Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De kiem tra doi tuyen HSG lop 12 co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.62 KB, 6 trang )

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TỈNH LỚP 12

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

NĂM HỌC 2015- 2016
ĐỀ SỐ 1 - MÔN THI: SINH HỌC

Số báo danh:

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

………………….

(Đề gồm 10 câu, có 02 trang)

Câu 1: ( 2,0 điểm)
a) Thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế di truyền nào? Nêu
nguyên tắc chi phối cơ chế di truyền đó.
b) Người ta tổng hợp một phân tử ADN nhân tạo có đủ 4 loại nuclêôtit thì mạch gốc có bao
nhiêu loại bộ ba?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các đoạn crômatit
trong cặp NST tương đồng sẽ phát sinh những biến dị nào?
b) Trong đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể số I và số III, một đoạn của NST
số I chuyển sang nhiễm sắc thể số III và ngược lại, một cặp NST khác của thể đột biến này có một
NST mang đột biến mất đoạn. Giả sử cơ thể mang đột biến nhiễm sắc thể này vẫn giảm phân cho giao
tử. Có mấy loại giao tử được tạo thành về các cặp NST đó? tỷ lệ các loại giao tử mang đột biến cấu
trúc NST?
Câu 3:(2,0 điểm)


Ở gà, cho 2 con đều thuần chủng mang gen tương phản lai nhau được F 1 toàn lông xám, có
sọc. Cho gà mái F1 lai phân tích thu được thế hệ lai có 25% gà mái lông vàng, có sọc; 25% gà mái
lông vàng, trơn; 20% gà trống lông xám, có sọc; 20% gà trống lông vàng, trơn; 5% gà trống lông
xám, trơn; 5% gà trống lông vàng, có sọc.Biết rằng lông có sọc là trội hoàn toàn so với lông trơn. Nếu
cho các gà F1 trên lai nhau, trong trường hợp gà trống và gà mái F 1 đều có diễn biến giảm phân như
gà mái F1 đã đem lai phân tích trên. Hãy xác định ở F2:
- Tỉ lệ gà mang các cặp gen đều dị hợp.
- Tỉ lệ gà lông vàng, trơn mang toàn gen lặn.
Câu 4: ( 2,0 điểm)
a) Nguyên nhân nào làm cho một gen có thể tồn tại nhiều alen khác nhau trong quần thể? Các
alen khác nhau đó có thể tương tác với nhau như thế nào? Mỗi kiểu tương tác cho một ví dụ minh
hoạ.
b) Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như thế
nào?
Câu 5: (2,0 điểm)
Trong một quần thể giao phối, xét 3 gen: gen I có 2 alen; gen II có 3 alen, hai gen này nằm
trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; gen III có 4 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thường khác. Xác định
1


số kiểu gen tối đa trong quần thể và số kiểu giao phối trong quần thể (không tính trường hợp thay đổi
vai trò giới tính đực cái trong các kiểu giao phối).
Câu 6: (2,0 điểm)
a) Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp nào để tạo ra nguồn
nguyên liệu cho chọn lọc? Phương pháp nào sử dụng đạt hiệu quả cao đối với chọn giống vi sinh vật?
Giải thích.
b) Người ta tách gen mã hóa prôtêin trực tiếp từ hệ gen trong nhân tế bào nhân thực rồi cài vào
hệ gen của vi khuẩn nhờ enzim đặc hiệu, nhưng khi gen này hoạt động thì sản phẩm prôtêin thu được
lại không như mong muốn. Hãy giải thích tại sao lại như vậy? Trong trường hợp trên để nhận được
prôtêin giống như ở tế bào nhân thực đã tổng hợp thì phải làm thế nào? Biết rằng không có đột biến

xảy ra.
Câu 7: (2,0 điểm)
a) Ở người, bệnh hoá xơ nang và bệnh phêninkêtô niệu là hai tính trạng do hai alen lặn nằm
trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau qui định. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được
một người con trai mắc cả hai bệnh trên. Hãy tính:
- Xác suất cặp vợ chồng này sinh 2 đứa con tiếp theo bình thường.
- Xác suất cặp vợ chồng này sinh đứa con tiếp theo mắc ít nhất một bệnh.
b) Nếu họ muốn sinh đứa con thứ hai chắc chắn không mắc bệnh di truyền trên thì theo di
truyền học tư vấn có phương pháp nào?
Câu 8: ( 2,0 điểm)
a) Vì sao các quần thể trong một loài lại có sự tiến hoá khác nhau?
b) Theo em hai loài khác nhau tại sao lại có đặc điểm hình thái giống nhau?
Câu 9: (2,0 điểm)
Phân biệt tác động của chọn lọc tự nhiên với tác động của biến động di truyền đối với cấu trúc
di truyền của quần thể giao phối
Câu 10: (2,0 điểm)
a) Thế nào là một quần thể sinh vật? Quần thể đạt được mức độ cân bằng về số lượng cá thể khi
các yếu tố sức sinh sản, mức độ tử vong, phát tán có quan hệ với nhau như thế nào?
b) Diễn thế nguyên sinh có mối quan hệ với ổ sinh thái và chu kì sống của sinh vật như thế
nào?
.............. Hết........................
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:....................................................... Số báo danh...................
Chữ kí của giám thị 1:............................ Chữ kí của giám thị 2:.......................
2


