Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu chất lượng môi trường đất, nước khu vực đảo Cò, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.56 MB, 90 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


1

Học viên: Bùi Duy Anh

MỞ ðẦU
ðảo Cò thuộc xã Chi Lăng Nam huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương xưa kia
là vùng sình lầy ngập nước ven sông Hồng. Trải qua thời gian với nhiều biến cố,
vùng ngập nước ấy còn sót lại Chi Lăng Nam với hồ An Dương, ðảo Cò và các
ñầm ao, kênh rạch với cảnh quan nguyên sơ của vùng ñất ngập nước.
Vào ñầu những năm 90 của thế kỉ trước, ñịa danh này ñã ñược biết ñến khi
những ñàn cò ñầu tiên về trú ngụ trên ñảo nhỏ giữa vùng hồ An Dương. Từ ñó ñến
nay, hàng vạn chim nước các loài (chủ yếu là cò và vạc) tập trung về ñây ñã biến
ðảo Cò thành một ñịa ñiểm du lịch sinh thái ñộc ñáo của miền Bắc. Hàng năm ñịa
danh này thu hút từ 50 ñến 60 nghìn học sinh, sinh viên, cán bộ nghiên cứu, khách
du lịch trong và ngoài nước ñến học tập, nghiên cứu và tham quan.
Hồ An Dương với diện tích 8,3 ha, có chỗ sâu nhất tới 18m là môi trường lý
tưởng cho các loài cá sinh sống trong ñó có nhiều loài có tên trong Sách ðỏ Việt
Nam như cá măng kìm nổi tiếng qu ý hiếm, cá ngạnh, cá vền
Với hệ sinh thái ngập nước ña dạng và hiếm có trong vùng ñồng bằng sông
Hồng, trong những năm gần ñây ðảo Cò vùng hồ An Dương ñã thu hút ñược sự
quan tâm và ñầu tư của các tổ chức quốc tế. Nổi bật trong ñó là dự án “Xây dựng mô
hình trình diễn quản l ý, bảo vệ và khai thác hợp lý môi trường và tài nguyên vườn
chim Chi Lăng Nam” do Quỹ Môi Trường toàn cầu tại Việt Nam tài trợ ñã ñược
triển khai trong giai ñoạn 2001-2008, chủ yếu tập trung giáo dục và nâng cao ý thức
bảo vệ ñàn chim cũng như tính ña dạng sinh vật ðảo Cò, mở rộng diện tích cho ñàn
chim trú ngụ.
ðã từ lâu, huyện Thanh Miện nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung ñã xác


ñịnh ðảo Cò là một thế mạnh ñể phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế và
nâng cao thu nhập cho người dân ñịa phương. Do vậy, công tác bảo vệ và phát triển
ñàn cò, vạc cũng như bảo tồn môi trường sinh thái vùng hồ An Dương trở nên hết
sức cấp thiết.
Hiện nay chất lượng môi trường ñất trên hai ñảo và nước hồ An Dương ñang
biến ñổi theo chiều hướng xấu, chủ yếu là do lượng lớn chất thải của cò, vạc. Tại
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


2

Học viên: Bùi Duy Anh

một số vị trí, nước hồ có biểu hiện phú dưỡng với màu xanh lam, ñục do tảo phát
triển. ðây là một trong những nguy cơ ảnh hưởng tới tính ña dạng sinh học của hồ
cũng như gây trở ngại cho việc duy trì và phát triển bền vững ñàn cò, vạc trong
tương lai.
Xuất phát từ thực tiễn trên, ñề tài “Nghiên cứu chất lượng môi trường ñất,
nước khu vực ðảo Cò, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương”
ñược thực hiện với các mục tiêu sau:
- Phân tích và ñánh giá chất lượng môi trường ñất, nước khu vực ðảo Cò, xã
Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- ðề xuất một số biện pháp cải thiện chất lượng môi trường ñất, nước ở khu
vực nghiên cứu.
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


3


Học viên: Bùi Duy Anh

Chương I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỒ
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Hồ tự nhiên
Hồ tự nhiên là những chỗ sụt lún, trũng xuống như lòng chảo trên bề mặt trái
ñất và dần dần ñược nước lấp ñầy qua thời gian. Các chỗ sụt lún như vậy ñược tạo
thành do kết quả của hoạt ñộng kiến tạo hoặc sau các ñợt thiên tai như sông băng và
núi lửa.
Trong quá khứ, quá trình hình thành hồ quan trọng nhất ở vùng ôn ñới xảy ra
trong suốt và sau kỷ băng giá do sự dịch chuyển chậm của những khối băng khổng
lồ. Sự dịch chuyển này ñã tạo ra những chỗ sụt lún trên mặt ñất và sau ñó chúng
ñược lấp ñầy nước ñể tạo thành hồ. Những hồ lớn ở Bắc Mỹ như hồ Superior,
Michigan, Huron, Erie và Ontario, Vương Quốc Anh, bán ñảo Scandinavi và
Argentina ñều ñược hình thành bởi quá trình này [30].
Một quá trình hình thành hồ quan trọng khác là do hoạt ñộng kiến tạo với sự
dịch chuyển chậm của vỏ trái ñất và hoạt ñộng núi lửa ñã tạo thành các hồ sâu trên
trái ñất như hồ Baikal ở Nga và những hồ ở thung lũng Rift.
Khoảng 75% các hồ trên thế giới ñược hình thành vào cuối kỷ băng giá cách
ñây khoảng 10.000 năm. Các hồ ven biển ñược hình thành khoảng 6.000 năm trước
ñây khi mực nước biển ổn ñịnh. Những hồ ñược hình thành do kết quả của quá trình
kiến tạo có niên ñại rất lớn. Hồ Baikal nằm trong vết nứt kiến tạo ở Siberia ñược
ước tính ñã hình thành cách ñây hơn 20 triệu năm. Vùng rạn nứt lớn ở Châu Phi ñã
tạo thành các hồ có niên ñại và ñộ sâu tương tự nhau như hồ Malawi và hồ
Tanganyika [31].
Nguồn gốc của hồ giúp con người phán ñoán ñược các ñặc tính của nó.
Chẳng hạn như các hồ ñược hình thành bởi quá trình kiến tạo thường sâu hơn do
vậy có thời gian lưu nước dài hơn, các hồ này là môi trường sống của các loài ñặc

hữu với giá trị ña dạng sinh học cao.
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


4

Học viên: Bùi Duy Anh

1.1.1.2. Hồ nhân tạo
Các hồ nhân tạo ñược hình thành khi con người xây ñập ngăn dòng chảy của
sông. Sau khi ñập ñược xây xong thì nước sông sẽ chứa ñầy lưu vực nhân tạo [30].
Theo ñặc ñiểm xây dựng, hồ nhân tạo thường ñược chia thành 2 loại là hồ
chứa thung lũng và hồ chứa nước trên sông. Không chỉ xây dựng các hồ chứa ñơn
lẻ, con người còn tạo ra một hệ thống gồm rất nhiều hồ chứa ñược xây dựng trên
cùng một con sông [30].
Các kiểu ñập thường ñược xây dựng ñể hình thành hồ nhân tạo gồm có ñập
ñất ñá, ñập trọng lực, ñập cánh cung và ñập trụ. ðập ñất ñá ñược xây dựng phổ biến
nhất, chiếm khoảng 85% số ñập có chiều cao từ 15 - 60m. ðối với những ñập có ñộ
cao lớn hơn 150m thì người ta thường xây ñập cánh cung, chiếm từ 40 - 50% tổng
số ñập lớn trên thế giới [30].
Hồ nhân tạo chủ yếu ñược xây dựng ở những nơi có ít hồ tự nhiên hoặc
những hồ tự nhiên không ñáp ứng ñược yêu cầu sử dụng nước của con người.
Những hồ nhân tạo ñầu tiên ñược xây dựng cách ñây khoảng 4.000 năm ở Trung
Quốc, Ai Cập với mục ñích chính là cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho sản
xuất nông nghiệp. Phần lớn các hồ nhân tạo lớn ñều ñược xây dựng vào thế kỉ 20
với mục ñích chủ yếu ñể sản xuất ñiện [39].
1.1.2. Sự phân bố các hồ trên Thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Trên Thế giới
Trên thế giới có khoảng 5,3 triệu hồ có diện tích lớn hơn 1 hécta. Tổng diện

tích của các ñầm, hồ (bao gồm cả hồ tự nhiên và hồ nhân tạo) trên lục ñịa là 2,5
triệu ha, chiếm khoảng 1,8% diện tích lục ñịa. Hồ có diện tích lớn nhất thế giới là
hồ Caxpien với diện tích hơn 438.000 km
2
. Hồ sâu nhất thế giới là hồ Baikal ở
Siberia. Toàn bộ các hồ lưu giữ 100.000 km
3
nước ngọt, chiếm 6% tổng lượng nước
ngọt trên trái ñất. Phổ biến nhất là hồ và ñầm nhỏ [31].
Sự phân bố của các hồ chủ yếu ñược quyết ñịnh bởi sự khác nhau về ñiều
kiện ñịa chất và khí hậu. Ở Canada và Liên Bang Nga có rất nhiều hồ ñược tạo
thành do những vùng ñất này có nhiều vết lõm ñịa hình và lượng mưa lớn hơn nhiều
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


