LỜI MỞ ĐẦU
Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế Tố tụng hình sự, biện pháp
ngăn chặn Tạm giam có một vị trí đặc biệt quan trọng và nghiêm khắc trong
đấu tranh phòng ngừa tội phạm, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn ảnh
hưởng to lớn đến cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, giải quyết
các nhiệm vụ của Tố tụng hình sự nói riêng đồng thời gắn liền với việc hạn
chế các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là các quyền tự do cá nhân
đã được ghi nhận và bảo đảm trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật về
lĩnh vực tạm giam.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng khá phổ biến trong tố
tụng hình sự. Do vậy vấn đề đặt ra là làm sáng tỏ bản chất pháp lý cũng như
các quyết định của pháp luật về những biện pháp này, trên cơ sở đó đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quyết định về tạm giam, tạo cơ sở
pháp lý quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm.
Trong giới hạn của bài tập cá nhân cuối kỳ của mình Em xin đề cập
một số vấn đề về Lý thuyết và thực trạng của biện pháp ngăn chặn Tạm giam
trong Tố tụng hình sự.
1
I. Lý thuyết về Tạm giam.
1. Khái niệm Tạm giam.
Biện pháp tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được
quy định tại điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đây là biện pháp ngăn
chặn có tính chất nghiêm khác nhất theo đó người bị tạm giam sẽ bị đưa vào
trại tạm gia, để quản lý theo một chế độ đặc biệt, cách ly với xã hội bên ngoài
trong khoảng thời gian nhất định.
Điều 88. Tạm giam:
“1. tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường
hợp sau đây:
a. Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm
trọng;
b. bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà
Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng
người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục
phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phù nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ
dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người đang mắc bệnh nặng mà
có nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn
khác, trừ những trường hợp sau đây:
a. Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b. Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp
tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố xét
xử;
c. Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ
cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ nguy hại đến an ninh quốc gia.
3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80
của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người
2
được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được viện
kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngáy
nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan
đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn. Viện kiểm sát
phải hoạn trả hồ sơ cho cơ quan điều tra sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm
giam và thông báo cho gia định người bị tạm giam và cho chính quyền xã,
phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm
việc biết”.
Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền tự
do của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan
điều tra, Viện lhiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội
nghiêm trọng, ít nghiêm trọng, mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên
hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc gây cản trở việc
điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS được quy định trong
BLTTHS do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án áp dụng đối với bị
can, bị cáo nhằm ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị
cáo sẽ gây khố khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội
cũng như khi cần bảo đảm thi hành án (Điều 88 BLTTHS).
Khác với các biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp tạm giam là ngăn
chặn có tính nghiêm khắc nhất theo đó bị can, bị cáo sẽ bị hạn chế m,ột số
quyền tự do và bị tạm giam, quản lý theo một chế độ đặc biệt, so với biện
pháp tạm giữ thì biện pháp tạm giam có thời gian hạn chế quyền tự do của
người bị áp dụng lâu hơn. Các chế độ tạm giam nghiêm khắc hơn so với chế
độ đối với người bị tạm giữ. Biện pháp tạm giam cũng khác so với hình phạt
vì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm
3
tước bỏ hoặc hạn chế quyền lợi ích của người phạm tội, hoình phạt được quy
định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.
Việc áp dụng biện pháp tạm giam nhằm:
Mục đích chung: ngăn chặn không để cho bị can, bị cáo tiếp tục phạm
tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
Mục đích riêng: việc áp dụng biện pháp tạm giam ở mỗi giai đoạn tố
tụng nhất định nhằm đảm bảo tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng.
2. Đối tượng tạm giam.
Được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003: “Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất
nghiêm trọng”.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự ở điểm này là đối với đối
tượng áp dụng biện pháp tạm giam dựa trên cơ sở, tính chất, mưc độ nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm mà không cần chứng minh khả năng trốn tránh
gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc khả
năng tiếp tục phạm tội của họ.
Quyết định trên tương đối đầy đủ và cần thiết vì tính chất nguy hiểm
của tội phạm đã chứng tỏ tính nguy hiểm của người thực hiện tội phạm đó và
khả năng trốn tránh trách nhiệm hình sự của họ.
Điểm b khoản 1 Điều 88 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp tạm
giam: “Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ
luật hình sự quy định phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có
thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố , xét xử hoặc tiếp tục phạm tội”.
