Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài tập lớn vi mạch tương tự và vi mạch số đề tài thiết kế bãi đỗ xe tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN
--oOo--

BÀI TẬP LỚN
BỘ MÔN: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN BÃI ĐỖ XE TỰ ĐỘNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ HẠNH

Hà nội - 2017


Lời nói đầu
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành điện tử
đã ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp. Trong lĩnh vực điều khiển, từ khi công
nghệ chế tạo loại vi mạch lập trình phát triển đã đem đến các kỹ thuật điều khiển
hiện đại có nhiều ưu điểm hơn so với việc sử dụng các mạch điều khiển lắp ráp
bằng các linh kiện rời như kích thước nhỏ, giá thành rẻ, độ làm việc tin cậy, công
suất tiêu thụ nhỏ.
Ngày nay, trong lĩnh vực điều khiển đã được ứng dụng rộng rãi trong các thiết
bị, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người như máy
giặt, đồng hồ bấm giây, đồng hồ báo giờ ... đã giúp cho đời sống cuả chúng ta ngày
càng hiện đại và tiện nghi hơn.
Với những kiến thức được học trên lớp và tìm hiểu thực tế. Trong thời gian yêu
cầu nhóm em đã hoàn thành bài tập lớn môn học với nội dung “THIẾT KẾ HỆ
THỐNG ĐIỀU KHIỂN BÃI ĐỖ XE TỰ ĐỘNG”. Do kiến thức chuyên ngành
còn thiếu nhiều thực tế nên đồ án không tránh khỏi những sai sót, mong các thầy
cô góp ý kiến để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô: Nguyễn Thị Hạnh đã giúp nhóm em hoàn thành
bài tập lớn môn này



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MẠCH LOGIC, MẠCH DAO
ĐỘNG, MẠCH ĐẾM................................................................................................1
1.1 Mạch logic tổng hợp............................................................................................1
1.1.1 Đặc điểm cơ bản và phương pháp thiết kế mạch logic tổ hợp......................1
1.1.2 Bộ mã hóa và bộ giải mã...............................................................................2
1.1.3 Bộ so sánh.....................................................................................................3
1.1.4 Mạch lật.........................................................................................................3
1.2 Mạch dãy.............................................................................................................5
1.2.1 Bộ đếm..........................................................................................................6
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE TỰ ĐỘNG.............................7
2.1 Yêu cầu và sơ đồ khối hệ thống..........................................................................7
2.1.1 Yêu cầu..........................................................................................................7
2.1.2 Sơ đồ khối hệ thống.......................................................................................7
2.2 Liệt kê các thiết bị có trong hệ thống..................................................................8
2.2.1 Nút bấm (thay thế cho cảm biến xe ra vào)...................................................8
2.2.2 Mạch lật (74ls112).........................................................................................9
2.2.3 Bộ tích logic AND (74ls08)........................................................................10
2.2.4 Cổng NOT – Bộ đảo....................................................................................10
2.2.5 Bộ cộng logic (74ls32)................................................................................11
2.2.6 Bộ cộng đảo (NOR-4).................................................................................11
2.2.7 Ic đếm (74ls190)..........................................................................................12
2.2.8 Ic so sánh (74ls85).......................................................................................14
2.2.9 Led 7 thanh..................................................................................................17
2.3 Mô hình hệ thống..............................................................................................18
2.3.1 Mô hình cửa vào, ra.....................................................................................18
2.3.2 Mô hình bộ xử lý trung tâm và bộ hiển thị..................................................19
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG BÃI ĐỖ XE TỰ ĐỘNG..............20
3.1 Sơ đồ mạch........................................................................................................20

3.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống......................................................................20
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.......................................................................................21


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MẠCH LOGIC, MẠCH DAO
ĐỘNG, MẠCH ĐẾM
1.1 Mạch logic tổng hợp
1.1.1 Đặc điểm cơ bản và phương pháp thiết kế mạch logic tổ hợp
a. Đặc điểm cơ bản
- Mạch logic tổ hợp là mạch logic, ở đó giá trị logic của các tín hiệu ra
không phụ thuộc vào trạng thái cũ của mạch, mà hoàn toàn xác định
bởi giá trị logic của các cửa vào của mạch ở thời điểm đó.

