Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tìm hiểu nghiệp vụ ngân hàng Sacombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.83 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
***

NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG
TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG
SACOMBANK

GVHD
Lớp
Nhóm
Thành viên

:
:
:
:

Hồ Hữu Tín
41K06.1CLC
Tán Nguyễn Hoàng Oanh
Nguyễn Trần Thảo Ngân
Đặng Mỹ Trinh
Nguyễn Thị Thanh Vân

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 3 năm 2018


MỤC LỤC
I.


Lời mở đầu:...........................................................................................................2

II. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn
Thương Tín – Sacombank:.............................................................................................3
III. Tìm hiểu về một số nghiệp vụ, dịch vụ của Sacombank:.........................................5
1.

2.

3.

4.

Nghiệp vụ nguồn vốn:......................................................................................5
1.1.

Nhận tiền gửi tiết kiệm..............................................................................5

1.2.

Nhận tiền gửi có kỳ hạn.............................................................................6

1.3.

Nhận tiền gửi không kỳ hạn.......................................................................6

Nghiệp vụ tín dụng:..........................................................................................8
2.1.

Cho vay......................................................................................................8


2.2.

Bao thanh toán.........................................................................................13

2.3.

Bảo lãnh...................................................................................................15

2.4.

Chiết khấu................................................................................................16

2.5.

Cho thuê tài chính....................................................................................17

Nghiệp vụ đầu tư tài chính:............................................................................18
3.1.

Đầu tư chứng khoán.................................................................................18

3.2.

Đầu tư trái phiếu chính phủ.....................................................................19

Các nghiệp vụ kinh doanh khác......................................................................19
4.1.

Nghiệp vụ thanh toán...............................................................................19


4.2.

Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế...................................................................20

4.3.

Nghiệp vụ tài chính phái sinh..................................................................21

Page | 2


I. Lời mở đầu:

T

rong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động Ngân hàng là một
trong những hoạt động mang tính chất quan trọng trong việc phát triển kinh
tế đất nước. Bởi vì, đi cùng với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế
thì nhu cầu vốn là vô cùng cần thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua
sắm trang thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các Ngân hàng ngày càng
chứng tỏ được vai trò của mình khi là trung gian huy động vốn, mở rộng đầu tư, tạo
điều kiện thu hút vốn từ nước ngoài và phần nào trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ Nhà
nước trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả và thực hiện các chính sách kinh tế
vĩ mô.
Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Sacombank đã đạt những bước tiến thật rõ rệt khi
trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Là một ngân hàng tiên phong, Sacombank
đang tận dụng công nghệ và các kênh phân phối dịch vụ hiện đại làm lợi thế cạnh
tranh để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Sự kiện Sacombank chính thức niêm yết cổ
phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM ngày 12/7/2006 đánh dấu một bước

ngoặc mới quan trọng về sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Sacombank
là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Nhìn lại chặng đường 16 năm đã đi qua, bên cạnh những thành công trên đôi lúc
Sacombank còn gặp phải những khó khăn thử thách dường như không thể đứng vững
nhưng với quyết tâm, tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ nhân viên và sự chỉ đạo
kịp thời cùng với những chủ trương chính sách sáng suốt của Ban lãnh đạo
Sacombank đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong bản đồ các Ngân hàng
ở nước ta cũng như trong khu vực Đông Nam Á.

Page | 3


II. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
gòn Thương Tín – Sacombank:
21/12/1991: Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập
tại TP.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.
Trong suốt hơn hai mươi năm hình thành và phát triển, Sacombank đã khẳng định vai
trò tiên phong của mình trên nhiều lĩnh vực:
Năm 1993: Sacombank khai trương chi nhánh tại Hà Nội, Sacombank là ngân hàng
TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương Chi nhánh tại Hà Nội. Phát hành kỳ phiếu có
mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại,
góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất
nước.
Năm 1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000
đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp
vốn.
Năm 1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có Sacombank
trú đóng) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân
và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế
Năm 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản

lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh
giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn
điều lệ).
Năm 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ
nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
hiện đại.
Năm 2006: Là ngân hàng TMCP Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với
tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm:
Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL,
Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS.
Năm 2007: Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho
cộng đồng Hoa ngữ.
Năm 2008:

Page | 4


 Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data
Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ
thống trung tâm dữ liệu dự phòng.
 Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi
nhánh tại Lào.
Năm 2009:
 Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở
rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá
trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam,
Lào và Campuchia.
Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP đầu
tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội
(ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn

nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín
dụng đến các khách hàng.
Năm 2013: Sacombank đưa vào sử dụng hệ thống Internet Banking phiên bản mới với
nhiều tính năng hiện đại và vượt trội.
Năm 2015: Sacombank là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam nhận khoản vay 50
triệu USD từ Cathay United Bank - một ngân hàng uy tín tại Đài Loan, nhằm mục đích
tài trợ các hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Sacombank .
Đến nay Sacombank đã tiến hành hợp tác, tiếp nhận vốn với nhiều đối tác, nhà đầu tư
quốc tế, góp phần hiện đại hóa ngân hàng, thực hiện theo định hướng của Chính Phủ
và ngân hàng nhà nước trong chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mang
đến cho thị trường những định chế tài chính lớn mạnh, an toàn và chuyên nghiệp hơn.
Hiện nay, Sacombank trở thành một ngân hàng lớn mạnh, thuộc Top 5 ngân hàng lớn
nhất Việt Nam về tổng tài sản, vốn điều lệ và mạng lưới hoạt động.

