cũng giống nhƣ trƣờng hợp vợ chồng chia tài sản theo chế độ thỏa
thuận khi ly hôn rằng ngƣời thứ ba dễ xuất hiện và đề nghị Tòa án xem xét văn bản xác định
chế độ tài sản thỏa thuận của vợ, chồng có bị vô hiệu hay không vì ảnh hƣởng đến quyền lợi
của họ.
Điều khoản hạn chế phân chia di sản thừa kế, qua đó ảnh hƣởng đến việc phân chia tài
sản chung vợ chồng nêu tại mục 3 chƣơng này cũng đƣợc áp dụng.
5. Vợ, chồng bị tòa án tuyên bố là đã chết và chế độ tài sản luật định
Trƣờng hợp này, căn cứ vào điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, vấn đề tài sản
đƣợc giải quyết theo nhƣ mục 3 nêu trên. Tài sản đƣợc chia đôi cho vợ, chồng. Phần của
ngƣời bị tuyên bố chết đƣợc giải quyết theo pháp luật về thừa kế.
Mở rộng vấn đề, chúng ta cần xem xét trong trƣờng hợp ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở
về và quan hệ hôn nhân không đƣợc khôi phục (hôn nhân chấm dứt) thì vấn đề tài sản chung
đƣợc giải quyết nhƣ thế nào? Ở đây, chúng ta phân làm 2 trƣờng hợp:
- Thứ nhất, cho đến thời điểm ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về thì tài sản chung của vợ
chồng chƣa bị phân chia.
- Thứ hai, trƣớc khi ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về thì tài sản chung của vợ chồng
đã bị phân chia.
Trƣờng hợp thứ nhất, tài sản chung chƣa chia thì đƣợc giải quyết nhƣ trƣờng hợp 2 vợ
chồng ly hôn nêu tại mục 1 chƣơng này.
Trƣờng hợp thứ hai, nếu tài sản chung của vợ chồng đã bị phân chia thì ngƣời đã trở về
nhận phần tài sản của mình đã đƣợc phân chia.
6. Vợ, chồng bị tòa án tuyên bố là đã chết và chế độ tài sản thỏa thuận
Trƣờng hợp này, vấn đề tài sản chung của vợ chồng đƣợc áp dụng tƣơng tự trƣờng hợp
vợ, chồng chết (cái chết sinh học) nêu tại mục 4 chƣơng này.
17
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
CHƢƠNG 5
THỰC TRẠNG, BẤT CẬP VÀ ĐỀ XUẤT
1. Quyền yêu cầu hạn chế phân chia tài sản chung vợ chồng
Vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản thừa kế nêu việc
phân chia này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình
(Điều 686 Bộ luật dân sự 2005, Khoản 3 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Đây
là quy định cần thiết, đảm bảo việc toàn vẹn tài sản chung và việc toàn vẹn tài sản này giúp
cho ngƣời vợ hoặc chồng còn sống ổn định đời sống.
Ví dụ, 2 vợ chồng anh A và chị B tạo lập được tài sản chung là 1 tiệm photocopy và là
nguồn sống nuôi cả gia đình. Không may anh A bị tai nạn giao thông nên đột ngột qua đời và
không để lại di chúc. Người thừa kế hợp pháp của anh A gồm chị B, cháu C (con chung của
anh A và chị B), bà D (mẹ anh A).
Trƣờng hợp này, bà D yêu cầu chia di sản thừa kế của anh A nhƣng nếu chị B thấy rằng,
việc chia di sản này sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của mình và gia đình thì chị B
có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế việc phân chia di sản thừa kế.
Đặt trƣờng hợp ngƣợc lại, bà D là ngƣời già yếu và sống nƣơng nhờ vợ chồng anh A, chị
B. Sau khi anh A chết, chị B yêu cầu chia tài sản chung, chia di sản thừa kế. Việc này là ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của bà D. Vậy, bà D có quyền yêu cầu hạn chế chia tài sản
chung, chia di sản thừa kế hay không?
