Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.49 KB, 29 trang )

“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ SỐ: 01
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Lễ hội pháo hoa quốc tế khai mạc tại Đà Nẵng lúc 19 giờ ngày 30/4/2016 và được
truyền hình trực tiếp. Hãy tính giờ, ngày, tháng truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các
quốc gia sau: 1. Ô-xtrây-li-a (1500Đ)
2. Hoa Kì (1200T)
3. Nga (45 0Đ)
4. Bra-xin (600T )
b. Tại sao sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo ra các mùa trong năm?
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Tại sao các nước Đông Nam Á có sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh?
b. Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã gặp những khó khăn gì?
Câu 3 (3,0 điểm):
a. Chứng minh “Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt
Nam”.
b. Trình bày sự khác nhau giữ địa hình vùng núi Đông Bắc và địa hình vùng núi Tây
Bắc.
Câu 4 (4,0 điểm): Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam, và kiến thức đã học:
a. So sánh sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi 3 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ,
Nam Bộ? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?
b. Kể tên những hệ thống sông chính ở Thanh Hóa và nêu giá trị kinh tế của các sông
ở Thanh Hóa.
Câu 5 (4,0 điểm): Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam, và kiến thức đã học, cho biết:
a. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Vì sao khí hậu
nước ta có tính nhiệt đới?


b. Nhận xét và giải thích chế độ mưa ở nước ta.
c. Nêu những nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất
thường.
Câu 6 (5,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: Bảng lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo
các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa
19,5 25,6 34,5 104,2 222,0 262,8 315,7 355,2 271,9 170,1 59,9 17,8
(mm)
Lưu lượng
1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746
(m3/s)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông
Hồng ( Trạm Sơn Tây)?
b. Tính giá trị lượng mưa trung bình/ tháng và giá trị lưu lượng trung bình/tháng tại
trạm sông Hồng theo bảng số liệu trên?
c. Xác định thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ tại lưu vực sông Hồng (trạm
Sơn Tây) theo giá trị vượt trung bình?

(Học sinh được sử dụng Át-lát Địa lí Việt Nam)
---------------------- Hết ---------------------1


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 01
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ – LỚP 8
.
Câu
Nội dung
a. Mỗi một quốc gia đúng cả ngày tháng và giờ cho 0,25 điểm
Vị trí
Ô-xtrây-li-a
Hoa Kì
Nga
Bra-xin
0
0
0
Kinh độ
150 Đ
120 T
45 Đ
600T
Giờ
22
4
15

8
Ngày/tháng
30/4
30/4
30/4
30/4
Câu 1
b. Vì trong suốt quá trình chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh
(2,0 đ) Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nghiêng
nên nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luân phiên nhau ngả gần và chếch xa
Mặt Trời.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời sẽ nhận được lượng nhiệt và ánh
sáng nhiều hơn, là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào chếch xa
Mặt Trời sẽ nhận được ít nhiệt và ánh sáng hơn, là mùa lạnh của nửa
cầu đó. Sinh ra hiện tượng mùa khác nhau giữa hai bán cầu.
a. Các nước Đông nam á có sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh vì có

Điểm
1,0

0,5

0,5

nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:

Câu 2
(2,0 đ)

- Vị trí địa lí thuận lợi (d/c)


0.25

- Tài nguyên phong phú. Nhiều loại nông sản nhiệt đới (d/c)

0.25

- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Thị trường tiêu thụ rộng lớn (d/c)

0.25

- Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài (d/c)

0.25

b. Gia nhập ASEAN Việt Nam đã gặp khó khăn
- Chênh lệch về trình độ kinh tế so với một số nước trong khu vực.
- Khác biệt về thể chế chính trị.
- Bất đồng về ngôn ngữ.
- Một số các vấn đề kinh tế, xã hội khác: vẫn còn tình trạng đói nghèo,
vấn đề đô thị hoá, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
phát triển nguồn nhân lực...

Câu 3
(3,0 đ)

a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt nam.
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, trong đó chủ yếu là núi thấp
(dưới 1000 m) Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%. Cao nhất là Hoàng
Liên Sơn với đỉnh Panxipang cao 3143 m.

- Đồi núi nước ta tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông dài
1400 km từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan
ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ
Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc bộ.
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm ¼ lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn
cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền
trung nước ta.
2

0.25
0.25
0.25
0.25

1.0

0.5
0.5


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

b. Sự khác nhau giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và địa hình vùng núi
Tây bắc.
Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ
Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
- Tả ngạn sông Hồng
- Giữa sông Hồng và sông Cả
- Là vùng đồi, núi thấp.
- Là những dải núi cao

- Gồm nhiều dải núi cánh cung -Gồm nhiều dải núi chạy song
mở rộng về phía Đông Bắc quy song, hướng TB - ĐN
tụ tại Tam Đảo.
- Có các cánh đồng nhỏ trù phú
- Có địa hình Cac xtơ phổ biến. nằm giữa núi.
- Cảnh đẹp nổi tiếng: Ba Bể, Hạ - Cảnh đẹp nổi tiếng: Sa Pa.
Long.
a. Sắp xếp đúng 9 hệ thống sông lớn ở nước ta vào 3 khu vực

Câu 4
(4,0 đ)

Bắc Bộ
1. Hệ thống sông Hồng
2.Thái Bình
3. Bằng Giang-Kì Cùng
4. sông Mã

Trung Bộ
1. Hệ thống sông Cả
2. Sông Thu Bồn
3. Sông Ba (Đà
Rằng)

