Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để phát triển giống khoai môn bắc kạn (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------------------------------------------

TRỊNH THỊ THANH HƢƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CANH TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN GIỐNG KHOAI MÔN BẮC KẠN

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9. 62. 01.10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2018


Công trình đƣợc công bố tại:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ
2. GS.TS. Đỗ Năng Vinh

Phản biện 1: ... ......................................................................................
Phản biện 2: ....... ..................................................................................
Phản biện 3:


..................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện:
Họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi ……giờ…………phút, ngày ………. tháng……….. năm ………..

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giống khoai môn Bắc Kạn được du nhập và trồng trọt từ lâu đời tại tỉnh Bắc Kạn, đã trở
thành giống khoai đặc sản của địa phương, thuộc nhóm giống khoai môn (Colocasis esculenta
var. esculenta (L.) Schott). Mặc dù cho giá trị kinh tế cao ( có thể đạt 140 triệu đồng/ha), nhưng
việc phát triển mở rộng sản xuất cây khoai môn gặp một số khó khăn, đó là thiếu nguồn giống vì
hệ số nhân giống của khoai môn thấp, củ có nhược điểm mẫn cảm với bệnh thối củ và số củ con
nhỏ làm giống rất ít, thời gian ngủ nghỉ của củ giống ngắn, biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến
trong nhân nhanh giống và sản xuất tăng năng suất củ thương phẩm làm hàng hóa vẫn chưa
được áp dụng nhiều. Đây cũng là hạn chế cơ bản của sản xuất giống khoai môn cho các tỉnh
miền núi, trong đó có Bắc Kạn.
Chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tế của sản xuất cần có lượng củ giống lớn tại chỗ,
đồng đều về chất lượng cũng như từ định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, góp
phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp và tăng cường khai thác sử dụng hiệu quả nguồn
gen cây khoai môn đặc sản có giá trị cao tại tỉnh Bắc Kạn, một tỉnh nghèo của vùng Đông bắc,
chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác để phát triển
giống khoai môn Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu của đề tài

Đánh giá đúng thực trạng sản xuất và xác định được những hạn chế trong sản xuất và
phát triển cây khoai môn Bắc Kạn.
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất củ giống G1 từ cây
khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy mô và bảo quản củ giống khoai môn, góp phần nhân nhanh giống
phục vụ mở rộng diện tích trồng khoai môn ở Bắc Kạn.
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong sản xuất thương phẩm
khoai môn Bắc Kạn, nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu khoa học mới có giá trị, chứng minh khả
năng sử dụng và sản xuất thương mại củ con nhân giống bằng nuôi cấy mô đối với giống khoai
môn Bắc Kạn, góp phần giải quyết khó khăn trong công tác nhân giống và sản xuất bền vững
cây khoai môn đặc sản tại tỉnh Bắc Kạn.
Luận án là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo, và phát triển
cây khoai môn ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc xác định được những yếu tố hạn chế trong sản xuất cây khoai môn Bắc Kạn, đã
giúp định hướng đúng công tác nghiên cứu và phát triển một loại cây trồng có giá trị hàng hóa
tại tỉnh Bắc Kạn.
Một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất củ giống từ cây nuôi cấy mô và
phương pháp bảo quản củ giống, một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất thương phẩm
giống khoai môn Bắc Kạn được áp dụng vào sản xuất, đã tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho
người sản xuất khoai môn tại Bắc Kạn, góp phần bảo tồn và phát triển cây trồng đặc sản ở địa
phương.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã xác định được một số yếu tố hạn chế chính trong sản xuất và phát triển khoai
môn ở Bắc Kạn là: Thiếu nguồn giống chất lượng; giống bị thoái hóa; thiếu kỹ thuật canh tác
mới trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm khoai môn cho hiệu quả kinh tế cao; và
chưa có mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Đây là cơ sở lý luận để đưa ra những vấn đề cần
nghiên cứu, góp phần phát triển giống khoai môn Bắc Kạn.



2
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp trong sản xuất và bảo quản
củ giống G1 khoai môn Bắc Kạn từ cây nuôi cấy mô, như: thời điểm ra cây nuôi cấy mô là 15/1
và 15/11; Giá thể vườn ươm cho sự thích nghi của cây nuôi cấy mô ngoài điều kiện tự nhiên
gồm đất phù sa và xơ dừa, tỷ lệ 8:2; giá thể đóng bầu gồm cát đen, đất phù sa và xơ dừa, tỷ lệ
5:3:2; thời vụ trồng từ 20-23/2; mật độ trồng 33.000 cây/ha; lượng phân đạm là 100kgN trên nền
1,5 tấn HCVS+60kgP2O5+80kgK2O+4.155ml phân bón lá Bloom & Fruit USA cho 1ha; bảo
quản củ giống bằng phun chế phẩm sinh học WCA-T6, nồng độ 5g/l sản phẩm, liều lượng
80g/100kg củ giống. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật này cho hệ số nhân giống tăng 1,04 - 1,74
lần so với nhân giống truyền thống bằng củ thông thường, chất lượng củ giống đảm bảo tốt, tỷ lệ
thối hỏng sau 90 ngày bảo quản thấp chỉ là 10,7%, giảm được từ 1,7 - 2,3 lần so với biện pháp
bảo quản trong cát ẩm và trên giàn, góp phần nhân nhanh giống khoai môn chất lượng cho phát
triển sản xuất khoai môn hàng hóa ở tỉnh Bắc Kạn.
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong sản xuất khoai môn Bắc
Kạn thương phẩm bằng củ giống G1 từ cây nuôi cấy mô, như : thời vụ từ 21-22/2 hàng năm; mật
độ trồng 30.000 cây/ha; lượng phân kali là 150kgK2O trên nền 1,5 tấn HCVS+120kgN +
60kgP2O5+4.155ml phân bón lá Bloom & Fruit USA cho 1ha. Các biện pháp kỹ thuật mới làm
tăng năng suất củ 15,5% so với sản xuất bình thường đại trà; mô hình sản xuất thực nghiệm cho
lãi thuần cao hơn mô hình đối chứng 30,1% và tỷ số giá trị lợi nhuận biên đạt 5,41, được thực tế
sản xuất chấp nhận, góp phần bảo tồn và phát triển giống khoai môn đặc sản ở tỉnh Bắc Kạn
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống khoai môn đặc sản đang được trồng phổ biến tại tỉnh Bắc Kạn; Thực trạng sản
xuất giống khoai môn tại Bắc Kạn; Một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây khoai môn Bắc Kạn
từ cây nuôi cấy mô.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận án được thực hiện từ 2012 - 2016, tập trung vào một số vấn đề chính sau:
Đánh giá thực trạng sản xuất cây khoai môn, xác định những nhân tố hạn chế sản xuất khoai

môn tại Bắc Kạn; Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất giống khoai
môn Bắc Kạn từ cây nuôi cấy mô, sản xuất củ thương phẩm từ củ giống G1 cây nuôi cấy mô;
một số phương pháp bảo quản củ giống khoai môn Bắc Kạn.
Thực hiện điều tra thông tin, thu thập mẫu giống khoai môn tại 02 huyện: huyện Chợ
Đồn, huyện Bạch Thông của tỉnh Bắc Kạn. Các thí nghiệm về các biện pháp kỹ thuật canh tác và
thực nghiệm mô hình đều được thực hiện tại huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn. Thí nghiệm về biện
pháp bảo quản củ giống thực hiện tại Viện Di truyền Nông nghiệp.
6. Cấu trúc của Luận án
Luận án được trình bày trong 152 trang (không kể phần Phụ lục) gồm phần Mở đầu (5
trang); Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (38 trang); Chương 2. Vật liệu, nội dung và
phương pháp nghiên cứu (17 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (75 trang); Kết
luận và đề nghị (2 trang); Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án (1 trang);
Tài liệu tham khảo (14 trang). Đã sử dụng 144 tài liệu trong đó có 56 tài liệu tiếng Việt, 88 tài
liệu tiếng nước ngoài. Luận án có 52 bảng số liệu, 2 hình, 6 phụ lục, 03 công trình đã công bố.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Luận án đã tham khảo và tổng quan 56 tài liệu tiếng Việt, 88 tài liệu tiếng nước ngoài
với các nội dung liên quan bao gồm: 1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại khoai môn, sọ; 2. Yêu
cầu sinh thái của cây khoai môn, sọ; 3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai môn, sọ trên thế giới
và ở Việt Nam; 4. Tình hình nghiên cứu về cây khoai môn, sọ trên thế giới và ở Việt Nam; 5.
Khái quát chung về tỉnh Bắc Kạn - địa bàn nghiên cứu. Qua phân tích đánh giá tổng quan tài liệu
về cây khoai môn sọ thấy rằng:


3

Khoai môn - sọ là loài thực vật một lá mầm thuộc họ Ráy (Araceae), có tên khoa học là
Colocasia esculenta (L). Schott, một trong những loài cây trồng lấy củ lâu đời nhất. Ngày nay
khoai môn - sọ là cây có củ quan trọng đứng thứ tư trên thế giới sau khoai lang, khoai tây và cây
sắn được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm, kéo dài sự phân bố từ

Đông Nam Ấn Độ sang Đông Nam Á tới Papua New Guinea và Melanesia (Macharia et al.,
2014). Ở Châu Á, khoai sọ được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin và Thái Lan. Ở
Châu Đại Dương, các nước có truyền thống sản xuất khoai môn - sọ là Papua New Guinea,
Samoa, quần đảo Salamon, Tonga và Fiii (Lebot et al., 2010). Tính đến năm 2013, diện tích
trồng khoai môn, sọ trên thế giới đạt khoảng 1,39 triệu ha, năng suất bình quân 7,50 tấn/ha, sản
lượng đạt khoảng 10,45 triệu tấn (FAO, 2015). Cây khoai môn, sọ là loài cây đa dụng, nó có thể
được trồng như cây lương thực, cây thực phẩm, cây cảnh và cây dược liệu tại tất cả các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó cũng là cây đảm bảo an ninh lương thực và nguồn thu nhập chính
của nhiều nông dân nghèo tại châu Phi và châu Đại Dương (Tumuhimbise et al., 2016; Ubalua
et al., 2016).
Ở Việt Nam khoai môn - sọ, đặc biệt là khoai môn nước được thuần hoá sớm trước cả
cây lúa nước. Nguồn gen khoai môn - sọ Việt Nam gồm 3 biến dạng thực vật là khoai môn
(Dasheen type) với 2n=2x = 28, khoai sọ (Eddoe type) với 2n=3x = 42 và nhóm trung gian
(Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Nguyễn Văn Viết 2004). Trong đó khoai môn được trồng chủ yếu ở
vùng trung du và miền núi, khoai sọ chủ yếu được trồng ở đồng bằng (Nguyễn Phùng Hà và cs.,
2015). Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, (2015), tổng diện tích cây có củ (trong
đó có khoai môn- sọ) ở Việt Nam đến năm 2014 khoảng 708.000 ha với sản lượng đạt khoảng
11,61 triệu tấn củ tươi. Tại một số địa phương trồng nhiều khoai môn - sọ như huyện Bảo Yên Lào Cai, Thuận Châu - Sơn La và huyện Chợ Đồn, Bạch Thông thuộc tỉnh Bắc Kạn năm 2012
có diện tích tương ứng là 170 ha, 65 ha và 297 ha, giảm nhẹ so với những năm trước. Năng suất
củ tại các địa phương này đều thấp, từ 6 tấn/ha (Yên Bái) đến 11 tấn/ha (Sơn La). Tại Bắc Kạn
tuy có diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất chỉ đạt 8,5 tấn/ha/năm (Chi cục Thống kê huyện
Bảo Yên, 2013; Thuận Châu, 2013; Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2013).
Phân tích những tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến cây khoai môn sọ,
rút ra được 4 vấn đề sau:
1. Cây khoai môn - sọ có sự phân bố rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, được người sản
xuất quan tâm và trồng trọt làm lương thực, thực phẩm, làm thuốc từ rất lâu đời. Ở Việt Nam nói
chúng và tỉnh Bắc Kạn nói riêng, cây khoai môn - sọ hiện nay tuy không còn giữ vai trò chính
trong sản xuất, vì đã được thay bằng cây lúa và các cây trồng khác có giá trị kinh tế hơn, nhưng
trước bối cảnh biến đổi khí hậu, với đặc tính dễ thích nghi với điều kiện che bóng, ngập úng,
mặn, và đa dạng nguồn gen cao, cây khoai môn - sọ chắc chắn vẫn có vị thế nhất định và phát

triển bền vững, góp phần quan trọng vào cơ cấu cây trồng của sản xuất nông nghiệp bền vững.
2. Nghiên cứu về cây khoai môn - sọ trên thế giới được cộng đồng quốc tế quan tâm
nghiên cứu từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tập trung vào nghiên cứu thu thập, phân loại và bảo
tồn cũng đã đạt những kết quả nhất định. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về chọn tạo giống và
biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây khoai môn - sọ còn rất ít, chủ yếu là điều tra thu thập, lưu
giữ bảo quản trên đồng ruộng, đánh giá nguồn gen. Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật
nhân giống sử dụng công nghệ nuôi cấy mô và sản xuất hàng hóa mới thực hiện khiêm tốn với
một số giống khoai môn sọ địa phương, đặc sản.
3. Bắc Kạn là một trong những tỉnh miền núi với nền kinh tế chưa thật phát huy hết tiềm
năng, nhưng có lợi thế trong việc phát triển các loài cây bản địa, bao gồm cây khoai môn. Với
quỹ đất dồi dào, điều kiện tự nhiên cơ bản thuận lợi cho cây khoai môn và người dân có kinh
nghiệm trồng khá lâu đời, tiềm năng phát triển cây khoai môn ở tỉnh Bắc Kạn còn rất to lớn, sẽ
đóng góp đáng kể cho nền kinh tế địa phương và cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện môi
trường theo hướng bền vững có lợi cho đời sống xã hội con người.


