Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 2009 đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.58 KB, 92 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
GFC
DA
ABSDA
BIG4
BCTC

Nội dung
Khủng hoảng tài chính tồn cầu
Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh
Giá trị tuyệt đối của biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh
Nhóm 4 cơng ty kiểm tốn: KPMG, PricewaterhouseCoopers
(PWC), Deloitte Touche Tohmatsu (D&T), Ernst and Young
(E&Y)
Báo cáo tài chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6


Tên bảng

Trang

Bảng tổng hợp các biến trong mô hình
Bảng gán giá trị các biến giá trong mơ hình
Tổng hợp dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Bảng thống kê mô tả các biến trong mơ hình
Biểu đồ tỷ lệ khu vực ngành nghề
Bảng phân tích tương quan
Bảng tổng hợp kết quả hồi quy

33
35
35
38
39
40
43


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm tốn là một chủ đề nghiên cứu rộng và được nhiều đối tượng quan
tâm vì tính chất vơ cùng quan trọng của vấn đề này đối với nhiều đối tượng,
bao gồm: nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, ngân hàng, các cơ quan chính
phủ… Kiểm tốn quan trọng vì nó là cách thức hiệu quả nhất để giải quyết

vấn đề đại diện giữa quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp, phát sinh từ sự
bất đối xứng thông tin và xung đột lợi ích giữa hai đối tượng trên. Trong các
nội dung rộng lớn của kiểm tốn thì chất lượng kiểm tốn là một vấn đề phức
tạp, khó khăn để xác định và đo lường một cách chính xác và hiệu quả.
Nghiên cứu chất lượng kiểm tốn có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ đánh giá
xem các ý kiến kiểm tốn chính xác có được ban hành hay khơng mà cịn xem
xét xem liệu hoạt động kiểm toán được tiến hành có nhằm hướng tới mục
đích giải quyết các vấn đề đại điện giữa người sở hữu và người quản lý doanh
nghiệp hay khơng.
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu (GFC) giai đoạn 2008-2009 là
cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử kể từ cuộc đại
khủng hoảng (Friedman & Friedman, 2009). Cuộc khủng hoảng này bắt đầu
từ năm 2007 vớicuộc khủng hoảng nhà đất tại Mỹ và lan rộng ra toàn cầu, tác
động nghiêm trọng tới mọi tổ chức, doanh nghiệp, định chế tài chính, kinh tế
khác nhau, gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. GFC cùng với sự đổ
vỡ của các công ty dẫn đến khủng hoảng đã làm gia tăng mức độ chỉ trích
chất lượng kiểm toán và gia tăng áp lực nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán
(Holm & Zaman, 2012). Các hoạt động kiểm toán bị đặt dấu hỏi nghiêm trọng
(Sikka 2009), ví dụ kiểm tốn viên kiểm tốn cho ngân hàng Mỹ Lehman
Brother đã thất bại trong việc đưa ra ý kiến chính xác về tình hình tài chính
cũng như khả năng hoạt động liên tục của ngân hàng này với việc đưa ra ý


4
kiến đồng ý trong báo cáo kiểm toán quý của ngân hàng này hai tháng trước
khi vụ phá sản lớn nhất nước Mỹ của Lehman Brother được công bố. Giá trị
lớn của lệ phí kiểm tốn cũng nêu lên dấu hỏi về sự độc lập của kiểm toán
viên và khả năng mà kiểm tốn viên đứng về phía lợi ích của nhà quản lý
được nêu ra; đồng thời câu hỏi cũng được nêu ra rằng liệu kiểm tốn viên có
thực hiện được một cuộc kiểm tốn chính xác và hiểu được các cơng cụ tài

chính phức tạp, hiện đại trong bối cảnh hiện nay (Sikka, 2009).
Việt Nam với đặc thù là một nền kinh tế non trẻ, đang phát triển và hội
nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới đã chịu những ảnh hưởng nặng nề của
khủng hoảng tài chính đối với mọi mặt của nền kinh tế. Giai đoạn 2002-2007,
Việt Nam luôn được coi là một trong những đầu tàu tăng trưởng của nền kinh
tế thế giới với tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 7.8%, đã suy
giảm xuống mức 6.18% vào năm 2008 và 5.32 % vào năm 2009. Xuất khẩu
vốn là động lực của nền kinh tế Việt Nam chịu thiệt hại nghiêm trọng trong
bối cảnh khó khăn, suy giảm chi tiêu của thị trường tồn cầu trong khủng
hoảng tài chính. Đi kèm với khủng hoảng là lạm phát bùng nổ trong nước vào
đầu năm 2008, sức mua yếu kém của thị trưởng nội địa trong nước càng đẩy
nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2009 chìm sâu vào những khó khăn.Thị
trường chứng khoán Việt Nam suy giảm nghiêm trọng với chỉ số VN-Index
giảm 65.95% , chỉ số HASTC-Index (HNX-Index hiện nay) suy giảm 67.1%
trong năm 2008 và tiếp tục suy giảm và chạm đáy vào quý 1 năm 2009. Điều
này cho thấy tác động to lớn của GFC đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam;
đồng thời GFC cũng đặt ra những áp lực to lớn tương tự đối với kiểm toán
viên, cơng ty kiểm tốn trong việc duy trì chất lượng kiểm tốn trong bối cảnh
khó khăn tác động chung tới các doanh nghiệp tại Việt Nam. Dấu hỏi được
đặt ra rằng liệu các cơng ty kiểm tốn, các kiểm tốn viên tại Việt Nam ứng


5
xử như thế nào trong khủng hoảng tài chính tồn cầu và tác động của khủng
hoảng tài chính tồn cầu tới chất lượng kiểm toán tại Việt Nam.
Từ những vấn đề nêu trên, nhận thấy thực tiễn cần có một nghiên cứu về
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu tới chất lượng kiểm tốn
tại Việt Nam, mà cụ thể hơn là chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính đối với
các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam trong khủng
hoảng tài chính, tác giả xin được thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu

ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu giai đoạn 2008-2009 đến chất
lượng kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty niêm ́t trên thị trường chứng
khốn Việt Nam”. Nghiên cứu nhằm mục đích lấp dần vào khoảng trống
nghiên cứu mối quan hệ giữa khủng hoảng tài chính và chất lượng kiểm toán
tại Việt Nam hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là nghiên cứu tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính tồn cầu tới chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng
ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Mục tiêu khác của nghiên cứu liên quan đến vấn đề đại diện đó là nghiên
cứu nhằm làm rõ xem liệu kiểm tốn viên có thực hiện được vai trị của mình
trong việc giải quyết vấn đề đại diện trong bối cảnh khủng hoảng tài chính
tồn cầu. Kiểm tốn viên bằng việc giải quyết hay không giải quyết được vấn
đề đại diện góp phần ảnh hưởng tới việc phân bổ nguồn lực kinh tế xã hội một
cách hiệu quả trong điều kiện khủng hoảng tài chính tồn cầu.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đã nêu dẫn đến câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: “
Chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các cơng ty niêm ́t trên thị trường
chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào bởi cuộc khủng hoảng tài
chính tồn cầu?”


6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn
cầu tới chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện đối với các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
+ Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên báo cáo tài chính đã

được kiểm tốn của các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam
trong giai đoạn 2005-2009.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đi theo hướng tiếp cận thực chứng bằng cách sử dụng mơ hình
tốn thống kê nhằm chứng minh giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu đầu tiên
được thực hiện bằng việc đưa ra giả thuyết nghiên cứu, sau đó tiến hành thu
thập số liệu báo cáo tài chính sau kiểm tốn trong phạm vi đối tượng và thời
gian nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả tiến hành tính tốn các dữ liệu thu thập
được và phân tích, mơ tả mối quan hệ giữa các đối tượng trong mơ hình
nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu tính tốn, thu thập. Kết quả phân tích, mơ tả
này sẽ được sử dụng để đưa ra kết luận về giả thuyết nghiên cứu. Do đó, các
phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thơng tin: Phân tích tổng hợp thơng tin thứ
cấp từ dữ liệu tài chính của các công ty nghiên cứu trong khoản thời gian
nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập dữ liệu nghiên cứu, tác giả sử
dụng phần mềm SPSS để mô tả dữ liệu nghiên cứu và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tốn trong đó có yếu tố khủng hoảng tài chính
tồn cầu.
6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu


7
Nghiên cứu nhằm giúp các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài
chính tại Việt Nam, bao gồm: Nhà đầu tư, cơ quan nhà nước, các tổ chức tài
chính, ngân hàng, … nhận rõ được tác động của khủng hoảng tài chính tồn
cầu tới chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính doanh nghiệp. Qua đó, giúp
nhà đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tài chính sử dụng thơng tin tài chính được
cung cấp từ báo cáo tài chính một cách phù hợp hơn, góp phần tăng hiệu quả
phân phối nguồn lực tài chính, kinh tế tới các doanh nghiệp, góp phần hạn chế

ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tới bản thân nhà đầu tư, tổ chức tài
chính, ngân hàng; giúp cho các cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp liên
quan có cơ sở để kiện tồn các chính sách, văn bản, quy định nghề nghiệp liên
quan tới kế toán, kiểm toán nhằm hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính tới tính trong sạch, lành mạnh của thơng tin trên thị trường, góp phần
giúp nền kinh tế vững mạnh, hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
tới tồn bộ nền kinh tế.
Nghiên cứu cũng cung cấp một cơ sở thực tiễn vấn đề đại diện trong bối
cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu. Qua đó, nghiên cứu góp phần giúp chủ
sở hữu doanh nghiệp thực hiện quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn,
hạn chế những ảnh hưởng của sự bất đối xứng thơng tin, mối xung đột lợi ích
giữa người chủ sở hữu và người quản lý, đặc biệt trong điều kiện khủng
hoảng tài chính tồn cầu.


8

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nghiên cứu về chất lượng kiểm toán là một trong những đề tài nghiên
cứu còn hết sức mới mẻ tại Việt Nam và nghiên cứu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính tồn cầu tới chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính tại
Việt Nam là một chủ đề hồn tồn mới và chưa từng có nghiên cứu chính thức
và có đầu tư nào về chủ đề này từng được thực hiện tại Việt Nam. Do đó,
tham khảo cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu về chất lượng kiểm toán,
đặc biệt là chất lượng kiểm toán trong điều kiện khủng hoảng đã được thực
hiện trên thế giới là hết sức cần thiết trong thực hiện các nghiên cứu tại Việt
Nam
Các nghiên cứu về chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính được thực
hiện bởi nhiều tác giả bao gồm: DeAngelo,Denfond và Zhang, Francis,
Svantrom, Choi … Các tác giả này tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến chất lượng kiểm toán và cách thức đo lường chất lượng kiểm toán.
Một số yếu tố được phát hiện ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán qua các
nghiên cứu của các tác giả trên bao gồm: Tính độc lập của kiểm tốn viên,
nhóm Big 4( DeAngelo, 1981), dịch vụ phi kiểm tốn (Svantrom, 2013), Chi
phí kiểm tốn (Blankley, 2012), kích thước khách hàng kiểm tốn (Reynolds
và Francis, 2001) …. Còn nhiều những ý kiến chưa đồng nhất về các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn trong các nghiên cứu này và tương tự
vậy, cịn nhiều khác biệt không thống nhất về cách thức đo lường chất lượng
kiểm tốn báo cáo tài chính. Nhiều nghiên cứu sử dụng các phép đo khác
nhau để đo lường chất lượng kiểm tốn; bao gồm: Sai sót trọng yếu, ý kiến
kiểm tốn, đánh giá của người sử dụng thơng tin và phép đo được nhiều
nghiên cứu chia sẽ, đồng thuận và được sử dụng trong nghiên cứu này đó là
phép đo dựa trên đo lường chất lượng lợi nhuận theo biến kế tốn dồn tích.
Phép đo này được ủng hộ bởi Defond và Zhang (2013) khi cho rằng chất