Câu trả lời là ngƣời mẹ không có quyền đƣa ra yêu cầu này. Căn cứ vào Điều 686 Bộ
luật dân sự 2005, Khoản 3 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc hạn chế phân
chia di sản (trƣờng hợp này cũng bao gồm luôn tài sản chung vợ chồng) khi việc việc phân
chia này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình và chủ
thể có quyền yêu cầu là ngƣời chồng, ngƣời vợ còn sống.
Rõ ràng, mục đích của quy định của điều luật là nhân văn khi quy định việc hạn chế
phân chia di sản để đảm bảo đời sống của vợ, chồng còn sống và gia đình. Tuy nhiên, Luật có
bất cập khi quy định chủ thể có quyền yêu cầu chỉ có ngƣời vợ hoặc chồng còn sống.
Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, quy định trên cần đƣợc điều chỉnh theo hƣớng mở
rộng đối tƣợng có quyền yêu cầu. Tuy nhiên, cần đƣa ra các tiêu chí, điều kiện hết sức chặt
chẽ để 1 ngƣời có thể trở thành chủ thể có quyền yêu cầu bởi nếu không chặt chẽ ở vấn đề này
thì dễ dẫn đến việc lạm dụng quyền, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của
đồng sở hữu khác.
Ngƣời viết kiến nghị rằng, các điều kiện, tiêu chí để 1 ngƣời quyền yêu cầu hạn chế phân
chia di sản của vợ, chồng chết để lại nên bao gồm:
18
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
- Thứ nhất, họ là vợ, chồng, cha, mẹ, con hoặc ngƣời khác mà ngƣời sống phụ thuộc vào
ngƣời để lại di sản trƣớc khi ngƣời này chết;
- Thứ hai, việc phân chia này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của những ngƣời
này hoặc gia đình họ.
2. Chia tài sản chung chƣa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận
Một thực tế hiện nay là tình trạng mua bán xe, nhà đất giấy tay diễn ra rất phổ biến đặc
biệt là các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Tình trạng này do một số nguyên nhân nhƣ: Xe có tài sản không lớn hoặc nhà đất chƣa
đủ điều kiện để đƣợc mua bán công chứng, thủ tục hành chính rƣờm rà, ngƣời mua không có
nhu cầu đƣợc cấp Giấy chứng nhận chủ sở hữu, ngƣời mua ham của rẻ...
Tuy mua bằng giấy tờ tay, chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận chủ sở hữu nhƣng những tài
sản này là có thật và có giá trị, ngƣời mua bằng giấy tờ tay cũng là ngƣời thực hiện quyền của
chủ sở hữu trên thực tế. Và khi hôn nhân chấm dứt mà có tranh chấp liên quan đến những tài
sản này, Tòa án sẽ không giải quyết. Bởi lẽ, Tòa án chỉ phân chia những tài sản chung khi nó
thuộc về sở hữu của các bên tranh chấp. Trong trƣờng hợp này, các bên tranh chấp không có
bất kỳ giấy tờ nào đƣợc Nhà nƣớc công nhận quyền sở hữu hoặc giấy tờ hợp pháp để Nhà
nƣớc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Đây là một bất cập của vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân chấm
dứt.
Quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, nếu các bên trong quan hệ tranh chấp rơi vào những
trƣờng hợp này cần phải tự thỏa thuận với nhau về phân chia quyền sở hữu. Bởi đi theo con
đƣờng tố tụng, chắc chắn Tòa án sẽ không thụ lý trừ khi tài sản có đƣợc do việc mua bán bằng
giấy tay đƣợc Nhà nƣớc xem xét cho cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Các bên có thể phân chia quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản theo tỉ lệ cho các bên, giữ
nguyên hiện trạng tài sản trong thời gian chờ cơ quan có thẩm quyền xét cấp Giấy chứng
nhận. Trƣờng hợp, bên nào nhận tài sản thì phải trả cho bên kia phần tiền tƣơng ứng.
3. Cha mẹ cho con mƣợn đất
Ở các địa bàn nông thôn, có một thực tế là mỗi khi con cái trong gia đình kết hôn thì
thƣờng cất nhà ở trong khuôn viên đất của cha mẹ để ở. Việc cất nhà này đƣợc cha mẹ đồng ý.