Căn cứ ở điểm này quy định đối tượng tạm giam là bị can, bị cáo
phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng trong đó điều kiện để xem
xét quyết định biện pháp tạm giam là mức hình phạt tù với các tội đó là trên
hai năm tù và điều kiện đủ là có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặt cản
trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
4
Để có cơ sở nhận định bị can, bị cáo sẽ trốn hoặc cản trở việc điều tra,
truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội phải nghiên cứu một cách toàn diện
những vấn đề có liên quan đến việc hiện thực hoá khả năng này. Lý luận và
thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đã rút ra được nhiều dấu hiệu cho phép dự
báo khả năng bị can, bị cáo sẽ trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử. Thể
hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta, khoản 2 Điều 88 BLTTHS quy
định các trường hợp không được tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn
trong một số trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều này:
Để xác định bị can, bị cáo là người già yếu, người bị bệnh nặng, hiện
nay nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luât hướng dẫn thực hiện
như “Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000, hướng dẫn số 75, được chính xác
hơn, tránh áp dụng nhầm lẫn đối tượng”
Đối với bị cáo là ngưòi chưa thành niên bị áp dụng biện pháp tạm
giam được quy định tại Điều 303 BLTTHS còn một số bất cập, theo quy định
tại khoản 2 Điều 303 thì trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý thì không thể áp dụng biện pháp tạm giam
đối với họ vì bất cứ lý do gì. Theo quy định của BLHS năm 1999 những điều
luât quy định tội ít nghiêm trọng chiếm một tỉ lệ khá lớn, bên cạnh đó trong
thực tiễn số người vị thành niên từ 16 tuổi đến 18 tuổi phạm tội ngày càng gia
tăng. Các tội phạm mà các tội phạm mà các đối tượng này thực hiện thường là
các tội phạm ít nghiêm trọng như các tội quy định tại khoản 1 Điều 104;
khoản 1 Điều 245; khoản 1 Điều 138; khoản 1 Điều 140; khoản 1 Điều 248…
tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 303 BLTTHS năm 2003 thì cơ quan
có thẩm quyền không được tạm giam đối với những bị can, bị cáo thuộc các
trường hợp trên. Thực tế các trường hợp bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng được tại ngoại đã bỏ trốn, nhiều lần, bị bắt
theo lệnh truy nã khi cơ quan điều tra, trao đổi để áp dụng biện pháp tạm giam
đối với họ thì Viện kiểm sát không biết sử lý như thế nào, vì theo khoản 2
Điều 303 BLTTHS năm 2003 không có căn cứ để tạm giam đối với họ.
5
Tuy nhiên trong thực tế có những đối tượng không phải là bị can, bị
cáo nhưng vẫn bị áp dụng biện pháp tạm giam như:
- Người bị Toà án kết án phạt tù trước đó đang bị tạm giam nhưng đến
ngày kết thúc phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, theo khoản 1 Điều 228,
khoản 3 Điều 243 BLTTHS năm 2003.
- Người bị Toà án kết án phạt tù trước đó không bị tạm giam nhưng
xét thấy cần tạm giam họ để bảo đảm thi hành án khoản 2 Điều 228 BLTTHS
năm 2003.
- Người bị kết án phạt tù đang tại ngoại chờ thi hành án bỏ trốn bị bắt
theo lệnh truy nã khoản 4 Điều 256 BLTTHS năm 2003.
Các đối tượng trên đều có chung đặc điểm là người đã bị Toà án kết án
phạt tù vì thế không tiếp tục gọi là bị can, bị cáo theo khoản 1 Điều 88
BLTTHS quy định không đầy đủ các đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp
tạm giam dẫn đến mâu thuẫn trong quy định tại Điều 88 với điều luật khác
gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam.
3. Thẩm quyền ra quyết định tạm giam:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 88 BLTTHS: “ Những người có thẩm
quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của bộ luật này có quyền ra lệnh
tạm giam. Lệnh tạm giam của những người quy định tại điểm d khoản 1 Điều
80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, để nghị xéta
phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải
ran quyết dịnh phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát
phải trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê
chuẩn”.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 “Thủ trưởng, phó thủ
trưởng cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này lệnh bắt phải được
Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành” theo quy định này cho
thấy ở giai đoạn điều tra, thủ trưởng và phó thủ trưởng cơ quan điều tra các
6
cấp có quyền ra lệnh tạm giam tuy nhiên lệnh tạm giam phải được Viện kiểm
sát phê chuẩn trước khi thi hành. Ngoài ra trong quá trình điều tra việc quyết
định huỷ bỏ thay thế biện pháp tạm giam cũng cần sự phê chuẩn của Viện
kiểm sát. Vậy việc quyết định cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm
giam ở giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra muốn thi hành lệnh tạm giam phải
có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát điều này thể hiện chức năng kiểm sát viện
kiểm sát có thể dẫn đến thực tế việc áp dụng huỷ bỏ, thay thế biện pháp tạm
giam hoàn toàn do Viện kiểm sát quyết định.