9
lượng lợi nhuận là đại diện phù hợp cho chất lượng báo cáo tài chính và mục
tiêu cuối cùng của kiểm toán là ngăn ngừa nhà quản lý đưa ra các báo cáo lợi
nhuận tốt hơn thực tế. Và chất lượng kiểm toán đối với khoản mục chất lượng
lợi nhuận thường được đo lường bằng biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh
(Defond và Zhang, 2013). Hai nhà nghiên cứu chỉ ra ưu điểm của phép đo này
mà nhiều phép đo khác khơng có được và tác giả cũng đồng ý và cho rằng
phù hợp với nghiên cứu này đó là: Đây là một phép đo liên tục nên nó biểu
diễn được những thay đổi nhỏ trong chất lượng kiểm toán kể cả xảy ra trong
giới hạn chuẩn mực kế toán được áp dụng. Các nghiên cứu khác cũng sử dụng
chất lượng lợi nhuận được đo lường theo biến kế tốn dồn tích có thể điều
chỉnh DA để đo lường chất lượng kiểm toán đã được thực hiện bởi Francis
(1999), Lim&Tan (2007), Chen (2008), Svantrom (2013), Sotheara Riel và
Carl Tano (2014)... là một trong những cơ sở chứng minh rằng phép đo này là

phù hợp để đo lường chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính. Mặt khác phép
đo này phù hợp với cỡ mẫu nhỏ và một khung thời gian ngắn (Sotheara Riel
và Carl Tano, 2014) nên tác giả cho rằng phép đo này là hoàn toàn phù hợp để
áp dụng trong nghiên cứu này để đo lường chất lượng kiểm tốn.
Nhiều mơ hình được nghiên cứu để đo lường biến kế tốn dồn tích có thể
điều chỉnh DA, bao gồm: Mơ hình Healy (1985), Mơ hình DeAngelo (1986),
Mơ hình Jone (1991), Mơ hình Modified Jone (1991), Mơ hình Friedlan
(1994)... Mơ hình Jone được cho là hiệu quả nhất để đo lường DA tuy nhiên
các hầu hết các nghiên cứu áp dụng đo lường DA tại Việt Nam sử dụng mơ
hình Friedlan (1994) là một biến thể của mơ hình DeAngelo (1986) là phương
pháp chính bởi nó phù hợp với mức độ nghiên cứu và thời gian giới hạn của
những nghiên cứu này, bao gồm Huỳnh Thị Vân (2012), Trần Thị Thanh Quý
(2012), Nguyễn Thị Minh Trang (2012)…. Những giới hạn về thời gian và
mức độ nghiên cứu của tác giả trong nghiên cứu này là tương ứng với các


10
nghiên cứu trước đó mà tác giả đã đề cập và nhận định rằng mơ hình Friedlan
(1994) vẫn đảm bảo việc đo lường DA với kết quả được kiểm chứng qua các
nghiên cứu trên, tác giả quyết định sử dụng mơ hình Friedlan (1994) là mơ
hình để tính tốn DA trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến chất lượng kiểm
tốn báo cáo tài chínhcịn là một đề tài nghiên cứu mới trên thế giới. Các
nghiên cứu mà tác giả cho rằng có liên quan và lấy cơ sở để thực hiện nghiên
cứu này bao gồm:
Nghiên cứu của Abu TaherMollik, MonirMir, RonaldMcIverand
M.KhokanBepari (2013) với đề tài: “Ảnh hưởng của chất lượng kiểm toán
đến điều chỉnh lợi nhuận trong khủng hoảng tài chính tồn cầu”. Nghiên cứu
thực hiện với cơ sở dữ liệu là các công ty tại Úc. Mục tiêu nghiên cứu này tìm
hiểu xem liệu các cơng ty có tăng cường thực hiện điều chỉnh lợi nhuận trong

khủng hoảng không? Và xem liệu chất lượng kiểm tốn có ảnh hưởng là giảm
bớt hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay khơng? Mơ hình nghiên cứu được xây
dựng bao gồm các biếnquan : biến DA, biến nhóm cơng ty BIG4, biến khủng
hoảng, biến quy mơ doanh nghiệp … . Dữ liệu được thu thập trong các công
ty tại Úc trong giai đoạn trước khủng hoảng tài chính tồn cầu tức 2006-2007
và giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009. Kết quả phân tích
của mơ hình cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa biến DA đo
lường cho điều chỉnh lợi nhuận với giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Abu TaherMollik, MonirMir, RonaldMcIverand M.KhokanBepari dựa vào kết
quả này cùng với các phân tích khác trong nghiên cứu đi đến kết luận rằng
trong khủng hoảng thì các doanh nghiệp có động cơ lớn hơn để tăng cường
điều chỉnh lợi nhuận.Nghiên cứu của các tác giả trên đi vào tìm hiểu vấn đề
điều chỉnh lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng tuy nhiên nó lại trùng khớp
ngẫu nhiên với nghiên cứu của tác giả khi sử dụng biến DA để đo lường cho