Page | 5


III. Tìm hiểu về một số nghiệp vụ, dịch vụ của Sacombank:
1. Nghiệp vụ nguồn vốn:
 Nghiệp vụ huy động vốn:
Sacombank được coi là một tổ chức kinh doanh tiền gửi, điều đó cho thấy nghiệp vụ
huy động tiền gửi đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có một số lượng vốn rất lớn của khách
hàng gửi tiền vào ngân hàng với các muc địch cơ bản như: lưu giữ tiền tệ an toàn, kiế
ãi từ khoản tiền nhàn rỗi.. Từ đó Sacombank đã đưa ra các nghiệp vụ cũng như các
loại hình tiền gửi như sau:
1.1.

Nhận tiền gửi tiết kiệm


Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cư, được gửi vào
ngân hàng để được hưởng lãi, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là sổ tiết
kiệm của Sacombank dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó còn xác
nhận số tiền đã gửi. Ưu điểm của loại tiền gửi này là giúp khách hàng có thể
hưởng được lãi suất cao với vốn nhàn rỗi của mình tuy nhiên khách hàng sẽ
không được phát hành séc. Sacombank cung cấp các loại tiền gửi tiết kiệm đa
dạng như:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại mà khách hàng có thể gửi nhiều lần
và rút ra bất cứ lúc nào.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi được rút ra sau một thời gian
nhất định. Tuy nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu rút trước hạn cũng có thể
được đáp ứng nhưng phải chịu lãi suất thấp.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Thường là hình thức tiết kiệm trung và dài
hạn, người tham gia ngoài việc được trả lãi còn được ngân hàng cấp tín dụng
nhằm mục đích bổ sung thêm vốn để mua sắm các phương tiện phục vụ nhu cầu
tiêu dùng.

Page | 6


1.2.

Nhận tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian
nhất định theo kỳ hạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền. Mục đích của người gửi
tiền là lấy lãi cho nên ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng
nguồn vốn vì chủ động được thời gian. Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào bảng
lãi suất do Sacombank công bố trong từng kỳ. Kỳ hạn phổ biến của loại tiền gửi
này là ngày, tuần, tháng với các phương thức trả lãi như: trả lãi trước, lãi trả

hàng tháng, hàng quý và lãi trả cuối kì. Khi rút trước hạn khách hàng sẽ được
nhận lãi suất như gửi không kỳ hạn. Khách hàng có thể gửi bằng tiền mặt thông
qua các văn phòng giao dịch hoặc chuyển khoản. Các đối tượng gửi tiền phổ
biến tại Sacombank là các Tổ chức Việt Nam & nước ngoài được hình thành và
hoạt động theo quy định pháp luật. Để mở rộng khoản vốn này, ngoài biện pháp
lãi suất, ngân hàng Sacombank thực hiện một số biện pháp nhằm tạo nên tính
lỏng cho loại tiền gửi có kỳ hạn như cho phép khách hàng rút trước hạn hoặc sổ
xố trúng thưởng…

1.3.

Nhận tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc
nào. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khoản để chuyển
trả cho người thụ hưởng, hoặc chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này.
Đối với tài khoản tiền gửi này, mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm
bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng, do vậy,
nó còn được gọi là tiền gửi thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn có chi phí thấp,
tuy nhiên ngoài chi phí lãi, còn có chi phí phát sinh trong hoạt động phục vụ
thanh toán. Để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng Sacombank đã đa
dạng hóa và phục vụ tốt các dịch vụ trung gian, huy động nhiều khách hàng là
các doanh nghiệp lớn sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại các ngân hàng
luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này
để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
Theo BCTC của ngân hàng Sacombank vào năm 2016, hoạt động huy động vốn
từ các nguồn tiền gửi của khách hàng đạt được 291.663.101 VND
Page | 7



 Nghiệp vụ vay tiền:
Để tăng nguồn vốn Sacombank vay vốn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng
thương mại hoặc các trung gian tài chính khác và vay từ công chúng, dưới các hình
thức:
- Phát hành chứng từ có giá. Ngân hàng chủ động phát hành kỳ phiếu ngân hàng để
huy động vốn nhằm thực hiện những những dự án đầu tư đã định. Việc huy động vốn
dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng được thực hiện theo hai phương thức:
 Phát hành theo mệnh giá (trả lãi sau, người mua trả tiền theo mệnh giá
được ghi trên bề mặt kỳ phiếu)
 Phát hành bằng hình thức chiết khấu (trả lãi trước, người mua sẽ trả một
số tiền bằng mệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng).
- Vay của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác. Vay qua thị trường liên ngân
hàng nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu vốn khả dụng trong thời gian ngắn, ngân hàng
có thể khai thác các khoản vốn nhàn rỗi từ các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng
khác. Hoạt động vay mượn này nhằm mục đích điều hòa nhu cầu vốn khả dụng và
đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục trong hệ thống ngân hàng.. Theo

Page | 8


BCTC năm 2016 của Sacombank hoạt động huy động vốn qua thị trường liên ngân
hàng là 8.109.652 trong đó khoản tiền gửi của các TCTD khác là 3.341.826 và khoản
đi vay từ các TCTD khác là 4.767.826

2. Nghiệp vụ tín dụng:
Sacombank cung cấp nhiều hình thức cấp tín dụng đa dạng như cho vay, bảo lãnh, bao
thanh toán, cho thuê tài chính, tuy nhiên hình thức cho thuê tài chính được thực hiện
bởi một Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank-SBL) trực thuộc Sacombank.
2.1.


