Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bản kế hoạch phát triển sản phẩm FAMI không đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.17 KB, 20 trang )

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM MỚI
I. Giới thiệu
Sản phẩm mới là hàng hóa, dịch vụ hay ý tưởng mà bộ ph ận khách
hàng tiềm ẩn tiếp nhận chúng như một cái gì đó m ới mẽ. Sản ph ẩm m ới
có thể đã có mặt trên thị trường trong một thời gian nào đó, nhưng ta quan
tâm đến điều người tiêu dùng làm thế nào nhận biết được nó lần đ ầu tiên
và quyết định có chấp nhận nó hay không.
Đứng trên góc độ doanh nghiệp để xem xét, người ta chia sản ph ẩm
mới thành hai loại: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuy ệt đ ối.
 Sản phẩm mới tương đối
Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra th ị tr ường,
nhưng không mới đối với doanh nghiệp khác và đối với th ị tr ường. Chúng
cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho nh ững c ơ h ội kinh
doanh mới. Chi phí đề phát triển loại sản phẩm này th ường th ấp, nh ưng
khó định vị sản phẩm trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có th ể thích
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn.
 Sản phẩm mới tuyệt đối:
Đó là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị
trường. Doanh nghiệp giống như "người tiên phong" đi đầu trong việc sản
xuất sản phẩm này. Sản phẩm này ra mắt người tiêu dùng l ần đầu tiên.
Đây là một quá trình tương đối phức tạp và khó khăn (c ả trong giai đo ạn
sản xuất và bán hàng). Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xu ất th ử
và thử nghiệm trên thị trường thường rất cao. Vậy liệu một sản ph ẩm có
được coi là mới hay không phụ thuộc vào cách th ị tr ường mục tiêu nh ận
thức về nó. Nếu người mua cho rằng một sản phẩm khác đáng k ể so v ới
các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hình th ức bên
ngoài hay chất lượng), thì cái sản phẩm đó sẽ đ ược coi là m ột s ản ph ẩm
mới.



Tại sao cần phải nghiên cứu sản phẩm mới?
Một thực tế khách quan hiện nay các doanh nghiệp đang phải đương
đầu với điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên khắt khe h ơn:
• Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa h ọc và công ngh ệ làm
nảy sinh thêm những nhu cầu mới;
• Sự đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắc khe của khách hàng v ới các
loại sản phẩm khác nhau;
• Khả năng thay thế nhau của các sản phẩm;
• Tình trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt h ơn…
Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp phải không ngừng đ ổi
mới và tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện: các nguồn lực sản
xuất , quản lý sản xuất kinh doanh, sự ứng xử nhanh nh ạy v ới nh ững biến
động của môi trường kinh doanh…
Hai phương pháp phát triển sản phẩm mới:
 Hoàn thiện sản phẩm hiện có:
Sự hoàn thiện sản phẩm này nhằm đáp ứng một cách tốt h ơn đòi
hỏi người tiêu dùng, khả năng cạnh tranh trên thị tr ường. Sự hoàn thi ện
sản phẩm hiện có lại được thực hiện với những mức độ khác nhau:
• Hoàn thiện sản phẩm hiện có về hình th ức: Giá trị s ử dụng của sản
phẩm không có gì thay đổi nhưng hình dáng bên ngoài c ủa s ản ph ẩm thay
đổi như thay đổi nhãn mác, tên gọi sản phẩm để tạo nên sự hấp dẫn h ơn
với khách hàng, nhờ đó tăng và duy trì lượng bán.
• Hoàn thiện sản phẩm về nội dung: Có sự thay đổi về nguyên li ệu
sử dụng để sản xuất sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc hạ
giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm không đổi. Ví dụ đó là s ự
thay đổi công nghệ sản phẩm.
• Hoàn thiện sản phẩm cả về hình thức lẫn nội dung: Có cả s ự thay
đổi về hình dáng bên ngoài, bao bì và nhãn hiệu sản ph ẩm lẫn sự thay đ ổi
về cấu trúc, vật liệu chế tạo sản phẩm.
 Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn:



• Khó khăn: chi phí cao, rủi ro lớn, cần có kế hoạch dài h ạn, công
nghệ khoa học tiên tiến và kết quả nghiên cứu thị trường đúng.
• Lợi ích: Chúng cũng có thể đem tới một nguồn lợi l ớn và quan
trọng đối với một số doanh nghiệp nếu họ phải tránh bị phá sản hoặc b ị
đối thủ cạnh tranh mua lại.
Giới thiệu về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới “sữa đậu
nành Fami không đường”.
Sữa đậu nành nói chung hay sữa đậu nành Fami nói riêng chắc h ẳn
không còn xa lạ với chúng ta. Bởi những lợi ích mà nó đem l ại là vô cùng
thiết thực mà ai cũng có thể thấy được. Tuy nhiên do nhu cầu c ủa xã h ội
ngày càng cao đòi hỏi nhóm R&D chúng tôi phải định hướng, tìm hiểu và
nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm thực phẩm mới, đặc biệt là phải nắm
bắt được nhu cầu mới của người tiêu dùng, chúng tôi nhận thấy được một chiến
lược marketing mới cho doanh nghiệp về phát triển sản phẩm sữa đậu nành
Fami không đường mới.
Vì chúng tôi nhận thấy rằng nhu cầu của thị trường về thực phẩm thức
uống không đường ngày càng cao, do dó nhóm R&D chúng tôi sẽ nghiên cứu
thử nghiệm phát triển sữa đậu nành Fami không đường đồng thời xây dựng lên
một bản kế hoạch phát triển sản phẩm chi tiết và cụ thể.
II. Cơ sở bản kế hoạch
1. Mục tiêu nghiên cứu
Sữa đậu nành là một thức uống dinh dưỡng khá phổ biến trong đời sống
hằng ngày của con người Việt Nam. Đây là một trong những loại thức uống bổ
mát được chế biến từ thực vật với thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, với
nhiều ưu điểm đặc trưng khác biệt với các loại sữa chế biến từ động vật như:
Không có lactose; chứa ít béo bão hòa thể có lợi cho tim mạch…, sữa đậu nành
ngày càng chiếm ưu thế hơn trong mối quan tâm sử dụng các loại sữa của người
tiêu dùng, nhất là các bạn trẻ và người lớn tuổi.