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TỈNH – ĐỀ SỐ 1

Câu

1

2

Nội dung
a)
- TTDT được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế nhân đôi ADN
- Các NT chi phối cơ chế nhân đôi ADN: NTBS(A ↔ T, G ↔ X.), NT BBT
(nội dung)
b)
- Trường hợp 1: Trên mạch gốc có đủ 4 loại Nu (A, T, G, X) → số loại bộ ba =
43 = 64.
- Trường hợp 2: Trên mạch gốc có 3 loại Nu (A, T, G hoặc A, T, X hoặc A, G,
X...) → số loại bộ ba = 33 = 27.
- Trường hợp 3: Trên mạch gốc có 2 loại Nu không bổ sung (A, G hoặc A, X
hoặc T, G hoặc T, X) → số loại bộ ba = 23 = 8

a)
- Nếu là trao đổi chéo cân giữa các crômatit trong cặp NST tương đồng thì dẫn
đến hiện tượng HVG
- Nếu là trao đổi chéo không cân giữa các cromatit dẫn đến đột biến lặp đoạn
và mất đoạn.
b)
- Số loại giao tử được tạo thành 23 = 8
- Giao tử mang một NST đột biến chiếm tỉ lệ /8 = 3/8
- Giao tử mang 2 NST đột biến chiếm tỉ lệ /8 = 3/8
- Giao tử mang cả 3 NST đột biến chiếm tỉ lệ = 1/8

3


Điểm
2,0
0,5
0,5

0,5
0,25
0,25
2,0
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2,0

- Ptc mang gen tương phản nên F1 mang toàn gen dị hợp trên NST tương đồng.
- Về màu lông :
Fa có lông xám : lông vàng = 1 : 3 phân bố không đồng đều giữa 2 giới tính
=> có tương tác của 2 cặp gen không alen đồng thời có di truyền liên kết với
giới tính, có 1 trong 2 cặp gen trên NST X, không có alen tương ứng trên NST
Y.
Quy ước F1 :
AaXBY
x
aaXbXb
(Hs viết sơ đồ)
- Về kiểu lông :
Quy ước : D- lông có sọc, d- lông trơn.

Fa có sự phân bố đều ở 2 giới tính và gà mái mang gen trội => gen trên NST
thường.
=> F1 :
Dd
x
dd
- Về cả 2 tính trạng :
Tỉ lệ KH Fa chứng tỏ có sự di truyền liên kết và gà mái F1 có hoán vị gen.
Từ gà Fa lông xám, có sọc => KG gà mái F1 là AD/ad XBY, có f = 20%.
=> gà trống F1 là AD/ad XBXb
- F1 x F1 :
AD/ad XBXb
x
AD/ad XBY
F2 : tỉ lệ KG AD/ad XBXb + Ad/aD XBXb = 8% + 0,5% = 8,5% =
3

0,25

0,5

0,25

0,25
0,25


0,085
Tỉ lệ gà lông vàng, trơn là ad/ad XbY = 4% = 0,04
4


a)
- Nguyên nhân làm cho một gen có thể tồn tại ở nhiều alen khác nhau trong
quần thể:
Do đột biến gen vì kết quả của mỗi lần đột biến gen xảy ra làm xuất hiện một
alen mới của gen.Các alen của một gen có thể chỉ khác nhau bởi một cặp Nu.
Các alen này được nhân lên và lan truyền trong quần thể.
- Các alen của cùng một gen có thể tương tác với nhau theo kiểu:
+ Trội lặn hoàn toàn. Ví dụ minh hoạ đúng.
+ Trội lặn không hoàn toàn. Ví dụ minh hoạ đúng.
+ Đồng trội. Ví dụ minh hoạ đúng.
b) Muốn nghiên mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến
hành như sau:
- Sử dụng nhân bản vô tính hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi để tạo ra nhiều vật
nuôi có kiểu gen giống nhau.
- Nuôi các con vật có cùng KG trong các môi trường khác nhau để thu các KH
khác nhau.
- Tập hợp các KH khác nhau của cùng một KG ta có mức phản ứng của KG đó
- Dựa vào mức phản ứng để đánh giá KG đó có mức phản ứng rộng hay hẹp.

