Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Một bài phân tích chuyên sâu về vi bằng Thừa phát lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.73 KB, 8 trang )

GIÁ TRỊ CỦA VI BẰNG
(ThS. Nguyễn Tiến Pháp - Văn phòng Thừa Phát Lại Quận Thủ Đức )

I. Vi bằng và giá trị của vi bằng
I.1. Tình huống vi bằng được Tòa án sử dụng làm chứng cứ:
Ngày 25/12/2014, ông Nguyễn B.N ngụ tại Phường Tam Phú Q. Thủ Đức mang
theo 2 bản án: Bản án số 32/2014/DS-ST ngày 27/06/2014 về việc tranh chấp hợp đồng
vay tài sản của TAND Q. Thủ Đức và Bản án số 1518/2014/DS-PT ngày 02/12/2014
của TAND TP.HCM tuyên hủy Bản án sơ thẩm đến văn phòng Thừa phát lại Q. Thủ
Đức trình bày nội dung sự việc như sau:
Do quen biết nhau nên Ông N có cho ông Nguyễn T.D ngụ phường Trường Thọ,
Q. Thủ Đức vay số tiền 70.000.000 đồng có viết giấy tay đề ngày 15/10/2011. Trong
giấy tay vay mượn, không xác định thời hạn vay là bao lâu. Kể từ ngày vay đến giữa
năm 2014, ông D không trả nợ cũng như lãi vay dù Ông đã nhiều lần yêu cầu ông D trả
nợ. Vì vậy, ông N làm đơn ra Ủy ban nhân dân Phường Trường Thọ, Q. Thủ Đức nơi
ông D cư trú để nhờ hòa giải. Tuy nhiên, cả 2 lần Phường mời lên hòa giải ông D đều
không có mặt nên UBND phường Trường Thọ ra Thông báo về việc hòa giải không
thành số 200/TB-UBND ngày 30/12/2013.
Ngày 10/01/2014, ông N khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân Quận Thủ Đức giải
quyết. TAND Thủ Đức tuyên chấp nhận yêu cầu của ông N, buộc ông D phải trả số tiền
đã vay cho ông N. Tuy nhiên, sau đó, người đại diện của ông D làm đơn kháng cáo lên
Tòa án TP. HCM đề nghị hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án do ông N đã
không có thông báo đòi nợ đến ông D trước khi khởi kiện.

1


Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử nhận định: “Không có tài liệu, chứng
cứ để chứng minh ông Nguyễn T.D đã được ông Nguyễn B. N báo trước về việc đòi nợ
nên ngày 10/01/2014, ông Nguyễn B.N khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông
Nguyễn T.D trả nợ là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại Điều 477 của Bộ


luật Dân sự năm 2005 nhưng Tòa án cáp sơ thẩm thụ lý giải quyết và chấp nhận yêu
cầu của nguyên đơn là không đúng quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 168 của Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2011” nên tuyên
hủy Bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Nhận thấy việc hỗ trợ ông N lập vi bằng giao thông báo đòi nợ cho ông D là cần
thiết và phù hợp quy định pháp luật, VP Thừa phát lại Q. Thủ Đức đã lập vi bằng số
196/2014/VB-TPLQ.TĐ ghi nhận sự kiện nói trên. Ngay sau khi hết hạn trả nợ ghi
trong thông báo nhưng không thấy ông D trả nợ, ông N đã sử dụng vi bằng do Thừa
phát lại lập để tiến hành thủ tục khởi kiện lần 2.
Ngày 29/6/2015, TAND Quận Thủ Đức đã đưa vụ án trên ra xét xử. Tại Bản án số
210/2015/DS-ST ngày 29/6/2015 TAND Q.Thủ Đức nhận xét:
“Ngày 25/12/2014, Văn phòng Thừa Phát Lại Quận Thủ Đức, TP. HCM có lập Vi
bằng số 196/2014/VB-TPLQ.TĐ ghi nhận sự kiện, hành vi “ông Nguyễn B.N giao văn
bản thông báo về việc đòi trả nợ lập ngày 25/12/2014 cho người nhận là ông
Nguyễn T.D tại địa chỉ phường Trường Thọ, Q. Thủ Đức”. Căn cứ Nghị định số
61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại tại điều 28 quy định ”Vi
bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án”. Nghị định số
135/2013/NĐ-CP 18/10/2013 quy định “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi
nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử”. Như vậy, Vi bằng số
196/2014/VB-TPLQ.TĐ được coi là chứng cứ ông Nguyễn B.N đã thông báo về việc
đòi nợ cho ông Nguyễn T.D vào ngày 25/12/2014.”
Do đó, cùng với những chứng cứ chứng minh ông Nguyễn T.D có vay nợ ông
Nguyễn B.N , TAND Quận Thủ Đức tuyên chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn B.N,
2