Đất dùng để cất nhà thƣờng là đất do ông bà, tổ tiên để lại và chƣa thực hiện thủ tục cấp Giấy
chứng nhận.
Khi vợ chồng ly hôn, tình cảm đã hết, cha mẹ ngƣời đã để cho vợ chồng cất nhà trên
đất của mình thƣờng có xu hƣớng đòi lại đất và cho rằng chỉ cho 2 vợ chồng mƣợn đất để cất
nhà.
19
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
Ví dụ, 2 vợ chồng anh A, chị B cưới nhau năm 1998. Bố mẹ ruột anh A có một khuôn
viên đất quanh nhà rộng khoảng 1000m2 và cho vợ chồng anh A xây cất 1 căn nhà trên
khoảnh đất khoảng 250m2 nằm trong khuôn viên này (xây cất năm 1999).
Việc cho xây cất này của các bên là bằng miệng và không có bất kỳ giấy tờ, văn bản gì.
Do có mâu thuẫn trong hôn nhân nên đến năm 2016, anh A, chị B ly hôn tại Tòa án. Cho đến
thời điểm anh A, chị B ly hôn, phần đất nêu trên chưa thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
Chị B yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng là phần đất 250m2 và căn nhà trên đất. Anh
A và bố mẹ đẻ của anh A yêu cầu Tòa án chỉ chia tài sản chung là căn nhà trên đất còn quyền
sử dụng đất 250m2 là tài sản của bố mẹ anh A, họ chỉ cho vợ chồng anh A, chị B mượn để cất
nhà.
Trƣờng hợp này, giao dịch về đất đai nhƣng các bên không lập thành văn bản, nhà đất có
tranh chấp cũng chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận nên rất khó xác định đây là giao dịch tặng
cho đất hay giao dịch cho mƣợn đất.
Quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, nếu rơi vào những trƣờng hợp này, chúng ta cần xem
xét yếu tố là quá trình sử dụng đất của vợ chồng anh A, chị B có ổn định, lâu dài và không có
tranh chấp hay không?
Nếu nhƣ quá trình sử dụng đất của vợ chồng anh A, chị B mà ổn định, lâu dài và không
có tranh chấp thì chúng ta nên xem xét giao dịch cho xây cất nhà trên đất là một giao dịch tặng
cho đất. Do đó, đây là tài sản chung của vợ chồng anh A, chị B và yêu cầu của chị B là hợp
pháp.
Bởi lẽ, đất và công trình trên đất là một khối thống nhất, không thể tách rời. Việc cha mẹ
để cho con cái xây cất nhà trên đất của mình, sinh sống ổn định về bản chất là đã đồng ý tặng
cho các con phần đất đó. Nếu cha mẹ cho rằng, họ chỉ cho mƣợn đất tức họ vẫn là chủ sở hữu
thì trong quá trình con cái ở trên đất, xây dựng, cải tạo công trình trên đất tức thay đổi hiện
trạng đất sao họ không có ý kiến tranh chấp gì để thực hiện quyền chủ sở hữu của mình.
Nếu không có mâu thuẫn thì về lâu dài, con cái vẫn đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đặt trƣờng hợp nếu anh A, chị B không ly hôn thì về lâu dài, cha mẹ anh A có thực hiện
đƣợc thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho họ hay không khi mà đang có 1 căn nhà trên đất thuộc
sở hữu hợp pháp của anh A, chị B.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần xem xét các yếu tố khác để xác định đó là giao dịch tặng
cho hay giao dịch cho mƣợn đất nhƣ: Trong các đợt kê khai phần đất này thì ai là ngƣời đứng
ra kê khai, ai là ngƣời đóng thuế đất hằng năm?
Cũng một vụ việc tƣơng tự khác nhƣng trƣờng hợp này vợ chồng ngƣời con đã đƣợc cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Tòa án nhân dân tối cao đã có án
20
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
lệ theo hƣớng công nhận giao dịch cho con cái xây cất nhà trên đất đồng nghĩa với giao dịch
tặng cho đất4.