Ngoài ra trong quá trình giải quyết vụ án có thể có những trường hợp
cần phải gia hạn tạm giam trong quá trình Điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án. Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền như sau.
Tại khoản 3 Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền
gia hạn tạm giam:
“3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát quy địng như
sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực
có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm
giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng.
Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp Tỉnh, cấp quân khu thì
viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự quan khu có quyền gia hạn tạm
giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với
tội phạm nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy địng tại điểm a
khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cúa
để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp
huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối
với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát
quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
7
4. Trong trường hợp vụ án thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc
gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn
gia hạn tạm giam lần thứ hai quy địng tại điểm b khoản 3 Điều này đẫ hết và
vụ án có nhiều tình tiết phức tạp mà không có có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ
bỏ biện pháp tạm giam thì viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể
gia hạn tạm giam lần thứ ba.
Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì
viển trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần nữa
không quá bốn tháng.”
4. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam.
Theo khoản 4 Điều 88 BLTTHS quy định “Cơ quan ra lệnh tạm giam
phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia định
của người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường thị trấn hoặc cơ quan,
tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết”.
Việc tạm giam phải có lệnh viết của người có thẩm quyền phải ghi rõ
ngay, tháng, năm, họ tên, chức vụ người ra lệnh, họ tên, địa chỉ người bị tạm
giam, lý do tạm giam, thời hạn tạm giam và giao cho người bị tạm giam một
bản.
Sau khi ra lệnh tạm giam . Cơ qua ra lệnh tạm giam, phải kiểm tra căn
cước của người bị tạm giam nhằm xác định chính xác đối tượng cần tạm
giam, tránh trường hợp nhầm lẫn. Đồng thời phải thông báo cho gia đình
người bị tạm giam và chính quyền xã, phương, thị trấn và cơ quan, tổ chức
nơi người bị tạm giam cư trú và làm việc biết nhằm mục đích giúp họ không
phải tiến hành những thủ tục tìm kiếm gây tốn kém.
Hiện nay theo quy định tại khoản 4 Điều 88 BLTTHS năm 2003
những vấn đề về thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam chưa được quy định đầy
đủ đặc biệt chưa có quy định cụ thể về những vấn đề cơ bản mà lệnh tạm
8
giam cần phải có, dẫn đến sự áp dụng không thống nhất trên thực tế, do đó
gây khó khăn cho Viện kiểm sát khi quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam của
cơ quan điều tra, cũng như khi kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giam của
Toà án trong những trường hợp mẫu lệnh tạm giam do Bộ công an ban hành,
mẫu lệnh tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành và mẫu lệnh
tạm giam, quyết định tạm giam do Toà án nhân dân tối cao ban hành có những
phần không thống nhất về hình thức và nội dung văn bản.
5. Thời hạn tạm giam.
Theo quy định của BLTTHS thì tạm giam được áp dụng trong các giai
đoạn TTHS điều tra, truy tố, xét xử thời hạn tạm giam bị can, bị cáo được quy
định theo nhiều căn cứ khác nhau phụ thuộc vào nhiều giai đoạn tố tụng để
bảo đảm cho cơ quan tố tụng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Theo quy định của BLTTHS 2003 thời hạn, tạm giam không được quy
định tập trung ở một số điều luật mà được quy định tách rời theo từng giai
đoạn của quá trình tố tụng.
- Tạm giam để điều tra quy định tại Điều 120 BLTTHS năm 2003:
“1. thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với
tội ít nghiêm trọng. Không quá ba tháng đối với tội nghiêm trọng. Không quá
bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần có nhiều
thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ
bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm
giam, cơ quan tạm giam phải có văn bản để nghị viện kiểm sát gia hạn tạm
giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần
không quá một tháng;
9
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai
lần, lần thứ nhất không quá hai tháng lần thứ hai không quá một tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể đượcgia hạn tạm giam hai
lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể gia hạn tạm giam ba
lần, mỗi lần không quá bốn tháng”.
