Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tuthienbao com luan chuyen de bao chi voi kinh te 1245

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.71 KB, 14 trang )

Tuthienbao.com

Bài Tiểu Luận
CHUYÊN ĐỀ BÁO CHÍ VỚI KINH TẾ

Đề Tài:

Những yêu cầu đối với nhà báo
viết về kinh tế trong quá trình
hội nhập toàn cầu

1


LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra và đòi hỏi
không ít thách thức đối với các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, các cơ quan chức
năng… Trong đó có cả lĩnh vực báo chí của chúng ta.
So với những dòng báo chí khác như: Báo chí chính trị; Báo chí văn hóa
– xã hội,… báo chí kinh tế ở nước ta là một trong những mảng còn hết sức mới
mẻ trog làng báo Việt Nan. Đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu tổng thể
bào về lĩnh vực này.
Khác với phóng viên trong các lĩnh vực khác, để trở thành một nhà báo
kinh tế chuyên nghiệp, điều đầu tiên cần là: chúng ta phải có một cái nền những
kiến thức kinh tế sơ đẳng nhất, sau đó mới là những kỹ năng báo chí.
Với đề tài tiểu luận các Chuyên đề báo chí, phần Chuyên đề Báo chí với
kinh tế là: “Những yêu cầu đối với nhà báo viết về kinh tế trong quá trình hội
nhập toàn cầu” chúng tôi sẽ làm rõ một số vấn đề mà người phóng viên kinh tế
cần phải có để tác nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài tiểu luận về chuyên đề báo chí với kinh tế
này, chúng tôi cũng không thể nói hết được những ý kiến, những bài phân tích


của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực báo chí và kinh tế.

2


NỘI DUNG
I. TOÀN CẦU HÓA VÀ BỨC TRANH CỦA KINH TẾ HIỆN NAY:
Chúng ta bắt đầu câu chuyện làm ăn quốc tế bằng hình tượng về “Con
đường tơ lụa”. Khi người Trung Quốc mở con đường trao đổi hàng hóa với
người Ả Rập thì trong lịch sử của loài người, đây là sự kiện đầu tiên mở đường
cho sự giao thương giữa các quốc gia với nhau và từ đó hình thành nên một nền
thương mại quốc tế. Qua các quá trình phát triển tạo ra một sự lện thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia và khái niệm “Toàn cầu hóa xuất hiện”. Thuật ngữ Toàn cầu
hóa (Globalization) xuất hiện đầu tiên trong từ điển của Anh vào năm 1961 và
được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thấp niên 1980 trở lại đây để diễn đạt một
xu thế mới trong quan hệ quốc tế hiện đại. Toàn cầu hóa là một hiện tượng hay
một quá trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự tùy thuộc lẫn nhau trên nhiều
mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế làm tăng sự tùy thuộc lẫn nhau trên nhiều mặt
của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa đến môi trường…)
giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa xét về bản chất là một quá trình phụ thuộc, tác
động lẫn nhau của tất cả các khu vự đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các
quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

3


II. HỘI NHẬP:
Ở Việt Nam, hội nhập (cách nói ngắn gọn của cụm từ “hội nhập kinh tế
quốc tế”) còn là một khái niệm khá mới mẻ, được sự dụng nhiều từ thập niên
1990 trở lại đây.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị
trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới qua các nỗ lực tự do hóa và
mở cửa nền kinh tế.
Bức tranh chung của kinh tế thế giới hiện nay hình thành các khối kinh tế,
các tổ chức kinh tế toàn cầu: Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhu
cầu giao lưu kinh tế giữa các quốc gia đến mỗi thời điểm nào đó bắt đầu xuất
hiện và hình thành nên một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế. Có thể coi “con
đường tơ lụa” giữa Trung Quốc và Trung Đông là điểm khởi đầu cho việc buôn
bán giao lưu quốc tế trong lịch sử giao thương giữa các quốc gia trên thế giới.