Hình 1. 1: Sơ đồ biến đổi mạch logic
 Khi tổng hợp mạch logic tổ hợp ta cần tuân thủ các bước dưới đây:
 Lập bảng chân lý, bảng giá trị các biến ra tương ứng với
từng tổ hợp các biến vào.
 Từ bảng trạng thái xác định biểu thức hàm logic hoặc bảng
các –nô.
 Tiến hành tối thiểu hóa hàm logic và đưa về dạng thuận lợi
để triển khai hàm thông qua các mạch logic cơ bản.
b. Phương pháp thiết kế mạch logic tổ hợp
Phân tích yêu cầu

Lập bảng chân lý

Tối thiểu hóa hàm logic
Vẽ sơ đồ logic

Xác định các biến vào ra và quan hệ

giữa chúng.

Dùng mã 0, 1 để mô tả giá trị biến đầu
ra theo biến vào.

Đơn giản hóa biểu thức logic dùng bìa
Mô tả biểu
tối giản
1 cổng
Các –thức
nô hoặc
biếnbằng
đổi.các
logic


1.1.2 Bộ mã hóa và bộ giải mã
a. Bộ mã hóa
 Bộ mã hóa nhị - thập phân
 Bộ mã hóa nhị - thập phân là mạch điện có nhiệm vụ chuyển 10
chữ số hệ thập phân thành mã hệ nhị phân. Dạng mã này còn được
gọi là mã BCD.

Hình 1. 2: Sơ đồ bộ mã hóa
b. Bộ giải mã
 Bộ giải mã nhị - thập phân
 Bộ giải mã BCD có 4 cửa vào là 4 bit nhị phân, ký hiệu chúng theo
trọng số giảm dần là D, C, B, A. Có các cửa ra là 10 số hệ thập
phân (số 0 đến số 9), ký hiệu chúng là y0, y1, y2, y3, y4, y5, y6, y7, y8
và y9. Ứng với mỗi tổ hợp biến vào chỉ có một biến ra xuất hiện.

Quy định mức thấp (mức 0) là mức tích cực của biến ra.

2


Hình 1. 3: Sơ đồ hiện thị led 7 thanh dùng 4511
1.1.3 Bộ so sánh
- Là mạch điện để so sánh 2 số hệ nhị phân đã được chuyển hóa thành
dãy tín hiệu xung điện áp với các mức tương ứng. Kết quả sau khi so
sánh phải xác định được, hai số có bằng nhau không, hay số nào lớn hơn,
số nào bé hơn.
- Phân loại :
+ so sánh bằng nhau
+ so sánh lớn hơn, bé hơn
1.1.4 Mạch lật
a. Tổng quan về các loại mạch lật
 FF là mạch có khả năng lật lại trạng thái ngõ ra tuỳ theo sự tác
động thích hợp của ngõ vào, điều này có ý nghĩa quan trọng trong
việc lưu trữ dữ liệu trong mạch và xuất dữ liệu ra khi cần.
 Có nhiều loại flip flop khác nhau, chúng được sử dụng rộng rãi
trong nhiều ứng dụng. Các mạch FF thường được kí hiệu như sau

Hình 1. 4: Sơ đồ mạch lật
b. Các loại mạch lật
 FF SR (mạch lật lại đặt)
 Mạch lật kiểu RS có 2 ngõ vào: ngõ vào đặt là S và ngõ vào xóa là R.
3


 Mạch có 2 ngõ ra là Q và Q ̅.


Hình 1. 5: Nguyên lý mạch lật kiểu FF SR
 Mạch lật kiểu JK (JK – FF)
 Mạch lật kiểu JK có 2 ngõ vào là : ngõ vào đặt J – chuyển trạng thái
mạch về 1 và ngõ vào xóa K – chuyển trạng thái mạch về 0.
 Mạch lật kiểu JK có 2 ngõ ra là Q và .

 Mạch lật kiểu
(T6:
–FF)
HìnhT 1.
Nguyên lý mạch lật kiểu FF JK
 Mạch lật kiểu T thường dùng là mạch đồng bộ, mạch chỉ tác động khi
có xung đồng bộ đến ngõ vào đồng bộ.
 Mạch có ngõ vào điều khiển là T, ngõ vào đồng bộ là CP, còn 2 ngõ ra
là Q và .