11
điều chỉnh lợi nhuận và qua đó tìm thấy mối quan hệ giữa biến DA với giai
đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tuy nhiên cơ sở dữ liệu để thực hiện
nghiên cứu tại Úc là đối với toàn bộ các loại hình các cơng ty, doanh nghiệp
và khác biệt với nghiên cứu này khi nghiên cứu này chỉ tập trung vào các
công ty niêm yết. Mặt khác nghiên cứu trên được tiến hành tại Úc là một nước
phát triển với các doanh nghiệp kiểm tốn lâu đời và khn khổ chính sách,
chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn là hồn thiện hơn Việt Nam, một nền kinh tế
đang phát triển và hệ thống chính sách, chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn cịn
chưa hồn thiện, nên khơng thể áp dụng kết quả của nghiên cứu trên để đưa ra
kết luận trong nghiên cứu này được.
Sotheara Riel và Carl Tano (2014) với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính tồn cầu đối chất lượng kiểm tốn”. Nghiên cứu
này với mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn

cầu tới chất lượng kiểm tốn các cơng ty niêm yết tại Thụy Điển trong và sau
giai đoạn khủng hoảng. Sotheara Riel và Carl Tano đã sử dụng biến kế tốn
dồn tích có thể điều chỉnh DA để đo lường cho chất lượng kiểm toán. Các
quan sát trong nghiên cứu bao gồm: Biến khủng hoảng, quy mô khách hàng
kiểm tốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA), nhóm cơng ty kiểm tốn
BIG4, tăng trưởng tài sản … Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ thuận
giữa chất lượng kiểm toán và giai đoạn khủng hoảng hay chất lượng kiểm
toán tăng lên trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu. Sotheara Riel và
Carl Tano (2014) cho rằng trong giai đoạn khủng hoảng chất lượng kiểm toán
tăng lên bởi sự thận trọng của các kiểm toán viên khi đối phó với các rủi ro từ
khủng hoảng. Tác giả cho rằng kết quả nghiên cứu của Sotheara Riel và Carl
Tano không thể áp dụng để đưa ra kết luận tương tự tại Việt Nam vì Thụy
Điển cũng tương tự Úc là một nền kinh tế phát triển với khuôn khổ pháp lý,
chính sách kế tốn, kiểm tốn hồn thiện hơn Việt Nam cũng như các công ty


12
kiểm toán tại Thụy Điển đã hoạt động lâu đời và chất lượng kiểm tốn có thể
khác biệt so với các cơng ty kiểm tốn non trẻ tại Việt Nam.
Kế thừa và phát huy các nghiên cứu trước đó về chất lượng kiểm toán,
tác giả quyết định thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính tồn cầu giai đoạn 2008-2009 tới chất lượng kiểm tốn báo
cáo tài chính các cơng ty niêm yết tại Việt Nam”. Nghiên cứu tìm hiểu xem
liệu chất lượng kiểm toán tại Việt Nam chịu tác động như thế nào trong khủng
hoảng tài chính tồn cầuvà đối tượng chính của nghiên cứu này là các công ty
niêm yết tại Việt Nam.Những nghiên cứu trên mà tác giả đề cập là cơ sở lý
thuyết và thực tiễn quan trọng để thực hiện nghiên cứu này.


13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ ĐO
LƯỜNG CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN
1.1 KIỂM TOÁN
Một định nghĩa được sử dụng rộng rãi về kiểm toán xem kiểm tốn như
là: “Hệ thống quy trình khách quan nhằm thu thu thập và đánh giá các bằng
chứng của các cơ sở dẫn liệu liên quan đến các sự kiện và hoạt động kinh tế;
xác định mức độ phù hợp của các cơ sở dẫn liệu này với các chuẩn mực, tiêu
chuẩn thiết lập và công bố kết quả hoạt động đến người quan tâm” (Eilifsen,
2010).
Có nhiều đối tượng sử dụng thơng tin, do đó kiểm tốn nhằm phục vụ
cho các loại đối tượng này cũng được chia thành nhiều loại khác nhau.
Phân loại theo mục đích kiểm tốn thì kiểm toán được chia thành:
+ Kiểm toán hoạt động.
+ Kiểm toán tn thủ.
+ Kiểm tốn báo cáo tài chính.
Phân loại theo chủ thể kiểm tốn thì kiểm tốn được chia thành:
+ Kiểm toán nội bộ.
+ Kiểm toán Nhà nước.
+ Kiểm toán độc lập.
Nghiên cứu này tập trung vào đối tượng chính đó là kiểm tốn báo cáo
tài chính được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập.
1.2 CHẤT LƯỢNG KIỂM TỐN
1.2.1 Định nghĩa chất lượng kiểm tốn
Chất lượng kiểm tốn và các yếu tố cấu thành chất lượng kiểm toán luôn
là một đề tài được tranh cải rộng rãi. Francis (2011) chia sẻ quan điểm rằng


14

không phải dễ dàng để định nghĩa chất lượng kiểm tốn bởi vì nó là một khái
niệm phức tạp và một định nghĩa đơn giản là không đủ.
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220) và Chuẩn mực
Kiểm toán Quốc tế số 220 (IAS 220): “Chất lượng kiểm tốn là mức độ thỏa
mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối
tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán đồng thời thỏa mãn về mong muốn có
những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế
tốn của đơn vị được kiểm tốn với thời gian định trước và giá phí thích hợp”.
DeAngelo (1981) xem chất lượng kiểm toán như sự đánh giá thị trường về
khả năng kiểm toán viên phát hiện các hành vi vi phạm của khách hàng và
báo cáo các vi phạm này.
Defond và Zhang (2013) cho rằng những định nghĩa trên xem kiểm tốn
như một q trình chỉ gồm hai chức năng chính là kiểm tra và báo cáo các
hành vi vi phạm chuẩn mực kế toán và để đạt được chất lượng kiểm tốn cao
thì kiểm tốn viên khơng chỉ xem xét sự phù hợp giữa báo cáo tài chính với
chuẩn mực kế tốn mà cịn xem xét xem liệu báo cáo tài chính có phản ánh
thực tế tình hình kinh tế của doanh nghiệp hay khơng. Do đó, Defond và
Zhang (2013) định nghĩa chất lượng kiểm toán là sự phản ánh liên kết giữa
kiểm toán với chất lượng báo cáo tài chính, hệ thống kế tốn tài chính và các
đặc điểm vốn có của khách hàng và chất lượng kiểm toán cao hơn là một sự
đảm bảo cao hơn rằng báo cáo tài chính đã kiểm tốn phản ánh thực tế tình
hình hoạt động kinh tế, hệ thống kế tốn tài chính, đặc điểm vốn có của cơng
ty.Quan điểm của Defond và Zhang là quan điểm mà tác giả ủng hộ và là đặt
làm cơ sở cho phát triển nghiên cứu này.
Quan điểm pháp lý về chất lượng kiểm toán liên quan đến việc phát hành
báo cáo kiểm toán thích hợp cho báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán
Mỹ GAAP cho rằng chất lượng kiểm toán là một biến nhị phân khi chất lượng