Là một công ty hoạt động chuyên biệt hóa về ngành sản xuất sữa đậu
nành và các sản phẩm về sữa, với xu hướng tầm nhìn về sự phát triển thành một
công ty mở cho nhiều sự hợp tác với công ty nước ngoài ở Việt Nam trong 10
năm tới. Nhóm R&D chúng tôi sẽ định hướng, tìm hiểu và nghiên cứu phát triển
các dòng sản phẩm thực phẩm mới, đặc biệt là nắm bắt được nhu cầu mới của


người tiêu dùng, chúng tôi nhận thấy được một chiến lược marketing mới cho
doanh nghiệp về phát triển sản phẩm sữa đậu nành Fami không đường mới. Đây
cũng là một câu hỏi đặc ra để quảng bá hiệu quả và làm thay đổi thói quen của
người tiêu dùng về những thực phẩm tốt; Làm sao để đưa sản phẩm gần gũi hơn
với người tiêu dùng và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về các sản phẩm
đồ uống, đặc biệt là các nhãn hiệu sữa đậu nành nổi tiếng như Nuti,
Vfresh….đang khá được ưa chuộng trên thị trường không chỉ bởi chất lượng
mẫu mã hay cách quản bá rất hiệu quả mà còn là những dòng phát triển sản
phẩm mới vượt bật hơn tiên tiên hơn hướng tới xu hướng sản phẩm thực phầm
vì sức khỏe của khách hàng.
Sữa đậu nành không đường tuy không còn xa lạ với người tiêu dùng trên
thị trường hiện nay, mục tiêu của sữa đậu nành Fami không đường mới sẽ là dẫn
đầu về chất lượng. Là sản phẩm không chỉ luôn giữ được hương vị của sữa đậu
nành nguyên chất mà còn không ngừng cải tiến thêm những mùi vị mới nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng là mục tiêu hàng đầu của công ty và là nhiệm vụ của
nhóm R&D chúng tôi
2. Phạm vi nghiên cứu
Đối với sữa đậu nành Fami không đường mới thị trường mục tiêu chính
là lứa tuổi từ 14 tuổi trở lên đặc biệt là hướng đến đối tượng người béo phì hay
người cao tuổi. Trong sữa đậu nành ngoài hàm lượng đạm và canxi cao còn
chứa các chất rất tốt cho phái nữ giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, giảm nguy
cơ tim mạch, chống ung thư, giảm nguy cơ viêm màng trong dạ con, giảm bệnh
ở tuyến tiền liệt, chống loãng xương,...

Dù nhu cầu sữa đậu nành hiện nay của khách hàng tương đối lớn nhưng
sự lựa chọn của họ lại rất hạn chế khi trên thị trường có một số nhãn hiệu sữa
đậu nành có mùi vị và giá cả khá giống nhau, vì thế nhóm sẽ mở rộng phạm vi
để thực hiện các chiến lược nghiêm cứu và quảng bá đến khách hàng từ trong và
ngoài nước với thế mạnh nắm bắt về các mùi vị đặc trưng, và không đường
nhưng vẫn giữ được vị béo thơm của sữa đậu nành nguyên chất, nhãn hiệu sữa
đậu nành Fami không đường mới có cơ hội phát triển.
Thị trường chủ yếu của công ty hiện nay vẫn là ở các thành phố lớn, vì
vậy giai đoạn đầu nhóm sẽ tập trung nghiên cứu và thực hiện chiến lược
marketing tập trung.


3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Đậu nành còn gọi là hoàng đậu, là nguồn thực phẩm quý giá có hàm
lượng đạm và các chất dinh dưỡng cao như anbumuin, chất béo, calcium,
vitamin B1, B2, đặc biệt chứa từ trên 34% protein…So với các loại nước giải
khát, sữa đậu nành Fami không đường mới có nhiều ưu thế hơn về giá cả cũng
như lợi ích cho sức khỏe, trước ưu thế đó nhóm R&D thực hiện nghiên cứu thu
thập dữ liệu bằng cách đánh giá thị hiếu người tiêu dùng.
 Thu thập dữ liệu sơ cấp: Việc thu thập được thực hiện dưới hình thức
phỏng vấn trực tiếp những người tiêu dùng hay sử dụng những thực
phẩm không đường thông qua bảng câu hỏi.
 Thu thập dữ liệu thứ cấp: Chủ yếu các thông tin và các tài liệu liên
quan đến đề tài được thu thập từ phòng kinh doanh, phòng tài chính kế
toán và phòng tổ chức hành chính của công ty sữa đậu nành Vinasoy.
Ngoài ra, còn tham khảo thông tin qua sách, báo, internet,…
Mục đích
- Xác định được thói quen sử dụng, mong đợi và sở thích của người tiêu

dùng đối với sản phẩm sữa đậu nành Fami có đường và không đường
trên thị trường.
- Xác định được sản phẩm sữa có đường hay không có đường đang được
ưa thích nhất trên thị trường.
- Đối tượng tham gia là dân số Việt Nam năm 2018 có độ tuổi từ 15 – 55.
- Người thử được lựa chọn ngẫu nhiên và không qua huấn luyện
- Nguyên liệu và sản phẩm: Sản phẩm sữa đậu nành không đường và có
đường quen thuộc trên thị trường, đã xuất hiện từ lâu và được phần lớn
người tiêu dùng chấp nhận.
Lập bảng khảo sát: Đó là những bảng câu hỏi điều tra thị trường, với
những câu hỏi đã có sẵn câu trả lời ví dụ như: Khi bạn lựa chọn thực phẩm bạn
quan tâm nhất điều gì? Bạn thích dùng sản phẩm sữa đậu nành Fami không
đường hay có đường?,,,,