1.0

0,5

Nam Bộ
1. Hệ thống sông

Đồng Nai
2. Mê Công

* So sánh, sự khác nhau về chế độ nước của sông ở 3 khu vực
Bắc Bộ
- Gồm nhiều hệ thống sông lớn
- Chế độ nước thất thường
- Mùa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 6-10 cao nhất là tháng 8. Lũ tập
trung nhanh và kéo dài
Trung Bộ
- Gồm các hệ thống sông nhỏ, ngắn, dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ
độc lập
- Lũ lên nhanh đột ngột.
- Mùa lũ muộn hơn sông Bắc Bộ vào cuối năm từ tháng 9-12
Nam Bộ
- Gồm các hệ thống sông lớn , lòng sông rộng và sâu
- Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn
sông Bắc Bộ và Trung Bộ
- Mùa lũ từ tháng 7-11
* Giải thích :
Có sự khác nhau về chế độ nước của sông ở 3 khu vực như trên chủ
yếu là do
+ Đặc điểm địa hình, hình dạng lãnh thổ ở 3 khu vực khác nhau
+ Do đặc điểm khí hậu đặc biệt là thời gian mùa mưa ở 3 khu vực
khác nhau (HS có thể nêu cụ thể hơn ở 3 vùng hoặc chỉ nêu được các ý
như trên ở mức độ hiểu là được)
b. Kể tên những hệ thống sông lớn ở Thanh Hóa
có 4 hệ thống sông lớn: Hệ thống sông Mã; Hệ thống sông Yên; Hệ
3


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

Câu 5
(4,0 đ)

Câu 6

thống sông Hoạt; Hệ thống sông Lạch Bạng
Giá trị kinh tế: Thủy lợi, thủy điện, giao thông vận tải, du lịch, đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản…
a. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương.
- Tổng lượng nhiệt hoạt động trong năm lớn (8.000 – 10.000oC)
- Nhiệt độ trung bình năm trên 21oC, tăng dần từ Bắc vào Nam
- Tổng số giờ nắng cao từ 1.400 đến 3.000 giờ
* Nguyên nhân:

- Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
- Hằng năm, nước ta nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn
và ở mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
b. Nhận xét và giải thích chế độ mưa ở nước ta
- Lượng mưa lớn (hầu khắp các địa phương đều trên 1600mm/năm) do:
+ Hoạt động của gió mùa.
+ Hoạt động của dãy hội tụ nhiệt đới,bão,áp thấp nhiệt đới...
+ Đường bờ biển kéo dài, vùng biển ấm.
- Lượng mưa phân hóa theo không gian:
+ Mưa nhiều ở vùng núi do địa hình đón gió ẩm.
+ Mưa ít ở vùng cực Nam Trung Bộ do địa hình có dạng lòng
máng, bờ biển song song với hướng gió.
- Lượng mưa phân hóa theo thời gian:
Trong năm có 2 mùa: mùa mưa (chiếm 85% lượng mưa cả năm) và
mùa khô.
Do tác động của gió mùa (Dẫn chứng).
c. Những nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa
dạng và thất thường là :
- Lãnh thổ trải dài qua khoảng 15 vĩ độ ( từ 8 0 34’ Bắc đến 230 23’
Bắc).
- Địa hình đa dạng, độ cao của địa hình núi và hướng của các dãy núi
lớn.
- Sự hoạt động của các loại gió: gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam,
gió Tín phong bắc bán cầu.
- Nhiễu loạn khí tượng toàn cầu như En Ninô và La Nina
a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường
- Biểu đồ lượng mưa: vẽ hình cột, biểu đồ lưu lượng dòng chảy: vẽ
biểu đồ đường biểu diễn.
- Yêu cầu: Vẽ chính xác theo tỉ lệ, có tên biểu đồ và chú giải phù hợp.
(Nếu thiếu hoặc sai một trong các yêu cầu trên thì trừ mỗi lỗi 0,25

điểm)
b. Tính giá trị lượng mưa TB tháng và giá trị lưu lượng TB
tháng:
- Cách tính:
4

0, 5
0,25
0,5

0,5

0,5

0,5
0,5

1,5

2,0

2,0


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

(5,0 đ)

Giá trị lượng mưa TB tháng = Tổng lượng mưa 12 tháng/12 (đơn vị:
mm)

Giá trị lưu lượng TB tháng = Tổng lưu lượng 12 tháng/12(đơn vị:
m3/s)
Giá trị lượng mưa TB tháng: 153mm
Giá trị lưu lượng TB tháng 3632 m3/s
c. Xác định thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ:
- Mùa mưa: Tháng 5,6,7,8,9,10, kéo dài 6 tháng
- Mùa lũ: Tháng 6,7,8,9,10. Kéo dài 5 tháng
---------------------- Hết ----------------------

5

0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 02

ĐỀ BÀI
Câu 1: (3,0 điểm)

a. Nêu tên và thủ đô các nước trong khối ASEAN.
b. Sự hợp tác phát triển kinh tế - xã hội các nước Đông Nam Á được biểu hiện như
thế nào?
c. Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã gặp những khó khăn gì?
Câu 2: (4,0 điểm) Dựa vào bản đồ các hệ thống sông ở nước ta (Trang 10 - Át lát địa lí tự
nhiên Việt Nam) em hãy:
a. Sắp xếp các hệ thống sông lớn ở nước ta vào 3 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam
Bộ.
b. So sánh sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi 3 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ,
Nam Bộ? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?
Câu 3: (5,0 điểm) Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy:
a. Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.
b. Kể tên các cửa khẩu nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Câu 4: (3,0 điểm )
a. Vì sao nói: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?
b. Để khai thác hợp lý tiềm năng miền đồi núi của Việt Nam chúng ta phải làm gì?
Câu5: (5,0 điểm) Cho bảng số liệu về lượng mưa (mm) và lưu lượng (m 3/s) theo các tháng
trong năm tại lưu vực sông Hồng (Số liêu: trạm Sơn Tây).
Tháng
Lượng
mưa
(mm)
Lưu
lượng
( m3/s)

1
19,5

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

25,6 34,5 104,2 222,0 262,8 315,7 335,2 271,9 170,1 59,9

1318 1100

914

1071

1893

4692


7986

9246

6690

12
17,8

4122 2813 1746

a. Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy các tháng trong năm tại lưu
vực sông Hồng.
b. Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ các tháng trong năm tại lưu vực
sông Hồng.
(Học sinh được sử dụng Át-lát Địa lí Việt Nam)
---------------------- Hết ----------------------

6


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 02
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ – LỚP 8
.
Câu
Nội dung