- Tạm giam để truy tố quy định tại khoản 2 Điều 166 BLTTHS năm
2003:
“Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp
dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu cơ quan điều tra
truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy địng tại
khoản 1 Điều này”.
Thời hạn tạm giam để truy tố là: “Trong thời hạn hai mươi ngày đối
với tội phạm ít nghiêm trọng và tội nghiêm trong, ba mươi ngày đối với tội
phạm rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn,
nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm
nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
- Tạm giam để xét xử sơ thẩm quy định tại Điều 177 “… Tời hạn tạm
giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại
Điều 176 của Bộ luật này.”
Thời hạn tạm giam để điều tra là: “Trong thời hạn ba mươi ngày đối
với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm
trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.”
Ngoài ra đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà
thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần thiết thì toà án có thể ra lệnh tạm
giam cho đến khi kết thúc phiên toà.
10
- Tạm giam để xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 243 BLTTHS “…
Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn xét xử phúc thẩm quy định tại
điều 242 BLTTHS”.
Thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm là trong thời hạn sáu mươi
ngày, trong trường hợp toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao, toà án quân sự
trung ương mở phiên toà phúc thẩm thì trong thời hạn chín mươi ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ vụ án.
“2. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời
hạn tạm giam đã hết, nếu thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc tiếp
tục xét xử, thì Toà án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà.
3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc
phiên toà thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết
định tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án, trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này.
đối với bị can, bị cáo bị tạm giam, nhưng bị xử phạt tù thì Hội đồng
xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án, trừ các
trường hợp quy định tại Điều 261 của Bộ luật này.
Thời hạn tạm giam là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.”
- Tạm giam để bảo đảm thi hành án:
Ngay sau khi xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, hội đồng xét xử có thể
quyết định việc tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án. Đối với giai
đoạn xét xử sơ thẩm Điều 228 BLTTHS quy định bắt tạm giam bị cáo sau khi
tuyên án:
“1. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết
thúc phiên toà thời hạn tạm giam đã hết thì hội đồng xét xử ra quyết định tạm
giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ
chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp
11
luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết địng bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có
căn cứ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
4. Đối với bị cáo bị phạt tử hình thì hội đồng xét xử quyết định trong
bản án việc giam bị cáo để đảm bảo thi hành án”.
Tại phiên toà phúc thẩm, Điều 243 quy định Việc Toà án cấp phúc
thẩm áp dụng thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn:
“1. Sauk hi nhận hồ sơ vụ án , Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết
định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn. Việc áp dụng,
thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, phó Chánh án Toà án
nhân dân cấp tỉnh, toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán giữ chức Cánh
toà, Phó Chánh án Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định.
Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn xét xử phúc thẩm quy
định tại Điều 242 của Bộ luật này”. (Tức là Thời hạn tạm giam để xét xử phúc
thẩm là trong thời hạn sáu mươi ngày, trong trường hợp toà phúc thẩm toà án
nhân dân tối cao, toà án quân sự trung ương mở phiên toà phúc thẩm thì trong
thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án).
“2. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời
hạn tạm giam đã hết, nếu thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc tiếp
tục xét xử, thì Toà án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà.
3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc
phiên toà thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết
định tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án, trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này.
đối với bị can, bị cáo bị tạm giam, nhưng bị xử phạt tù thì Hội đồng
xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án, trừ các
trường hợp quy định tại Điều 261 của Bộ luật này.
Thời hạn tạm giam là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.”
12
6. Chế độ tạm giam.
Theo quy định tại Điều 89 BLTTHS quy định về Chế độ tạm giữ, tạm
giam:
“Chế dộ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ người đang chấp hành
hình phạt tù.
Nơi tạm giữ, tạm giam, chế dộ sinh hoạt, nhận quả, liên hệ vơi gia
đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của chính phủ”.
để hướng dẫn cụ thể về chế độ tạm giam, Chính phủ ban hành Nghị
Định 89/ 1998. NĐ - CP 7/11/1998 kem theo quy định về tạm giữ, tạm giam
đến ngày 27/11/2002 Chính Phủ ban hành Nghị Định số 98/2002/NĐ - CP đã
sửa đổi, bổ sung một số điều quy chế này: Nội dung của quy chế về tạm giam
để cập đến các quy định về tổ chức tạm giam (chương II), chế đọ quản lý tạm
giam (Chương III),và chế độ đối với người bị tạm giam (chương IV), sau đây
là một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chế độ tạm giam.
