ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn Vật Lí 11 - Năm học: 2008 - 2009
(Thời gian làm bài 45 phút)
I/ Giáo khoa: (5 điểm) gồm 20 câu trắc nghiệm, mỗi câu 0,25 điểm.
Câu 1. Chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ với môi trường chứa tia tới bằng tỉ số giữa
A. sin góc khúc xạ và sin góc tới. B. góc khúc xạ và góc tới.
C. sin góc tới và sin góc khúc xạ. D. góc tới với góc khúc xạ.
Câu 2. Vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính, cho ảnh A’B’ > AB và cùng chiều với AB. Như
vậy ảnh này là ảnh
A. ảo và thấu kính là thấu kính hội tụ. B. ảo và thấu kính là thấu kính phân kì.
C. thật và thấu kính là thấu kính hội tụ. D. thật và thấu kính là thấu kính phân kì.
Câu 3. Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm trong không khí, cách dây dẫn (có dòng điện I chạy qua) một đoạn r là
A.
7
2
I
B 2.10
r
−
=
B.
r
I
B
7
10.2
−
=
C.
7
I
B 2 .10
r
−
= π
D.
7
I
B 10
r
−
=
Câu 4. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là khoảng cách từ
A. vô cực đến cực cận. B. cực cận đến cực viễn.
C. cực viễn đến mắt. D. cực cận đến mắt.
Câu 5. Gọi n là số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây. Cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây
(có cường độ dòng điện I chạy qua) đặt trong không khí là
A. B = 4π.10
−
7
nI B. B = 2π.10
−
7
nI C. B = 4n.10
−
7
I D. B = 2.10
−
5
nI
Câu 6. Khi êlectrôn chuyển động trong từ trường đều
B
ur
với vận tốc
v
r
; gọi
θ
là góc hợp bởi
B
ur
và
v
r
; Bỏ qua
trọng lực tác dụng lên êlectrôn. Lực từ tác dụng lên êlectrôn
A. là f =
e vB cosθ
B. lớn nhất khi θ = 0
C. luôn vuông góc với
v
r
D. làm êlectrôn chuyển động tròn.
Câu 7. Cảm ứng từ tại một điểm M của dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng dài, có độ lớn tăng lên khi M dịch
chuyển theo
A. hướng vuông góc với dây và ra xa dây. B. hướng vuông góc với dây và lại gần dây.
C. đường thẳng song song với dây. D. đường cảm ứng.
Câu 8. Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một
đơn vị chiều dài của mỗi dây tăng lên
A. 3 lần B. 6 lần C. 9 lần D. 12 lần
Câu 9. Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính của một thấu kính có tiêu cự f, qua thấu kính cho ảnh A’B’. Khi tịnh
tiến AB ra xa thấu kính thì thấy ảnh A’B’ cũng tịnh tiến ra xa thấu kính và có chiều cao tăng dần lên. Như vậy
thấu kính này là thấu kính
A. hội tụ và AB cách quang tâm O đoạn d > 2f.
B. hội tụ và AB cách quang tâm O đoạn f < d < 2f.
C. hội tụ và AB cách quang tâm O đoạn d < f.
D. phân kì và AB cách quang tâm O đoạn d > 0.
Câu 10. Chiếu một tia sáng đơn sắc từ trong nước ra ngoài không khí với góc tới i. Gọi i
gh
là góc giới hạn phản xạ
toàn phần khi ánh sáng đơn sắc này đi từ nước ra không khí. Người ta thấy khi
A. góc tới i nhỏ, chỉ có tia khúc xạ mà không có tia phản xạ.
B. tăng góc tới i thì góc khúc xạ r tăng nhưng tăng chậm hơn i.
C. góc tới i = i
gh
thì tia khúc xạ nằm ngay trên mặt phân cách và bắt đầu có tia phản xạ.
D. góc tới i > i
gh
thì tia phản xạ sáng như tia tới.
Câu 11. Mắt không phải điều tiết khi nhìn vật
A.ở cực cận. B. ở cực viễn.
