Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đời sống tôn giáo tại giáo xứ Văn Hải, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỤC LỤC............................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT..................................................................3
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu......................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................4
6. Những đóng góp của đề tài.............................................................................................5
7. Kết cấu của đề tài............................................................................................................5

Chương III: Giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của giáo dân xứ Văn Hải
...............................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ KHÁI QUÁT
...............................................................................................................................6
VỀ XỨ VĂN HẢI................................................................................................6
1.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................................6
1.1.1.Khái niệm đời sống văn hoá.......................................................................................6
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển xứ Văn Hải............................................................6
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xứ Văn Hải.......................................................................7
1.2.3. Các tổ chức, hội đoàn tôn giáo ở xứ Văn Hải...........................................................8
Tiểu kết..............................................................................................................................10

CHƯƠNG 2........................................................................................................11
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA GIÁO DÂN XỨ VĂN HẢI11
2.1. Các sinh hoạt văn hóa tôn giáo...................................................................................11
2.1.1. Các Bí tích Công giáo.............................................................................................11
2.1.2. Sinh hoạt tôn giáo trong các ngày lễ lớn.................................................................14
2.1.3. Sinh hoạt tôn giáo thường nhật trong lễ tết của giáo dân xứ Văn Hải....................16


2.2. Đời sống văn hóa của giáo dân xứ Văn Hải trong việc tôn kính tổ tiên, hôn nhân và
tang ma..............................................................................................................................20
2.2.1. Việc tôn kính tổ tiên................................................................................................20
2.2.2. Hôn nhân của người Công giáo...............................................................................21
2.2.3. Nghi thức tang ma...................................................................................................22
2.3. Ứng xử văn hóa..........................................................................................................23
2.3.1. Ứng xử với những người đồng đạo.........................................................................23
2.3.2. Ứng xử trong gia đình.............................................................................................23

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA GIÁO
DÂN XỨ VĂN HẢI...........................................................................................25
3.1. Giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa của giáo dân xứ Văn Hải......................25
3.1.1. Nhóm giải pháp về nhận thức.................................................................................25
3.1.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các tổ chức thiết chế văn hóa......................................27


3.1.3. Nhóm giải pháp về phối hợp với đoàn thể và các tổ chức giáo hội trong xây dựng
đời sống văn hóa của giáo dân..........................................................................................28
Tiểu kết..............................................................................................................................29

KẾT LUẬN........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................33
PHỤ LỤC.............................................................................................................1


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BCH
CNXH
Nxb
PV


Ban chấp hành
Chủ nghĩa xã hội
Nhà xuất bản
Phỏng vấn


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc cũng như nhân loại. Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng
nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam làm rạng ngời lịch
sử vẻ vang của dân tộc. Nghị quyết của Bộ chính trị tháng 10 năm 1990 cũng khẳng định “tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và tôn giáo có những giá trị
văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ mới”.
Tôn giáo một hình thái ý thức xã hội, một thực thể xã hội phát sinh và tồn tại lâu dài
trong lịch sử xã hội loài người.
Mỗi dân tộc và mỗi tôn giáo đều có những nét văn hóa đặc sắc góp cho nền văn hóa
Việt Nam thêm màu sắc phong phú và da dạng. Trong các tôn giáo được truyền bá vào Việt
Nam thì đạo Công giáo là tôn giáo có lịch sử lâu đời. Đạo Công giáo được truyền bá vào Việt
Nam từ thế kỷ XVI, mang theo nền văn hóa của mình. Khi nhập vào Việt Nam, đạo Công giáo
đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc làm cho truyền thống
văn hóa của đất nước ngày càng có sức hấp dẫn và sức sống lâu bền. Nó có tác động đến
nhiều mặt của đời sống, đạo đức, văn hóa, lối sống, phong tục tập quán… Hơn nữa, quá trình
xâm nhập và phát triển, cộng đồng giáo dân ở Việt Nam đã hình thành nên nếp sống Công
giáo. Nếp sống đó một mặt được quy định bởi tín lý, giáo lý Công giáo, mặt khác là sự tiếp
thu nếp sống truyền thống cũng như hiện đại của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, nếp sống của
người Công giáo góp phần bổ sung vào văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, làm
phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc.

Trong hệ thống các giá trị văn hóa Công giáo, đời sống văn hóa của giáo dân hiện là
một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ với giới nghiên cứu tôn giáo mà
còn của chính giáo hội Công giáo các nước cũng như Việt Nam. Công giáo đang ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống văn hóa xã hội. Trong tình hình hiện nay, khi nước ta phát triển nền
kinh tế thị trường, mặt trái của nó đã làm cho đạo đức xã hội bị suy thoái. Vai trò của tôn giáo
cũng như đạo Công giáo có tác động vào đời sống xã hội, đặc biệt là đối với đời sống văn hóa
của đồng bào Công giáo ở nước ta cũng như ở giáo xứ Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình. Chính sự tác động, ảnh hưởng ấy có những mặt tích cực cũng như những mặt tiêu cực,
không chỉ đối với các tín đồ Công giáo, mà cả với các lực lượng xã hội khác trong quá trình
xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương.
Trong hệ thống các giáo xứ ở nước ta, xứ Văn Hải là vùng đất khắc ghi đậm nét dấu
ấn lịch sử phát triển Công giáo. Xã Văn Hải, nằm ở phía Nam huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình. Được thành lập dựa trên thành quả công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn
năm 1829 của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Giáo xứ Văn Hải thuộc xã Văn Hải được
1


thành lập vào năm 1904, là một trong những giáo xứ có đông tín đồ theo đạo Công giáo,
chiếm hơn 85% dân số toàn xã. Nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý
của chính quyền, cộng đồng tín đồ Công giáo nơi đây đã đoàn kết, gắn bó, cần cù trong lao
động sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Bên cạnh đó, họ cũng không ngừng
củng cố, mở rộng các sinh hoạt văn hóa và sinh hoạt tôn giáo làm phong phú đời sống văn
hóa của mình.
Là một trong những giáo xứ có bề dày lịch sử, có vai trò quan trọng trong tổng giáo
phận Phát Diệm, ngày nay đời sống văn hóa ở cộng đồng giáo dân xứ Văn Hải đã và đang có
những thay đổi sâu sắc, tác động không nhỏ đến sự đổi mới của địa phương. Tìm hiểu thực
trạng và những thay đổi của đời sống văn hóa giáo dân trong công cuộc xây dựng đời sống
văn hóa mới ở địa phương là hoạt động có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “Đời sống tôn giáo tại giáo xứ Văn Hải, xã
Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.

2. Tình hình nghiên cứu
Đời sống văn hóa và Công giáo là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là các công trình sau:
Nguyễn Hồng Dương “Công giáo trong văn hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản (Nxb) Văn
hóa Thông tin, 2001, đề cập đến nội dung nghi lễ, những hình thức diễn xướng trong nhà thờ
Công giáo và mối quan hệ có tính quy luật trong việc hội nhập nghi lễ Công giáo với nghi lễ
truyền thống, rộng ra là văn hóa truyền thống Việt Nam, vai trò, vị trí, ảnh hưởng của nó đến
văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại.
Hà Huy Tú “Tìm hiểu nét đẹp Thiên Chúa giáo”, Nxb Văn hóa Thông tin, 2002. Tài
liệu chỉ rõ những nét đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo qua cách sống đạo giữa cuộc đời, vấn đề
thờ cúng tổ tiên. Thiên Chúa giáo với việc giáo dục gia đình, hôn nhân, trong lễ tết.
Nguyễn Hồng Dương “30 năm thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt
Nam”,Nxb Tôn giáo, 2010. Đã khẳng định đường hướng đúng đắn của của Giáo hội Việt Nam
và giáo phận Phát Diệm đồng hành với dân tộc và hội nhập vào nền văn hóa dân tộc.
Đỗ Quang Hưng “Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam”, Đại học Tổng
hợp, Hà Nội, 1991.
Phạm Huy Thông” Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam”,
Nxb Tôn giáo, 2012.
Luận án tiến sỹ của tác giả Mai Diệu Anh “Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống
Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu – Nam Định hiện nay”,
2015. Luận án đánh giá thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời
sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu – Nam Định và nguyên nhân của nó, đề
xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi
2


Chu hiện nay.
Luận án tiến sỹ của tác giả Đỗ Thị Ngọc Anh “Giá trị của hôn nhân và gia đình Công
giáo ở Việt Nam hiện nay”, 2011. Luận án đã chỉ ra những vấn đề cơ bản của hôn nhân và gia