15

kiểm toán là tốt hoặc tồi tệ - theo Francis (2011). Francis (2011), Svanstrom
(2013), Defond và Zhang (2013) xem chất lượng kiểm toán như một sự biến
đổi liên tục; đây là quan điểm mà tác giả nghiên cứu cho rằng phù hợp và chia
sẽ cùng quan điểm trong nghiên cứu này.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn
a. Phí kiểm tốn
Chi phí kiểm tốn có phải là mối đe dọa đến chất lượng kiểm toán?
Antle (2006) trong một nghiên cứu được thực hiện tại Anh và Mỹ đã tìm thấy
rằng phí kiểm tốn cao dẫn đến một sự chấp nhận cao hơn bình thường mức
độ dồn tích kế tốn. Eshleman và Guo (2014) cho rằng chi phí kiểm toán cao
hơn so với mức hợp lý theo khối lượng cơng việc của kiểm tốn có thể là
ngun nhân khiến các kiểm tốn viên đánh mất tính độc lập và cho chấp
nhận các vấn đề kế toán tại doanh nghiệp. Trompeter (1994) cho rằng các cam
kết kiểm toán được thực hiện bởi các thành viên kiểm tốn chứ khơng phải là
các cơng ty kiểm tốn, các thành viên kiểm toán được hưởng phần lớn các
khoản thu bổ sung từ các khách hàng và chấp nhận rủi ro bằng cách thuận
theo khách hàng bất kể các rủi ro danh tiếng cho cơng ty kiểm tốn. Các kết
quả nghiên cứu dẫn đến cơ sở rằng tồn tại khả năng phí kiểm toán cao gây
ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng kiểm toán.
b. Dịch vụ phi kiểm toán
Vấn đề mối quan hệ giữa dịch vụ phi kiểm toán và chất lượng kiểm toán
được thảo luận nghiêm túc từ sự kiện sụp đổ của Enron. Đây là bằng chứng
thực tế cho mối quan hệ giữa việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán và chất
lượng kiểm toán. Solomon (2010) cho rằng sự yếu kém trong thực hiện kiểm
toán Enron của Arthur Anderson dẫn đến sự sụp đổ của cả hai công ty một
phần do sự độc lập của kiểm toán viên bị tổn hại vì họ đồng thời cung cấp
dịch vụ phi kiểm tốn cho Enron và điều đó có ý nghĩa rằng các kiểm tốn
viên có một động cơ tài chính to lớn để đứng về phía lợi ích của nhà quản lý



16
và che dấu các thơng tin tài chính trọng yếu liên quan đến trách nhiệm pháp lý
bổ sung và không đề cập chúng trong các báo cáo thường niên. Tuy nhiên các
nghiên cứu của Svantrom (2013) lại cho thấy sự gia tăng chất lượng kiểm
toán khi gia tăng thực hiện các dịch vụ phi kiểm toán cho khách hàng. Antle
(2006) cũng đồng quan điểm với Svantrom khi tìm thấy tác động của việc thu
thập kiến thức lớn từ việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán cho cùng một
khách hàng. Các quan điểm của Svantrom và Antle cũng đồng thời được các
cơng ty kiểm tốn lớn ủng hộ. Tác động làm suy giảm hay gia tăng chất lượng
kiểm toán khi thực hiện dịch vụ phi kiểm toán đồng thời với dịch vụ kiểm
tốn do đó cịn nhiều tranh cãi.
c. Khuôn khổ pháp lý
Francis (2011) cho rằng các cơ chế được thiết lập, trong đó có khn khổ
pháp lý mà các hoạt động kiểm tốn được thực hiện có thể ảnh hưởng đến
chất lượng kiểm tốn.
d. Văn phịng thực hiện kiểm toán
Sự khác nhau về quốc gia, khu vực, thành phố của các văn phịng kiểm
tốn là một cơ sở dẫn đến chất lượng kiểm toán; bất kể rằng các văn phịng
này cùng thuộc một cơng ty kiểm tốn (Sundgren và Svantrom, 2012). Nghiên
cứu được thực hiện bởi Choi vào năm 2010 cho thấy rằng có một mối quan hệ
tích cực giữa quy mơ văn phịng kiểm tốn và chất lượng kiểm toán.
e. Nhiệm kỳ kiểm toán
Khi kiểm toán viên đương nhiệm có mối quan hệ lâu dài với khách hàng,
họ trở nên ít địi hỏi hơn trong việc áp dụng các cơng cụ kiểm tốn và quy
trình kiểm tốn tiên tiến để thực hiện kiểm tốn và thậm chí họ trở nên ít hồi
nghi hơn (Shockley, 1982). Trong khi đó, các nhà đầu tư và các tổ chức tài
chính trung gian coi việc tăng nhiệm kỳ kiểm toán là hướng đến việc cải thiện
chất lượng kiểm toán (Ghosh & Moon, 2005).