2,0

0,5

0,5

0,25
0,25
0,25
0,25

2,0

5
- Gen I(2 alen), gen II( 3 alen) nằm trên một cặp NST thì số kiểu gen là:
2.3(2.3+1)/2 = 21
- Gen III(4 alen) nằm trên một cặp NST thường thì số kiểu gen là:
4(4+1)/2 = 10 kiểu gen
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể với 3 gen trên là: 21 x 10 = 210 kiểu gen
- Số kiểu giao phối trong quần thể là: 210 + C2210 = 22155
6

0,25
0,25

0,5
0,5
0,5
0,5
2,0

a)
- Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp sau để tạo
ra nguồn BDDT là nguyên liệu cho chọn lọc:
+ Sử dụng phương pháp lai để tạo nguồn BDTH
+ Sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo để tạo nguồn đột biến.
0,5
+ Sử dụng công nghệ di truyền để tạo ADN tái tổ hợp.
- Sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo đạt hiệu quả cao đối với chọn
giống vi sinh vật vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh nên ta có thể dễ dàng
0,5

phân lập được các dòng đột biến, cho dù tần số đột biến gen thường khá thấp.
b)
- Ở vi khuẩn, phân tử mARN sau khi được tổng hợp xong sẽ tham gia dịch mã
ngay. Ở sinh vật nhân thực phân tử mARN sau khi tổng hợp xong (mARN sơ
khai) không tham gia dịch mã mà phải cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn
0,25
exon lại với nhau tạo mARN trưởng thành rồi mới tham gia dịch mã
- Trong tế bào vi khuẩn không có bộ máy để cắt bỏ các đoạn intron, nối các
đoạn exon với nhau nên tổng hợp sản phẩm prôtêin không như mong muốn
0,25
- Muốn khắc phục hiện tượng này thì phải xử lí gen của sinh vật nhân thực (cắt
4


bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon lại với nhau) sau đó mới cài vào hệ
gen của vi khuẩn
7

2,0
a) Qui ước : gen A : bình thường
a: hoá xơ nang
Gen B: bình thường
b: phêninkêto niệu
Một cặp vợ chồng sinh người con mắc cả hai bệnh trên : Kiểu gen của cặp vợ
chồng đó là AaBb
- Xác suất cặp vợ chồng này sinh 2 đứa con tiếp theo bình thường : 9/16 x 9/16
= 81/256
- Xác suất cặp vợ chồng này sinh đứa con tiếp theo mắc ít nhất một bệnh: 19/16 = 7/16
b) Phương pháp tư vấn: sàng lọc trước khi sinh
bằng các phương pháp xét nghiệm, phân tích hoá sinh, chẩn đoán trước khi

sinh…

8

0,5

0,25
0,25
0,5
0,5
0,5

2,0
a) Các quần thể trong một loài lại có sự tiến hoá khác nhau vì:
- Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng.
0,5
- Vốn gen quần thể có thể biến đổi theo các hướng khác nhau:
+ Do tần số đột biến khác nhau.
+ Do áp lực của CLTN khác nhau.
0,5
+ Do hướng chọn lọc khác nhau.
- Trong quần thể có hiện tượng đa hình tức là có sự ưu tiên thể dị hợp....
0,5
b) Hai loài khác nhau lại có đặc điểm hình thái giống nhau là do:
- Do chúng có tổ tiên chung, nên đều còn có gen quy định đặc điểm hình thái
0,5
giống nhau
- Do sống trong điều kiện sống giống nhau → chịu áp lực CLTN giống nhau.

9


2,0
Tác động của CLTN
Làm thay đổi tần số alen theo một
hướng xác định, cụ thể là làm tăng
tần số các alen có lợi, giảm tần số
các alen có hại
Tác động không phụ thuộc kích
thước quần thể
Kết quả tác động: Làm giảm tính đa
dạng của quần thể nhưng lại tăng tần
số của các kiểu gen có giá trị thích
nghi cao, tạo ra quần thể thích nghi

10

Tác động của biến động di truyền
Làm thay đổi tần số alen một cách
đột ngột, có thể đào thải hoàn toàn
một alen ra khỏi quần thể bất kể alen
đó có lợi hay có hại
Tác động mạnh hay yếu phụ thuộc
vào kích thước quần thể lớn hay nhỏ
Làm nghèo nàn vốn gen của quần thể
có thể đẩy quần thể đến tuyệt chủng

1,0

0,5
0,5


2,0
a)
- Khái niệm quần thể SV: Nhiều cá thể cùng loài sống cùng 1 khu vực, cùng 1 0,5
thời điểm, sinh sản tạo thế hệ mới.
- Quần thể đạt được mức độ cân bằng về số lượng cá thể khi các yếu tố sức
sinh sản, mức độ tử vong, phát tán có quan hệ với nhau khi r = (B + I) – (D + 0,5
E) = 0.
b) Diễn thế nguyên sinh có mối quan hệ với ổ sinh thái và chu kì sống của sinh
vật như sau:
5


- Quan hệ DTNS với ổ sinh thái:
+ Giai đoạn đầu: số lượng loài ít, cấu trúc loài phân tán → ổ sinh thái rộng.
+ Giai đoạn đỉnh cực: số lượng loài nhiều, cấu trúc loài không phân tán → ổ
sinh thái hẹp (chuyên biệt)
- Quan hệ DTNS với chu kì sống của SV:
+ Giai đoạn đầu: chỉ gồm TV và ĐV sống ngắn ngày (cỏ,...) → chu kì sống của
SV ngắn, đơn giản.
+ Giai đoạn đỉnh cực: gồm nhiều TV và ĐV sống cả ngắn ngày và dài ngày →
chu kì sống của SV dài, phức tạp.

6

0,25
0,25
0,25
0,25




×