Nội dung án lệ:
“Theo xác minh tại Ủy ban nhân dân xã Vân Tảo thì năm 2001 xã tổ chức cho các hộ
dân trong xã Vân Tảo đăng ký kê khai để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và các hộ kê
khai tại trụ sở thôn xóm (BL 103). Tất cả các hộ dân trong xã đều được biết về chủ trương kê
khai đất này. Ông Phác là chủ đất nhưng không đi kê khai. Anh Nam đang ở trên đất và là
người đi kê khai làm thủ tục cấp giấy chứng nhận. Ngày 21-12-2001 anh Nam được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số U060645 đứng tên hộ ông Phạm Gia Nam. Vợ chồng anh
chị đã xây nhà 2 tầng kiên cố vào năm 2002 và đến năm 2005 thì xây thêm tum tầng 3. Ông
Phác và các anh chị em trong gia đình anh Nam đều biết việc xây dựng trên của vợ chồng anh
Nam chị Hồng, nhưng cũng không ai có ý kiến gì. Như vậy, từ khi được cấp giấy chứng nhận
(2001) cho đến khi có việc ly hôn của anh Nam, chị Hồng (2009), gia đình ông Phác cũng
không ai có khiếu nại gì về việc cấp đất, xây nhà này. Điều đó thể hiện ý chí của gia đình ông
Phác là đã cho anh Nam và chị Hồng diện tích đất nêu trên. Do đó, việc ông Phác và anh
Nam khai rằng anh Nam tự ý kê khai giấy tờ đất, ông Phác không biết là không có cơ sở chấp
nhận. Như vậy, có căn cứ xác định lời khai của chị Hồng về việc gia đình ông Phác đã cho
anh chị diện tích đất trên, là có cơ sở.
Do đó, việc Tòa án các cấp nhận định rằng anh Nam đi làm giấy tờ đất ông Phác không
biết và việc chị Hồng khai gia đình chồng đã cho vợ chồng nhưng không có chứng cứ chứng
minh, để xác định diện tích đất 80m2 tại thôn Vân Hòa, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội là tài sản thuộc hộ gia đình ông Phạm Gia Phác; đồng thời buộc anh Nam, chị
Hồng trả lại đất cho gia đình ông Phác, là không đúng, cần phải xác định diện tích đất tranh
chấp trên là tài sản chung của vợ chồng anh Nam, chị Hồng và khi chia phải coi anh Nam có
công sức đóng góp nhiều hơn để chia theo công sức của mỗi bên và cần phải căn cứ vào nhu
cầu về chỗ ở để chia hiện vật cho các bên nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đương sự.”
4. Chia nhà nhƣng phần sau khi chia không đủ điều kiện tách thửa, cấp sổ riêng
Một trƣờng hợp khác cũng khiến các cơ quan có thẩm quyền bất đồng là việc chia nhà đất
nhƣng phần mỗi bên nhận đƣợc là không đủ điều kiện tách thửa, cấp giấy chứng nhận riêng.
Nội dung vụ việc: Vụ án xin ly hôn và chia tài sản chung vợ chồng giữa bà Phạm Thị Thu Ba
và ông Ngô Quốc Đạt ở Hà Nội đƣợc TAND thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm. Bản án phúc
thẩm là bản án số 145/2001/HNGĐ-PT ngày 04-8-2011 của Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại
Hà Nội. Bản án phúc thẩm đã bị Viện trƣởng VKSND tối cao kháng nghị; đề nghị xét xử giám
đốc thẩm về phần phân chia tài sản chung.
Tại phiên họp ngày 14-6-2013, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã chấp nhận kháng nghị
của Viện trƣởng VKSND tối cao, hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm về phần chia tài
4
Án lệ số 03/2016/AL đƣợc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và đƣợc
công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
21
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
sản chung, giao cho TAND thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại. Tuy kháng nghị của Viện
trƣởng VKSND tối cao là có căn cứ nhƣng trong số căn cứ kháng nghị, có căn cứ không đƣợc
Hội đồng Thẩm phán chấp nhận; và đó cũng là một vấn đề pháp lý quan trọng của việc giải
quyết vụ án.