3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Khi đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu, tiếp theo sẽ tiến hành tổng hợp
dữ liệu cần phân tích. Sau đó tùy theo từng dữ liệu mà đưa ra các phương pháp
thực hiện thích hợp. Dựa vào những dữ liệu thu thập được, qua những kiểm tra
sự tương thích của kết quả và thực nghiệm từ các phép thử thị hiếu. Từ những
số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành phân tích phương sai, tiến hành vẽ
đường cong mối quan hệ giữa nồng độ đường và cường độ cảm nhận có trong
sản phẩm mới.
Xử lý số liệu bằng cách phân tích phương sai ANOVA.
III. Quy trình phát triển sản phẩm mới
Gồm 8 bước
Bước 1: Phát ý tưởng
Doanh nghiệp có càng nhiều ý tưởng thì khả năng chọn được ý tưởng tốt
càng cao. Các nguồn của ý tưởng có thể nằm trong nội bộ doanh nghiệp, từ các
nhân viên, nhà quản lý. Một số nguồn quan trọng khác từ bên ngoài như, từ

nhượng quyền kinh doanh, từ mua lại tổ chức tạo ra sản phẩm mới, từ khách
hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoặc từ các trường, viện nghiên cứu.
Doanh nghiệp nhỏ nên chủ động khai thác nguồn ý tưởng từ nội bộ do
nguồn này dễ tác động, ít tốn kém về tiền và thời gian để khai thác. Vả lại các ý
tưởng thường khả thi, sát với thực tế hơn bởi vì các ý tưởng từ nội bộ thường
nảy sinh do va chạm với thực tế, tiếp xúc với khách hàng, quan sát đổi thủ cạnh
tranh.

 Ý tưởng bên ngoài
Vinasoy tạo sản phẩm dựa trên cơ sơ xuất phát từ khách hàng, có phản
hồi từ khách hàng về nhu cầu, sở thích, thói quen, lứa tuổi, từng giới ( qua thăm
dò ý kiến, trắc nghiệm của khách hàng).
Qua thăm dò ý tưởng của đối thủ cạnh tranh, sản phẩm gần tương tự trên
thị trường để phát hiện ra khách hàng thích những gì ở các sản phẩm gần tương
tự đó như:


 Chị em phụ nữ đa số không thích sản phẩm có đường cao, khi uống
phải có mùi của đặc trưng của sản phẩm.
 Màu sắc của sản phẩm là màu trắng ngà hoặc đục
 Sữa đảm bảo nguyên hương vị, không có mùi lạ, vị béo ngậy, ngọt
mát, không có vị lạ.
 Sản phẩm sau một thời gian lưu thông bảo quản phải trong ít cặn
trắng ở dưới đáy chai.
 Thị trường đã có sản phẩm tương tự nhưng đa số là có đường ít sản
phẩm không đường.
 Xu hướng nhu cầu sử dụng của khách hàng rất cao cho mọi đối
tượng >14 tuổi đặc bị là chị em phụ nữ, người béo phì và người cao
tuổi
 Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với phương trâm: “Sống vui

khỏe”.
 Chế biến, có sẵn để tiết kiệm thời gian.
 Vừa đủ số lượng dùng một lần hoặc dùng nhiều lần tùy theo nhu
cầu.
 Bảo quản được lâu, đăc biệt ở nhiệt độ thấp.
 Loại bao bì phù hợp cho sản phẩm, thu hút được sự chú ý về cảm
quan.
 Ý tưởng nội tại:
Xuất phát từ sự tham khảo thông tin tổng hợp của cá nhân kết hợp với
tham khảo đồng nghiệp, đơn vị về kế hoạch phác thảo, đóng góp ý kến về nhiều
khía cạnh khác.
Dựa vào những thiết bị máy móc sẵn có của đơn vị.
Được xác định rõ những điều trông đợi từ sản phẩm, có trong kế hoạch
phát triển sản phẩm và kinh doanh.


Tìm kiếm quan điểm của công ty, đơn vị liên quan, nhân viên, nhà quản
lý. Nguồn nguyên liệu sản xuất nhiều, rẻ, sẵn có gần nơi sản xuất nhằm đem lại
lợi nhuận, đảm bảo tính liên tục cho sản xuất bằng phương pháp hợp đồng với
các đối tác.
Tóm lại ý tưởng: sẽ cung cấp những sản phẩm cho khách hàng đang cần
đồng thời cũng cung cấp những sản phẩm mà mình có khả năng sản xuất.Bởi
vậy, đó là những lý do tại sao cần phải phát triển sản phẩm mới- sản phẩm sữa
đậu nành không đường.
Bước 2: Sàng lọc ý tưởng
Qua sàng lọc ý tưởng và loại bỏ các yếu tố không khả thi, ý tưởng được
chọn trên cơ sở tương họp với các nguồn lực của cá nhân, đơn vị và khách hàng
từ đó hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh, phát triển của đơn vị. Thẩm định các ý
tưởng khả thi cần phải đánh giá kỹ lưỡng về dạng ý tưởng mới, mức độ mới,
phải luôn đi liền với dự đoán cụ thể về thị trường mục tiêu, cạnh tranh, thị phần,

giá cả, chi phí phát triển và sản xuất, suât hoàn vốn, để tránh sai lầm bỏ đi ý
tưởng hay hoặc lựa chọn những ý tưởng nghèo nàn.
Sàng lọc từ thiết kế mẫu mã, dạng trình bày cho sản phẩm để phù hợp với
từng đối tượng cụ thể, thiết kế bao bì, lựa chọn nguyên liệu, phương pháp, các
thông số kĩ thuật cơ bản cho phù hợp với loại sản phẩm mong muốn.
Bước 3: Phản biện và phát triển ý tưởng
Sau khi sàng lọc, tổ chức 1 ban phản biện ý tưởng này, ban phản biện có
nhiều thành phần, đối tượng để có được nhiều cách đánh giá khách quan và
phản biện thông qua quá trình phát triển và đánh giá, ý tưởng sẽ được mổ xẻ
dưới nhiều góc cạnh làm cho ý tưởng được rõ ràng, cụ thể hơn và hạn chế được
những thử nghiệm không cần thiết.
Ý tưởng về sản phẩm mới sẽ đầy đủ về các yếu tố như tính năng, tác dụng
chính của nó, cách thức thiết kế, các giá trị, vai trò, ý nghĩa, mục đích và những
điểm mới muốn nhắm tới khi phát triển sản phẩm này.
Bước 4: Chiến lược tiếp thị
Để tăng khả năng thành công của sản phẩm mới trên thị trường, doanh
nghiệp cần thiết nghĩ đến việc thương mại hoá nó sẽ như thế nào thông qua việc
phác thảo bản kế hoạch tiếp thị ngắn ngọn.