4


III. NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CỦA NHÀ BÁO KINH TẾ:
Một trong những yếu tố cần thiết để trở thành nhà báo kinh tế chính là
việc trau dồi những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế. Bởi sẽ không
thể có những sản phẩm tốt, tác phẩm tốt nếu bản thân người viết không nắm
được vấn đề, tìm hiểu vấn đề.
Tất nhiên, phỏng viên sẽ không thể viết được những bài chuyên sâu trong
lĩnh vực kinh tế nếu thiếu kiến thức. Chảng hạn sẽ không thể viết “hay”, viết
“trúng”, về tổ chức thương mại thế giới nếu chính họ không hiểu về WTO, quan
hệ của Việt nam với tổ chức này hay những lợi ích mà Việt nam có được khi gia
nhập WTO. Hoặc viết về ODA , nếu không hiểu cơ chế cho vay ODA các nước
dành cho Việt nam thế nào có lẽ cũng sẽ khó viết.
Kiến thức về chuyên môn kinh tế, mặt khác sẽ tạo cho người viết sự tự tin
khi tiếp nhận với các đối tượng cần phỏng vấn. Chắc chắn, ta không thể đến gặp
chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, … mà không có gì trong đầu,
hay cũng không thể xin phỏng vấn Tom Cannon (Giáo sư hàng đầu về hoạch
định Kinh tế của Anh mới sang Việt Nam) khi bản thân người phóng viên không
giỏi về kinh tế, không am hiểu về kinh tế thế giới hay mối tương quan giữa kinh

tế Việt Nam với kinh tế thế giới.
Yếu tố thứ hai cần chú trọng là vấn đề cập nhật thông tin, kiến thức
kinh tế là kiến thức gốc, nếu không bám sát sự kiện, theo dõi sự kiện, các yếu tố
thị trường, thông tin từ thị trường toàn cầu, phóng viên sẽ bị “cũ”, lạc hậu và sai
lệch khi viết bài.
Một ví dụ rõ nét là khi viết về chứng khoàn, ngoài kiến thức nền người
viết phải nắm được chỉ số giao dịch, các biến động về chứng khoán trong ngày.
Tất yếu bài viết phải lý giải được đằng sau biến động ấy là “cái gì đang xảy ra?”,
“Nó sẽ tác động đến thị trường chứng khoán như thế nào” và liệu ta có thể “dự
báo” cho những ngày tới. Hoặc viết về Bất động sản, người viết không chỉ phải
5


nắm vững luật mà còn phải cập nhật, có các nguồn tin mới và nóng để viết. Tóm
lại đã làm báo kinh tế thì bản than người viết phải là những chuyên gia kinh tế,
thực sự am hiểu những lĩnh vực mà họ đang phụ trách.
Một điểm đáng lưu ý trong vấn đề này là cập nhật thông tin không chỉ từ
phía thị trường mà phóng viên kinh tế phải có thêm các thông tin từ đối tác, từ
người cần phỏng vấn hiểu thêm về sở trường của họ cũng có nghĩa là phóng viên
sẽ có thể tiếp cận sâu hơn, bài bản hơn để từ đó có những sản phẩm tốt hơn.
* Theo tôi, ngoài những vấn đề đã nêu ở trên, một nhà báo kinh tế cần
chú trọng các yếu tố sau:
Về lý thuyết, cấn nắm vững các nguyên lý trọng yếu có trong cuốn “kinh
tế vĩ mô” và “kinh tế vi mô”. Tất nhiên, sẽ có những ý kiến phản bác ý kiến này
rằng tại sao ta vẫn cần phải đọc sách, nhất là những cuốn sách mang nặng tính lý
thuyết kinh tế như trên. Song, vì rằng, cái gì cũng cần có nền tảng, anh không thể
có những thông tin về chính sách về chủ trương mới, không thể chọn lọc những
thông tin đa chiều nếu không có cái gốc để so sánh. Quan điểm của tôi là, đọc
sách sẽ giúp ta khái quát thêm, só sánh được điểm nào cần lưu ý khi tiếp cận vấn
đề. Ví dụ, cuốn kinh tế vĩ mô sẽ giúp nhà báo kinh tế khái quát 4 vấn đề chính, 4

công cụ chính sách của Nhà nước là: Chính sách Tài khóa, chính sách tiền tệ,
chính sách ngoại thương và chính sách thu nhập.
Điểm thứ 2, phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với các chuyên gia kinh
tế, các Vip kinh tế, các bộ ngành và các đồng nghiệp làm báo khác.
Tất nhiên, xây dựng mối quan hệ ở đây không phải là cầu cạnh, xin xỏ
hay nhờ vả, mà kết than ở đây cần hiểu theo tinh thần xây dựng kết thân với họ,
cần dựa trên các mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lần nhau.
Trong mảng quốc tế, thì yếu tố xây dựng quan hệ cũng không kém phần
quan trọng so với mảng kinh tế. Tại các cuộc họp, hội nghị, nhóm tư vấn, các
nhà tài trợ cho Việt nam, nếu không quen và thân họ (đặc biệt là các chuyên gia,
6