Hình 1. 7: Nguyên lý mạch lật kiểu FF T
 Mạch lật kiểu D (D- FF)

4


 Mạch lật kiểu D có tín hiệu ra Q lặp lại tín hiệu vào nhưng chậm lại
một khoảng thời gian.
 Mạch có một ngõ vào là D, có 2 ngõ ra là Q và .

Hình 1. 8: Nguyên lý mạch lật kiểu FF D
1.2 Mạch dãy
 Các phương pháp để mô tả chức năng của mạch dãy

 Phương pháp sử dụng phương trình logic:dùng để mô tả quan hệ
phụ thuộc của các biến ra theo các biến vào và trạng thái nội tại
đang có trong mạch.
 Phương pháp sử dụng bảng trạng thái:dùng bảng liệt kê mối quan
hệ theo giá trị logic giữa các tập biến.
 Phương pháp sử dụng đồ hình trạng thái:dùng hình vẽ phản ánh quy
luật chuyển đổi trạng thái và tình hình giá trị đầu vào,đầu ra tương
ứng của mạch.
 Phương pháp sử dụng đồ thị thời gian:là dạng sóng công tác mô tả
quan hệ tương ứng các giá trị đầu vào,đầu ra,trạng thái mạch điện
về thời gian
1.2.1 Bộ đếm
 Bộ đếm là thiết bị đếm được số xung đến cửa vào, đầu ra của bộ đếm
là số lượng xung đếm được.
 Phân loại:
 Xét sơ đồ nguyên lí đặc trưng của mạch dị bộ

Hình 1. 9: Sơ đồ nguyên lý bộ đếm dị bộ

5


 Đồ thị dạng sóng tương ứng :

Hình 1. 10: Đồ thị dạng sóng bộ đếm
a. Một số mạch điển hình dùng bộ đếm

Hình 1. 11: Ví dụ mạch dùng bộ đếm
 Trong thực tế bộ đếm được sử dụng rộng rãi như:dùng làm đồng hồ
số,bãi đỗ xe tự động hay đèn báo giao thông ,…..

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE TỰ ĐỘNG
2.1 Yêu cầu và sơ đồ khối hệ thống
2.1.1 Yêu cầu
 Thiết kế mạch điều điều khiển bãi đỗ xe tự động gồm hệ thống cảm
biến phát hiện xe + Barrie cửa vào và cửa ra
 Yêu cầu:

6


-

Hiển thị số xe hiện có trong bãi (<99), số lượng xe vào ,ra.
Khi số xe đã đầy có đèn báo hết chỗ, không cho phép mở Barrie
Nhập giá trị đặt số xe trong bãi từ Keypad
Giám sát số lượng xe trong bãi từ xa

2.1.2 Sơ đồ khối hệ thống

Hết xe
Tín hiệu vào
Xử lý tín hiệu

Bộ phận hiển thị

Số xe trong bãi

Tín hiệu ra
Đầy xe


 Chức năng, nguyên lí chung: khi có xe vào hoặc ra.hệ thống tự động
báo hiệu và tăng hoặc giảm số lượng xe hiển thị trên màn hình.
 Mỗi khi có xe ra hay vào thì có đèn báo hiệu, luôn có một đèn sang
báo hiệu còn chỗ trống.nếu hết chỗ thì đèn này tắt và có một đèn khác
báo hết chỗ.
 Nhìn vào bộ phận hiển thị ta biết đựợc khi nào có xe ra , vào, số xe
trong bãi, còn hay hết chỗ đỗ xe.

2.2 Liệt kê các thiết bị có trong hệ thống
Tên thiết bị
Nút ấn (Cảm biến xe ra vào)
Mạch lật (74ls112)
Điện trở R
Transitor (2N1711)
Led cảnh báo còn chỗ hay không
Động cơ (Barie đóng mở)
Rơ le
Bộ tích logic (74ls08)

Số lượng
4
4
4
6
2
2
4
6
7



Bộ cộng logic (74ls32)
Bộ cộng đảo (NOR-4)
Bộ logic đảo (74ls14)
IC đếm (74ls190)
IC so sánh (74ls85)
Led 7 thanh (7SEG-BCD-GRN)

4
2
8
6
4
8

2.2.1 Nút bấm (thay thế cho cảm biến xe ra vào)
 Vì lý do khó có thể thực hiện mô phỏng với cảm biến xe ra vào trong
proteus, nên nhóm chúng em thực hiện thay thế cảm biến xe ra vào
bằng nút ấn (Button).
 Nút ấn có tác dụng thay cảm biến để nhận biết xe ra vào, tác động đến
mạch lật để đóng mở barie.