Điểm
a. Tên nước và thủ đô các nước khối AEAN

STT Tên nước
Thủ đô
1
Việt Nam
Hà Nội
2
Lào
Viêng Chăn
3
Cam- pu- chia
PhnômPênh
4
Mi-an-ma
Y-an-gun
5
Ma-lai-xia
Cua-la Lăm-pơ
6
Thai Lan
Băng Cốc
7
Xin-ga-po
Xin-ga-po
8
Phi-lip-pin
Ma-ni-la
9

In-đô-nê-xi-a
Gia-các-ta
10
Bru-nây
Ban-đa-xê-ri Bê-ga-oan
Thí sinh nêu được < 3 thủ đô cho 0,25 điểm, từ 3-5 (0,5 điểm);
từ 6 – 8( 0,75 điểm), > 8 thủ đô (1 điểm)

Câu 1
3,0 đ

b. Sự hợp tác phát triển
- Từ năm 1989 ba nước Malaixia, Xingapo, Inđônêxia đã lập tam giác
tăng trưởng kinh tế Xi-giô-ri, sự hợp tác đã đem lại lợi ích cho cả ba
nước.
- Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát
triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào
sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu
trong khu vực và để xuất khẩu.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang
Campuchia, Thái lan, Malaixia và Xingapo; từ Mianma qua Lào tới
Việt Nam.
- Phối hợp khai thác và bảo vệ sông Mê Công
c. Gia nhập ASEAN Việt Nam đã gặp khó khăn
- Chênh lệch về trình độ kinh tế so với một số nước trong khu vực.
- Khác biệt về thể chế chính trị.
- Bất đồng về ngôn ngữ.
- Một số các vấn đề kinh tế, xã hội khác: vẫn còn tình trạng đói
nghèo, vấn đề đô thị hoá, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên, phát triển nguồn nhân lực...

a. Sắp xếp đúng 9 hệ thống sông lớn ở nước ta vào 3 khu vực
Bắc Bộ
Trung Bộ
Nam Bộ
1. Hệ thống sông Hồng 1. Hệ thống sông 1. Hệ thống sông
2.Thái Bình
Cả
Đồng Nai
3. Bằng Giang-Kì Cùng 2. SôngThu Bồn
2. Mê Công
4. sông Mã
3. Sông Ba (Đà
7

1,0

1,0

0,25
0,25
0,25
0,25

1,0


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”


Rằng)
b. So sánh, sự khác nhau về chế độ nước của sông ở 3 khu vực
* Bắc Bộ
-Gồm nhiều hệ thống sông lớn
- Chế độ nước thất thường
- Mùa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 6-10 cao nhất là tháng 8. Lũ
tập trung nhanh và kéo dài
* Trung Bộ
- Gồm các hệ thống sông nhỏ, ngắn, dốc, phân thành nhiều lưu
Câu 2 vực nhỏ độc lập
- Lũ lên nhanh đột ngột.
(4,0 đ)
- Mùa lũ muộn hơn sông Bắc Bộ vào cuối năm từ tháng 9-12
* Nam Bộ
- Gồm các hệ thống sông lớn , lòng sông rộng và sâu
- Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa
hơn sông Bắc Bộ và Trung Bộ
- Mùa lũ từ tháng 7-11
c. Giải thích : Có sự khác nhau về chế độ nước của sông ở 3 khu
vực như trên chủ yếu là do
+ Đặc điểm địa hình, hình dạng lãnh thổ ở 3 khu vực khác nhau
+ Do đặc điểm khí hậu đặc biệt là thời gian mùa mưa ở 3 khu
vực khác nhau ( HS có thể nêu cụ thể hơn ở 3 vùng hoặc chỉ nêu
được các ý như trên ở mức độ hiểu là được )
a. Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.
- Học sinh giới thiệu qua về vị trí của nước ta như vĩ độ, giáp với
nước nào, giáp biển…
- Ý nghĩa:
* Đối với tự nhiên
- Qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang

Câu 3 tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa => phong phú nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, thuận lợi phát triển
(5,0 đ)
nông nghiệp
- Nằm ở vị trí tiếp giáp lục địa và đại dương, liền kề vành đai
sinh khoáng TB Dương - Địa Trung Hải => phong phú tài
nguyên khoáng sản, sinh vật
- Vị trí hình thể nước ta tạo nên sự phân hóa đa dạng của
thiên nhiên: miền Bắc–miền Nam, miền núi và đồng bằng ven
biển….
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán…..
* Đối với kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng
- Kinh tế:
+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế tạo
điều kiện thuận lợi giao lưu với thế giới ( dẫn chứng)
+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động:
Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương => thuận lợi phát
8

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0, 5


0,5

0,25

0,25
0,25

0,25
0,5


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện hội
nhập, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Văn hóa – xã hội:
+ Là nơi giao thoa hội tụ các nền văn hóa lớn trên thế giới tạo
điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác cùng phát
triển với các nước.
- An ninh quốc phòng:
+ Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông
Nam Á, khu vực kinh tế năng động, nhạy cảm với những biến
động chính trị trên thế giới.
+ Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong xây dựng, phát triển
kinh tế và bảo đất nước
b. Kể tên các cửa khẩu nằm trên đường biên giới giữa Việt
Nam và Lào.
Tây Trang, Sơn La, Na Mèo, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao
Bảo, A Đớt, Nam Giang, Bờ Y.

*Thí sinh nêu được 1 < 3 cửa khẩu cho 0,25 điểm, từ 3-5 (0,5
điểm); từ 6 – 8( 0,75 điểm), > 8 cửa khẩu (1 điểm)
a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất vì
- Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ
biến nhất.
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên (sự phân hóa
đai cao).
Câu 4
- Đồi núi chứa nhiều tài nguyên thiên nhiên: đất, rừng, khoáng
(3,0 đ) sản, trữ năng thủy điện, ảnh hưởng nhiều tới phát triển KT- XH.
b. Các giải pháp để khai thác hợp lý tiềm năng miền đồi núi:
- Đẩy mạnh phát triển giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Khai thác nguồn tài nguyên đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng. Xây dựng các khu công
nghiệp, khai thác khoáng sản, phát triển mô hình kinh tế trang
trại, du lịch sinh thái.
a. Vẽ biểu đồ
Yêu cầu: Vẽ biểu đồ kết hợp cột - đường, chính xác, đẹp.
Câu 5
Lưu ý : Nếu thiếu chú giải hoặc tên biểu đồ trừ 0,5đ
(5,0 đ) b. Nhận xét
- Các tháng mùa lũ trùng với mùa mưa: tháng 6, 7, 8, 9, 10
- Các tháng mùa lũ không trùng với các tháng mùa mưa: tháng 5
- Mùa lũ hoàn toàn không trùng khớp với mùa mưa do: ngoài
mưa còn có độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá, hình dạng
mạng lưới sông đặc biệt là hồ chứa nước.
---------------------- Hết ----------------------