đình của người Công giáo Việt Nam. Trong hôn nhân, đó là giá trị chung thủy, tự do tự
nguyện khi kết hôn; hôn nhân mang tính chất thánh thiêng và hôn nhân vì sự phát triển con
người... Còn trong gia đình, đó là giá trị vững bền và có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành
viên; tôn trọng sự sống và là môi trường truyền thụ các giá trị văn hóa, đạo đức, tôn giáo...
Trên cơ sở nghiên cứu những giá trị này, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy
những giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo phù hợp với đạo đức và xã hội Việt Nam.
Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Văn Thơ “Quá tình hình thành, phát triển và đặc điểm
của giáo phận Phát Diệm”, 2012.
Ngoài ra còn các luận văn, đề tài nghiên cứu về đời sống văn hóa Công giáo:
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga “Đời sống văn hóa ở các làng
Công giáo xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, năm 2014.
Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Vũ Văn Đạt “Đời sống văn hóa của người
Công giáo xứ Bình Hải (Nam Định) hiện nay”, 2015.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào đề cập trực tiếp về đời sống tôn giáo tại
giáo xứ Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các
công trình trước, tác giả tiếp tục nghiên cứu: “Đời sống tôn giáo tại giáo xứ Văn Hải, xã
Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ lý luận về đời sống tôn giáo và vai trò của đời sống tôn giáo đến sự phát
triển kinh tế - xã hội tại xã Văn Hải; khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của giáo
dân xứ Văn Hải, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và đề xuất một số giải pháp
nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả đời sống văn hóa của giáo dân xứ Văn Hải.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đời sống văn hóa, ý nghĩa và vai trò
của đời sống tôn giáo đối với sự phát triển tại xứ Văn Hải, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống tôn giáo của giáo dân xứ Văn Hải, xã Văn
Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đời sống tôn giáo của giáo
dân xứ Văn Hải, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cộng đồng giáo dân và đời sống tôn giáo của giáo
dân xứ Văn Hải, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, (bao gồm các thành tố chủ yếu:
Nếp sống văn hóa, sinh hoạt tín ngưỡng và ứng xử văn hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại xứ Văn Hải, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Thời gian nghiên cứu:
Đời sống tôn giáo của giáo dân từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp điền dã dân tộc học
Phương pháp điền dã dân tộc học được áp dụng là phương pháp nghiên cứu chủ đạo.
Khi tiến hành nghiên cứu ở thực địa, các kỹ thuật: quan sát, phỏng vấn sâu, tham dự, ghi
chép, chụp ảnh, ghi âm,… đã được áp dụng.
+ Khảo sát – điền dã: Tiến hành những cuộc điều tra, khảo sát trong nghiên cứu khoa
học, để thu thập những tư liệu điều tra thực tế phục vụ cho đề tài.
+ Quan sát – tham dự: Thu thập dữ liệu, thông tin rất cần thiết trong quá trình nghiên
cứu đời sống tôn giáo của giáo dân xứ Văn Hải, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Quan sát – tham dự là cách thu thập thông tin, đòi hỏi tác giả phải sống trong cộng đồng để có
cảm nghiệm sâu sắc hơn về đời sống tôn giáo của giáo dân. Trong qúa trình sống gắn bó với
nơi “chôn rau cắt rốn” tác giả quen thuộc với nếp sống sinh hoạt của cộng đồng giáo dân xứ
Văn Hải, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, có những trải nghiệm sâu sắc. Điều đó

giúp tác giả lí giải khách quan hơn về vấn đề của đề tài.
+ Phỏng vấn : Áp dụng cùng với phương pháp quan sát - tham dự trong khi thu thập
nghiên cứu. Phỏng vấn sâu là phương pháp nghiên cứu định tính từ các thành viên trong cộng
đồng bằng phương pháp các cuộc đối thoại có chủ định với các thành viên trong cộng đồng,
phương pháp này không chỉ giúp tác giả quan sát, ghi nhận những sự kiện, thông tin nơi cộng
đồng mà đặc biệt người phỏng vấn được tham dự vào cuộc sống của thông tín viên thông qua
việc lắng nghe và chia sẻ, ghi nhận những thông tin chân thành.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
Là phương pháp dùng hai hay nhiều chỉnh thể so sánh với nhau để thấy điểm giống và
khác nhau, tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng. Trong luận văn tác giả so sánh đời sống văn
hóa của người Công giáo và người không theo Công giáo trong phạm vi địa bàn xã Văn Hải,
để thấy được sự tương đồng và đặc biệt trong đời sống văn hóa của giáo dân nơi đây.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Tác giả sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm tổng hợp các tài
liệu liên quan đến đề tài, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng
4


đời sống tôn giáo của giáo dân giáo xứ Văn Hải, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Phương pháp liên ngành văn hóa học, xã hội học, tâm lí học
Do đối tượng nghiên cứu là đời sống tôn giáo tại giáo xứ đạo rất phong phú và đa
dạng nên phải sử dụng kiến thức liên ngành.
- Phương pháp Khu vực học
Phương pháp Khu vực học lấy đời sống văn hóa của giáo dân, bao gồm các lĩnh vực:
Nếp sống văn hóa, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và ứng xử văn hóa làm đối tượng nghiên
cứu. Mục đích của phương pháp Khu vực học nhằm đạt tới những nhận thức tổng hợp về đời
sống văn hóa của giáo dân, tìm ra những đặc điểm của đời sống văn hóa trong không gian văn
hóa đó. Vận dụng phương pháp Khu vực học trong nghiên cứu đời sống văn hóa của giáo dân
xứ Văn Hải là phải nghiên cứu nó như một tổng thể để có thể xác định được các giá trị đặc
trưng của đời sống văn hóa.

6. Những đóng góp của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về đời sống tôn
giáo tại giáo xứ Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng
cao đời sống văn hóa của giáo dân, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cấp chính quyền
quản lý ở địa phương.
Đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đời sống văn hóa và đưa ra một
cái nhìn tổng quan về thực tiễn đời sống tôn giáo tại giáo xứ Văn Hải, xã Văn Hải, huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đề tài cung cấp các số liệu, khảo sát và đánh giá về đời sống tôn giáo tại giáo xứ
Văn Hải, chỉ ra những đặc thù riêng trong hoạt động văn hóa tại giáo xứ. Từ đó đề xuất những
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đời sống tôn giáo tại giáo xứ Văn Hải, xã Văn Hải, huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Kết quả nghiên cứu của đề tài nếu được áp dụng tại địa phương sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả đời sống tôn giáo tại giáo xứ Văn Hải, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
và các giáo xứ khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ Sở lý luận đời sống tôn giáo và Khái quát về xứ Văn Hải
Chương II: Thực trạng đời sống tôn giáo tại giáo xứ Văn Hải qua một số sinh
hoạt văn hóa
Chương III: Giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của giáo dân xứ Văn Hải

5


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ KHÁI QUÁT
VỀ XỨ VĂN HẢI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Khái niệm đời sống văn hoá
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở nước ta có rất nhiều định nghĩa khoa học khác nhau

về đời sống văn hóa và được nhiều tài liệu công bố. Chính vì thế có nhiều cách hiểu khác
nhau về khái niệm này.
Trong sách Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, do Trần Độ chủ biên, nhà nghiên cứu
cho rằng: “Đời sống văn hóa là một tổng hợp những yếu tố vật thể văn hóa, nằm trong những
cảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạt động văn hóa của con người, những sự tác động lẫn
nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực
tiếp làm hình thành lối sống con người trong xã hội” [21, tr, 24].
Có thể hiểu: Đời sống văn hoá chính là tổng thể sống động các hoạt động văn hoá
trong quá trình sáng tạo (sản xuất), bảo quản, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm văn hoá và
sự giao lưu văn hoá, nhằm thoả mãn nhu cầu văn hoá của một cộng đồng.
Thực ra giữa đời sống văn hoá và môi trường văn hoá cũng không hoàn toàn đồng
nhất. Sự khác nhau được thể hiện: môi trường văn hoá là môi trường chứa đựng những giá trị
văn hoá và diễn ra các quan hệ văn hoá, các hoạt động văn hoá của con người. Còn đời sống
văn hoá là "tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo" của con người nhằm thoả mãn các
nhu cầu văn hoá, hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ, hướng con người và xã hội phát triển
theo tinh thần nhân văn - nhân bản.
Như vậy, đời sống văn hoá thực chất là mặt tự giác của đời sống con người. Nội dung
của mặt tự giác ấy là các giá trị văn hoá được vận động, bộc lộ trong các hoạt động sống, các
quan hệ nhằm tạo ra sự hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Dễ nhận
thấy là khi mặt tự giác ấy mất đi, đời sống của con người sẽ chỉ đơn thuần là một chuỗi hoạt
động bản năng.
Có đời sống kinh tế, đời sống chính trị, đời sống văn hóa; đời sống văn hóa trước hết
bao gồm các hoạt động văn hóa để tạo ra các giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu tinh thần của
con người.
Từ những quan niệm trên, theo tác giả luận văn thì: Đời sống văn hóa phản ánh lối
sống, nếp sống, các sinh hoạt văn hóa và mức độ sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa của
cộng đồng.
1.2. Tổng quan về xứ Văn Hải
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển xứ Văn Hải
Xứ Văn Hải hiện nay là một làng Công giáo nằm trong địa bàn xã Văn Hải, huyện

Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Do đó sự hình thành và phát triển của xứ gắn liền với lịch sử vùng
6