Xây dựng kế hoạch tiếp thị sơ lược nhằm hai lý do. Một là tránh phát
triển những sản phẩm mới ít có thị thường tiềm năng, hạn chế việc tổn thất về
thời gian, sức lực. Hai là định hướng được mẫu mã, kiểu dáng, tính năng, hoặc
đặc tính cần thiết của sản phẩm để việc phát triển nó có định hướng rõ ràng sát
với đòi hỏi của khách hàng.
Thực hiện giám sát xu hướng hiện tại của thị trường bằng phương pháp
hợp tác với các nhà phân phối, các siêu thị, đại lý.
Thị trường khách hàng là căn cứ là cơ sở quan trọng và là điều kiện cơ
bản để định hướng phát triển sản phẩm, sản xuất và kinh doanh sản phẩm.
Căn cứ vào nhu cầu thị trường, biểu hiện của thi trường, để xây dựng kế

hoạch phất triển sản phẩm, sản xuất và kinh doanh cụ thể cho mình như: sản
xuất loại sản phẩm mới nào? Sản xuất bao nhiêu? Khi nào thì tổ chứ sản xuất và
đưa ra thị trường tiêu thụ? Tiêu thụ ở thị trường nào, cho ai?
Dự kiến:
Sản xuất loại sữa đậu nành nguyên chất
Giai đoạn tháng đầu sản xuất 15.000 nghìn hộp và bịch (loại 200ml).
Tung sản phẩm ra thị trường: bất kì thời gian nào.
Tiêu thụ ở các thị trường cho các đối tượng tương ứng với các sản phẩm
tương ứng: trung tâm giải trí, mua sắm, các điểm đông dân cư, khu công nghiệp
ở nông thôn và ở các thành phố lớn.
Nghiên cứu thị trường chính là quá trình tìm hiểu khách hàng, nhu cầu
khách hàng và sản phẩm phát triển, giúp ta biết được: sở thích, mong muốn của
họ, họ muốn gì? Sản phẩm nào? Quá trình nghiên cứu giúp ta hiểu rõ những
monh muốn đòi hỏi của khách hàng và để có những biện pháp thỏa mãn nó một
cách tốt nhất đồng thời thu được lợi nhuận cao nhất.
Về tình hình diễn biến thị trường:
Do thường xuyên có sự giám sát xu hướng hiện tại của thị trường qua
phương pháp hợp tác với các nhà phân phối, các siêu thị, đại lý, các nhóm
khách hàng,... cho thấy trong quá trình lao động nhu cầu giải khát, giải trí của
con người tăng, mọi đối tượng có thể sử dụng phát triển sản phẩm này là một ưu
thế.


Mặt khác, hiện nay thị trường có rất ít sản phẩm sữa đậu nành không
đường, giữ được nguyên chất của sữa.
Dự báo thị trường với sản phẩm này: thị trường tiêu thụ có tiềm năng lớn
( khách hàng tiềm năng: mọi đối tượng >14).
Bước 5: Phân tích kinh doanh
Phân tích kinh doanh đánh giá kỹ hơn về mặt doanh thu, chi phí sản xuất
và marketing, lợi nhuận đem lại, điểm hoà vốn, thời gian hoàn vốn, phân tích rủi

ro sản phẩm đem lại. Bên cạnh đó, nó đánh giá chi tiết hơn các mục tiêu của sản
phẩm, những dự báo cho thị trường và tác động của sản phẩm mới này với các
sản phẩm hiện có. Điều đó có nghĩa là, đánh giá sản phẩm mới này có gây ảnh
hưởng xấu đến các sản phẩm hiện có hay không?

Sữa đậu nành là một ngành hàng nhỏ trong toàn bộ ngành nước giải khát.
Nhiều năm trước, Vfresh của Vinamilk cùng nhà sản xuất bao bì Tetrapak đã rất
tham vọng trong ngành hàng này với thông điệp “tốt cho tim” nhưng không
thành công lắm. Khó khăn nhất của ngành hàng này là “bị cạnh tranh với sữa
nấu tại nhà” vì người ta cho rằng sữa nấu tại nhà tự nhiên hơn, tốt cho sức khỏe
hơn. Khó khăn thứ hai trong việc mở rộng ngành hàng này chính là việc “sữa
đậu nành là một thức uống nhàm chán, không vui nhộn như các loại nước ngọt
khác”. Chính vì thế mà tốc độ tăng trưởng của ngành hàng này rất thấp. Nó chỉ
dành cho quý cô muốn làm đẹp.
Nhưng từ khi Vinasoy bắt đầu đầu tư vào truyền thông khoảng 5 năm
trước, đến giờ đây, sữa đậu nành là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất
nhì trong ngành giải khát và Fami chiếm vị trí dẫn đầu với hơn 60% thị phần.
Nhiều đại gia bắt đầu thèm muốn ngành hàng này.
Mặt khác, hiện nay thị trường có rất ít sản phẩm sữa đậu nành không
đường, giữ được nguyên chất của sữa nên chưa có sự cạnh tranh nhiều đối với
sản phẩm tương tự. Như vậy, không những sản phẩm này không có tác động xấu
đến các sản phẩm hiện có của công ty trên thị trường mà còn giúp cho FAMI
ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong thị phần nước giải khát có lợi cho sức
khỏe như sữa đậu nành.


