Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT ( thi GV giỏi, kèm GA ĐT, video)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.9 KB, 13 trang )

Ngày soạn
14/03/2018

Lớp
Ngày dạy

11b8
/03/2018

11b9
/03/2018

Tiết thứ: 96, Làm văn
TIỂU SỬ TÓM TẮT-LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức :
- HS nhận biết, nhớ được mục đích, yêu cầu của Tiểu sử tóm tắt.
- HS hiểu và lí giải ý nghĩa của việc viết Tiểu sử tóm tắt
- Viết đoạn văn Tiểu sử tóm tắt của các tác giả tiêu biểu trong chương trình Ngữ
văn 11
- Tạo lập văn bản tiểu sử tóm tắt các tác giả ngoài chương trình ;
2. Kĩ năng :
- Bài tiểu sử tóm tắt tác giả văn học;
- Các bước làm bài tiểu sử tóm tắt
3.Thái độ :
- Tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản tiểu sử tóm tắt;
- Có ý thức tìm tòi về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của các tác giả văn học tiêu biểu.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tiểu sử của tác giả văn học;
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến tiểu sử tóm tắt;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả văn học;


- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về tiểu sử tác giả, sự nghiệp sáng
tác…
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn thuyết minh về tác giả văn học
với dạng bài Tiểu sử tóm tắt;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
1. Chẩn bị của thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về một số tác giả văn học đã học ;
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
IV. Tổ chức dạy và học.
* Ổn định tổ chức lớp:


* Kiểm tra sĩ số…
 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
* HS:
- HS thực hiện nhiệm vụ: Đọc câu thơ hình ảnh gợi ý
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV : nhận xét, giới thiệu nội dung bài học.
 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)
I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

- Mục tiêu: nhớ được mục đích, yêu cầu, bố cục của Tiểu sử tóm tắt
- Nhiệm vụ:
+ Viết kiến thức đã học vào phiếu học tập theo yêu cầu.
+ Giới thiệu được sản phẩm trước lớp.
+ Nhận xét sản phẩm của nhóm khác.
- Phương thức, phương tiện: Hoạt động nhóm - cá nhân trình bày - các nhóm
khác nhận xét - GV chuẩn hóa kiến thức; Phiếu học tập, nam châm, bút ghi bảng,
bảng phụ trình chiếu;
- Sản phẩm: Phần trả lời của của học sinh.
- Dự kiến câu trả lời của HS: Phần Kiến thức cần đạt.
- Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của hs: Đánh giá
ý thức làm việc qua kết quả sản phẩm và thuyết trình, thảo luận của học sinh,
- Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT (10’)
Hoạt động nhóm - cá nhân trình bày 1.Khái niệm: TSTT: Là văn bản
các nhóm khác nhận xét - GV chuẩn thông tin một cách khách quan trung
hóa kiến thức
thực những nét cơ bản về cuộc đời, sự
- GV chia lớp thành 8 nhóm, thời gian
nghiệp của một cá nhân.
hoạt động 2 phút.
2.Mục đích: G/thiệu cho người đọc,
- GV phát phiếu học tập. Nhóm 1-4
người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống
( Phiếu số 1); Nhóm 5-8 phiếu số 2.
hiến của người được nói tới.
- HS nhận phiếu học tập, hoàn thiện

3. Yêu cầu:
phiếu, cử đại diện trình bày;
- Thông tin một cách khách quan, chính
- GV tổ chức cho học sinh nhận xét
xác về người được nói tới.
đánh giá kết quả của các nhóm.
- Nội dung và độ dài của văn bản cần
- GV chuẩn hóa kiến thức.
phù hợp với mục đích viết TSTT
- Văn phong cô đọng, trong sáng,
không sử dụng các biện pháp tu từ.


4 Bố cục TSTT thường có các phần:
- Giới thiệu khái quát: Họ tên, ngày
tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học
vấn…của người được giới thiệu.
- Hoạt động XH: làm gì, ở đâu, mối
quan hệ với mọi người…
- Những đóng góp, những thành tựu
tiêu biểu .
- Đánh giá chung.
II. LUYỆN TẬP TIỂU SỬ TÓM TẮT
- Mục tiêu: - Viết văn bản Tiểu sử tóm tắt của các tác giả tiêu biểu trong chương
trình Ngữ văn 11
- Tạo lập văn bản tiểu sử tóm tắt;
- Nhiệm vụ:
+ Học sinh nhận nhiệm vụ giáo viên giao, tổ trưởng phân công và tổ chức thực hiện.
+ Giới thiệu được sản phẩm trước lớp.
+ Nhận xét sản phẩm của nhóm khác.