đất này.
Văn Hải là một xã nằm cùng dải đất với 7 xã, thị trấn phía Nam huyện Kim Sơn, cách
trung tâm huyện 7 km. Phía Bắc Văn Hải giáp xã Định Hóa; phía Tây giáp xã Nga Phú (Nga
Sơn – Thanh Hóa); phía Đông giáp xã Lưu Phương; phía Nam giáp các xã Kim Mỹ, Kim Tân.
Văn Hải hiện nay có 15 xóm: Đông Hải, Đông Cường, Nam Cường, Tây Cường,
Hoành Hải, Trung Chính, An Cư, Đông Thổ, Tây Thổ, Bắc Cường, Xóm Một, Tây Hải, Ninh
Cư, Hoành Trực, Khanh Hải.
Diện tích tự nhiên xã Văn Hải: là 657,3 ha (6,573 km 2). Trong đó diện tích đất nông
nghiệp là 487,9 ha; Bình quân diện tích đất canh tác là 522m2/người.
Xứ Văn Hải thuộc Giáo phận Phát Diệm, được thành lập vào năm 1904. Ở rất nhiều
nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu, Châu Mỹ tên của xứ luôn trùng với tước hiệu nhà thờ
được cúng tiến, thường là danh Thiên Chúa hay Đức Mẹ, Thiên Thần và các Thánh. Còn ở
Việt Nam, vì là xứ truyền giáo sinh sau đẻ muộn, các vùng đất đã có dân cư gắn liền với địa
danh lâu đời. Hơn nữa, các vị thừa sai đến Việt Nam, việc trở lai Công giáo không ồ ạt thế
nên cũng khó mà tìm hiểu tận gốc các tên tuổi đã có. Do đó, tên xứ đạo được lập ra thường
lấy tên của địa phương đó, chẳng hạn xứ Thuần Hậu, xứ Bình Hải, xứ Đài Môn,… Xứ Văn
Hải cũng như vậy. Như vậy xứ Văn Hải là một xứ tòng thổ, nghĩa là bao gồm tất cả các tín
hữu thuộc một địa sở nhất định. Xứ Văn Hải nhận quan thầy (người bảo trợ) là ông Thánh
Giuse – một trong 12 vị tông đồ của Chúa Giêsu.
Theo thông tin từ những vị cao niên, nhà thờ (thánh đường) Văn Hải được xây dựng
cùng với thời gian được thành lập xứ. Vào năm 1904 Văn Hải được tách khỏi xứ Phát Diệm
để trở thành một xứ. Cùng năm này, Linh mục chính xứ quyết định xây nhà thờ Văn Hải, Linh
mục đã chăm sóc chu đáo việc làm móng cho công trình, bằng cách cho người lên mạn ngược
mua tre bương làm chân móng. Các cột cái trong nội thất sử dụng gỗ lim mua từ Thanh Hóa.
Nhà thờ được thiết kế theo kiểu dáng Gothique do đích thân Linh mục Barbier-Cẩn, bí thư tòa
Giám mục vẽ họa đồ chi tiết. Chung quanh nhà thờ có đường kiệu lát gạch đỏ. Vật liệu chính

được dùng là gạch và gỗ, nhà thờ dài 45m, rộng 15m. Việc xây dựng nhà thờ kéo dài hơn 15
năm, lúc bắt đầu trị móng vào năm 1904 đến khi hoàn thành nhà thờ vào năm 1920. Nhà thờ
Văn Hải hiện nay được xây dựng trên một khu đất rộng với diện tích khuôn viên là 33.005m2
Tính đến nay, xứ Văn Hải có 7339 giáo dân, chia làm 4 giáo họ.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xứ Văn Hải
Về Kinh tế, xứ Văn Hải, xã Văn Hải – là tiêu biểu cho một vùng quê Việt Nam đang
phát triển. Với địa hình đồng bằng là chủ yếu, với hệ thống sông ngòi dày đặc và nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên những thuận lợi căn bản để Văn Hải phát triển nghề
trồng lúa, trồng cói và cây màu; đồng thời có điều kiện phát triển mở rộng nuôi trồng, khai
7


thác thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Về thành phần dân cư, đây là một vùng đất hình thành muộn nên không có người bản địa,
dân đến đây đều là người di cư từ nơi khác đến khai hoang lập ấp. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho canh tác và sản xuất, chỉ sau một thời gian ngắn, Văn Hải đã nhanh chóng trở thành một nơi
có dân cư đông đúc.
Về tôn giáo, như trên đã nói, đây là vùng đất ra đời muộn không có dân gốc của mình
mà một bộ phận rất lớn những người theo đạo Công giáo sau khi bị đàn áp phải bỏ làng ra đi,
tìm vùng đất mới. Số đông những người này chạy đến Kim Sơn và tham gia khai hoang lập ấp
Văn Hải. Vì thế, ở vùng đất này có hai tôn giáo cùng song song tồn tại đó chính là Phật giáo
và đạo Công giáo, trong đó đồng bào Công giáo chiếm hơn 85% dân số.
Về Chính trị, xứ Văn Hải được biết đến là một vùng quê yên bình, an ninh trật tự luôn
được đảm bảo. Người dân chiếm đa số là người Công giáo, có số ít là các gia đình người tôn
giáo khác đến định cư. Những người dân lương, giáo Văn Hải đã vượt qua những ràng buộc
xã hội, những định kiến tôn giáo, kề vai sát cánh bên nhau trong tình làng nghĩa xóm tạo nên
một cộng đồng không phân biệt tôn giáo, góp phần tăng cường sự ổn định an ninh ở xứ Văn
Hải.
1.2.3. Các tổ chức, hội đoàn tôn giáo ở xứ Văn Hải
Về tổ chức của xứ Văn Hải hiện nay

Bên cạnh những nguyên tắc tổ chức làng xã của nông thôn Việt Nam truyền thống như
huyết thống, địa bàn cư trú, nghề nghiệp – sở thích, giáp, hành chính, còn có nguyên tắc tổ
chức theo cùng tôn giáo, cụ thể là Công giáo, tạo nên làng Công giáo vừa có nguyên tắc tổ
chức theo địa bàn cư trú, vừa có nguyên tắc đặc thù của tổ chức theo tín ngưỡng tôn giáo.
Quá trình mở rộng, phát triển xứ đạo Công giáo gắn liền với các hoạt động truyền
giáo. Trên cơ sở các cụm dân cư mà các họ đạo ra đời. Khi có một số họ đạo ra đời thì một xứ
mới xuất hiện. Con đường vận hành là:
Xứ - Họ - Dâu
Đầu tiên là xứ đạo (xứ) tương đương cấp làng, tiếp đó là họ đạo tương đương cấp
xóm, cũng đều theo nguyên tắc địa bàn cư trú “cận lân”, một họ đạo thay thế cho một họ tộc,
dân trong họ đạo không cùng một họ tộc mà bao gồm nhiều họ tộc. Mỗi họ đạo có một “ông
Tổ” được gọi là Thánh quan thầy. Ngày kỷ niệm vị Thánh quan thầy đó được xem như là
ngày giỗ họ. Đây cũng chính là nét gần gũi với truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên của nhân
dân ta.
Dưới họ đạo là dâu. Dâu là tập hợp những người theo Công giáo trong một xóm, đứng
đầu dâu là trùm dâu. Dâu là đơn vị hạt nhân trong làng Công giáo (xứ đạo).
Trong tổ chức của xứ Văn Hải hiện nay, đứng đầu là Cha xứ, giúp việc cho Cha xứ là
8


Ban chấp hành xứ. Ban chấp hành xứ Văn Hải bao gồm: 1 chánh trương, 3 phó trương, 1 thư
kí và 1 thủ quỹ. Ban chấp hành họ do giáo dân bầu ra với các thành phần sau: 1 trùm trưởng,
1 trùm phó, 3 quản giáo nam, 3 quản giáo nữ, 1 tư bệnh.
Trong làng Công giáo những tổ chức của đạo dựa trên giáo luật và qui định của giáo
hội để điều hành hướng dẫn giáo dân sống kính chúa yêu nước, còn giáo dân thì phải tự giác
tuân theo giáo luật. Chính vì vậy, giống như làng không theo đạo, làng Công giáo có tính tự
quản và tự trị rất cao.
Một tổ chức ban hành họ đạo, xứ đạo ra đời điều hành công việc của họ đạo, xứ đạo.
Nhà thờ họ đạo, xứ đạo là trung tâm điểm của họ đạo, xứ đạo. Không gian nhà thờ là “không
gian thiêng”. Nơi đó không chỉ diễn ra các Thánh Lễ mà còn là nơi lo đầu vào (rửa tội, thêm