Dự báo thị trường với sản phẩm này: Theo thống kê mới nhất của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), dân số nước ta hiện đứng hàng thứ 14 trên thế giới,
xấp xỉ 95 triệu người. Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1 triệu
người/năm. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khoảng 1,1%/năm. Do vậy, đây là

một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng, vừa là nguồn nhân lực dồi
dào với giá nhân công rẻ. Sự đô thị hoá tăng cũng đồng nghĩa với mức sống
tăng, Số dân thành thị chiếm gần 70% trong cơ cấu dân số, nhu cầu giải khát
tăng đáng kể. Đặc biệt là ở những thành phố lớn, do mức tập trung dân đông,
mùa hè ngày càng nóng bức dẫn đến nhu cầu giải khát tăng mạnh vào những
ngày hè. Như vậy, nước ta với dân số đông, sự đô thị hoá nhanh, dân số trẻ nên
tỷ lệ giới trẻ lớn là một là thị trường tốt với tiềm năng khá cao ( khách hàng
tiềm năng: mọi đối tượng >5 tuổi).
Bước 6: Phát triển sản phẩm
Ở những bước trước: chỉ là thuyết minh, bản vẽ, mô hình.
Sau khi tìm hiểu kĩ và mong muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thì
bước tiếp theo là ta cần nghiên cứu khách quan sản phẩm để đưa vào sản xuất.
Bước này liên quan đến phát triển mặt vật lý, kỹ thuật, hoặc thành phẩm cụ thể.
Doanh nghiệp cần làm mẫu, đầu tư chế tạo thử nghiệm. Để giảm thời gian phát
triển sản phẩm, và chi phí nghiên cứu, các cán bộ nghiên cứu nên chú trọng việc
tìm kiếm thông tin, thu thập các nghiên cứu có sẵn hoặc liên quan để tránh mất
thời gian làm lại những gì đã có. Tại bước này: công ty tiến hành phát triển sản
xuất sản phẩm và xây dựng thương hiệu cụ thể. Chuyển đổi các thuộc tính từ
khách hàng (customer attributes) thành các thuộc tính kỹ thuật (engineering
attributes): nhà marketing kết hợp chặt chẽ với kỹ sư thiết kế và chế tạo.
*Chú ý: trong giai đoạn này, không chỉ phát triển phần chức năng của sản
phẩm mà còn tập trung phát triển các thuộc tính tâm lý.
=> xây dựng một thương hiệu cụ thể để thoả mãn nhu cầu chức năng và tâm lý
cho khách hàng mục tiêu

Với phương châm uống để khỏe, ta cần tập trung chú trọng nghiên cứu
thành phần dinh dưỡng và lợi ích của người tiêu dùng khi sử dụng loại sản
phẩm này: ngoài công dụng giải khát, sản phẩm Fami không đường mới này
thật sự là sản phẩm chất lượng cho cuộc sống và sức khỏe. Việc giàu chất dinh
dưỡng thiết yếu như: protein, chất xơ và chất khoáng còn có lipit giúp chuyển

hóa Cansium giúp xương cứng cáp và tránh các lo ngại về xương khớp. Đặc biệt


sản phẩm này là không đường, là sản phẩm cực kỳ phù hợp cho những người
tiểu đường hay muốn loại bỏ bớt Gluco ra khỏi khẩu phần ăn của mình.
Các chất phụ gia hỗ trợ: các chất bảo quản được quy định bởi Bộ Y Tế
Vật liệu bảo quản: hộp giấy, túi giấy (loại 200ml) để tiện sử dụng và an
toàn với môi trường hơn, đồng thời giảm chi phí sản phẩm.
Độ an toàn của sản phẩm: Mặc dù đã được nghiên cứu về tính an toàn.
Tuy nhiên để tránh những rủi ro và đảm bảo tuyệt đối cho người tiêu dùng trước
khi đưa vào thị trường, sản phẩm sẽ được kiểm nghiệm kỹ tại phòng thí nghiệm
sau đó thủe trên động vật. Mỗi ngày con vật được đưa vào thí nghiệm này sẽ
phải uống khoảng 600ml sữa tương đương 3 hộp sữa giấy. Sau 1 tháng thí
nghiệm sẽ đánh giá lại mức độ phản ứng cũng như sức khỏe của chúng.
Thiết kế bao bì: Bao bì sản phẩm là người bán hàng im lặng, nếu để một
sản phẩm riêng lẻ thì khách hành ít chú ý đến bao bì, nhưng đặt sản phẩm đó
trên một quầy hàng bán lẻ với hàng chục sản phẩm cùng loại thì chẳng khác nào
một cuộc thi hoa hậu, mỗi sản phẩm phải chứng minh "nhan sắc" của mình qua
bao bì. Bao bì là phần dễ nhìn thấy nhất của sản phẩm mang khả năng kích thích
người mua. Người mua hàng muốn gì ở bao bì? Trước hết là yếu tố thẩm mỹ,
"bắt mắt". Trước nhiều sản phẩm có thương hiệu xa lạ, chưa dùng bao giờ,
người mua hàng bị thu hút bởi bao bì có kiểu dáng đẹp, có hình ảnh, kiểu chữ
trình bày gây ấn tượng. Thứ đến là thông tin trên bao bì. Ở mức tối thiểu, bao bì
phải có những thông tin như tên nhãn hiệu, đơn vị sản xuất, thành phần, số
lượng, cách sử dụng, hạn sử dụng… Cuối cùng là sự tiện dụng: dễ mở, dễ sử
dụng, dễ cất trữ và có thể tái sử dụng. Người bán lẻ, nhìn bao bì sản phẩm dưới
một khía cạnh khác: họ muốn hàng hóa đựng trong bao bì (thùng giấy, hộp kim
loại…) phải dễ vận chuyển, bảo quản, hàng bên trong phải đúng số lượng ghi
trong bao bì. Kiểu dáng bao bì phải tiện lợi cho việc trưng bày, có thể xếp chồng
lên nhau trên kệ hàng. Và người bán cũng cần những thông tin trên bao bì để

giải thích cho khách hàng khi khách hàng chỉ hỏi sơ qua mặt hàng nào đó mà
chưa quyết định mua. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc, bao bì
sản phẩm không chỉ là yếu tố thẩm mỹ. Việc thiết kế bao bì nằm trong định
hướng của chiến lược tiếp thị sản phẩm. Vì sản phẩm FAMI trên thị trường của
công ty đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng, nên ta chỉ cần
dựa theo hình thức cũ để tất cả các dòng sản phẩm mang tên FAMI được đồng
nhất với nhau. Với thiết kế hộp giấy 200ml và bịch giấy 200ml, cùng tông màu
chủ đạo là màu vàng nhạt đặc trưng của sữa đậu nành, tạo cho người tiêu dùng