5

Học viên: Bùi Duy Anh

so với lượng nước bốc hơi. Hồ phân bố ở tất cả các lục ñịa trên thế giới ngay cả ở
Nam Cực, một nơi xuất hiện rất nhiều hồ nước mặn. Cũng có trường hợp hồ ñược
hình thành ở bên dưới lớp băng dày hàng kilômét như hồ Vostok ở Nga. Do lượng
nước bốc hơi lớn, ở những vùng khô hạn và bán khô hạn có nhiều hồ nước mặn tự
nhiên [30].
Các hồ nhân tạo lưu giữ hơn 14% tổng lượng nước mưa. Theo số liệu năm
1997, toàn thế giới có khoảng 800.000 ñập ñang hoạt ñộng trong ñó có hơn 45.000
ñập lớn (ñộ cao > 15m hoặc ñộ cao từ 5 - 15m với dung tích > 3 triệu m
3
) [31].

1.1.2.2. Ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều hồ tự nhiên như Hồ Tây (ñại diện cho hồ miền ñồng
bằng), biển Hồ, hồ Ba Bể, hồ Lắk (ñại diện cho hồ miền núi) tuy nhiên lại không có
các hồ, ñầm kích thước lớn vì trong giai ñoạn tân kiến tạo vận ñộng nâng là chủ
yếu, không có những ñứt gãy kiến tạo và vùng sụt lún sâu. Mặt khác khả năng bồi
tích của sông ngòi rất lớn, nhanh chóng lấp ñầy các ñịa hình trũng. Tổng diện tích
các hồ tự nhiên khoảng 20 nghìn ha [1].
Hồ nguồn gốc từ sông thường gặp rất nhiều trong vùng ñồng bằng châu thổ
ñược bồi tụ bởi các con sông lớn. Do vậy ở các ñô thị ñồng bằng, gồm cả Hà Nội có
rất nhiều hồ nhỏ tạo nên giá trị cảnh quan sinh thái và môi trường.
Trong các vùng núi ñá vôi thường xuất hiện những hồ tiềm thực do hoà tan
ngầm và sụt ñổ như hồ Nậm Soi ở Sơn La, hồ Ba Bể ở Bắc Cạn. Hồ Ba Bể nằm
giữa một vùng diệp thạch kết tinh xen núi ñá vôi, có diện tích hơn 450 ha.
Hồ miệng núi lửa gặp quanh thị xã PlâyCu, ñiển hình nhất là Biển Hồ, nằm ở
ñộ cao 800m với diện tích mặt nước hơn 600ha. Hồ có nhiệm vụ chính là cung cấp
nước tưới và sinh hoạt và cho khu vực.
ðầm phá thường gặp dọc bờ biển miền Trung là sản phẩm của quá trình
tương tác giữa biển và sông trong ñó biển chiếm ưu thế. Phá Tam Giang - Cầu Hai
có diện tích lớn nhất với hơn 7.800 ha, nhận nước ngọt từ 10 con sông, trong ñó có
sông Hương và thông với biển qua cửa Thuận An.
Ven biển miền Trung có một số hồ nước ngọt trên cát, nơi có nền ñá gốc bên
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


6

Học viên: Bùi Duy Anh

dưới không bằng phẳng và ít thấm. Các hồ này giữ vai trò quan trọng trong việc

cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Việt Nam có khoảng 3.600 hồ nhân tạo với tổng diện tích các hồ lên tới 180
nghìn ha, trong ñó chỉ có chưa ñến 15% là các hồ cỡ lớn và trung bình (có dung tích
> 1 triệu m
3
hoặc ñộ cao > 10m). Một số hồ chứa lớn là Hòa Bình, Thác Bà (ở miền
Bắc), Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ và Sông Hinh (ở miền Nam).
Hồ nhân tạo thường ñược thiết kế và sử dụng ña mục ñích, trước tiên là phát
ñiện, ñiều tiết dòng chảy (cắt lũ và cấp nước vào mùa khô), phục vụ giao thông,
thuỷ lợi và du lịch [1].
1.1.3. Vai trò và chức năng của hồ
Hệ thống hồ, ñầm ñóng vai trò rất quan trọng ñối với vòng tuần hoàn nước.
Chúng tham gia vào chu trình bay hơi, mưa và các dòng chảy ở trên và dưới mặt
ñất. Bên cạnh ñó nước hồ có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt lớn do vậy một
lượng lớn nước trong hồ có thể ñiều hòa khí hậu tại vùng ñó.
Các hồ tự nhiên và hồ chứa nhân tạo là môi trường sinh sống lý tưởng của rất
nhiều loài ñộng thực vật trong ñó có nhiều loài ñặc hữu mà không tìm thấy ở một
nơi nào khác trên trái ñất. Hồ chứa ñựng và cung cấp nước cho con người ñể phục
vụ sinh hoạt cũng như các hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sản xuất
ñiện. Hồ Tonle Sap ở Campuchia là một ví dụ ñiển hình về khả năng hạn chế lũ lụt
và hạn hán cũng như ñem lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân sống ven hồ và
khu vực hạ lưu. Bên cạnh ñó, hồ còn có tác dụng giảm thiểu chất ô nhiễm nhờ quá
trình lắng ñọng [32].
Hồ không những cung cấp cho con người một lượng lớn thủy sản mà còn là
nơi con người sử dụng ñể nuôi các loài cá và thủy cầm. Ở các nước ñang phát triển
phần lớn cuộc sống của dân cư sống ven hồ ñều phụ thuộc vào hệ ñộng, thực vật
của hồ. Hồ Malawi cung cấp ñến 70% lượng protein ñộng vật cho người dân, hồ
Tonle Sap hàng năm cung cấp khoảng 230.000 tấn cá, chiếm tới hơn 50% sản lượng
cá của cả nước. Hồ Victoria cung cấp sản lượng cá lớn nhất thế giới với hơn
300.000 tấn, trị giá 600 triệu ñô la Mỹ mỗi năm [32].

Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


7

Học viên: Bùi Duy Anh

Với cảnh quan tự nhiên và hệ ñộng thực vật phong phú, nhiều hồ trên thế giới
là những khu bảo tồn, công viên quốc gia và là ñịa ñiểm du lịch nổi tiếng. Ngày nay
hồ là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong việc xây dựng các nhà máy thủy ñiện
tạo ra năng lượng thiết yếu phục vụ ñời sống con người.
Tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, hồ là nơi lưu trữ những sự kiện lịch sử
của con người với nhiều thành phố là trung tâm chính trị, văn hóa ñược xây dựng
bên cạnh những hồ lớn như hồ Titicaca ở Bolivia và Peru. Bên cạnh ñó, nhiều vùng
hồ còn có những ñặc trưng về tôn giáo riêng như hồ Chapala là vùng hồ thiêng liêng
của người Huichol ở Mexico, hồ Manasarowa ở Tây Tạng [39].
Bảng 1. Chức năng của hồ
Cung cấp tài nguyên
- Nguồn nước
- Thủy sản
- Gỗ, sợi
- Nhiên liệu
- Thủy ñiện
Chức năng ñiều hòa
- Giảm thiểu lũ lụt và hạn hán
- Tự làm sạch, lưu giữ chất ô nhiễm
- Vi khí hậu
- Chuỗi thức ăn
- Cải thiện chất lượng ñất