9


0,5

0,5

0,5
0,5

1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

3,5

1,5


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ SỐ: 03
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Tại sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
b) Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều có ngày và đêm như

nhau?
Câu 2 (2,0 điểm):
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên.
Chứng minh?
Câu 3 (3,0 điểm): Dựa vào Atlats và kiến thức đã học:
a) Kể tên 3 con sông ở Thanh Hóa mà em biết. Cho biết hướng chảy của sông ngòi
Thanh Hóa? Giải thích?
b) Nêu nguyên nhân làm cho nguồn nước sông của nước ta bị ô nhiễm.
c) Để dòng sông không bị ô nhiễm, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 4 (4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng A thuộc Việt Nam
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11
12
0
Nhiệt độ ( C) 19,7 20,9 23,2 26,0 28,0 29,2 29,4 28,8 27,0 25,1 23,2 20,8
Lượng mưa
795, 580,
161,3 62,6 47,1 51,6 82,1 116,7 95,3 104,0 473,4
297,4
(mm)

6
6
a) Phân tích chế độ nhiệt và chế độ mưa của trạm khí tượng trên.
b) Cho biết trạm khí tượng A thuộc vùng khí hậu nào ở nước ta? Tại sao?
Câu 5 (4,0 điểm):
a) Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? Trong quá
trình hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam có những khó khăn gì?
b) Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, hãy chứng minh tính chất
đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.
Câu 6 (5,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng ở nước ta qua các năm
(Đơn vị: triệu ha)
Năm
1943
1983
1995
2005
Tổng diện tích rừng
14,3
7,2
9,3
12,7
Rừng tự nhiên
14,3
6,8
8,3
10,2
Rừng trồng
0
0,4

1,0
2,5
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và rừng
trồng ở nước ta.
b) Cho biết nguyên nhân, hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng. Biện pháp bảo vệ.
(Học sinh được sử dụng Át-lát Địa lí Việt Nam)
---------------------- Hết ---------------------10


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 03
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ – LỚP 8
.
Câu
Nội dung
Điểm
a) (1,0 đ)
Hiện tượng ngày và đêm khắp mọi nơi trên Trái Đất:
- Do Trái Đất có dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu
0,5đ
sáng được một nửa…
- Do Trái Đất tự quay quanh trục liên tục nên khắp mọi nơi trên
0,5đ
Câu 1
Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
(2,0 đ)
b) (1.0 đ)
Vào những ngày 21/3 và 23/9 trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam

1,0đ
đều có ngày và đêm như nhau

Câu 2
(2,0 đ)

Câu 3
(3,0 đ)

- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện trong mọi thành phần tự
nhiên: Khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, địa hình.
- Chứng minh:
+ Khí hậu: nhiệt độ trung bình năm cao, có 2 mùa gió hoạt
động mạnh mẽ, lượng mưa trung bình năm lớn.
+ Thủy văn: chế độ nước thay độ theo chế độ mưa.
+ Thổ nhưỡng: có ba nhóm đất chính: đất feralit, đất phù sa và
đất mùn núi cao.
+ Sinh vật: nhiều sinh vật nhiệt đới như lúa nước, cây công
nghiệp, cây ăn quả, các loại động vật nhiệt đới.
+ Địa hình: nhiều đồi núi bị bào mòn.
a) (1,0 đ)
HS kể tên ba con sông ở Thanh Hóa
- Hướng chảy: TB- ĐN
- Giải thích: Do địa hình có hướng TB- ĐN
b) (1,0 đ)
Nguyên nhân làm cho nguồn nước sông của nước ta bị ô nhiễm:
- Chặt phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn
- Nước tải, rác thải của sản xuất và sinh hoạt xả trực tiếp vào
sông.
- Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.

- Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện
c) (1.0 đ)
Để dòng sông không bị ô nhiễm, chúng ta cần phải:
- Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn các con sông và thảm thực vật trong
lưu vực sông.
- Xử lí tốt nguồn chất thải, rác thải trong sản xuất và sinh hoạt
trước khi đưa vào sông, hồ.
11

0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25
0,25
0,25
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

- Vớt vật liệu chìm đắm, khơi thông dòng chảy tự nhiên.

- Khai thác hợp lí, bền vững các giá trị kinh tế của sông ngòi

Câu 4
(4,0 đ)

Câu 5
(4,0 đ)

a) (2,5 đ)
Chế độ nhiệt và chế độ mưa:
* Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình năm cao (25,10C)
- Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 (29,40C)
- Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (19,70C)
- Biên độ nhiệt cao (9,70C)
* Chế độ mưa
- Lượng mưa trung bình năm cao (2868mm)
- Mùa mưa vào thu – đông (từ tháng 9 đến tháng 12); mùa khô từ
tháng 1 đến tháng 8
- Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 10 (795,6mm)
- Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 3 (47,1mm)
- Chênh lệch giữa tháng có lượng mưa cao nhất và thấp nhất là
748,5mm
b) (1,5 đ)
Trạm khí tượng A thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ
Vì: có mùa mưa lệch hẳn về thu - đông, lại có 1 tháng nhiệt độ dưới
200C
a) (2,0 đ)
* Những thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển.
- Vị trí địa lí gần gũi,đường giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại

hình giao thông.
- Các nước Đông Nam Á có truyền thống văn hoá, sản xuất... có
nhiều nét tương đồng.
- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau,
con người dễ hợp tác với nhau.
- Mỗi nước có phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng đã tạo nên sự
đa dạng trong văn hoá của cả khu vực thuận lợi trong quá trình hợp
tác toàn diện.
* Khó khăn của Việt Nam trong quá trình hợp tác phát triển.
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế của nước ta với các
nước phát triển trong khu vực còn cao nên khả năng cạnh tranh trên
thị trường khó khăn.
- Sự khác nhau trong thể chế chinh trị nên việc giải quyết các mối
quan hệ kinh tế , văn hoá, xã hội gặp khó khăn.
- Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi mở
rộng giao lưu với các nước.
- Một số các vấn đề kinh tế, xã hội khác: vẫn còn tình trạng đói
nghèo, vấn đề đô thị hoá, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, phát triển nguồn nhân lực...
b) (2,0 đ)
12