- Trước hết là những quy định về chế đọ quản lý trại giam quy định tại
Chương III Quy chế:
+ Không được tạm giam chung buồng những người trong cùng một vụ
án, đang điều tra, truy tố, xét xử. Việc giam riêng từng người do Cơ quan
đang thù lý vụ án quyết định. Người nước ngoài có thể được giam ở buồng
riêng trong trại tạm giam. (Khoản 2 Điều 15 Quy chế).
+ Khi tiếp nhận người bị tạm giam, giám thị trại giam phải kiểm tra
lệnh tạm giam và các tại liều, thủ tục cần thiết khác để đảm bảo tạm giam
người đúng pháp luật, đồng thời phải kiểm tra sức khoẻ của người bị tạm
giam, chụp ảnh, lập danh sách chỉ bản, mở sổ theo giõi đối với từng người bị
tạm giam. (Điều 16 Quy chế).
+ Việc trích xuất người bị tạm giam chỉ được thực hiện khi có lệnh
trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. (Khoản 1 Điều 20 Quy
chế).
13
- Những quy định về chế độ đối với người bị tạm giam quy định tại
Chương IV Quy chế:
+ Tiêu chuẩn ăn trong một tháng của một người bị tạm giam là 5 kg
Gạo; 0,3 kg Thịt; 0,5 kg Cá; 0,8 kg Muối; 1,2 Lít nước chấm; 15 kg Rau
xanh và 15 kg Chất đốt. Trong các ngày lễ, Tết dương lịch được ăn thêm gấp
ba lần tiêu chuẩn ngày thường; Ngày tết nguyên đán được ăn thêm gấp năm
lần tiêu chuẩn ngày thường. (Khoản 1 Điều 26 Quy chế).
+ Bình quân diện tích tối thiệu nơi giam đối với người bị tạm giam là
2 m2/ một người, có bể làm bằng xi măng hoặc gạch men và có chiếu trải để
năm. (Khoản 2 Điều 26 Quy chế).
+ Người bị tạm giam bị ốm đau, bệnh tật, thương tích được cán bộ y tế
của trại tạm giam khám và điều trị. Nếu bị nặng thì trại tạm giam thông báo
với cơ quan đang thù lý vụ án và làm thủ tục chuyển họ đến cơ sở y tế ở ngoài
để điều trị và tổ chức canh giữ họ. (Điều 28 Quy chế).
7. Những vẫn đề sung quanh việc tạm giam:
Tạm giam không phải là hình phạt mà là biện pháp ngăn chặn trong tố
tụng hình sự. Việc áp dụng biện pháp tạm giam không phải nhằm trựng trị mà
là đề ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho
việc giải quyết vụ án của người phạm tội. Vì vậy Điều 89 Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003 quy định chế độ tạm giam phải chấp hành các quy định về chế
độ đi lại, sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia định trong tạm giam và một số
quy định sau.
Biện pháp bảo hộ của pháp luật đối với nhân thân và tài sản của người
bị tạm giam quy định tại Điều 90 BLTTHS.
Khi áp dụng biện pháp tạm giam, nếu người bị tạm giam có con chưa
thành niên dưới 14 tuổi hoặc người thân thích là người tạn tật, già yếu mà
không có người chăm sóc thì cơ quan ra lệnh tạm giam giao những người đó
cho người thân thích chăm nom. Trong trường hợp người bị tạm giam không
14
có người thân thích thì cơ quan ra lệnh tạm giam giao những người đó cho
chính quyền sở tại chăm nom.
Trong trường hợp người bị tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà
không có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra lệnh tạm giam phải áp
dụng biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng.
Sau khi đã áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với nhân thân và tài sản,
cơ quan ra quyết định tạm giam phải thông báo với người bị tạm giam biết
những biện pháp đã được áp dụng.
Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam được quy địng trong luật làm cơ
sở cho việc thống nhất trong nhận thức và trong áp dụng pháp luật. Tuy nhiên
nội dung của các căn cứ tạm giam quy định trong BLTTHS còn có những
điểm bất hợp lý, thiếu sót như can cứ tạm giam chưa phản ánh được bản chất,
mục đích của biện pháp ngăn chặn tạm giam.
II. Thực trạng áp dụng tạm giam:
1. Thực trạng tạm giam:
- Bảng số liệu về các trường hợp huỷ bỏ biện pháp Tạm giam trả tự do.