4
4. Công tác nghiên cứu cây khoai môn tại tỉnh Bắc Kạn tuy đã thu được một số kết quả
bước đầu, như: đã phục tráng được giống khoai môn Bắc Kạn, xây dựng được qui trình nhân
giống in vitro, bước đầu thử nghiệm sản xuất cây giống in vitro ở qui mô mỏ, tuy nhiên đến nay
vẫn chưa có hệ thống nhân nhanh giống chất lượng từ cây nuôi cấy mô để có đủ lượng giống lớn
cung cấp cho sản xuất thương phẩm, chưa có qui trình thâm canh phù hợp đạt năng suất cao cho
giống khoai môn Bắc Kạn. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện đề tài nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật canh tác trong nhân giống và sản xuất thương phẩm phù hợp để tăng năng suất, bảo
đảm được chất lượng cây khoai môn ở Bắc Kạn là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện
nay của tỉnh Bắc Kạn.
Chƣơng 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu giống

Mẫu khoai ban đầu đưa vào nuôi cấy mô được chọn lọc từ giống khoai môn đặc sản, thịt
củ trắng, xơ tím đang trồng phổ biến ở Bắc Kạn.
Cây khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy mô cho ra bầu và được chăm sóc trong vườn ươm từ
40 - 45 ngày sau đó đem trồng ra ruộng. Chiều cao cây con đạt 12 - 15 cm, có từ 3 - 5 lá, không
nhiễm sâu bệnh.
Củ giống G1 của giống khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy mô có khối lượng 20-25g
Củ giống thông thường được thu hoạch ở ruộng nhân giống khoai môn đại trà tại xã Bằng
Lũng, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn.
2.1.2. Nguyên, vật liệu khác
Phân bón hóa học: Sử dụng phân bón rõ nguồn gốc, có đơn vị được phép cung ứng rõ
ràng. Phân Urê (46%N); Phân Supe lân (16% P2O5); Phân Kali clorua (60% K2O). Phân bón lá
Bloom&Fruit USA có thành phần: N: 1% - P2O5: 6% - K2O: 6% - Fe: 2,02% - Cu: 0,01% Mn: 0,01% - Zn: 0,01% - Mo: 0,0001% - VitaminB1: 0,05% - Vitamin B6: 0,03% - Alginic
acid:1,5% - Mannilol: 0,1% - NAA: 0.012% - IAA: 0,1g/l và phân hữu cơ vi sinh sông Gianh.
Cát đen dùng để bảo quản khoai môn được rửa sạch, phơi khô
Chế phẩm WCA T6 là một chế phẩm sinh học dùng trong bảo quản và giữ tươi lâu cho
các loại rau, củ, trái cây, thịt gia cầm, gia súc và các loại hải sản do có lớp màng bảo vệ chống vi
khuẩn và nấm tấn công. Chế phẩm gồm có các thành phần chính: Citric acid, vitamin C, CaCl2,
NaCl, Gum và tinh bột. Tại Việt Nam, sản phẩm đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp
chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm số: 391/2009/YT/CNTC ngày 14/01/2009.
Giàn bảo quản làm bằng tre khô, được rửa sạch và phơi khô trước khi đưa vào xếp khoai
bảo quản. Kích thước giàn rộng 1,2 m x dài 2,0 m, (giàn có 4 tầng, tầng 1 cách mặt đất 50 cm,
khoảng cách chiều cao giữa các tầng là 40 cm.
2.2. Nội dung và Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung 1. Đánh giá thực trạng sản xuất khoai môn Bắc Kạn và xác định yếu tố hạn
chế trong sản xuất khoai môn Bắc Kạn
Điều tra, khảo sát được thực hiện trên địa bàn 02 huyện Chợ Đồn và Bạch Thông thuộc
tỉnh Bắc Kạn, những địa phương có trồng phổ biến cây khoai môn. Phương pháp đánh giá nông
thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rural Appraisal - PRA) đã được sử dụng để
điều tra thu thập và phân tích, đánh giá thông tin (Callub, B.M., 2003). Các công cụ như phỏng
vấn nhóm, phỏng vấn người thạo tin đã được sử dụng để tìm hiểu về tình hình sản xuất cây

khoai môn. Điều tra lấy thông tin tổng quát từ tỉnh, huyện, sau đó xuống xã trực tiếp phỏng vấn
nông dân theo Phiếu điều tra. Tổng số 100 hộ nông dân ở 02 huyện: Chợ Đồn và Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn đã được phỏng vấn.
Để đánh giá mức độ thuần của giống, theo dõi một số đặc điểm hình thái, sâu bệnh hại,
đánh giá độ đồng đều, tỷ lệ cây khác dạng của khoai môn Bắc Kạn tại 05 ruộng của 05 hộ dân


5
tại xã Bằng Lũng và Ngọc Phái thuộc huyện Chợ Đồn, xã Dương Phong huyện Bạch Thông của
tỉnh Bắc Kạn. Mỗi ruộng theo dõi 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm 20 cây.
Độ đồng đều: Đánh giá theo thang 5 điểm: 1 - 9 của IPGRI (1998)
Tỷ lệ cây khác dạng: tính tỷ lệ % cây khác dạng/ tổng số cây theo dõi
Mức độ nhiễm sâu bệnh hại: Theo dõi, đánh giá theo QCVN 01-38:2010/BNNPTNT,
“Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng” .
Phân tích hệ thống, phân tích SWOT được sử dụng để xác định những thách thức trong
sản xuất cũng như khả năng xây dựng mô hình bảo tồn tại chỗ cây khoai môn trên đồng ruộng
nông dân tại vùng trung du miền núi phía Bắc.
2.2.2. Nội dung 2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất củ giống
khoai môn Bắc Kạn từ cây nuôi cấy mô và phương pháp bảo quản củ giống thích hợp
* Thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm (TĐ) ra cây đến tỉ lệ sống và sự
sinh trưởng, phát triển trong giai đoạn đầu của cây giống nuôi cấy mô.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, ký hiệu từ TĐ1-TĐ4, với TĐ1: Ra cây vào 15/1; TĐ2: Ra
cây vào 15/7; TĐ3: Ra cây vào 15/11; TĐ4: Ra cây vào 15/12 (ĐC).
Thí nghiệm được bố trí trong vườn ươm với 4 công thức, 3 lần nhắc (200 cây/ công thức/
1 lần nhắc lại), bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB); từ tháng 01/ 2012 đến tháng 02 năm
2013 tại thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.
* Thí nghiệm 2. Nghiên cứu xác định loại giá thể vườn ươm (GT) thích hợp cho sự thích
nghi cây nuôi cấy mô ngoài điều kiện tự nhiên.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, ký hiệu từ GT1- GT4 với GT1: Cát đen ; GT2: Đất phù sa
(Đ/C); GT3: Đất phù sa: Xơ dừa (8: 2); GT4: Đất phù sa: Xơ dừa : Cát đen (6: 2: 2)

Thí nghiệm được bố trí trong vườn ươm với 4 công thức, 3 lần nhắc, 100 cây/ công thức/
1 lần nhắc lại. Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB); tiến hành từ tháng 10 đến tháng 11
năm 2012 tại thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn
* Thí nghiệm 3. Nghiên cứu xác định loại giá thể đóng bầu (GTB) thích hợp cho cây
con nuôi cấy mô.
Công thức thí nghiệm gồm 03 công thức, ký hiệu từ GTB1 - GTB3 với GTB1 : Đất phù
sa : Cát đen : Phân chuồng (5 : 3 : 2) (Đối chứng); GTB2 : Đất phù sa : Trấu hun : Phân chuồng
(6 : 3 : 1); GTB3 : Đất phù sa : Xơ dừa : Phân chuồng (5 : 3 : 2)
Thí nghiệm được bố trí trong vườn ươm với 3 công thức, 3 lần nhắc, 100 cây/ công thức/
1 lần nhắc lại. Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB); tiến hành từ tháng 10 đến tháng 11
năm 2012 tại thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn
Biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm 1, 2, 3 ( Đặng Trọng Lương và cs.,2011)
Khi cây con có 2 -3 lá và 3- 4 rễ lấy ra khỏi bình cấy mô, rửa sạch rễ, trồng vào luống có
giá thể thích hợp trong vườn ươm từ 10 - 15 ngày (giá thể là đất đối với thí nghiệm 1, 3 còn thí
nghiệm 2 giá thể theo từng công thức thí nghiệm) tưới nước 1 - 2 lần/ngày để giữ ẩm.
Sau 10 - 15 ngày giâm trên luống có giá thể trong vườn ươm, nhổ cây trên luống trồng
vào từng bầu riêng rẽ, giá thể trong bầu được trộn theo từng công thức thí nghiệm, sau đó xếp
các bầu thành luống trong vườn ươm. Thời gian đầu tưới nước 1 lần/ ngày sau đó 2 -3 ngày/ lần
tùy theo độ ẩm của bầu cây.
* Thí nghiệm 4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ (TV) và nguồn giống đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống.
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng gồm 2 nhân tố:
Nhân tố chính: thời vụ (TV), gồm 3 khung TV: TV1: trồng vào 20/01/2012; 23/01/2013;
21/01/2014; TV2: trồng vào 20/02/2012; 23/02/2013; 21/02/2014; TV3: trồng vào 22/03/2012;
25/03/2013; 23/03/2014
Nhân tố phụ: nguồn giống khoai môn Bắc Kạn với G1: cây khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy
mô; GTT: cây khoai môn Bắc Kạn trồng từ củ giống thông thường