cảm giác thích thú, quen thuộc, hình thức đóng hộp đã giúp thời gian lưu trữ có
thể kéo dài lên đến cả năm thì người tiêu dùng đã tìm được phương án tiện lợi
hơn so với việc tự làm sữa đậu tại nhà, hoặc mua sữa đậu nấu thủ công tại các
cơ sở nhỏ lẻ (và chỉ sử dụng trong ngày) nhưng không đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm cũng như chất lượng như thời gian trước đây. Với công nghệ UHT,
trong quá trình sản xuất, sữa đậu nành được tiệt trùng ở nhiệt độ rất cao (1371400C) nên tiêu diệt được hoàn toàn các vi khuẩn gây hại. Thêm vào đó, công
nghệ đóng gói vô trùng trong bao bì giấy có 6 lớp bảo vệ (4 lớp PE, 1 lớp giấy
và 1 lớp nhôm) sẽ giúp đậu nành tránh được những hư tổn tác động từ môi
trường bên ngoài như nắng, gió… và ngăn cản mùi thơm sản phẩm bay ra
ngoài. Nhờ vậy, sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng đều sánh mịn, thơm ngon
tự nhiên và đảm bảo chất lượng, không sử dụng chất bảo quản nên rất an toàn
cho người tiêu dùng.
Bước 7: Kiểm nghiệm thị trường
Đưa sản phẩm ra thị trường là bước quan trọng để đánh giá xem sự thành
bại của sản phẩm trên thực tế. Vì thế quyết định đưa ra sản phẩm như thế nào?
Khoảng thời gian tối ưu? Và việc kết hợp để có thể đạt hiệu quả tốt nhất? Đó là
một bài toán mà chúng ta cần tính toán kĩ lưỡng, chi tiết và không để sai số.
Để cận thận hơn, chúng ta có thể thực hiện việc kiểm nghiệm thị trường
bằng cách cho triển khai ở những vùng thị trường nhỏ. Công việc này nhằm
mục đích chính là đánh giá các yếu tố liên quan đến chức năng tiếp thị như giá

cả, kênh phân phối, thị trường, thông điệp quảng cáo hoặc định vị sản phẩm.

Giai đoạn giới thiệu sản phẩm
Từ tháng 10/ 2017 đến tháng 2/ 2018:
– Mục tiêu: Giai đoạn giới thiệu là bước khởi động và là bàn đạp cho sản
phẩm trước khi chính thức bước ra thị trường. Trong giai đoạn này chúng ta
không những đưa hình ảnh sản phẩm mới đến gần người tiêu dùng mà bên cạnh
đó để cho khách hàng thấy được những lợi ích ban đầu về một sản phẩm chất
lượng và tốt cho sức khỏe của mọi người.
– Các chương trình áp dụng:


Vì sản phẩm mới cần có một lực đẩy và bàn đạp vững chắc trước khi tung
ra thị trường nên trong giai đoạn này chiêu thị là phương pháp chú trọng để đưa
hình ảnh sản phẩm mới đến với người tiêu dùng một cách rộng rãi. Chiến lược
phải đảm bảo được số lượng cụ thể khách hàng biết đến cái tên “FAMI không
đường” dù nó chưa ra thị trường, tạo một sự mong đợi nhất định của khách hàng
trong tâm lý tò mò và khám phá cái mới. Những điều này chính là bước dọn
đường chu đáo cho sản phẩm bước ra thị trường.
Quảng cáo, giới thiệu hình ảnh sản phẩm:
Ý tưởng quảng cáo: Thông tin về một sản phẩm mới sắp xuất hiện trên thị
trường. Điều quan trọng đưa ra là thông tin sản phẩm sẽ hé lộ dần qua các kỳ
quảng cáo để tạo nên một làn sóng tò mò, đón chờ.
Thời gian thực hiện: Suốt thời gian giới thiệu sản phẩm.
PR trên các báo, các báo tạp chí: Nhấn mạnh đến lợi ích và công dụng
của đậu phộng, đậu nành.
PR về những lợi ích của sản phẩm là điều quan trọng trong xu hướng tiêu
dùng hiện tại. Giờ đây khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sức
khỏe của bản thân và gia đình trong quyết định lựa chọn sản phẩm, thì việc PR
về những tác động tích cực và những công dụng của đậu nành và đậu phộng dến

sức khỏe của con người.
Thời gian áp dụng: Cuối tháng 12/2017. Vào khoảng thời gian này khi
quảng cáo đã phần nào tác động ít nhiều đến nhận thức và định vị trong lòng
người tiêu dùng thì đưa ra các chương trình PR sẽ cũng cố và giúp khách hàng
an tâm về những thông tin quảng cáo mà công ty đã đưa ra trước đó. Bên cạnh
đó khoảng thời gian này gần với thời gian tung sản phẩm, điều này giúp khách
hàng nhớ và nhanh chóng nhắc lại khi sản phẩm xuất hiện trên thị trường.
Báo được chọn: Báo Phụ Nữ, báo Tiếp Thị Và Gia Đình là 2 báo chính và
các báo, tạp chí, báo điện tử, mạng xã hội… Hai tờ báo này theo thông kê là báo
được nhiều các mẹ, các cô, các bạn nữ thuộc mọi tầng lớp và ngành nghề lựa
chọn như nguồn cung cấp thông tin hữu ích về các sản phẩm và tư vấn về sức
khỏe cho các thành viên trong gia đình mình vì bản thân các nhà nội trợ là
người chủ yếu đưa ra quyết định mua sản phẩm cho gia đình. Vì thế đó sẽ là lựa
chọn chiến lược của công ty khi đưa ra sản phẩm này: Sản phẩm dành cho sức
khỏe.