sức), đầu ra (lễ nhà mồ) cho mỗi tín hữu.
Hiện nay, vấn đề đạo không còn ly khai khỏi đời mà gắn bó với đời. Người Công giáo
sống đạo giữa đời chứ không chỉ sống trong nhà thờ, với Giáo hội. Người Công giáo cũng ăn
uống, sinh hoạt vui chơi, lao động với mọi người theo tinh thần của Tin mừng. Họ vừa phải
chấp hành luật pháp theo bổn phận công dân nhưng còn tuân theo lương tâm đạo dạy nữa.
Người bên lương vẫn có thể lui tới thăm quan, thậm chí tham dự các buổi lễ theo đạo Công
giáo như là Lễ Giáng Sinh,… tạo nên mối quan hệ hòa đồng, cởi mở giữa hai tôn giáo tín
ngưỡng khác nhau trong xã.
Về các hội đoàn tôn giáo ở xứ Văn Hải
Hội đoàn Công giáo là một trong những hình thức tổ chức tập hợp quần chúng rộng
rãi, đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau thu hút tín đồ ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ tham gia.
Giáo dân ai cũng có thể gia nhập vào một hay nhiều hội đoàn thích hợp với mình tùy theo
tâm, sinh lý lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp…Việc gia nhập các hội đoàn Công giáo vừa đáp
ứng nhu cầu sống đạo của mỗi tín đồ, vừa thể hiện sự liên kết, gắn bó cao trong sinh hoạt tôn
giáo.
Các hội đoàn Công giáo ra đời trước hết là do nhu cầu nội tại của đời sống sinh hoạt
tôn giáo. Đời sống sinh hoạt tôn giáo của đạo Công giáo có đặc điểm là mang tính cộng đồng
cao. Điều này được biểu hiện rất rõ qua việc giáo dân tham dự các nghi lễ phụng tự chung ở
nhà thờ, nhà nguyện. Chính những đặc điểm sinh hoạt tôn giáo mang tính tập thể cao là môi
trường và điều kiện cho hội đoàn Công giáo phát triển.
Các tổ chức hội đoàn tôn giáo tại Văn Hải đóng vai trò quyết định trong việc hình
thành và tồn tại của xứ đạo này. Giáoxứ Văn Hải bao gồm các hội đoàn như: Hội Trống; Hội
Kèn; Hội dòng ba Đa Minh; Hội Mân Côi; Hội Gia Trưởng Giuse; Hội trống, trắc; Đoàn dâng
hoa; Đoàn kèn; Ca đoàn; Đoàn nghĩa binh thánh thể; Đoàn giáo lí viên; Hội bác ái gia đình
Martino. Ngoài ra xứ đạo Văn Hải còn thành lập nên các ban giúp việc nhà xứ khi có việc
9


trọng như Ban đón tiếp giáo dân; Ban ẩm thực; Ban trông xe.
Các tổ chức, hội đoàn Công giáo rất đa dạng, phong phú với nhiều loại hình khác

nhau, có hội đoàn phạm vi hoạt động chỉ bó hẹp trong xứ, họ đạo, có hội đoàn liên xứ. Sự ra
đời và phát triển của các tổ chức và hội đoàn Công giáo đã góp phần quan trọng vào việc giữ
đạo, sống đạo và phát triển đạo.
Tiểu kết
Trong chương I, tác giả nêu ra các quan niệm khác nhau về đời sống văn hóa, qua đó
đưa ra một cách hiểu về đời sống văn hóa như một khái niệm công cụ để làm việc: “Đời sống
văn hóa phản ánh lối sống, nếp sống, các sinh hoạt văn hóa và mức độ sáng tạo, hưởng thụ
các giá trị văn hóa của cộng đồng”. Đồng thời chỉ ra những quan niệm của Đảng và Bác Hồ
liên quan đến việc xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng đất nước.
Thứ hai, tác giả đã khái quát diện mạo xứ Văn Hải: Xứ Văn Hải thuộc xã Văn Hải,
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình – một vùng đất mới được thành lập từ thế kỷ thứ XX. Đây là
một vùng đất mới khai phá, là kết quả của quá trình quai đê lấn biển, dân cư đến từ nhiều
vùng khác đến làm ăn sinh sống. Tuy nhiên trong họ đều là những người vốn đã mang trong
mình niềm tin Công giáo. Văn Hải nằm trong địa bàn huyện Kim Sơn, một trong những
huyện có tỉ lệ dân số theo đạo Công giáo cao trong tổng số dân cư của huyện Kim Sơn. Chính
vì vậy người Công giáo Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình mang những đặc trưng
riêng, khác biệt rõ rệt hơn so với các vùng khác.
Với phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, những năm qua cùng với các tầng lớp nhân dân
trong tỉnh Ninh Bình, đồng bào Công giáo của xã Văn Hải đã tích cực hưởng ứng với các phong
trào thi đua yêu nước, góp phận không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, xây
dựng đời sống văn hóa gắn bó mật thiết giữa người Công giáo với cộng đồng nhân dân tại địa
phương.

10


CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA GIÁO DÂN XỨ VĂN HẢI
2.1. Các sinh hoạt văn hóa tôn giáo
2.1.1. Các Bí tích Công giáo

Trong tài liệu Giáo lý hôn nhân: “Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng do
Chúa Kitô thiết lập và ủy thác cho Hội Thánh để ban sự sống thần linh cho chúng ta” [52,
tr.16].
Theo tác giả Bí tích nghĩa là nguồn ơn vô biên Thiên Chúa tặng cho con người, tất cả
những gì tuyệt vời nhất Thiên Chúa có thể trao cho con người qua mầu nhiệm tử nạn và phục
sinh của Chúa Kitô thì ngài đã trao cho nhân loại qua các phép Bí tích.
Tại nhà thờ xứ Văn Hải, vẫn còn giữ lại bẩy phép bí tích được Chúa truyền lại cho Hội
thánh để Hội Thánh sử dụng. Ngoài ra, bẩy bí tích còn có ý nghĩa khác là làm tăng thêm sức
mạnh, tăng thêm sự tự tin của Hội Thánh và của những con chiên trong hành động và trong
suy nghĩ của mình.
Bí tích xưng tội
Xưng tội là thành tâm thú nhận với Linh mục đại diện Chúa Kitô, các tội mình đã
phạm. Xưng tội là một hành vi thể hiện sự chia sẻ, thổ lộ với người khác những sai phạm của
mình nhằm trút bỏ những lo lắng, cảm xúc tiêu cực để đạt được trạng thái tâm lý cân bằng.
Trong xưng tội người ta muốn tìm được sự đồng cảm, an ủi của người khác. Khi thực hiện
điều này cá nhân cảm thấy sự nhẹ nhõm hơn, thanh thản hơn, yên tâm hơn. Nhiều khi, sau khi
xưng tội con người tìm được những quyết định, phương hướng cho hành động tiếp theo của
mình.
Đạo Công giáo rất chú trọng đến hành vi xưng tội của người giáo dân, bởi đây là một
trong những điều răn dạy của Chúa. Tiêu chuẩn để xem xét tội lỗi của người giáo dân đưa vào
kinh sách, giáo lý và điều răn dạy của Chúa. Có 10 điều răn trong Giáo lý Công giáo, nếu giáo
dân vi phạm thì coi như là có tội với Chúa, đó là:
Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự.
Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ
Thứ năm: Chớ giết người
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục
Thứ bảy: Chớ lấy của người
Thứ tám: Chớ làm chứng dối

Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người
11


Thứ mười: Chớ tham của người
Đối với Công giáo, xưng tội là bổn phận của một tín đồ thực thi đối với Chúa thông
qua các Linh mục là họ xưng tội với Chúa. Linh mục là người đại diện cho Chúa, thay mặt
Chúa ở trần gian giúp giáo dân có thể gột rửa, trút bỏ tội lỗi. Qua các Linh mục thì tội lỗ của
họ được tha thứ. Người giáo dân xưng tội phải trung thực kể lại đầy đủ những gì họ cho là có
tội. Linh mục khuyên răn và thay mặt Chúa tha tội cho họ. Nếu tội nào họ còn giấu giếm thì
tội đó không được tha. Theo giáo luật thì một năm người giáo dân xưng tội ít nhất là một lần.
Phép rửa tội còn dùng để rửa sạch những tội tổ tông truyền. Khi đã được rửa sạch thì
sẽ trở thành một môn đồ của đạo Công giáo. Với trẻ sơ sinh là con của giáo dân thì chỉ dùng
nước thánh hoặc có sự chứng Giám của Giám mục, Linh mục. Rửa tội đối với trẻ sơ sinh là
con của giáo dân thì hết sức đơn giản. Nhưng đối với những người không phải gia đình giáo
dân thì muốn theo đạo đương nhiên phải chịu phép rửa tội. Trước khi làm phép rửa tội họ phải
trải qua một thời gian thử thách tâm lý hết sức phức tạp, đặc biệt vấn đề sám hối, ăn năn về
những sai lầm mà mình đã mắc phải. Đối với những người này bắt buộc phải rửa tội tại nhà
thờ. Tại nhà thờ các Linh mục đã dùng nước Thánh vẩy lên đầu của những người xung tội.
Đây cũng chính là lễ nhập đạo.
Bí tích thêm sức
Bí tích thêm sức là một dấu chỉ nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần của người Công giáo.
Bí tích thêm sức không thể tẩy xóa nên chỉ lãnh một lần.
Thừa tác viên thông thường của bí tích thêm sức là Giám mục. Ngoài ra, có thể Giám
mục ủy quyền cho Linh mục để ban bí tích thêm sức hoặc rửa tội cho người lớn hoặc khi có
người tín hữu sắp qua đời mà chưa được nhận phép thêm sức.
Trẻ em đến tuổi biết phán đoán được quyền lãnh nhận bí tích thêm sức. Trong trường hợp
nguy tử, Hội Thánh vẫn ban Bí tích này cho trẻ em dù chưa đến tuổi biết phán đoán. Khi người
lớn lãnh nhận Bí tích thánh tẩy thì phải được lãnh nhận ngay Bí tích thêm sức là một trong ba Bí
tích khai tâm Kitô giáo.