6

Thí nghiệm gồm tổ hợp có 6 công thức: TV1G1, TV1GTT, TV2G1, TV2GTT (Đ/c),
TV3G1, TV3GTT. Bố trí thí nghiệm theo kiểu ô lớn - ô nhỏ (Split - plot) với 3 lần nhắc lại. Tổng
số ô thí nghiệm 18, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25 m2, trên loại đất đồi của huyện Chợ Đồn.
* Thí nghiệm 5. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và nguồn giống đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống.
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng gồm 2 nhân tố:
+ Nhân tố chính: mật độ (MĐ), gồm 4 mức mật độ: MĐ1: 20.000 cây/ha, khoảng cách
70 x 70 cm; MĐ2: 25.000 cây/ha, khoảng cách 70 x 57 cm; MĐ3: 33.000 cây/ha, khoảng cách
70 x 43 cm; MĐ4: 40.000 cây/ha, khoảng cách 70 x 35 cm.
+ Nhân tố phụ: nguồn giống khoai môn Bắc Kạn (G) : G1: cây khoai môn Bắc Kạn nuôi
cấy mô và GTT: cây khoai môn Bắc Kạn trồng từ củ giống thông thường
Thí nghiệm gồm tổ hợp có 8 công thức: MĐ1G1, MĐ1GTT, MĐ2G1, MĐ2GTT (Đ/c),
MĐ3G1, MĐ3GTT, MĐ4G1, MĐ4GTT.
Bố trí thí nghiệm 2 nhân tố theo kiểu ô lớn- ô nhỏ (Split - plot) với 3 lần nhắc lại. Tổng số ô
thí nghiệm 24, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25 m2, trên loại đất đồi của huyện Chợ Đồn.
* Thí nghiệm 6. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức phân đạm và nguồn giống đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống.
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng gồm 2 nhân tố:
+ Nhân tố chính: phân đạm (PB), gồm 4 tổ hợp phân bón: PB1: Nền (1,5 tấn phân
HCSH + 60kg P2O5 + 80kg K2O + 4.155 ml phân bón lá Bloom&Fruit USA); PB2: Nền + 60kg
N/ ha (sử dụng phân đạm dạng ure). PB3: Nền + 80kg N/ ha (sử dụng phân đạm dạng ure);
PB4: Nền + 100kg N/ ha (sử dụng phân đạm dạng ure).
+ Nhân tố phụ: nguồn giống khoai môn Bắc Kạn (G): G1: cây khoai môn Bắc Kạn nuôi
cấy mô; GTT: cây khoai môn Bắc Kạn trồng từ củ giống thông thường
Thí nghiệm gồm tổ hợp có 8 công thức: PB1G1, PB1GTT (Đ/c), PB2G1, PB2GTT,
PB3G1, PB3GTT, PB4G1, PB4GTT. Bố trí thí nghiệm 2 nhân tố theo kiểu ô lớn - ô nhỏ (Split plot) với 3 lần nhắc lại. Tổng số ô thí nghiệm 24, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25 m2, trên loại đất
đồi của huyện Chợ Đồn.
Biện pháp kỹ thuật áp dụng cho các thí nghiệm 4, 5, 6 (ĐặngTrọng Lương và cs., 2011)
Thí nghiệm phân bón và thí nghiệm mật độ: trồng vào 20/02/2012; 23/02/2013;
21/02/2014. Thí nghiệm thời vụ: thời gian trồng theo từng công thức thí nghiệm. Thí nghiệm

thời vụ và thí nghiệm phân bón: mật độ trồng 33.000 cây/ha (0,7m  0,43m). Thí nghiệm mật
độ: trồng theo mật độ nghiên cứu ở các công thức thí nghiệm.
Liều lượng phân bón cho TN thời vụ và TN mật độ: gồm: 1,5 tấn phân HCSH + 1000kg
+ 60kg P2O5 + 80kg K2O + 4.144 ml phân bón lá Bloom&Fruit USA. Bón lót: 100% phân
HCSH + 100% phân lân. Bón thúc lần 1: 60% N + 40% K2O, bón vào giai đoạn cây khoai được 4
- 5 lá kết hợp với làm cỏ, xới xáo, vun gốc. Bón sâu 5 - 6 cm, sau đó lấp kín đất. Bón thúc lần 2:
40% N + 60% K2O vào giai đoạn cây khoai 7 - 8 lá, kết hợp làm cỏ, vun gốc. Bón sâu 2 - 3
cm, sau đó lấp kín đất. Phân bón lá Bloom&Fruit USA, pha 4.155ml phân bón lá
Bloom&Fruit USA với 2.660 lít nước sạch và chia làm 3 lần phun, bắt đầu phun vào 120 ngày
sau trồng, mỗi lần cách nhau 10 - 15 ngày.
Các chỉ tiêu theo dõi được đánh giá theo Phương pháp của IPGRI, (1999)
Thời gian sinh trưởng, Số lá/cây, Chiều cao cây (cm); Số khóm/ô (khóm/ô); Số củ
con/khóm (củ/khóm); Khối lượng củ con/ khóm (kg/củ): Chiều dài, đường kính củ cái (cm):
Khối lượng củ cái; Năng suất lý thuyết; Năng suất thực thu: Cân khối lượng củ/ ô 25m2, đếm số
cây thu/ ô, tính năng suất thực thu củ tươi/ cây rồi qui ra ha (Tấn/ha).
- Mức độ nhiễm sâu, bệnh: Theo QCVN 01- 38: 2010/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
* Thí nghiệm 7. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương pháp bảo quản đến củ giống
khoai môn Bắc Kạn.


7

Thí nghiệm gồm 4 công thức (CT). CT1: Bảo quản giống bằng cát; CT2: Bảo quản giống
trên giàn; CT3 (đ/c): Bảo quản củ giống trong nhà trên nền xi măng; CT4: Bảo quản bằng chế
phẩm sinh học WCA T6 nồng độ 5g/l
Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm bảo quản với 4 công thức, 3 lần nhắc, bố
trí theo khối ngẫu nhiên; tiến hành tại Viện Di truyền Nông nghiệp, Hà Nội. Mỗi công thức tiến
hành theo dõi 40 củ/1 kg/ 1 lần nhắc, tổng số 120 củ/ công thức, các củ được chọn không bị sây
sát, quan sát không có sâu bệnh. Củ khoai được đưa vào bảo quản là các củ con, sau khi dỡ 2

ngày, làm sạch đất bám vào củ, tách riêng từng củ và chấm các vết tách khỏi củ cái vào tro rơm
sạch nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại và giảm sự mất nước của củ qua vết
thương. Trong thời gian bảo quản, định kỳ sau 30 ngày kiểm tra 1 lần, loại bỏ củ thối hỏng (kể
cả củ thối một phần cũng loại bỏ).
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi trong thí nghiệm 7
Mỗi công thức tiến hành theo dõi cả 3 lần nhắc với 40 củ/ 1 lần nhắc lại (tương đương
1.000g/1 lần nhắc lại). Theo dõi các chỉ tiêu:
Số củ thối, hỏng ở thời điểm sau bảo quản 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày. Phần trăm số củ
thối, hỏng (%): Theo dõi ở thời điểm sau bảo quản 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày. Hao tổn khối
lượng sau bảo quản (% khối lượng ban đầu): xác định bằng phương pháp cân, sử dụng cân kỹ
thuật, sai số ± 0,5g.
Hao tổn khối lượng do thối hỏng = số củ thối hỏng khối lượng củ (g)
Hao tổn khối lượng tự nhiên là khối lượng củ được xác định sau quá trình bảo quản
bằng phương pháp cân.
Đánh giá tỷ lệ mọc mầm (%) sau bảo quản: giâm củ trong cát đen ẩm.
2.3.3. Nội dung 3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất thương
phẩm khoai môn Bắc Kạn từ củ giống G1 của cây nuôi cấy mô
* Thí nghiệm 8. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng và loại củ giống đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ thương phẩm.
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng gồm 02 nhân tố:
- Nhân tố chính: thời vụ (TV) với TV1: trồng 23/01/2013; 21/01/2014; 25/01/2015; TV2:
trồng 23/02/2013; 21/02/2014; 25/02/2015; TV3: trồng vào 25/03/2013; 23/03/2014; 25/03/2015
- Nhân tố phụ: loại củ giống (G) với: G1: cây khoai môn Bắc Kạn trồng bằng củ giống
G1 từ cây nuôi cấy mô; GTT: cây khoai môn Bắc Kạn trồng bằng củ giống thông thường.
Thí nghiệm gồm tổ hợp có 6 công thức: TV1G1, TV1GTT, TV2G1, TV2GTT (Đ/c),
TV3G1, TV3GTT. Bố trí thí nghiệm theo kiểu ô lớn - ô nhỏ (Split - plot) với 3 lần nhắc. Tổng số ô
thí nghiệm 18, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25 m2, trên loại đất đồi của huyện Chợ Đồn.
* Thí nghiệm 9. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và loại củ giống đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ thương phẩm.
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng gồm 02 nhân tố

+ Nhân tố chính: mật độ (MĐ) với MĐ1: 25.000 cây/ha; MĐ2: 28.000 cây/ha; MĐ3:
30.000 cây/ha; MĐ4: 33.000 cây/ha.
+ Nhân tố phụ: loại củ giống (G) với G1: cây khoai môn Bắc Kạn trồng bằng củ giống G1
từ cây nuôi cấy mô; GTT: cây khoai môn Bắc Kạn trồng bằng củ thông thường.
Thí nghiệm gồm tổ hợp có 8 công thức: MĐ1G1, MĐ1GTT, MĐ2G1, MĐ2GTT (Đ/c),
MĐ3G1, MĐ3GTT, MĐ4G1, MĐ4GTT. Bố trí thí nghiệm 2 nhân tố theo kiểu ô lớn- ô nhỏ (Split
- plot) với 3 lần nhắc. Tổng số ô thí nghiệm 24, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25 m2, trên loại đất
đồi của huyện Chợ Đồn.
* Thí nghiệm 10. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức kali bón và loại củ giống đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ thương phẩm.
Bố trí thí nghiệm 2 nhân tố:
+ Nhân tố chính (ô nhỏ): gồm 04 mức kali - K2O (PB) + Nền


8
- PB1 (Đ/C): Nền (1,5 tấn phân HCSH + 120kg N + 60kg P2O5 + 4.155 ml phân bón lá
Bloom&Fruit USA); PB2: Nền + 90kg K2O (phân kaliclorua); PB3: Nền + 120kg K2O
(kaliclorua); PB4: Nền + 150kg K2O (kaliclorua);
+ Nhân tố phụ (ô to): loại củ giống (G) với G1: cây khoai môn Bắc Kạn trồng từ củ giống
G1 cây nuôi cấy mô; GTT: cây khoai môn Bắc Kạn trồng từ củ giống thông thường.
Thí nghiệm gồm tổ hợp có 8 công thức: PB1G1, PB1GTT (Đ/c), PB2G1, PB2GTT,
PB3G1, PB3GTT, PB4G1, PB4GTT. Bố trí thí nghiệm 2 nhân tố theo kiểu ô lớn - ô nhỏ (Split plot) với 3 lần nhắc. Tổng số ô thí nghiệm 24, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25 m2, trên loại đất đồi
của huyện Chợ Đồn.
Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm 8, 9, 10: Thí nghiệm phân bón và thí
nghiệm mật độ: trồng vào 23/02/2013; 21/02/2014; 25/02/2015. Thí nghiệm thời vụ: TV1: trồng
vào 23/01/2013; 21/01/2014; 25/01/2015; TV2: trồng vào 23/02/2013; 21/02/2014; 25/02/2015;
TV3: trồng vào 25/03/2013; 23/03/2014; 25/03/2015; Thí nghiệm thời vụ và thí nghiệm phân
bón: mật độ trồng 30.000 cây/ha. Thí nghiệm thời vụ và mật độ sử dụng lượng phân bón/ha : 1,5
tấn phân HCSH + 120kg N + 60 kg P2O5 + 120 kg K2O + 4.155ml phân bón lá
Bloom&Fruit USA.

* Mô hình thực nghiệm giữa 2 loại kỹ thuật canh tác mới và cũ trong sản xuất khoai
môn Bắc Kạn thương phẩm từ củ giống G1 của cây nuôi cấy mô và củ giống thông thường
- Ngày trồng: 25/02/2015; Ngày thu hoạch: 08/11/2015;
- Mật độ trồng: 33.000 cây/ha; Diện tích: 1,5 ha/ mô hình.
Mô hình 1 (MH1-G1): Ứng dụng kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất khoai môn Bắc
Kạn thương phẩm từ củ giống G1 cây nuôi cấy mô.
Mô hình 2 (MH2-GTT): Áp dụng kỹ thuật canh tác cũ, đại trà tại địa phương sản xuất
khoai môn Bắc Kạn hàng hóa từ củ giống cây thông thường
Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: tương tự như ở mục 2.7.2.
Một số tính trạng cảm quan, mùi thơm và vị ngon của củ khoai môn Bắc Kạn trong 02
mô hình: được đánh giá theo mức độ ưa thích của người sử dụng. Lấy ý kiến của 20 người sau
khi ăn củ khoai môn Bắc Kạn nấu chín để đánh giá độ ngon của củ ở mỗi mô hình. Điểm đánh
giá của cá nhân người ăn cho mỗi mô hình dựa vào mức độ thơm ngon, yêu thích của người thử
nếm đánh giá theo thang điểm sau:
Củ không ăn được (ngứa): 0 điểm; Chất lượng kém (hơn ngứa, sượng): 1 điểm; Chấp
nhận được (không ngứa, bở): 2 điểm; Ngon (Không ngứa, bở, dẻo): 3 điểm; Rất ngon (không
ngứa, bở, dẻo, thơm nhẹ, ngọt): 4 điểm; Đặc biệt thơm ngon (không ngứa, rất bở, rất dẻo, thơm
hoặc rất thơm, ngọt): 5 điểm. (Vị ngon được sắp xếp theo thang điểm tăng dần từ không sử dụng
củ để ăn đến vị ngon đặc biệt dựa vào độ bở, dẻo, vị ngọt, mùi thơm của củ khi nấu chín). Điểm
tổng hợp trung bình để xếp nhóm theo độ thơm ngon của củ như sau: Chất lượng kém: < 2 điểm;
Chấp nhận được: 2 - 2,9 điểm; Ngon: 3 - 3,9 điểm; Rất ngon: 4 - 4,9 điểm; Đặc biệt
thơm ngon: 5 điểm.
2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng Microsoft Excel và phân tích phương sai ANOVA bằng
phần mềm thống kê sinh học IRRISTAT5.0. Tính toán hiệu quả kinh tế theo phương pháp của
CIMMYT (1988) với 2 chỉ tiêu lãi thuần (RAVC) và tỷ số giá trị lợi nhuận biên (MBCR). Theo
qui ước, giá trị MBCR lớn hơn 2 thì biện pháp canh tác mới cho lợi nhuận cao, được chấp nhận
trong sản xuất để thay thế cho biện pháp kỹ thuật canh tác cũ.



