Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

Kiểm Soát Chất Lượng Môi Trường Đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.04 KB, 37 trang )

Tiểu Luận
ĐỀ TÀI: Kiểm Soát Chất Lượng Môi Trường Đất

Tuthienbao.com



Hướng Dẫn: Th.S Phạm Thị Mai Vân
Nhóm Thực Hiện:
Nguyễn Minh Đức
- Nguyễn Mạnh Linh
- Nguyễn Hồng Ninh
- Nguyễn Lâm Tùng
- Phạm Xuân Huy
- Nguyễn Xuân Hữu
-


NỘI DUNG


I. ĐẶT VẤN ĐỀ



II. Hiện Trạng Tài Nguyên Đất Của Việt Nam



III. Nguyên Nhân Suy Thoái Đất




IV. Các Biện Pháp Hạn Chế Và Cải Tạo Ô Nhiễm
Đất



V. Công Cụ, Chế Tài Xử Phạt


I. Đặt Vấn Đề
Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai
nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và
thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp.
Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như:
- Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an
ninh sinh thái và an ninh lương thực;
- Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải;
- Nơi cư trú của động vật đất;
- Lọc và cung cấp nước,...
- Địa bàn cho các công trình xây dựng


Đất là tài nguyên vô giá nó gắn chặt với đời sống con
người, đất làm nhà ở, đất để sinh sống, đất để canh tác, đất để
sản xuất mọi hoạt động của con người đều phần nào liên quan
tới đất. Hiện nay vấn đề đất đai lại nóng hơn bao giờ hêt,
không chỉ đất ở, đất sản xuất nông nghiệp mà đất rừng cũng
được mọi người vô cùng quan tâm.
Với vai trò vô cùng quan như vậy thì cũng cần phải có

nhiều những điều luật quy định về cách thức sử dụng và bảo
vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về vấn đề này thì khá là phong phú và đa dạng


II. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Ở VN

Hiện trạng sử dụng đất năm 2001


Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá
trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những quá trình thoái
hoá đất nghiêm trọng ở Việt Nam là:
- Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý,
chăn thả quá mức. Theo Trần Văn ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999) >60% lãnh
thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức >50tấn/ha/năm;
- Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất
cân bằng dinh dưỡng,... Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình trên thế
giới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêm
trọng.


- Ô nhiễm do nền công nghiệp phát triển, gia tăng dân số… Đất được sử
dụng làm nơi chôn chất thải, nơi các quá trình lắng đọng từ không khí, hấp
phụ từ các nguồn sông, suối…


III. Nguyên Nhân Gây Suy Thoái
Đất



Quá trình rửa trôi và xói mòn đất:
Đây là quá trình phổ biến vì 3/4
diện tích đất tự nhiên là đồi núi, có
độ dốc cao, lượng mưa lớn lại tập
trung  4  -5  tháng  trong  mùa  mưa,
chiếm tới  80%  tổng  lượng  mưa
 năm. Ngoài ra, quá trình xói mòn,
rửa trôi gia tăng do hoạt động của
con người mà đặc trưng là: mất rừng,
đốt nương làm rẫy và canh tác không
hợp lý trên đất dốc..




Quá trình hoang mạc hoá
hoang mạc hoá là quá trình
tự nhiên và xã hội phá vỡ cân
bằng sinh thái của đất, thảm thực
vật, không khí và nước ở các
vùng khô hạn và bán ẩm ướt...
Quá trình này xãy ra liên tục, qua
nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút
hoặc huỷ  hoại  hoàn  toàn  khả
 năng  dinh  dưỡng  của  đất
 trồng,  giảm  thiểu  các điều kiện
sinh sống và làm gia tăng sinh
cảnh hoang tàn



Hiện nay hiện tượng hoang mạc hoá thể hiện rõ nhất trên đất trống
đồi núi trọc, không còn lớp phủ thực
vật, địa hình  dốc,  chia  cắt  mạnh,  nơi  có  lượng  mưa  thấp
 (700- 1500mm/năm), lượng  bốc  hơi  tiềm  năng  đạt  1000 1800mm/năm  (Ninh  Thuận,  Bình Thuận, Cheo Reo, Sông Mã, Yên
Châu). Ở Việt Nam, do hậu quả của việc phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử
dụng đất không bền vững qua nhiều thế hệ (du  canh,  du  cư,  độc  canh,
 quãng  canh…)  nên  đất  bị  thoái  hoá  nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả
năng sản xuất và khả năng hoang mạc hoá ngày càng phát triển.