Cho vay

Cung cấp nhiều gói cho vay đáp ứng nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm:
vay kinh doanh, vay tiêu dùng, vay tín chấp và vay đặc thù.
Một vài điều kiện chung cần có để cho vay bao gồm:
Bản chính giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Sacombank.
Bản sao CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân, Hộ khẩu thường trú/Giấy, sổ tạm trú.
Chứng từ chứng minh thu nhập, khả năng trả nợ.
Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn.
2.1.1.

Vay kinh doanh

Mục đích: cùng bạn mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh
doanh.

Page | 9


Tiện ích: các mục vay trong gói vay kinh doanh mang lại nhiều tiện ích cho cá nhân,
hộ gia đình hay các cơ sở kinh doanh, nhằm đáp ứng thiếu hụt vốn trong sản xuất kinh
doanh, bổ sung vốn để sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng,…để mở
rộng sản xuất hay bổ sung vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phta
triển kinh tế các nhân/hộ gia đình.
 Thấu chi sản xuất kinh doanh
Đáp ứng nhu cầu chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán nhằm đáp ứng thiếu hụt
vốn trong sản xuất kinh doanh
Đặc tính:
-


Hạn mức thấu chi tối đa 50% số dư bình quân tháng của tài khoản thanh toán trong
06 tháng gần nhất.
Thời gian thấu chi tối đa 1 năm.
Tài sản đảm bảo: không có tài sản bảo đảm, bất động sản, phương tiện vận chuyển.
a. Vay nông nghiệp

Đặc tính:
- Mức vay: không giới hạn.
-Thời hạn vay: linh hoạt theo phương án vay của khách hàng.
-Phương thức cho vay/thu nợ: Cho vay từng lần/Cho vay hạn mức/ Cho vay lưu vụ/Cho
vay quay vòng/Cho vay tuần hoàn.
-Loại tiền vay: VNĐ.
-Tài sản đảm bảo: Thẻ tiền gửi, Bất động sản, Phương tiện vận chuyển.
b. Vay phát triển kinh tế gia đình
Đặc tính:
-Mức vay: tối đa 03 tỷ đồng.
-Tài sản bảo đảm: bất động sản, phương tiện vận chuyển.
-Phương thức vay, trả nợ linh hoạt.
c. Vay sản xuất kinh doanh
Đặc tính:
-Mức vay: Không giới hạn. Căn cứ vào phương án kinh doanh, vốn tự có, khả năng trả
nợ và khả năng tài trợ của Sacombank.
-Thời hạn vay: Căn cứ vào chu kỳ kinh doanh, dự phóng lưu chuyển nguồn tiền, thời
hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định thời
hạn vay phù hợp.

Page | 10



-Phương thức cho vay/thu nợ: Đa dạng, phù hợp với dòng tiền, nhu cầu và khả năng trả
nợ của Khách hàng.
-Loại tiền vay: VNĐ.
-Tài sản bảo đảm: Bất động sản, Phương tiện vận chuyển, Máy móc thiết bị, Hàng hóa,
Nguyên vật liệu, Bán thành phẩm, thành phẩm…
2.1.2.

Vay tiêu dùng

Mục đích: hiện thực hóa các kế hoạch cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của
bạn.
Tiện ích: gói vay tiêu dùng mang lại một số tiện ích như: đáp ứng nhu cầu chi vượt số
dư Có trên tài khoản thanh toán (gọi là thấu chi) mà không cần tất toán thẻ tiền gửi của
Khách hàng tại Sacombank; tài trợ cho vay xe mới 100% đối với các thương hiệu
Honda, Yamaha, Suziki, Piaggio và các thương hiệu khác xuất xứ từ Mỹ, Nhật Bản và
các nước Châu Âu hoặc có linh kiện lắp ráp tại Việt Nam; mua nhà với mức tài trợ tốt
nhất, thời hạn vay dài nhất; tài trợ 100% học phí và chi phí sinh hoạt cho mục vay du
học;…

 Thấu chi tiền gửi: Đáp ứng ngay nhu cầu chi vượt số dư có trên tài khoản thanh
toán.
Đặc tính:
-Hạn mức thấu chi: tối đa lên đến 100% đối với tài sản bảo đảm là tiền gửi VND và
85% đối với ngoại tệ.
-Thời gian thấu chi tối đa 1 năm.
-Tài sản đảm bảo: thẻ tiền gửi của chính Khách hàng tại Sacombank.
a. Vay mua xe máy
Đặc tính:
-Mức vay đáp ứng 90% nhu cầu theo giá trị xe (chưa bao gồm VAT và phí trước bạ).
-Thời gian vay vốn tối đa 36 tháng.

-Không cần TSĐB.
b. Vay mua nhà
Đặc tính:
-Mức vay lên đến 100% giá trị mua/ nhận chuyển nhượng bất động sản
-Thời hạn vay vốn tối đa 25 năm
-Chấp nhận tài sản bảo đảm là Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán/chuyển
nhượng bất động sản.