buộc ông Nguyễn T.D phải trả cho ông Nguyễn B.N số tiền là 70.000.000 (bảy mươi
triệu) đồng.
Đây là một trong số nhiều vi bằng của Thừa Phát Lại đã được Tòa án chấp nhận,
dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.


I.2. Giá trị của vi bằng
I.2.1. Giá trị của vi bằng đối với xã hội
VI bằng là một trong bốn chức năng của Thừa phát lại.
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được
dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng của
Thừa phát lại là một kênh để tạo lập nguồn chứng cứ, tạo điều kiện để người dân,
doanh nghiệp tự bảo vệ mình trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện các
giao dịch dân sự, cũng như trong quá trình hòa giải, thương lượng hoặc xét xử,
đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử của Tòa án.
Có thể nói, vi bằng chính là thế mạnh của Thừa phát lại. Thế mạnh này thể hiện
ở vai trò, vị thế của Thừa phát lại trong việc lập vi bằng. Ngoài Thừa phát lại, không
có một hệ thống cơ quan nào giúp người dân xác lập chứng cứ theo yêu cầu, với thủ
tục giản đơn và không hạn chế thời gian.
Theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì vi bằng “là văn bản do Thừa phát
lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong
các quan hệ pháp lý khác". Trong khi đó, Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLTBTP-TANDTC- VKSNDTC- BTC ban hành ngày 28/02/2014 quy định: "Vi
bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết
vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp
luật".
Cho dù cách hiểu như thế nào thì về bản chất, vi bằng được Thừa phát lập
chỉ với một mục đích duy nhất: đó là tạo lập chứng cứ để tổ chức, cá nhân tùy
nghi sử dụng trong xét xử hoặc các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng do Thừa phát
lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi có thật mà Thừa phát lại chứng kiến, trong đó,
Thừa phát lại mô tả lại những gì mình thấy được, nghe được, ngửi được… vào vi
bằng, kèm theo có thể là hình ảnh, quay phim để làm rõ thêm sự kiện lập vi bằng
như là chụp lại một sự kiện, hành vi. Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về tính
3



xác thực về những gì mình đã ghi nhận trong vi bằng, do đó, vi bằng của Thừa
phát lại đảm bảo tính khách quan của sụ kiện, hành vi mà Thừa phát lại ghi nhận.
Trong quan hệ dân sự, Vi bằng của Thừa phát lại là công cụ để người dân,
doanh nghiệp tự bảo vệ mình trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện các
giao dịch dân sự, cũng như xác lập các chứng cứ để bảo vệ mình trong quá trình
hòa giải, thương lượng hoặc xét xử mà trước khi có Thừa phát lại, hầu như
không có cơ quan nào có chức năng giúp cho người dân thực hiện những việc
này. Việc lập vi bằng của Thừa phát lại được đánh giá là đáp ứng được nhu cầu
rất lớn, phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của người dân, góp
phần hỗ trợ tích cực cho cá nhân, tổ chức xác lập chứng cứ, hạn chế tranh chấp,
rủi ro về pháp lý trong các giao dịch dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
cho người dân.
Theo số liệu thống kê, từ khi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại đến
hết tháng 6 năm 2015, 11 văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh đã lập 32.527 vi bằng1. Đây là một con số ấn tượng, thể hiện rõ nét giá
trị, ý nghĩa của vi bằng đến đời sống xã hội.
Vi bằng có giá trị chứng cứ, nhưng ý nghĩa của vi bằng đối với đời
sống xã hội lại vượt ra ngoài giá trị của nó. Chúng ta chỉ có thể đánh giá
được hiệu quả của hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại, nếu đánh giá
được toàn bộ ý nghĩa của vi bằng đến mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm
cả trong hoạt động xét xử, trong các quan hệ pháp lý và cuộc sống thường
ngày.
I.2.2. Ý nghĩa của vi bằng đối với hoạt động xét xử của Tòa án
Theo thống kê của TAND Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 6/2015,
TAND hai cấp tại Thành phố có 117 vụ việc sử dụng vi bằng của Thừa phát lại
làm chứng cứ trong xét xử. Điều đáng lưu ý là, các vi bằng do Thừa phát lại lập
đều được Tòa án sử dụng trong xét xử, chưa có vi bằng nào bị Tòa án tuyên vô
hiệu.
Các vi bằng được sử dụng tại Tòa án thường phổ biến ở các loại việc và có
những ý nghĩa sau:

1 Báo cáo tham luận của Sở Tư Pháp TP.HCM, tọa đàm về Vi bằng, Sở Tư pháp TP.HCM ngày 24/7/2015,

tr 2.
4


- Vi bằng dùng làm cơ sở để thụ lý và giải quyết vụ án: ghi nhận việc giao
thông báo đòi nhà, đòi tài sản... Những trường hợp này, trước khi khởi kiện tại
Tòa án, đương sự phải chứng minh rằng mình đã thực hiện thủ tục thông báo yêu
cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ, và việc Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự
kiện có thông báo là chứng cứ quan trọng giúp đương sự thực hiện việc khởi
kiện tại Tòa án. Dựa trên vi bằng mà Thừa Phát lại đã lập, Tòa án đã thụ lý và
dùng vi bằng làm chứng cứ để xét xử.
- Vi bằng dùng làm chứng cứ trong xét xử: các loại vi bằng như: xác
nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra; Xác nhận
việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp
luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện, ghi nhận hiện trạng công trình, chứng
minh thiệt hại, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng giả; chứng minh
nghĩa vụ thông báo trước; việc hoàn thiện hình thức của hợp đồng…
Theo đánh giá của TAND Thành phố Hồ Chí Minh thì “việc lập vi bằng
của Thừa phát lại có ý nghĩa quan trọng trong việc Tòa án thụ lý, giải quyết vụ
án một cách khách quan, đúng pháp luật. Thừa phát lại vừa giúp người dân có
cơ hội bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của mình, vừa giúp Tòa án
giải quyết vụ án đúng pháp luật. Những vi bằng do Thừa phát lại lập, về đa số là
đảm bảo tính pháp lý, mang giá trị chứng minh cao, kịp thời bảo quản, lưu giữ
những chứng cứ quan trọng mà nếu không có việc lập vi bằng của Thừa phát lại
thì việc thu thập chứng cứ của Tòa án sẽ gặp rất nhiều khó khăn do có những
chứng cứ không còn tồn tại theo thời gian”2.
Tuy nhiên, để giá trị của vi bằng được khẳng định một cách đầy đủ và rõ
ràng trong hoạt động xét xử, cần sớm quy định vi bằng có giá trị chứng cứ không

cần phải chứng minh trong các bộ Luật Tố Tụng dân sự, tố tụng hình sự…
Ngoài ra, ở góc nhìn rộng hơn, đánh giá về ý nghĩa của vi bằng đối với xã
hội nói chung hay hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng không chỉ dựa trên
những vi bằng đã được Tòa án sử dụng, mà phần lớn là dựa vào những vi bằng
chưa được nộp cho Tòa án để xét xử, thông qua sự kiện lập vi bằng, các bên đã
tự thương lượng, hòa giải các tranh chấp vơi nhau mà không yêu cầu Tòa án phải
xét xử. Và một phần quan trong trong số đó, có rất nhiều vụ án đang được xét xử
2 Xem Tham luận của TAND TP.HCM : “Giá trị pháp lý của vi bằng dưới góc nhìn của cơ quan xét