Hình b
 HìnhHình
a không
a có tín hiệu, hình b có tín hiệu.
 Khi có xe vào hoặc ra khỏi bãi cảm biến sẽ nhận biết và phát tín hiệu:
tương ứng với việc đóng và mở 2 nút ấn để đưa tín hiệu vào hệ thống.

2.2.2 Mạch lật (74ls112)


Hình 2. 1: Hình ảnh thực tế và mô phỏng IC 74LS112
8


 IC 74ls112 là mạch lật loại J-K (đã được trình bày ở phần trên) có tác
dụng để đổi trạng thái logic của các chân ra khi nhận được tín hiệu
vào chân CLK từ các cảm biến (nút ấn).
 Bên dưới là bảng tín hiệu vào ra của IC.

R
L
H
L
H
H
H
H
H

S
H
L
L
H
H
H
H
H


Inputs
Outputs
CLK
J
K
Q
X
X
X
H
L
X
X
X
L
H
X
X
X
H (Note 1) H (Note 1)

L
L
Q0
Q0

H
L
H
L


L
H
L
H

H
H
Toggle
H
X
X
Q0
Q0
Bảng 1: Sơ đồ nguyên lý IC

2.2.3 Bộ tích logic AND (74ls08)
 Ngõ ra Q ở mức cao nếu ngõ vào A "AND" ngõ vào B đều ở mức cao
(giống như nhân A với B): Q= A AND B. Một cổng AND có thể có hai
hoặc nhiều ngõ vào. Ngõ ra của nó ở mức cao nếu tất cả các ngõ vào ở
mức cao.

Phương trình

Y=A.B

Bảng chân lý

A
0

0
1
1

B
0
1
0
1

Ký hiệu và sơ đồ chân

Y
0
0
0
1

Bảng 2: Nguyên lý hoạt động bộ logic AND

9


2.2.4 Cổng NOT – Bộ đảo
 Ngõ ra Q ở mức cao khi ngõ vào A là đảo (Not) của mức cao, ngõ ra
là đảo (ngược lại ) của ngõ vào : Q = NOT A. Cổng NOT chỉ có thể có
một ngõ ra. Một cổng NOT cũng có thể được gọi là bộ đảo.
Phương trình

Bảng chân lý


A
0
1

Y=

Ký hiệu và sơ đồ chân

Y
1
0

Bảng 3: Nguyên lý hoạt động bộ logic NOT
 Đối với hàm NOT giá trị của hàm sẽ là đảo của giá trị biến. Khi biến
có giá trị bằng 0 thì hàm bằng 1 ngược lại khi biến bằng 1 thì hàm có
giá trị bằng 0.
2.2.5




Bộ cộng logic (74ls32)
Phép cộng logic còn được gọi là phép OR.
Dấu của phép cộng logic là “+” hay dấu “v”.
Tổng logic bằng 1 khi có một hay một số toán hạng bằng 1.

Phương trình

Y=A+B


Bảng chân lý

A
0
0
1
1

B
0
1
0
1

Ký hiệu và sơ đồ chân

Y
0
1
1
1

10


Bảng 4:Nguyên lý hoạt động bộ cộng logic OR
2.2.6 Bộ cộng đảo (NOR-4)
 Đối voied hàm NOR giá trị của hàm sẽ bằng 1 khi toàn bộ giá trị của
biến bằng 0.

 Ngược lại, một trong các giá trị của biến bằng 1, giá trị của hàm đó có
giá trị bằng 0.
Phương trình

Y=

Bảng chân lý

A
0
0
1
1

B
0
1
0
1

Ký hiệu và sơ đồ chân

Y
1
0
0
0

Bảng 5: Nguyên lý hoạt động bộ cộng đảo NOR


2.2.7 Ic đếm (74ls190)
 Thông số kỹ thuật:
 Điện áp hoạt động: 4.5 ~ 5.5V
 Dòng điện ngõ ra: IOH = -0.4mA, IOL = 8mA
 IC 74LS190 là IC dòng TTL dùng để đếm lên và đếm xuống chia 10
hay gọi là vi mạch thuận nghịch thập phân (MOD10).
 Khi có xung vào chân đếm của 74LS190 thì tùy vào điều kiện mà
chúng ta cấu hình đếm lên hay đếm xuống thì IC này cứ mỗi sườn lên
của xung đầu vào thì nó giải mã ra mã BCD.
 Nếu mà đếm xuống thì nó sẽ đếm và giải mã kiểu này : Xung vào thứ
1 nó giải mã BCD ra (0001) tức là số 9, tương tự như vậy thì xung thứ
2 nó giải mã BCD ra (1000) tức là số 8 cứ thế cho đến xung thứ 9 và
BCD là số 0. Còn đếm lên thì ngược lại.
11