Để lãnh nhận Bí tích thêm sức, người tín hữu phải hiểu biết giáo lý, phải ở trong tình
trạng ân sủng, nghĩa là sạch tội. Cũng như Bí tích thánh tẩy, nên có một người đỡ đầu để được
trợ giúp trong đời sống thiêng liêng, nên chọn chính người đỡ đầu rửa tội để nhấn mạnh sự
thống nhất của hai Bí tích này.
Nghi thức chính yếu của Bí tích thêm sức được trao bằng việc đặt tay (Giám mục hay
Linh mục giơ tay trên đầu tân tòng) và đọc lời cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, kèm theo việc
sức dầu Thánh trên trán và đọc lời này:
“… Hãy nhận lấy ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”.
Vai trò của Chúa Thánh Thần rất quan trọng trong đời sống của người Kitô hữu. Họ tin
12


Chúa Thánh Thần sẽ giúp đổi mới con người và đi sâu vào đời sống tâm linh của họ, giúp cho
tín đồ được ơn Chúa mà liên hệ chặt chẽ với Giáo Hội, vững tin đi vào đời sống tín ngưỡng. Bí
tích này chỉ được thực hiện với những người đã chịu phép rửa tội và được thực hiện tại nhà thờ
vào dịp lễ Mía hay lễ Chịu mình thánh. Giám mục sẽ thực hiện Bí tích này bằng cách bôi dầu
Thánh lên trán người trực tiếp chịu phép thêm sức và đồng thời đọc lời kinh nguyện theo quy
định của Giáo hội. Trong trường hợp Giám mục đi vắng thì Linh mục có thể tiến hành nhưng
phải được sự ủy quyền của Giám mục.
Bí tích giải tội
Có ý nghĩa là để tha thứ những tội lỗi mà bản thân mỗi con người mắc phải. Yêu cầu
đối với người dự lễ giải tội là phải hết sức trung thực, thành thật nói rõ những tội lỗi mà mình
mắc phải. Thái độ khi xưng tội phải thành kính, thành khẩn. Linh mục với tư cách thay mặt
Thiên Chúa ngồi trong tòa giải tội luận xét tha tội hoặc định những hình thức sửa chữa đền tội
bằng những việc làm nhân đức. Theo quy định của Hội Thánh đối với tín đồ mỗi năm phải
xưng tội ít nhất một lần, khi xưng tội và được giải tội thì đồng thời có ý nghĩa thêm sức và
tham gia lễ giải tội.
Bí tích Mình Thánh Chúa (Bí tích thánh thể)
Đây chính là sự tái diễn lại tất cả công cuộc cứu chuộc của Chúa GiêSu, Chúa đã hiến
dâng một cách cao cả cho sự nghiệp cứu chuộc của mình. Theo Công giáo, công cuộc cứu

chuộc của Chúa sẽ được tiếp tục trong phép mầu nhiệm của bí tích Thánh thể. Bí tích này là
đỉnh cao, là nguồn mạch trong đời sống tín ngưỡng của của những tín đồ Công giáo. Phép Bí
tích được cử hành trọng thể tại nhà thờ gọi là Thánh Lễ Misa. Sau khi xưng tội và giải tội thì
được phép Mình Thánh Chúa. Người chủ lễ đọc lời truyền phép Mình Thánh Chúa theo quy
định của Giáo Hội để bánh (mì) và rượu (nho) trở thành thịt và máu của Chúa, sau đó ban cho
người chịu phép một ít hay một phần chiếc bánh và rượu đã làm phép để Thiên Chúa ngự
trong họ. Theo quy định của Hội Thánh người chịu phép Mình Thánh Chúa lần đầu, sau đó
phải chịu phép Mình Thánh Chúa mỗi năm ít nhất một lần. Như vậy, ý nghĩa của phép Mình
Thánh Chúa nhằm làm tăng thêm sức mạnh trong đời sống tín ngưỡng của giáo dân, nó làm
cho đời sống tín ngưỡng và bản thân mỗi môn đồ thấy được sự hiện diện của Chúa trong con
người mình.
Bí tích sức dầu thánh
Trên hết là Dầu Thánh còn được gọi là Dầu Chrisma đã được Đức Giám mục hiến
thánh là dầu có pha thuốc thơm và dùng trong ba bí tích có ghi ấn tín: được sức cho các tân
tòng trong Bí tích rửa tội, cho các Kitô – hữu trong Bí Tích thêm sức, cho các Linh mục và
một cách sung mãn cho các Giám mục trong Bí Tích truyền chức. Dầu này còn được dùng để
cung hiến bàn thờ và nhà thờ.
Dầu bệnh nhân được làm phép trước hết để sức dầu cho bệnh nhân, dầu bệnh nhân
13


giúp cho người bệnh được ơn Chúa Thánh Thần, giúp cho được mạnh lại, được nâng đỡ nhờ
sự tín thác vào Thiên Chúa, được thêm sức mạnh chống lại các cám dỗ của ác thần, chống lại
mối âu lo của cái chết, đến nỗi không những bệnh nhân biết can đảm chịu đựng sự dữ mà còn
mạnh bạo tấn công sự dữ. Hơn thế, nếu vì lợi ích thiêng liêng của bệnh nhân, bí tích này sẽ
chữa lành bệnh tật của họ, và nếu cần cũng ban cho bệnh nhân được khỏi tội và được ơn
thống hối hoàn toàn.
Dầu Dự Tòng được sức cho các dự tòng trước khi rửa tội, để qua việc xức dầu này, Hội
Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác, tựa như người lực
sĩ được xoa bóp dầu trước khi lên võ đài.

Bí tích truyền chức Thánh
Chỉ thực hiện đối với các tín đồ chịu ơn riêng của Chúa và trở thành những tác viên
thay mặt Chúa chăn dắt tín hữu. Có bảy chức Thánh, từ chức một đến chức năm là những
chức giúp việc trong nhà thờ, chức sáu gọi là phó tế hay gọi là thầy sáu có quyền thực hiện
một số Bí tích. Người có quyền thực hiện đủ bảy Bí tích thì trở thành Linh mục.
Nghi thức truyền chức Thánh bao gồm 3 bước sau:
Nghi thức giới thiệu và tuyển chọn:
Ứng viên sắp chịu chức thánh cần được bề trên có thẩm quyền giới thiệu; nếu là chịu
chức Giám mục thì phải có sắc phong của Tòa Thánh. Sau lời tuyên hứa, cộng đoàn hát kinh
cầu các thánh để các tiến chức chu toàn sứ mạng sắp được giao phó.
Nghi thức phong chức:
Nghi thức chính yếu của Bí tích truyền chức Thánh là việc đức Giám mục đặt tay trên
đầu tiến chức, và đọc lời nguyện phong chức tùy theo chức bậc được trao ban trong thừa tác vụ
thánh.
Nghi thức diễn nghĩa:
Nghi thức này nhằm quảng diễn vai trò và nhiệm vụ của chức Thánh mà tân chức vừa
mới lãnh nhận được biểu hiện qua mũ gậy, áo lễ, xức dầu thánh, sách Phúc Âm, trao chén
thánh, trao hôn bình an...
Bí tích Hôn phối
Là việc nhìn nhận của Thiên Chúa đối với việc chung sống trọn đời của đôi nam nữ đã
chịu phép rửa tội. Bí tích này nhằm tăng cường tính duy nhất và bền vững trong gia đình của tín
đồ Công giáo.
2.1.2. Sinh hoạt tôn giáo trong các ngày lễ lớn
Công giáo có lịch sử lâu đời, mang tính văn hóa Đông và Tây. Khi thâm nhập vào Việt
Nam, Công giáo đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa mang bản sắc dân tộc làm cho truyền
thống văn hóa đất nước ngày càng có sức hấp dẫn và sức sống lâu bền. Nghi lễ Công giáo đã
góp phần thể hiện sức sống ấy.
14