- Môi trường sống thủy sinh
- Giao thông ñường thủy
Chức năng về văn hóa
- Giá trị về cảnh quan
- Giá trị văn hóa và tâm linh
- Di tích lịch sử
- Môi trường giáo dục
Chức năng bổ trợ
- Nguồn nhiệt lượng
- Kiến tạo ñịa chất
- Tuần hoàn dinh dưỡng
- Cấu trúc vật chất
Nguồn: [31]
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


8

Học viên: Bùi Duy Anh

1.2. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC HỒ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1. ðặc ñiểm chung của hiện tượng ô nhiễm nước hồ
Hồ là một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Các chất dinh dưỡng trong nước hồ là
nguồn thức ăn cho thủy sinh vật (TSV). Rong, tảo và thực vật là sinh vật (SV) sản
xuất của hệ sinh thái. Chúng sử dụng ôxy hoà tan, ánh sáng và các chất tạo sinh (N,
P, Si…) và một số chất khác ñể tổng hợp các chất hữu cơ. SV tiêu thụ bao gồm
ñộng vật phù du, cá ăn rong, tảo, thực vật hay các chất hữu cơ vụn nát và các loài ăn
ñộng vật. Khi chết, xác ñộng thực vật bị phân huỷ bởi vi khuẩn và nấm (sinh vật
phân huỷ) trả lại môi trường các nguyên tố ñã ñi vào hệ ban ñầu.

Trong hệ sinh thái hồ, thực vật nổi là nhóm SV rất nhạy cảm với ñiều kiện
môi trường. Khi môi trường giàu chất dinh dưỡng (hàm lượng nitơ từ 1,5 - 2,0 mg/l
và phốtpho 0,35 mg/l) sẽ thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Trong môi trường
này, sau 8 - 9 ngày, thực vật nổi phát triển tới mức cao nhất và hiện tượng này ñược
gọi là hiện tượng “nở hoa” của nước.
Sự phân hủy xác chết của tảo và thực vật nổi ñòi hỏi một lượng lớn ôxy hòa
tan (DO) trong nước. Giá trị DO ngày càng giảm, các loại khí ñộc như H
2
S, NH
3
ñược tạo ra do quá trình phân hủy yếm khí ngày càng nhiều ñồng thời tính ñộc của
nước tăng lên do sự gia tăng của hàm lượng các kim loại nặng (KLN) ñộc hại như
Cu, Pb, Hg, Cd…khi giá trị pH giảm. Sự thay ñổi ñó ảnh hưởng ñến sự phát triển
của các SV khác và nếu tình trạng này kéo dài thì hồ sẽ biến thành thủy vực “chết”.
Hiện nay, sự suy giảm chất lượng nước hồ xảy ra ở hầu hết các vùng, ñặc biệt
là các vùng có ñông dân cư, các khu công nghiệp do phải tiếp nhận một lượng lớn
nước thải ñổ vào. Ảnh hưởng của nước thải ñối với TSV trong hồ trước hết thể hiện
ở sự phát triển mạnh của thực vật nổi với tảo lam chiếm ưu thế có số lượng ñạt tới
60 - 70 triệu cá thể/lít, ñặc biệt ở những khu vực tiếp nhận nguồn nước thải. Hồ có
dòng chảy chậm, yếu nên luôn xảy ra quá trình lắng ñọng bùn thối, chất hữu cơ và
xác ñộng thực vật tại ñáy hồ do vậy hình thành vùng phân hủy yếm khí tại ñây. Sự
lắng ñọng này là nguyên nhân làm giảm khả năng tự làm sạch của nước do sự giảm
về thể tích của hồ.
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


9

Học viên: Bùi Duy Anh


1.2.2. Tình hình ô nhiễm môi trường nước hồ trên thế giới
Hơn 97% lượng nước của trái ñất ở các ñại dương và do vậy chỉ chưa ñầy
2,5% lượng nước là ở các lục ñịa. Trong khi ñó 70% lượng nước trên lục ñịa lại bị
ñóng băng tại hai cực và phần lớn lượng nước còn lại là nước mặn hoặc nằm ở sâu
trong lòng ñất mà con người chưa khai thác ñược. Vì vậy sự sống của toàn nhân
loại và các SV khác trên trái ñất phụ thuộc vào lượng nước chiếm chưa ñầy 1%
tổng lượng nước trên trái ñất ñược phân bố ở các hồ, ao, sông ngòi và túi nước
ngầm [30]. Tuy có tầm quan trọng như vậy nhưng lượng nước ñó hiện ñang bị
khai thác sử dụng một cách lãng phí và bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hoạt ñộng
của con người.
1.2.2.1. Ô nhiễm nước hồ ở Trung Quốc
Trong những năm gần ñây, tốc ñộ và diện tích các hồ bị phú dưỡng ở Trung
Quốc tăng lên một cách nhanh chóng. Trong một nghiên cứu về sự phú dưỡng ở 34
hồ từ năm 1988 - 1994 thì có ñến 26,5% số hồ với 1,503% tổng diện tích các hồ bị
phú dưỡng [33]. Tốc ñộ và mức ñộ phú dưỡng ở các hồ có kích thước nhỏ và trung
bình nhanh diễn ra nhanh hơn so với các hồ lớn, ñồng thời mức ñộ ô nhiễm ở các hồ
ñô thị và ven ñô cũng xảy ra nghiêm trọng hơn.
Nước hồ bị phú dưỡng là kết quả tổng hợp của các quá trình xảy ra trong hồ
và các tác ñộng bên ngoài. Các quá trình xảy ra bên trong hồ như sự thay ñổi cấu
trúc và chức năng của hệ sinh thái ñã phá vỡ sự cân bằng vật chất cũng như làm
giảm tính ñệm và khả năng tự làm sạch của hồ. Tác ñộng bên ngoài chủ yếu là sự xả
thải vào hồ nước thải sinh hoạt (NTSH) và sản xuất công nghiệp có chứa một lượng
lớn chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ.
Hàm lượng nitơ có trong nước ở hầu hết các hồ nhỏ, trung bình và một vài hồ
lớn ñều rất cao. Hàm lượng N-NH
4
+
trung bình ở 80% các hồ ñều lớn hơn 1 mg/l,
ñặc biệt hồ Moshuihu ở thành phố Vũ Hán có hàm lượng N-NH

4
+
lên tới 17,849
mg/l. Tỷ lệ các hợp chất vô cơ chiếm hơn 60% cho thấy các hồ bị ô nhiễm nặng bởi
nước thải sinh hoạt.
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


10

Học viên: Bùi Duy Anh

Hàm lượng phốtpho tổng số (P
TS
) ở các hồ nhỏ và trung bình dao ñộng từ
0,09 - 1,03 mg/l, gấp 4 lần hàm lượng P
TS
ở các hồ lớn. Hồ Moshuihu ở Vũ Hán và
hồ Xuanwuhu ở Nam Ninh có hàm lượng P
TS
cao nhất lần lượt là 1,03 và 0,97 mg/l.
Trong ñó, phốtpho vô cơ hòa tan (P-PO
4
3-
) dao ñộng từ 0,02 - 0,18 mg/l với khoảng
80% số hồ có hàm lượng lớn hơn 0,05 mg/l [33]. Kết quả này cho thấy, sự tích lũy
phốtpho trong nước ở mức báo ñộng.
Tác hại lớn nhất của hiện tượng phú dưỡng tới hệ sinh thái hồ là sự suy giảm
tính ñệm và khả năng tự làm sạch. Các nghiên cứu cho thấy sự suy giảm này là do

số lượng các SV tiêu thụ bị giảm ñi ñáng kể. Chẳng hạn việc xây dựng công trình
thuỷ lợi ñã chặn ñường di cư của cá chép bạc và cá chép ñầu to, hai loài này chủ
yếu ăn thực vật phù du và mảnh vụn hữu cơ do vậy khi chúng biến mất hay suy
giảm số lượng thì quá trình phú dưỡng xảy ra mạnh hơn.
1.2.2.2. Ô nhiễm nước hồ ở Mỹ
a. Ô nhiễm kim loại nặng
Một nghiên cứu ñược tiến hành tại 74 hồ ñã cho thấy hàm lượng của các
KLN như Pb, Hg, Cd, Mg, Zn và Cu trong nước mặt tương ñối cao. Chúng có nhiều
trong nước thải của các khu mỏ, nhà máy giấy, nhà máy dệt, phân bón hóa học và
công nghiệp vận tải ñược ñổ trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hồ. NTSH và nước
chảy tràn cũng chứa một hàm lượng lớn các KLN ñộc hại như Cu, Pb, Cd, Zn, các
chất dinh dưỡng và vi khuẩn gây bệnh.
Tại rất nhiều hồ, khí quyển cũng ñóng vai trò quan trọng trong việc vận
chuyển các KLN và các chất ô nhiễm khác vào hồ. Nghiên cứu của Schmidtke và
Andren (1988) ñã cho thấy rằng có tới 50% lượng KLN ñược vận chuyển vào hồ
Lớn ở Bắc Mỹ là do nước mưa [34].
Sự có mặt của một lượng lớn các KLN trong các hồ sẽ hủy hoại ñời sống của
các TSV, làm ñộc nguồn nước và xâm nhập vào cơ thể con người qua chuỗi thức ăn
và nước uống gây ra các bệnh hiểm nghèo. Tính ñộc của các KLN phụ thuộc trực
tiếp và gián tiếp vào rất nhiều yếu tố trong ñó ñáng kể nhất là nồng ñộ và dạng tồn
tại của chúng.
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