Chương trình dùng thử sản phẩm:
Mục đích: Sản phẩm dù được chuẩn bị chu đáo thì vẫn chịu những tác
động của các yếu tố bất ngờ của mối trường và từ bản thân người tiêu dùng. Để
chắc chắn lại những gì doanh nghiệp đã nghiên cứu về môt trường, khách hàng
và sản phẩm đấy chính là cơ hội và lần thử nghiệm cuối cùng và chính xác nhất
để đánh giá chính xác hơn những mong muốn và khẩu vị của người tiêu dùng.
Hơn thế nữa sử dụng thử là cách nhanh nhất để công ty khẳng định lại những
thông tin và cam kết với khách hàng về một sản phẩm chất lượng. Từ xuất phát
điểm về thói quen lo ngại và thích dùng thử của người Việt Nam thì chương
trình là sự cần thiết để sản phẩm tạo uy tín trong lòng khách hàng.
Thời gian áp dụng: Vào tháng 1/2018.
Khu vực triển khai: Ba thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và Hà Nội.

Nghiên cứu và lập báo cáo về phản ứng ban đầu và mức độ hài lòng của
người tiêu dùng:
Hoạt động này được tiến hành trực tiếp sau những buổi dùng thử để xác
nhận thông tin ban đầu về mức độ hài lòng của khách hàng về mẫu mã, bao bì
và quan trọng nhất là hương vị sản phẩm mới. Đánh giá khách quan của người
tiêu dùng cho chúng ta biết mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
và những nhận định đánh giá khách quan của khách hàng về sản phẩm mới.
Bước 8: Thương mại hoá sản phẩm
Thương mại hoá sản phẩm là việc tung sản phẩm thực sự vào thị trường
doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường triển khai, cách thức triển khai, các bộ
phận tác nghiệp liên quan như bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc khách
hàng, hoặc giao nhận.
Công ty cần quyết định về vị trí địa lý và thời gian tung thương hiệu.
Về vị trí địa lý: tuỳ theo nguồn lực và tài chính cũng như tình hình cạnh tranh
trên thị trường, công ty có thể tập trung vào một địa phương, một vùng hay
nhiều vùng, cả nước hay thị trường nước ngoài.
Về thời gian có 3 chọn lựa:
(1) Tung sản phẩm ra thị trường đầu tiên để là người tiên phong. Đây là một lợi


thế cạnh tranh tốt. Nhưng cũng có thể gánh chịu thất bại vì chưa có kinh nghiệm
về khách hàng của sản phẩm mới, cũng như chi phí định hướng tiêu dùng của
khách hàng (cost of educating the market).
(2) Tung song song với đối thủ cạnh tranh: Chia sẻ lợi thế tiên phong với đối thủ
cạnh tranh. Ưu điểm là: nếu 2 công ty cùng quảng bá sẽ chú ý cho thị trường
nhiều hơn.
(3) Tung sau đối thủ cạnh tranh: Mất lợi thế tiên phong, được lợi thế là có thể
tránh những khuyết điểm của nhà tiên phong mắc phải cũng như dễ dàng hơn
trong dự đoán dung lượng thị trường.


Sau khi đã có một bảng đánh giá khảo sát sơ bộ về phản ứng của khách
hàng, chúng ta cần đưa ra những điều chỉnh sao cho phù hợp hoặc đẩy mạnh
những gì đang có được khách hàng phản ứng tích cực.
Đồng loạt đẩy sản phẩm ra thị trường.
Thời gian: Tháng 3/ 2018:
– Mục tiêu: Dựa trên các chiến lược và sự kết hợp giữa các bộ phận
nhanh chóng đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và bao phủ thị trường.
– Các chương trình áp dụng:
Về sản phẩm:
Đảm bảo tất cả các sản phẩm khi tung ra thị trường đạt chất lượng tốt
nhất và đồng nhất như nhau. Kiểm soát chặt chẽ từ khâu chế biến cho đến tay
người tiêu dùng để tránh tình trạng xấu gây ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm, làm mất lòng tin của khách hàng.
Về phân phối.
Do tập đoàn VINASOY đã sở hữu kênh phân phối lớn mạnh và rộng khắp
các tỉnh thành trên cả nước nên việc cho ra đời sản phẩm sữa đậu nành FAMI
không đường kết hợp với chiến lược tận dụng kênh phân phối hiện có là một


điều tất yếu. Việc tận dụng này góp phần giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp
khi phải xây dựng kênh phân phối cho sản phẩm mới đồng thời giúp sản phẩm
thâm nhập nhanh và sâu rộng trên thị trường. Bằng cách này, sản phẩm sẽ đến
tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối quen thuộc hay truyền thống
mà từ trước tới nay của doanh nghiệp vẫn sử dụng. Điều này sẽ góp phần tạo
cảm giác yên tâm và tin cậy cho người tiêu dùng.
Là một sản phẩm mới trên thị trường, doanh nghiệp cũng cần tập trung
vào các chính sách ưu đãi, các khoản chiết khấu cho các đại lý và trung gian
phân phối khi họ đồng ý phân phối sản phẩm trên thị trường. Các chính sách
này sẽ làm tăng tần suất xuất hiện của sản phẩm trên thị trường và giúp doanh
nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn trong giai đoạn thâm nhập.