Một trong những nét đẹp của văn hóa Công giáo, đó là các hoạt động mang tính cộng
đồng đa dạng: Giáo dân đi lễ như đi hội, nghe giảng Kinh như dự một buổi sinh hoạt câu lạc
bộ nghệ thuật. Nghi lễ Công giáo là một hoạt động văn hóa nghệ thuật tổng hợp. Ngoài những
ngày lễ lớn (lễ trọng) trong năm như lễ Giáng sinh, lễ Lá, Phục sinh, Đức mẹ lên trời và các lễ
được rải rác trong năm mà không gian theo mùa thì từng xứ, giáo phận lại có những nghi lễ
riêng, đó là lễ kỷ niệm Thánh Quan thầy
Đối với người Công giáo thì nghi lễ lại diễn ra quanh năm. Ngoài một số lễ trọng có
lịch cố định như: Lễ Giáng sinh (25-12); Đức Mẹ lên trời (15-8); lễ các Thánh (1-11), còn
nhiều nghi lễ khác có thể xê dịch thời gian giữa các năm. Thậm chí vì cả lý do nào đó các lễ
Quan Thầy, Chầu Lượt có thể lui lại một thời gian dài dù tất cả các lễ trên đều có tổ chức rước
với một hội đoàn để trở thành một nghi lễ.
Nghi lễ Công giáo chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, kéo dài trong 1-2 giờ đồng hồ.
Trong tuần Thánh, nghi lễ kéo dài từ chiều thứ năm đến sáng chủ nhật nhưng mỗi ngày cũng
chỉ diễn ra nghi lễ trong vài ba giờ. Bởi nghi lễ chỉ tiến hành trong hoặc ngoài kề nhà thờ nên
không gian diễn ra nghi lễ hẹp. Có tổ chức rước kiệu cũng chỉ rước quanh khuôn viên nhà thờ
hoặc trên đường kiệu gần đó.
Ngoài các ngày lễ chủ nhật (người Công giáo gọi là ngày Chúa nhật) hàng tuần vốn là
này lễ trọng và bắt buộc, hằng năm người Công giáo Văn Hải còn có 7 lễ quan trọng nữa là:
Lễ Giáng sinh; Lễ Phục sinh; Lễ Chúa Giêsu lên trời; Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống; Lễ
Đức Maria hồn và xác lên trời; Lễ Các Thánh và Lễ Chầu lượt. Bảy lễ trên được người dân xứ
Văn Hải rất coi trọng, nhưng trong đó có 3 lễ được các tín hữu đặc biệt quan tâm, tham dự
đông đảo và tổ chức linh đình, đó là: Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh và Lễ Chầu Lượt. Xin đề
cập đôi nét về những sinh hoạt tôn giáo của giáo dân xứ Văn Hải trong ba lễ này.
Lễ Giáng sinh
Lễ Giáng sinh được tổ chức vào thời gian từ giữa đêm 24 và ngày 25 tháng 12, để kỷ
niệm ngày sinh của Chúa Giêsu. Bắt đầu từ ngày sinh của Chúa trở đi được gọi là Công
Nguyên. Theo tích đạo thì Chúa Giêsu, còn gọi là Đấng cứu thế là con của Maria, giáng sinh
tự thành Belem thuộc xứ Guidea vào giữa đêm 24 sáng ngày 25 tháng 12. Lúc đầu Hài Đồng
chào đời, bà Maria và ông Giuse lấy tã bọc con và đặt nằm trong máng cỏ...
Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh là lễ kỉ niệm Chúa Giêsu sống lại, năm 2016 lễ này rơi vào ngày mồng
27 tháng 3 [51, trang, 55]. Đây là lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sống lại sau 3 ngày đóng đinh và
chết trên cây thập giá. Theo luận giải của giáo lý Ba ngôi trong Tân ước, Chúa Giêsu là con
Thiên Chúa và là người, do đó có quyền năng phó mạng sống mình để cứu nhân loại cũng
như phục hồi sự sống ấy. Vì vậy, sau khi chết Chúa Giêsu đã sống lại, sự kiện này được đề
15


cập trong thuật ngữ Cơ Đốc là sự phục sinh của Chúa Giêsu, trở thành ngày lễ tôn giáo quan
trọng của người Kitô hữu, được cử hành vào các Chúa nhật phục sinh. Cho nên nói lễ Phục
sinh không chỉ nói đến lễ tưởng niệm Chúa Giêsu sống lại, mà các hoạt động, nghi lễ kéo dài
cả tuần trước đó, gọi là Tuần Thánh, nhưng tâm điểm là 3 ngày cuối cùng trước ngày Phục
sinh gọi là Tam Nhật Thánh, bao gồm: Thứ năm Tuần Thánh (thứ năm rửa chân), Thứ sáu
Tuần Thánh (thứ sáu tốt lành) và Thứ bảy Tuần Thánh (thứ bảy yên tĩnh).
Đây là ngày lễ mà người Công giáo vui buồn lẫn lộn: Thứ năm vui mừng rước Chúa
vào thành Giê-ru-sa-lem; thứ sáu tưởng niệm cuộc thương khó Chúa, chứng kiến Chúa chết
treo mình trên thập giá; đêm thứ bảy và ngày Chúa nhật lại vui mừng hoan hỷ rước Chúa sống
lại.
Lễ Chầu Lượt
Nếu lễ Giáng sinh và lễ Phục sinh là lớn nhất, trọng thể nhất đối với toàn thể Giáo Hội
Công giáo chung, thì riêng ở Việt Nam, đối với các xứ ở các giáo phận Miền Bắc, dịp lễ đặc
biệt nhất, được quan tâm và có tính quy tụ nhất trong năm lại là Tuần Chầu Lượt.
Ngày Chầu Lượt là ngày quy tụ giáo dân từ khắp các xứ đạo xung quanh, đặc biệt là
những người thân hữu – có liên hệ họ hàng với giáo dân trong xứ - từ những nơi xa cũng đến
tham dự. Đây quả thực là cơ hội để giáo dân các xứ giao lưu với nhau, là dịp để các Linh mục
quy tụ dâng hy tế tạ ơn… Tất cả các sinh hoạt của kỳ lễ đều thể hiện sự hiệp thông sâu sắc và
tính cộng đoàn của nền Phụng vụ Kitô giáo.
Danh từ “Chầu Lượt” diễn tả một ngày lễ đặc biệt. “Chầu” nghĩa là yết kiến hoặc thăm
viếng một vị thượng khách nào đó, ví dụ như: “Chầu” Đức vua, “chầu” Chúa. “Lượt” có nghĩa là
“Phiên”. “ Chầu Lượt” có nghĩa là “ Phiên Chầu”.

Ở đây, “Chầu Lượt” được hiểu là “Phiên Chầu Mình Thánh Chúa” của một xứ. Chầu
Mình Thánh Chúa cũng gọi là tôn thờ Chúa Giêsu hiện diện trong hình bánh. Chầu thánh Thể
liên tục là một hình thức kính tôn Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh thể. Ở Giáo phận
Phát Diệm, các phiên chầu được Tòa Giám mục công bố trong lịch Công giáo của giáo phận.
Năm 2016, ngày Chầu của xứ Văn Hải được ấn định là Chúa nhật ngày 24 tháng 4 [50, trang,
61]. Vì là dịp lễ lớn và có thể kéo dài nhiều ngày nên công việc chuẩn bị rất quan trọng.
Theo truyền thống của giáo phận, ở Văn Hải người ta vẫn duy trì tên gọi là Tuần Chầu
Lượt với thời gian là 3 ngày.
2.1.3. Sinh hoạt tôn giáo thường nhật trong lễ tết của giáo dân xứ Văn Hải
Sinh hoạt tôn giáo thường nhật ở xứ Văn Hải
Về cơ bản, xứ Văn Hải thực hiện sinh hoạt tôn giáo theo như chương trình phụng vụ
đại cương. Sinh hoạt tôn giáo của người Công giáo cũng như giáo dân xứ Văn Hải được chia
theo 2 mùa là mùa Linh mục và mùa Vọng. Mùa Linh mục (hay còn gọi là mùa thương khó)
16


là mùa Chúa Giêsu chịu khổ nạn để rồi sống lại. Mùa Vọng là mùa mong chờ Chúa đến. Mùa
Linh mục được mở đầu vào ngày lễ Tro và kết thúc vào ngày lễ Phục Sinh, một trong những
ngày lễ lớn của Giáo hội. Còn mùa Vọng là mùa được kết thúc vào lễ Giáng Sinh (25/12).
Đây cũng là thời điểm kết thúc 1 năm phụng vụ cũ để bước vào 1 năm phụng vụ mới.
Với cách phân lịch như trên, giáo dân xứ Văn Hải tổ chức những sinh hoạt tôn giáo cụ
thể như sau:
Các ngày trong tuần: Các buổi sáng và buổi trưa là giờ nguyện của các thành viên
trong hội dòng Đa Minh. Buổi tối, giáo dân trong xứ tập trung đọc kinh tại nhà thờ với những
kinh như: kinh làm dấu Thánh giá, kinh Chúa Thánh Thần, kinh Tin, Cậy, Mến, kinh ăn năn
tội, lần hạt 5 chục, kinh cám ơn, kinh vực sâu, kinh dâng mình. Những buổi đọc kinh chung
như vậy thường được gọi là những buổi nhà thờ.
Vào ngày Chúa Nhật (Chủ Nhật), giáo dân tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ xứ Văn Hải.
Những buổi lễ này thường do Linh mục chính xứ làm lễ. Trong Thánh Lễ, Linh mục xứ đọc
và giảng giải về Phúc âm, ca đoàn hát các bài thánh ca, đoàn kèn thổi những bài kèn về đạo…