Hình 2. 2: Hình ảnh IC
trong mô phỏng

Hình 2. 3: Sơ đồ chân 74LS190
 Chức năng của các chân:
+ Vcc là chân cấp nguồn 5V
+ GND là chân cấp nguồn Mass
+ Q0 đến Q3 là đầu ra của bộ đếm mã BCD
+ CLK là ngõ vào cấp xung Clock cho mạch đếm
+ CE là ngõ cho vào tích cực luôn đặt ở mức logic 0
+ U/D : Chân cấu hình cho đếm lên hay đếm xuống. Nếu đếm lên

12



thì mức 0 và đếm lùi là 1
+ PL là ngõ đầu vào thiết lập trạng thái đầu cho mạch đếm : PL= 0;
Qi = Ai ( i=0,1,2,3)
+ A0 đến A3 là các đầu vào dữ liệu
+ TC và RC là hai ngõ ra dùng để kết nối liên tầng giữa hai con
74LS190

2.2.8 Ic so sánh (74ls85)

Hình 2. 4: Hình ảnh IC trong mô phỏng
 Thông số kỹ thuật:
 Điện áp cung cấp: 4.75V ~ 5.25V
 Dải nhiệt độ hoạt động: 0 ~ 70oC
 Dòng điện ngõ ra: IOH = -0.4mA, IOL: 8mA
 IC 74LS85 là IC so sánh 2 số nhị phân 8 bit.

13


 Mỗi số có bốn đầu vào song song (A0 -A3, B0 -B3); A3, B3 là đầu
vào quan trọng nhất.
 Ba đầu ra được cung cấp: "Một lớn hơn B" (OA> B), "Một ít hơn B"
(OA  Điện áp đầu vào cung cấp cho IC 74LS85 thấp chỉ trong khoảng
từ 4.75V ~ 5.25V, IC hoạt động tốt nhất ở điện áp 5V.

Hình 2. 5: Sơ đồ chân IC 74LS85

14



Hình 2. 6: Bảng chân lý
 Ở 8 trường hợp đầu mạch so sánh bình thường, lần lượt so sánh từ bít
cao trước. Khi tất cả các bit của 2 ngõ vào đều bằng nhau thì phải xét
đến logic của các ngõ vào nối chồng (được dùng khi ghép chồng nhiều
IC để có số bit so sánh lớn hơn). Logic ở các ngõ vào này thực ra là
của các ngõ ra tầng so sánh các bit thấp (nếu có). Trường hợp ngõ vào
nối chồng nào lên cao thì ngõ ra tương ứng cũng lên cao.Trường hợp
các bít trước không so sánh được thì các ngõ ra sau cùng đều thấp.
Trường hợp không có tín hiệu ngõ vào nối chồng thì tức là dữ liệu ngõ
vào A và B khác nhau nên ngõ ra A < B và A> B đểu ở mức cao. Vậy
để mạch so sánh đúng 4 bit thì nên nối ngõ nối chống A = B ở mức
cao.
2.2.9 Led 7 thanh

Hình 2. 7: Sơ đồ led 7 thanh

15


 Led 7 thanh có cấu tạo bao gồm 7 led đơn có dạng thanh đc xếp heo
hình số 8 và một led đơn hình tròn nhỏ thể hiện dấu “chấm” tròn nhỏ
ở dưới góc bên phải của led 7 thanh. 8 led đơn trên ted 7 thanh có
Anode (cực +) hoặc Cathode (cực -) được nối chungvới nhau tạo
thành 2 loại led 7 thanh:
 Anode chung (cực + chung): đầu (+) chung này được nối với
+Vcc, các chân còn lại dùng để điều khiển trạng thái sáng tắt của
các led đơn. Led chỉ sáng khi tín hiệu đặt vào các chân này ở mức
thấp.