Page | 11


c. Vay mua xe
Đặc tính:
-Mức vay đáp ứng 100% nhu cầu theo giá trị xe (bao gồm VAT và phí trước bạ).
-Thời gian vay vốn tối đa 10 năm.
-Tài sản bảo đảm là phương tiện vận chuyển, bất động sản.
d. Vay tiêu dùng – Bảo hiểm
Đặc tính:
-Mức vay lên đến 100% nhu cầu nhưng không vượt quá giá trị tài sản bảo đảm.
-Thời gian vay tối đa 20 năm.
-Tài sản đảm bảo là bất động sản và phương tiện vận chuyển.
-Vay cầm cố chứng từ có giá
e. Vay du học
Đặc tính:
-Mức vay lên đến 100% học phí và chi phí du học.
-Thời gian vay lên đến 10 năm.
-Tài sản bảo đảm cho khoản vay linh hoạt: bất động sản, Xe ô tô dưới 09 chỗ, Thẻ tiết
kiệm/Số dư tiền gửi/Giấy tờ có giá.
f. Vay chứng minh năng lực tài chính
Đặc tính:

-Mức vay lên đến 100% nhu cầu chứng minh tài chính.
-Thời gian vay tối đa 1 năm.
-Tài sản đảm bảo: Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán và/hoặc Thẻ tiết kiệm hình thành
từ vốn vay và vốn tự có của khách hàng.
g. Vay tín chấp
Mục đích: chia sẻ nhu cầu chi tiêu bất chợt không cần tài sản đảm bảo.
Tiện ích: tiện ích của gói vay tính chấp là không cần Tài sản bảo đảm,mức vay cao,
giải ngân nhanh chóng, được tặng ngay bảo hiểm An Tâm Tiêu Dùng trong suốt thời
gian khách hàng vay vốn., Danh sách các đơn vị Sacombank chấp nhận cho vay rộng
rãi trên toàn quốc. thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng.
h. Vay tiêu dùng Cán bộ nhân viên
Đặc tính:

Page | 12


-Vay không có tài sản đảm bảo với mức vay 150 triệu đồng đối với CBNV, 300 triệu
đồng đối với cấp Trưởng/Phó phòng ban của đơn vị, 400 triệu đồng đối với
Trưởng/Phó phòng của đơn vị. Trường hợp đặc biệt mức vay lên đến 500 triệu đồng.
-Thời gian vay tối đa 05 năm.
-Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (thương tật, tử vong) thì toàn bộ dư nợ khoản vay của
Khách hàng tại Sacombank do Công ty bảo hiểm chi trả thay (*).
(*) Theo nguyên tắc điều khoản tham gia bảo hiểm đã được ký kết giữa Sacombank và
Đối tác bảo hiểm.
i. Vay tiêu dùng - Bảo tín
Đặc tính:
-Mức vay đến 16 lần thu nhập, tối đa 500 triệu đồng.
-Thời gian vay tối đa 05 năm.
-Phương thức vay linh hoạt: trả góp theo dư nợ ban đầu (góp đều) hoặc theo dư nợ
giảm dần.

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (thương tật, tử vong) thì toàn bộ dư nợ khoản vay của
Khách hàng tại Sacombank do Công ty bảo hiểm chi trả thay (*)
(*) Theo nguyên tắc điều khoản tham gia bảo hiểm đã được ký kết giữa Sacombank và
Đối tác bảo hiểm.
2.1.3.

Vay đặc thù

Mục đích: giải pháp tài chính đặc biệt phù hợp với từng khu vực, từng vùng miền,
từng phân khúc khách hàng.
Tiện ích: các tiện ích mà gói vay đặc thì mang lại bao gồm: Giải ngân và thu nợ trực
tiếp tại địa điểm kinh doanh của tiểu thương, Trả góp linh hoạt; tham gia bảo hiểm
nhân thọ và bảo hiểm cháy/nổ sạp chợ trong suốt thời gian khách hàng vay vốn; Đáp
ứng tất cả các nhu cầu nhận nợ nhanh chóng của khách hàng cá nhân bổ sung vốn Sản
xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống.
a. Vay tiểu thương chợ
Đặc tính:
- Mức vay lên đến 1 tỷ đồng.
- Thời gian vay tối đa 5 năm.
- Phương thức vay: trả góp vốn lãi chia đều.
Tài sản bảo đảm là Quyền sử dụng sạp Sacombank ký hợp đồng liên kết với Ban Quản
lý chợ.

Page | 13


Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (thương tật, tử vong, cháy/nổ sạp chợ) thì toàn bộ dư nợ
khoản vay của Khách hàng tại Sacombank do Công ty bảo hiểm chi trả thay (*)
(*) Theo nguyên tắc điều khoản tham gia bảo hiểm đã được ký kết giữa Sacombank và
Đối tác bảo hiểm.

b. Vay đáp ứng vốn kịp thời
Đặc tính:
-Mức vay: tối đa 200 triệu đồng/khách hàng.
-Phương thức cho vay/thu nợ: vay từng lần/hạn mức tín dụng…
-Thời hạn vay: tối đa 02 năm.
-Loại tiền vay: VNĐ.
c. Vay mở rộng tỷ lệ bảo đảm
Đặc tính:
-Mức vay: Tối đa 01 tỷ đồng/khách hàng.
-Thời hạn vay: Tối đa 3 năm.
-Phương thức cho vay/thu nợ: vay từng lần/hạn mức tín dụng.
-Loại tiền vay: VNĐ.
-Tài sản bảo đảm: Bất động sản của chính khách hàng
-Điều kiện và thủ tục:
-Bản chính giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Sacombank.
-Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu; Hộ khẩu/Giấy, sổ tạm trú của người vay và của
người hôn phối.
-Các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
-Hồ sơ chứng minh thu nhập, khả năng trả nợ.
-Hồ sơ tài sản bảo đảm.
2.2.

Bao thanh toán

Bao thanh toán là nghiệp vụ mà bên bán hàng được ứng tiền trước mà không cần tài
sản đảm bảo khi bán hàng trả chậm cho Bên mua hàng, giúp Bên bán hàng chủ động
vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nghiệp vụ này được phân thành bao thanh
toán nội địa và bao thanh toán cho khách hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
2.2.1.