11

Học viên: Bùi Duy Anh

Các tính chất của nước cũng gián tiếp ảnh hưởng ñến sự hút thu các KLN của

sinh vật. Ví dụ, nước có ñộ cứng là 20mg/l CaCO
3
thì hàm lượng Cd gây ñộc cho
tảo cao hơn so với nước có ñộ cứng là 300mg/l CaCO
3
là do có sự ñối kháng hút thu
giữa Ca, Mg và Cd. Một lượng lớn Hg xâm nhập vào cá dưới dạng hợp chất methyl.
Hợp chất này ñược tạo thành dễ dàng khi nước có giá trị pH thấp.
b. Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) hữu cơ xâm nhập vào hồ Lớn ở Bắc
Mỹ từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu là từ nước chảy tràn, nước thải trực tiếp trong
sản xuất nông nghiệp và một số ngành công nghiệp. Bên cạnh ñó HCBVTV còn
ñược sử dụng trực tiếp ñể kiểm soát sự phát triển của một số loài gây hại như loài
ruồi ñen ở phía tây Canada và loài cá mút ñá biển ở hồ Lớn. HCBVTV còn xâm
nhập vào các thủy vực do sự phát tán của gió từ các cánh ñồng gần ñó.
Một nghiên cứu cho thấy, các phần tử lơ lửng ở cửa các nhánh sông chảy vào
hồ Lớn có chứa Dichloro Diphenyl Trichloroethane (DDT) và các hợp chất của
chúng với hàm lượng lớn nhất ñược xác ñịnh từ một mẫu trầm tích ở sông chảy vào
hồ Ontario từ bán ñảo Niagara là 365 ppb DDT tổng số. Triazine là loại HCBVTV
ñược sử dụng nhiều nhất nhưng chỉ có 0,6% tổng số mẫu phân tích có hợp chất này
với hàm lượng lớn nhất là 4mg/l [34].
Mặc dù nhiều loại HCBVTV dễ phân hủy ñược phát hiện ở các nhánh sông
gần nguồn phát thải một thời gian ngắn sau khi sử dụng nhưng trong các nhánh
sông chảy vào hồ thì chỉ phát hiện ñược những loại HCBVTV khó phân hủy với
DDT và Dieldrin là hai loại ñược phát hiện nhiều nhất [34].
Một nguồn phát sinh quan trọng HCBVTV hữu cơ trong hồ là do sự phát thải
trở lại môi trường nước từ trầm tích dưới tác ñộng của dòng chảy ở khu vực có
nhiều trầm tích. Sự phát thải trở lại của Mirex từ trầm tích ở hồ Ontario là một ví dụ
rõ ràng nhất cho quá trình này.
Trong những năm gần ñây, HCBVTV clo hữu cơ xâm nhập vào các hồ Lớn

Bắc Mỹ ở phần lãnh thổ Canada chủ yếu theo con ñường lắng ñọng khí quyển. Hàm
lượng DDT tổng số ở các hồ Superior, Michigan, Huron, Erie và Ontario lần lượt là
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


12

Học viên: Bùi Duy Anh

90, 64, 65, 33 và 26 kg/năm, chiếm trung bình 31% tổng lượng DDT xâm nhập vào
các hồ [34].
Sự tích lũy sinh học các loại HCBVTV trong các loài TSV ở hồ Lớn ñược
xác ñịnh thông qua việc phân tích hàm lượng tổng số các chất DDT, Mirex và
Lindane (bảng 2) có trong cơ thể các loài thủy sinh ở hồ Ontario.
Bảng 2. Hàm lượng các HCBVTV có trong các loài thủy sinh ở hồ
Ontario (ng/l)

Hàm lượng
DDT
TS
Hàm lượng
Mirex
TS

Hàm lượng
Lindane
TS

Nước 0,3 - 57 0,1 0,4 - 11

Trầm tích ñáy 25.000 - 218.000 144.000 46.000
Phần tử lơ lửng 40.000 15.000 1.000 - 12.000
Thực vật phù du 63.000 - 72.000 0 - 12.000 12.000
Sinh vật ñáy 440.000 - 1.088.000 41.000 - 288.000 Không xác ñịnh
Các loài cá 62.000 - 7.700.000 50.000 - 340.000 2.000 - 360.000
Nguồn: [34]
c. Ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ khác
Các loại hợp chất ñộc hại như dung môi hữu cơ trong sản xuất sơn, mực in,
mỹ phẩm, chất keo, bình chứa vật liệu nổ (thường là các hợp chất của butane và các
chlorofuohydrocacbon bị cấm sử dụng theo hiệp ñịnh Montreal) hay thậm chí các
chất hoạt ñộng bề mặt không bị phân hủy sinh học xâm nhập vào nước ở các sông,
hồ từ nước thải, rác thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.
Ở khu vực nông thôn, các chất hữu cơ chủ yếu là chất thải từ các trại nuôi gia
súc, gia cầm, các lò mổ và xưởng chế biến nông sản. Nguồn thải từ các cơ sở này có
chứa một số hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học như các enzyme, hócmôn và rất
nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Một nguồn phát thải khác là từ nước mưa có chứa các dung môi hữu cơ dễ
bay hơi ñược thải ra từ các cơ sở giặt khô, sản phẩm của quá trình ñốt nhiên liệu và
các trạm bán xăng dầu. Thậm chí ở những vùng khí hậu khô hạn, phân tử của các
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


13

Học viên: Bùi Duy Anh

chất này với kích thước hạt lớn có thể lắng ñọng trực tiếp vào nước hay trên thực
vật, ñất và sau ñó xâm nhập vào các thủy vực.
1.2.3. Tình hình ô nhiễm môi trường nước hồ ở Việt Nam

1.2.3.1. Ô nhiễm nước các hồ trong ñô thị
Hầu hết các hồ trong khu vực ñô thị ñều tiếp nhận trực tiếp và gián tiếp một
lượng lớn NTSH và công nghiệp không qua xử lý xả thẳng vào hồ. Bên cạnh ñó
nước mưa từ các khu vực xung quanh chảy vào hồ mang theo rác bẩn ñã gây ra tình
trạng ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới ñời sống của các TSV và làm mất
mỹ quan khu vực xung quanh hồ.
Hà Nội có một hệ thống gồm 31 hồ tự nhiên và nhân tạo với tổng diện tích
khoảng 783 ha. Trong số ñó có 19 hồ thuộc khu vực nội thành, chiếm 68,9% về
diện tích. Hầu hết các hồ ở Hà Nội ñều là hồ tự nhiên như Hồ Tây, Hồ Gươm, Hồ
Trúc Bạch…Chúng có vai trò rất quan trọng trong việc ñiều tiết nước mưa [18].
Hiện nay ngoại trừ hồ Hoàn Kiếm là không tiếp nhận nước thải từ các cống
của thành phố ñổ vào còn lại phần lớn các hồ khác ñều tiếp nhận NTSH và nước
thải của các cơ quan xí nghiệp từ các tuyến phố và khu vực xung quanh. Các hồ có
diện tích lớn như hồ Tây và hồ Bảy Mẫu hàng ngày tiếp nhận lượng nước thải lần
lượt là 8.000 m
3
/ngñ và 12.000 m
3
/ngñ [18].
Bảng 3. Kết quả phân tích chất lượng nước ở một số hồ Hà Nội (9/2006)
Hồ