+ Đánh giá, chấm điểm các thành viên trong nhóm và của nhóm khác.
- Phương thức thực hiện: HĐ nhóm lớn ( 10 thành viên); KT động não; trình bày,
thảo luận nhóm, PPDH nêu vấn đề, vấn đáp; Phiếu học tập, nam châm, bút ghi bảng,
bảng phụ trình chiếu;
- Sản phẩm: Phần trả lời của của học sinh.
- Dự kiến câu trả lời của HS: Phần Kiến thức cần đạt.
- Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của hs: Đánh giá ý
thức làm việc qua kết quả sản phẩm và thuyết trình, thảo luận của học sinh, chấm
điểm.
- Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
II. LUYỆN TẬP TIỂU SỬ TÓM TẮT (20’)
Hoạt động nhóm - cá nhân trình 1. Viết tiểu sử tóm tắt nhà Văn Nam Cao
bày - các nhóm khác nhận xét - Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm
GV chuẩn hóa kiến thức
1915 quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà
- GV chia lớp thành 4 nhóm:
huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam trong một gia
+ Nhóm 1
đình nông dân có pha buồn bán nhỏ
+ Nhóm 2
- Học hết THPT, Nam Cao theo một người họ
+ Nhóm 3
vào Nam kiếm sống. Do sức khoẻ, Nam Cao
+ Nhóm 4
lại ra Bắc sống bằng nghề dạy học tư và viết
- HS cử đại diện trình bày (mỗi
văn. Năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Nam

nhóm 2 phút)


- GV tổ chức cho học sinh nhận xét
đánh giá kết quả của các nhóm.
- GV nhận xét bổ sung.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tự
chấm điểm cho các tổ (Chấm chéo
nhóm 1-3, 2-4 theo phiếu số 3)

Cao phải về quê dạy học. Ông tham gia cướp
chính quyền ở quê hương năm 1945 và được
bầu làm Chủ tịch xã lâm thời. Năm 1946, ông
tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, hi
sinh tháng 11/ 1951 trên đường vận động thuế
nông nghiệp ở khu ba.
- Sự nghiệp văn chương ông để lại trên hai
mươi truyện ngắn viết về đề tài nông dân, một
cuốn tiểu thuyết Sống mòn viết về đội ngũ trí
thức tiểu tư sản. Nhật ký Ở rừng và Đôi mắt là
những tác phẩm viết trong kháng chiến chống
Pháp.
- Trong tác phẩm của mình, Nam Cao quan
tâm tới số phận bất hạnh của con người ở
nhiều cảnh ngộ khác nhau. Nhà văn luôn luôn
tâm niệm “Sống rồi hãy viết” và có những khi
“làm những việt không nghệ thuật để có một
nghệ thuật cao hơn”. Nam Cao xứng đáng là
ngọn cờ đầu của nền văn xuôi Việt Nam hiện
đại. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh

về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Tiểu sử tóm tắt Hồ Chí Minh
- Sinh ngày 19-5-1890.
- Quê quán: Làng Kim Liên, xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Song thân:
+ Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
+ Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan.
- Thời trẻ:
+ Học chữ Hán ở nhà, học tại trường Quốc
học Huế.
+ Có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh
(Phan Thiết).
- Năm 1911: Ra nước ngoài tìm đường cứu
nước.


- Năm 1919: Gởi tới Hội nghị Véc-xây “Bản
yêu sách của nhân dân An Nam” về quyền
bình đẳng, tự do của các dân tộc.
- 1920: Dự đại hội Tua, là thành viên sáng lập
Đảng cộng sản Pháp
- 1923 - 1941: Chủ yếu hoạt động ở Liên Xô,
Trung Quốc và Thái Lan, tham gia thành lập
nhiều tổ chức cách mạng:
- Ngày 29/8/1942 bị chính quyền Tưởng Giới
Thạch bắt.
- Ngày 2 – 9 – 1945: Thay mặt chính phủ lâm
thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản
Tuyên ngôn độc lập.

- Năm 1946: được bầu làm chủ tịch nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa và giữ chức vụ đó cho
tới khi từ trần
- Từ đấy, Người luôn đảm nhận những chức vụ
cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn
dân kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
- 2/9/1969 - Chủ tịch HCM qua đời
- Năm 1990: Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của
chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức giáo dục, khoa
học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) suy
tôn là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hoá thế giới”.
3. Viết tiểu sử tóm tắt của nhà thơ XD:
-Xuân Diệu (1916-1985) quê ở Hà Tĩnh. Ông
là thành viên của Tự Lực văn đoàn, sau tham
gia Mặt trận Việt Minh và hoạt động trong lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật.
-Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một
sức sống mới, nguồn cảm xúc mới, quan niệm
sống mới mẻ.Ông là nhà thơ “ mới nhất trong
các nhà thơ mới”.