Bao thanh toán nội địa

Là nghiệp vụ bán trả chậm, nhận tiền ngay với các đặc tính như : Bổ sung vốn lưu
động kịp thời cho chu kỳ kinh doanh; Tài trợ ứng trước tối đa 80% giá trị còn lại của
khoản phải thu; Thời gian tài trợ tối đa 210 ngày; Không cần tài sản đảm bảo;Tài trợ
từng lần hoặc theo hạn mức.

Page | 14


Nghiệp vụ này mang lại một số tiện ích cho cả bên bán hàng và bên mua hàng
Tiện ích cho bên bán hàng bao gồm: thu tiền bán hàng trả chậm ngay khi giao hàng,
được vay vốn không cần tài sản đảm bảo, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng.
Tiện ích dành cho bên nua hàng là Thiết lập hệ thống cung ứng đầu vào bền vững và
ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.2.
Bao thanh toán cho khách hàng xuất khẩu sang thị trường
nước ngoài: Đây là hoạt động xuất khẩu nhanh nhận tiền ngay với
một số đặc tính cụ thể:
Là hình thức Sacombank mua lại khoản phải thu trả chậm của doanh nghiệp Việt Nam
xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp nhập khẩu tại thị trường nước ngoài đã
được Sacombank nước ngoài cấp tín dụng , với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn lưu
động cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Mức ứng trước là số tiền ứng trước cộng lãi và phí bao thanh toán không vượt quá
80% giá trị còn lại của Khoản phải thu.
Loại tiền: VNĐ, USD
Thời hạn bao thanh toán: Bằng thời hạn còn lại của Khoản phải thu cộng tối đa 30
ngày.
Tài sản đảm bảo: Khoản phải thu từ chính thương vụ xuất khẩu
Loại hình bao thanh toán: Bao thanh toán có truy đòi

Phương thức bao thanh toánbao gồm: Bao thanh toán từng lầnva bao thanh toán theo
hạn mức.
Nghiệp vụ mang lại một số tiện ích cho khách hàng như: thời gian giải quyết nhanh
chóng, thủ tục đơn giản; đáp ứng nhanh nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu;
được Sacombank thẩm định uy tín của nhà nhập khẩu; được đảm bảo rủi ro thanh toán;
tiết kiệm thời gian, nhân sự, chi phí để quản lý Khoản phải thu
Một số điều kiện và thủ tục:
Điều kiện để bao thanh toán cho khách hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là:
Đối với khách hàng thì phải là doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam hội đủ các điều
kiện sau:
 Tổ chức kinh tế Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự và trụ sở đặt tại địa bàn
tỉnh, thành phố có Chi nhánh Sacombank trú đóng;
 Có tài khoản tại Sacombank;

Page | 15


 Tình hình hoạt động và tài chính ổn định;
 Là chủ thể của Hợp đồng ngoại thương với tư cách là Bên bán hàng và được thụ
hưởng các Khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ theo thỏa thuận giữa Bên bán hàng và Bên mua hàng tại Hợp đồng ngoại
thương được Sacombank đồng ý bao thanh toán.
Nếu là nhà nhập khẩu thì phải là Tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động hợp pháp tại
thị trường có Sacombank nước ngoài trú đóng và đã được Sacombank nước ngoài cấp
tín dụng đảm bảo 100% bằng tài sản.
Đối với khoản phải thu:
 Khoản phải thu được bao thanh toán phải phát sinh từ các Hợp đồng ngoại
thương phù hợp với quy định của pháp luật liên quan;
 Thời hạn còn lại của Khoản phải thu tối đa 180 ngày;
 Không thuộc trường hợp Khoản phải thu không được Sacombank bao thanh

toán
Hồ sơ đề nghị thực hiện bao gồm:
Giấy đề nghị bao thanh toán xuất khẩu;
Hợp đồng ngoại thương (bản chính);
Tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan (Bản sao kèm Bản chính để đối chiếu);
Hóa đơn đối với lô hàng xuất khẩu (bản chính);
Bộ chứng từ giao hàng và các chứng từ khác (nếu có) theo Hợp đồng ngoại thương
(bản sao).
2.3.

Bảo lãnh

Sacombank bảo lãnh cho các khách hàng là tổ chức thuộc tất cả các thành phần kinh tế
đang hoạt động kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam có đủ diều kiện theo yêu
câu của ngân hàng như đề nghị cấp bảo lãnh cho các nghĩa vụ hợp pháp, có tài sản
đảm bảo cho nghĩa vụ bảo lãnh và có tình hình tài chính rõ ràng lành mạnh.
Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh, Sacombank sẽ phát hành cam kết dưới hình thức văn
bản về việc Sacombank sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách
hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với Bên nhận
bảo lãnh.
Theo mục đích bảo lãnh, Sacombank thực hiện các loại bảo lãnh sau:
Bảo lãnh thanh toán.
Bảo lãnh dự thầu.
Page | 16


Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm/bảo lãnh bảo hành.
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
Bảo lãnh vay vốn.

Căn cứ vào phương thức phát hàng bảo lãnh, Sacombank có thêm các loại bảo lãnh
ngân hàng khác như:
Bảo lãnh đối ứng.
Xác nhận bảo lãnh
Đồng bảo lãnh.
Bên cạnh đó, Sacombank còn cung cấp bảo lãnh nộp thuế và tham vấn thuế, phát hành
thư tín dụng dự phòng và các loại bảo lãnh khác phù hợp quy định pháp luật và thông
lệ quốc tế.
2.4.