17
f. Nhiệm kỳ đối tác kiểm toán
Carey và Simnett (2006) thực hiện nghiên cứu tại Úc và kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng có một mối liên hệ giữa nhiệm kỳ đối tác kiểm toán và chất
lượng kiểm toán.Theo nghiên cứu này thì việc tăng nhiệm kỳ đối tác kiểm
tốn đi liền với xu hướng giảm phát hành báo cáo kiểm toán với lưu ý về khả
năng hoạt động liên tục; như một dấu hiệu của việc suy giảm chất lượng kiểm
toán.Tuy nhiên một nghiên cứu được thực hiện bởi Chi và Huang (2005) cho
thấy rằng việc gia tăng nhiệm kỳ đối tác kiểm toán giúp cải thiện chất lượng
kiểm tốn.
g. Tính độc lập của kiểm tốn viên
Mỗi kiểm tốn viên đều phải thực hiện kiểm toán tuân thủ theo các
chuẩn mực kiểm tốn và đó là u cầu tối thiểu để đảm bảo chất lượng kiểm
toán. DeAngelo (1981) sử dụng tính độc lập của kiểm tốn viên như một
thước đo chất lượng kiểm tốn. Cơ cho rằng các cơng ty kiểm tốn lớn độc
lập tài chính hơn các cơng ty kiểm tốn nhỏ vì họ khơng phụ thuộc vào một
nguồn tài chính duy nhất nào và họ có danh tiếng có thể bị mất đi và họ phải
duy trì sự độc lập để tránh đánh mất danh tiếng này hay dính vào các cuộc
kiện tụng. Francis và Wilson (1988) cũng ủng hộ quan điểm của DeAngelo
với lập luận rằng các cơng ty kiểm tốn lớn đã xây dựng được thương hiệu
trong thời gian dài vì vậy họ có xu hướng cung cấp chất lượng kiểm tốn cao
hơn các cơng ty nhỏ.
h. Quy mô khách hàng
Reynolds và Francis (2001) cho rằng kiểm tốn viên có thể thỏa hiệp
tính độc lập của mình trong quan hệ với các khách hàng lớn mà họ phụ thuộc
kinh tế. Bên cạnh đó, các khách hàng lớn có rủi ro tiềm tàng cao hơn đối với
các kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn (Reynolds & Francis, 2001).Cơng ty
kiểm có nguy cơ bị mất uy tín và đối mặt với nguy cơ kiện tụng lớn hơn và



18
kiểm toán viên phải đối mặt với nguy cơ bị xử phạt cao hơn khi không thực
hiện đúng các dịch vụ kiểm toán cho các khách hàng lớn hơn là các cơng ty
nhỏ (Shafer, 1999). Điều đó chứng tỏ quy mô khách hàng tác động theo cả hai
hướng đến chất lượng kiểm toán.
i.

Các yếu tố khác
Nghiên cứu của Madhogarhia (2009) cho rằng các cơng ty tăng trưởng
cao thì chất lượng kiểm tốn của các cơng ty này thường thấp hơn với mức độ
dồn tích kế tốn cao hơn bình thường.Tuy nhiên, Manry (2008) trong nghiên
cứu của mình nhận thấy khơng có mối liên hệ giữa các cơng ty tăng trưởng
cao và chất lượng kiểm tốn.
Để có một q trình kiểm tốn đạt chất lượng cao thì u cầu kiểm tốn
viên phải có năng lực và phán đốn nghề nghiệp tốt. Theo Smith và Kida
(1991), kiểm tốn viên có trình độ cao về chuyên môn và kinh nghiệm nghề
nghiệp với xu hướng ít sai lệch hơn. Ngồi ra một nghiên cứu về quỹ thời
gian kiểm toán của kiểm toán viên của Gramling cho thấy rằng chất lượng
kiểm tốn có thể bị suy giảm do sự sụt giảm thời gian kiểm toán để duy trì lợi
nhuận.

1.2.3 Mối quan hệ giữa chất lượng kiểm tốn và chất lượng báo cáo tài chính
Chất lượng kiểm toán là một phần của chất lượng báo cáo tài chính vì
chất lượng kiểm tốn làm tăng chất lượng báo cáo tài chính (Defond và
Zhang, 2013). Tuy nhiên chất lượng kiểm tốn khơng phải là thành phần duy
nhất của chất lượng báo cáo tài chính (trong nghiên cứu này tác giả ngầm
định báo cáo tài chính là báo cáo tài chính sau kiểm tốn), chất lượng báo cáo
tài chính còn bị ảnh hưởng bởi chất lượng báo cáo tài chính trước kiểm tốn
được quyết định bởi hệ thống báo cáo tài chính (hệ thống thơng tin tài chính)
của cơng ty. Mối quan hệ này được Defond và Zhang (2013) biểu diễn quan

công thức:


19
FRQ = f(AQ,R,I)
Trong đó:
FRQ: Chất lượng báo cáo tài chính
AQ: Chất lượng kiểm tốn
R: Hệ thống báo cáo tài chính
I: Đặc điểm nội tại của cơng ty
Chất lượng kiểm tốn theo đó chỉ đảm bảo chất lượng báo cáo tài chính
phù hợp với với hệ thống báo cáo tài chính và đặc điểm nội tại của doanh
nghiệp.
Chất lượng kiểm toán có thể được suy ra từ chất lượng lợi nhuận, chất
lượng kiểm toán cao hơn là sự giảm bớt mức độ điều chỉnh lợi nhuận và gia
tăng tính thơng tin của báo cáo tài chính (Jueming, Chu, Anqui, Xinyi, 2014).
Balsam (2003) cho rằng tồn tại mối quan hệ thuận giữa chất lượng kiểm tốn
và chất lượng báo cáo tài chính được đo lường bằng chất lượng lợi nhuận.
Nếu chất lượng lợi nhuận là cao, tính thơng tin và hữu dụng của lợi nhuận sẽ
mang tính phù hợp cao hơn. Các nghiên cứu gần đây đồng ý rằng chất lượng
kiểm toán là chất lượng lợi nhuận của báo cáo tài chính đã được kiểm toán
(Francis, 2011). Nhiều nghiên cứu sử dụng chất lượng báo cáo tài chính đo
lường bằng chất lượng lợi nhuận làm đại diện cho chất lượng kiểm toán bao
gồm: Chen (2008), Asthasa & Boone (2012), Koh (2013), Svantrom (2013),
Sotheara Riel và Carl Tano (2014) …
1.2.4 Đo lường chất lượng kiểm toán
Các nghiên cứu trước đây về chất lượng kiểm toán sử dụng nhiều biến
quan sát khác nhau để đo lường chất lượng kiểm toán. Chất lượng kiểm toán
là một khái niệm khó quan sát và định lượng cũng như việc người sử dụng
báo cáo tài chính khơng thể hồn tồn nhìn thấy các mức độ bảo đảm được