Năm
2002
2003
2004
2005
Tổng
Tổng người bị
Huỷ bỏ biện
Huỷ bỏ biện
Huỷ bỏ biện
tạm giam
pháp tạm giam
pháp tạm
pháp tạm
trả tự do vì
giam trả tự do
giam vì
không phạm tội
theo khoản1
không phê
Điều 28 LTC
chuẩn lệnh
VKSND
25
63
47
43
178
tạm giam
276
113
126
89
604
79.248
83.657
78.793
92.368
334.066
62
133
49
32
276
Theo bảng số liệu năm 2002 tổng số tạm giam là 79.248 trong đó có
62 người huỷ bỏ biện pháp tạm giam trả tự do vì không phạm tội, 25 người
huỷ bỏ biện pháp tạm giam trả tự do theo khoản 1 Điều 28 luật tổ chức Viện
15
kiểm sát nhân dân, 276 người huỷ bỏ biện pháp tạm giam trả tự do vì không
phê chuẩn lệnh tạm giam. Năm 2003 tổng tạm giam là 83.657 người trong đó
có 133 người huỷ bỏ biện pháp tạm giam trả tự do vì không phạm tội, 63
người huỷ bỏ biện pháp tạm giam trả tự do theo khoản 1 Điều 28 luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân, 113 người huỷ bỏ biện pháp tạm giam trả tự do vì
không phê chuẩn lệnh tạm giam. Năm 2004 tổng tạm giam là 78.793 người
trong đó có 49 người huỷ bỏ biệnpháp tạm giam trả tự do vì không phạm tội,
47 người huỷ bỏ biện pháp tạm giam trả tự do theo khoản 1 Điều 28
LTCVKSND, 126 người huỷ bỏ biện pháp tạm giam trả tự do vì không phê
chuẩn lệnh tạm giam. Năm 2005 tổng tạm giam là 92.368 người trong đó có
32 người huỷ bỏ biện pháp tạm giam trả tự do vì không phạm tội, 43 người
huỷ bỏ biện pháp tạm giam theo khoản 1 Điều 28 LTCVKSND, 89 người huỷ
bỏ biện pháp tạm giam vì không phê chuẩn lệnh tạm giam.
Như vậy từ năm 2002 đến năm 2005 có 334. 066 ngươig tạm giam
trong đó có 276 người huỷ bỏ biện pháp tạm giam trả tự do vì không phạm
tội, 178 người huỷ bỏ biện pháp tạm giam trả tự do theo khoản 1 Điều 28
LTCVKSND, 604 ngươig huỷ bỏ biện pháp tạm gia vì không phê chuẩn lệnh
tạm giam.
2. Tồn tại trong áp dụng tạm giam:
- Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam còn một số tồn tại về gia hạn tạm giam.
Năm
Tổng người Tổng người
Quá hạn
Quá hạn
Quá hạn
bị tạm giam gia hạn tạm
thuộc trách
thuộc trách
thuộc trách
nhiệm của
nhiệm của
nhiệm của
cơ quan điều
Viện kiểm
Toà án
tra
316
349
110
355
1.130
sát
443
315
96
147
1.001
1.550
1.300
491
869
4.210
giam
2002
2003
2004
2005
Tổng
79.248
83.657
78.793
92.368
334.066
2.309
1.964
697
1.371
6.341
16
Theo bảng số liệu ta thấy tình trạng tạm giam quá hạn từ năm 2002
đến 2005 có 6.341 người gia hạn tạm giam trong đó có 1.130 người quá hạn
tạm giam thuộc trách nhiệm của cơ quan Điều tra, 1.001 người quá hạn thuộc
trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân và 4.210 người quá hạn thuộc trách
nhiệm của Toà án nhân dân: Năm 2002 tổng người gia hạn tạm giam là 2.309
người trong đó có 316 người quá hạn thuộc trách nhiệm của Cơ quan Điều tra,
443 người quá hạn thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát, 1.550 người quá hạn
thuộc trách nhiệm của Toà án. Năm 2003 tổng người gia hạn tạm giam là
1.964 người trong đó có 349 người quá hạn thuộc trách nhiệm của cơ quan
điều tra, 315 người quá hạn thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát, 1.300 người
quá hạn thuộc trách nhiệm của Toà án. Năm 2004 tổng người gia hạn tạm
giam có 697 người trong đó có 110 người quá hạn thuộc trách nhiệm của cơ
quan Điều tra, 96 người quá hạn thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân
dân, 491 người quá hạn thuộc trách nhiệm của Toà án. Năm 2005 tổng người
gia hạn tạm giam là 1.371 người trong đó có 355người quá hạn thuộc trách
nhiệm của cơ quan Điều tra, 147 người quá hạn thuộc trách nhiệm của Viện
kiểm sát, 869 người quá hạn thuộc trách nhiệm của Toà án.