Chiết khấu

Ngân hàng Sacombank có 2 nghiệp vụ chiết khấu là chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất
khẩu và chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu D/P, D/A.
Cả 2 nghiệp vụ này đều là giải pháp vốn sau sản xuất với một số tiện ích như: Gia tăng
nguồn vốn chiết khấu, Lãi suất cạnh tranh, Tư vấn cách lập bộ chứng từ, kiểm tra bộ
chứng từ hợp lệ, Tỷ lệ tài trợ/chiết khấu cao,…
Hồ sơ thủ tục bao gồm:
Hợp đồng ngoại thương
L/C xuất khẩu và các tu chỉnh (nếu có). – đối với
Bộ chứng từ xuất khẩu.
Hồ sơ chiết khấu khác theo quy định.
Đặc tính của từng loại chiết khấu:
Đặc tính của nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu là:
Bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc chiết khấu Hối
phiếu và bộ chứng từ L/C xuất có truy đòi.
Loại tiền: VND, ngoại tệ.
Mức chiết khấu: tối đa 100% trị giá BCT trả ngay hoặc tối đa 98% trị giá BCT trả
chậm.


Page | 17


Thời hạn chiết khấu: tổi đa 30 ngày (đối với trả ngay) và tối đa 90 ngày (đối với trả
chậm).
Tài sản thế chấp: nguồn thu từ bộ chứng từ xuất khẩu được chiết khấu.
Phương thức trả nợ: lãi, vốn trả cuối kỳ.
Ngân hàng phát hành L/C thuộc danh mục Sacombank chấp nhận tài trợ.
Sacombank chiết khấu Hối phiếu và BCT hợp lệ và bất hợp lệ (Khách hàng thỏa các
tiêu chí chiết khấu theo quy định của Ngân hàng).
Đặc tính của nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu D/P, D/A là:
Bổ sung vốn lưu động cho Doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc chiết khấu bộ
chứng từ nhờ thu (D/P, D/A).
Loại tiền: VND, ngoại tệ.
Mức chiết khấu: tối đa 98% trị giá BCT D/P hoặc 90% trị giá BCT D/A.
Thời hạn: tối đa 40 ngày (đối với D/P) và 90 ngày (đối với D/A).
Tài sản bảo đảm linh động, tỷ lệ tài trợ lên đến 100% trị giá tài sản bảo đảm.
Phương thức trả nợ: lãi, vốn trả cuối kỳ.
Nguồn trả nợ chiết khấu từ chính nguồn thu của thương vụ xuất khẩu đã được chiết
khấu.
2.5.

Cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính (CTTC) là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho
thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác giữa bên cho
thuê (Công ty Cho thuê tài chính) với bên thuê (Khách hàng)
Vào tháng 4/2006 thống đốc ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép thành lập và hoạt
động cho công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Sài Gòn thương tín (SacombankLC). Đây là công ty cho thuê tài chính đầu tiên trong hệ thống Ngân hàng thương mại
cổ phần, được thành lập với mục tiêu cùng đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp.

Sacombank-LC được phép triển khai các hoạt động huy động vốn từ các nguồn như:
Nhận tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân và vay vốn ngắn, trung và
dài hạn của tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; phát hành các giấy tờ có giá như kỳ
phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu… có thời hạn trên 1 năm để huy động
vốn của tổ chức và cá nhân trong nước.
Các nghiệp vụ mà Sacombank-LC được thực hiện là cho thuê tài chính; tư vấn cho
khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính; Nhận ủy
Page | 18


thác bằng máy móc, thiết bị để cho thuê tài chính đối với khách hàng; nhận uỷ thác
bằng tiền từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nhập máy móc, thiết bị cho
thuê tài chính đối với khách hàng…
Ngoài ra, Sacombank-LC được thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh liên quan đến cho
thuê tài chính; cho thuê vận hành; mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài
chính theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
3. Nghiệp vụ đầu tư tài chính:
Ngân hàng Sacombank tham gia vào đầu tư tài chính bằng các công cụ đầu tư như đầu
tư chứng khoán, trái phiếu chính phủ hay chứng chỉ tiền gửi, nhưng chủ yếu nhất vẫn
là đầu tư chứng khoán. Sacombank thực hiện nghiệp vụ đầu tư nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và từ chêch lệch thị giá chứng khoán mua bán
trên thị trường, ổn định thu nhập, tạo nguồn thanh khoản,…
3.1.

Đầu tư chứng khoán

+ Ưu điểm: Sacombank mua chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn với mục đích đầu tư
để hưởng lãi suất và một vài chứng khoán sẵn sàng để bán khi sinh lời. Ngoài ra, đầu
tư chứng khoán còn giúp ổn định thu nhập của Sacombank, góp phần cân bằng rủi ro
tín dụng trong danh mục cho vay, tạo nguồn thanh khoản. Thêm vào đó, đầu tư chứng

khoán có khả năng giảm nhẹ tác động của thuế đến hoạt động Ngân hàng, giảm bớt
thuế đánh vào khoản thu nhập từ cho vay. Chứng khoán có thể đóng vai trò là vật bảo
đảm cho những khoản đi vay của Sacombank.
+ Rủi ro:
Lãi suất biến động tạo ra rủi ro cho đầu tư của Sacombank. Lãi suất tăng lên làm giảm
thấp giá thị trường của các chứng khoán nợ phát hành trước đó, và mức độ thiệt hại tài
chính tỷ lệ thuận với kỳ hạn của mỗi chứng khoán. Một rủi ro khác mà Sacombank có
thể gặp phải là rủi ro khi người phát hành chứng khoán không thể hoàn trả được vốn
gốc và tiền lãi đối với các trái phiếu và giấy nợ đã phát hành.
Theo số liệu BCTC năm 2016 của Ngân hàng Sacombank
-

Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành có thời hạn 10-15 năm
với mức lãi suất 8,50% đến 9,00%. Giá trị nắm giữ 175.788.000 đồng.
Cổ phiếu của 4 tổ chức tín dụng trong nước được tiếp nhận từ NHCPTM
Phương Nam. Giá trị nắm giữ 264.832.000 đồng.
Trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 9,75%/năm. Giá trị nắm giữ
1.000.000.000 đồng.
Page | 19


-

Trái phiếu đặc biêt do VAMC phát hành: 37.300.913.000 đồng
3.2.