Quá trình xâm ngập mặn
Qúa trình suy thoái đất do hiện tượng xâm ngập mặn diễn ra chủ yếu ở
những tỉnh ven biển có đường bờ biển kéo dài và có độc cao so với mực nước
biển thấp. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở những tỉnh ĐBSCL .


Căn cứ vào nồng độ muối hoà tan với tỷ lệ clo trong đó, Hội Khoa học Đất Việt
Nam chia đất mặn ra

Độ Mặn

Tỉ lệ muối hòa tan(%)

Nồng độ Cl (%)

>1


>0.25

0.5 - 1

0.15 – 0.25

Mặn trung bình

0.25

0.05 – 0.15

Mặn ít

<0.25

<0.05

Rất mặn
Mặn nhiều

+ Đất mặn ngoài đê biển (đất mặn sú vẹt): Diện tích 105.300ha, thường
xuyên ngập nước biển và chỉ thích nghi với tập đoàn câyrừng ngập mặn, như:
đước, sú, vẹt, mắm, bần,... Tuy có diện tích ít nhưng vô cùng quan trọng trong
việc bảo vệ bờ biển và nuôi trồng thủy sản


+ Đất mặn nhiều: diện tích 139.610ha, phần lớn tập trung ở vùng ven
biển Đồng bằngsông Cửu Long 102.000ha. Những vùng ven biển khác đều
có nhưng diện tích ít hơn, như Đông Nam Bộ 19.590ha, duyên hải miền

Trung 11.420ha, Khu IV cũ 6.600ha. Hệ thốngthuỷ lợi, chế độ thuỷ văn
cũng tác động làm thay đổi tính chất và diện tích đất mặn nhiều
+ Đất mặn trung bình và ít: diện tích 732.580ha, nằm bên trong vùng
mặn nhiều, đại bộ phận ở địa hình trung bình và cao còn ảnh hưởng của
thuỷ triều. Đất được xây dựng các công trình tưới tiêu, nhiều vùng đã có
năng suất lúa cao. Đất này phần lớn tập trung ởĐồng bằng sông Cửu Long
với diện tích 586.420ha (80%), Đồng bằng sông Hồng 53.300ha(7,3%),
Khu IV cũ 38.350ha (5,2%), duyên hải miền Trung 35.560ha (4,9%) và
một ít ở Đông Nam Bộ.


Nước mặn từ chỗ có hại trở thành nguồn lợi. Trước đây, đến những
vùng đất mặn, dù ở miền Bắc hay miền Nam đều thấy chung một cảnh là
"đất không nuôi nổi người", nhưng nay đã khác, do việc chuyển đổi cơ cấu
nông nghiệp và sự hiểu biết củangười dân về đất mặn đã tăng lên, đồng lúa
trĩu hạt, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, đời sống của dân đã được cải
thiện rõ rệt


Nhóm đất phèn
Đất phèn được hình thành trên các sản phẩm bồi tụ phù sa với vật
liệu sinh phèn. Vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, kể cả một số
nơi ở Hải Phòng, Thái Bình khi đào đất tới độ sâu nào đó, người ta thấy
xuất hiện màu đen, có mùi hôi của khí sunphua hyđrô (H2S).


Nếu để đất màu đen đó hong khô ngoài không khí sẽ xuất hiện màu
vàng và bốc mùi của chất lưu huỳnh - đó chính là chất phèn gồm hỗn hợp
của sunphát nhôm và sunphát sắt. Hiện tượng này liên quan đến nguồn
gốc hình thành của đất phèn. Các nhà khoa học cho rằng, sự ôxy hoá các

sản phẩm hữu cơ chứa lưu huỳnh (xác các cây sú, vẹt, mắm, đước, tràm,...)
là nguyên nhân chính để sinh ra chất phèn. Đất phèn được xác định bởi sự
có mặt trong phẫu diện đất hai loại tầng chuẩn đoán chính là tầng sinh
phèn. Đất chỉ có tầng sinh phèn gọi là đất phèn tiềm tàng. Đất có tầng phèn
gọi là đất phèn hiện tại.