Đây không chỉ là thời gian để các tín hữu thực hiện các nghi thức tôn giáo mà còn là dịp giúp
mọi người dân trong xứ gặp gỡ, trao đổi thông công với nhau… Cũng như các buổi nhà thờ,
các buổi lễ vào ngày Chúa Nhật (Chủ Nhật) thường kéo dài khoảng 1 giờ. Ngoài ra, vào các
ngày trong xứ có việc như có người qua đời, có đám cưới… các Thánh Lễ được tổ chức theo
thời gian và nghi thức mà giáo hội và Linh mục chính xứ qui định.
Tuy nhiên, tại Văn Hải, sinh hoạt tôn giáo thực sự thể hiện rõ là những sinh hoạt văn
hóa thông qua những cuộc rước kiệu, những ngày ngắm Đàng Thánh Giá và những ngày lễ
lớn như lễ Phục Sinh, lễ Giáng Sinh, lễ Chúa Giêsu lên trời… Vào những ngày lễ lớn, giáo
dân xứ Văn Hải đều nghỉ “việc xác” và tham dự các nghi lễ Công giáo đầy đủ.
Hơn 100 năm kể từ khi làng Công giáo Văn Hải được thành lập, trải qua những thăng
trầm của lịch sử xứ đạo Văn Hải vẫn giữ cho mình những nét riêng của một làng Công giáo
với những sinh hoạt tôn giáo, văn hóa riêng biệt.
Sinh hoạt văn hóa trong lễ tết của dân tộc
Cũng như những người Việt khác, hằng năm người Công giáo Văn Hải có rất nhiều
ngày Tết, Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết cổ truyền) vào đầu năm âm lịch, Tết Đoan Ngọ hay
còn gọi là tết mồng Năm (5/5), Tết Trung Thu (15/8),… mỗi ngày tết lại có những phong tục
riêng. Ở đây chỉ nói về tết Nguyên Đán – Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt.
Người Việt Nam Công giáo cũng tiếp nhận những phong tục tốt đẹp này theo tinh thần
Thư chung năm 1980 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là: “Xây dựng trong Hội Thánh một
nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc”. Những phong tục tốt
đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được duy trì và phát huy vì “những gì tốt đẹp
17


trong tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong nghi lễ và văn hóa riêng của các dân tộc,
hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện
toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người”.
Người Việt Công giáo xứ Văn Hải hằng năm có rất nhiều nghi lễ tôn giáo quan trọng
như Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh, Chầu Lượt,… nhưng qua phỏng vấn một số giáo dân xứ
Văn Hải, tác giả nhận thấy rằng, cũng như bao người Việt khác Tết Nguyên Đán có ý nghĩa

nhất định trong đời sống của các giáo dân:
“ Đã là người Việt, ai trong chúng ta chả háo hức đón chờ ngày tết truyền thống của
dân tộc, người Công giáo cũng ăn tết như tất cả mọi người Việt khác trên khắp cả nước thôi”
(Phỏng vấn (PV) ông Trần Văn T, 69 tuổi, giáo dân).
Qua đây chúng ta nhận thấy những ngày lễ, tết cũng có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với
người Công giáo xứ Văn Hải, không có gì khác đối với các tầng lớp dân cư khác.
Trong những ngày tết cổ truyền, nhắc về những công việc truyền thống, người dân
Việt thường có câu: "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 tết thầy". Người Công giáo
chào đón tết cổ truyền cũng hướng đến ý nghĩa thật cao quý: Mùng một Tết Cầu bình an cho
Năm mới, ngày mùng hai Tết Kính nhớ tổ tiên, ông bà cha mẹ, ngày mùng ba Tết Thánh hóa
công ăn việc làm. Điều này nói lên những giá trị riêng thật đẹp và ý nghĩa mà mỗi người
Công giáo cần trân trọng khi hòa mình vào truyền thống văn hóa của dân tộc.
Trong những ngày cuối năm, khi năm hết tết đến, người dân Việt có thói quen dọn dẹp,
điều này xuất phát từ quan niệm “tống cựu nghinh tân”. Tết là dịp tiễn cái cũ đi để đón cái mới
đến là dịp để thay đổi cho tươi mới hơn chính cuộc sống với những tiện nghi vật chất và con
người của mình. Cũng vậy, người dân xứ Văn Hải cũng có những hoạt động để “đón tất niên”.
Ngoài những công việc đời thường như dọn dẹp nhà cửa, tổng kết nợ nần,… người Công giáo
còn chú trọng đến hoạt động tinh thần như: Đi thăm mộ tổ tiên; dọn mình xưng tội; rước lễ, con
thiêng liêng đến chúc tết bố mẹ đỡ đầu…
Vào đêm trước khi đón giao thừa, Thánh Lễ tất niên được cử hành nơi Thánh đường,
thường được tổ chức vào 10 giờ. Thánh Lễ này cũng được gọi là lễ tạ ơn. Toàn thể giáo dân
trong xứ được mời gọi tham dự với hương hoa, của lễ và những ý nguyện riêng mà tựu trung
là tạ ơn, cầu nguyện cho những người mới qua đời trong năm, cầu xin cho một năm mới bình
an.
Không có tục xông đất, người Giáo dân đón năm mới theo một cách rất riêng. Tất cả
giáo dân Văn Hải (Kim Sơn, Ninh Bình) đều dậy rất sớm và có mặt tại nhà thờ để tham dự
buổi lễ đầu tiên trong năm mới. Ngoài ý nghĩa muốn dâng lên cho Thiên Chúa những giây
phút đầu tiên trong năm mới thì buổi lễ sớm mùng 1 Tết còn là dịp để tất cả con cháu dâng lời
cầu nguyện xin cho linh hồn ông bà tổ tiên sớm được về nơi Thiên Đàng. Đây cũng chính là
18



thời điểm để mọi người gặp gỡ, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp, may mắn và an lành. Bởi
vậy, đây chính là một trong những buổi lễ mang nhiều ý nghĩa nhất trong đời sống Kitô giáo.
Nếu như những người không theo đạo Công giáo coi tục hái lộc, xông đất đầu năm rất
quan trọng thì với những giáo dân, việc tham dự buổi lễ này là một hành động mang ý nghĩa
rất quan trọng. Khi tham dự buổi lễ này, các giáo dân cũng được rút lộc tại nhà thờ. "Lộc" ở
đây chính là những lời Chúa mang ý nghĩa tốt lành, các giáo dân sẽ mang "Lộc" này về để tại
vị trí trang trọng trong nhà, coi đó như là lời dạy của Chúa về cách sống trong năm mới.
Ngày mùng một tết cũng là ngày đặc biệt của đôi vợ chồng mới cưới; đây là cái tết
đầu tiên của đôi vợ chồng trẻ, gọi là “Tết mới”. Trong “Tết mới”, cả hai vợ chồng sẽ cùng
nhau mang lễ đi chúc Tết những bậc cao tuổi và những người thân trong dòng họ. Những
người được chúc Tết sẽ nhận lễ của đôi vợ chồng mới cưới nhưng sau đó họ sẽ trao lại và
đồng thời sẽ mừng tuổi cho cặp vợ chồng mới cưới, đồng tiền ở đây không quan trọng nhiều
hay ít mà nó mang ý nghĩa đặc biệt; mong cho hai vợ chồng có vốn để làm ăn và xây dựng tổ
ấm mới.
Ngày mùng Ba Tết, người Công giáo Việt Nam được kêu gọi để cầu nguyện và xin
Chúa Thánh hóa những công việc làm ăn trong suốt một năm mới. Dâng lên Chúa tất cả
những công việc làm ăn với những thành công, thất bại trong năm đã qua và cầu mong một
năm mới với những công việc làm ăn được thành công trọn vẹn.
Cũng như những người dân khác, người Công giáo xứ Văn Hải rất coi trọng các ngày
lễ tết của dân tộc, nhất là tết Nguyên Đán. Trong những ngày này, người Công giáo thường
nghỉ việc xác để vui chơi giải trí, thăm hỏi họ hàng anh em bạn bè, sum vầy ăn uống vui vẻ.
Xem cách giáo dân xứ Văn Hải ăn tết, chúng ta có thể thấy rất rõ dấu ấn của những tục lệ
truyền thống, những phong tục tốt đẹp của dân tộc như việc tôn kính tổ tiên, tục đón giao thừa
và chúc tết…
Bên cạnh những điểm chung đó, giáo dân Văn Hải cũng đón tết theo những cách rất
riêng và đặc biệt.
Người Công giáo xứ Văn Hải không tới thăm mộ của tổ tiên vào Tiết Thanh Minh, họ
có riêng một ngày lễ để nhớ tới những người đã khuất, đó chính là ngày "Nhận Tiên Nhân"

thường diễn ra vào ngày mùng 3, 4 Tết. Vào ngày này, các con cháu trong gia tộc bao gồm
dâu rể nội ngoại tụ họp tại đất Thánh (nghĩa địa) để sửa sang mộ phần cho ông bà, cha mẹ.
Không có quan niệm "trần sao, âm vậy" nên thay vì gửi xuống ông bà tổ tiên những vật dụng
tiện nghi như quần áo, vàng mã, nhà cửa... thì các giáo dân gửi tới tổ tiên mình những lời cầu
nguyện để cầu mong các linh hồn sớm được tha thứ những tội lỗi đã phạm trên trần gian để
được về nơi Thiên đàng.
Có thể khẳng định rằng, dù đón Tết theo những cách rất riêng và đặc biệt, cái Tết của
người Công giáo mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng.
19