- Tồn tại trong công tác quản lý Tạm giam.
Năm Tổng người Số tạm giam
tạm giam
trốn trại
Tổng tạm
Chết do tự
Chết do
giam chết
sát
đánh nhau
trong trại tạm
2002
2003
2004
2005
Tổng
giam
79.248
140
120
15
5
83.657
285
160
15
5
78.793
82
200
10
4
92.368
95
124
14
3
334.066
602
604
54
17
Từ năm 2002 đến năm 2005 có 602 người trốn trại trong đó năm 2002
có 140 người, năm 2003 có 285 người, năm 2004 có 82 người, năm 2005 có
95 người. Có 604 người tạm giam chết trong trại trong đó năm 2002 có 120
17
người, năm 2003 có 160 người, năm 2004 có 200 người, năm 2005 có 124
người; Chết do tự sát là 54 người; Chết do đánh nhau là 17 người.
3. Những nguyên nhân còn tồn tại trong tạm giam.
Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong thực tế đã đạt được những
hiệu quả nhất định song bên cành đó vẫn còn tộn tại những vướng mắc và tộn
tại sau:
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tạm giam:
Hiện tại trên cả nước thực tế các trại giam ở trong tình trạng xuống
cấp, và quá tải. Theo báo cáo của công an các tỉnh hiện nay phần lớn các trại
tạm giam và nhà tạm giam đều đang trong tình trạng xuống cấp hoặc quá tải
nghiêm trọng.
Nguyên nhân của tình trang quá tải của trại tạm giam và nhà tạm giam
là do quy mô các trại tạm giam và nhà tạm giam hiện nay còn thiếu so với quy
mô các trại tạm giam và nhà tạm giam do Bộ công an phê duyệt.
- Về công tác áp dụng tạm giam:
Thực tế áp dụng biện pháp tạm giam còn nhiều hạn chế còn vướng
mắc và tồn tại, phổ biến nhất là vướng mắc trong việc áp dụng các quy định
về thời hạn tạm giam, thẩm quyền phê chuẩn tạm giam …
xét về bản chất thì tạm giam là biện pháp ngăn chặn chữ không phải là
biện pháp trựng phạt, vì vậy việc áp dụng phải xuất phát từ yêu cầu ngăn chặn
chữ không phải từ yêu cầu trừng trị. Theo quy định tại Điều 92 và Điều 93 Bộ
luật tố tụng hình sự về bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là
biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Quy định này là thể
hiện tính nhân đạo của pháp luật đồng thời góp phần giảm bớt gánh nặng cho
nhà nước trong việc giam giữ người phạm tội, như phải xây dựng cơ sở giam
giữ, lực lượng quản lý, người phục vụ … và góp phần làm giảm tình trạng quá
tải ở các trại tạm giam và nhà tạm giam hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế việc
áp dụng các quy định tại các Điều 92 và 93 Bộ luật tố tụng hình sự còn rất
hạn chế và gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do một bộ phần cán bộ của cơ
18
quan bảo vệ pháp luật chưa nhận thức và thực hiện đúng vấn đề này, còn xem
nhẹ việc bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tải sản có giá trị để đảm bảo, nhiều trường
hợp lẽ ra phải thực hiện việc bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tải sản có giá trị để đảm
bảo nhưng không được thực hiện.
Bên cành đó có một số người cho rằng việc bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài
sản để đảm bảo là cơ quan bảo vệ pháp luật không sử lý nghiêm minh người
vi phạm pháp luật nên khi thấy Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà
án nhân dân không áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo không
đồng tình dẫn đến việc thưa, kiện gây không ít áp lực cho Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân rất nhiều khó khăn trong việc giải
quyết cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để
đảm bảo theo pháp luật.
Ngoài ra hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về việc đăt tiền và tải sản
cho bị can, bị cáo được tại ngoại, cụ thể là trường hợp nào là cho bị can, bị
cáo đặt tiền và tải sản đặt bao nhiêu là phù hợp và những trường hợp nào thì
không cho đặt tiền và tải sản cì thế nên các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa
thực hiện được.