các nhà tài trợ nước ngoài như EU, ADB, WB..) sẽ rất khó khi tiếp cận họ và để
phỏng vấn họ những vấn đề mà mình mong muốn. Tôi cũng chia sẽ quan điểm là
sự kết thân này phải dựa trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng, muốn vậy thì phóng
viên phải chứng tỏ được năng lực của mình trong quá trình theo dõi ngành. Như
phần trên tối đã đề cập không thể đến gặp ông Lê Đăng Doanh, bà Phạm Chi
Lan, ông Trần Thiên Kim, ông Kung Paul Man hay Tom Cannon… với một “cái
đầu rỗng”. Tất nhiên, để trở thành một PV kinh tế giỏi, người phóng viên phải tự
trau dồi cọ xát, thể hiện mình bằng tác phẩm để xin gặp các VIP. Họ không chỉ
trả lời phỏng vấn, mà họ sẽ chía sẻ với mình những điều họ nghĩ. Tôi xin nhấn
mạnh đặc biệt vào cụm từ “chia sẻ những điều họ nghĩ”, và đây sẽ là yếu tố khai
thác viết bài sâu hơn.
Một kinh nghiệm nữa mà tôi cho rằng khá thiết thực là việc phóng viên
kinh tế phải “nhập cuộc”. Nhập cuộc ở đây tức là phóng viên kinh tế nếu có
điều kiện thì cũng nên thử sức trong lĩnh vực chứng khoán, vàng, bất động sản…
Cảm nhận của “người trong cuộc” báo giờ cũng là yếu tố cần thiết để hiểu được
mọi khía cạnh tâm lý, từ đó có những góc cạnh mới trong bài viết.
Một điểm cần lưu ý nữa là vấn đề chọn đề tài, góc cạnh để viết. Muốn viết

hay phải có ý tưởng tốt. Quan điểm này là hoàn toàn xác đáng. Cách tiếp cận,
tìm kiếm đề tài như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tư liệu, phát hiện từ các
thông tin, dữ liệu báo chí hàng ngày và cả nguồn tin từ các đồng nghiệp.
Việc xây dựng cầu trúc tác phẩm cũng cần có cách nhìn hợp lý. Vấn đề
nào cần đưa lên trên, vấn đề nào cần xoáy sâu phân tích. Điều này phụ thuộc
phần lớn vào năng lực của phóng viên, cách khai thác vấn đề cho trúng và đúng.

7


IV. NHỮNG VẤN ĐỂ CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN BÀI PHỎNG VẤN
VỀ KINH TẾ:
Có một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý:
Ngoài kiến thức chuyên môn về vấn đề mình cần phỏng vấn, thì việc tìm
hiểu đối tượng được phỏng vấn là hết sức quan trọng. Sở trường của họ là gì, họ
sẽ trả lời ta ở khía cạnh nào? Ở đây lại nảy sinh một vấn đề, chủ đề để phỏng
vấn. Nói tóm lại nếu tìm được chủ đề nóng được dư luận quan tâm thì sẽ có được
một bài phỏng vấn hay. Tôi xin nêu một ví dụ: Thời gian gần đây, bảo lảnh cho
vay. Doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì cần đặt ra vấn đề
gì? Nguồn vốn giả ngân của nhà nước lien quan đến lĩnh vực đó như thế nào? Đó
là những vấn đề phóng viên cần tìm hiểu. Theo tôi, đối với vấn đề này sẽ cần có
kết cấu câu hỏi phỏng vấn khá chặt chẽ để làm rõ một số thông tin vướng mắc
trong quá trình bảo lãnh cho vay. Xin nêu sườn câu hỏi, để tiện chứng minh cho
luận điểm trên:
- Thưa ông, hiện nay số vốn giả ngân cho vay thông qua bảo lãnh tín
dụng của ngân hàng Đầu tư phát triển Việt nam chỉ khoản 3500 tỷ đồng, khá
nhỏ so với con số gần 400 nghìn tỷ đồng giải ngân cho vay lãi suất. Vậy vướng
mắc đặt ra ở đâu?
- Tỷ lệ hồ sơ được ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh chiếm tỷ lệ
báo nhiêu trong số hồ sơ bảo lãnh cho vay?Số hồ sơ còn lại không được bảo