9
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sản xuất khoai môn Bắc Kạn
3.1.1. Đặc điểm khí hậu tỉnh Bắc Kạn trong thời gian nghiên cứu
Nhìn chung khí hậu trong thời gian nghiên cứu tương đối thuận lợi cho cây khoai môn
sinh trưởng phát triển. Bắc Kạn có lượng mưa tập trung vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 9
hàng năm (mùa mưa), năm 2013 chiếm 89,96% và năm 2014 chiếm tới 89,14%. Nhiệt độ trung
bình cả năm 2012 đạt 23 oC; 2013 đạt 22,8 oC và 2014 đạt 23,8 oC đây là nhiệt độ tương đối phù
hợp cho cây khoai môn sinh trưởng và phát triển. Từ tháng 4 trở đi số giờ nắng đã tăng lên tạo
điều kiện cho cây khoai môn sinh trưởng và phát triển bình thường.
3.1.2. Thực trạng sản xuất khoai môn tại tỉnh Bắc Kạn
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng khoai môn tại Bắc Kạn
và vùng nghiên cứu
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lƣợng (tấn)
Toàn tỉnh
2013
145
8,03
1.165,08
2014
237
8,12
1.923,73
2015
239
8,02

1.917,98
2016
250
7,56
1.890,00
Chợ Đồn
2013
58,22
8,70
506,50
2014
83,40
8,70
725,60
2015
85,22
8,80
749,93
2016
85,40
8,70
742,98
Bạch Thông
2013
63,77
8,00
510,20
2014
64,34
8,40

540,46
2015
64,40
8,50
547,40
2016
65,20
8,50
554,20
Nguồn: Số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn năm 2017
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, địa hình nhiều gò đồi, đất nghèo dinh dưỡng và không chủ
động nước tưới nên chủ yếu canh tác cây trồng cạn. Trong trồng trọt, ở Bắc Kạn hiện nay tập
trung trồng những loại cây lương thực chính như lúa, ngô, sắn và khoai môn.
Diện tích trồng khoai môn tại Bắc Kạn từ 2013-2016 có xu hướng tăng do tỉnh có chủ
trương phát triển cây khoai môn đặc sản theo hướng hàng hóa, có đầu tư cho nghiên cứu và ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật, tuy nhiên năng suất thấp ở mức quanh 8 - 8,5 tấn/ha, trong khi sản lượng
có xu hướng tăng nhẹ, khoảng trên 1.800 tấn/ năm (Bảng 3.1). Hầu hết cây khoai môn được
trồng trên đất đồi dốc (Chợ Đồn là 84,0 %; Bạch Thông là 88,0 %) chỉ có 16,0 % (Chợ Đồn),
12,0 % (Bạch Thông) sử dụng nước trời. Khoai được trồng trên đất 1 vụ hoặc dưới tán cây ăn
quả trong vườn nhà với diện tích nhỏ.
* Cơ cấu giống khoai môn - sọ ở Bắc Kạn: Hiện có 3 giống khoai môn - sọ (Colocasia
esculenta) và 02 giống khoai sáp (Xanthosoma sagittifolium L.) đang được trồng tại các địa bàn
điều tra, trong đó giống khoai môn Tàu (khoai môn Bắc Kạn) được trồng nhiều nhất, chiếm gần
100% các hộ trồng tại các xã điều tra tại huyện Chợ Đồn, 85,6% tại huyện Bạch Thông. Khoai
môn Bắc Kạn có chất lượng củ ngon, bở, thơm đặc trưng, ít có giống nào ở phía Bắc có chất
lượng ngon bằng.
Qua khảo sát đánh giá về đặc điểm nông sinh học của giống khoai môn Bắc Kạn trên đồng
ruộng của các nông hộ cho thấy các quần thể giống đang có biểu hiện bị thoái hóa (quần thể



10
giống có một số dạng hình khác với giống gốc), vì vậy giống cần phải được phục tráng và
nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý để tăng năng suất Khoai Môn ở tỉnh Bắc Kạn.
Bảng 3.10. Một số nguyên nhân chính hạn chế phát triển sản xuất khoai môn của các nông
hộ tại vùng nghiên cứu
Địa điểm điều tra
Chợ Đồn
Bạch Thông
Nguyên nhân
Số hộ
Tỷ lệ
Số hộ
Tỷ lệ
(hộ)
(% số hộ)
(hộ)
(% số hộ)
Thị trường đầu ra cho sản phẩm không ổn định
46
92,0
48
96,0
Thiếu nguồn giống tốt
40
80,0
38
76,0
Thiếu biện pháp canh tác mới phù hợp
28
56,0

26
52,0
Giống thoái hóa
36
72,0
38
76,0
Sâu bệnh hại
22
44,0
28
56,0
Thiếu vốn đầu tư
50
100
50
100
Ghi chú : Số nông hộ được phỏng vấn tại mỗi huyện là 50 hộ
Tồn tại của sản xuất khoai môn ở Bắc Kạn là còn mang tính chất tự cung, tự cấp phục vụ
cho gia đình là chính, việc áp dụng thâm canh, chuyên môn hóa của nông dân ở Bắc Kạn còn ở
mức hạn chế; Cở sở hạ tầng yếu kém, giao thông khó khăn cho cả sản xuất và lưu thông;
Phương thức bảo quản và nhân giống theo phương pháp truyền thống hệ số nhân giống thấp,
nguồn giống chưa được chủ động, không được đảm bảo (sâu bệnh, độ thuần của giống,….),
giống bị thoái hóa lẫn tạp nhiều, kỹ thuật canh tác mang tính chất kinh nghiệm, chưa có quy
trình kỹ thuật thâm canh phù hợp nâng cao được hiệu quả sản xuất khoai môn Bắc Kạn; Chưa
xây dựng được thương hiệu khoai môn, chưa xây đựng được vùng sản xuất lớn nên cũng chưa
thu hút được các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất và tiêu thụ, hệ thống marketing kém
nên chưa hình thành thị trường ổn định cho các sản phẩm khoai môn; Chưa hình thành các liên
kết chặt chẽ giữa sản xuất và tư thương thu mua hoặc nhà máy chế biến.
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất củ giống khoai môn Bắc

Kạn từ cây nuôi cấy mô và phƣơng pháp bảo quản củ giống
3.2.1. Nghiên cứu xác định thời điểm thích hợp đưa cây nuôi cấy mô từ ống nghiệm ra giá
thể trong vườn ươm
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của thời điểm ra cây nuôi cấy mô đến tỉ lệ sống
và sinh trƣởng, phát triển của cây
Số cây Tỉ lệ cây Chiều cao
Số lá
Số rễ
Công thức
Hình thái cây
sống
sống (%)
cây (cm)
(lá/ cây) (rễ/ cây)
Cây sinh trưởng, phát
TĐ1 (15/1)
178
89
2,75
2,5
3,7
triển tốt, lá to, xanh
Cây sinh trưởng yếu,
TĐ2 (15/7)
116
58
2.53
2,5
3,5
lá nhỏ, xanh nhạt

Cây sinh trưởng, phát
TĐ3 (15/11)
174
87
2.68
2,5
3,6
triển tốt, lá to, xanh
TĐ4 (15/12)
Cây sinh trưởng yếu,
104
52
2,31
2,3
3,3
- Đối chứng
lá nhỏ, xanh nhạt
Kết quả bảng 3.12 cho thấy: Hai thời vụ thích hợp để đưa cây khoai môn nuôi cấy mô ra
giá thể là vào thời gian 15/1 và 15/11, ở hai thời vụ này, nhiệt độ không khí ấm áp, cây con có tỉ
lệ sống cao, tỉ lệ cây sống ở TĐ1 đạt 89 % và TĐ3 đạt 87%, cây sinh trưởng và phát triển tốt,
đảm bảo chất lượng để đưa ra trồng ngoài đồng ruộng.


11
3.2.2. Nghiên cứu xác định loại giá thể thích hợp trong vườn ươm cho sự thích nghi cây nuôi
cấy mô ngoài điều kiện tự nhiên
Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy: Tỷ lệ cây sống cao nhất thu được trên giá thể đất phù sa:
xơ dừa, trung bình đạt 99,7% và thấp nhất trên giá thể đất phù sa (trung bình 93,3%).
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của loại giá thể đến khả năng sinh trƣởng, phát triển
của cây khoai môn nuôi cấy mô sau 7 ngày và 14 ngày ra cây từ ống nghiệm

Thời gian
Tỷ lệ cây
Chiều cao
Số lá
Chiều dài rễ
Số rễ
CT
theo dõi
sống (%)
cây (cm)
(lá/cây) dài nhất (cm) (rễ/cây)
GT1
100
2,72
2,5
1,04
3,7
100
2,72
2,5
1,03
3,7
Thời điểm GT2 (Đ/c)
ra cây
GT3
100
2,71
2,5
1,02
3,7

GT4
100
2,70
2,5
1,02
3,8
GT1
100
3,83
3,2
GT2 (Đ/c)
94,0
3,27
3,0
100
3,73
3,3
Sau 7 ngày GT3
ra cây
GT4
100
3,63
3,1
CV(%)
3,7
1,8
LSD0,05
0,26
0,12
GT1

97,7
5,47
4,2
2,93
6,8
GT2 (Đ/c)
93,3
3,83
3,5
1,63
4,7
Sau 14
GT3
99,7
5,03
4,3
2,50
6,6
ngày ra
GT4
98,3
4,67
3,7
2,03
5,7
cây
CV(%)
2,7
2,8
2,5

2,3
LSD0,05
0,26
0,22
0,12
0,27
3.2.3. Nghiên cứu xác định loại giá thể đóng bầu thích hợp cho cây con nuôi cấy mô
Kết quả bảng 3.14 cho thấy, giá thể đất phù sa: xơ dừa : phân chuồng (5:3:2) là loại giá thể
đóng bầu thích hợp nhất đối với cây khoai môn. Khi có tỷ lệ sống cao (91% sau 15 và 30 ngày)
đồng thời cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đến ngày thứ 30 chiều cao cây đã đạt 9,57 cm và số
lá trung bình là 5,3 lá/cây.
Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của giá thể đóng bầu đến khả năng sinh trƣởng
của cây con nuôi cấy mô sau 15 và 30 ngày vào bầu
Tỷ lệ cây sống (%)
Chiều cao cây (cm)
Số lá (lá/cây)
Ngày
bắt
Ngày
Ngày
Sau 30
Sau 15 Sau 30
Sau 15 Sau 30
đầu
Sau 15
bắt
bắt
Công
ngày
ngày

ngày
ngày
ngày
đưa
ngày
đầu
đầu
thức
vào
vào
vào
vào
vào
cây
vào bầu
vào
vào
bầu
bầu
bầu
bầu
bầu
vào
bầu
bầu
bầu
GTB1
100
79
73

5,06
6,83
7,60
4,0
4,3
4,9
GTB2
100
87
84
5,06
7,03
8,60
4,0
4,6
5,1
GTB3
100
91
91
5,06
7,13
9,57
4,0
4,7
5,3
CV(%)
1,6
3,7
2,7