Chỉ tiêu
Thanh
Nhàn
Ba Mẫu

Phương

Mai

Văn
Chương

Giảng

Ngọc
Khánh


ðàn
TCVN (B)
5942-1995
pH 8,0 7,8 7,4 8,0 7,9 7,8 7,8 5,5 - 9,0
ðộ ñục (mg/l)

10 93 31 54 9,0 11 12
DO (mg/l) 3,19 3,05 0,54 2,53 3,74 4,01 3,36 ≥ 2
BOD
5
(mg/l) 43,5 77,0 84,0 74,0 27,6 28,4 36,0 ≤ 25
COD (mg/l) 104,0 97,6 145,6 139,2 156,8 102,4 121,6 1,00
NH
4
+
(mg/l) 3 10 10 5 10 9 5 ≤ 35
PO
4
3-
(mg/l) 2,5 10,0 10,0 2,5 1,5 5,0 1,5
Nguồn: [27]

Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


14

Học viên: Bùi Duy Anh

Kết quả nghiên cứu (bảng 3) ñược tiến hành vào năm 2006 về mức ñộ ô
nhiễm nước tại một số hồ ở Hà Nội cho thấy hàm lượng lớn chất hữu cơ (BOD
5
từ
27,6 - 84,0 mg/l) và các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phốtpho (NH
4
+
từ 3 - 10 mg/l,
PO
4
3-
từ 1,5 - 10 mg/l) ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tảo. Nước có
màu xanh lục ñến xanh ñen do sự phát triển quá mức của tảo và có mùi tanh, hôi
thối. Xác chết của tảo và SV phù du khi lắng xuống cùng với cặn trong nước thải
tạo nên lớp trầm tích ñọng ở ñáy hồ, làm cho hồ nông dần theo thời gian nhất là ở
các vùng ñầu hồ, nơi trực tiếp nhận nước thải. Ở hầu hết các hồ, chiều sâu lớp bùn
ñáy dao ñộng từ 1,5 - 2,0m. ðây là nguyên nhân làm giảm khả năng ñiều tiết của hồ
và gia tăng mức ñộ ô nhiễm môi trường nước.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước
của các hồ ở Hà Nội là do việc tiếp nhận trực tiếp các nguồn nước thải bao gồm :
- Nước thải sinh hoạt: Từ các khu sinh hoạt của dân cư chưa hoặc ñã ñược

thu gom vào hệ thống thoát nước qua hệ thống xử lý sơ bộ, qua các bể tự hoại hoặc
lắng cặn trong các tuyến thoát nước chung rồi ñổ ra nguồn tiếp nhận hay hỗn hợp
nước thải và nước mưa chảy thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý. Trong
NTSH có từ 60 - 80% là tổng các chất hữu cơ không bền vững dễ bị phân hủy sinh
học cùng với nhiều vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, trứng giun sán… ðây
là nguồn gây ô nhiễm chính.
- Nước thải từ hoạt ñộng công nghiệp: Do các cơ sở sản xuất công nghiệp
thải ra trực tiếp nguồn nước hoặc qua xử lý rồi mới thải ra nguồn tiếp nhận. Hầu hết
nguồn nước thải này ñều chứa các chất hữu cơ bền vững có ñộc tính cao, khó bị vi
sinh vật phân hủy như polychlorophenol (PCP), polychlorobiphenyl (PCB), các
hyñrocacbon ña vòng ngưng tụ, hợp chất dị vòng nitơ hoặc ôxy…
- Nước thải từ hoạt ñộng nông nghiệp: Bao gồm nước tiêu, nước từ ñồng
ruộng và nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi ñã gây ra sự nhiễm bẩn ñáng kể cho
hồ. Việc sử dụng không hợp lý phân bón và HCBVTV cũng tạo ra một lượng lớn
các hợp chất ñộc hại, dư lượng các chất dinh dưỡng nitơ và phốtpho gây ra hiện
tượng phú dưỡng hóa.
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


15

Học viên: Bùi Duy Anh

- Nước mưa chảy tràn có chứa một lượng lớn các chất bẩn hữu cơ, vi khuẩn
gây bệnh, muối vơ cơ và hữu cơ của quá trình phân hủy các hợp chất hóa học từ
những bãi rác thải ñổ vào các hồ gây ô nhiễm môi trường nước. Tổng lượng rác thải
của Hà Nội khoảng 20.000 m
3
/ngñ, trong ñó lượng rác ñược thu gom chỉ ñạt 70%,

số còn lại ñược ñổ vào các khu ñất trống, bờ hồ và kênh mương. ðây là nguồn gây
ô nhiễm không thường xuyên.
Sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các hồ không những hủy hoại hệ
sinh thái trong hồ mà còn gây hại tới sức khỏe của người dân khu vực xung quanh
và làm mất mỹ quan ñô thị. Một vài phát biểu của người dân về tình trạng ô nhiễm
ở các hồ như sau:
Ông Lâm phường Văn Chương, quận ðống ða (Hà Nội) nói: “Bước vào nhà
tắm một luồng hôi thối xộc thẳng vào mặt ông. Ông mở cửa sau liền bị một binh
ñoàn ruồi nhặng, côn trùng ùa lên mắt mũi. Trước mặt ông là vũng nước ñen ngòm
tanh tưởi, ñặc quánh mà con ông gọi là hồ. Nhiều chỗ rác rưởi vun cao thành
những gò ñồi sừng sững giữa hồ. Chung sống với “cái rốn cặn bã ñô thị” ñúng 30
tiếng ñồng hồ, ông ñổ bệnh và quyết ñịnh tạm biệt con cháu khẩn cấp cùng cái hồ
sau nhà mang tên rất thanh cao - Linh Quang ñể về quê”
Anh Hoàng Ngọc Hòa, phó giám ñốc Xí nghiệp Xây dựng công trình 2, ñơn
vị ñang thi công kè hồ Văn Chương nói: “Nước thải của hàng trăm hộ dân, một cái
chợ và hàng chục cơ quan ngày ñêm tháo ồng ộc xuống hồ. Với gần 2 ha mặt nước
nhưng hồ ñang chứa khoảng vài vạn tấn rác thải, bùn thối. Dân xung quanh gần
như ai cũng ñi ñổ rác ngoài hồ nước. Ngày nào cũng có chừng vài tấn rác ném
xuống hồ”
1.2.3.2. Suy giảm chất lượng nước ở các hồ tự nhiên và hồ chứa nhân tạo
a. Hồ Bàu Trắng
Hồ Bàu Trắng hay còn gọi là Bàu Bà thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình,
tỉnh Bình Thuận là hệ thống hồ nước ngọt tự nhiên gần biển lớn nhất Việt Nam với
dung tích hơn 12 triệu m
3
. ðây là nguồn nước quý giá không chỉ phục vụ ñời sống
người dân mà còn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và phát triển rừng
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường



16

Học viên: Bùi Duy Anh

chống sa mạc hóa. Hồ rộng 70 ha với chiều dài 3 km, nơi rộng nhất ñến 500m. ðộ
sâu trung bình của hồ là 5m, nơi sâu nhất là 19m và nông dần về phía bờ. Hồ ñược
bao bọc bởi những ñộng cát trắng tinh anh, mịn màng [16].
Theo báo cáo tổng kết của Dự án ñiều tra cơ bản quản lý, giám sát môi
trường khu vực hồ Bàu Trắng, xã Hòa Thắng, Bắc Bình cho thấy diễn biến môi
trường của hồ theo chiều hướng xấu có nguy cơ dẫn tới khả năng suy thoái và cạn
kiệt nguồn nước. Chất lượng nước hồ bị suy giảm nghiêm trọng bởi chất thải của
hơn 50 ngôi nhà và chuồng trại dựng lên sát hồ ngày ñêm ñược xả thẳng xuống hồ.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước giàu lên ñã tạo ñiều kiện cho sự phát triển
của tảo lam tại một số ñiểm trong hồ. Các loại tảo lam có khả năng tiết ñộc tố ra
môi trường khi nở hoa sẽ là mối nguy hại cho những thủy vực ñang ñược dùng làm
nước sinh hoạt. Nguy hiểm hơn, vùng nước gần khu dân cư bắt ñầu xuất hiện ñộc tố
có nguồn gốc từ phân bón và thuốc trừ sâu [26].
Trong thời gian tới, nếu chính quyền ñịa phương và các cơ quan chức năng
không có biện pháp di dời các hộ dân, khu chuồng trại này cũng như xây dựng công
trình xử lý nước thải và chất thải rắn thì môi trường nước hồ Bàu Trắng sẽ bị ô
nhiễm, không ñáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của nước cấp sinh hoạt cho người dân.
b. Hồ Trị An
Hồ chứa nước Trị An ñược xây dựng tại tỉnh ðồng Nai ñể cung cấp nước cho
nhà máy Thủy ñiện Trị An có công suất 420MW với sản lượng ñiện hàng năm ñạt
1,7 tỷ kWh. Diện tích mặt hồ là 323 km
2
, dung tích toàn phần của hồ là 2,765 km
3