0,25đ
0,25đ

1,0đ

1,5 đ

0,5 đ

1,0 đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

Biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện: ở tính
nhiệt đới, tính gió mùa và tính ẩm.
- Tính nhiệt đới:
+ Nhiệt độ TB năm của nước biển tầng mặt: >230C
+ Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn trên đất liền, biên độ nhiệt năm
nhỏ
- Tính gió mùa:
+ Từ tháng 10-> tháng 4: chủ yếu là gió hướng đông bắc
+ Từ tháng 5-> tháng 9: chủ yếu là gió tây nam và nam.
- Tính chất ẩm:
Lượng mưa TB 1100mm – 1300mm/năm
a) Vẽ biểu đồ: (2,0 đ)
- Vẽ biểu đồ cột chồng để số liệu tuyệt đối
- Chính xác đẹp, ghi chú tên biểu đồ.


Câu 6
(5,0 đ)

b) (3,0 đ)
* Nguyên nhân:
- Khai thác rừng bừa bãi, quá mức
- Chiến tranh hủy diệt
- Đốt rừng làm rẫy
- Quản lý bảo vệ kém
- Thiên tai( cháy rừng, bão lũ..)
* Hậu quả:
- Gây xói mòn rửa trôi đất ở vùng đồi dốc
- Suy giảm sự đa dạng sinh học
-Tác động tới khí hậu toàn cầu
- Thiên tai( Gây nên hiện tượng lũ lụt hạn hán ..)
* Biện pháp:
- Trồng rừng, phủ nhanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng.
- Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác
- Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, khu bảo tồn thiên nhiên
- Cấm khai thác bừa bãi
- Phòng chống cháy rừng hiệu quả.
- Ban hành luật bảo vệ rừng và thực hiện luật một cách nghiêm túc
hiệu quả.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho người dân, đặc biệt là
đồng bào dân tộc miền núi, xây dựng hiệu quả mô hình nông lâm
kết hợp ở nơi người dân sống chung với rừng vừa được hưởng lợi
từ rừng(theo qui định của pháp luật) vừa bảo vệ được rừng.
---------------------- Hết ----------------------

13


0,5đ
0,5đ
0,5đ

0,5đ

1,0đ
1,0đ
1,0đ

1,0đ

1,0đ


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 04

ĐỀ BÀI
Câu 1. ( 2,0 điểm):
Bằng kiến thức đã học và atlat Địa lí tự nhiên khu vực châu Á. Hãy thực hiện bảng sau:
Mùa
Khu vực
Hướng gió chính

Từ áp cao… đến áp thấp…
Mùa Đông Á
Đông Nam Á
đông Nam Á
Mùa Đông Á
Đông Nam Á
hạ
Nam Á
Câu 2. ( 3,0 điểm): Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng
kinh tế lại phát triển chưa vững chắc?
Câu 3. (10,0 điểm):
1. Trình bày những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta. Theo em thì ảnh
hưởng của vị trí địa lí tự nhiên đó tới sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta như thế nào?
2. Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long
Câu 4. ( 5 điểm):
Cho bảng số liệu sau:
Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng ở nước ta qua các năm
(Đơn vị :triệu ha)
Năm
1943
1983
1995
2005
Tổng diện tích rừng
14,3
7,2
9,3
12,7
Rừng tự nhiên
14,3

6,8
8,3
10,2
Rừng trồng
0
0,4
1,0
2,5
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và rừng
trồng ở nước ta.
2. Cho biết nguyên nhân, hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng. Biện pháp bảo vệ.
(Học sinh được sử dụng Át-lát Địa lí Việt Nam)
---------------------- Hết ----------------------

14


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 04
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ – LỚP 8
.
Điểm

Nội dung
u
1.
- Thực hiện theo bảng sau:
2,0

Mùa
Khu vực
Hướng gió chính Từ áp cao… đến áp thấp…
Đông Á
Tây Bắc
(C) Xibia -> (T) Alêut
Mùa
Bắc hoặc Đông
(C) Xibia -> (T) Xích đạo
Đông Nam Á
đông
Bắc
Nam Á
Đông Bắc
(C) Xibia -> (T) Xích đạo
Đông Á
Đông Nam
(C) Ha Oai -> (T) I - Ran
Tây Nam hoặc
(C) Nam Đại Tây dương,
Mùa Đông Nam Á Đông Nam

Nam Ấn Độ dương, Úc ->

hạ
Nam Á

2.

(T) I-Ran

(C) Nam Ấn Độ dương ->

Tây Nam

(T) I-Ran
Lưu ý: Trình bày đầy đủ hướng gió (1,0đ), không có hướng gió không
cho điểm (phần mục hàng ngang liên quan). Phần còn lại đạt 1,0đ
Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế lại
phát triển chưa vững chắc?
a. Trước đây:
- Nửa đầu thế kỉ XX các nước Đông Nam Á là thuộc địa => Nền kinh tế
lạc hậu.
- Một số nước phải trải qua chiến tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng
đất nước(Việt Nam, Lào, Cămpuchia..) => Phát triển kinh tế khó khăn..
b. Trong quá trình CNH phát triển kinh tế:
Bị ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 và 2008. Vì vậy, đa số
các nước ĐNÁ:
- Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại mà còn phụ thuộc vào các nước
phát triển.
- Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển công nghiệpdịch vụ
- Chưa quan tâm đúng mức đến môi trường, khai thác tài nguyên một cách
bừa bãi.