2,0
LSD0,05
0,26
0,72
0,28
0,23


12
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng và nguồn giống đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống
Thời gian sinh trưởng của cây khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy mô nằm trong khoảng 237 258 ngày, ngắn hơn trồng từ củ củ giống thông thường 1 - 4 ngày ở cùng thời điểm trồng. Chiều
cao cây chịu ảnh hưởng của thời vụ trồng và nguồn giống. Trong khi nguồn giống, thời vụ trồng
và tương tác giữa nguồn giống và thời vụ ảnh hưởng không rõ đến tổng số lá/cây.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và nguồn giống đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính
của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống tại huyện Chợ Đồn, 2012-2014
Rệp sáp
Sƣơng mai
Bệnh đốm lá
Bệnh thối mềm củ
(Cấp 1-3)
(Điểm 1-9)
(Điểm 1-9)
(Điểm 1-9)
Công thức
2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014
TV1 G1
1
1
1

3
3
3
5
5
5
3
5
3
TV2 G1
1
1
1
3
5
5
5
5
5
5
5
5
TV3 G1
1
1
1
5
5
5
5

5
5
5
5
5
TV1GTT
1
1
1
3
3
3
5
5
5
5
5
3
TV2GTT
1
1
1
5
5
3
5
5
5
5
5

5
(đc)
TV3GTT
1
1
1
5
5
5
5
5
5
5
5
5
Khi trồng ở TV1, TV3 cây khoai môn có mức độ nhiễm bệnh nặng hơn trồng ở TV2,
bệnh sương mai, bệnh đốm lá và bệnh thối mềm củ đều nhiễm mức trung bình (cấp 5). Trong
cùng một thời vụ trồng, cây khoai môn trồng từ củ giống thường bị nhiễm bệnh sương mai và
bệnh thối mềm củ nặng hơn so với cây khoai môn trồng từ cây nuôi cấy mô ( Bảng 3.16).
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời vụ và nguồn giống đến kích thước củ cái và hệ số nhân
giống của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống (huyện Chợ Đồn, 2012-2014)
Yếu tố thí
Đƣờng kính củ cái
Chiều dài củ cái (mm)
Hệ số nhân giống (lần)
nghiệm
(mm)
2012
2013
2014

2012
2013
2014
2012
2013
2014
Tương tác
TV1G1
64,5
65,2
66,5
149,6
154,2
154,4
14,5
16,5
15,7
TV2 G1
65,7
68,8
68,4
154,8
157,4
157,6
16,3
17,7
16,8
TV3 G1
61,4
62,4

63,5
143,5
147,1
149,2
12,7
13,5
13,4
TV1GTT
70,8
71,5
70,6
165,4
161,8
161,5
9,8
10,4
9,0
TV2GTT (đc)
72,2
74,4
74,4
169,2
165,5
168,1
10,9
12,1
11,0
TV3GTT
66,2
65,7

66,6
158,2
155,4
154,7
7,9
8,7
7,6
CV(%)
6,2
4,4
6,5
8,2
4,1
4,3
LSD0,05 (GxTV)
10,28
5,6
8,33
18,29
12,07
12,66
Từng yếu tố
G1
63,9
65,5
66,1
149,3
152,9
153,7
14,5

15,9
15,3
GTT
69,7
70,5
70,5
164,3
160,9
161,4
9,5
10,4
9,2
CV (%)
1,3
3,6
1,1
7,1
5,4
0,8
LSD0,05 (G)
1,77
4,96
1,48
22,31
16,87
2,65
TV1
67,7
68,4
68,6

157,5
158,0
158,0
12,2
13,5
12,4
TV2
69,0
71,6
71,4
162,0
161,5
162,9
13,6
14,9
13,9
TV3
63,8
64,1
65,1
150,9
151,3
152,0
10,3
11,1
10,5
CV (%)
6,2
4,4
6,5

8,2
4,1
4,3
LSD0,05 (TV)
7,27
3,96
5,89
12,93
8,53
8,95
Ở cùng thời vụ, trồng từ củ thông thường (GTT) có khối lượng củ cái, khối lượng củ con
lớn hơn so với trồng từ cây nuôi cấy mô (G1) nhưng số củ con cấp 1 và cấp 2 lại ít hơn. Trong 6
công thức thí nghiệm, công thức TV2G1 (trồng từ 20 - 23/2 bằng cây nuôi cấy mô) cho năng suất


13
thực thu cao nhất với 10,6 tấn/ha năm 2012; 10,7 tấn/ha năm 2013 và 10,6 tấn/ha năm 2014. Ở
công thức TV2G1 Cũng cho hệ số nhân giống cao nhất, đạt 16,8 lần trong khi ở công thức đối
chứng cho hệ số nhân giống 11 lần ( Bảng 3.17).
Bảng 3.18b. Ảnh hưởng tương tác của thời vụ và nguồn giống đến các yếu tố cấu thành năng
suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống tại Chợ Đồn (2012 - 2014)
Yếu tố thí
Khối
Số củ con/ khóm
Khối
NSLT
NSTT
nghiệm
lƣợng củ Cấp 1
lƣợng củ

Cấp 2
(tấn/ha)
(tấn/ha)
cái (g)
con (g/củ)
2012
TV1 G1
211,3
10,2
4,3
19,8
16,5
9,3
TV2 G1
228,7
10,8
5,5
22,5
19,6
10,6
TV3 G1
202,5
8,9
3,8
18,8
14,6
8,1
TV1GTT
272,7
6,7

3,1
22,8
16,4
8,8
TV2GTT (đc)
289,5
7,4
3,5
24,2
18,3
9,8
TV3GTT
255,8
5,3
2,6
19,7
13,6
7,3
CV(%)
6,2
7,2
12,8
7,0
4,9
4,1
LSD0,05 (GxTV)
28,64
1,12
0,92
2,8

1,51
0,72
2013
TV1 G1
216,8
11,5
5,0
21,5
18,8
9,7
TV2 G1
220,1
12,2
5,5
23,4
20,9
10,7
TV3 G1
197,5
9,4
4,1
19,4
15,2
8,0
TV1GTT
285,8
7,1
3,3
23,1
17,3

8,8
TV2GTT (đc)
291,2
8,4
3,7
24,5
19,4
9,7
TV3GTT
267,1
6,1
2,6
20,8
14,8
7,3
CV(%)
5,4
8,4
8,8
4,6
3,8
3,6
LSD0,05 (GxTV)
25,2
1,45
0,67
1,9
1,27
0,65
2014

TV1 G1
222,2
10,9
4,8
20,8
18,1
9,6
TV2 G1
234,3
11,4
5,3
23,0
20,5
10,6
TV3 G1
207,1
9,3
4,1
19,5
15,4
8,7
TV1GTT
293,7
6,0
3,1
22,1
16,3
8,5
TV2GTT (đc)
305,1

7,1
3,9
23,6
18,7
9,7
TV3GTT
266,3
5,3
2,3
20,7
13,9
7,8
CV(%)
6,3
5,8
10,1
5,3
4,7
4,2
LSD0,05 (GxTV)
30,02
0,91
0,74
2,15
1,53
0,72
3.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và nguồn giống đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mật độ trồng và nguồn giống đã ảnh hưởng đáng kể đến
chiều cao cây, mức độ nhiễm bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây khoai

môn nuôi cấy mô có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Cả nguồn giống và mật độ trồng và
tương tác giữa mật độ trồng và nguồn giống đều không ảnh hưởng đến tổng số lá/ cây. Tổng số
lá/cây của các công thức trong thí nghiệm nằm trong khoảng 21,5 - 23,2 lá.
Cây khoai môn Bắc Kạn ở tất cả các công thức đều nhiễm nhẹ bệnh rệp sáp (Pseudococcus
sp.) (Cấp 1) trong cả 3 năm (2012, 2013 và 2014). Mức độ gây hại của bệnh đốm lá(Cladosporium
colocasiae), bệnh sương mai (Phytophthora colocasiae ) và bệnh thối mềm (Pythium spp) trong
thí nghiệm từ mức nhẹ đến trung bình ( cấp 3 – 5). Các công thức với mật độ trồng dày có mức độ


14
nhiễm bệnh ở cấp cao hơn các công thức trồng thưa và cây khoai môn nuôi cấy mô nhiễm bệnh nhẹ
hơn so với cây khoai môn trồng từ củ giống thông thường (GTT).
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của mật độ và nguồn giống đến sinh trưởng của cây khoai môn Bắc
Kạn trong sản xuất củ giống tại Chợ Đồn, 2012-2014
Tổng thời gian
Chiều cao cây (cm)
Tổng số lá (lá/cây)
Yếu tố thí
sinh
trƣởng (ngày)
nghiệm
2012
2013
2014
2012
2013
2014 2012 2013 2014
Từng yếu tố
G1
60,7

59,9
60,1
22,4
22,8
22,0 243
245
241
GTT
62,7
62,5
62,8
22,7
22,9
22,2 245
247
245
CV (%)
3,4
1,1
4,2
2,1
3,0
3,0
LSD0,05 (G)
3,86
1,28
4,75
0,81
1,18
1,17

MĐ1
62,7
62,5
62,8
22,7
22,9
22,2 245
247
245
MĐ2
66,6
65,0
65,3
22,0
23,0
22,9 245
246
243
MĐ3
67,7
67,4
66,8
23,0
23,0
22,4 245
245
243
MĐ4
68,7
68,2

67,7
23,0
22,6
22,2 242
245
241
CV (%)
3,5
4,8
4,2
3,1
4,2
2,7
LSD0,05 (MĐ)
2,96
3,99
3,45
0,88
1,20
0,76
Tương tác giữa nguồn giống và mật độ trồng
MĐ1G1
57,5
56,8
58,7
22,3
22,6
21,8
245
246

243
MĐ2G1
60,3
58,8
60,5
21,5
22,8
22,6
245
244
240
MĐ3G1
62,1
61,3
60,1
23,1
23,2
22,2
243
245
241
MĐ4G1
62,8
62,5
61,2
22,8
22,4
21,5
240
243

239
MĐ1 GTT
67,8
68,2
66,8
23,1
23,2
22,5
245
247
247
MĐ2 GTT (Đ/c)
72,8
71,1
70,1
22,5
23,1
23,2
244
247
245
MĐ3 GTT
73,2
73,5
73,4
22,8
22,8
22,6
246
245

244
MĐ4 GTT
74,6
73,8
74,2
23,2
22,8
22,8
243
246
243
CV(%)
3,5
4,8
4,2
3,1
4,2
2,7
LSD0,05 (GxMĐ)
4,19
5,65
4,88
1,24
1,7
1,08
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng và nguồn giống đến kích thước củ cái và hệ số nhân
giống của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống tại Chợ Đồn, 2012 - 2014
Yếu tố thí
Đƣờng kính củ cái
Chiều dài củ cái (mm)

Hệ số nhân giống (lần)
nghiệm
(mm)
2012
2013
2014
2012 2013 2014 2012 2013 2014 TB
Từng yếu tố
G1
154,7 153,6
153,9
67,3 67,7
67,9
14,5
14,8
15,1 14,8
GTT
163,1 162,5
161,8
72,9 73,5
73,8
14,0
14,3
14,3 14,2
CV (%)
5,3
4,4
3,9
1,8
3,5

4,2
LSD0,05 (G)
14,62 11,99
10,55
2,13 4,22
4,98
MĐ1
163,1 162,5
161,8
72,9 73,5
73,8
14,0
14,3
14,3 14,2
MĐ2
160,7 159,2
160,5
70,4 72,0
71,1
13,2
13,5
13,6 13,4
MĐ3
156,5 157,3
157,3
69,2 69,2
68,1
12,6
12,7
13,0 12,8

MĐ4
153,8 152,9
153,8
65,3 65,9
65,1
10,2
10,4
10,4 10,3
CV (%)
4,2
4,2
4,3
5,2
4,3
4,5
LSD0,05 (MĐ)
8,46
8,33
8,65
4,57 3,77
3,94
Tương tác giữa nguồn giống và mật độ
MĐ1 G1
157,8 157,3
157,7
70,5 70,8
71,0
16,0
16,0
16,4 16,1

MĐ2 G1
156,5 154,7
154,7
68,7 69,5
69,5
15,2
15,6
15,9 15,6
MĐ3 G1
153,6 152,8
152,9
68,1 66,9
66,3
14,4
14,9
15,2 14,8
MĐ4 G1
150,9 149,5
150,1
61,8 63,6
64,9
12,0
12,7
12,6 12,4
MĐ1 GTT
168,3 167,6
165,8
75,2 76,1
76,5
11,9