Hồ nằm ở bậc thang ñiều tiết nước cuối cùng trên sông ðồng Nai và La Ngà với
diện tích lưu vực vào khoảng 1.480 km
2
bao gồm lưu vực sông ðồng Nai và sông
La Ngà.
Kết quả phân tích về các chỉ tiêu hóa lý mẫu nước của hồ cho thấy hàm lượng
chất hữu cơ trong nước vẫn nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (CLNM)
TCVN 5942:1995 loại B. Giá trị BOD
5
và COD ño ñược ở các tầng nước có xu
hướng tăng dần theo chiều sâu với mức ñộ tăng giữa các tầng dao ñộng trong
khoảng 0,24 - 0,65 mg/l [25].
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


17

Học viên: Bùi Duy Anh

Tuy nhiên tại các ñiểm cục bộ như cống xả của nhà máy ñường, xung quanh
các khu nuôi cá bè thì chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng ñặc biệt vào mùa
khô với hàm lượng sắt tổng số, chất hữu cơ và coliform tổng số ở mức cao. Nguồn
gây ô nhiễm chủ yếu là từ lượng thức ăn thừa của các làng cá bè tồn lưu trong nước,
phân cá thải ra trong quá trình sinh trưởng và chất thải của nhà máy chưa qua xử lý.
Trong giai ñoạn mùa mưa, nguồn gây ô nhiễm chất hữu cơ chủ yếu là do quá
trình phân hủy các loài thực vật ở vùng bán ngập khi mực nước lên cao gây ngập
vùng này. Theo kết quả ñiều tra, diện tích vùng ven hồ Trị An ñang bị cây Trinh Nữ
(Mimosa pigra) che phủ lên tới 10.000 ha, chiếm gần 30,83% tổng diện tích mặt hồ
và có thể thải vào hồ một lượng chất hữu cơ từ 120.000 - 150.000 tấn/năm. ðây là

nguy cơ lớn dẫn ñến sự dẫn ñến sự ô nhiễm nước hồ [25].
c. Hồ Dầu Tiếng
Hồ chứa nước Dầu Tiếng ñược xây dựng ở thượng lưu sông Sài Gòn, tại ngã
ba Dầu Tiếng, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) với nhiệm vụ
là cung cấp nước tưới trực tiếp cho 93.390 ha thuộc 2 tỉnh Tây Ninh và thành phố
Hồ Chí Minh cũng như nước dân dụng và công nghiệp cho các ñịa phương trong
lưu vực tưới. Hồ có diện tích mặt nước là 270 km
2
trong ñó có 45,6 km
2
ñất nửa
ngập nước, dung tích chứa của hồ là 1,5 tỷ m
3
.
Số liệu chất lượng nước mặt ñược thu thập từ năm 2004 ñến năm 2005 cho
thấy, phần lớn giá trị của các chỉ tiêu lý hóa mẫu nước của hồ ñều nằm trong tiêu
chuẩn CLNM loại A. Sự biến ñổi về giá trị của các chỉ tiêu giữa mùa mưa khô và
mùa mưa cũng như mức ñộ dao ñộng giữa kênh tưới và kênh tiêu là không ñáng kể.
Bảng 4. Kết quả một số chỉ tiêu hóa lý của nước vào mùa khô
Kênh tiêu tiếp nhận nước thải TCVN 5942:1995 Chỉ tiêu hóa lý
của nước
Từ nhà máy ñường Tây Ninh Từ thị xã Tây Ninh

Loại A Loại B
N-NH
4
+
(mg/l)

4,75 - 5,16 2,36 - 2,84 0,05 1

DO (mg/l) 0,55 - 0,75 1,05 - 1,65 ≥ 6 ≥ 2
COD (mg/l) 324,7 - 360,6 118,8 - 151,23 ≤ 10 ≤ 35
BOD
5
(mg/l) 182,7 - 239,6 52,05 - 75,07 ≤ 4 ≤ 25
Nguồn: [25]
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


18

Học viên: Bùi Duy Anh

Tuy nhiên vào mùa khô, các kênh tiêu tiếp nhận nước thải từ thị xã Tây Ninh
và nhà máy ñường Tây Ninh ñã bị ô nhiễm cục bộ nghiêm trọng với hàm lượng các
chỉ tiêu NH
4
+
, DO, COD và BOD
5
rất cao, vượt tiêu chuẩn CLNM loại B nhiều lần.
Vào mùa mưa, nhờ lưu lượng nước lớn ñã pha loãng các chất ô nhiễm nên hàm
lượng các chỉ tiêu trên ñã giảm ñi ñáng kể so với mùa khô.
Các nguyên nhân chính làm thay ñổi chất lượng nước hồ Dầu Tiếng:
- Hoạt ñộng công nghiệp: Nước thải của các nhà máy công nghiệp, chế biến
nông sản mỗi ngày thải ra hàng ngàn tấn chất cặn bã. Hiện tại có 4 vị trí nước thải
trực tiếp vào hồ Dầu Tiếng từ các nhà máy sản xuất nông sản gồm nhà máy ñường,
công ty liên doanh mì Tân Châu, cơ sở chế biến mủ cao su ðịnh An và công ty cổ
phần chế biến cao su Bình Mỹ. ðặc ñiểm chung là nước thải của các cơ sở này chỉ

ñược cho vào một bể lắng rồi thải trực tiếp vào hồ gây ô nhiễm nguồn nước [25].
- Hoạt ñộng nông nghiệp
+ Với diện tích ñất nông nghiệp hơn 93.000 ha thì lượng phân bón và
HCBVTV ước tính ñược sử dụng là rất lớn. Với lượng phân bón và HCBVTV lớn
như vậy thì lượng tồn dư trong ñất là rất ñáng kể và khi mùa mưa tới hoặc nước
trong hồ dâng cao thì phần lớn lượng HCBVTV và phân bón ñó sẽ bị rửa trôi xuống
hồ. ðây là một mối nguy hại trước mắt và lâu dài làm suy giảm chất lượng nước hồ.
+ Hoạt ñộng chăn nuôi gia cầm, gia súc tại khu vực bán ngập của lòng hồ với
số lượng vật nuôi rất lớn ñã thải ra một lượng phân rất lớn. Trong thời gian chăn
nuôi, người nông dân thường thu gom phân ñể bán với tỉ lệ ñạt 65%, như vậy vẫn
còn khoảng 35% lượng phân này ñược thải xuống hồ [11]. Hồ thường tích nước
trong mùa mưa ñể phục vụ tưới tiêu vào mùa khô kế ñó, do vậy lượng chất thải
chăn nuôi ñược lưu giữ trong hồ suốt mùa mưa. Cùng với dư lượng phân bón rửa
trôi vào hồ thì ñây là một nguyên nhân dẫn ñến sự phú dưỡng nước hồ.
+ Kể từ năm 2003, phong trào nuôi cá bè phát triển và lan rộng với sản lượng
cá lên tới 6.000 tấn/năm vào năm 2004. Việc hồ lưu giữ một lượng lớn thức ăn thừa,
dư lượng thuốc kháng sinh, phân cá, vi trùng, kí sinh trùng trên mình cá, cá chết và
các bộ phận bỏ ñi khi chế biến cá sẽ làm suy giảm chất lượng nước mặt. Số liệu
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