lãnh thì nguyên nhân do đâu, thưa ông?
- Vậy thì con số 3500 tỷ đồng bảo lảnh tín dụng cho vay có thấp không
thưa ông?
- Thực tế cho thấy số hồ sơ xin bảo lãnh vay vốn không nhiều (con số mới
đạt chỉ khoảng 1400 hồ sơ), cho dù số lượng hồ sơ xin bảo lãnh thực tế là có,
ông đánh giá thế nào về tỷ lệ hồ sơ được cho là khá thấp này?

8


- Ông có lưu ý gì với các Doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay để tiếp
cận với vốn hỗ trợ lãi suất thông qua bảo lãnh?
- Hiện nay, nhiều Doanh nghiệp vẫn kiến nghị cho vay ưu đãi. Với thực tế
cho vay bảo lãnh Doanh nghiệp còn thấp, ông đánh giá thế nào trước các đề
xuất của Doanh nghiệp?
- Một số dấu hiệu cho thấy ngân hàng sẽ thắt chặt cho vay. Điều này đang
báo hiệu khó khăn với DN, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Xin cảm ơn ông!
Với sườn câu hỏi phỏng vấn này tôi cho rằng người được phỏng vấn sẽ trả
lời vì rằng các thông tin mà phóng viên quan tâm. Thậm chí, vô tình họ sẽ đưa ra
các dự đoán về vấn đề cho vay, bảo lãnh đối với Doanh nghiệp trong thời điểm
tới. Tất nhiên, để lên được sườn câu hỏi này, Phóng viên phải khá am hiểu vấn
đề, và bám sát tới từng chi tiết.
Theo tôi một cuộc phỏng vấn kinh tế hay bất kỳ lĩnh vực gì cũng đòi hỏi
các yếu tố như vậy. Thậm chí, còn phải đề cập thẳng những vấn đề nhạy cảm,
đụng chạm đến quan hệ thương mại Việt Nam, các nước. Làm thế nào để khéo
léo xử lý các vấn đề này? Theo tôi đó là do kỹ thuật đặt câu hỏi và tự sự nhạy
bén của phóng viên.
Xin lấy thêm một ví dụ minh chứng cho luận điểm này, là vấn đề cho phép
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được xuất gạo. Vấn đề đặt ra

cho một cuộc phỏng vấn là: Liệu chủ trương cho Doanh nghiệp FDI xuất khẩu
gạo có đúng đắn hày không? Và nếu có, ta cần thực hiện như thế nào?
Trước hết, chủ trương này là đúng đắn. Khi xây dựng câu hỏi phỏng vấn,
đây sẽ là yếu tố đặt ra đầu tiên. Dựa vào câu trả lời của các chuyên gia, phóng
viên sẽ đề cập sâu vấn đề dư luận và Doanh nghiệp quan tâm tiếp theo.
Chẳng hạn như có nên thành lập hiệp hội các Doanh nghiệp FDI xuất khẩu
phân phối gạo? Lợi ích của chủ trương này đối với Việt Nam? Vấn đề giám sát
9


thực hiện chủ trương này ra sao? Và liệu chủ trương này tác động như thế nào
đến thương hiệu gạo Việt Nam? Trong lĩnh vực này nảy sinh một vấn đề: Khả
năng cạnh tranh giữa gạo Việt nam với gạo Thái lan ra sao?
Trong phần phỏng vấn, các chuyên gia kinh tế sẽ nêu ra ý kiến của mình
và từ đó phóng viên sẽ khái quát, dẫn dắt độc giả theo các hướng thông tin mong
muốn, để người đọc hiểu thêm và rõ hơn về vấn đề này. Tất nhiên, phóng viên
phải có sự nhạy cảm chính trị để lược bỏ những chí tiết có thể sẽ tác động đến
khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường.
Theo tôi, để có được một cuộc phỏng vấn kinh tế tốt phản ánh rõ vấn đề,
phóng viên cần có sự chuẩn bị nhiều yếu tố, trong đó nổi bật nhất là xây dựng ý
tưởng phỏng vấn rõ rang, trúng và hiệu quả. Cùng với đó là các yếu tố hỗ trợ như
kiến thức nền, tìm kiếm thông tin và sẳn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra.