12,5
12,1 12,2
MĐ2 GTT (Đ/c)
164,8 163,7
166,2
72,1 74,4
72,6
11,1
11,4
11,3 11,3
MĐ3 GTT
159,4 161,8
161,6
70,2 71,5
69,9
10,7
10,5
10,8 10,7
MĐ4 GTT
156,6 156,3
157,5
68,7 68,1
65,2
8,3
8,0
8,2
8,2
CV(%)
4,2
4,2

4,3
5,2
4,3
4,5
LSD0,05 (GxMĐ)
11,96 11,78
12,24
6,46 5,33
5,57
-


15
Bảng 3.22b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và nguồn giống đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống
tại huyện Chợ Đồn, 2012 - 2014
Yếu tố thí nghiệm Khối lƣợng Số củ con/ khóm Khối lƣợng củ
NSLT
NSTT
củ cái (g)
con (g/củ)
(tấn/ha) (tấn/ha)
Cấp 1 Cấp 2
Năm 2012
MĐ1 G1
255,4
10,7
5,3
24,2
12,9

7,6
MĐ2 G1
242,7
10,4
4,8
23,5
15,0
8,7
MĐ3 G1
239,7
9,8
4,6
20,9
17,9
10,2
MĐ4 G1
211,8
8,5
3,5
20,4
18,2
10,3
MĐ1 GTT
311,6
8,4
3,5
25,1
12,2
7,0
MĐ2 GTT (Đ/c)

308,7
7,8
3,3
24,8
14,6
8,4
MĐ3 GTT
295,5
7,5
3,2
23,2
18
9,3
MĐ4 GTT
273,1
5,7
2,6
21,0
17,9
9,2
CV(%)
5,4
8,6
10,9
5,1
5,5
4,0
LSD0,05 (GxMĐ)
25,81
1,32

0,77
2,07
1,56
0,63
Năm 2013
MĐ1G1
259,3
10,5
5,5
24,0
12,9
7,3
MĐ2G1
263,0
10,5
5,1
23,5
15,8
8,8
MĐ3G1
219,8
10,1
4,8
21,3
17,7
10,0
MĐ4G1
213,5
8,8
3,9

19,4
18,4
10,1
MĐ1GTT
317,3
8,7
3,8
24,7
12,5
7,2
MĐ2GTT (Đ/c)
308,6
7,8
3,6
24,2
14,6
8,1
MĐ3GTT
308
7,6
2,9
21,4
17,6
9,8
MĐ4GTT
297,2
5,7
2,3
19,6
18,1

9,9
CV(%)
5,3
5,9
6,9
2,5
4,1
4,3
LSD0,05 (GxMĐ)
25,87
0,91
0,48
0,99
1,17
0,68
Năm 2014
MĐ1 G1
257,5
11,3
5,1
24,4
12,9
7,8
MĐ2 G1
261,3
11,1
4,8
23,2
15,8
9,1

MĐ3 G1
245,5
10,7
4,5
20,6
17,7
10,7
MĐ4 G1
211,7
8,8
3,8
20,4
18,4
10,7
MĐ1 GTT
315,4
8,5
3,6
25,2
12,5
7,4
MĐ2 GTT (Đ/c)
309,5
7,8
3,5
24,1
14,6
8,4
MĐ3 GTT
285,1

7,7
3,1
22,2
17,6
9,9
MĐ4 GTT
275,5
5,7
2,5
20,5
18,2
10,1
CV(%)
4,5
6,7
9,7
3,1
4,1
3,7
LSD0,05 (GxMĐ)
21,74
1,06
0,67
1,25
1,17
0,6
Khi tăng mật độ trồng từ MĐ1-MĐ4, kích thước củ cái có xu hướng giảm dần. Tương tác
giữa mật độ và nguồn giống và có ảnh hưởng đến kích thước củ cái. Kích thước củ cái lớn nhất ở
công thức MĐ1GTT (chiều dài củ cái 165,8 - 168,3 mm; đường kính củ cái từ 75,2 - 76,5 mm) và
thấp nhất ở công thức MĐ4G1 (chiều dài củ cái 149,5 - 150,9 mm; đường kính củ cái từ 61,8 64,9 mm).



16
Mật độ thích hợp nhất với cây khoai môn nuôi cấy mô để sản xuất củ giống là 33.000
cây/ha, ở mật độ này cho năng suất thực thu 10,1 - 10,7 tấn/ha, cho số củ con từ 475.200 501.600 củ/ha với khối lượng 20,6 - 21,3 gam/củ, đủ tiêu chuẩn làm giống.
Mật độ thích hợp nhất với cây khoai môn nuôi cấy mô để sản xuất củ giống là 33.000
cây/ha, ở mật độ này cho năng suất thực thu 10,1 - 10,7 tấn/ha, cho số củ con từ 475.200 501.600 củ/ha với khối lượng 20,6 - 21,3 gam/củ, đủ tiêu chuẩn làm giống.
3.2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón và nguồn giống đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống (Thí nghiệm 6)
Kết quả nghiên cứu trình bày ở các bảng cho thấy, lượng đạm bón và nguồn giống có
ảnh hưởng đến chiều cao cây, mức độ nhiễm bệnh, yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của mức đạm bón và nguồn giống đến kích thước củ cái và hệ số
nhân giống của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất
củ giống tại huyện Chợ Đồn, 2012-2014
Yếu tố thí
Đƣờng kính củ cái
Chiều dài củ cái (mm)
Hệ số nhân giống (lần)
nghiệm
(mm)
2012 2013 2014 2012
2013 2014 2012 2013 2014
TB
Từng yếu tố
G1
61,8
59,5
56,2 139,8 143,5 137,3
12,7 12,8 13,2
12,9

GTT
64,8
67,2
67,2 152,1 154,0 157,2
7,7
7,6
6,8
7,4
CV (%)
1,4
11,4
1,8
5,1
7,2
9,4
LSD0,05 (G)
1,64 13,63
2,12 13,84 19,63 25,60
PB1
61,8
59,5
56,2 139,8 143,5 137,3
7,7
7,6
6,8
7,4
PB2
69,7
71,0
69,7 160,0 160,7 162,9

11,1 11,0 11,3
11,1
PB3
70,9
71,8
73,7 165,0 163,9 164,0
11,8 12,2 12,8
12,3
PB4
72,0
73,9
75,8 168,4 165,0 167,7
13,0 13,1 13,8
13,3
CV (%)
5,0
7,0
4,0
5,7
8,0
7,3
12,9
LSD0,05 (PB)
4,32
6,06
3,45 11,35 16,02 14,53
7,4
Tương tác giữa nguồn giống và lượng đạm bón
PB1G1
55,3

56,2
53,9 136,9 139,5 139,5
8,9
8,4
7,6
8,3
PB2G1
67,1
69,4
67,9 152,8 155,6 161,9
12,8 13,0 13,4
13,1
PB3G1
68,2
70,8
71,6 157,5 159,3 161,3
13,7 14,3 15,3
14,4
PB4G1
68,5
72,5
75,4 161,3 161,5 166,0
15,4 15,3 16,5
15,7
PB1GTT (Đ/c)
68,3
62,8
58,4 142,7 147,5 135,0
6,4
6,8

5,9
6,4
PB2 GTT
72,2
72,5
71,5 167,2 165,8 163,8
9,3
9,0
9,2
9,2
PB3 GTT
73,5
72,8
75,8 172,4 168,4 166,6
9,9 10,0 10,2
10,0
PB4 GTT
75,4
75,2
76,1 175,5 168,5 169,3
10,6 10,8 11,0
10,8
CV(%)
5,0
7,0
4,0
5,7
8,0
7,3
LSD0,05 (G*PB)

6,11
8,56
4,88 16,06 22,66 20,55
Lượng đạm bón trong nhân giống từ cây nuôi cấy mô phù hợp là 100kgN/ha. Mức phân
bón phù hợp cho các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất tốt nhất trong nhân giống khoai
môn Bắc Kạn là tổ hợp: 1,5 tấn phân HCSH + 100kg N + 60kg P2O5 + 80kg K20 + 4.155 ml
phân bón lá Bloom&Fruit USA.


17
Bảng 3.26a. Ảnh hưởng tương tác của mức đạm bón và nguồn giống đến năng suất cây
khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống tại Chợ Đồn, 2012 - 2014
Yếu tố thí
Khối
Khối
Số củ con/ khóm
NSLT
NSTT
nghiệm
lƣợng củ
lƣợng củ
(tấn/ha) (tấn/ha)
cái (g)
con (g/củ)
Cấp 1
Cấp 2
Năm 2012
PB1G1
183,2
5,8

3,1
16,1
10,8
6,1
PB2G1
211,5
8,6
4,2
22,3
16,4
9,3
PB3G1
223,4
9,2
4,5
23,5
18,0
10,0
PB4G1
238,7
10,3
5,1
23,8
19,9
10,6
PB1GTT (Đ/c)
191,5
4,3
2,1
18,4

10,2
5,6
PB2 GTT
258,5
6,8
2,5
22,8
15,5
8,5
PB3 GTT
262,5
7,1
2,8
24,1
16,5
8,9
PB4 GTT
267,4
7,5
3,1
24,5
17,4
9,1
CV(%)
6,3
5,5
11,2
5,8
4,8
2,8

LSD0,05 (G*PB)
25,65
0,73
0,69
2,25
1,33
0,42
Năm 2013
PB1G1
195,8
5,5
2,9
15,8
10,8
6,4
PB2G1
220,4
9,1
3,9
20,6
16,1
9,3
PB3G1
233,5
9,7
4,6
21,4
17,8
10,4
PB4G1

242,3
10,2
5,1
22,2
19,2
11,0
PB1GTT (Đ/c)
201,2
4,7
2,1
17,2
10,5
6,2
PB2 GTT
248,7
6,6
2,4
21,8
14,7
8,4
PB3 GTT
255,6
7,2
2,8
22,7
15,9
9,2
PB4 GTT
261,3
7,8

3,0
23,4
16,9
9,6
CV(%)
6,3
10,6
11,7
4,6
4,9
4,7
LSD0,05 (G*PB)
26,15
1,44
0,7
1,7
1,33
0,75
Năm 2014
PB1G1
185,4
5,5
2,1
17,0
10,4
5,8
PB2G1
218,7
9,8
3,6

21,3
16,6
9,1
PB3G1
230,0
10,6
4,7
22,7
19,0
10,6
PB4G1
244,6
11,3
5,2
24,5
21,4
11,6
PB1GTT (Đ/c)
196,3
4,3
1,6
18,2
10,0
5,6
PB2 GTT
225,8
6,8
2,4
22,1
14,2

7,7
PB3 GTT
242,1
7,2
3,0
23,5
15,9
8,7
PB4 GTT
257,8
7,5
3,5
24,7
17,5
9,4
CV(%)
6,2
8,1
11,1
3,3
3,0
2,9
LSD0,05 (G*PB)
24,76
1,13
0,64
1,28
0,85
0,44
3.2.7. Nghiên cứu một số phương pháp bảo quản củ giống khoai môn Bắc Kạn (TN 7)

Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.28 , bảng 3.29 cho thấy, các phương pháp bảo quản
khác nhau đã ảnh hưởng đáng kể đến sự hao tổn về số lượng cũng như khối lượng củ giống
khoai môn Bắc Kạn.