cung cấp bởi các cơng ty kiểm tốn (DeFond & Zhang, 2013). Phần dưới đây


20
trình bày các quan sát đại diện để đo lường chất lượng kiểm toán. Các quan
sát đại diện này được chia làm hai loại là đo lường dựa vào yếu tố đầu vào và
đo lường dựa vào yếu tố đầu ra.
a. Phép đo dựa vào yếu tố đầu vào
Đo lường dựa vào các yếu tố đầu vào được sử dụng cho các nghiên cứu
chú ý đến yếu tố đầu vào của kiểm tốn. Nhưng vì đầu vào kiểm tốn khơng
đảm bảo rằng chúng tương ứng với kết quả kiểm toán và do đó quan sát này
khá khơng ổn để do lường chất lượng kiểm toán (Defond & Zhang, 2013).
Dưới đây là các yếu tố đầu vào dùng để đo lường chất lượng kiểm tốn.
• Đặc điểm kiểm tốn
Đặc điểm kiểm tốn như là độ lớn của cơng ty kiểm tốn; thường được
chia thành nhóm BIG4 hay khơng phải BIG4, tức trong nhóm 4 cơng ty kiểm
tốn lớn nhất thế giới hay ngồi nhóm này; hoặc chun ngành kiểm tốn
(khách hàng tập trung vào nhóm ngành nào).
• Phí kiểm tốn
Phí kiểm toán là một quan sát phổ biến thường được sử dụng để đo
lường chất lượng kiểm toán. Các nghiên cứu sử dụng phí kiểm tốn để đo
lường chất lượng kiểm tốn cho rằng phí kiểm tốn đại diện cho cả hai yếu tố
cung và cầu kiểm toán hay khách hàng sẵn sàng trả phí kiểm tốn cao hơn cho
kết quả kiểm toán chất lượng hơn. Đồng thời họ cũng cho rằng lợi thế của
quan sát này là nó là phép đo liên tục có thể nắm bắt được sự thay đổi nhỏ
trong chất lượng kiểm toán. Một nhược điểm lớn của quan sát này đó là chi
phí kiểm tốn bị ảnh hưởng bới nhiều yếu tố khác (Defond & Zhang, 2013).
b. Phép đo dựa vào yếu tố đầu ra



21
Phép đo dựa vào các yếu tố đầu ra sử dụng các yếu tố đầu ra của q
trình kiểm tốn nhằm đo lường chất lượng kiểm toán. Dưới đây là các quan
sát theo yếu tố đầu ra dùng để đo lường chất lượng kiểm tốn.
• Sai sót trọng yếu:
Khi một kiểm tốn viên phát hiện các sai sót thì họ phải thơng báo cho
ban quản lý và ban kiểm tốn cơng ty. Những người này có thể chọn khơng
sửa chữa những sai sót đó nếu họ cho rằng chúng khơng trọng yếu. Tuy nhiên
việc xem xét giá trị nào là trọng yếu hay không trọng yếu phụ thuộc vào đánh
giá chun mơn và đo đó có khả năng rằng những đánh giá này bị ảnh hưởng
bởi các vấn đề chiến lược của cơng ty (Keune và Johnstone, 2012).
Sai sót trọng yếu thường được đo lường bằng cách xem xét việc điều
chỉnh các báo cáo tài chính đã phát hành; chúng ít khi xảy ra và dưới sự kiểm
soát trực tiếp của cơng ty kiểm tốn và được coi là sai sót kiểm tốn quan
trọng (Defond & Zhang, 2013).
Phép đo này chỉ biểu diễn chất lượng kiểm toán thấp và là một phép đo
nhị phân, do đó phép đo này khơng biểu diễn được sự thay đổi nhỏ trong chất
lượng kiểm tốn và cũng có những trường hợp khi mà sai sót trọng yếu xảy ra
nhưng khơng được phát hiện và sửa chữa bởi cơng ty kiểm tốn và các bên
liên quan.
• Ý kiến kiểm tốn
Một ý kiến về khả năng hoạt động liên tục có ý nghĩa rằng kiểm tốn
viên có nghi ngờ đáng kể về khả năng cơng ty được kiểm tốn có tiếp tục hoạt
động hay khơng (Defond & Zhang, 2013). Carson (2013) giải thích rằng các
đánh giá này dựa trên các bằng chứng thu thập được trong q trình kiểm tốn
và nếu có bằng chứng về khả năng cơng ty được kiểm tốn sẽ khơng tiếp tục
hoạt động, kiểm tốn viên phải u cầu thơng tin từ nhà quản lý để giải quyết
vấn đề. Carson tiếp tục lưu ý rằng nếu các kiểm toán viên tiếp tục nghi ngờ