15

3,0
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)

(0,5đ)
(0,5đ)


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

3.

1. Trình bày những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta. 7,0
Theo em thì ảnh hưởng của vị trí địa lí tự nhiên đó tới sự phát triển
kinh tế xã hội của nước ta như thế nào?
a. Những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta:
1,0đ
- Vị trí nội trí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực ĐNÁ.
- Vị trí cầu nối giữa các nước ĐNÁ đất liền với ĐNÁ hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và luồng sinh vật.
b. Ảnh hưởng của vị trí địa lí tự nhiên đó tới sự phát triển kinh tế xã hội
của nước ta.
* Thuận lợi:
Lãnh thổ VN gồm 2 bộ phận :
- Đất liền : 329.314 km2, hình chữ S hẹp chiều ngang.
0,5đ
- Biển rộng hàng triệu km2 gấp nhiều lần so với đất liền, thuận lợi phát
0,5đ
triển các ngành kinh tế biển.
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang
0,5đ
tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành 0,5đ

đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di
cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài
nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên
0,5đ
thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa
miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.
=> Tạo điều kiện thuận lợi cho VN phát triển một nền kinh tế tổng hợp, đa
dạng(dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có nhờ vị trí ưu đãi…).
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan
0,5đ
trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội
với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông 0,5đ
bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát
triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính
sách mở cửa, cạnh tranh và hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút
vốn đầu tư của nước ngoài.
- Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp 0,5đ
tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng
giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

16


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

4.


* Khó khăn:
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn
hán thường xảy ra hằng năm.
- Biên giới dài, vùng biển rộng lớn nên việc bảo vệ chủ quyền biển đảo an
ninh Quốc gia là hết sức quan trọng.
- Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam làm giao thông xuyên Việt tốn
kém, khó khăn trong điều hành quản lý kinh tế XH.
- Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước
(đây là điểm khó khăn và thuận lợi).
(Nếu HS nói theo cách khác mà thể hiện được ý này GK cho điểm bình
thường).
2. Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng
Sông Cửu Long.
* Đồng bằng sông Hồng :
- Đê lớn được đắp dọc theo sông. Xã lũ theo sông nhánh ra vịnh Bắc Bộ
hay cho vào các ô trũng đã chuẩn bị, hoặc bơm nước từ đồng ruộng làng
mạc bị ngập úng ra sông.
- Tích cực trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn một cách hiệu
quả…
* Đồng bằng sông Cửu Long :
- Chỉ đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ. Tiêu lũ ra vùng biển phía Tây Nam
- Sống chung với lũ như làm nhà nổi, làng nổi
- Xây dựng làng mạc ở các vùng đất cao hạn chế tác động của lũ.
- Hợp tác hiệu quả với các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông và Trung
Quốc dự báo chính xác và sử dụng hợp lí hiệu quả nguồn lợi sông
Mêkông.
* Vẽ biểu đồ:
Vẽ biểu đồ cột chồng để số liệu tuyệt đối
Chính xác đẹp, ghi chú tên biểu đồ.
* Nguyên nhân

- Khai thác rừng bừa bãi, quá mức
- Chiến tranh hủy diệt
- Đốt rừng làm rẫy
- Quản lý bảo vệ kém
- Thiên tai( cháy rừng, bão lũ..)
* Hậu quả
- Gây xói mòn rửa trôi đất ở vùng đồi dốc
- Suy giảm sự đa dạng sinh học
-Tác động tới khí hậu toàn cầu
- Thiên tai( Gây nên hiện tượng lũ lụt hạn hán ..)

17

(0,5đ)
.
(0,5đ)
.
(0,5đ)
.
(0,5đ)
3,0
0,75đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2,0đ
0,5đ


1,0đ


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

* Biện pháp
- Trồng rừng, phủ nhanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng.
- Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác
- Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, khu bảo tồn thiên nhiên
- Cấm khai thác bừa bãi
- Phòng chống cháy rừng hiệu quả.
- Ban hành luật bảo vệ rừng và thực hiện luật một cách nghiêm túc hiệu
quả.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho người dân, đặc biệt là đồng
bào dân tộc miền núi, xây dựng hiệu quả mô hình nông lâm kết hợp ở nơi
người dân sống chung với rừng vừa được hưởng lợi từ rừng(theo qui định
của pháp luật) vừa bảo vệ được rừng.
---------------------- Hết ----------------------

18

1,5đ


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


ĐỀ SỐ: 05

ĐỀ BÀI
Câu 1. (4,5 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Qua biểu đồ đã
vẽ và bảng số liệu rút ra nhận xét, đồng thời cho biết biểu đồ này thuộc kiểu khí hậu nào?
Bảng: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải (Trung Quốc)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ
3,2 4,1 8,0 13,5 18,8 23,1 27,1 27,0 22,8 17,4 11,3 5,8
(0C)
Lượng
mưa
59
59
83
93
93

76 145 142 127 71
52
37
(mm)
Câu 2. (6,0 điểm)
a. Trình bày tính đa dạng của khí hậu Việt Nam.
b. Giải thích vì sao từ tháng 5 đến tháng 10, từ Huế trở ra phía Bắc thường chịu ảnh
hưởng chủ yếu của gió Đông Nam gây mưa lớn trên diện rộng?
c. Tại sao khu Đông Trường Sơn Bắc(Từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế) chịu ảnh hưởng
sâu sắc của gió phơn Tây Nam?
Câu 3. (4,5 điểm)
a. Dựa vào bảng số liệu sau:
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội một số nước châu á năm 2003
Cơ cấu GDP ( %)
Mức thu
Các nước
GDP/người
nhập
Nông nghiêp Công nghiệp
Dịch vụ
Nhật bản
1,5
32,1
66,4
33400
Cao
Cô- oét
58,0
41,8
19040