Đối với việc cho bảo lĩnh quy địng tại khoản 5 Điều 92 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003 quy định “cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ
đã cam đoan thì phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan” nhưng
không quy định trách nhiệm này, mà chỉ quy định hậu quả của việc cá nhân,
tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan là “Bị can, bị cáo được
nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác” như vậy chưa có phần
chế tài cụ thể đối với người bảo lĩnh khi người đựoc bảo lĩnh vi phạm nghĩa
vụ đã cam đoạn.
4. Phương hướng hoàn thiện.
- Cần xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ hơn nữa Về quy định bắt
người trong trường hợp khẩn cấp cũng cần phải bổ sung khái niệm vào khoản
1 của điều luật thay cho quy định của khoản 1 Điều 81 BLTTHS hiện hành.
19
Việc bắt giam bị cáo ngay tại phiên toà phải có lệnh tạm giam vì nếu
chỉ tuyên trong phần quyết định của bản án thì không thể tiếp tục tạm giam bị
cáo, do bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, chưa được đem ra thi
hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 BLTTHS.
Cần có quy định các mức thời hạn phê chuẩn lệnh của Viện kiểm sát,
theo từng loại vụ án đơn giản hoặc phức tạp, kể từ khi nhận được công văn đề
nghị phê chuẩn và tài liệu về vụ án.
Cần quy định nghiêm khắc hơn nữa về những trường hợp vi phạm
công tác tạm giam.
- Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng cho công tác tạm giam theo tiêu
chuẩn của Bộ công an, từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp và quá tải
trại tạm giam.
- Tiếp tục nâng cao trịnh độ và trách nhiệm của cán bộ phục vụ công
tác tạm giam để công tác tạm giam ngày càng hoàn thiện hơn đảm bảo cho
công tác tạm giam ngày càng đáp ứng theo nhu cầu của thực tiến và pháp luật.
III. Kết luận.
Trong hệ thống các biện pháp ngăn chặn được quy định trong
BLTTHS thì các biện pháp tạm giam chiếm một vị trí rất quan trọng, biện
pháp này là một trong các biện pháp cưỡng chế nhà nước và là một phương
tiện hữu hiệu để cơ quan tiến hành tố tụng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Qua việc nghiên cứu về biện pháp tạm giam trong thời gian quan đã tuân thủ
đầy đủ các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự, bảo đảm quyền công dân
và để đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với cuộc đấu tranh chống và phòng
ngừa tội phạm. Nhưng song song với những kết quả đã đạt được, quá trình
thực hiện và áp dung các biện pháp tạm giam đã bộc lộ những tồn tại làm ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả trong tiến trình tố tụng, gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích của công dân đồng thời ảnh hưởng đến quy trình của cơ quan
tiến hành tố tụng.
20
Trong tình hình hiện nay diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm đòi
hỏi phải tiếp tục và kịp thời hoàn thiện những quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự về biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng
nhằm phục vụ có hiệu quả hơn nữa yêu cầu trong công cuộc đấu tranh chống
và phòng ngừa tội phạm. Đồng thời xử lý nghiêm khắc những trường hợp tạm
giam trái quy định của pháp luật đồng thời bổ sung và hoàn thiện hệ thống
pháp luật về liên quan đến Tạm giam trong Tố tụng hình sự.
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Luật tố tụng hình sự Đại học luật Hà Nội.
- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
- Bình luận Bộ luật tố tung hình sự.
- Tạp chí Toà án nhân dân.
- Tạp chí luật học.
- Internet.
22
Mục lục.
Trang
Lời mở đầu.....................................................................................................1
I. Lý thyết về Tạm giam................................................................................2
1. Khái niệm biện pháp Tạm giam..................................................................2
2. Đối tượng Tạm giam...................................................................................4
3. Thẩm quyền ra quyết định Tạm giam..........................................................6
4. Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp Tạm giam............................................8
5. Thời hạn Tạm giam.....................................................................................9
6. Chế độ Tạm giam........................................................................................12
7. Những vấn đề xung quanh việc Tạm giam..................................................14
II. Thực trạng áp dụng Tạm giam...............................................................15
1. Thực trạng Tạm giam..................................................................................15
2. Tồntại trong áp dụng Tạm giam..................................................................17
3. Những nguyên nhân còn tồn tại trong Tạm giam........................................18
4. Phương hướng hoàn thiện...........................................................................20
III. Kết luận....................................................................................................22
23