Đầu tư trái phiếu chính phủ

Ưu điểm của nghiệp vụ đầu tư này thể hiện ở việc trái phiếu Chính phủ là loại tài sản
có tính an toàn cao, rủi ro của nhà pháp hành là rất thấp khả năng bảo toàn vốn cho

khách hàng gần như tuyệt đối, bên cạnh đó thì trái phiếu chính phủ có thể trở thành vật
thế chấp, bảo lãnh cho tiền gửi của cơ quan chính phủ, có thể bán lẻ trên thị trường
(Giá trị giao dịch tối thiểu giữa Sacombank và khách hàng cá nhân: 100 triệu đồng/
giao dịch và với khách hàng doanh nghiệp: 300 triệu đồng/ giao dịch). Ngoài ra, trái
tức nhận được định kỳ từ tổ chức phát hành được miễn thuế thu nhập.
Bên cạnh các ưu điểm kể trên thì đầu tư vào trái phiếu chính phủ cũng có nhược điểm
là tỷ lệ thu nhập tương đối thấp so với các công cụ đầu tư khác.
Tính đến năm 2016, Ngân hàng Sacombank đầu tư vào các loại trái phiếu sau:
-

Trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 2 đến 5 năm với mức lãi suất 5%-12,5%. Giá
trị của nó là 27.045.792.000 đồng.
Trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 2 đến 5 năm với mức lãi suất 5,40%-9,40%.
Giá trị của nó là 991.387.000 đồng.

4. Các nghiệp vụ kinh doanh khác
4.1.

Nghiệp vụ thanh toán

Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng đã hình thành và phát triển gắn liền với sự phát
triển của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương Tín – Sacombank nói riêng. Cùng với những tiện ích to lớn mà nghiệp vụ
này mang lại Sacombank đã tập trung nhiều nỗ lực nhằm xây dựng nghiệp vụ ngày
càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng.

 Tài khoản tiền gửi thanh toán
Ngân hàng Sacombank cung cấp đa dạng các gói sản phẩm tài khoản tiền gửi thanh
toán tuy nhiên các sản phẩm này đều thuộc loại tài khoản thanh toán thông thường (tài
khoản chỉ có số dư có) cho đối tượng khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân. Đối với đối

tượng khách hàng là tổ chức Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài dược thành lập và
hoạt động theo quy định của pháp luật với ba loại tiền gửi (số dư có tối thiểu lần lượt
là 1.000.000 VND, 100 USD và 100 EUR). Đối với khách hàng cá nhân các loại tiền
gửi đa dạng hơn bao gồm VND, USD, EUR, AUD, CAD, CHF, GBP, JPY, SGD, số
tiền tối thiểu để mở và duy trì tài khoản là 50.000 VND và 0 ngoại tệ.
Page | 20


Hội đồng quản trị ngân hàng Sacombank đã ban hành một quy chế về việc mở và sử
dụng tài khoản tiền gửi thanh toán (bao gồm bốn chương và mười lăm điều) để đảm
bảo nghiệp vụ tài khoản tiền gửi thanh toán được thực hiện một cách nhanh chóng,
đơn giản, an toàn và bảo mật.

 Các thể thức thanh toán
Các thể thức thanh toán của nghiệp vụ này ở Sacombank cũng hết sức đa dạng bao
gồm: Sử dụng séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh toán bằng thẻ, thanh toán thư tín
dụng… đây là một trong nhưng tiện ích dễ dàng nhận thấy.
Bên cạnh tài khoản tiền gửi thanh toán, các thể thức thanh toán đa dạng Sacombank
còn cung cấp nhiều phương thức thanh toán khác nhau.
4.2.

Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

Sacombank cung cấp các dịch vụ về mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế để thực
hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, ngày càng đa dạng
của khách hàng
Đối với hoạt động mua (thu, đổi) ngoại tệ, hoạt động được thực hiện với thủ tục đơn
giản nhanh chóng, mạng lưới giao dịch rộng lớn cùng đa dạng loại ngoại tệ thu đổi
(USD, AUD, CAD, CHF, EUR, GBP, JPY, SGD…) và không có điều kiện kèm theo.
Đối với hoạt động bán ngoại tệ, tương tự với mua ngoại tệ Sacombank cũng bán ngoại

tệ với đa dạng loại ngoại tệ, linh hoạt trong phương thức mua (có thể dùng tiền mặt
hoặc chuyển khoản), thủ tục nhanh chóng đơn giản. Tuy nhiên, khách hàng phải đáp
ứng các điều kiện và thủ tục nhất định mà ngân hàng đưa ra, bên cạnh đó khách hàng
chỉ được mua ngoại tệ theo hạn mức nhất định dựa trên mục đích sử dụng ngoại tệ.
4.3.