10


V. ĐỂ CÓ MỘT TÁC PHẨM BÁO CHÍ KINH TẾ MANG TÍNH
CHUYÊN NGHIỆP:
1. Trước hết phải chọn được đề tài (hoặc phải có ý tưởng) tốt:
Một ý tưởng hay quyết định đến 50% tác phẩm đó hay hay không. Do đó

việc tìm đề tài, ý tưởng luôn là một công việc khó.
Tìm ý tưởng hay đề tài cho một bài viết phải:
- Tìm qua tài liệu.
- Tìm qua dư luận xã hội.
- Tìm qua ý tưởng của lãnh đạo, qua nghị quyết, qua các bài phát biểu…
2. Viết báo kinh tế không nhất thiết phải chỉ viết về sự kiên kinh tế:
Mà chúng ta có thể viết cả về sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
thể thao… những sự kiện mang hơi thở của đời sống xã hội nhưng được nhìn
dưới góc nhìn về kinh tế (tiền bạc, lợi nhuận, vốn liếng, hiệu quả kinh tế…).
Một tác phẩm báo chí kinh tế hay là tác phẩm có nhiều chi tiết đặc sắc, lựa
chọn chi tiết, phải có người trong cuộc, tự nhân vật sẽ cho thấy tầm quan trọng
của vấn đề mình nêu. Nên có trích dẫn ý kiến người người trong cuộc (nên hiểu
người trong cuộc là các chuyên gia, các nhà quản lý) vì có người trong cuộc, tính
thuyết phục vủa tác phẩm cao hơn, sống động hơn.
Tóm Lại, một tác phẩm báo chí kinh tế hay cũng như nhiều lĩnh vực khác
muốn mềm mại phải “nhân bản hóa”, phải đưa yếu tố con người, những chi tiết
rất đời vào trong bài viết và bên cạnh đó tác phẩm báo chí hay phải giàu kiến
thức, thông tin nổi bật, chính kiến sâu sắc… và phải có ý kiến người trong cuộc
(tức là phải có ý kiến của chuyên gia, của người trong cuộc sẽ làm cho tác phẩm
mang hơi thở của đời sống hơn).

11


KẾT LUẬN
Như vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà báo cần phải luôn
trau dồi kiến thức phong phú về kinh tế. Luôn lắng nghe mọi nguồn tin và biết
chọn lọc nguồn tin có lợi và nguồn tin thất thiệt.
Trong quá trình khai thác và thu thập thông tin cũng đòi hỏi tới trình độ
hiểu biết cả nhà báo, phải nắm bắt được nhiều thông tin càng tốt…

Để có một tác phẩm báo chí kinh tế mang tính chuyên nghiệp, đều phải
trải qua 3 khâu cơ bản của quá trình thực hiện tác phẩm:
- Chọn đề tài.
- Triển khai đề tài.
- Dựng bài viết, tác phẩm.
Trước hết phải chọn được đề tài hay, ý tưởng tốt. Viết báo kinh tế không
nhất thiết phải chỉ viết về sự kiện kinh tế. Bố cục, trình bài bài viết phải hợp lý,
cơ cấu cân đối. Trong bài viết cần phải chọn chi tiết đắt, phải có người trong
cuộc, tự nhân vật sẽ thấy quan trong của vấn đề mình nêu.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thời báo Kinh tế Việt Nam;
2. Báo Tuổi trẻ;
3. Báo Tiền Phong;
4. Thời báo Kinh tế Sài Gòn;
5. Báo Đầu tư;
6. Báo Lao động;
7. Các trang website như:
- vietnamnet,
- vnexpress,
- dantri,
- tintuc…

13


MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

LỜI NÓI ĐẦU

1

NỘI DUNG

2

I. Toàn cầu hóa và bức tranh kinh tế hiện nay

2

II. Hội nhập

3

III. Những phẩm chất cần thiết của nhà báo kinh tế
IV. Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện bài

4

phỏng vấn về kinh
V. Để có một tác phẩm báo chí kinh tế

7
10


mang tính chuyên nghiệp
KẾT LUẬN

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

MỤC LỤC

13

14



×