2.2. Đời sống văn hóa của giáo dân xứ Văn Hải trong việc tôn kính tổ tiên, hôn nhân và
tang ma
2.2.1. Việc tôn kính tổ tiên
Quan niệm của người Công giáo xứ Văn Hải về tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam. Trong mọi gia đình
người Việt từ lâu tín ngưỡng này đã trở thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trên nền của
“đạo hiếu”.
Với người Công giáo hiếu tổ tiên là những người gần gũi, cùng huyết thống với họ đã
khuất như cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ… và con cháu có bổn phận phải thường xuyên cầu nguyện,
xin lễ và dâng những công phúc hy sinh, việc làm bác ái chỉ cho các ngài. Vì những hành vi
đó đẹp lòng Thiên Chúa, Ngài sẽ giảm hình phạt cho linh hồn tổ tiên, tổ tiên sẽ sớm được
hưởng nhan Chúa trên nước Thiên Đàng. Như vậy ta thấy một sự tương quan rất rõ rệt giữa tổ
tiên và Thiên Chúa. Từ quan niệm này, người Công giáo luôn dạy con cái mình phải có thái
độ ứng xử phù hợp với Đấng tối cao là Thiên Chúa và tổ tiên của mình. Bổn phận của người
Công giáo không chỉ tôn kính cha mẹ khi còn sống mà cả khi đã qua đời. Đây là cơ sở cho
những nghi lễ và việc làm dành cho tổ tiên của người Công giáo. Xuất phát từ lòng yêu mến
Thiên Chúa, từ tinh thần hiếu thảo với tổ tiên và việc nhìn nhận tổ tiên cũng như bản thân
mình nằm trong mối tương quan là con Thiên ChúaKhi nói về một người qua đời, giáo dân xứ
Văn Hải ngoài thuật ngữ mà người Việt Nam hay dùng như “qua đời”, “khuất núi”,… họ còn

có những cách giải thích khác như: “Chúa gọi về đời sau”; “Chúa cất về”. “an nghỉ trong tay
Chúa”,…
Những nghi lễ và việc làm đối với tổ tiên trong ngày tết
Người Công giáo không chỉ tôn kính tổ tiên trong các ngày giỗ mà những ngày lễ tết
cũng là dịp quan trọng để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo của mình. Vào những ngày cuối
năm con cháu thường ra tu sửa, dọn dẹp lại phần mộ của tổ tiên và mời ông bà tổ tiên về ăn
tết cùng với con cháu. Trong giờ khắc giao thừa gia chủ thường thay mặt gia đình dâng lên
Chúa năm cũ đã qua và cầu xin năm mới an lành. Sau đó, gia chủ làm lễ trước bàn thờ tổ tiên,
thắp hương, vái lạy và cùng gia đình đọc kinh cầu cho tổ tiên. Trong ngày này, Linh mục dâng
lễ cầu cho tổ tiên một cách trọng thể ở nhà thờ hoặc tại vườn thánh.
Lễ các linh hồn (lễ các thánh)
Đối với các Phật tử mùa Vu Lan hay còn gọi là mùa báo hiếu là dịp để con cái báo
hiếu cha mẹ. Trong ngày rằm, các gia đình thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh và làm
mâm cơm tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình
an cho gia đình. Đây là một truyền thống quý báu của người Việt.
Tháng các linh hồn mà trọng tâm là lễ Cầu Hồn (ngày mùng 2 tháng 11) được Giáo
20


hoàng Gio-an XIV lập vào giữa thể kỷ thứ X. Tháng các linh hồn được mở đầu bằng lễ Các
Thánh Nam Nữ ngày mùng 1 tháng 11. Tiếp đó ngày mùng 2 là Thánh Lễ cầu cho các linh
hồn đang phải luyện thanh trong Luyện ngục. Thay vì lễ trong nhà thờ, Thánh Lễ này được cử
hành tại nghĩa trang của xứ. Trong ngày này toàn thể Giáo Hội dâng Thánh Lễ, cầu nguyện
cho các linh hồn đã qua đời, đó là tổ tiên ông bà, cha mẹ.
2.2.2. Hôn nhân của người Công giáo
Quan niệm về hôn nhân của người Công giáo
Trong Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam ban hành năm 2000 qui định: “Hôn nhân
là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” (Điểm 6, Điều 8). Còn theo Từ điển giải
thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, hôn nhân được hiểu là: “Sự liên
kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và

trình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và
hòa thuận” [52, tr, 148].
Còn đối với người Công giáo, hôn nhân có ngay từ khi có loài người, hôn nhân nằm
ngay trong bản tính tự nhiên của con người. Xuyên suốt Kinh Thánh có thể thấy câu chuyện
bắt đầu bằng việc sáng tạo một người nam và một người nữ, Chúa dạy rằng : “Thuở ban đầu,
Đáng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam và có nữ” và Người đã phán: “Vì thế, người đàn
ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ con mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Vậy sự
gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” [51, tr.12]. Giáo hội Công giáo
xác định hôn nhân là một “Bí tích” (Bí tích hôn nhân hay Bí tích Hôn phối). Đó là sự tác hợp
vợ chồng giữa một người nam và một người nữ thông qua giáo quyền, vì vậy nó có tính chất
thánh thiêng, việc cử hành “Bí tích hôn nhân” một cách chính thức trước mặt cộng đoàn giáo
dân do một Linh mục cử hành khiến nó trở nên một giao ước vĩnh cửu của một người nam và
một người nữ. Người Công giáo tin rằng khi được lãnh nhận Bí tích hôn nhân chính thức, đôi
nam nữ sẽ được chúc phúc yêu thương, chung thủy với nhau suốt cả cuộc đời, trong một giao
ước do chính Chúa Giêsu đã lập.
Trong bộ luật của Hội Thánh, được gọi là Giáo luật, có 11 khoản trong bộ “Tân Giáo
luật” ban hành ngày 25/1/1983. Luật của Hội Thánh chỉ ràng buộc đối với người Công giáo.
Khi đưa ra những luật này, Hội Thánh nhằm giúp con cái mình xây dựng một cuộc sống hôn
nhân và gia đình bền vững, hạnh phúc, thánh thiện, thể hiện ơn gọi hôn nhân và gia đình như
ý Thiên Chúa muốn.
Bí tích Hôn phối của Công giáo là sự nhìn nhận của Thiên Chúa đối với việc chung
sống đến trọn đời của đôi nam nữ đã chịu phép rửa tội. Bí tích Hôn phối làm tăng cường tính
duy nhất và bền vững trong hôn nhân và gia đình của tín hữu Công giáo. Chính vì vậy mà hôn
nhân Công giáo là bất khả phân ly.
21


Đối với Kitô giáo, hôn nhân là một bậc sống trong Giáo hội và đã được Đức Kitô nâng
lên hàng Bí tích: Bí tích Hôn phối. Bởi vậy đối với Bí tích Hôn phối của Giáo hội cũng có
những thủ tục và lễ nghi nhằm diễn tả bản chất đích thực của giao ước hôn nhân, đồng thời

giúp đôi tân hôn đón nhận dồi dào ân sủng do Bí tích Hôn phối mang lại.
Giáo dân ở xứ Văn Hải khi đến tuổi trưởng thành và đã hoàn thành các cấp học giáo
lý, thanh niên nam nữ (khoảng độ tuổi 18 – 19) phải tham dự một lớp giáo lý hôn nhân dành
cho các bạn trẻ tiền hôn nhân. Nội dung thường xoay quanh các vấn đề: Đặc tính hôn nhân
Công giáo; trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, tâm lý hạnh phúc gia đình và
vấn đề sinh sản. Phụ trách các lớp giáo lý này thường do các Linh mục hoặc các tu sĩ, riêng về
phần vấn đề sinh sản thì xứ thường mời các bác sỹ chuyên ngành người Công giáo đến truyền
đạt. Khi các bạn trẻ muốn tiến tới hôn nhân thì cả hai phải trình các giấy tờ đã hoàn tất các lớp
giáo lý các cấp, đối với người không cùng đạo phải gia nhập hoặc nếu muốn giữ đạo riêng của
mỗi người thì phải được sự chấp thuận của Đức Giám mục giáo phận.
Chính vì thế, tiêu chuẩn chọn bạn đời cho mình hoặc chấp thuận con cái mình lập gia
đình với người đồng đạo của giáo dân Xứ Văn Hải được đặt lên hàng đầu hoặc chí ít là người
đó phải theo đạo Công giáo.
Đặc tính Đơn hôn là hôn nhân chỉ một người nam và một người nữ. Hôn nhân Công
giáo là duy nhất, trung tín, không chia sẻ. Người nam không thể là chồng của người nữ nào
ngoài vợ mình và ngược lại người nữ cũng vậy, hay nói theo người xưa là “nhất phu, nhất
phụ”. Đặc tính đơn hôn này loại trừ hình thức đa thê.
Đặc tính vĩnh viễn là sự ràng buộc giữa hai người nam nữ chung sống với nhau đã kết
hôn hợp pháp và thành sự cho đến chết, họ phải chung thủy với nhau cho đến trọn đời. Không
ai có thể tháo cởi sợi dây hôn nhân đó cho dù có sự đồng tình Nghi lễ bí tích Hôn phối cho
thấy: không phải Linh mục ký kết giao ước hôn nhân của cả hai vợ chồng hay bất cứ quyền
lực tôn giáo hoặc dân sự. Đặc tính này loại trừ khả năng ly dị
2.2.3. Nghi thức tang ma
Quan niệm của người Công giáo về cái chết
Tang lễ là một nghi thức mang tính triết lý, văn hóa lớn. Đó là sự kết thúc của một đời
người, đã chết rồi thì không thể nào sống lại. Chết, sống lại là một trong những màu nhiệm cơ
bản nhất của niềm tin Công giáo. Màu nhiệm phục sinh thể hiện trước hết ở việc Chúa Giêsu
chịu đóng đanh chết trên cây thập giá, được táng xác trong mồ, ngày thứ ba thì sống lại, linh
hồn và xác lại được hợp cùng nhau. Sau 40 ngày Chúa Giêsu sống cùng với môn đệ của mình
rồi Người lấy phép lạ mà lên trời.

Người Công giáo lại có quan niệm: con người do Chúa trời sinh ra, mỗi con người là
một ngôi đền thánh thờ phụng Chúa. Con người sinh ra từ cát bụi lại trở về cát bụi. Cuộc sống
22


×