22
về khả năng tiếp tục hoạt động của công ty được kiểm tốn và điều này khơng
được trình bày đầy đủ trong báo cáo tài chính thì kiểm tốn viên phải điều
chỉnh ý kiến kiểm tốn và trình bày lý do đối với mối lo ngại của mình.
Một sự suy giảm xu hướng của kiểm toán viên trong việc phát hành các
ý kiến kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng được xem
như việc các kiểm tốn viên khơng chịu đựng được các áp lực từ nhà quản lý
và do đó chất lượng kiểm tốn được xác định là suy giảm (DeFond & Zhang,
2013). DeFond & Zhang (2013) cũng cho rằng đây là một quan sát trực tiếp
để đo lường chất lượng kiểm tốn vì kiểm tốn viên có tồn quyền ra ý kiến
kiểm tốn và là một sự nghiêm trọng khi kiểm tốn viên khơng đưa ra ý kiến
thích hợp. Tuy nhiên DeFond & Zhang (2013) cũng lưu ý rằng phép đo này
chỉ biểu diễn được chất lượng kiểm tốn thấp và khơng phản ánh được sự thay
đổi nhỏ trong chất lượng kiểm toán và ý kiến này chỉ được trình bày cho các
cơng ty có hiểu quả kinh tế kém và khơng nói gì trường hợp các cơng ty có
hiệu quả kinh tế tốt.
• Đánh giá của người sử dụng thông tin
Đo lường dựa trên đánh giá của người sử dụng thông tin là phép đo
lường chất lượng kiểm toán dựa trên cách người sử dụng thông tin cảm nhận
và phản ứng với những thơng tin được kiểm tốn (Defond& Zhang, 2013) Ví
dụ về các quan sát của phép đo này bao gồm: sự phản ứng của thị trường
chứng khoán với các sự kiện được kiểm toán, đánh giá của ủy ban kiểm toán
về chất lượng kiểm toán, sự thay đổi trong thị phần của cơng ty kiểm tốn …
Defond và Zhang (2013) xem đây là một phép đo gián tiếp của chất
lượng kiểm toán, đặc biệt khi các phản ứng của nhà đầu tư được đo lường khi
mà kiểm tốn có tác động rất nhỏ đến việc định giá công ty so với hiệu quả
hoạt động của công ty và các yếu tố kinh tế toàn cầu. Hơn nữa với các phản


23

ứng của thị trường chứng khoán là ảnh hưởng của nhiều sự kiện khác nhau
bên ngồi yếu tố kiểm tốn, đo đó phép đo này là vơ cùng gián tiếp.
• Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh
Mục tiêu của đo lường chất lường chất lượng lợi nhuận là nghiên cứu
mức độ đại diện của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm phản ánh
các sự kiện kinh tế và một trong những mục đích chính của kiểm toán là ngăn
nhà quản lý đưa ra các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn thực tế
(Defond & Zhang, 2013). Và quản trị lợi nhuận là kim chỉ nam của báo cáo
tài chính chất lượng thấp (Kinney, 2004).
Chất lượng kiểm tốn được xem xét thơng qua chất lượng lợi nhuận của
BCTC đã được kiểm toán, thường được đo lường bằng biến kế tốn dồn tích
có thể điều chỉnh (DA). Lợi nhuận được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh gồm hai phần là phần dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và
phần giá trị kế tốn dồn tích. Và phần giá trị kế tốn dồn tích này gồm hai
phần: Phần khơng điều chỉnh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và phần
điều chỉnh bởi các hành vi kế toán bị thao túng bởi nhà quản lý.
Defond và Zhang (2013) chỉ rõ rằng DA không phải là một quan sát đo
lường trực tiếp chất lượng kiểm tốn như là ý kiến kiểm tốn vì kiểm tốn
viên khơng thể kiểm sốt trực tiếp DA như đối với việc đưa ra ý kiến kiểm
toán. Nếu quản trị lợi nhuận trong phạm vi cho phép của chuẩn mực và quy
định kế tốn thì nó khơng phải là một vi phạm nghiêm trọng. Defond và
Zhang (2013) cũng chỉ ra rằng phép đo này có bất lợi là thiếu sự đồng nhất về
cách thức đo lường quản trị lợi nhuận để phản ánh kết quả nghiên cứu. Tuy
nhiên hai ông cho rằng quan sát này nắm bắt được sự thay đổi nhỏ trong chất
lượng kiểm toán xảy ra trong giới hạn chuẩn mực kế toán được áp dụng và lợi
thế khác là quan sát này đại diện cho chất lượng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh là mục tiêu cuối cùng kiểm toán.


24

c. Các mơ hình đo lường biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh (DA)
- The Healy Model (1985)
TA it

NDAit =

∑A
t

it −1

n

Discretionary accruals (DA) = TAt/At-1 - NDAt
Trong đó:
NDAit

: Non discretionary accruals năm sự kiện t của công ty i

Taiit

: Total accruals năm t của công ty i

Ait

: Tổng tài sản năm t của công ty i

n

: Số năm trong kỳ ước tính


t

: t-n; t-n+1; ...; t-1 trong kỳ ước tính

- The DeAngelo Model (1986)
Biến kế tốn khơng thể điều chỉnh của công ty i tại năm sự kiện t:

NDAit =

TA it −1
Ait − 2

Biến kế tốn có thể điều chỉnh của công ty i tại năm sự kiện t:

DAit =

TA it
− NDAit
Ait −1

- The Jones Model (1991)
NDAt = α1

1
∆REVit
PPEt
+ α2
+ α3
Ait−1

Ait−1
Ait−1

Trong đó:
REVt

= Doanh thu thuầnt – Doanh thu thuầnt-1

PPEt

: Nguyên giá TSCĐ hữu hình cuối năm t

At-1

: Tổng tài sản cuối năm t-1

α1, α2, α3 : các tham số của từng cơng ty
Ước tính các tham số α1, α2, α3 thơng qua mơ hình sau ở kỳ ước tính:


25
TA it
∆REVit
PPEit
1
= a1
+ a2
+ a3

Ait −1

Ait −1
Ait −1
Ait −1

Trong đó:
a1, a2, a3 : Kết quả ước tính α1, α2, α3 thơng qua ước tính OLS
TAit

: Total accruals của năm t của công ty i

ε

: Residual, tương đương với phần discretionary accruals

- The Modified Jones Model (1991)
NDAit = α 1

∆REVit − ∆RECit
PPEit
1
+α2
+ α3
Ait −1
Ait −1
Ait −1

Trong đó:
RECt

= Phải thu khách hàng nett – Phải thu khách hàng nett-1


- Industry Model (Mô hình ngành) của Dechow và Sloan (1991)

NDAit = β 1 + β 2 median j

TA t
At −1

Trong đó:
β1, β2

: Các ước tính OLS trong kỳ ước tính

- Friedlan Model (1994)
Mơ hình Friedlan (1994) là một biến thể của mơ hình DeAngelo

TA it
A
NDAit
DAit = it −1 −
Sales it Sales it −1
Trong đó:
Salesit

: Doanh thu năm t của cơng ty i


×