18
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản đến hao tổn về khối lượng củ giống
khoai môn Bắc Kạn, năm 2015 - 2016 tại Hà Nội
Công thức
CT1
CT2
CT3 (Đ/c)
CT4
CV(%) LSD0,05
Hao tổn khối lượng do
66,67
83,33
83,33
0
16
18,607
thối hỏng (g)
Hao tổn khối lượng tự
46,07
62,3
53,77
54,67
4,7
5,039
Sau 30 nhiên (g)

ngày
Khối lượng còn lại (g)
887,26 854,37
862,9 945,33
1,00
18,418
Hao tổn khối lượng (%
11,3
14,6
13,7
5,5
khối lượng ban đầu)
Hao tổn khối lượng do 116,67 133,33
141,67
58,33
13,4
30,003
thối hỏng (g)
Hao tổn khối lượng tự
87,17 142,17
116,77 120,53
4,6
10,63
Sau 60 nhiên (g)
ngày
Khối lượng còn lại (g)
796,16
724,5
741,56 821,14
1,4

21,776
Hao tổn khối lượng (%
20,4
27,5
25,8
17,9
khối lượng ban đầu)
Hao tổn khối lượng do 183,33 216,67
258,33 108,33
6,5
24,964
thối hỏng (g)
Hao tổn khối lượng tự
119,8 159,77
130,57 152,17
2,7
7,607
Sau 90 nhiên (g)
ngày
Khối lượng còn lại (g)
696,87 623,56
611,1
739,5
1,5
20,219
Hao tổn khối lượng (%
30,3
37,6
38,9
26

khối lượng ban đầu)
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản đến sự mọc mầm của củ giống khoai
môn Bắc Kạn sau 90 ngày bảo quản và 20 ngày giâm trong cát ẩm
Số củ sau bảo
Số củ không
Tỷ lệ củ mọc mầm sau
Số củ mọc
Công
quản 90 ngày
mọc mầm
90 ngày bảo quản và
mầm sau 20 20
thức
đƣa vào theo
sau 20 ngày
ngày giâm trong cát
ngày giâm
dõi (củ)
giâm
ẩm (%)
CT1
98
16
82
83,7
CT2
94
16
78
83,0

CT3
89
16
73
82,0
CT4
107
18
89
83,2
Phương pháp bảo quản tốt nhất cho hiệu quả kinh tế cao là bảo quản củ giống có xử lý
chế phẩm sinh học WCA T6. Sử dụng chế phẩm sinh học WCA T6 ở CT4, chất kết dính của
WCA T6 đã tạo thành một lớp màng mỏng bao quanh củ làm giảm sự xâm nhập của vi sinh vật
gây hại và nấm bệnh đồng thời cũng giảm sự mất nước của củ nên củ ít bị thối hỏng, hao tổn
khối lượng ít nhất trong 4 công thức thí nghiệm, sau 90 ngày bảo quản, khối lượng còn 739,50g.
Các phương pháp bảo quản khác nhau đã không làm ảnh hưởng nhiều đến sự nẩy mầm
của củ giống. Giữa các công thức, tỷ lệ mọc mầm chênh lệch nhau không đáng kể, đạt cao nhất
83,7% ở CT1, tiếp đến CT4, thấp nhất ở CT3 (82,0%).
3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất củ thƣơng phẩm giống khoai môn Bắc
Kạn từ củ giống G1 cây nuôi cấy mô
3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và loại củ giống đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ thương phẩm (Thí nghiệm 8)
Kết quả ở các bảng 33-34 cho thấy: Thời vụ trồng có ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất thực thu của cây khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy mô cũng như cây khoai môn
Bắc Kạn trồng bằng củ giống thông thường. Ở TV2 (trồng từ 20 - 25/02) cây sinh trưởng phát
triển tốt nhất, bệnh hại nhẹ hơn, cho năng suất thực thu cao nhất so với 2 thời vụ trồng còn lại.
Ở công thức TV2G1, khi trồng ở TV2 với củ G1 trong cả 3 năm nghiên cứu đều cho khối
lượng củ cái, năng suất thực thu và năng suất lý thuyết đều cao hơn so với công thức đối chứng
TV2GTT nhưng không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.



19
Bảng 3.34b. Ảnh hưởng tương tác của thời vụ trồng và loại củ giống đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của cây KMBK trong sản xuất củ thương phẩm
tại huyện Chợ Đồn, 2013 - 2015
Số củ con/ khóm
Yếu tố thí
Khối lƣợng
Khối lƣợng
NSLT
NSTT
nghiệm
củ cái (g)
củ
con
(g/củ)
(tấn/ha)
(tấn/ha)
Cấp 1
Cấp 2
Năm 2013
TV1G1
298,8
7,4
3,2
23,3
16,4
9,7
TV2G1
314,9

8,5
3,7
24,9
18,6
11,0
TV3G1
278,2
6,5
2,8
21,0
14,2
8,4
TV1 GTT
288,8
7,0
3,0
22,5
15,4
9,2
TV2 GTT (Đ/c)
293,2
7,9
3,3
24,2
16,9
10,0
TV3 GTT
270,2
6,3
2,5

20,7
13,6
7,8
CV(%)
3,4
8,5
12,5
4,0
4,6
4,9
LSD0,05 (GxTV)
18,78
1,16
0,72
1,73
1,38
0,86
Năm 2014
TV1G1
299,2
6,6
3,2
23,1
15,8
10,1
TV2G1
315,3
7,7
3,6
24,8

17,9
11,5
TV3G1
278,4
5,7
2,8
21,1
13,7
8,7
TV1 GTT
293,1
6,2
2,9
22,3
14,9
9,5
TV2 GTT (Đ/c)
294,2
7,0
3,2
24,1
16,2
10,3
TV3 GTT
271,9
5,5
2,4
20,6
13,0
8,3

CV(%)
4,2
8,5
8,8
3,1
2,9
3,8
LSD0,05 (GxTV)
23,26
1,04
0,50
1,31
0,84
0,73
Năm 2015
TV1G1
302,8
6,6
3,2
23,4
16,0
10,3
TV2G1
316,5
7,5
3,8
24,8
17,9
11,5
TV3G1

280,0
5,4
2,7
21,1
13,5
8,6
TV1 GTT
286,5
6,2
3,0
22,4
14,8
9,5
TV2 GTT (Đ/c)
294,3
6,9
3,2
24,0
16,1
10,2
TV3 GTT
272,6
5,5
2,4
20,7
13,1
8,4
CV (%)
4,2
8,2

11,9
2,4
3,8
4,6
LSD0,05 (GxTV)
23,03
0,98
0,68
1,03
1,10
0,84
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và loại củ giống đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ thương phẩm (Thí nghiệm 9)
Kết quả nghiên cứu cho thấy: mật độ trồng đã ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng phát triển
và các yếu tố cấu thành năng suất cũng như năng suất của cây khoai môn trồng từ củ giống G1
cây nuôi cấy mô có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Mật độ thích hợp nhất để sản xuất
thương phẩm cây khoai môn trồng từ củ giống G1 cây nuôi cấy mô là 30.000 cây/ha (công thức
MĐ3G1).
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của mật độ trồng và loại củ giống đến mức độ nhiễm một số loại sâu
bệnh hại chính trên cây KMBK trong sản xuất củ thương phẩm tại Chợ Đồn, 2013 - 2015
Công
thức
MĐ1G1
MĐ2G1
MĐ3G1
MĐ4G1
MĐ1GTT
MĐ2GTT
(Đ/c)
MĐ3GTT

MĐ4GTT

Rệp sáp (1-3)

Bệnh sƣơng mai
(1-9)
2013 2014 2015
3
3
3
3
3
3
3
5
3
5
5
5
3
5
3

2013
1
1
1
1
1


2014
1
1
1
1
1

2015
1
1
1
1
1

1

1

1

5

5

1
1

1
1


1
1

5
5

5
5

Bệnh đốm lá (1-9)

Bệnh thối mềm củ
(1-9)
2013 2014 2015
3
5
5
5
3
5
5
5
5
5
5
5
3
5
5


2013
5
5
5
5
5

2014
5
5
5
5
5

2015
3
5
5
5
5

3

5

5

5

5


5

5

3
5

5
5

5
5

5
5

5
5

5
5

5
5


20
Bảng 3.38b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và loại củ giống đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của cây KMBK trong sản xuất củ thương phẩm

tại huyện Chợ Đồn, 2013 - 2015
Số củ con/
Khối lƣợng
Khối lƣợng củ
NSLT
NSTT
khóm
Yếu tố thí nghiệm
củ cái (g)
con (g/củ)
(tấn/ha) (tấn/ha)
Cấp 1 Cấp 2
Năm 2013
MĐ1G1
330,3
8,2
3,4
25,9
15,8
9,7
MĐ2G1
318,6
7,9
3,2
24,9
16,7
10,3
MĐ3G1
310,6
7,8

3,2
24,2
17,3
11,0
MĐ4G1
296,8
5,9
2,3
21,7
15,7
9,9
MĐ1GTT
319,7
7,1
2,8
24,4
14,0
8,9
MĐ2GTT (Đ/c)
312,5
6,6
2,3
23,5
14,6
9,1
MĐ3GTT
305,1
6,5
2,3
22,1

15,0
9,5
MĐ4GTT
299,7
5,4
1,8
20,4
14,7
9,1
CV(%)
5,3
8,4
16,6
4,8
3,9
4,4
LSD0,05 (GxMĐ)
29,15
1,03
0,79
2,01
1,07
0,76
Năm 2014
MĐ1G1
329,3
8,2
3,4
25,8
15,7

9,7
MĐ2G1
314,4
7,9
3,2
24,8
16,5
10,2
MĐ3G1
307,1
7,8
3,1
24,4
17,2
10,9
MĐ4G1
286,5
6,1
2,4
20,1
15,1
9,5
MĐ1GTT
313,3
7,0
2,7
23,8
13,6
8,6
MĐ2GTT (Đ/c)

308,4
6,5
2,4
23,1
14,4
8,9
MĐ3GTT
301,5
6,4
2,3
22,6
14,9
9,5
MĐ4GTT
296,7
5,4
1,9
20,1
14,6
9,0
CV(%)
5,6
5,6
17,4
3,8
5,2
5,4
LSD0,05 (GxMĐ)
30,76
0,69

0,83
1,56
1,4
0,92
Năm 2015
MĐ1G1
332,1
8,2
3,5
25,7
15,8
9,9
MĐ2G1
320,8
8,0
3,3
24,7
16,8
10,5
MĐ3G1
313,7
7,9
3,2
24,2
17,5
11,1
MĐ4G1
297,8
6,0
2,5

21,4
15,8
9,4
MĐ1GTT
318,6
7,1
2,8
24,1
13,9
8,6
MĐ2GTT (Đ/c)
313,7
6,4
2,3
23,3
14,5
8,9
MĐ3GTT
306,8
6,4
2,2
22,2
15,0
9,3
MĐ4GTT
299,8
5,3
1,9
20,4
14,7

8,9
CV(%)
5,8
5,3
14,7
3,7
4,2
5,0
LSD0,05 (GxMĐ)
32,05
0,65
0,71
1,52
1,17
0,85
3.3.3. Ảnh hưởng của mức kali (K2O) bón và loại củ giống đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất thương phẩm (Thí nghiệm 10)
Kết quả thí nghiệm cho thấy, mức kali bón khác nhau dẫn đến chiều cao cây cuối cùng
của cây khoai môn Bắc Kạn là khác nhau. Trong cùng một mức phân bón, cây trồng từ củ giống
thông thường (GTT) có chiều cao cây thấp hơn cây trồng từ củ giống G1 cây nuôi cấy mô có ý
nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Các công thức phân bón khác nhau không có ảnh hưởng rõ rệt
đến thời gian sinh trưởng, số lá/cây của cây khoai môn Bắc Kạn.
Cây khoai môn trồng từ củ giống G1 cây nuôi cấy mô có mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn so
với cây trồng từ củ giống thông thường. Các công thức bón nhiều kali hơn (công thức PB3, PB4)
bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ ( cấp 3) hơn các công thức còn lại ( cấp 5). Kích thước củ cái có sự
khác biệt khi được bón với các mức phân kali khác nhau. Kích thước củ cái đạt thấp nhất ở công
thức PB1 -không bón phân kali Trong ba công thức có bón phân kali, lượng phân kali bón càng
cao thì củ cũng có kích thước tăng dần.