 Cathode chung (cực – chung): đầu (-) chung được nối xuống
Ground (hay mass), các chân còn lại dùng để điều khiển trạng thái
sáng tắt của các led đơn, led chỉ sáng khi tín hiệu đặt vào các chân
này ở mức cao.
 LED phát sáng với dòng thuận khoảng 520mA, khi đó điện áp rơi
trên LED khoảng 1,5  3V và có thể điều khiển LED theo mức
logic cao ( Katốt chung) hoặc mức logic thấp (Anốt chung).
 Led 7 thanh dùng để hiện thị số xe có trong bãi, số xe hiện có, số xe
còn trống và thời gian barie đóng mở.
2.3 Mô hình hệ thống
2.3.1 Mô hình cửa vào, ra

16


Hình 2. 8: Mô hình cửa vào
 Phần cửa ra vào được thiết kế gồm có hai cảm biến đặt tại đằng trước
và sau barie (động cơ), có tác dụng phát hiện xe và gửi tín hiệu đến bộ
điều khiển.Ngoài ra còn có các khối điều khiển barie và xử lý tín hiệu.

2.3.2 Mô hình bộ xử lý trung tâm và bộ hiển thị

17


Hình 2. 9: Sơ đồ khối xử lý trung tâm
 Khối xử lý trung tâm gồm có các mạch xử lý tín hiệu để tính toán và
đưa tín hiệu đến bộ hiển thị.

CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG BÃI ĐỖ XE TỰ ĐỘNG

3.1 Sơ đồ mạch

18


Hình 3. 1: Sơ đồ mạch điều khiển tổng hợp
3.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống
Các biến logicstate ở các bộ đếm và bộ so sánh để ta nhập các giá trị như số xe
hiện có, số lượng xe tối đa (tín hiệu vào ở dạng nhị phân) mà bãi có thể chứa đựơc.
Khi bắt đầu khởi động hệ thống các bộ xử lý (ic đếm 74ls190) sẽ nhận các giá
trị đã đặt trước từ các logicstate và hiển thị trên bộ hiển thị (led 7 thanh).
Khi có xe đầu tiên vào, cảm biến vào thứ nhất (sensor 1) phát tín hiệu tương
ứng với nút ấn đóng xuống. Cấp tín hiệu vào chân CLK của ic 74ls112, làm cho
tín hiệu ra của ic bị thay đổi từ đó barie (động cơ) được mở lên. Bộ đếm timer có
tác dụng đếm và dừng mở barie. Khi xe đi qua cảm biến thứ 2 (sensor 2 – nút ấn
được ấn xuống), tín hiệu cũng được cấp vào chân CKL của ic 74ls112 từ đó làm
cho barie đóng lại và đồng thời tín hiệu được cấp vào chân của bộ đếm làm tăng
biến đếm lên 1, sau đó bộ phận hiển thị sẽ hiển thị trên led 7 thanh.
Khi có xe thứ 2 vào, hệ thống hoạt động tương tự và bộ đếm tăng lên 1 đơn vị.
Tương tự với xe ra, cảm biến cửa ra thứ nhất (sensor 3) phát tín hiệu từ đó barie
cửa ra được mở lên và sau khi xe đi qua cảm biến thứ 2 (sensor 4) thì barie được
đóng xuống và đồng thời tín hiệu được cấp vào chân của bộ đếm làm giảm biến
đếm đi 1 đơn vị, sau đó bộ phận hiển thị sẽ hiển thị ra led 7 thanh.
Khi số xe hiện có bằng số xe tối đa thì bộ so sánh (ic 74ls85) sẽ so sánh và cấp
tín hiệu để tắt barie làm cho barie không thể mở lên khi có xe mới vào.
19


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Qua việc làm bài tập lớn về thiết kế bãi đỗ xe,chúng em đã biết thêm được một

số kiến thức về nguyên lý làm việc của hệ thống bãi đỗ xe tự động thực tế, cũng
như biết được cách sử dụng và chức năng của một số ic, từ đó cũng đã thiết kế
được một mạch đơn giản ,nhưng do kiến thức còn hạn chế cộng mới thời gian làm
bài ngắn ,chúng em khó có thể tránh được những thiếu xót , mong thầy cô nhận xét
,đánh giá để bài làm của em hoàn thiện hơn .Chúng em xin trân thành cảm ơn.

20



×