Nghiệp vụ tài chính phái sinh

Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu
rộng và đa dạng của thị trường tài chính do đó Sacombank đã hình thành các nghiệp
vụ tài chính phái sinh đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu của
thị trường.
Các loại hợp đồng Sacombank cung cấp trong nghiệp vụ này như giao dịch hối đoái
quyền chọn, giao dịch hối đoái hoán đổi và giao dịch hối đoái kỳ hạn.
Với ba loại giao dịch này, chỉ khách hàng thực hiện các giao dịch liên quan đến ngoại
tệ thi mới phải đáp ứng điều kiện là phải có các giấy tờ và chứng từ cung cấp đầy đủ
thông tin về mục đích, số lượng, loại ngoại tệ và thời hạn thanh toán, chuyển tiền theo
Page | 21


quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của Sacombank, các trường hợp còn lại
không cần cung cấp chứng từ.

 Giao dịch hối đoái quyền chọn
Là giao dịch mua bán ngoại tệ trong đó khách hàng (là người mua quyền chọn) có
quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ với một tỷ giá
được xác định tại thời điểm giao dịch, trong khoảng thời gian hiệu lực của giao dịch
quyền chọn.
Đây là một công cụ hiệu quả để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho loại ngoại tệ mà khách hàng
đang nắm giữ, có khả năng đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng.

Sacombank bán quyền chọn cho khách hàng và không mua quyền chọn từ khách hàng
với các đồng tiền giao dịch rất đa dạng (EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD,
USD/CAD, USD/JPY …) tuy nhiên chưa áp dụng đối với Vàng và cặp Ngoại tệ/VND.
Ngân hàng cung cấp hai loại quyền chọn:
Quyền chọn mua (Call Option): Với dự đoán tỷ giá sẽ tăng trong tương lai, mua Quyền
chọn mua sẽ giúp Khách hàng mua được một lượng ngoại tệ với tỷ giá thấp hơn tỷ giá
thị trường.
Quyền chọn bán (Put Option): Với dự đoán tỷ giá sẽ giảm, mua Quyền chọn bán sẽ
giúp Khách hàng bán được một lượng ngoại tệ với tỷ giá cao hơn tỷ giá thị trường.
Và hai kiểu quyền chọn
Quyền chọn kiểu Mỹ (American option): Khách hàng mua quyền chọn có thể được
thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Quyền chọn kiểu Âu (European option): Khách hàng mua quyền chọn chỉ được thực
hiện vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
Với các thời hạn hợp đồng tối thiểu là 1 ngày và tối đa là 365 ngày.
Quy mô tối thiểu: 50.000 USD hoặc ngoại tệ tương đương được Sacombank chấp nhận
trong từng thời kỳ.
Bên cạnh các điều kiện chung khách hàng còn phái thực hiện các thủ tục như ký hợp
đồng nguyên tắc, bản công bố rủi ro, phiếu đăng ký giao dịch, mở tài khoản ký quỹ,
thực hiện ký quỹ theo quy định đồng thời cam kết thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá
mua quyền chọn theo quy định của Sacombank khi thực hiện giao dịch này.
 Giao Dịch Hối Đoái Hoán Đổi

Page | 22


Là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số
lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch
khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Cùng với giao dịch hối đoái quyền chọn, giao dịch hối đoán hoán đổi cũng là công cụ

phòng ngừa rủi ro thị trường. Hoán đổi từ đồng tiền tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng
sang đồng tiền đang có nhu cầu sử dụng để phục vụ cho mục đích thanh toán xuất
nhập khẩu, chuyển tiền ra nước ngoài, đầu tư…
Giao dịch hoán đổi được kết hợp bởi 02 giao dịch:
Giao dịch 1: là giao dịch giao ngay.
Giao dịch 2: là giao dịch giao ngay khác ngày thực hiện với giao dịch 1 hoặc giao dịch
kỳ hạn.
Tỷ giá hoán đổi: gồm 02 tỷ giá áp dụng cho
Ngày thực hiện giao dịch 1.
Ngày thực hiện giao dịch 2.
Thời hạn thanh toán:
Ngoại tệ/VND: từ 03 đến 365 ngày kể từ ngày giao dịch.
Ngoại tệ/Ngoại tệ: theo thỏa thuận giữa Sacombank với Khách hàng.
Thủ tục để thực hiện giao dịch này là ký hợp đồng hoán đổi tiền tệ và ký quỹ theo quy
định hiện hành.

 Giao dịch hối đoái kỳ hạn
Là giao dịch hối đoái trong đó Sacombank và Khách hàng cam kết mua, bán với nhau
một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá cụ thể được xác định trước vào thời điểm
cam kết mua bán và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai.
Giao dịch hối đoái kỳ hạn ứng nhu cầu thanh toán trong tương lai phục vụ cho các hoạt
động kinh doanh hợp pháp của khách hàng như: thanh toán xuất nhập khẩu, trả nợ vay
nước ngoài, đầu tư nước ngoài, chuyển tiền một chiều,…
Đồng tiền giao dịch và thời hạn thanh toán tương tự như giao dịch hối đoái hoán đổi.
Để thực hiện giao dịch khách hàng phải ký Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn và ký
quỹ theo quy định hiện hành.

Page | 23



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
/>[2]. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Sacombank
/>[3]. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Sacombank
/>[4]. Nguồn tiền cho hoạt động doanh nghiệp
/>[5]. Tài liệu thẩm định tín dụng Sacombank
/>[6]. Vay đầu tư tài sản/dự án
/>[7]. Thanh toán quốc tế
/>[8]. Tiền gửi có kỳ hạn
/>[9]. Vay vốn
/>
Page | 24



×