Do độ axit không quá thấp (pH 5 - 6), trên đất phèn tiềm tàng còn có
khả năng phát triển cây trồng, nguồn nước trong vùng chưa bị axit hóa,
thủy sinh còn có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, đất phèn hoạt động có độ
axit cao (pH thấp hơn 5) không phù hợp cho cây trồng, đồng thời còn gây
axit hóa nước sông rạch do mưa chảy tràn dẫn tới tác động tiêu cực đến cấp
nước, cây trồng và cây thủy sinh.
Quá trình phèn hóa môi trường đất diễn ra trong mùa khô do xảy ra
hiện tượng phèn hóa tầng phèn tiềm tàng (pyrite) thành phèn hoạt động
(Jarosite) làm xuất hiện nhiều Al3+, Fe2+, S042- và pH thấp. Nhiễm phèn
do nước phèn từ các vùng khác đưa đến và do đắp bờ, làm vuông tôm tạo
nên quá trình ôxy hóa phèn từ bờ bao ra kinh rạch đầm ruộng.




Hiện tượng ô nhiễm đất
+ Ô nhiễm đất vì nước thải: Nguyên nhân là không biết cách lợi
dụng một cách khoa học các loại nước thải để tưới cho cây trồng. Sử
dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng được lượng
Nitơ, Photpho, Kaki... trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nếu
như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa
các chất có hại, các loại vi khuẩn gây bệnh trong nguồn nước vào đất
gây ô nhiễm.

Trong những năm 70, nông dân Ấn Độ cũng sử dụng tràn lan các nước
thải thành thị chưa qua xử lý để tưới ruộng, khiến cho khả năng sản
xuất của đất giảm, gây hại tới sức khoẻ nông dân


Theo một báo cáo, tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường ruột ở người do nông
phẩm ở những khu vực này cao hơn gấp 3 lần những nơi khác
+ Ô nhiễm đất vì chất phế thải: Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất
thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị,
chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ. Chủng loại của chúng rất
nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau;
tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn; rác
thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn
nông nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu
lại...;


chất thải phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium,
Strontium, Caesium... những chất thải rắn này được vứt bừa bãi, ngấm
nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn nước
ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm
thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật
trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản
lượng cây trồng.


+ Ô nhiễm đất do khí thải: Các chất khí độc hại trong không khí như
ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi
xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là
nguyên nhân của ô nhiễm đất. Các kim loại nặng từ khí thải công

nghiệp….


Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện
kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất
photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí
thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2
đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong
khí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng... nên vùng đất
xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này. Đất ở 2 bên đường, thường
có hàm lượng chì tương đối cao là sản phẩm của khí thải động cơ


- Ô nhiễm đất do nông dược và phân hoá học:

Đây là 2 loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng
thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao
2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm
đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ
thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải
chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch
nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng
phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm
trọng.


Vì số lượng lớn nông dược tích luỹ trong đất, đặc biệt là các thuốc
có chứa các nguyên tố như chì, asen, thuỷ ngân... có độc tính lớn, thời gian
lưu lại trong đất dài, có loại nông dược thời gian lưu trong đất tới 10 đến
30 năm, những loại nông dược này có thể được cây trồng hấp thu, tích

trong quả và lá và đi vào cơ thể người và động vật qua thực phẩm, ảnh
hưởng đến sức khoẻ. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng
gây hại, cũng gây độc đối với các vi sinh vật và côn trùng có ích, các loại
chim, cá...


IV. Các Biện Pháp Hạn Chế Và Cải
Tạo Đất


Các biện pháp hạn chế:
+ Đối với nông – lâm nghiệp:

- Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn– Đa dạng hóa cây trồng dưới
hình thức : trồng xan, gối vụ, luân canh
- Áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa
dạng, phong phú
- Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường phát triển và mở rộng các mô
hình kinh tế vườn rừng, trại rừng


- Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hóa cây
trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng và hóa
chất độc hại bảo vệ thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi
giá đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất

+ Đối với công nghiệp:
- Có khu xử lý chất thải riêng với từng khu công nghiệp.
- Tăng cường kiểm tra xử lý những doanh nghiệp vi phạm



×