Kháng nghị (số 54/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 18-6-2012) nêu: Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc
thẩm xác định chia hiện vật cho ông Đạt đƣợc sử dụng 2/3 tầng 1 nhà 60 Ngô Quyền kích
thƣớc 2,06m x 5,7m=22,8m2 và chia cho bà Ba đƣợc sử dụng 1/3 tầng 1 nhà 60 Ngô Quyền
kích thƣớc 2,06m x 5,7m=11,7m2 là không đảm bảo về kích thƣớc, diện tích tối thiểu đƣợc
phép tách thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo Mục 1 Điều 3
Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 28-5-2008 của UBND thành phố Hà Nội quy định về
kích thƣớc, diện tích đất ở tối thiểu đƣợc phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
thành phố Hà Nội: "Thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi
tách thửa nếu đảm bảo các điều kiện sau thì được cấp giấy chứng nhận: có chiều rộng mặt
tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên; có diện tích không nhỏ hơn
30m2/thửa…".
Hội đồng Thẩm phán đã không chấp nhận phần kháng nghị nêu trên vì: Quy định của UBND
thành phố Hà Nội tại Điều 3 Quyết định 26/2008 nêu trên là quy định về diện tích tối thiểu
đƣợc phép tách thửa và cấp GCNQSDĐ chứ không phải diện tích tối thiểu đƣợc chia.Vì vậy,
nếu đƣợc chia để nhập vào cùng sử dụng với thửa khác thì không thuộc trƣờng hợp quy định ở
Điều 3 nói trên. Mặt khác, quy định ở Điều 3 nói trên là quy định về đất chứ không phải quy
định về diện tích nhà. Do đó, việc chia những diện tích nhà đã có khi phân chia tài sản
chung,chia thừa kế…cũng không bị hạn chế theo quy định này.
Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, quy định của UBND cũng là văn bản quy phạm pháp
luật đƣợc áp dụng khi giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, quy định về diện tích tối thiểu để
tách thửa không áp dụng đối với những trƣờng hợp chia đất không có nhu cầu tách thửa và
không áp dụng đối với trƣờng hợp chia nhà.
22
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
KẾT LUẬN
Chia tài sản chung của vợ, chồng khi hôn nhân chấm dứt là một phần phức tạp trong
quan hệ pháp luật về sở hữu. Thực tiễn xã hội cho thấy, tuy pháp luật đã quy định khá chi tiết
và rõ ràng về vấn đề này nhƣng khi giải quyết trên thực tế, chúng ta vẫn gặp phải những
trƣờng hợp vƣớng mắc do độ vênh của các văn bản luật hoặc các quy định của chúng ta chƣa
toàn diện để dự liệu hết tất cả trƣờng hợp có tranh chấp.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi có cơ hội xem xét lại các quy định pháp luật về chế
định sở hữu tài sản của vợ chồng, việc phân chia tài sản này khi vợ chồng chấm dứt hôn nhân.
Qua đó, tôi đề cập đến các bất cập của chế định này, đề xuất hƣớng khắc phục.
23
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp
Trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật
Lớp Cao học Luật Dân sự & Tố tụng dân sự K15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự năm 2005 của nƣớc Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
2. Luật hôn nhân và gia đỉnh năm 2014 của nƣớc Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam;
3. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự, Tập I và II, Nxb. CAND, Hà
Nội.
4. Học viện tƣ pháp, Giáo trình luật dân sự, Nxb. Công an nhân dân, 2007
5. Hoàng Thế Liên (chủ biên), Bình luận khoa học BLDS năm 2005 Tập III, Nxb.
CTQG, Hà Nội, 2009
6. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB.
Đại học quốc gia, 2007
7. Án lệ số 03/2016/AL đƣợc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua
ngày 06 tháng 4 năm 2016 và đƣợc công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4
năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
24
Môn học: Pháp luật về tài sản chung vợ, chồng
-
Giảng viên: TS Đoàn Thị Phƣơng Diệp