xử - hiệu quả, giá trị tích cực mà vi bằng mang lại trong quá trình xét xử của tòa án” , tọa đàm về
Vi bằng, Sở Tư pháp TP.HCM ngày 24/7/2015, tr 10.
5


tại Tòa án, vi bằng của Thừa phát lại đã tạo niềm tin cho các bên tự hòa giải, sau
đó đương sự rút đơn khởi kiện tại Tòa, qua đó làm giảm tải hoạt động của Tòa
án.
1.3. Vi bằng Thừa Phát Lại và Văn bản công chứng của công chứng
viên
Khi đánh giá về ý nghĩa và giá trị của vi bằng, không thể không bàn đến sự
phân biệt Vi bằng Thừa Phát Lại và Văn bản công chứng của công chứng viên, vì
nếu không làm rõ sự khác nhau từ bản chất của vi bằng và văn bản công chứng
sẽ dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý, làm sai lệch giá trị của vi bằng; hoặc ở
thái cực kia, là những điều chỉnh quá mức cần thiết, làm giảm giá trị, phạm vi,
thẩm quyền lập vi bằng, ảnh hưởng đến quyền lợi ích chính đáng của người dân
trong việc tạo lập chứng cứ.
Thực tế thời gian qua có những trường hợp vi bằng bị nhẫm lẫn với văn bản
công chứng, phổ biến trong lĩnh vực mua bán nhà đất. Tuy nhiên, Việc lập vi
bằng của Thừa phát lại khác hoàn toàn với việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch
của công chứng viên. Công việc của công chứng viên là xác nhận tính xác thực,

tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch, văn bản công chứng có giá trị thi hành đối
với các bên liên quan; còn công việc của Thừa phát lại là mô tả lại những gì
Thừa phát lại chứng kiến, tức là xác nhận một sự việc có thật, và vi bằng của
Thừa phát lại đảm bảo một nội dung duy nhất: tính khách quan của sự việc mà
Thừa phát lại chứng kiến.
Thực tế, trong một số ít trường hợp, khi Thừa phát lại khi lập vi bằng đã
không giải thích kỹ càng với người dân vi bằng được lập chỉ là chứng cứ chứng
minh các bên có giao nhận tiền, nhà đất… mà không thể thay thế văn bản bắt
buộc phải công chứng, dẫn đến trường hợp người dân hiểu nhầm vi bằng của
Thừa phát lại thay thế văn bản công chứng của công chứng viên, từ đó thực hiện
các giao dịch không đảm bảo an toàn pháp lý, và có thể phải gánh chịu thiệt hại.
Đây là nhầm lẫn rất đáng tiếc mà Thừa phát lại phải rút kinh nghiệm khi lập vi
bằng cho người dân. Vì vậy, một số ý kiến cho rằng nên giới hạn phạm vi, thẩm
quyền lập vi bằng của Thừa phát lại để tránh nhầm lẫn, cũng như chồng chéo với
thẩm quyền công chứng chứng thực.

6


Đánh gía về giá trị của vi bằng trong mối quan hệ với văn bản công chứng,
Công chứng viên cũng có nhận định “Thoạt nhìn, hoạt động của Thừa phát lại
có những nét giống với hoạt động của công chứng viên, nhất là hành vi công
chứng và hành vi lập vi bằng. Tuy nhiên hoạt động của hai chức danh này không
hề chồng chéo nhau… Mục đích của hoạt động công chứng và thừa phát lại đều
nhằm hỗ trợ ngăn chặn cũng như giải quyết các tranh chấp, giúp tổ chức và cá
nhân bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất”3.
Đồng thời, do phạm vi thẩm quyền khác nhau, Công chứng viên chỉ chứng
nhận hợp đồng, giao dịch bằng văn bản, trong khi đó, Thừa Phát Lại có thẩm
quyền lập vi bằng về mọi sự kiện, hành vi không bị pháp luật cấm, vì vậy, Vi
bằng của Thừa Phát lại đã bổ khuyết, cùng với văn bản công chứng đảm bảo