Cao
Việt Nam
23,6
37,8
38,6
415
Thấp
Lào
53
22,7
24,3
317
Thấp
Hãy so sánh giá trị nông nghiêp và dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước có mức
thu nhập cao với các nước có thu nhập thấp. Nêu mối quan hệ giữa giá trị nông nghiệp và
dịch vụ với bình quân GDP theo đầu người?
b. ASEAN thành lập vào năm nào? Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?
Những thành tựu và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
Câu 4. (5,0 điểm)
a. Vì sao nói: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?
b. Để khai thác hợp lý tiềm năng miền đồi núi chúng ta phải làm gì?
(Học sinh được sử dụng Át-lát Địa lí Việt Nam)
---------------------- Hết ----------------------

19


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ SỐ: 05
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ – LỚP 8
.
Câu 1 (4,5đ)
a. Vẽ biểu đồ. Vẽ như đáp án cho 2,5 điểm.
mm

0

C

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của thành phố Thượng Hải(TQ)
b. Nhận xét: (2,0 điểm)
- Nhiệt độ: khá cao, nhiệt độ trung bình năm là 15,20C. Nhiệt độ các tháng mùa đông
(từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau) cũng khá thấp. Tháng có nhiệt độ thấp
nhất là tháng 1: nhiệt độ 3,20C. Các tháng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) có nhiệt độ
khá cao. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7: nhiệt độ 27,1 0C. Thuộc khí hậu cận
nhiệt.
- Lượng mưa: tương đối nhiều. Lượng mưa trung bình năm là 1037 mm (khí hậu ẩm).
Sự phân bố theo thời gian khá đều giữa các tháng trong năm, trong đó mưa khá nhiều
vào các tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9). Tháng mưa nhiều nhất là tháng 7 (145
mm), tạo thành mùa mưa. Tháng mưa thấp nhất là tháng (37 mm).
Với những phân tích trên, ta thấy địa điểm này thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió
mùa.
(Lưu ý, nếu HS không vẽ được biểu đồ nhưng nhận xét được thì chỉ cho phần này tối
đa là 1 điểm).
Câu 2. (6,0 điểm)
a. Trình bày tính đa dạng của khí hậu Việt Nam.(2.0đ).
Vùng khí hậu.
Phạm vi.

Đặc điểm khí hậu.
Từ dãy Hoàng
- Mùa đông, lạnh ít mưa, nửa cuối có
0
Phía Bắc.
Sơn(18 B) trở ra.
mưa phùn(mùa khô).
- Mùa hạ, nóng mưa nhiều (mùa mưa).
Đông Trường Từ Hoành Sơn đến
Mùa mưa dịch sang Thu-Đông.
sơn.
Mũi Dinh
Phía Nam.
Tây Nguyên-Nam Bộ. Khí hậu cận xích đạo với 2 mùa.
20


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

+ Nóng khô(tháng 10-3).
+ Nóng ẩm(tháng 4-9).
Biển Đông.
Vùng biển VN.
Gió mùa nhiệt đới hải dương, ổn định.
b. Giải thích vì sao từ tháng 5 đến tháng 10, từ Huế trở ra phía Bắc thường chịu
ảnh hưởng chủ yếu của gió Đông Nam gây mưa lớn trên diện rộng?
- Giải thích sự hình thành gió Đông Nam: Do gió Tây Nam(nóng ẩm) qua Biển Đông
được hạ áp đồng bằng Bắc Bộ “hút”, đồng thời bị cao áp Ha Oai (tạo hướng gió Đông
Nam về Đông Á) “thổi”... làm chuyển thành hướng Đông Nam
(1.0đ).

- Với đường bờ biển hình chữ S, cùng với địa hình chắn gió (Dãy Bạch Mã làm
chuyển hướng gió thành Đông Nam), đón gió (Đông Trường Sơn bắc) và hút gió (Địa
hình thấp dần từ tây bắc về đông nam, đồi núi thấp với thung lũng rộng ở phía Bắc Đông Bắc, thung lũng hút gió của lưu vực sông Đà, sông Hồng, hệ thống sông Chảy)
làm cho gió Đông Nam nóng ẩm(bản chất là gió Tây Nam) thổi về gây mưa lớn trên
diện rộng từ Huế trở ra. (1.0đ).
c. Tại sao khu Đông Trường Sơn Bắc(Từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế) chịu
ảnh hưởng sâu sắc của gió phơn Tây Nam?
- Gió Tây Nam nóng ẩm sau khi thổi qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió đã mất đi
một phần hơi ẩm. Gặp dãy Trường Sơn chắn, không khí bị đẩy lên cao và bị lạnh nên
hầu hết hơi ẩm đều bị ngưng lại thành mưa trút xuống bên sườn phía Tây của dãy
Trường Sơn. (1.0đ).
- Có những đợt gió Tây Nam được tiếp sức bởi áp thấp nóng phía Tây(hạ áp Iran) gió
thổi “vượt” sang bên sườn núi phía Việt Nam(nhất là đông Trường Sơn bắc từ Nghệ
An đến Thừa Thiên - Huế địa hình thấp “đột ngột”), gió trở nên khô và nóng, ngột ngạt
khó chịu (trước đó thì nơi này đang có kiểu thời tiết nóng ẩm)tức là “gió Lào”.
(1.0đ).
Câu 3. (4,5 điểm)
a.(2.0 điểm)
* So sánh: (1,0 đ)
- Các nước có thu nhập cao, giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp, giá trị dịch vụ
cao.
(0,5đ)
- Các nước có thu nhập thấp, giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao. (0,5đ)
* Mối quan hệ:1đ( Đúng mỗi ý cho 0,5đ)
- Những nước có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao thì có bình quânGDP theo
đầu ngời thấp.
- Những nước có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp thì tỉ trọng dịch vụ cao,
có bình quân theo đầu ngời cao.
b.( 2.5 điểm)
-ASEAN thành lập năm 1967

(0,5đ)
-Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28-7-1995
(0,5đ)
*Thành tựu (1.0 đ):
- Về quan hệ mậu dịch:
+ Tốc độ tăng trởng trong buôn bán với ASEAN khá cao. Tỉ trọng hàng hoá buôn bán
với các nớc trong hiệp hội lớn (1/3 tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam) (0,5đ)
+ Mặt hàng xuất khẩu chính: gạo.hàng nhập khẩu: xăng dầu, phân bón, hàng điện tử….
(0,25đ)
21