C. ở vô cực. D. cách mắt 25cm.
Câu 12. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dây dẫn tròn có dòng điện I chạy qua, tỉ lệ thuận với
A. cường độ dòng điện. B. chiều dài đường tròn.
C. diện tích hình tròn. D. bán kính đường tròn .
Câu 13. Đường sức của từ trường gây ra bởi dòng điện
A. thẳng là những đường thẳng song song và cách đều với dòng điện.
B. tròn là những đường tròn bao quanh dây dẫn.
C. tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
D. trong ống dây đi ra từ cực Bắc và vào cực Nam của ống dây đó.
Câu 14. Độ tự cảm L của một ống dây không phụ thuộc
A. số vòng dây N của ống. B. chiều dài
l
của ống.
C. tiết diện S của ống. D. cường độ dòng điện I qua ống.
Câu 15. Vật thật AB đặt vuông góc trục chính của thấu kính hội tụ tại A, cho ảnh thật khi A ở
A. trước tiêu điểm vật F.
B. sau tiêu điểm ảnh F’.
C. trong khoảng từ tiêu điểm vật F đến quang tâm O.
D. trong khoảng từ tiêu điểm ảnh F’ đến quang tâm O.
Câu 16. Gọi OV là khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể đến võng mạc. Mắt cận thị là mắt có
A. tiêu điểm của thuỷ tinh thể khi điều tiết tối đa ở trước võng mạc.
B. điểm cực viễn C
V
ở sau mắt.
C. điểm cực cận C
C
, với OC
C
< 25cm.
D. tiêu cự cực đại của thuỷ tinh thể nhỏ hơn OV.
Câu 17. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với
A. độ lớn của từ thông qua mạch.
B. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch.
C. thời gian từ thông biến đổi qua mạch.
D. cường độ dòng điện chạy qua mạch.
Câu 18. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng trong
A. mạch do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra.
B. khối vật dẫn khi vật dẫn này chuyển động trong từ trường đều.
C. khối vật dẫn khi vật dẫn này đặt trong từ trường biến thiên theo thời gian.
D. mạch khi có sự biến thiên từ thông gửi qua mạch đó gây ra.
Câu 19. Năng lượng từ trường của cuộn dây có độ tự cảm L, có dòng điện i chạy qua là
A.
2
1
W Li
2
=
B.
2 2
1
W L i
2
=
C.
1
W Li
2
=
D.
2
W 2Li=
Câu 20. Chọn câu sai. 1 H (Henry) bằng
A. 1 J/A
2
B. 1 Wb/A C. 1 V.s/A D. 1 V/A
2
Bài tập: (5 điểm)
Bài 1. Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí. Tổng cường độ dòng điện trong hai
dây là I
1
+ I
2
= 30 A. Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây là 2.10
−
4
N. Biết I
1
< I
2
, I
1
và I
2
có giá trị
bằng bao nhiêu? (1,5 điểm)
Bài 2. Một vòng dây có diện tích 2.10
-2
m
2
được đặt trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,3 T, góc
giữa mặt phẳng của vòng dây và
B
ur
là α
1
= 30
o
.
a. Tính từ thông gửi qua vòng dây. (0,75 điểm)
b. Khi quay vòng dây góc β trong thời gian 0,01s để mặt phẳng vòng dây hợp với
B
ur
góc α
2
thì suất điện
động cảm ứng trung bình xuất hiện trong vòng dây bằng 0,3 V. Tính góc β (biết β < 90
0
) . (0,75 điểm)
Bài 3. Vật sáng AB vuông góc trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15 cm cho ảnh A'B' ngược chiều và
cao gấp 4 vật.
a. Tìm tiêu cự thấu kính. (1 điểm)
b. Giữ vật sáng AB cố định, dịch chuyển thấu kính theo phương trục chính ra xa vật đoạn a = 9 cm thì thấy
ảnh dịch chuyển lại gần hay ra xa vật một đoạn bao nhiêu? (1 điểm)
(Hết)