19

Học viên: Bùi Duy Anh

quan trắc năm 2004 - 2005 cho thấy, một số ñiểm trong hồ ñã bị ô nhiễm chất hữu
cơ mà nguyên nhân chính là do hoạt ñộng nuôi cá bè.
- Hoạt ñộng sinh hoạt của người dân
+ Một phần NTSH của người dân thị xã Tây Ninh ñược thải trực tiếp vào hồ

qua rạch Tây Ninh. Nước thải sinh hoạt với hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng nitơ
và phốtpho là nguyên nhân gây ô nhiễm cục bộ ở các kênh tiêu của hồ.
+ Nguồn chất thải của hơn 1.000 lao ñộng sống trên các bè cá bao gồm lượng
chất hữu cơ thải ra từ hoạt ñộng ăn uống, phân (E.Coli và các vi trùng khác), chất
tẩy rửa…gây ô nhiễm mùi và môi trường nước mặt.
- Ngoài các nguyên nhân chính ñã ñược ñề cập ở trên thì các hoạt ñộng khai
thác cát và hoạt ñộng phá rừng cũng góp phần gia tăng nguy cơ suy giảm chất lượng
nước hồ do sự giải phóng trở lại các chất dinh dưỡng có trong trầm tích vào môi
trường nước và ô nhiễm nước do xói mòn ñất ở những vùng ñất bị mất rừng phòng
hộ. Qua ñó một lượng lớn ñất ñá và phèn tiềm tàng có trong ñất ñược ñưa vào hồ
làm giảm giá trị pH, tăng hàm lượng Al và Fe gây ảnh hưởng xấu tới ñời sống của
các thủy sinh vật.
1.3. NGHIÊN CỨU XỬ LÝ Ô NHIỄM VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ
1.3.1. Các phương pháp xử lý ô nhiễm nước hồ
ðể xử lý ô nhiễm nước người ta thường sử dụng các phương pháp: Cơ học,
hóa học, hóa lý và sinh học.
1.3.1.1. Phương pháp cơ học
Phương pháp này thường là giai ñoạn sơ bộ của quá trình xử lý nước nhằm
loại bỏ các tạp chất không tan trong nước ở dạng vô cơ hay hữu cơ bằng cách lọc
qua lưới, ñể lắng, lọc qua lớp cát sỏi có kích thước khác nhau.
1.3.1.2. Phương pháp hóa học
Phương pháp này dùng các hóa chất ñể keo tụ, ñông kết các chất bẩn có trong
nước. Thông thường người ta thường dùng vôi, ôxít sắt, alumino, natri…Phương
pháp này có hạn chế là chi phí xử lý tốn kém và ñưa thêm vào môi trường nước các
loại hóa chất ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các TSV.
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


20


Học viên: Bùi Duy Anh

1.3.1.3. Phương pháp hóa lý
Cơ sở của phương pháp này là dựa trên phản ứng của các chất lơ lửng ở dạng
keo, huyền phù với hóa chất cho thêm vào ñể xử lý. Các hạt này thường có khả
năng hấp phụ các chất hữu cơ trên bề mặt của chúng. Dựa vào ñó người ta có thể
phá vỡ các hệ keo trên bằng các chất ñiện ly mạnh mang ñiện tích lớn như
Al
2
(SO
4
)
3
, Fe
2
(SO
4
)
3
hay dùng than hoạt tính ñể xử lý nước ô nhiễm.
1.3.1.4. Phương pháp sinh học
Nguyên lý của phương pháp này dựa trên cơ sở một số lượng lớn vi sinh vật
(VSV) có khả năng trao ñổi chất hữu cơ, tức là chúng có khả năng làm sạch nước có
chứa các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh hóa. Làm sạch nước bằng phương pháp
sinh học ñược tiến hành trong ñiều kiện hiếu khí và kị khí vì vậy người ta phân loại
VSV thành các loại hiếu khí, kị khí và VSV tùy tiện. Những VSV hiếu khí cần ôxy
ñể thực hiện trao ñổi chất, ngược lại các VSV kị khí thu năng lượng từ các chất hữu
cơ trong ñiều kiện không có ôxy. Các VSV tùy tiện có thể hoạt ñộng ñược trong cả
hai ñiều kiện có hoặc không có ôxy [14]. Hầu hết các VSV có mặt trong quá trình

xử lý sinh học ñều là các loại VSV tùy tiện.
Trong môi trường nước hồ, các vi khuẩn dị dưỡng phân hủy chất hữu cơ ñể
tạo thành CO
2
, H
2
O, NO
3
-
và một số chất khoáng. Sau ñó, các chất khoáng này sẽ
ñược tảo và các loài thực vật thủy sinh sử dụng ñể tạo thành sinh khối. Tảo phát
triển sẽ thúc ñẩy sự phân hủy chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ hơn do chúng tạo ra ôxy
nhờ quá trình quang hợp [29].
Trong quá trình làm sạch nước trong hồ, người ta thường sử dụng tảo kết hợp
với một số loài thực vật thủy sinh, một mặt cung cấp thêm ôxy cho quá trình phân
hủy chất hữu cơ mặt khác vùng rễ của thực vật sẽ là nơi trú ngụ cho các VSV phát
triển ñồng thời lưu giữ các chất rắn lơ lửng trong nước. Bên cạnh ñó, trong quá trình
sinh trưởng các loài thực vật thủy sinh còn hút thu một lượng lớn chất dinh dưỡng
có trong nước.
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


21

Học viên: Bùi Duy Anh

1.3.2. Nghiên cứu xử lý ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước hồ trên Thế giới
và ở Việt Nam
1.3.2.1. Trên Thế giới

- Nghiên cứu của Hội ñồng Môi trường Hồ Thế giới ñược thực hiện tại 26 hồ
ở những vùng khí hậu khác nhau ñã cho thấy hiệu quả xử lý của các phương pháp
với từng tác nhân gây ô nhiễm (bảng 5).
Bảng 5. Hiệu quả xử lý của các phương pháp với từng tác nhân gây ô nhiễm
Phương pháp xử lý Loại bỏ tác nhân gây ô nhiễm Hiệu quả xử lý (%)

Cơ học
Chất rắn lơ lửng
BOD
5
75 - 90
20 - 35
Sinh học BOD
5
70 - 95
Kết tủa hóa học bằng
Al
2
(SO
4
)
3
hoặc FeCl
3
Phốtpho
Kim loại nặng
BOD
5
65 - 95
40 - 80

50 - 65
Kết tủa hóa học bằng Ca(OH)
2

Phốtpho
Kim loại nặng
BOD
5

85 - 95
80 - 95
50 - 70
Tẩy amoni NH
4
2+
70 - 95
Nitrát hóa Ôxy hóa NH
4
2+
thành NO
3
-
80 - 95
Hấp phụ bằng cácbon hoạt tính

COD
BOD
5
40 - 95
70 - 70

ðề nitrát hóa Nitơ 70 - 90
Trao ñổi ion
BOD
5
Phốtpho
Nitơ
Kim loại nặng
20 - 40
80 - 95
80 - 95
80 - 95
Ôxy hóa hóa học bằng Cl
-
… Ôxy hóa chất ñộc hại (CN
-
…) 90 - 98
Hút thu bằng thực vật Kim loại nặng và chất ñộc hại 50 - 95
Khử trùng Vi sinh vật Khó xác ñịnh
Nguồn: [32]
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


22

Học viên: Bùi Duy Anh

Dựa trên hiệu quả xử lý của từng phương pháp, các nhà khoa học ñã ñề xuất
phương pháp xử lý tổng hợp thân thiện với môi trường. Phương pháp này ñòi hỏi
phải ñồng thời tiến hành kiểm soát các tác ñộng từ bên ngoài và các quá trình diễn

biến bên trong hồ. Các tác ñộng từ bên ngoài gồm có hoạt ñộng phá rừng, sự ngăn
dòng chảy, việc sử dụng ñất và dinh dưỡng chảy vào hồ. Các quá trình tự diễn biến
trong hồ như sự thoáng khí, phân tầng dòng chảy, sự lắng ñọng và kết tủa chất dinh
dưỡng…[32].
- Hồ Green nằm ở phía Bắc bang Seattle nước Mỹ có diện tích hơn 105 ha
với ñộ sâu trung bình là 3,9m bị phú dưỡng nghiêm trọng do hàm lượng chất dinh
dưỡng nitơ và phốtpho trong nước quá cao ñã ñẩy mạnh sự phát triển của tảo. Việc
tiếp nhận nước thải từ khu vực xung quanh cộng với sự giải phóng trở lại chất dinh
dưỡng từ trầm tích ñáy vào môi trường nước là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng
hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước ñặc biệt là phốtpho - tác nhân chính gây ra
phú dưỡng.
Vào 10/1991, Dự án khôi phục chất lượng nước hồ ñược sự tài trợ của Cục
Bảo vệ Môi trường Mỹ ñã áp dụng phương pháp hóa học dùng Al
2
(SO
4
)
3
ñể hạn chế
sự giải phóng trở lại phốtpho từ trầm tích do phốtpho bị cố ñịnh bởi Al dưới dạng
Al(PO
4
) kết tủa. Kết quả là sau khi xử lý, hàm lượng phốtpho tổng số trong nước ñã
giảm từ 52 µg/l xuống còn 16 µg/l [37].
- Hồ Havasu ở bang Colorado nước Mỹ có nhiệm vụ chính là cung cấp nước
sinh hoạt cho người dân thành phố. Theo số liệu quan trắc năm 1995, hàm lượng
Mn
2+
trong nước khá cao ñạt 0,62 mg/l do vậy người ta ñã sử dụng KMnO
4

