MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- LỊCH SỬ 8
Chủ đề chính Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận
dụng
Tổng
1) Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884 ) Câu 1 3.5
2)Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XIX .
Câu 2 2.0
3) Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và
những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
Câu 3 2.0
4) Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX
đến năm 1918.
Câu 4 2.5
Tổng 2.0 5.5 2.5 10.0
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn : Lịch sử lớp 8
Thời gian : 45 phút
Câu 1 : Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy tháng 5-1883 ? Kết quả và ý nghĩa của chiến
thắng đó ? ( 3.5 điểm )
Câu 2 : Nêu nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX ?( 2.0 điểm )
Câu 3 : Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến tình hình xã hội Việt
Nam như thế nào ? ( 2.0 điểm )
Câu 3 : Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyền Ái Quốc có gì khác với những người đi trước
? ( 2.5 điểm )
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 - ( 3.5 điểm ) Yêu cầu HS nêu được :
a) Diễn biến : ( 2.0 điểm )
- Tháng 5-1883, trên chiến trường Cầu giấy, quân ta lại một lần nữa giáng cho giạc một
đòn nặng nề . ( 0,5 đ)
- Ngày 19-5-1883 , Rivie huy động 550 quân có đại bác yểm trợ, mở cuộc hành quân đánh
ra Hà Nội .hội đồng Công xã Pari thành lập, là nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Hội đồng
công xã đã ban bố và thi hành nhiều chính sách tiến bộ phục vụ lợi ích cho nhân dân :( 0,75 đ )
- Nắm được ý đồ của giặc, quân dân ta cùng đội quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tổ chức
phục kích tại Cầu Giấy. Quân Pháp đại bại, nhiều sĩ quan, binh lính bị chết và bị thương.Rivie
cũng phải bỏ mạng .( 0,75 đ)
b) Kết quả và ý nghĩa :( 1.0 điểm )
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai đã làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp thêm ý chí
quyết tân tiêu diệt giặc của nhân dân ta. ( 0,5 đ)
- Làm cho thực dân Pháp hết sức hoang mang,dao động . ( 0,25 đ)
- Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh đuổi quân Pháp. ( 0,25 đ)
Câu 2 - ( 2.0 điểm ) HS nêu được các ý sau :
- Những cải cách đề cập đến nhiều lĩnh vực về đời sống xã hội của nước ta lúc đó, phản
ánh tâm tư muốn thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến đương thời, đưa đất nước
thoát khỏi tình trạng lạc hậu, có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. (
0,5 đ)
- Những cải cách muốn đưa đất nước đi theo con đường Duy tân của Nhật Bản. ( 0,5 đ)
- Những cải cách muốn biệt đãinngười phương tây, học tập cách làm của phương Tây để
đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu . ( 0,5 đ)
- Cải cách muốn chấn chỉnh lại bộ máy quan lại, phát triển công thương, chấn chỉnh võ
bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục .( 0,5 đ)
Câu 3 - ( 2.0 điểm ) HS trình bày được các ý sau :
* Giai cấp địa chủ phong kiến :( 1.0 đ)
- Đã đầu hàng , làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.
- Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các
địa phương.
- Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và
nhỏ có tinh thần yêu nước.
* Giai cấp nông dân :( 1.0 đ)
- Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hoá, bị phá sản, có
người phải bỏ làng quê đi làm thuê. Cuộc ssống cực khổ trăm bề.
- Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
Câu 4 - ( 2.5 điểm )
- Các bậc văn thân sĩ phu yêu nước trước đây đi tìm đường cứu nước chủ yếu dựa vào các
nước để giúp việt Nam chống Pháp.phan Bội Châu sang Nhật để dựa vào Nhật giúp Việt Nam
đánh Pháp, hay học tập những kinh nghiệm của Nhật để về lãnh đạo đồng bào ta chống Pháp.
( 0,75 đ)
- Còn quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình khảo sát, quá trình
lựa chọn :
+ Nguyễn Ái Quốc đến nhiều nước, tìm hiểu các cuộc cách mạng đã diễn ra trên thế giới..
( 0,5 đ)
+ Từ đó Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận : Cách mạng tư sản Pháp, cách mạng Mĩ là
những cuộc cách mạng chưa tới nơi..( 0,5 đ)
+ Cuộc cách mạng tới nơi mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm là cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc, đồng thời giải phóng người lao động. Đó là lí do để Ngươi khẳng định Việt Nam phải đi
theo cách mạng tháng Mười Nga, khi mà Người đọc sơ thảo Luận Cương của Lê-nin về vấn đề
dân tộc và thuộc địa.( 0,75 đ)