Cần chú ý tập trung vào các kênh phân phối hiện đại, do xu hướng tiêu
dùng ngày càng được nâng cao và hướng tới các sản phẩm có lợi cho sức khỏe
con người. Khi trưng bày sản phẩm nên cung cấp thêm thông tin về giá trị dinh
dưỡng cũng như tác dụng tốt cho sức khỏe của đậu nành và đậu phộng ngay bên
cạnh quầy hàng bằng các banner và tờ rơi được trưng bày đẹp mắt. Việc này
cũng góp phần tạo sự chú ý và thu hút khách hàng tiềm năng. Trong đó cần
phân phối theo đặc điểm và mục tiêu của công ty VINASOY đã đưa ra:
– Sản phẩm hộp giấy: Được định hướng là sản phẩm quan trọng và chủ
yếu trong chiến dịch bao phủ thị trường trong chiến lược hiện tại, sản phẩm
FAMI không đường hộp giấy được đẩy mạnh sản xuất và phân phối chủ yếu tại
kênh phân phối hiện đại là siêu thị. Việc đưa ra và đẩy mạnh sản phẩm hộp giấy
là lời khẳng định cho cam kết của công ty về một sản phẩm chất lượng vì sức
khỏe người tiêu dùng.
– Sản phẩm bịch giấy: là một thiết kế tiện lợi khác danh cho khách hàng
được phân phối rộng rãi ở cả hai kênh phân phối hiện đại và truyền thống để
người tiêu dùng có thể dễ dàng chọn mua.
Về giá.
Giá là một yếu tố hết sức quan trọng, nó phản ánh chất lượng sản phẩm
cũng như thu nhập của công ty. Nhận thức được điều đó, trong chính sách giá cá
của mình, công ty VINASOY luôn coi trọng việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm thông qua việc tận dụng lại dây chuyền sản xuất dòng sản phẩm
FAMI không đường nên công ty đã lên kế hoạch xem xét việc hạ giá cho dòng
sản phẩm mới cải tiến. Cụ thể như sau:


– FAMI không đường bán lẻ với giá 4.000đ/hộp dung tích 200ml,
23.500đ/lốc (6 hộp), 135.000đ/thùng (36 hộp)
– FAMI không đường có giá 3.500đ/bịch dung tích 200ml,
140.000đ/thùng (40 bịch)
Về chiêu thị.

Chiêu thị là chiến lược xuyên suốt và thay đổi theo các giai đoạn nhất
định để đáp ứng và hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đưa ra. Trong
giai đoạn đưa ra sản phẩm, nhiệm vụ chính trong thời gian đầu của giai đoạn
này là thúc đẩy và tăng sự nhận biết dòng sản phẩm mới FAMI không đường.
Để hoàn thành được chiến lược chiêu thị cần có những chiến thuật cụ thể cho
từng giai đoạn.
a. Hình thức quảng cáo:
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp tập trung quảng cáo sản phẩm trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt nhất là truyền hình. Trong các mẫu
quảng cáo cần nhấn mạnh yếu tố nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản và
tác dụng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Giờ phát sóng nên dao động chủ yếu
từ khoảng 11 đến 12 giờ trưa và 18 đến 19 giờ chiều vì những khoảng thời gian
này người lao động sẽ quay về với gia đình và quay quần bên bữa cơm ấm cúng.
Đây là dịp để sản phẩm xuất hiện và kêu gọi khuynh hướng chăm sóc sức khỏe
gia đình từ các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chất bảo quản. Hơn nữa
hoạt động này cũng rất phù hợp với chiến lược định vị sản phẩm sữa hướng tới
mục tiêu chăm sóc sức khỏe gia đình của Soya.
Bên cạnh đó, quảng cáo cũng nên thực hiện trên các phương tiện khác
như báo chí, ngoài trời, phương tiện vận chuyển…
b. Chương trình khuyến mãi.
Đây là chương trình được đưa ra trong giai đoạn đầu khi sản phẩm mới
bước ra thị trường còn gặp nhiều sự cạnh tranh của các đối thủ khác và bản thân
sản phẩm chưa xây dựng được chỗ đứng vững trong tâm trí cũng như trong
quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Một sản phẩm mới bao giờ cững gặp
phải rào cảm về tâm lý.


Chương trình áp dụng: Tăng kèm sản phẩm dùng thử khi mua bất kỳ sản
phẩm nào của VINASOY với số lượng quy định. Ví dụ mua một 10 bịch FAMI
nguyên chất/canxi sẽ được kèm theo một bịch FAMI không đường.

Mục đích: Hỗ trợ cho sự hạn chế của chương trình dùng thử sản phẩm.
Chương trình sẽ áp dụng rộng rãi và khuyến khích được nhiều người tiêu dùng
biết đến và dùng thử sản phẩm.
Khuyến khích và tăng doanh số cho các sản phẩm khác của công ty, giúp
doanh nghiệp có thể nhanh chóng đẩy các sản phẩm ra thị trường để bước vào
vòng sản xuất mới.
Khu vực áp dụng: Áp dụng trên toàn quốc, trong tất cả các hệ thống kênh
phân phối của công ty.
Thời gian áp dụng: Một tháng đầu khi tung sản phẩm ra thị trường.
c. Chương trình kết hợp.
Trong vòng 3 tháng đầu, kết hợp với khuyến mãi tặng kèm trong các sản
phẩm của VINASOY, để kích thích nhu cầu mua của khách hàng thì cứ hai tuần
công ty sẽ giảm giá 10%.
Bộ phận dịch vụ khách hàng
Vai trò của bộ phận dịch vụ khách hàng là cung cấp dịch vụ hậu mãi và
hỗ trợ. Bộ phận này hoạt động nhằm giải quyết kịp thời vướng mắc và khó khăn
của khách hàng.
Chuẩn bị “thư mục nóng” và “đường dây nóng” để kịp thời giải đáp thắc
mắc hướng dẫn cho khách hàng. Chú trọng chăm sóc khách hàng và mọi nhu
cầu của khách hàng đều được phục vụ tận tình chu đáo, được đảm bảo an toàn,
và riêng tư nếu khách hàng yêu cầu. Với phương châm làm việc “ phục vụ
khách hàng tốt nhất để phát triển”.
Ngoài công việc giải đáp những thắc mắc của khách hàng thì bộ phận này
thu hồi lại những phản ánh của khách hàng về sản phẩm, những kì vọng của
khách hàng về dịch vụ và sản phẩm của công ty.

TÓM LẠI


Phát triển sản phẩm mới không phải là một công việc độc lập, nó liên

quan tới chiến lược, chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lực của doanh nghiệp.
Phát triển sản phẩm mới cần gắn liền, hỗ trợ tính thống nhất với toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp.
Cần xem xét và đánh giá nhiều mặt của ý tưởng và sản phẩm, trong đó
phương diện nhu cầu của thị trường cần được tôn trọng và luôn nhắm tới. Vì
việc sáng tạo và đổi mới thiếu phương pháp, không có mục đích chính xác sẽ
chỉ gây tổn thất.



×