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

-Về hợp tác phát triển kinh tế- xã hội: Dự án phát triển hành lang đông tây,xoá đói
giảm nghèo, tham dự các kỳ đại hội thể dục thể thao các nước ĐNA (0,25đ)
* Thách thức( 0,5đ)
-Sự chênh lệch trình độ, hàng hoá cạnh tranh…
(0,25đ)
- sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ….(0,25đ)
Câu 4. (5,0 điểm)
a, Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất vì:
- Đồi núi chiếm tới 3/4S lãnh thổ và là dạng phổ biến nhất
(0,5 đ)
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên (sự phân hóa đai cao) (0,5 đ)
- Đồi núi chứa nhiều tài nguyên: đất, rừng, KS, trữ năng thủy điện (0,5 đ)
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều tới phát triển KT-XH... (1 đ).
b, Các giải pháp để khai thác hợp lý tiềm năng miền đồi núi:
- Đẩy mạnh phát triển GT, XD cơ sở hạ tầng (0,5 đ).
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng (d/c) (0,5đ).

- Khai thác nguồn tài nguyên đi đôi với bảo vệ môi trường (0,5 đ).
- XD các khu CN, khai thác KS, phát triển mô hình kinh tế trang trại, du lịch sinh thái.
(1 đ).
---------------------- Hết ----------------------

22


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 06

ĐỀ BÀI
Câu 1. (4 điểm)
Dựa vào hình vẽ dưới đây và kiến thức đã học:

Hãy cho biết:
a. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào?
b. Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất vào các ngày: :
Xuân phân ,Hạ chí, Thu phân, Đông chí
c. Nguyên nhân của hiện tượng mùa và sự hình thành mùa nóng, mùa lạnh trên Trái
Đất
Câu 2. (4 điểm)
Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
Câu 3. (4 điểm)
Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm của các kiểu.

Câu 4. (4 điểm)
Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của từng miền?
Câu 5. (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu:
Sự gia tăng dân số của châu Á từ năm 1800 - 2002
Đơn vị: Triệu người
Năm
1800
1900
1950
1970
1990
2002
Số dân
600
880
1402
2100
3110
3766
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thề hiện sự gia tăng của dân số từ năm 1800 – 2002.
b. Nhận xét của sự gia tăng dân số của châu Á
(Học sinh được sử dụng Át-lát Địa lí Việt Nam)
---------------------- Hết ----------------------

23


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ SỐ: 06
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ – LỚP 8
.
Câu 1. (4 điểm)
a.Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông, trên một
quỹ đạo có hình elip gần tròn.
(0,75điểm)
b Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất vào các ngày : Xuân phân
,Hạ chí, Thu phân, Đông chí là không đổi .
(0,75điểm)
c. Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng
không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả
về phía Mặt Trời, sinh ra các mùa.
(1 điểm)
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh
sáng và nhiệt . Là mùa nóng của nửa cầu đó .
(0,75điểm)
- Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời, thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít
ánh sáng và nhiệt . Là mùa lạnh của nửa cầu đó.
(0,75điểm)
Câu 2. (4 điểm)
* Quần cư nông thôn:
- Cách tổ chức sinh sống: nhà cửa xen đồng ruộng, tập hợp thành làng xóm .
(0,5điểm)
- Mật độ: Dân cư thưa thớt .
(0,25điểm)
-Lối sống:
+ Dựa vào truyền thống gia đình, dòng họ làng xóm.
(0,5điểm)
+ Có phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền.

(0,5điểm)
- Hoạt động kinh tế: Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
(0,5điểm)
* Quần cư đô thị:
- Cách tổ chức sinh sống: nhà cửa xây dựng theo phố, phường. (0,5điểm)
- Mật độ: Dân tập trung đông
(0,25điểm)
- Lối sống:
+ Cộng đồng có tổ chức,nếp sống văn minh, trật tự bình đẳng. (0,5điểm)
- Hoạt động kinh tế: sản xuất công nghiệp và dịch vụ
(0,5điểm)
Câu 3. (4 điểm)
- Khí hậu châu Á phổ biến là các khí hậu gió mùa và các khí hậu lục địa. (1 điểm)
* Các kiểu khí hậu gió mùa:
Phân bố :
+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á, khí hậu
gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á .
(0,5 điểm)
Tính chất :
+Mùa Đông có gió từ nội địa thổi ra ,không khí khô và lạnh và mưa
không đáng kể .
(0,5 điểm)
+ Mùa hạ gió thổi từ đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng ẩm có
mưa nhiều.
(0,5 điểm)
*Các kiểu khí hậu lục địa:
Phân bố:
+ Các kiểu khí hậu ôn đới lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa
24



“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

và khu vực Tây Nam Á.
(0,5 điểm)
Tính chất:
+ Mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng, lượng mưa trung bình
năm thay đổi từ 200 – 500mm,độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn
thấp.
(0,5 điểm)
+ Hầu hết các vùng nội địa và tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán
hoang mạc và hoang mạc .
(0,5 điểm)
Câu 4. (4 điểm)
Nam Á có ba miền địa hình
( 1 điểm)
+Phía Bắc:
- Hệ thống Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
dài gần 2600km, rộng 320 – 400km ..
( 1 điểm)
+Phía Nam :
-Là sơn nguyên Đê - can tương đối thấp và bằng phẳng, hai rìa phía
tây và phía đông là là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
( 1 điểm)
+Giữa chân núi Hi –ma- lay-a và sơn nguyên Đê- can
- Là đồng bằng Ấn Hằng rộng bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến vịnh
Ben - gan dài hơn 3000 km bề rộng từ 250 km đền 350 km . (1 điểm)
Câu 5. (4 điểm)
Vẽ biểu đồ:
+ Biểu đồ hình cột ,chính xác,đẹp

(2,5 điểm)
+ Ghi tên biểu đồ .
(0,5điểm)
- Nhận xét:
+ Dân số châu Á tăng rất nhanh, mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Á giảm
nhưng tốc độ gia tăng dân số vẫn còn nhanh . Tăng nhanh từ những năm 1970
đến năm 2002.
(1 điểm)
---------------------- Hết ----------------------

25


×