ñể ôxy
hóa Mn
2+
thành MnO
2
kết tủa và sau ñó loại bỏ kết tủa này bằng các lớp cát lọc và
lắng ñọng chúng dưới tác dụng của Al
2
(SO
4
)
3
. Bên cạnh ñó các vật liệu lọc nanô ñã
ñược sử dụng ñể loại bỏ các ion Ca
2+
, SO
4
2-
và Mn
2+
.
Kết quả cho thấy, với lượng KMnO
4
thử nghiệm là 1,1 mg/l ñã làm giảm
Mn
2+
từ 0,62 mg/l xuống dưới 0,05 mg/l. Tốc ñộ phản ứng ôxy hóa xảy ra rất nhanh
với khoảng 90% lượng Mn
2+
bị ôxy hóa trong vòng 1 - 2 phút. Phương pháp lọc

nanô ñã làm giảm hàm lượng các ion nói trên với hiệu suất ñạt từ 90 - 98% [38].
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


23

Học viên: Bùi Duy Anh

1.3.2.2. Ở Việt Nam
- Năm 1993, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường ðô Thị và Khu công nghiệp, ðại
học Xây Dựng ñã nghiên cứu “ðánh giá hiện trạng thoát nước, sinh thái học khu
vực hồ Tây và hồ Trúc Bạch và ñề xuất biện pháp cải tạo hệ thống thoát nước và
môi trường khu vực”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tình trạng ô nhiễm của hồ Tây ở mức nhẹ, hồ
Trúc Bạch ô nhiễm nặng hơn hồ Tây. Tuy nhiên dựa trên quan ñiểm phát triển bền
vững thì cần phải có những giải pháp thích hợp ñể bảo vệ môi trường nước hồ tạo
ñiều kiện thuận lợi ñể hồ trở thành ñiểm du lịch lí tưởng của thủ ñô và cả nước [7].
- Trần Hiếu Nhuệ, Trần ðức Hạ, Bộ môn Cấp thoát nước Trường ðại học Xây
dựng thực hiện “Nghiên cứu bảo vệ nguồn nước sông hồ Hà Nội” năm 1985 [13];
“ðánh giá chất lượng nước hồ Tây trên quan ñiểm sinh thái và phát triển lâu bền”
năm 1994 [12].
- Dương ðức Tiến ñã nghiên cứu ñề tài “ðiều tra hiện trạng hồ Tây, hồ Bảy
Mẫu thành phố Hà Nội” năm 1993 [21]; “Hiện trạng nước và vi tảo (Microalgae)
trong các thủy vực Hà Nội” [20].
- Lê Thu Hà ñã nghiên cứu ñánh giá “Chất lượng nước hồ Hoàn Kiếm sau ñợt
nạo vét lòng hồ năm 1993” [5] và “Phân tích và ñánh giá chất lượng nước của một
số hồ Hà Nội” năm 1995 [6].
- Báo cáo “Diễn Biến chất lượng nước mặt và những nguyên nhân làm thay
ñổi chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng” năm 2005 cho thấy, nhìn

chung giá trị các chỉ tiêu hóa lý của nước hồ ñều nằm trong tiêu chuẩn CLNM loại
A. Tuy nhiên nước tại một số kênh tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nhà máy ðường
ñã bị ô nhiễm nghiêm trọng với hàm lượng NH
4
+
, BOD
5
và COD ñều rất cao, vượt
tiêu chuẩn CLNM loại B nhiều lần. Bên cạnh ñó hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp và
nuôi cá bè cũng là nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng nước hồ [25].
- Bùi ðức Tuấn ở Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường Phía Nam ñã
thực hiện “Một số nhận xét về tình hình phú dưỡng ở các hồ Trị An, Dầu Tiếng,
Thác Mơ” năm 2004. Kết quả cho thấy nước của hồ Trị An và Thác Mơ không có
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


24

Học viên: Bùi Duy Anh

nguy cơ bị phú dưỡng với hàm lượng các chất dinh dưỡng N
TS
và P
TS
trong nước
ñều ñạt tiêu chuẩn CLNM của Viện chất lượng nước ðan Mạch. Tuy nhiên, nước
hồ Dầu Tiếng ñã xuất hiện sự phú dưỡng với hàm lượng N
TS
dao ñộng từ 7,2 - 23

mg/l [22].
- Trần Văn Quang cùng các cộng sự ñã thực hiện “Nghiên cứu kiểm soát sự ô
nhiễm nước hồ ðầm Rong bằng mô hình ðất ướt” năm 2008. Hồ ðầm Rong thuộc
ñịa bàn quận Hải Châu, thành phố ðà Nẵng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi NTSH, rác
thải của các hộ dân xung quanh hồ với hàm lượng NH
4
+
vượt tiêu chuẩn cho CLNM
loại A 500 lần.
ðể giảm thiểu ô nhiễm, nhóm nghiên cứu ñã sử dụng mô hình ñất ướt chứa
lớp ñá dăm, cát lọc và trên cùng trồng cỏ Vertiver, chuối hoa và chuối nước và thu
ñược hiệu suất xử lý NH
4
+
tới 90%, PO
4
3-
ñạt 87 - 90%, chất rắn lơ lửng ñạt 70%.
Các loài thực vật trong mô hình thí nghiệm phát triển mạnh, sau 2 tuần chiều cao
của cỏ vertiver sau 2 tuần dài thêm 60 cm, chuối hoa và chuối nước mọc thêm nhiều
chồi non [15].
- Nguyễn Phú Tuân và các cộng sự ñã tiến hành sử dụng chế phẩm LTH 100
xử lý ô nhiễm nước hồ Văn. Nằm trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
nhưng nước hồ Văn bị ô nhiễm nghiêm trọng với sự phát triển quá mức của tảo,
nước hồ có mùi hôi thối do cá chết. Sau khi ñược phun chế phẩm LTH 100 với liều
lượng 60 - 80 m
3
nước/1 lít chế phẩm thì mùi hôi ñã hết, nước trở lại màu xanh
trong sau khi phun từ 3 - 4 ngày [10].
1.3.3. Những nghiên cứu bảo vệ môi trường và ña dạng sinh học khu vực ðảo

Cò, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
- Năm 1995 Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh ñã ñầu tư 20 triệu
ñồng ñể bước ñầu nghiên cứu về hệ sinh thái ðảo Cò và trên cơ sở ñó ñề nghị Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường hỗ trợ 60 triệu ñồng ñể kè, ñổ ñất bảo vệ ðảo
Cò và trồng bổ sung một số loại cây trên ñảo [17].
- Dự án “Xây dựng mô hình trình diễn quản l ý, bảo vệ và khai thác hợp lý
môi trường và tài nguyên vườn chim Chi Lăng Nam” do Quỹ Môi Trường toàn cầu
Luận văn tốt nghiệp
Cao học Môi Trường


25

Học viên: Bùi Duy Anh

tại Việt Nam tài trợ ñã ñược triển khai trong giai ñoạn 2001 - 2008, chủ yếu tập
trung giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ ñàn chim cũng như bảo vệ môi trường
sinh thái khu vực ðảo Cò [17].
- Từ năm 2003 - 2004, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương ñã thực
hiện Dự án “Bảo tồn, phát triển khu vực hệ sinh thái tự nhiên ðảo Cò Chi Lăng
Nam, huyện Thanh Miện phục vụ du lịch sinh thái, bảo vệ ña dạng sinh học và nâng
cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng ñồng” [17].

×