21
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của mức kali bón và loại củ giống đến mức độ sâu bệnh hại chính
trên đồng ruộng của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ thương phẩm
tại huyện Chợ Đồn, 2013 - 2015
Rệp
sáp
Bệnh sƣơng mai
Bệnh đốm lá
Bệnh thối mềm củ
Công
(Cấp
1-3)
(Điểm
1
-9)
(Điểm
1
-9)
(Điểm 1 -9)
thức
2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015
PB1G1
1
1
1
3
3
3
5
5

5
3
5
5
PB2G1
1
1
1
3
3
3
5
5
5
3
3
3
PB3G1
1
1
1
3
3
3
5
5
5
3
3
3

PB4G1
1
1
1
3
3
3
5
5
5
3
3
3
PB1GTT
1
1
1
5
5
5
5
5
5
5
5
5
(Đ/c)
PB2GTT
1
1

1
3
5
5
5
5
5
5
5
5
PB3GTT
1
1
1
5
5
3
5
5
5
3
5
3
PB4GTT
1
1
1
3
3
3

5
5
5
3
3
3
Bảng 3.42b. Ảnh hưởng tương tác của mức kali bón và loại củ giống đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất thương phẩm
tại Chợ Đồn, 2013 - 2015
Yếu tố thí
Khối lƣợng củ Số củ con/ khóm Khối lƣợng củ
NSLT
NSTT
nghiệm
cái (g)
con (g/củ)
(tấn/ha) (tấn/ha)
Cấp 1
Cấp 2
Năm 2013
PB1G1
221,3
4,8
2,2
17,4
10,3
6,3
PB2 G1
302,4
6,8

2,7
22,7
15,6
9,6
PB3 G1
317,5
7,4
3,1
23,9
17,1
10,8
PB4 G1
327,5
8,0
3,8
25,6
18,9
11,9
PB1 GTT (Đ/c)
198,5
4,3
2,1
17,2
9,3
5,8
PB2 GTT
281,8
6,0
2,4
22,1

14,0
8,7
PB3 GTT
299,3
6,9
2,9
23,3
15,8
10,0
PB4 GTT
304,8
7,5
3,2
24,6
17,0
10,5
CV(%)
7,5
7,2
13,3
3,8
6,1
5,9
LSD0,05 (G*PB)
37,33
0,82
0,66
1,49
1,61
0,96

Năm 2014
PB1G1
207,4
4,7
2,3
17,3
9,9
6,1
PB2 G1
304,7
6,8
2,8
22,5
15,6
9,6
PB3 G1
319,0
7,1
3,2
23,8
16,9
10,8
PB4 G1
329,4
8,2
4,1
25,7
19,4
12,2
PB1 GTT (Đ/c)

193,5
4,1
2,1
17,1
9,0
5,7
PB2 GTT
289,5
6,0
2,5
22,0
14,3
8,8
PB3 GTT
302,6
6,8
3,0
23,5
16,0
10,1
PB4 GTT
310,8
7,6
3,5
24,8
17,6
10,8
CV(%)
7,2
8,3

12,5
5,3
5,0
5,5
LSD0,05 (G*PB)
36,26
0,95
0,65
2,08
1,33
0,91
Năm 2015
PB1G1
218,7
4,8
2,1
17,2
10,1
6,3
PB2 G1
299,3
6,9
2,8
22,5
15,5
9,6
PB3 G1
316,9
7,5
3,1

23,8
17,1
10,8
PB4 G1
327,7
8,1
4,0
25,5
19,1
12,0
PB1 GTT (Đ/c)
190,8
4,1
1,8
17,2
8,8
5,5
PB2 GTT
288,5
6,0
2,3
22,0
14,1
8,7
PB3 GTT
300,2
6,8
3,1
23,2
15,9

10,1
PB4 GTT
306,9
7,4
3,4
24,5
17,2
10,6
CV(%)
6,6
8,0
13,4
3,2
4,1
4,7
LSD0,05 (G*PB)
33,2
0,92
0,67
1,25
1,09
0,77
Lượng kali bón có ảnh hưởng rõ ràng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
củ của cây khoai môn trong thí nghiệm. Năng suất giống khoai môn Bắc Kạn tăng lên rõ rệt
khi được bón phân và có xu hướng tăng lên khi tăng lượng phân kali. Lượng kali bón phù
hợp nhất là PB4 với 150kgK2O/ha. Trong thí nghiệm, công thức phân bón cho năng suất cao


22
nhất là CT4, gồm 1,5 tấn phân HCSH + 120 kg N + 60 kg P2O5 + 150 kg K2O + 4.155 ml phân

bón lá Bloom&Fruit USA.
3.3.4. Mô hình thực nghiệm giữa 2 loại kỹ thuật canh tác mới và cũ trong sản xuất khoai
môn Bắc Kạn thương phẩm bằng củ giống G1 của cây nuôi cấy mô và củ giống thông thường
Kết quả thực nghiệm cho thấy, mô hình trồng giống khoai môn Bắc Kạn trồng từ củ
giống cây nuôi cấy mô và kỹ thuật canh tác mới (MH1-G1) cho năng suất cao hơn 15,5% so với
mô hình trồng giống khoai môn Bắc Kạn trồng từ củ giống cây thông thường và kỹ thuật canh
tác cũ, đại trà tại địa phương (MH2-GTT).
Bảng 3.45. Kích thước củ cái, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây khoai môn
Bắc Kạn trong các mô hình thực nghiệm tại Chợ Đồn, 2015
Chỉ tiêu theo dõi
Khối lượng củ cái/ khóm (g)
Khối lượng củ con (g/củ)
Số củ con/ khóm (củ)
NSLT (tấn/ ha)
Năng suất thực thu (tấn/ ha)
Năng suất củ cái (tấn/ha)
Năng suất củ con (tấn/ha)

Mô hình
MH2-GTT
MH1-G1
(đối chứng)
317,2
296,5
24,6
23,1
11,2
9,5
17,78
15,47

11,2
9,7
6,1
5,6
5,1
4,1

Năng suất vƣợt so
với đối chứng (%)

14,4
15,5
8,9
24,4

Chất lượng thử nếm củ nấu chín của hai loại củ khoai môn Bắc Kạn thu hoạch ở MH1-G1
và MH2-GTT đều được đánh giá ở mức độ thơm ngon và tương đương nhau (điểm trung bình là
3,8 và 3,7). Khi đánh giá riêng về từng chỉ tiêu thì độ bở/dẻo, độ đậm và độ béo của củ khoai
môn Bắc Kạn thu hoạch từ MH1-G1 được đánh giá cao hơn so với củ thu hoạch ở MH2-GTT.
Bảng 3.47. Tỷ số giá trị lợi nhuận biên (MBRC) của mô hình sản xuất khoai môn thương
phẩm theo kỹ thuật canh tác mới tại Chợ Đồn, Bắc Kạn, 2015
Kỹ thuật canh tác mới (MH1 Kỹ thuật canh tác cũ
G1)
(MH2 - GTT)
Danh mục đầu
Đơn

vị
Số
Đơn giá

Thành tiền
Số
Đơn giá
Thành tiền
lượng
(đ)
(đ)
lượng
(đ)
(đ)
Tổng chi
88.909.000
84.747.000
Giống
Kg
1.000
25.000
25.000.000 1.000
23.000 23.000.000
Phân HCVS
Kg
1.500
4.500
6.750.000 1.500
4.500
6.750.000
Phân đạm Ure
Kg
260
10.000

2.600.000
260
9.000
2.340.000
Phân lân Supe
Kg
375
5.000
1.875.000
375
5.000
1.875.000
Phân Kali clorua
Kg
268
13.000
3.484.000
214
13.000
2.782.000
Vôi bột
Kg
1.000
2.000
2.000.000 1.000
2.000
2.000.000
Phân bón lá
ha
1 1.200.000

1.200.000
- 1.200.000
Thuốc BVTV
ha
1 1.000.000
1.000.000
1 1.000.000
1.000.000
Công lao động
Công
300
150.000
45.000.000
300
150.000 45.000.000
Tổng thu
168.000.000
145.500.000
Củ khoai thương
Tấn
11,2 15.000.000 168.000.000
9,7 15.000.000 145.500.000
phẩm
Lãi thuần
Đồng
79.091.000
60.753.000
Tăng so với ĐC đ/ha
18.338.000 ≈ 30,1%
Tỷ số giá trị lợi nhuận

5,41
biên (MBCR)


23
So với mô hình đối chứng (MH2 - GTT), mô hình áp dụng kỹ thuật mới và trồng từ củ
giống cây nuôi cấy mô (MH1 - G1) cho năng suất cao hơn nên cho hiệu quả kinh tế cao hơn
18,338 triệu đồng/ha (tương đương vượt 30,1%). Tỷ số lợi nhuận biên đạt 5,41 chứng tỏ kỹ thuật
canh tác mới cùng với trồng khoai môn từ củ giống cây nuôi cấy mô (MH1-G1) cho hiệu quả
kinh tế cao hơn hẳn trồng khoai môn từ củ giống cây thông thường và biện pháp kỹ thuật canh
tác cũ, đại trà tại địa phương (MH2-GTT).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1. Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, truyền thống sản xuất và tiềm năng đất đai của tỉnh Bắc
Kạn rất phù hợp để phát triển cây khoai môn đặc sản. Năm 2016 diện tích trồng khoai môn Bắc
Kạn toàn tỉnh khoảng 250 ha nhưng phân tán và > 84% diện tích sản xuất trên đất dốc, sử dụng
nước trời. Năng suất khoai môn Bắc Kạn hiện còn rất thấp so với tiềm năng, trung bình chỉ 7,56
- 8,03 tấn/ha.
Một số hạn chế chính của sản xuất khoai môn tại Bắc Kạn là: giống khoai môn Bắc Kạn
đang trong tình trạng bị thoái hóa, lẫn tạp làm giảm năng suất, chất lượng; thiếu củ giống chất
lượng; thiếu biện pháp kỹ thuật tiên tiến phù hợp trong sản xuất và bảo quản; thiếu liên kết chặt
chẽ giữa sản xuất và kinh doanh tiêu thụ nên thị trường không ổn định.
2. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật chính phù hợp trong sản xuất củ giống khoai
môn Bắc Kạn từ cây nuôi cấy mô như sau:
Thời điểm ra cây nuôi cấy mô: 15/1và 15/11 Giá thể vườn ươm cho sự thích nghi của cây
nuôi cấy mô ngoài điều kiện tự nhiên: cát đen hoặc đất phù sa: xơ dừa (8:2). Giá thể đóng bầu
cho cây nuôi cấy mô: đất phù sa: xơ dừa : phân chuồng (5:3:2). Thời vụ trồng cây khoai môn
Bắc Kạn nuôi cấy mô từ 20 - 23/02. Mật độ trồng cây khoai môn nuôi cấy mô là 33.000 cây/ha
(khoảng cách 70 x 43 cm) tạo ra nhiều củ con đạt khối lượng (20 - 30g/củ) phù hợp tiêu chuẩn
củ giống. Lượng đạm tính cho 1 ha bón cho cây khoai môn nuôi cấy mô để tạo củ giống thích

hợp nhất: 100kg N. Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trên đã cho hệ số nhân giống 12 - 16 lần,
cao hơn hẳn so với nhân giống truyền thống, chất lượng củ giống đạt về khối lượng và độ đồng
đều.
3. Sử dụng chế phẩm sinh học WCA - T6 nồng độ 5g/l sản phẩm, liều lượng 80g/ 100 kg
củ, phun ướt đều trên bề mặt củ rồi xếp trên nền xi măng trong kho bảo quản thoáng mát, tránh
ánh nắng trực tiếp vào củ, cho tỷ lệ thối hỏng sau 90 ngày bảo quản giảm từ 1,7 - 2,3 lần so với
bảo quản trong cát ẩm và bảo quản trên nền xi măng trong nhà.
4. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất thương phẩm khoai
môn Bắc Kạn bằng củ giống G1 từ cây nuôi cấy mô cho năng suất cao nhất, như: Thời vụ từ 21 23/02 hàng năm. Mật độ trồng 30.000 cây/ha. Lượng kali bón tính cho 1ha là 150kg K2O trên
nền 1,5 tấn phân HCSH + 1000kg vôi bột + 120kg N + 60kg P2O5 + 4.155 ml phân bón lá
Bloom&Fruit USA
5. Mô hình thực nghiệm trồng khoai môn Bắc Kạn bằng củ G1 từ cây nuôi cấy mô và
biện pháp kỹ thuật canh tác mới (MH1-G1) cho năng suất trung bình đạt 11,2 tấn/ha, cao hơn
15,5% so với mô hình thực nghiệm trồng khoai môn Bắc Kạn bằng củ giống từ cây thông
thường và kỹ thuật canh tác cũ, đại trà tại địa phương (MH2-GTT). Mô hình MH1-G1 cho độ
đồng đều về hình dạng củ cái tăng và chất lượng củ ăn luộc tương đương so với mô hình MH2GTT. Lợi nhuận ở MH1-G1 tăng 30,1% so với MH2-GTT và cho tỷ số giá trị lợi nhuận biên cao
đạt 5,41, được thực tế chấp nhận.
2. Đề nghị
Tùy điều kiện thực tế ở mỗi địa phương đề tài xin khuyến cáo:
Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới của đề tài trong sản xuất củ giống từ cây
nuôi cấy mô, biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong sản xuất thương phẩm từ củ giống của
cây nuôi cấy mô và phương pháp bảo quản củ giống, để hoàn thiện qui trình nhân giống và sản
xuất thương phẩm giống khoai môn Bắc Kạn trên cơ sở đó mở rộng nhanh diện tích trồng khoai
môn, tăng năng suất và tăng thu nhập cho người nông dân địa phương sản xuất khoai môn Bắc
Kạn.


×