-Ông là nhà thơ của mùa xuân , của tình yêu,
của tuổi trẻ.
-Không chỉ làm thơ mà ông còn viết văn,
nghiên cứ phê bình văn học và dịch thuật.
-Xuân Diệu có những cách tân đáng kể về thi
pháp: với ông không có gì hoàn mĩ bằng con
người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Vì thế ông luôn

lấy con người làm chuẩn mực cho mọi cái đẹp.
-Ông để lại một sự nghiệp văn học lớn. Các tập
thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Riêng chung,
…Các tập văn xuôi: Phấn thông vàng, Trường
ca; các tập tiểu luận phê bình nghiên cứu văn
học: Những bước đường tư tưởng của tôi, Các
nhà thơ cổ điển VN.
-Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, tài năng nhiều
mặt, có vị trí quan trọng trong phong tráo Thơ
mới cũng như trong nền thơ ca VN hiện đại,
đặc biệt trong lĩnh vực thơ tình.
4. Viết tiểu sử tóm tắt của nhà thơ Huy Cận:
-Huy Cận( 1919-2005) quê ở Hương Sơn, Hà
Tĩnh.
-Ông từng giữ nhiều trọng trách khác nhau
trong chính quyền cách mạng.
-Thơ HCận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết
lí.Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu
của thơ ca VN hiện đại và đã dược Nhà nước
tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật,
-Huy Cận là một trong những thi sĩ có công lao
to lớn đưa phong trào Thơ mới lên đỉnh cao.
Phong cách thơ ông có sự kết hợp nhuần
nhuyễn những yếu tố cổ điển, nhất là cổ điển
Đường thi, với yếu tố thơ mới. Tác phẩm đáng
chú ý nhất của HC trước cách mạng là Lửa
thiêng .Sau cách mạng 1958, ông tự đổi mới và
tìm thấy sự hòa điệu giữa con người và cuộc



sống xã hội. Các tập thơ tiêu biểu như : Trời
mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc
đời, Ngày hằng sống, ngày hằng thơ…
 3. VẬN DỤNG ( 7 phút)
Hoạt động của GV - HS
GV giao nhiệm vụ:
Viết tiểu sử tóm tắt Đại tướng Võ
Nguyên Giáp
- GV cung cấp một đoạn video
- HS nghe và tóm tắt vào trong giấy.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
1. Năm sinh, tên khai sinh, quê hương
Đại tướng?
2. Đại tướng tham gia cách mạng từ
năm nào?
3. Đại tướng từng làm biên tập những
tờ báo nào?
4. Võ Nguyên Giáp được phong tướng
năm bao nhiêu?
6. Kể tên 5 chức vụ mà Đại tướng từng
được giao?
7. Đại tướng được tặng thưởng những
danh hiệu nào?
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ:

Kiến thức cần đạt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(25/8/1911- 4/10/2013) tên khai sinh Võ Giáp,
bí danh: Văn, quê xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy,

tỉnh Quảng Bình.Tham gia hoạt động cách
mạng từ năm 1925.
Từ năm 1936 đến 1944, tích cực hoạt
động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp,
là biên tập viên các báo của Đảng: Báo Lao
động, Báo Tiếng nói chúng ta, Báo Tiến lên,
Thời báo Cờ Giải phóng... làm Chủ tịch Ủy ban
Báo chí Bắc Kỳ. Tháng 6/1940, Đại tướng
được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tháng 12/1944, tham gia thành lập Đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Từ tháng 4/1945 đến tháng 1/1948,
được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kì, Tư lệnh
các lực lượng vũ trang, UV Ban Chấp hành
Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn
quốc, UV Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thường vụ Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quân sự, Ủy
viên trong Chính phủ Liên hiệp, Bí thư Quân
ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
tháng 1/1948 được phong quân hàm Đại tướng,
Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Từ năm 1951 đến năm 1976, được bầu
làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
UV Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng.
Từ tháng 1/1980, là Phó Thủ tướng
thường trực; từ tháng 4/1981 đến tháng
12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Đại tướng liên tục được bầu làm Đại
biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.


Trọn cả cuộc đời với hơn 80 năm hoạt
động cách mạng, Đồng chí đã có nhiều công
lao to lớn và cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với
sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta.
Cuộc đời gắn liền với quá trình phát triển của
cách mạng nước ta và những mốc son lịch sử
trọng đại, oanh liệt, đầy hy sinh, gian khổ của
Đảng và dân tộc
Với 103 tuổi đời, hơn 70 tuổi Đảng và
những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc cho
sự nghiệp cách mạng, Đồng chí đã được tặng
thưởng Huân chương Sao vàng, hai Huân
chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi
Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý
khác của Việt Nam và quốc tế. Cuộc đời hoạt
động cách mạng của Đồng chí là tấm gương
sáng để đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sĩ cả
nước kính trọng, yêu quý, học tập và noi theo.

4. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 2 phút)
Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Tìm kiếm thông tin qua
+ Sưu tầm một vài tiểu sử tóm tắt của nhà văn sách báo, truy cập mạng.
hoá, nhà văn, nhà thơ mà anh chị tâm đắc.
-HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 1 phút)
a. Củng cố
- Gv nhận xét, rút kinh nghiệm về tiết thực hành thảo luận.
b. Dặn dò
- Gv có thể ra thêm bài tập rèn luyện viết tiểu sử tóm tắt cho học sinh và yêu
cầu học kỹ phần lý thuyết.



……………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..


TIỂU SỬ TÓM TẮT XUÂN DIỆU

Xuân Diệu (1916-1985) quê ở Hà Tĩnh. Ông là thành viên của Tự Lực văn
đoàn, sau tham gia Mặt trận Việt Minh và hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật.
Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, nguồn
cảm xúc mới, quan niệm sống mới mẻ.Ông là nhà thơ “ mới nhất trong các nhà thơ
mới”. Ông là nhà thơ của mùa xuân , của tình yêu, của tuổi trẻ. Không chỉ làm thơ
mà ông còn viết văn, nghiên cứ phê bình văn học và dịch thuật.
Xuân Diệu có những cách tân đáng kể về thi pháp: với ông không có gì hoàn
mĩ bằng con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Vì thế ông luôn lấy con người làm

chuẩn mực cho mọi cái đẹp. Ông để lại một sự nghiệp văn học lớn. Các tập thơ:
Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Riêng chung….Các tập văn xuôi: Phấn thông vàng,
Trường ca; các tập tiểu luận phê bình nghiên cứu văn học: Những bước đường tư
tưởng của tôi, Các nhà thơ cổ điển VN.
Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, tài năng nhiều mặt, có vị trí quan trọng trong
phong tráo Thơ mới cũng như trong nền thơ ca VN hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực
thơ tình.
TIỂU SỬ TÓM TẮT NAM CAO

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 quê ở làng Đại
Hoàng, tổng Cao Đà huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam trong một gia đình
nông dân có buôn bán nhỏ.
Học hết bặc Thành chung, Nam Cao theo một người họ vào Nam
kiếm sống. Do sức khoẻ, Nam Cao lại ra Bắc sống bằng nghề dạy học tư
và viết văn. Năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Nam Cao phải về quê


dạy học. Ông tham gia cướp chính quyền ở quê hương năm 1945 và
được bầu làm Chủ tịch xã lâm thời. Năm 1946, ông tham gia kháng
chiến chống thực dân Pháp, hi sinh tháng 11/ 1951 trên đường vận động
thuế nông nghiệp ở khu ba.
Sự nghiệp văn chương ông để lại trên hai mươi truyện ngắn viết về
đề tài nông dân, một cuốn tiểu thuyết Sống mòn viết về đội ngũ trí thức
tiểu tư sản. Nhật ký Ở rừng và Đôi mắt là những tác phẩm viết trong
kháng chiến chống Pháp.
Trong tác phẩm của mình, Nam Cao quan tâm tới số phận bất hạnh
của con người ở nhiều cảnh ngộ khác nhau. Nhà văn luôn luôn tâm niệm
“Sống rồi hãy viết” và có những khi “làm những việt không nghệ thuật
để có một nghệ thuật cao hơn”.
Nam Cao xứng đáng là ngọn cờ đầu của nền văn xuôi Việt Nam

hiện đại. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật năm 2000.
TIỂU SỬ TÓM TẮT HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, quê quán: Làng Kim Liên, xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà
Hoàng Thị Loan.
Thời trẻ Người học chữ Hán ở nhà, học tại trường Quốc học Huế; Có thời
gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết).
Năm 1911, ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1919, Bác gửi tới Hội
nghị Véc-xây “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” về quyền bình đẳng, tự do
của các dân tộc. Năm 1920, dự đại hội Tua, là thành viên sáng lập Đảng cộng sản
Pháp


Từ năm 1923 đến năm 1941 người chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung
Quốc và Thái Lan, tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng. Ngày 29/8/1942 bị
chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt.
Ngày 2/9/1945, thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Đến năm 1946, được bầu làm chủ tịch nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Từ đấy, Người luôn đảm nhận những chức vụ cao nhất của
Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
Ngày 2/9/1969 - Chủ tịch HCM qua đời ở tuổi 79. Năm 1990, kỉ niệm 100
năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa
Liên hiệp quốc (UNESCO) suy tôn là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hoá thế giới”.




×