quyền lợi tốt nhất cho người dân. Ví dụ như: Trong lĩnh vực mua bán nhà đất,
Công chứng viên chỉ chứng nhận hợp đồng, giao dịch, còn các công đoạn khác
như: giao nhận cọc, giao nhận tiền, bàn giao nhà, ghi nhận hiện trạng nhà… thì
công chứng viên không tham gia. Vi bằng của Thừa phát lại đã bổ khuyết vào
chổ trống nói trên, góp phần tạo ra niềm tin, giúp các bên giao dịch an toàn,
thuận lợi.
Như vậy, vấn đề hạn chế sự nhầm lẫn về giá trị của vi bằng và văn bản
công chứng cần được giải quyết ở chổ cần tuyên truyền, cần có quy định về trách
nhiệm giải thích pháp luật của Thừa phát lại để người dân hiểu được đâu là giá
trị của vi bằng, đâu là giá trị của văn bản công chứng chứ không cần phải đặt ra
một “giới hạn” cụ thể, bởi vì về bản chất, vi bằng không bao giờ có thể thay thế
được văn bản công chứng. Nếu để cho người dân nhầm lẫn giá trị của vi bằng
với văn bản công chứng thì đó chính là lỗi của Thừa phát lại.
Vì vậy, Chúng tôi đồng tình việc quy định thủ tục chặt chẽ quy trình lập vi
bằng, quy định trách nhiệm giải thích giá trị vi bằng của Thừa Phát Lại, đồng
thời nêu rõ ý nghĩa “không thay thế văn bản công chứng, chứng thực” trong vi
bằng để người dân không nhầm lẫn. Tuy nhiên, Chúng tôi không đồng tình với
việc hạn chế phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng, chỉ vì e ngại người dân nhầm lẫn
Xem tham luận của Phòng Công chứng số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, “So sánh phạm vi lập
văn bản công chứng với lập vi bằng - đánh giá, nhận xét về sự độc lập, giá trị của hai loại văn
bản đối với các mối quan hệ pháp lý trong xã hội”, Tài liệu tọa đàm về Vi bằng, Sở Tư pháp
3

TP.HCM ngày 24/7/2015, tr 26.
7


giá trị vi bằng. Bản chất vi bằng và văn bản công chứng hoàn toàn khác nhau,
giải quyết vấn đề này phải từng bước tác động đến nhận thức, thói quen của xã
hội, chứ không phải bằng biện pháp hạn chế giá trị của vi bằng.

2. Một số vấn đề cần giải quyết để nâng cao giá trị của vi bằng
Giá trị của vi bằng trong đời sống xã hội, trong hoạt động tố tụng trong thời
gian qua đã được khẳng định. Tuy nhiên, quá trình thí điểm vừa qua cũng cho
thấy cần phải giải quyết một số vấn đề để vi bằng càng thêm phát huy tác dụng
o Giá trị của Vi bằng?
o Chủ thể có quyền yêu cầu lập vi bằng?
o Thẩm quyền lập vi bằng
 Có được lập vi bằng liên quan đến hợp đồng, giao dịch?
 Có được lập vi bằng ghi nhận lời khai, lời trình bày?
 Có được lập vi bằng liên quan đến các hành vi, sự kiện của cán bộ, công
chức đang thi hành công vụ?
 Có được lập vi bằng một sự kiện, hành vi có dấu hiệu chưa phù hợp với
quy định của pháp luật?
 Có buộc Thừa phát lại phải biết mục đích của người yêu cầu lập vi bằng
và buộc Thừa phát lại phải biết mục đích đó không trái với pháp luật?
o Phạm vi lập vi bằng: Có nên giới hạn phạm vi lập vi bằng trong phạm vi
tỉnh, thành phố nơi Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở?
o Thủ tục lập vi bằng: Vi bằng được lập thành bao nhiêu bản chính?
o Có nên tiếp tục thủ tục đăng ký vi bằng? thủ tục như thế nào?

8



×